Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG TỐT NHẤT NGUỒN VỐN FDI VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.16 KB, 20 trang )

GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG TỐT NHẤT NGUỒN VỐN FDI
VÀO LĨNH VỰC PHÂN PHỐI BÁN LẺ VIỆT NAM
3.1 Thời cơ và thách thức trong việc thu hút FDI vào lĩnh vực phân phối
bán lẻ Việt Nam
3.1.1 Thời cơ
3.1.1.1 Xu hướng đầu tư của thế giới
Trên thế giới hiện nay toàn cầu hóa diễn ra ngày càng sâu rộng mà bản chất
của nó là sự mở rộng thị trường theo các định chế song phương, khu vực và toàn
cầu. Thông qua các cam kết về mở cửa thị trường mà sự phát triển của các tập đoàn
xuyên quốc gia và đa quốc gia trong lĩnh vực phân phối ngày càng lớn mạnh. Sự
hình thành nên các hãng phân phối lớn xuyên quốc gia và đa quốc gia có mạng
lưới phủ khắp toàn cầu đã trở thành một thế lực mạnh, áp đặt cuộc chơi cho các
nhà sản xuất. Trong lĩnh vực bán lẻ, xuất hiện sự thay thế các cửa hàng quy mô
nhỏ, độc lập bằng những hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua
sắm…. Tập đoàn Wal-Mart (Mỹ) có tới 7.343 cửa hàng trên 14 quốc gia, Carefour
(Pháp) có 15.000 cửa hàng trên 30 nước. Như đã nói ở trên, cả hai tập đoàn này đã
lên kế hoạch đầu tư vào lĩnh vực phân phối bán lẻ của Việt Nam. Điều đó sẽ mang
đến những tác động không nhỏ đến lĩnh vực phân phối nói chung và lĩnh vực phân
phối bán lẻ nói riêng.
Vai trò của FDI trong khu vực dịch vụ khác với trong lĩnh vực chế tạo, với số
lượng việc làm tạo ra ít hơn và giá trị gia tăng cũng ít hơn. Sáp nhân và thôn tính
(M&A) là những hình thức thâm nhập thị trường nhanh nhất và thực tiễn nhất. Sự
tăng trưởng FDI vào lĩnh vực dịch vụ ngày càng được tiếp sức bởi sức ép cạnh tranh
ở thị trường trong nước, dẫn đến việc các công ty xuyên quốc gia phải tìm kiếm thị
trường mới để phát huy lợi thế cạnh tranh của họ. . Sự chi phối của các dịch vụ tài
chính đã giảm xuống, còn các dịch vụ máy tính, giải trí, sức khỏe và bán lẻ đã nổi
lên chiếm ưu thế.
Tiêu dùng ở các nước Châu Á đang ngày càng gia tăng và đây là một trong
những thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các tập đoàn phân
phối hàng hóa lớn trên thế giới. Một đặc điểm chung của các nước Châu Á là hệ
thống phân phối hàng hóa còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, các cửa hàng bán lẻ


kiểu gia đình, quy mô nhỏ, hình thức mua bán trên thị trường chủ yếu là các giao
dịch ngẫu nhiên theo kiểu mua đứt bán đoạn. Hệ thống phân phối hàng nông sản chủ
yếu qua các chợ và các cửa hàng bán lẻ nhỏ. Điều này lại càng thúc đẩy các nhà đầu
tư nước ngoài đầu tư theo quy mô lớn để thu hút lượng khách hàng phân tán trên thị
trường. Tuy nhiên tại Châu Á, thời gian qua có một số nước bất ổn về tình hình
chính trị do bạo loạn, khủng bố nên đã ảnh hưởng không ít đến hoạt động đầu tư.
Hiện nay, Việt Nam đang được coi là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư thế giới vì
tình hình chính trị ổn định, môi trường pháp lý cho các hoạt động đầu tư cũng đã
tương đối hoàn chỉnh, cùng với việc nền kinh tế Trung Quốc phát triển quá nóng
khiến các nhà đầu tư tìm hướng đầu tư vào Việt Nam càng tăng.
3.1.1.2 Xu hướng chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng Việt Nam
Trong những năm qua, sự gia tăng trong chi tiêu cá nhân của người tiêu dùng
Việt Nam luôn đạt tốc độ cao, hứa hẹn những tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của
thị trường phân phối ở Việt Nam trong thời gian tới. Hơn nữa, tỉ lệ tiêu dùng so với
GDP của Việt Nam đạt khoảng trên 70%, thuộc loại cao so với các nước trong khu
vực như Singapore 57%, Malaysia 59%, Thái Lan 68%... cũng là một trong những
yếu tố tạo nên sự gia tăng mạnh trong tiêu dùng trong nước của Việt Nam
Sự thay đổi trong cách thức mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam diễn
ra khá mạnh trong những năm qua và đang cho thấy xu hướng chuyển dịch mạnh từ
việc mua sắm trong các khu chợ truyền thống sang các siêu thị, đặc biệt là ở các
thành phố lớn. Trong một cuộc điều tra mới đây được thực hiện ở Hà Nội và Thành
phố Hồ Chí Minh, có tới 70% người dân ở Thành phố Hồ Chí Minh và 20% ở Hà
Nội cho rằng họ thích mua sắm ở các siêu thị hơn là ở các khu chợ truyền thống
ngoài trời. Trong năm 2010, số người đi siêu thị đã tăng từ 21% lên 43% và số tiền
chi tiêu cho mỗi lần mua sắm cũng tăng hơn 20%. Theo dự đoán, trong mười năm
tới, con số này có thể tăng lên tương ứng là 90% ở Thành phố Hồ Chí Minh và 50%
ở Hà Nội. Điều này cho thấy sự thay đổi khá nhanh và mạnh trong cách thức của
người dân Việt Nam đối với việc mua sắm hàng hoá.
3.1.1.3 Thực hiện các cam kết với quốc tế
Về các quan hệ song phương, đến nay, nước ta đã có quan hệ thương mại với

160 quốc nước và vùng lãnh thổ, trong đó đã ký kết hiệp định thương mại với 90
quốc gia và vùng lãnh thổ, 46 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp
định chống đánh thuế hai lần, có thoả thuận đối xử Tối huệ quốc 81 quốc gia. Một
số hiệp định quan trọng như Hiệp định thương mại Việt Nam - Trung Quốc (1991),
Hiệp định hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (1992), Hiệp định khung với
Liên minh châu âu (EU) (1992),Hiệp định thương mại song phương Việt Nam -
Hoa Kỳ (2000),Hiệp định hợp tác đầu tư với Nhật Bản (2003)..Việt Nam cũng đã
thiết lập quan hệ đầu tư với 70 nước và vùng lãnh thổ.
Về các quan hệ đa phương toàn cầu và khu vực, Việt Nam đã khai thông và
nối lại quan hệ với Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) (1993);
gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995; tham gia Khu
vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, là thành viên sáng lập Diễn đàn
hợp tác Á - Âu (ASEM) năm 1996, gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-
Thái Bình Dương (APEC) năm 1998; tham gia Khu vực thương mại tự do
ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) năm 2001.
Việt Nam đã kết thúc thành công 14 phiên đàm phán đa phương và song
phương với 28 nước thành viên của WTO có yêu cầu đàm phán. Ngày 7/11/2006,
Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới, mở ra
những cơ hội to lớn đối với phát triển kinh tế nước ta.
Hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế mở
cửa thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ, trong đó có dịch vụ phân phối bán lẻ
hàng hóa. Cam kết quốc tế về mở cửa thị trường trong lĩnh vực phân phối bán lẻ
hàng hóa của Việt Nam bao gồm các cam kết trong khuôn khổ các hiệp định
thương mại song phương, trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
(AFTA) và ASEAN+ (ASEAN với các đối tác) và cam kết trong khuôn khổ WTO.
Dịch vụ phân phối hiện nay đã được mở cửa cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ,
Nhật Bản (theo các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và
Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản). Gia nhập WTO, trong
thời gian tới, dịch vụ phân phối sẽ được tiếp tục mở cửa cho các nước thành viên
khác. Đến 01/01/2009, Việt Nam đã mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp kinh

doanh bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài đối với hầu hết các mặt hàng. Ngoài sự
mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp FDI trong nước, theo bộ Kế hoạch và đầu tư
sẽ có một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đã đến khảo sát thị trường và bày tỏ
ý định đầu tư vào Việt Nam. Trong số đó có Tesco của Anh, tập đoàn bán lẻ đứng
thứ 6; Wal-Mart - nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, và Carrefoul, nhà bán lẻ lớn thứ hai
thế giới cũng đã đưa Việt Nam vào kế hoạch mở rộng các thị trường trọng điểm
trong thời gian tới.
Hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam hiện nay chủ đạo bởi hệ thống
phân phối truyền thống với kênh phân phối chính là chợ và các tiệm bán lẻ rải rác
khắp các địa phương. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết
quốc tế, đã xuất hiện các hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại với các siêu thị như
Co.opMart, MaxiMark... và các trung tâm bán buôn, bán lẻ lớn như Metro, BigC
đã dần dần tạo nên những thay đổi trong thói quen mua sắm của dân cư, đặc biệt là
tại các đô thị lớn. Tại các đô thị lớn - nơi có sức mua lớn nhất, nhịp sống dần dần
được thay đổi trong các gia đình trẻ bởi thói quen cuối tuần đi siêu thị mua đồ dùng
cho cả gia đình trong một tuần. Thêm nữa, sự chênh lệch về phương thức kinh
doanh, sự đa dạng hàng hóa, giá cả, nhãn hiệu, an toàn thực phẩm... đã nghiêng cán
cân lợi thế về phía hệ thống phân phối hiện đại.
Như vậy, với việc thực hiện các cam kết quốc tế, hệ thống phân phối trong
nước ngày càng đa dạng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà phân phối
nước ngoài. Lĩnh vực phân phối bán lẻ của nước ta sẽ có cơ hội trở thành một
ngành công nghiệp bán lẻ tiên tiến theo kịp với xu hướng chung của khu vực và thế
giới.
3.1.2 Thách thức
3.1.2.1 Cơ sơ hạ tầng yếu kém.
Sự khan hiếm mặt bằng kinh doanh là một trở ngại đối với việc thu hút FDI
vào lĩnh vực phân phối bán lẻ. Ở nước ta hiện nay, hầu hết các mặt bằng hiện hữu
không đạt tiêu chuẩn quốc tế và để đảm bảo chỗ đứng cho mình, nhiều nhà kinh
doanh bán lẻ quốc tế đã phải chọn giải pháp cải tạo lại các cửa hàng mặt tiền trong
khi chờ đợi những mặt bằng có chất lượng tốt hơn. Do thiếu mặt bằng nên giá thuê

trung bình tại TP.HCM và Hà Nội đã tăng nhanh chóng kể từ năm 2002 và đạt mức
40 USD/m
2
/tháng vào cuối quí III năm 2007. Giá thuê của những mặt bằng tại
những vị trí đẹp, hoặc tại khu trung tâm kinh doanh thương mại và tầng trệt lên đến
200 USD/m
2
/tháng
Hiện nay công suất thuê mặt bằng tại các thành phố lớn nước ta đều đạt trên
95% và nhu cầu thuê mặt bằng đang tăng mạnh. Có nhiều trung tâm thương mại
đến nay vẫn đang trong quá trình xây dựng nhưng các nhà kinh doanh cũng đã
đăng ký thuê kín chỗ.
3.1.2.2 Phong cách tiêu dùng của người dân vẫn mang nặng tính truyền
thống
Phần lớn dân cư nước ta vẫn chưa thích ứng được với các mô hình mua sắm
hiện đại. Vì vậy, ở trong nước, dù những tập đoàn bán lẻ lớn như Big C, Metro
đang kinh doanh rất thành công, thì hệ thống phân phối truyền thống gồm gần
9.000 chợ vẫn đang hoạt động hiệu quả và thu hút một lượng lớn dân cư thuộc mọi
tầng lớp, đặc biệt là những người có mức thu nhập trung bình, thấp và những người
hưu trí. Những người tiêu dùng trong nước hàng ngày vẫn tiếp cận với những
nguồn hàng hoá tại chợ gần với nơi họ sinh sống hoặc tại các cửa hàng ven đường.
Điều đó cho thấy, mặc dù nhu cầu ngày một gia tăng, nhưng điều đó chưa đủ để có
thể thay đổi tập quán, thói quen tiêu dùng. Người Việt Nam vốn quá quen với văn
hóa chợ và cửa hàng tạp hóa nên để người tiêu dùng có thể thay đổi hành vi mua
sắm ở các cửa hàng bán lẻ hiện đại, họ cần thời gian thích nghi. Yếu tố này
thường dễ làm các nhà đầu tư nản lòng.
3.1.2.3 Mâu thuẫn giữa các nhà sản xuất trong nước và bán lẻ nước ngoài
Khi các doanh nghiệp bán lẻ vào Việt Nam, đặc biệt là những doanh
nghiệp phân phối hàng tiêu dùng, một điều họ khá quan tâm là nguồn cung hàng
hóa trong nước. Đa phần các nhà sản xuất đều mong muốn sản phẩm phải phù

hợp với nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của thị trường, với hàng may mặc thì nhà
sản xuất phải có nhiều bộ siêu tập trong năm, các yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật
phải đảm bảo, đồng thời phải giao hàng đúng thời hạn, giá cả được trả theo đúng
thỏa thuận hai bên đã cam kết. Song sản xuất của chúng ta quy mô nhỏ, đôi khi
không thể hoàn thành đơn hàng đúng thời hạn. Chất lượng sản phẩm không đúng
theo yêu cầu và dẫn đến tình trạng có những nhà sản xuất đưa tiền cho nhân viên
siêu thị để được có mặt trong hệ thống của họ. Đặc biệt về hàng hóa thời trang
như may mặc, giày dép, mặc dù chúng ta có thể xuất khẩu nhưng hầu hết vẫn
phải nhường chỗ cho thương hiệu nước ngoài trong những trung tâm mua sắm
sang trọng như Parkson, Zen plaza…
Hơn nữa, đối với các nhà phân phối lớn như Metro, Walmart…thì họ cần
một lượng hàng hóa tập trung mà chỉ có những doanh nghiệp sản xuất lớn mới có
thể có khả năng đáp ứng những điều kiện của họ. Còn những nhà sản xuất nhỏ
yếu về kinh nghiệm, tài chính, nguồn lực thì khó có thể cạnh tranh để có được
một vị trí tốt trên những quầy kệ, siêu thị của hệ thống phân phối hàng hóa hiện
đại này.
3.1.2.4 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước còn hạn ché
Gia nhập WTO và mở cửa thị trường là một thách thức lớn đối với các
doanh nghiệp trong nước đặc biệt là những lĩnh vực đã được nhà nước bảo hộ
mạnh mẽ đến thời điểm hiện nay. Vì được bảo hộ nên năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp này rất yếu kém và nếu không kịp thời đổi mới phương thức
hoạt động kinh doanh thì rất dễ rơi vào tình trạng đình trệ sản xuất và kinh doanh
và dẫn tới phá sản là điều khó tránh khỏi. Phân phối bán lẻ là lĩnh vực tác động
không chỉ đến tiêu dùng mà còn đến cả sản xuất. Nếu các doanh nghiệp trong
nước không đứng vững được trên thị trường nước nhà thì nguy cơ bị các tập
đoàn bán lẻ nước ngoài lũng đoạn thị trường là điều khó tránh khỏi. Vì thế, năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam là một bài toán
khó của tiến trình mở cửa thị trường. Nếu doanh nghiệp Việt Nam đủ lớn mạnh
để phân chia thị phần với các doanh nghiệp nước ngoài thì lợi ích cho việc mở
cửa thị trường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phân phối bán lẻ là không nhỏ.

Do đó để có thể tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực này thì việc nâng cao năng
lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp là điều khá cần thiết trong giai đoạn hiện
nay.
3.2 Gỉải pháp
3.2.1 Bài học từ nước ngoài
3.2.1.1 Hàn Quốc
Sau 8 năm hoạt động ở Hàn Quốc,tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-
Mart đã tuyên bố rút lui khỏi thị trường này bằng cách bán hết các cơ sở của
mình cho tập đoàn bán lẻ nội địa Shinsegae với giá gần 900 triệu USD.Trước
đó khoảng 1 tháng,tập đoàn bán lẻ lớn là Carrefour của Pháp cũng gây nên một
cơn “địa chấn” tương tự khi bán lại hệ thống cửa hàng ở Hàn Quốc với giá gần
2 tỉ USD.Vì sao các nhà bán lẻ Hàn Quốc có thể chiến thắng trước các đại gia
mạnh nhất của ngành bán lẻ thế giới?
Giải thích cho quyết định rút lui khỏi thị trường Hàn Quốc,cả Carrefour
và Wal-Mart đều nói rằng đó là do chiến lược tập trung cho thị trường Trung
Quốc.Tuy nhiên,theo giới phân tích,lý do chính là cả 2 gã khổng lồ này đã thất
bại trong việc cạnh tranh với các nhà bán lẻ nội địa vốn có khả năng xoay trở
nhanh và hiểu rõ thị hiếu tiêu dùng của người dân.
Sau 8 năm thâm nhập thị trường Hàn Quốc, Wal-Mart mới chỉ chiếm
được 4% thị phần, xếp thứ 5 sau Shinsegae với 30% thị phần, Tesco với 17%
thị phần, Lotte Shopping 12% và Carrefour khoảng 8%... Tính riêng năm 2005,
doanh thu của Wal-Mart tại thị trường Hàn Quốc chỉ đạt khoảng 800 triệu
USD, thua lỗ đến 10 triệu USD.Khi bắt đầu hoạt động tại thị trường Hàn Quốc,
có tổng giá trị khoảng 120 tỉ USD mỗi năm, cả Carrefour và Wal-Mart đều làm
dấy lên làn sóng lo ngại trong các nhà phân phối hàng hóa nội địa. Họ cho rằng
với kinh nghiệm quản lý của một tập đoàn đa quốc gia và có vốn lớn, chẳng
mấy chốc hai đại gia này sẽ “thôn tính” và thao túng thị trường bán lẻ Hàn
Quốc như đã từng làm ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Thế nhưng, thực tế
xảy ra hoàn toàn ngược lại.
Mới đầu, người dân Hàn Quốc đổ xô tới các cửa hàng của Wal-Mart và

Carrefour vì tò mò muốn thử mua sắm theo phong cách phương Tây với những

×