Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

bao cao thuc tap đoàn trường chính trị tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.15 KB, 42 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Theo kế hoạch đào tạo của Học viện báo chí và tuyên truyền năm học
2011 - 2012 từ ngày 23/04/2012 đến ngà 18/05/2012, toàn bộ sinh viên năm
thứ tư trong đó có sinh viên thuộc ngành lý luận Mác - Lênin được Nhà
trường tổ chức phân công đi thực tập tại các trường Chính trị Tỉnh, Thành
phố, các trường Cao đẳng, Trung cấp và Đại học trong toàn quốc với mục
đích tạo điều kiện cho sinh viên được thâm nhập vào thực tế để tiếp cận với
việc giảng dạy, phương pháp giảng dạy của các đơn vị cũng như các giảng
viên, tiếp cận với các môi trường quản lý, đào tạo sinh viên và các hoạt động
đoàn thể khác nhau tại địa điểm đi thực tập. Từ đó rèn luyện thêm năng lực
giảng dạy, hoàn thiện vốn tri thức, năng cao lòng yêu nghề để trở thành giảng
viên giảng dạy các môn lý luận, nắm vững chức năng, nhiệm vụ và tham gia
các hoạt động chủ yếu của trường để quen thuộc với hệ thống tổ chức và môi
trường đó.
Để thực hiện đúng kế hoạch, yêu cầu của Nhà trường đã đề ra, đoàn thực
tập tại trường chính trị tỉnh Thanh Hoá nói chung và bản thân em nói riêng đã
tham gia đầy đủ các buổi dự giảng, tham gia trực văn phòng khoa, soạn giáo
án, thông qua giáo án trước tổ bộ môn Triết học Mác - Lênin thuộc khoa
những nguyên lý cơ bản của Mác - Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh và trong
quá trình thực tập em đã tích cực tham gia vào các hoạt động của khoa, của
Đoàn trường chính trị tỉnh Thanh Hoá nói chung. Trong quá trình hoạt động
với thái độ cầu thị, Em luôn luôn học hỏi được nhiều kiến thức cả về lý luận
và thực tiễn sinh động, cũng như kinh nghiệm giảng dạy bổ ích cho quá trình
giảng dạy hay công tác sau này.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao của Học viện Báo chí và Tuyên
Truyền em đã thực hiện được một số nội dung thực tập như sau:
I. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hoá
II. Giới thiệu khái quát về trường chính trị tỉnh Thanh Hoá
1



III. Kế hoạch toàn đợt thực tập( nhật ký thực tập)
IV. Nội dung thực tập
V. Ý kiến đề xuất
Như vậy, trong quá trình đi thực tập với tinh thần làm việc nghiêm túc và
cầu thị em đã hoàn thành nhiệm vụ thực tập theo đúng kế hoạch của Học viện
Báo chí và Tuyên truyền đã đề ra.

2


B. PHẦN NỘI DUNG
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THANH HOÁ
1. Giới thiệu đôi nét về tỉnh Thanh Hoá.
1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, dân cư, giao thông.
Vị trí địa lý: Ngày nay, theo số liệu đo đạc hiện đại của cục bản đồ thì
Thanh Hóa nằm ở vĩ tuyến 19°18' Bắc đến 20°40' Bắc, kinh tuyến 104°22'
Đông đến 106°05' Đông. Phía bắc giáp ba tỉnh: Sơn La, Hòa Bình và Ninh
Bình; phía nam và tây nam giáp tỉnh Nghệ An; phía tây giáp tỉnh Hủa Phăn
nước Lào với đường biên giới 192 km; phía đông Thanh Hóa mở ra phần giữa
của vịnh Bắc Bộ thuộc biển Đông với bờ biển dài hơn 102 km. Diện tích tự
nhiên của Thanh Hóa là 11.106 km², chia làm 3 vùng: đồng bằng ven biển,
trung du, miền núi. Thanh Hóa có thềm lục địa rộng 18.000 km².
Khí hậu: Thanh Hoá nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4
mùa rõ rệt.
- Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600-2300mm, mỗi năm có
khoảng 90-130 ngày mưa. Độ ẩm tương đối từ 85% đến 87%, số giờ nắng
bình quân khoảng 1600-1800 giờ. Nhiệt độ trung bình 230C - 240C, nhiệt độ
giảm dần khi lên vùng núi cao .
- Hướng gió phổ biến mùa Đông là Tây bắc và Đông bắc, mùa hè là
Đông và Đông nam.

Địa hình: Địa hình Thanh Hóa nghiêng từ tây bắc xuống đông nam. Ở
phía tây bắc, những đồi núi cao trên 1.000 m đến 1.500 m thoải dần, kéo dài
và mở rộng về phía đông nam. Đồi núi chiếm 3/4 diện tích của cả tỉnh, tạo
tiềm năng lớn về kinh tế lâm nghiệp, dồi dào lâm sản, tài nguyên phong phú.
Dựa vào địa hình có thể chia Thanh Hóa ra làm các vùng miền.
Miền núi, trung du: Miền núi và đồi trung du chiếm phần lớn diện tích
của Thanh Hóa. Riêng miền đồi trung du chiếm một diện tích hẹp và bị xé lẻ,
không liên tục, không rõ nét như ở Bắc Bộ.
3


Miền đồi núi chiếm 2/3 diện tích Thanh Hóa, nó được chia làm 3 bộ
phận khác nhau bao gồm 11 huyện: Như Xuân, Như Thanh, Thường Xuân,
Lang Chánh, Bá Thước, Quan Hóa, Quan Sơn, Mường Lát, Ngọc Lạc, Cẩm
Thủy và Thạch Thành.
Vùng đồng bằng của Thanh Hóa lớn nhất của miền Trung và thứ ba của
cả nước. Đồng bằng Thanh Hóa có đầy đủ tính chất của một đồng bằng châu
thổ, do phù sa các hệ thống sông Mã, sông Yên, sông Hoạt bồi đắp. Điểm
đồng bằng thấp nhất so với mực nước biển là 1m.
Vùng ven biển: Các huyện từ Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Sầm
Sơn, Quảng Xương đến Tĩnh Gia, chạy dọc theo bờ biển gồm vùng sình lầy ở
Nga Sơn và các cửa sông Hoạt, sông Mã, sông Yên và sông Bạng. Bờ biển
dài, tương đối bằng phẳng, có bãi tắm nổi tiếng Sầm Sơn, có những vùng đất
đai rộng lớn thuận lợi cho việc lấn biển, nuôi trồng thủy sản, phân bố các khu
dịch vụ, khu công nghiệp, phát triển kinh tế biển (ở Nga Sơn, Nam Sầm Sơn,
Nghi Sơn).
Sông ngòi: Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông
Mã, sông Bạng, sông Yên với tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực
là 39.756km2; tổng lượng nước trung bình hàng năm 19,52 tỉ m 3. Sông suối
Thanh Hoá chảy qua nhiều vùng địa hình phức tạp, là tiềm năng lớn cho

phát triển thủy điện.
Dân cư: Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, Thanh Hóa có
3.400.239 người, đứng thứ ba Việt Nam, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội.
Trong tổng dân số năm 2009, nữ giới có 1.717.067 người, dân số thành
thị là 354.880 người. Mật độ dân số vào loại trung bình: giảm từ 310
người/km² (năm 1999) xuống 305 người/km² (năm 2009). Tỉ số giới tính (số
nam trên 100 nữ) tăng từ 95,6 % (năm 1999) lên 98,0 % (năm 2009), tương
đương với mức chung của cả nước.
4


Thanh Hóa là tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, nhưng chủ yếu có 7 dân
tộc là Kinh, Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú. Người Kinh chiếm
phần lớn dân số của tỉnh và có địa bàn phân bố rộng khắp, các dân tộc khác có
dân số và địa bạn sống thu hẹp hơn.
Giao thông: Thanh Hóa có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường
sắt, đường bộ và đường thuỷ:
- Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua địa bàn Thanh Hoá dài 92km với
9 nhà ga, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và hành khách.
Đường bộ có tổng chiều dài trên 8.000 km, bao gồm hệ thống quốc lộ
quan trọng như: quốc lộ 1A, quốc lộ 10 chạy qua vùng đồng bằng và ven
biển, đường chiến lược 15A, đường Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng trung du
và miền núi; Quốc lộ 45, 47 nối liền các huyện đồng bằng ven biển với vùng
miền núi, trung du của tỉnh, quốc lộ 217 nối liền Thanh Hoá với tỉnh Hủa
Phăn của nước bạn Lào.
- Thanh Hoá có hơn 1.600 km đường sông, trong đó có 487 km đã được
khai thác cho các loại phương tiện có sức chở từ 20 đến 1.000 tấn. Cảng Lễ
Môn cách trung tâm Thành phố Thanh Hoá 6km với năng lực thông qua
300.000 tấn/ năm, các tàu trọng tải 600 tấn cập cảng an toàn. Cảng biển nước

sâu Nghi Sơn có khả năng tiếp nhận tàu trên 5 vạn tấn, hiện nay đang được
tập trung xây dựng thành đầu mối về kho vận và vận chuyển quốc tế.
1.1.2.. Văn hóa – Du lịch
Văn hóa, văn nghệ dân gian
Văn hóa: Thanh Hóa có nhiều hình thức văn hóa truyền thống, phần
nhiều vẫn còn tồn tại và đang được phát huy. Về dân ca, dân vũ, được nhiều
người biết đến nhất là các làn điệu hò sông Mã, dân ca, dân vũ Đông Anh, trò
diễn Xuân Phả. Ngoài ra còn có ca trù, hát xoan... Các dân tộc ít người cũng
có nhiều loại hình văn nghệ dân gian khá đa dạng như hát xường của người
Mường, khắp của người Thái...
5


Kho tàng truyện cổ cũng khá đặc sắc như truyện cổ về sự tích về các
ngọn núi, truyện dân gian của ngư dân ven biển Hậu Lộc, Sầm Sơn, Tĩnh
Gia. Đặc biệt là các sự tích về nguồn gốc dân tộc Mường.
Các lễ hội cũng rất đặc sắc như lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, lễ hội
cầu ngư, lễ hội đền Sòng...
Văn nghệ đương đại: Văn nghệ thời kì sau cách mạng tháng Tám ở
Thanh Hóa có các nhà thơ Hồng Nguyên, Hữu Loan, Nguyễn Bao, Nguyễn
Duy, nhà văn Triệu Bôn... Trong thời kì chiến tranh chống Mỹ những năm
1960-1975, địa danh Hàm Rồng là đề tài của nhiều tác phẩm văn học nghệ
thuật.
Một số tác phẩm thơ viết về quê hương Thanh Hóa như: Về lại xứ
Thanh (Phan Quế), Về với Sầm Sơn (Hà Hồng Kỳ), Quê Mẹ (Lưu Đình
Long), Quê tôi đấy - Xứ Thanh! (Văn Công Hùng), Dô tả, dô tà (Mạnh Lê),
Mẹ Tơm (Tố Hữu), Trụ cầu Hàm Rồng (Mã Giang Lân).
Du lịch
Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng về du lịch, lầ tỉnh có rất nhiều danh lam
thắng cảnh phục vụ cho du lịch, đây là một trong những chiến lược phát triển

kinh tế trọng điểm của tỉnh.
Các khu du lịch, di tích lịch sử và danh thắng nổi tiếng của tỉnh:
- Các khu du lịch bển: Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Hải Hòa.
- Các khu bảo tồn thiên nhiên:
+ Vườn quốc gia Bến En: Thuộc huyện Như Thanh cách thành phố
Thanh Hóa 36 km về phía Tây Nam, rộng 16,634 ha với những cây lim ngàn
tuổi, lát hoa, chò chỉ, ngù hương, săng lẻ... và nhiều loài thú như voi, gấu, hổ,
khỉ...
+ Vườn quốc gia Cúc Phương: một phần thuộc huyện Thạch Thành.
6


+ Các khu bảo tồn: Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.
+ Suối cá thần Cẩm Lương: Thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện
Cẩm Thủy
+ Cụm di tích Nga Sơn: Động Từ Thức, Cửa biển Thần Phù, Chiến khu
Ba Đình, đền thờ Mai An Tiêm...
+ Cụm di tích thành nhà Hồ, gồm thành Tây Đô (thuộc địa phận 2 xã:
Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hóa
khoảng 50 km) và các di tích kề cận như đàn Nam Giao, động Tiên Sơn
(thuộc xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc)...
+ Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ
Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phía Tây. Hiện còn lưu giữ các
điêu khắc đá như bia Vĩnh Lăng (Lê Lợi), bia hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao,
các di tích cung điện thành nội, thành ngoại, sân Rồng...
+ Thái miếu nhà Hậu Lê: thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh
Hóa, có 27 thần vị và có nhiều hiện vật có từ thế kỷ 17, 18.
+ Đền Bà Triệu, huyện Hậu Lộc.
+ Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân.
+ Khu lăng miếu Triệu Tường, huyện Hà Trung, nơi phát tích triều

Nguyễn.
+ Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh và chùa Báo Ân, đã được xếp hạng cấp
quốc gia.
+ Phủ Na (huyện Triệu Sơn), đền Sòng (Bỉm Sơn).

7


+ Khu di chỉ, khảo cổ văn hóa Đông Sơn.
+ Khu di tích Hàm Rồng: gồm cầu Hàm Rồng (một biểu tượng thời
Chiến tranh Việt Nam), đồi Quyết Thắng
+ Tòa Giám mục công giáo Thanh Hóa, chùa Thanh Hà, chùa Chanh và
chùa Mật Đa (thành phố Thanh Hóa).
+ Thác Muốn, Điền Quang , Điền Lư, Bá Thước
+ Suối cá Văn Nho, Bá Thước
2. Tình hình kinh tế - xã hội
2.1. Tình hình kinh tế
TỔNG SẢN PHẨM TRONG TỈNH (GDP)
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá so sánh tăng 8,3% so cùng
kỳ; trong đó ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng 1,7%; công nghiệp xây dựng,
tăng 10,7%; các ngành dịch vụ tăng 7,5% so với cùng kỳ.
Trong 8,3% tăng trưởng GDP của quí I/2012, ngành nông lâm, thuỷ sản
đóng góp 0,22%; ngành công nghiệp, xây dựng 5,26%; các ngành dịch vụ
2,82%.
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Kết quả sản xuất vụ đông: Vụ đông toàn tỉnh gieo trồng được 47.092
ha, đạt 90,6% kế hoạch, giảm 10,1% so với cùng kỳ. Trong đó, ngô 15.208
ha, đạt 84,5%, giảm 18,9%; lạc 1.335 ha, đạt 66,8%, giảm 12,5%; đậu tương
5.906 ha, đạt 59,1%, giảm 20,7%; khoai lang 5.354 ha, đạt 89,2%; giảm
15,9%... Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính so với cùng kỳ như:

Ngô 43,9 tạ/ha, tăng 2,1%, sản lượng 66,7 nghìn tấn, giảm 16,8%; lạc 17,3
tạ/ha, giảm 9,4%, sản lượng 2,3 nghìn tấn, giảm 20,9%; đậu tương 15,7 tạ/ha,
tăng 5,4%, sản lượng 9,3 nghìn tấn, giảm 16,8%; khoai lang 66,6 tạ/ha, giảm
4,0%, sản lượng 35,6 nghìn tấn, giảm 19,4%…
Tiến độ sản xuất vụ Chiêm xuân: Theo báo cáo tiến độ của Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2012, toàn tỉnh
đã gieo cấy được 120.969 ha lúa, đạt 102,5% kế hoạch, tăng 5,6% so với cùng
kỳ; trong đó, diện tích cấy lúa lai 79.222 ha, chiếm 65,5% trong tổng diện tích
đã gieo cấy. Diện tích cây màu đã gieo trồng: Ngô 12.752 ha, đạt 75,0% kế
hoạch và bằng 85,8% cùng kỳ; lạc 11.289 ha, đạt 81,0% và bằng 91,5%; đậu
8


tương 416 ha, đạt 42,0% và bằng 118,9%; khoai lang 3.337 ha, tăng 9,1% so
cùng kỳ…
Chăn nuôi: Chi cục Thú y phối hợp với các địa phương tiêm phòng đợt
1 cho đàn gia súc, gia cầm tính đến ngày 15 tháng 3 năm 2012 toàn tỉnh đã
tiêm phòng: 131.475 liều vắc xin lở mồm, long móng; 154.850 liều vắc xin tụ
huyết trùng trâu bò; 186.500 liều vắc dịch tả lợn; 142.460 liều vắc xin tụ dấu
lợn và 209,56 nghìn liều vắc xin chó mèo dại. Các địa phương cần quan tâm
chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn cho nhân dân các biện pháp ngăn chặn, khống
chế dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng và thực hiện các biện pháp vệ
sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng nơi có dịch xảy ra và các vùng lân cận.
Sản xuất lâm nghiệp: Các đơn vị sản xuất giống lâm nghiệp đã chuẩn bị
giống cây các loại, đảm bảo cung ứng cây con phục vụ Tết trồng cây “Đời đời
nhớ ơn Bác Hồ” và trồng rừng vụ xuân năm 2012. Dự ước quí 1/2012 trồng
được 1,5 triệu cây phân tán, bằng 95,2% cùng kỳ; trồng rừng tập trung 614
ha, đạt 3,6% kế hoạch và bằng 98,2% cùng kỳ; khoanh nuôi tái sinh 20 nghìn
ha, đạt 66,7% và gấp 1,9 lần; chăm sóc rừng trồng 30,3 nghìn ha, đạt 100,0%
kế hoạch. Khai thác lâm sản: Gỗ 7.385 m 3, bằng 97,8% cùng kỳ; tre luồng

4.874 nghìn cây, tăng 4,3%; nguyên liệu giấy 7.250 tấn, bằng 96,9; củi 258
nghìn ste, tăng 5,3% so cùng kỳ…
THUỶ SẢN
Quí 1, đóng mới 14 tàu công suất từ 90CV trở lên và thời tiết thuận lợi
cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản nên kết quả sản xuất thuỷ sản tăng khá
so cùng kỳ. Giá trị sản xuất thuỷ sản theo giá so sánh ước đạt 252,2 tỷ đồng,
tăng 7,7% so với cùng kỳ; sản lượng thủy sản đạt 26,64 nghìn tấn, tăng 7,3%
so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng nuôi trồng 7,98 nghìn tấn, tăng 17,7%;
sản lượng khai thác 18,66 nghìn tấn, tăng 3,3%; riêng khai thác xa bờ 5,9
nghìn tấn, tăng 23,3% so cùng kỳ.
Đến nay, các đơn vị sản xuất cung ứng giống cá nước ngọt (mè, trôi,
trắm, chép…), số lượng 220 triệu con cá bột, đạt 24,4% kế hoạch và bằng
62,5% cùng kỳ; các cơ sở sản xuất giống tôm sú tiếp tục ương nuôi ấu trùng
giống tôm sú.
CÔNG NGHIỆP
Quí 1, các sản phẩm chủ lực của tỉnh như hàng may mặc, giầy thể thao,
thuỷ sản đông lạnh, phân bón, vật liệu xây dựng duy trì sản xuất ổn định nên
kết quả sản xuất công nghiệp tăng khá so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công
nghiệp (theo giá so sánh) ước đạt 5.572,1 tỷ đồng, đạt 22,3% kế hoạch, tăng
15,6% so với so với cùng kỳ. Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước 1.062,8 tỷ

9


đồng, giảm 2,1%; khu vực dân doanh 2.749,7 tỷ đồng, tăng 19,1%; khu vực
có vốn đầu tư nước ngoài 1.759,6 tỷ đồng, tăng 23,3%.
HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ
Dự ước quí 1, tổng vốn đầu tư trên địa bàn 7.186,6 tỷ đồng, đạt 16,0%
kế hoạch, tăng 7,1% so với cùng kỳ; trong đó, các đơn vị địa phương quản lý
1.065,0 tỷ đồng, bằng 70,3% so cùng kỳ; các đơn vị Trung ương quản lý

l.839,6 tỷ đồng, tăng 3,5%; vốn đầu tư nước ngoài 932,0 tỷ đồng, bằng
80,3%; vốn khu vực ngoài nhà nước 3.350,0 tỷ đồng, tăng 48,6% cùng kỳ.
Công trình hoàn thành có: Hệ thống cấp thoát nước thị trấn Triệu Sơn,
huyện Triệu Sơn được khánh thành vào ngày 16 tháng 2 năm 2012; nhà tang
lễ của tỉnh; khu nhà ở của sinh viên, với tổng mức đầu tư 591,7 tỷ đồng.
GIAO THÔNG VẬN TẢI
Quí 1, dự ước vận chuyển hàng hoá đạt 8,0 triệu tấn, luân chuyển hàng
hoá đạt 529,7 triệu tấn.km, tăng 15,4% về tấn, tăng 8,7% về tấn.km so với
cùng kỳ; vận chuyển hành khách 4,6 triệu người, luân chuyển hành khách
281,5 triệu người.km, tăng 17,3% về hành khách, tăng 13,2% về hành
khách.km với cùng kỳ. Bốc xếp qua cảng đạt 361,5 nghìn tấn, giảm 20,1% so
với cùng kỳ; cảng Nghi Sơn 317,8 nghìn tấn, giảm 19,1%; cảng Lễ Môn 43,7
nghìn tấn, giảm 26,7% so cùng kỳ.
THƯƠNG MẠI - GIÁ CẢ
Giá tiêu dùng: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quí 1/2012, tăng 14,36%
so với cùng kỳ; tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng
22,86%; tăng thấp nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 1,76%. Chỉ số giá
vàng quí 1 tăng 18,49% so với cùng kỳ; chỉ số giá đô la Mỹ giảm 1,77% so
với cùng kỳ.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ: Quí 1, tổng mức bán
lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 10.132,8 tỷ đồng, tăng 36,1% so với
cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 19,0%, trong đó kinh tế Nhà nước 652,7
tỷ đồng, tăng 34,5%; kinh tế tập thể 6,7 tỷ đồng, tăng 31,9%; kinh tế cá thể
5.669,3 tỷ đồng, tăng 36,3%; kinh tế tư nhân 3.804,1 tỷ đồng, tăng 36,0% so
với cùng kỳ. Trong các ngành kinh doanh, thương nghiệp tăng 34,8%; khách
sạn nhà hàng tăng 43,0%; du lịch lữ hành tăng 38,9%; dịch vụ tăng 46,7% so
với cùng kỳ.
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh phối hợp với các ngành chức năng đã
kiểm tra 861 vụ, trong đó phát hiện và xử lý 816 vụ, số tiền thu được gần 1,3
tỷ đồng và trị giá hàng chờ bán, chờ tiêu hủy 101 triệu đồng.

Hoạt động khách sạn - du lịch lữ hành: Quí 1, mùa du lịch lễ hội, ước
tính số lượt khách phục vụ đạt 669,7 nghìn lượt khách, tăng 15,1% so với
cùng kỳ; ngày khách phục vụ đạt 1.065,7 nghìn ngày khách, tăng 17,8% so
10


với cùng kỳ. Doanh thu du lịch lữ hành đạt 10,1 tỷ đồng, tăng 38,9% so với
cùng kỳ; lượt khách du lịch theo tour đạt 7.413 lượt khách, tăng 34,6% so với
cùng kỳ; ngày khách du lịch theo tour đạt 11.339 ngày khách, tăng 33,1% so
với cùng kỳ.
Xuất, nhập khẩu: Dự ước quí 1/2012, giá trị xuất khẩu đạt 132,4 triệu
USD, bằng 23,4% so với kế hoạch, tăng 23,8% so với cùng kỳ. Trong đó,
xuất khẩu chính ngạch 93,8 triệu USD, tăng 38,3% với cùng kỳ; giá trị xuất
khẩu phi mậu dịch 11,0 triệu USD, giảm 8,8% so với cùng kỳ.
Tổng giá trị hàng hoá nhập khẩu quí 1/2012, ước đạt 53,6 triệu USD,
tăng 13,8% so với cùng kỳ. Trong đó, kinh tế tư nhân 7,6 triệu USD, bằng
65,8% so với cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 46,0 triệu USD,
tăng 40,6% so với cùng kỳ.
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Tài chính: Tổng thu ngân sách Nhà nước quí 1 năm 2012, ước đạt
1.031,61 tỷ đồng, đạt 19,1% kế hoạch tỉnh giao, tăng 7,0% so cùng kỳ. Trong
đó, thu nội địa đã trừ tiền sử dụng đất 600,41 tỷ đồng, đạt 17,0% kế hoạch,
giảm 5,1% so cùng kỳ. Các khoản thu chiếm tỷ trọng lớn, tăng so với cùng kỳ
có thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gấp 2,1 lần; phí và
lệ phí tăng 7,3%...
Chi ngân sách, ước đạt 3.073,20 tỷ đồng, đạt 28,0% kế hoạch, tăng
21,3% so cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 27,1% kế hoạch,
gấp 2,3 lần; chi thường xuyên đạt 22,9% kế hoạch; tăng 19,4% so cùng kỳ.
Ngân hàng: Quí 1 năm 2012, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn
ước đạt 21.617 tỷ đồng, tăng 10,5% so cùng kỳ; tổng doanh số cho vay ước

đạt 21.758 tỷ đồng, tăng 50,8% so với cùng kỳ, tổng doanh số thu nợ đạt
22.280 tỷ đồng, tăng 78,3%, dư nợ đạt 34.223 tỷ đồng, tăng 13,7%; trong đó,
dư nợ kinh tế Nhà nước tăng 67,0%, kinh tế tập thể tăng 54,0%, kinh tế cá thể
tăng 16,7% so với cùng kỳ.
2.2. Văn hóa - xã hội
Đời sống dân cư: Trên địa bàn tỉnh tổ chức đón Tết Nhâm thìn năm
2012 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân ổn định. Tuy nhiên, kết quả sản xuất vụ đông 2011-2012 đạt thấp so
kế hoạch và cùng kỳ nên một số địa phương vẫn phát sinh hộ đói. Tính đến
ngày 10/3 toàn tỉnh có 6.444 hộ tương ứng với 24.180 nhân khẩu thiếu đói.
Tỷ lệ hộ thiếu đói 0,98%, tăng 0,15% so với tháng trước và giảm 1,03% so
với tháng cùng kỳ năm trước.
Tỷ lệ hộ thiếu đói bình quân quý I là 0,75%, giảm 0,64% so với cùng
kỳ; tháng tiếp theo, do chưa thu hoạch lúa, màu lương thực, giá cả một số mặt
11


hàng tăng nên một bộ phận dân cư vẫn còn khó khăn, tỷ lệ thiếu đói sẽ tăng.
Các địa phương cần tiếp tục động viên nhân dân phát huy truyền thống tương
thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn, ổn định sản xuất và đời
sống.
Đến ngày 9/2/2012, toàn tỉnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao
quân đợt 1 năm 2012, với 2.370 thanh niên được giao cho 8 quân, binh chủng
trong quân đội; chất lượng thanh niên nhập ngũ khá cao, số có sức khỏe loại 1
và loại 2 đạt 92%, trình độ văn hóa THPT đạt gần 60%. Cấp uỷ, chính quyền
các cấp đã thăm hỏi, động viên, gặp mặt, liên hoan, tặng quà, tặng sổ tiết kiệm
cho thanh niên lên đường nhập ngũ, trị giá quà từ 300 nghìn đồng đến 1,5
triệu đồng.
Y tế - Giáo dục: Theo báo cáo của Ngành Y tế, trên địa bàn tỉnh không
có dịch bệnh lớn phát sinh, công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân được đảm

bảo. Tuy nhiên, dịch cúm gia cầm H5N1 đã xuất hiện ở một số địa phương có
nguy cơ lây sang người; bệnh tay chân miệng đang tiềm ẩn khó lường. Hiện
nay đang là thời điểm giao mùa, Ngành Y tế cần chủ động phối hợp chặt chẽ
với các cấp, các ngành chuẩn bị các điều kiện phòng, chống; khoanh vùng,
dập dịch tránh lây lan ra diện rộng và đẩy mạnh công tác truyền thông phòng
tránh, phát hiện triệu chứng nhiễm bệnh cho nhân dân; sẵn sàng điều trị, xử lý
kịp thời các tình huống xảy ra.
Thực hiện tháng Vệ sinh an toàn thực phẩm (10/1 đến 10/2/2012) Ban
chỉ đạo liên ngành VSATTP tỉnh đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; qua kiểm tra phát hiện 97
cơ sở vi phạm, trong đó nhắc nhở 10 cơ sở, xử phạt 87 cơ sở với số tiền 143,3
triệu đồng và tiêu huỷ 14 loại nhiều sản phẩm kém chất lượng.
Theo báo cáo từ ngành Giáo dục học kỳ 1 năm học 2011-2012 chất
lượng đào tạo được nâng lên; học sinh xếp loại khá, giỏi ở tiểu học trên 70%;
trung học cơ sở chiếm 41,24%, tăng 3,75%; trung học phổ thông chiếm
39,4%, tăng 5,53% so với cùng kỳ. Giáo dục mũi nhọn được quan tâm, đầu
tư, tuyển chọn; UBND tỉnh đã ban hành quy định mới về chế độ khen thưởng
đối với tập thể, cá nhân đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc gia, khu
vực và thế giới nên đã cổ vũ động viên phong trào học tập trong tỉnh ngày
một sâu rộng. Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm 2012 tỉnh ta có
65/80 HS đoạt giải; trong số 65 em đoạt giải có 1 giải nhất, 21 giải nhì, 34
giải ba và 9 giải khuyến khích.
Văn hoá - Thể dục thể thao: Nhân dịp tết Nhâm Thìn 2012 và kỷ niệm
82 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Ngành Văn hoá - Thông
12


tin cùng với các đơn vị tập trung tuyên truyền các chủ trương, chính của
Đảng, tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, lễ hội, thể dục, thể thao vui tươi, lành
mạnh, an toàn, tiết kiệm; gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống tốt

đẹp của các dân tộc trong tỉnh như Hội chợ hoa xuân, bắn pháo hoa, lễ hội thư
pháp; hội báo xuân, võ thuật dân tộc, cờ tướng, đẩy gậy, bắn nỏ, ném còn…
nhiều đơn vị tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ, đảng viên cùng nhau ôn lại
chặng đường lịch sử vẻ vang phấn đấu, xây dựng, trưởng thành của Đảng và
quyết tâm đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu xây dựng Thanh
Hoá trở thành tỉnh kiểu mẫu.
Kỷ niệm 65 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20-21947 – 20-2-2012) Ngành Văn hoá - Thông tin đã xây dựng nhiều chuyên
mục, chương trình ca múa nhạc; sưu tầm tranh, ảnh, hiện vật về Bác với
Thanh Hóa. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, Sở Giáo
dục và Đào tạo phối hợp tổ chức phát động và triển khai cuộc thi tìm hiểu
“Bác Hồ với Thanh Hóa-Thanh Hóa làm theo lời Bác Hồ dạy” đã thu hút
đông đảo cán bộ, đoàn viên, thanh, thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân tham
gia; với số lượng hơn 650.000 bài dự thi.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” tiếp tục
phát triển khá toàn diện, chất lượng danh hiệu được quan tâm; quý I năm
2012 toàn tỉnh đã khai trương xây dựng thêm 2 xã và 15 làng, bản, khu phố,
cơ quan, đơn vị văn hoá nâng tổng số lên 181/637 xã, phường, thị trấn
và 6.351 trên 8.335 làng, bản, khu phố, đơn vị đạt danh hiệu văn hoá.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Báo Thanh Hóa ra số đầu (20-3), Ngày Thành
lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3), Ngày Thể thao Việt Nam (27-3), các
địa phương đã được tổ chức Giải việt dã sôi nổi với quy mô, chất lượng và để
chuẩn bị cho Giải việt dã Báo Thanh Hóa lần thứ 16 chạy vì sức khỏe cộng
đồng.
Giải Cờ vua các đội mạnh tại Nghệ An, Thanh Hoá đạt huy chương
đồng giải đồng đội; xếp thứ 3 giải tranh cúp Bóng chuyền nữ cúp Hoa Lư Ninh Bình. Đội Bóng đá Thanh Hoá sau 9 vòng đấu được 9 điểm, xếp thứ 11
trên 14 đội tham gia.
An toàn giao thông: Tháng 2, theo báo cáo của Ban an toàn giao thông
tỉnh, xảy ra 20 vụ tai nạn, giảm 9,1% so với cùng kỳ; làm chết 22 người, giảm
18,5% so với cùng kỳ; bị thương 14 người, giảm 6,7% so với cùng kỳ. Tính
chung 2 tháng năm 2012 toàn tỉnh xảy ra 36 vụ tai nạn, làm 41 người chết và

13


32 người bị thương (giảm 7,7% về số vụ, giảm 12,7% về số người chết và
tăng 39,1% về số người bị thương so với cùng kỳ).
Lực lượng Công an, Thanh tra giao thông tăng cường tuần tra, kiểm
soát, ngăn chặn tình trạng đua xe trái phép, không đội mũ bảo hiểm, xe ô tô
chạy quá tốc độ, xe khách chở quá số người qui định... Qua kiểm tra đã phát
hiện, xử phạt 7.989 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ,
tạm giữ 342 phương tiện các loại, phạt vi phạm 3 tỷ đồng.
(Tình hình kinh tế – xã hội tỉnh Thanh Hóa quý I năm 2012
/>ChannelId=9&articleID=43)
2.3 Mục tiêu tông quát và các chỉ tiêu chủ yếu
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững; tạo sự chuyển
biến căn bản về chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Phấn đấu đến năm 2015, Thanh Hóa thuộc nhóm tỉnh trung bình của cả nước,
đến năm 2020 Thanh Hoá cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp có cơ cấu kinh tế
hợp lý, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được phát triển đồng bộ, hiện
đại; đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế,
thể dục - thể thao, khoa học - kỹ thuật của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, an
ninh chính trị ổn định, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 17
- 18% và đạt trên 19% giai đoạn 2016 – 2020
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá; đến năm 2015 cơ cấu kinh tế: nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng dịch vụ là 15,5% - 47,6% - 36,8% và năm 2020 là 10,1% - 51,9% - 38 %;
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 800 - 850 triệu USD và

năm 2020 đạt trên 2 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 19 - 20%/năm;
14


- Phấn đấu đạt tỷ lệ thu ngân sách chiếm khoảng 6 - 7% từ GDP vào
năm 2015 và trên 7 % vào năm 2020.
Mục tiêu xã hội
- Hạn chế tốc độ tăng dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2015 dưới
0,65% và khoảng 0,5% năm 2020;
- Duy trì và củng cố vững chắc kết quả phổ cập trung học cơ sở, hoàn
thành phổ cập trung học phổ thông trước năm 2020; nâng tỷ lệ lao động qua
đào tạo lên 45% năm 2015 và 55 - 60% năm 2020;
- Giải quyết việc làm cho khoảng 5 vạn lao động/năm. Giảm tỷ lệ thất
nghiệp ở thành thị xuống dưới 3%; tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn dưới
3,5% năm 2020;
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn hiện nay) mỗi năm từ 3 - 5%;
- Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến thôn, bản.
Giải pháp thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
đến năm 2020
Huy động các nguồn vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 452 nghìn tỷ đồng, trong
đó:
- Vốn đầu tư cho khu vực công nghiệp - xây dựng khoảng 262 nghìn tỷ
đồng;
- Vốn đầu tư cho khu vực dịch vụ khoảng 161 nghìn tỷ đồng;
- Vốn đầu tư cho khu vực nông lâm thuỷ sản khoảng 29 nghìn tỷ đồng.
Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Tăng cường năng lực đào tạo cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ.
Mở rộng các hình thức đào tạo nghề, tập trung vào các ngành nghề có

nhu cầu lớn như: hóa dầu, xây dựng, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng,
cơ khí chế tạo, điện, chế biến nông sản,...
15


Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề cho lực lượng
lao động trong và ngoài doanh nghiệp. Đẩy mạnh các hình thức liên kết đào
tạo để mở rộng quy mô, hình thức và ngành nghề đào tạo.
Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực đào tạo, phát triển mạnh loại hình trường
dân lập, tư thục để thu hút mọi nguồn lực vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực.
Giải pháp về khoa học - công nghệ
Tăng cường đầu tư, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
cho nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất và
đời sống; có cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ
chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Bảo vệ tài nguyên và môi trường
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho
người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi
trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh
viện, khu đô thị,...
Thực hiện có hiệu quả các chương trình trồng rừng, phủ xanh đất trống
đồi núi trọc để tăng tỷ lệ che phủ và bảo vệ nguồn nước.
(Trích Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, nhiệm vụ
trọng tâm năm 2011)

16


II. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VÊ TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH

THANH HOÁ
1. Vị trí – Đặc điểm
1.1 Vị trí
Trường chính trị tỉnh Thanh Hóa nằm tại khu vực xã Quảng Thắng –
Tp. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, đây là một khu vực đang được tỉnh chú trọng
đầu tư phát triển về kinh tế cũng như kết cấu hạ tầng. Trong những năm qua
đã có nhiều chuyển biến tích cực, hứa hẹn nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
Tel: (037)3.950.101; 3.951.057
Website: truongchinhtrithanhhoa.gov.vn
Email:
1.2. Đặc điểm
Trường chính trị tỉnh Thanh Hóa có tiền thân trực tiếp là trường Đảng
Hoàng Văn Thụ và trường hành chính – pháp lý tỉnh. Trong hai trường tiên
thân, trường Đảng Hoàng Văn Thụ đã được thành lập trong cuộc kháng chiến
chống thực dân pháp xâm lược. Thông báo số 695-TB/TU ngày 07/7/2009
của ban thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa (khóa XVI) về xác định ngày truyền
thống của trường chính trị tỉnh Thanh Hóa là ngày 04/09/1949 theo “Quyết
nghị án” Đại Hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ II. Đến nay trường đã trải
qua 60 năm xây dựng và phát triển.
Trường có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo, bồi dưỡng lý luận
chính trị, quản lý nhà nước, quản lý pháp luật, nghiệp vụ công tác xây dựng
Đảng, công tác đoàn thể cho cán bộ chu chốt ở cơ sở trong tỉnh và tham gia
nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn ở địa phương.
Trải qua 60 năm xâ dựng và trưởng thành, tuy có những nhiệm vụ cụ
thể có khác nhau trong các thời kỳ cách mạng, song tập thể nhà trường luôn
đoàn kết, quán triệt chủ trương, Nghị Quyết của Đảng, bám sát chức năng,

17



nhiệm vụ, không ngừng đổi mới, phát triển và hoàn thiện tốt nhiệm vụ chính
trị. Điều đó được thể hiện toàn diện ở các mặt hoạt động của trường.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Ban giám hiệu:
Hiệu trưởng: đồng chí Lương Trọng Thành
Các phó hiệu trưởng:
Đồng chí: Lưu Huy Huyền
Đồng chí: Lê Công Quyền
Đồng chí: Võ Mạnh Sơn
Đồng chí: Nguyễn Văn Ninh
Hội đồng khoa học
Chức năng, nhiệm vụ:
Hội đồng khoa học có chức năng, nhiệm vụ là tổ chức tư vấn khoa học
của trường, có chức năng tư vấn cho hiệu trưởng về những vấn đề lớn trong
phương hướng, nhiệm vụ hoạt động khoa học và các vấn đề liên quan đến
hoạt động đào tạo của nhà trường.
Hội đồng khoa học có các nhiệm vụ sau:
- Tư vấn về phương hướng, nội dung, kế hoạch hoạt động khoa học dài
hạn, hàng năm của trường.
- Tư vấn về phương hướng, mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo,
bồi dưỡng các loại lớp của trường.
- Thảo luận, kết luận những vấn đề khoa học theo yêu cầu của hiệu
trưởng.
- Thẩm định, đánh giá các đề tài, các công trình khoa học; thẩm định
các công trình khoa học, thẩm định các kế hoạch, thuyết minh đề cương đề
18


tài, dự án; đánh giá các báo cáo khoa học, báo cáo nghiên cứu thực tế của
giảng viên.

- Kiến nghị với hiệu trưởng và các hình thức sử dụng công trình khoa
học đã được thẩm định, về hình thức động viên, khen thưởng tập thể, cá nhân
có thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học.
- The sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, phối hợp với phong nghiên cứu khoa
học – thông tin – tư liệu trực tiếp tổ chức các cuộc hội thảo khoa học cấp
trường.
- Theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng, phối hợp với phòng Nghiên cứu
khoa học – thông tin – tư liệu trực tiếp tổ chức, chủ trì đánh giá, xếp các loại
bài giảng, các tài liệu giảng dạy.
Danh sách nhân sự:
Ông Lương Trọng Thành, hiệu trưởng, chủ tịch HĐKH; ông Lưu Huy
Huyền, phó hiệu trưởng, phó chủ tịch; Ông Lê Công Quyền, phó hiệu trưởng,
ủy viên; Ông Võ Mạnh Sơn, phó hiệu trưởng, ủy viên; Ông Nguyễn Văn
Ninh, phó hiệu trưởng, ủy viên; Ông Nguyễn Văn Quảng, trưởng khoa
LLMLN,TTHCM, ủy viên; Ông Nguyễn Đình Trãi, trưởng phòng đào tạo, ủy
viên; Ông Nguyễn Xuân Giao, phó trưởng khoa LLMLN,TTHCM, ủy viên;
Ông Trịnh Văn Bản, trưởng khoa QLNN, uy viên; Ông Lê Văn Diên, trưởng
khoa pháp luật, ủy viên; Ông Trần Dũng Khang, trưởng khoa XDĐ, ủy viên;
Ông Lê Quảng Hòa, trưởng khoa Dân vận, ủy viên; Bà Trần Thị Ngọc Diệp,
ủy viên; Ông Trịnh Văn Khoa, Phó trưởng khoa, phó chủ nhiệm bộ môn
ĐLKT, ủy viên; Ông Nguyễn Cao Khải, Phó trưởng phòng NCKH – TT – TL,
ủy viên; Ông Lê Văn Đông, trưởng khoa, trưởng bộ môn NN – TH, ủy viên.
Các phòng ban chức năng:
Phòng đào tạo:
1. Chức năng, nhiệm vụ:
19


- Xây dựng quy hoạch phát triển, lập chương trình, kế hoạch đào tạo;
- Tổ chức nghiên cứu xác định nhu cầu đào tạo làm cơ sở xây dựng kế

hoạch phát triển đào tạo dài hạn của Học viện. Tham mưu cho Hiệu trưởng về
đổi mới công tác đào tạo.
- Lập đề xuất và thực hiện chỉ tiêu tuyển sinh. Tổ chức và thực hiện
tuyển sinh các hệ chính quy từ khâu lên kế hoạch, tiếp nhận hồ sơ, tổ chức thi,
chấm thi, xét tuyển, triệu tập thí sinh trúng tuyển;
- Phối hợp với các khoa, bộ môn và đơn vị chức năng nghiên cứu đổi
mới, hoàn thiện: mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, giáo trình, cơ cấu
kiến thức và phương pháp giảng dạy. Theo dõi và đề xuất hướng giải quyết
các điều kiện cần thiết phục vụ cho tiến trình đổi mới, phù hợp với yêu cầu
đào tạo
- Quản lý và thực hiện điều độ kế hoạch giảng dạy, học tập học kỳ và
năm học cho hệ đào tạo. Xây dựng kế hoạch sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ
giảng đường;
- Thường trực các Hội đồng: tuyển sinh, thi tốt nghiệp, đào tạo và các
hội đồng liên quan đến xét lên lớp, ngừng học, thôi học các hệ đào tạo;
- Tổ chức thực hiện các qui chế, qui định về đào tạo hệ chính quy.
- Quản lý và lưu trữ: điểm thi tuyển sinh, bài thi tuyển sinh, bài thi tốt
nghiệp, bài thi xét chuyên ngành, điểm quá trình đào tạo theo các quy định
hiện hành;
- Tổ chức quản lý kết quả và cấp phát văn bằng tốt nghiệp theo qui chế
của Bộ Giáo dục và Đào tạo; qui định của Học viện về kết quả học tập của
học sinh;
- Tiếp nhận và xử lý các loại đơn từ, hồ sơ, công văn... liên quan đến
công tác đào tạo. ;
- Thực hiện công tác tổng hợp về hoạt động đào tạo; thống kê, báo cáo
kịp thời theo yêu cầu của cấp trên
2. Nhân sự
20



Tiến sỹ Nguyễn Đình Trãi Trưởng phòng
5 Phó Trưởng Phòng
Cử nhân: Vũ Đình Thám Phó trưởng phòng
Phụ trách : Hệ đào tạo Trung cấp Hành chính - Văn thư , Trung cấp
Pháp lý
Cử nhân: Trịnh Duy Sơn; Phó trưởng phòng
Phụ trách : Quản trị Website, Quản lý Hồ sơ Đào tạo và Quản lý học sinh
Cử nhân: Nguyễn Thị Sen Phó trưởng phòng
Phụ trách : Công tác đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính
hệ tập trung
Cử nhân: Phạm Xuân Khánh Phó trưởng phòng
Phụ trách : Công tác đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính hệ tại chức
Thạc sĩ: Thịnh Văn Khoa Phó trưởng phòng
Phụ trách: hệ đào tạo trung cấp hành chính – văn thư, trung cấp pháp lý
Và 9 Chuyên viên
Phòng nghiên cứu khoa học – thông tin – tư liệu:
Nhân sự: 11 người
Trưởng phòng: Ths Trần Thị Ngọc Diệp
Phó trưởng phòng: cử nhân Nguyễn Cao Khải
Phó trưởng phòng: cử nhân Lê Thị Bình
02 chuyên viên và 06 nhân viên
Phòng tổ chức – hành chính – quản trị:
Nhân sự: 28 người
Trần Mạnh Hồng: Trưởng phòng tổ chức – hành chính – quản trị
Trịnh Xuân Trường: phó trưởng phòng tổ chức – hành chính – quản trị
21


Hà Thị Bích Hạnh: phó trưởng phòng tổ chức - hành chính – quản trị
Và 25 nhân viên bộ môn

Các khoa:
Khoa lý luận Mác – Lênin – tư tưởng Hồ Chí Minh:
Trưởng khoa: Ths Nguyễn Văn Quảng, trưởng bộ môn kinh tế
Phó trưởng khoa, trưởng bộ môn triết học: Ths Bùi Thị Thu
Phó trưởng khoa, trưởng bộ môn CNXHKH: Ths Nguyễn Xuân Giao
Phó trưởng khoa, trưởng bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh, Ths Bùi
Khắc Hằng
Và 13 giảng viên bộ môn
Vớ i tổ ng số là 17 giả ng viên, Trong đó có 3 thạ c sỹ , 13 cử nhân, 01
cao họ c.
Khoa Xây Dựng Đảng
Trưởng khoa: Ths Trần Dũng Khanh
Phó khoa: Cử nhân Bùi Xuân Trâm
Phó khoa: Cử nhân: Lê Bá Minh
Phó khoa: Cử nhân: Dương Thị Bảo Anh
Và 8 giảng viên bộ môn.
Với tổng số là 12 giảng viên, trong đó có 3 thạc sĩ, 9 cử nhân.
Khoa Dân Vận
1. Chức năng, nhiệm vụ.
Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy các môn học,
phần học: Kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ công tác đoàn thể và một
số phần học khác theo sự phân công của giám hiệu.
2. Nhân sự:
22


Cử nhân: Lê Quảng Hòa – Trưởng khoa
Cử nhân: Mai Thị Viện – Phó trưởng khoa
Và 4 giảng viên bộ môn
Khoa Quản Lý Nhà Nước

1. Chức năng, nhiệm vụ:
Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy các môn học,
phần học: Quản lý nhà nước cho các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của trường.
2. Nhân sự: (Có 09 người)
Cử nhân Trịnh Văn Bản, Trưởng khoa
Cử nhân Lê Ngọc Sáu, Phó trưởng khoa
Cử nhân Tống Thị Lan, Phó trưởng khoa
Và 7 giảng viên bộ môn.
Khoa Pháp Luật
1. Chức năng, nhiệm vụ:
Tham mưu cho Ban giám và trực tiếp giảng dạy các môn học, phần
học: Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, các ngành luật cho các loại
hình đào tạo, bồi dưỡng của trường.
2. Nhân sự:
Cử nhân Lê Văn Diên, Trưởng khoa
Cử nhân Đào Thị Kim Thanh, Phó trưởng khoa
Và 6 giảng viên bộ môn
Các tổ bộ môn:
Bộ môn đường lối quốc phòng an ninh
1. Chức năng, nhiệm vụ:
Tham mưu cho Ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy phần học: Quốc
phòng - An ninh và một số chuyên đề khác theo sự phân công của Giám hiệu.
2. Nhân sự (Có 7 người)
23


Thạc sỹ Lê Hoàng Lương, Trưởng khoa, trưởng bộ môn
Cử Nhân: Lê Bá Minh ; Phó trưởng khoa, phó trưởng bộ môn
Và 5 giảng viên bộ môn.
Bộ môn ngoại ngữ - tin học

1. Chức năng, nhiệm vụ:
Tham mưu cho ban giám hiệu và trực tiếp giảng dạy các môn học ngoại
ngữ, tin học cho các loại hình đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường
2. Danh sách nhân sự
Trưởng khoa: Cử nhân: Lê Văn Đông, trưởng bộ môn
Giảng viên: Nguyễn Trần Bách Diệp
Giảng viên: Nguyễn Thị Kiều Trang
Giảng viên: Nguyễn Thị Hiệp
Giảng viên: Nguyễn Thị Hoa
Với tổng số là 5 giảng viên, trong đó có 1 cử nhân, 4 giảng viên.
Các hệ quản lý sinh viên và học viên đào tạo
Trong những năm qua, trường chính trị tỉnh Thanh Hóa đã tập trung
đào tạo các loại hình như: trung cấp lý luận chính trị - hành chính, trung cấp lý
luận chính trị – hành chính – văn thư, trung cấp pháp lý.
Ngoài ra trường còn chủ trương liên kết với các học viện, các trường
đại học đào tạo đại học các lớp chuyên nghành: Khoa học hành chính, Luật,
Quản Lý kinh tế, Quản lý xã hội, Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước…,
phối hợp với học viện – hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các học viện khu
vực mở các lớp đào tạo sau đại học chuyên nghành: hành chính công, luật
quản lý kinh tế, xây dựng Đảng và đào tạo cao cấp lý luận chính trị – hành
chính
Danh hiệu và thành tích
24


Ghi nhận quá trình phát triển và những thành tích đã đạt được, nhất là
15 năm gần đây, nhà trường đã được Nhà nước, các ngành, các cấp tặng nhiều
danh hiệu cao quý:
- Năm 1998: Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng ba
- Năm 2000: Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng nhì

- Năm 2009: Nhà nước tặng Huân chương lao động hạng nhất
- Từ năm 1996 - 2009: Nhà trường được Chính phủ, Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Tổng liên đoàn
lao động Việt Nam, Bộ Công an, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh v.v. tặng nhiều Cờ thi đua và nhiều Bằng khen.
Đảng bộ nhà trường được công nhận Đảng bộ trong sạch, vững mạnh;
các đoàn thể quần chúng (Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh)
được công nhận tổ chức vững mạnh.
Phát huy những kết quả và thành tích đã đạt được trong 60 năm qua,
Trường chính trị tỉnh tin tưởng dưới dự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND
tỉnh, nhà trường tiếp tục phát triển ở nấc thang cao hơn trong thời kỳ mới.
Từ năm 2005 đến nay, Trường đã mở được 30 lớp trung cấp lý luận
chính trị – hành chính tập trung với hơn 12.750 cán bộ tham gia; mở được 48
lớp trung cấp lý luận chính trị hành chính tại chức với hơn 5.040 cán bộ tham
gia.
2. Chức năng, nhiệm vụ của trường
2.1. Chức năng:
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cho hệ thống chính trị ở địa
phương Thanh Hoá.
2.2. Nhiệm vụ:
Ngay từ khi mới thành lập cho đến nay, nhà trường luôn xác định các
nhiệm vụ trọng tâm là:

25


×