Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt đọng khai thác rừng đối với môi trường và từ đó kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về phục hồi nguyên trạng rừng sau khai thác.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.15 KB, 18 trang )

DANH SÁCH NHÓM 6
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Hà Thị Ái Nguyên
Nguyễn Thị Hiền Lương
Đoàn Thùy Linh
Phạm Thị Thanh
Lý Thị Phương Nam
Nguyễn Thị Hương
Nguyễn Thị Hoài
Lytar Souvannalath

MỤC LỤC


A.
B.

C.

Mở Bài.
Nội Dung.
I.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với môi


trường.
1. Các loại hình khai thác rừng.
2. Tình hình khai thác rừng ở Việt Nam.
3. Nhận xét, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối
với môi trường.
II.
Hạn chế trong quy định pháp luật và một số kiến nghị hoàn thiện quy
định pháp luật về phục hồi nguyên trạng rừng sau khai thác.
Kết Luận.

A.

Mở Bài.
Rừng là nguồn tài nguyên quý giá, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong
cuộc sống của con người cũng như vạn vật và là một nhân tố chủ chốt


trong phát triển kinh tế - xã hội. Nước ta được biết đến là đất nước “ rừng
vàng, biển bạc” với sự giàu có về rừng, có nhiều vườn quốc gia với quy
mô rộng lớn và sự đa dạng của tài nguyên rừng. Cùng với những phong
phú về rừng và lợi ích mà rừng mang lại thì việc chăm sóc, bảo vệ cũng
như phát triển rừng là nhiệm vụ thiết yếu của toàn Đảng, toàn dân.
Thế nhưng hiện nay hành vi khai thác rừng trái phép, khai thác rừng bừa
bãi, phá rừng vẫn đang hoành hành và diễn ra ngày càng phức tạp, vấn đề
này đang trở thành điểm nóng cho toàn xã hội. Khi rừng bị xâm hại thì
kéo theo đó là một loạt ảnh hưởng đối với con người, đối với môi trường
và sự sống còn của nhân loại.
Vậy tình hình khai thác rừng ở nước ta như thế nào? Ảnh hưởng của khai
thác rừng đến môi trường ra sao? Thì với đề tài “ Ảnh hưởng của hoạt
động khai thác rừng đối với môi trường và từ đó kiến nghị hoàn thiện quy

định pháp luật về phục hồi nguyên trạng rừng sau khai thác” nhóm sẽ tìm
hiểu những vấn đề xoay quanh hoạt động khai thác rừng.

B.

Nội Dung.
I.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối
với môi trường.
1. Các loại hình khai thác rừng.


-

-

Chặt dần: Nhằm khai thác nhiều lần trong một kỳ hạn tương đối dài, mấy
lần chặt đầu chỉ làm cho mảng rừng thưa dần, tạo lập tái sinh dưới tán
rừng, chỉ lần cuối cùng mới chặt hết toàn bộ cây rừng trên diện tích khai
thác.
Chặt chọn: Chặt từng cây hoặc từng đám cây đã thành thục và được lặp đi
lặp lại với một khoảng thời gian xác định.
Chặt trắng: Chặt toàn bộ cây rừng trong mảng rừng thành thục, chặt một
lần cùng trong một mùa.
2. Tình hình khai thác rừng ở Việt Nam.
Bảng 1.1: Diễn biến diện tích rừng qua các năm
( Đơn vị tính: triệu ha)

Năm
Loại rừng


1945

Tổng diện tích

14,300 9,175

13,388 13,515 13,862 13,954 13,796

Rừng tự nhiên

14,300 8,431

10,305 10,285 10,424 10,398 10,100

Rừng trồng

0

0,745

3,083

3,229

3,438

3,556

3,696


Độ che phủ (%)

43,0

27,8

39,5

39,7

40,7

41,0

40,43

1990

2010

2011

2012

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tính đến 31/12/2014.



Nhận xét bảng số liệu:


2013

2014


Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy tình hình diễn biến diện tích rừng từ năm
1945 đến năm 2014 có sự chuyển biến lớn. Dựa vào bảng số liệu trên, nhóm sẽ
đưa ra những nhận xét về hai vấn đề, đó là: tình hình khai thác rừng và tình
hình phục hồi rừng.
Thứ nhất, tình hình khai thác rừng:
Tổng diện tích rừng giảm mạnh từ giai đoạn 1945 -> 1990, trong vòng 45 năm
tổng diện tích rừng giảm 5,1 triệu hécta. Nguyên nhân chính làm mất rừng
trong giai đoạn này chủ yếu là do chiến tranh gây ra cùng với đó là do dân số
tăng nhanh và tình trạng chặt phá rừng.
Bắt đầu giai đoạn năm 1990 -> 2010 diện tích rừng tự nhiên tăng trở lại thế
nhưng có một thực tế: diện tích rừng tăng chủ yếu là rừng tái sinh, rừng trồng,
phủ xanh đất trống đồi trọc. Tất nhiên với thời gian ngắn, các loại rừng đó
chưa có thể thành rừng tự nhiên tốt được. Trong khi đó, những cánh rừng già,
rừng nguyên sinh, thậm chí ở hàng loạt vườn quốc gia, rừng vẫn bị chặt phá
ngang nhiên và suy giảm nghiêm trọng.
 Mặc dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi, nhưng tài nguyên rừng vẫn
bị suy thoái vì chất lượng rừng chưa thể phục hồi.
Giai đoạn từ năm 2010 -> 2014 diện tích rừng tự nhiên bắt đầu giảm đều dần,
nguyên nhân là tình hình chặt phá rừng bừa bãi diễn ra hàng năm khiến cho
diện tích rừng tự nhiên giảm đáng kể. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn thì đầu năm đến tháng 9/2010 có đến 1.6 triệu hecta rừng bị
chặt phá.
 Tình hình khai thác rừng ở những năm gần đây đang được báo động đỏ, tình
trạng khai thác rừng trái pháp luật, khai thác bừa bãi đang diễn ra từng ngày,

từng giờ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng rừng tự nhiên.
• Thứ hai, tình hình phục hồi rừng:
Năm 1945 diện tích rừng trồng ở con số không. Đến năm 1991, Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng được ban hành đã góp phần đẩy mạnh đến tình hình phục
hồi rừng của nước ta, công tác trồng rừng được được thực hiện ở hầu hết các
tỉnh đã phần nào làm cho diện tích rừng được phục hồi, trong giai đoạn năm
1990-> 2010 tăng 2,3 triệu hecta rừng trồng.
Giai đoạn 2010-> 2014 diện tích rừng trồng có xu hướng tăng lên, đến năm
2010 diện tích rừng trồng đạt 3,1 triệu hecta, đến năm 2014 diện tích này tăng
lên 3,7 triệu hecta. Trong 4 năm diện tích rừng trồng tăng lên đáng kể (0,6
triệu hecta).


-

-

-

-

-


Có thể thấy, tình hình phục hồi rừng trong những năm gần đây được thực
hiện tốt. Công tác phục hồi rừng được thực hiện giúp diện tích rừng trồng
tăng lên hằng năm.
Mặc dù công tác trồng rừng, phục hồi rừng đạt được nhiều thành tựu, diện tích
rừng trồng tăng lên hằng năm nhưng tổng diện tích rừng trên cả nước tính đến
tháng 12/2014 chỉ có 13,8 triệu hecta, độ che phủ của rừng chỉ còn hơn 40%,

trong đó diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn 10%. Do tình hình khai thác rừng
bừa bãi vẫn đang hoành hành, diện tích rừng tự nhiên đang suy giảm với tốc
độ chóng mặt và đang dần được thay thế bằng rừng trồng. Trong khi có các dự
án trồng hàng ngàn hecta rừng mới, thì cũng có hàng ngàn hecta rừng bị tàn
phá, khiến cho các cánh rừng lâu năm không còn, thay vào đó là rừng mới,
không thể thay thế cho loại rừng già lâu năm được. Dự báo khoảng 10 năm tới,
nếu cơ quan có thẩm quyền không đưa ra các giải pháp cụ thể và quản lí
nghiêm ngặt thì tình hình khai thác rừng sẽ tiếp tục gia tăng, diện tích rừng sẽ
càng bị thu hẹp hơn hiện nay.
3. Nhận xét, đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối
với môi trường.





Phần này nhóm sẽ tập trung nhận xét, đánh giá về ảnh hưởng của việc
khai thác rừng bừa bãi, khai thác rừng trái với quy định của pháp luật
đối với môi trường.
Hành vi khai thác rừng bừa bãi, trái pháp luật làm cho tài nguyên
rừng đang bị thu hẹp theo từng ngày, diện tích rừng bị thu hẹp kéo theo
những hiểm họa khổng lồ mang tính chất toàn cầu ảnh hưởng nghiêm
trọng đến các môi trường sau:


Ảnh hưởng đối với môi trường không khí:
- Khai thác rừng không hợp lý là phá vỡ hệ thống sinh thái của trái đất
bởi: Rừng bị chặt phá dẫn đến cây không còn đủ để hấp thụ khí
cacbonic tạo khí oxy thông qua quá trình quang hợp, cung cấp oxy cho
sự sống của con người và vạn vật. Rừng có ảnh hưởng đến nhiệt độ, độ

ẩm không khí, thành phần khí quyển và có ý nghĩa điều hòa khí hậu.
- Phá rừng là một nhân tố đóng góp cho sự nóng lên của trái đất và được
coi là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng hiệu ứng nhà
kính. Ở các khu vực bị phá rừng, đất tăng nhiệt nhanh hơn và thời tiết






trở nên nóng hơn, điều này kích thích quá trình bốc hơi nước của đất,
từ đó hình thành các đám mây và dẫn đến lượng mưa sẽ gia tăng.
Có thể thấy rằng tác động của rừng đến môi trường không khí là không hề
nhỏ, một khi rừng bị biến đổi thì dẫn đến môi trường không khí cũng bị ảnh
hưởng theo, mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng lại rất nghiêm trọng nhưng
việc phục hồi thì rất khó khăn.
• Ảnh hưởng đối với môi trường nước:
- Rừng không chỉ có khả năng hấp thụ khí cacbonic mà rừng còn góp
phần giữ ổn định nguồn cấp nước, giảm thiểu nguy cơ hạn hán cũng
như lũ lụt. Rừng còn giúp cân bằng dòng chảy cố định cho các hệ sinh
thái và các trung tâm đô thị. Bởi vậy, suy giảm rừng gây biến động
thủy chế sông ngòi, giảm sự điều hòa của dòng chảy, làm tăng quá
trình bốc hơi giảm lượng nước ngầm, dẫn đến lũ lụt, khô hạn.
- Việt Nam được xem là một trong những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng do
biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo dự báo thì biến đổi khí hậu sẽ làm cho
các trận bão ở Việt nam thường xuyên xảy ra hơn với mức độ tàn phá
nghiêm trọng hơn. Đường đi của bão dịch chuyển về phía nam và mùa
bão dịch chuyển vào các tháng cuối năm. Lượng mưa giảm trong mùa
khô và tăng trong mùa mưa, mưa lớn thường xuyên và kéo dài gây
lũ đặc biệt lớn. Hạn hán xảy ra hàng năm ở hầu hết các khu vực của cả

nước. Nhiệt độ tăng và lượng mưa thay đổi sẽ ảnh hưởng đến nền nông
nghiệp và nguồn nước. Mức nước biển có khả năng dâng cao 1m vào
cuối thế kỷ, lúc đó Việt Nam sẽ mất hơn 12% diện tích đất đai, nơi cư
trú của 23% số dân.
Nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự sống còn của
con người và mọi sinh vật trên trái đất. Với tình hình khai thác rừng trong giai
đọan vừa qua thì mức độ ảnh hưởng đến môi trường nước là rất lớn. Không
chỉ có tác động tiêu cực trực tiếp đến môi trường nước mà hoạt động khai thác
rừng còn tác động gián tiếp thông qua môi trường nước, làm ảnh hưởng đến
cuộc sống con người về trước mắt và lâu dài. Vì khi môi trường nước thay đổi
thì sinh hoạt cũng như các lĩnh vực trong đời sống của con người thay đổi,
thiên tai lũ lụt, hạn hán gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cũng như vật chất
đến con người.


Ảnh hưởng đến môi trường đất.


Hiện nay đất đang bị suy thoái do các hoạt động sống của con người
đặc biệt là hoạt động khai thác rừng bừa bãi. Chính những hoạt động
này đã làm mất thảm thực vật bảo vệ đất.
- Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm
của không khí.
- Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, rửa
trôi, đá ong hóa mạnh mẽ làm tăng diện tích đất bị thoái hóa., ngoài
ra suy giảm tài nguyên rừng còn làm giảm độ ẩm, độ phì nhiêu của
đất và làm tăng diện tích đất bị thoái hóa.
- Phá rừng làm giảm khả năng giữ và bay hơi nước mưa của đất. Thay
vì giữ nước mưa được thấm xuống tầng nước ngầm, phá rừng làm
tăng quá trình rửa trôi nước bề mặt, sự di chuyển của nước bề mặt có

thể dẫn đến lũ quét và gây nhiều lũ lụt hơn khi không có rừng bảo vệ.
Môi trường đất đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi hoạt động khai thác rừng bừa
bãi, ảnh hưởng đến quá trình thoái hóa đất, độ dinh dưỡng trong đất cũng vì
thế mà giảm dần ảnh hưởng đến nền nông nghiệp của nước ta cũng như sinh
hoạt của người dân.
• Ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.
- Sự giảm sút đa dạng sinh học, nhất là giảm sút diện tích rừng đã
thúc đẩy sự gia tăng biến đổi khí hậu toàn cầu, nhưng ngược lại sự
nóng lên toàn cầu cũng đã ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển
của các loài sinh vật và đa dạng sinh học.
- Hậu quả do biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra ngày một rõ ràng,
trong đó có tác động lên đa dạng sinh học, nguồn tài nguyên quý giá
của đất nước. Rồi đây trái đất sẽ tiếp tục nóng thêm, mực nước biển
cũng sẽ cao hơn
- Dựa vào một số nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới như ở quần đảo
Maldavies, Banglades và một số vùng khác, kết hợp với điều kiện tự
nhiên của Việt Nam, chúng ta có thể dự báo hậu quả của biến đổi khí
hậu sẽ tác động mạnh lên 2 vùng đông bằng lớn là đồng bằng sông
Cửu Long và đồng bằng sông Hồng, các vùng dọc bờ biển và các hệ
sinh thái rừng trong cả nước. Nước biển dâng sẽ ảnh hưởng đến
vùng đất ngập nước của bờ biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là các
khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu,
Nam Định.
-




Hai vùng đồng bằng, rừng ngập mặn và hệ thống đất ngập nước rất
giàu có về các loài sinh vật, là những hệ sinh thái rất nhạy cảm, dễ bị

tổn thương. Mực nước biển dâng lên cùng với cường độ mặn và
mức độ ô nhiễm của nước, làm suy thoái và đe dọa sự sống còn của
rừng ngập mặn và các loài sinh vật đa dạng trong đó. Khi mực nước
biển dâng cao, khoảng một nửa trong số 68 khu đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nặng; nước mặn sẽ xâm nhập
sâu vào nội địa, giết chết nhiều loài động, thực vật nước ngọt, ảnh
hưởng đến nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và hệ thống trồng trọt của
nhiều vùng. 36 khu bảo tồn, trong đó có 8 vườn quốc gia, 11 khu dự
trự thiên nhiên sẽ nằm trong khu vực bị ngập (theo kết quả đánh giá
của Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường.
- Hệ sinh thái biển sẽ bị tổn thương. Các rạn san hô là nơi sinh sống
của nhiều loài sinh vật biển quan trọng, là lá chắn chống xói mòn bờ
biển và bảo vệ rừng ngập mặn sẽ bị suy thoái do nhiệt độ nước biển
tăng, đồng thời mưa nhiều làm cho nước bị ô nhiễm phù sa và có thể
cả các hóa chất nông nghiệp từ cửa sông đổ ra. Nhiệt độ tăng làm
nguồn thủy sản, hải sản bị phân tán.
Hệ quả của hoạt động khai thác rừng tác động nghiêm trọng lên hệ sinh thái.
Nếu như trước đây Việt Nam vốn là một trong những nước có sự đa dạng cao
về sinh học thì hiện nay số lượng loài sinh vật lại giảm mạnh. Khi môi trường
sống của hệ sinh thái không được đảm bảo thì sự tồn tại và phát triển của các
loài sinh vật ngày càng đe dọa. Hoạt động khai thác rừng bừa bãi, trái pháp
luật là nhân tố có tác động không hề nhỏ đến sự tồn tại của hệ sinh thái và đa
dạng sinh học.
-



 Vậy việc khai thác rừng trái phép, không phù hợp làm ảnh hưởng

đến hệ thống vật lý, hệ sinh học và hệ thống kinh tế xã hội, đe dọa

sự phát triển, đe dọa cuộc sống của tất cả các loài, các hệ sinh thái.
Biến đổi khí hậu với các hệ quả của nó như lũ lụt, hạn hán, cháy
rừng, sói mòn và sạt lở đất sẽ thúc đẩy cho sự suy thoái đa dạng
sinh học nhanh hơn, trầm trọng hơn, nhất là hệ sinh thái rừng
nhiệt đới không còn nguyên vẹn và các loài đang nguy cấp với số
lượng cá thể ít, cũng vì thế mà sẽ tăng nguy cơ diệt chủng của động


thực vật, làm biến mất các nguồn gen quý hiếm, bệnh dịch mới có
thể phát sinh.
 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khai thác rừng.


Nguyên nhân khách quan:
- Áp lực về dân số ở các vùng có rừng tăng nhanh, di cư tự do từ nơi
khác đòi hỏi cao về đất ở và đất canh tác, những đối tượng này chủ
yếu là những hộ nghèo, đời sống gặp nhiều khó khăn, sinh kế chủ yếu
dựa vào khai thác tài nguyên rừng. Nhận thức về bảo vệ rừng còn hạn
chế, do đó vẫn tiếp tục phá rừng kiếm kế sinh nhai, lấy đất canh tác
hoặc làm thuê cho bọn đầu nậu, kẻ có tiền để phá rừng hoặc khai thác



gỗ, lâm sản trái phép.
- Do cơ chế thị trường, giá cả một số mặt hàng nông, lâm sản tăng cao,
nhu cầu về đất canh tác các mặt hàng này cũng tăng theo, nên đã kích
thích người dân phá rừng để lấy đất trồng các loại cây có giá trị cao
hoặc buôn bán đất, sang nhượng trái phép.
- Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình hình mới,
nhiều công trình xây dựng, đường xá và cơ sở hạ tầng khác được xây

dựng gây áp lực lớn đối với rừng và đất lâm nghiệp, tạo môi trường
thuận lợi cho các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển lâm
sản trái phép.
Nguyên nhân chủ quan:
- Do lòng tham không đáy của một số nhóm người, vì lợi nhuận đem
lại từ hoạt động khai thác rừng rất cao nên họ bất chấp để chặt phá
rừng triệt để hòng làm giàu và mang lợi ích về cho mình.
- Phong tục tập quán của cộng đồng: Từ lâu đời cộng đồng các dân tộc
thiểu số vẫn xem rừng là kho báu thiên nhiên vô tận nên họ chỉ biết ỷ
lại, dựa dẫm vào tài nguyên thiên nhiên, khai thác bừa bãi và không
hề nghĩ đến việc trồng lại rừng sau khai thác.
- Chính quyền địa phương ở những nơi trọng điểm phá rừng, đặc biệt
là cấp cơ sở chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý Nhà nước về
bảo vệ rừng; chỉ đạo về quản lý bảo vệ rừng chưa thường xuyên,
thiếu quyết liệt trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng; thiếu


sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng trong
việc bảo vệ rừng. Uỷ ban nhân dân xã được Nhà nước giao quản lý
rừng nhưng không đủ điều kiện (con người và tài chính) để tổ chức
bảo vệ rừng, để rừng bị phá, lấn chiếm trái pháp luật. Thậm chí, một
số cán bộ lãnh đạo cấp huyện và xã có biểu hiện vi phạm hoặc tiếp
-

tay cho việc phá rừng, tiêu thụ lâm sản bất hợp pháp.
Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ rừng đã
được tăng cường nhưng nội dung và hình thức tuyên truyền còn hạn
chế; mặt khác nhận thức của một số bộ phận người dân, nhất là dân
nghèo, người đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa hạn chế, hoặc tuy
có nhận thức nhưng do đời sống khó khăn nên vẫn tiếp tục phá rừng


-

hoặc tiếp tay, làm thuê cho bọn đầu nậu.
Hầu hết các chủ rừng không đủ năng lực bảo vệ rừng được giao, lực
lượng bảo vệ rừng mỏng, thiếu kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng,...
nhất là các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ. Một số
chủ rừng chưa phối hợp tốt với chính quyền địa phương và các ngành
chức năng trong công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý đất đai, dẫn
đến tình trạng để rừng bị phá, lấn chiếm đất trái pháp luật mà không
có biện pháp ngăn chặn kịp thời; một số chủ rừng khác còn có biểu
hiện buông xuôi, thiếu trách nhiệm, không có biện pháp ngăn chặn

-

kịp thời và hiệu quả.
Một số địa phương cấp phép thành lập các xưởng chế biến lâm sản,
nhưng không theo quy hoạch, không gắn được cơ sở chế biến với
vùng nguyên liệu, đồng thời các cơ quan chức năng thiếu kiểm tra,
giám sát các hoạt động của các cơ sở chế biến lâm sản và nguồn gốc
nguyên liệu nhập, xuất xưởng, nên các cơ sở chế biến lợi dụng thu
mua gỗ bất hợp pháp để sản xuất kinh doanh. Mặt khác, vẫn còn tồn
tại tình trạng lập hồ sơ khống, mua bán hồ sơ, quay vòng hồ sơ để vận


-

chuyển tiêu thụ gỗ bất hợp pháp.
Kiểm lâm ở một số địa phương chưa tham mưu kịp thời cho các cấp
có thẩm quyền, nhất là ở địa phương trong việc đảm bảo chấp hành

pháp luật về bảo vệ rừng; quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn
chế, chưa đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn của công tác quản lý nhà nước
về bảo vệ rừng, dẫn đến hiệu lực, hiệu quả của quản lý Nhà nước về
rừng và đất lâm nghiệp chưa cao. Một bộ phận công chức kiểm lâm
thiếu tinh thần trách nhiệm, ý thức phấn đấu kém, ngại khó, ngại khổ
không nhiệt tình với công việc, không kiên quyết đấu tranh chống
tiêu cực, dễ bị lôi kéo, mua chuộc; cá biệt một số cán bộ kiểm lâm
còn tiếp tay và tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật trong khi
thi hành công vụ, tạo ra bức xúc trong xã hội.

 Giải pháp.

Từ những nguyên nhân về những ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đối với
môi trường nhóm xin đề xuất một số giải pháp sau:
- Đầu tiên có thể nói đến giải phải kêu gọi, tuyên truyền, giáo dục ý thức của
người dân, giúp người dân thấy rõ vai trò quan trọng của rừng đối với môi
trường, với cuộc sống người dân. Bên cạnh đó cũng cho người dân biết
những hậu quả nghiêm trọng của việc khai tác trái phép, khai thác rừng bừa
bãi mà người dân phải ghánh chịu.
- Nhà nước chủ trương quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng, có chiến lược cụ
thể trong chiến lược phủ xanh đồi trọc và triển khai luật bảo vệ rừng. UBND
cùng với cơ quan chức năng nâng cao công tác tuần tra, kiểm tra hoạt động
khai thác rừng.
- Thực hiện giao rừng cho người dân quản lí và thực hiện chiến lược trồng
nhằm đáp ứng phủ xanh được diện tích và phục hồi sự cân bằng sinh thái.
- Cục kiểm lâm tăng cường quản lí kiểm soát rừng ngăn chặn nạn phá rừng
bừa bãi. Nghiêm khắc xử phạt những cá nhân, tổ chức có hành vi khai thác
và sử dụng rừng sai mục đích.



Tuyên dương (bằng khen, tiền thưởng..) những ai can đảm đứng ra tố cáo
những người chặt phá rừng bừa bãi, những người báo kịp thời cho cán bộ
kiểm lâm, cơ quan chức năng về hành vi chặt phá rừng.
- Thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng theo
quy định tại Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tổ chức các lực lượng truy quét
lâm tặc phá rừng tại địa phương. Ngăn chặn kịp thời các trường hợp khai
thác, phá rừng và lấn chiếm đất rừng. Chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tổ
chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và những người bao che,
tiếp tay cho lâm tặc. Những địa phương để xảy ra tình trạng phá rừng trái
phép thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp phải kiểm điểm làm rõ trách
nhiệm và bị xử lý theo quy định.
- Hỗ trợ công cụ để trấn áp lâm tặc cho lực lượng kiểm lâm.
II.
Hạn chế trong quy định pháp luật và một số kiến nghị hoàn
thiện quy định pháp luật về phục hồi nguyên trạng rừng sau
khai thác.
- Pháp luật cho phép tổ chức và cá nhân nước ngoài thuê rừng và đất nông
nghiệp, trong khi theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,
nước ta bình quân chỉ 0,15 ha rừng/đầu người, thấp hơn nhiều mức bình quân
thế giới 0,6 ha/đầu người. Trong khi đó nhu cầu về đất lâm nghiệp của nước
ta là rất lớn. Vậy tại sao không chia đất rừng cho đồng bào miền núi làm,
khắc phục cái đói cho họ, để cho người cày có ruộng, mà lại cho cá nhân, tổ
chức nước ngoài thuê. Nếu chia đất cho đồng bào miền núi để đầu tư vào
trồng rừng thì họ có thể thực hiện “đa cây, đa con”, trồng xen kẽ rừng phòng
hộ với rừng sản xuất. Còn giao rừng cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thì đa
số tập trung vào rừng sản xuất, từ đó tình trạng khai thác rừng ngày một tăng
lên. Đó là chưa tính tới các vấn đề về quốc phòng an ninh.
-

 Những tỉnh đã ký cho cá nhân, doanh nghiệp nước ngoài thuê, thì phải


-

đưa ra những chính sách thuyết phục họ khoán cho đồng bào tại chỗ
trồng, với những tỉnh thuộc vùng xung yếu mà chưa ký thì phải đình chỉ
ngay. Pháp luật cũng nên quy định lại, không cho phép cá nhân, tổ chức
nước ngoài thuê rừng tại Việt Nam.
Thiếu quy định hướng dẫn cụ thể về tiêu chí và điều kiện chuyển đổi rừng tự
nhiên sang mục đích sử dụng khác. Vấn đề này hiện mới được quy định
chung tại Điều 27, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004. Theo đó, trách
nhiệm hướng dẫn cụ thể vấn đề này được quy định cho Chính phủ. Tuy
nhiên, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và


phát triển rừng 2004 không có quy định cụ thể về vấn đề này và cho đến nay
cũng vẫn chưa có Nghị định nào được ban hành hướng dẫn chi tiết về điều
đó. Dẫn đến việc chuyển đổi loại rừng này nhưng trồng bổ sung loại rừng
khác hoặc không đảm bảo các tiêu chí của rừng trồng bổ sung so với rừng đã
chuyển đổi, lạm dụng khai thác rừng tự nhiên với các giá trị môi trường lớn
hơn nhiều so với rừng trồng..


Bổ sung quy định trong trường hợp phải chuyển đổi đất có rừng tự nhiên
sang mục đích sử dụng khác phải có kế hoạch trồng rừng mới cùng loại
với rừng bị chuyển đổi hoặc phải đảm bảo các tiêu chí đối với rừng trồng
mới.

Điều 14, Quyết định 17/2015 QĐ-TTg quy định rừng phòng hộ đầu nguồn là
rừng tự nhiên được phép khai thác tận thu, tận dụng gỗ và khai thác lâm sản
ngoài gỗ. Việc không quy định một hạn mức cụ thể làm các cá nhân, tổ chức

lạm dụng sơ hở này để khai thác rừng kiệt quê.

-



-

Quy định này cần được nêu cụ thể hơn về tỷ lệ, khối lượng được phép
khai thác để các địa phương dễ dàng thực hiện và giám sát việc thực
hiện.

Điều 22, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, quy định các nguyên tắc
giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng là
chưa đầy đủ.


Cần bổ sung hai nguyên tắc này:

+ Công khai, minh bạch, có sự tham gia và đồng thuận (theo đa số) của
cộng đồng dân cư sở tại.
+ Theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt, để tránh chuyển đổi rừng tùy tiện.
-

Hầu hết các hành vi khai thác rừng trái phép đều bị xử phạt hành chính. Về
trách nhiệm hình sự, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sđ, bs 2009) quy định: Điều
175. Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng , Điều 176. Tội
vi phạm các quy định về quản lý rừng. Tuy nhiên hành vi đó phải đáp ứng
điều kiện phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hoặc

đã bị kết án chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì mới phải chịu trách
nhiệm hình sự. Như vậy, trách nhiệm này cũng ở mức độ nhẹ như bị phạt
tiền, cải tạo không giam giữ; nghiêm trọng lắm mới bị phạt tù. Chế tài xử lý


vi phạm pháp luật về bảo vê và phát triển rừng như vậy vẫn chưa đủ mạnh
để ngăn chặn các hành vi vi phạm.


-

-

Cần tăng nặng trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi vi phạm về bảo vệ
và phát triển rừng.

Nhóm cũng đồng tính với ý kiến của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên rằng quy
định pháp luật tách rừng làm kinh tế và rừng phòng hộ riêng là một sai lầm
nghiêm trọng. Rừng sản xuất khi nằm riêng ra, đến mùa sản xuất phải chặt
trắng để trồng lại. Trong thời gian chờ cây lớn lên phải rất lâu.
 Rừng phòng hộ phải kết hợp từ trên núi cho đến biển cả, làng mạc, đô
thị. Đã là đất rừng, cả rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hay rừng kinh tế
cần phải kết hợp. Rừng phòng hộ thì cứ 1 ha đất chỉ cần dành trồng 500
cây lim, gụ, táu, lát… Còn 1.000 cây nguyên liệu là keo. Cứ đan xen với
nhau thì lúc nào cũng có rừng khai thác và phòng hộ cho các đời con
cháu. Đây cũng là điều kiện để đồng bào xóa đói giảm nghèo, vươn lên
làm giàu.
Có sự mâu thuẫn, chồng chéo giữa Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và một số
luật chuyên ngành như Luật Đất đai và Luật Đa dạng Sinh học, đặc biệt có
một số điểm chưa phù hợp và thiếu cụ thể.

Đối với luật đất đai 2013 và luật bảo vệ và phát triển rừng 2004.
+ Ở Luật đất đai 2013 quy định như sau tại điều 17, Nhà nước trao quyền sử
dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức:giao đất không thu
tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;quyết định cho thuê đất thu
tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời
gian thuê.
+ Điều 6 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng quy định: nhà nước trao quyền sử
dụng rừng cho chủ rừng thông qua các hình thức: giao rừng, cho thuê rừng,
và có thêm quyền sở hữu rừng là rừng trồng
+ Kế hoạch quy hoạch sử dụng đất ở địa phương thì do UBND tỉnh và huyện
thực hiện (căn cứ điều 39, điều 40, Luật đất đai 2013 )
+ Ở điều 17, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 quy định thêm UBND xã ,
phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng của địa phương theo sự hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp
trên trực tiếp
Đối với Luật đa dạng sinh học và Luật bảo vệ và phát triển rừng .
+ Trong Luật đa dạng sinh học 2008 tại điều 16, quy định, Khu bảo tồn bao
gồm: Vườn quốc gia; Khu dự trữ thiên nhiên; Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
Khu bảo vệ cảnh quan.


+ Trong khi trong Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 điều 4 lại quy
định, Khu bảo tồn thiên nhiên gồm: khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh.
Điều này đã dẫn đến tính thiếu thống nhất trong quy định của pháp luật . Dẫn
đến việc áp dụng trong công tác phân loại và bảo vệ rừng gặp nhiều khó
khăn.
 Cần quy định lại việc phân loại khu bảo tồn cho phù hợp giữa Luật đa
dạng sinh học 2008 và Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 . Và quy
định các hình thức giao rừng trong Luật bảo về và phát triển rừng cho
phù hợp với luật đất đai. Về quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển

rừng, cần bãi bỏ quy định trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và
phát triển rừng của UBND cấp xã để phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.

C.

Kết Luận.
Qua những nội dung đã trình bày có thể thấy được tầm ảnh hưởng của
hoạt động khai thác rừng đối với môi trường, từ những hành vi trái pháp
luật, từ lòng tham về vật chất có thể gây ra những hiểm họa lớn trên
phạm vi toàn cầu. Nhóm cũng đã chỉ ra những hạn chế trong quy định
của pháp luật và từ đó trình bày một số kiến nghị nhằm phục hồi nguyên
trạng rừng sau khai thác.
Trồng rừng, bảo vệ rừng chính là hành động tự bảo vệ cuộc sống của
chính mình. Cần nâng cao ý thức cũng như chăm sóc lá phổi của môi
trường luôn khỏe mạnh, để cuốc sống con người luôn trong lành và thế
giới luôn có một màu xanh.


Tài Liệu Tham Khảo
1. Giáo Trình Luật Môi Trường, Đại học Luật – Đại học Huế, Nhà xuất
bản Đại học Huế.
2. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.
3. Luật Đất đai năm 2013.
4. Luật đa dạng sinh học 2008
5. Bộ luật Hình sự năm 1999 (sđ, bs 2009)
6. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03/03/2006 của Chính phủ về
hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004.
7. Quyết định 17/2015 QĐ-TTg, ngày 09/06/2015 của Chính phủ về ban
hành quy chế quản lý rừng phòng hộ.

8. Quyết định 1828/QĐ-BNN-TCLN ngày 11/08/2011 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về công bố số liệu hiện trạng rừng
toàn quốc năm 2010.
9. Quyết định 2089/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/08/2012 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về công bố số liệu hiện trạng rừng
toàn quốc năm 2011.
10. Quyết định 1739/QĐ-BNN-TCLN ngày 31/07/2013 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về công bố số liệu hiện trạng rừng
toàn quốc năm 2012.


Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/07/2014 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về công bố số liệu hiện trạng rừng
toàn quốc năm 2013.
12. Quyết định 3135/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/08/2015 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về công bố số liệu hiện trạng rừng
toàn quốc năm 2014.
13. />14. />15. />16. />11.



×