Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng đến môi trường huyện Nam Giang - Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.76 KB, 17 trang )


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI
THÁC RỪNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG HUYỆN NAM
GIANG - TỈNH QUẢNG NAM
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đậu Thị Hòa
Sinh viên thực hiện : Võ Thị Ny Sa
Lớp : 05CDL2


MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

* Mục tiêu

Trên cơ sở tìm hiểu tình
hình khai thác rừng để
phân tích ảnh hưởng của
hoạt động khai thác rừng
đến hiện trạng môi trường
huyện Nam Giang.

Từ đó đề ra các giải pháp
bảo vệ rừng.
* Nhiệm vụ


Nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn liên quan
đến đề tài.

Tìm hiểu tình hình khai thác
rừng của huyện Nam Giang.

Phân tích những ảnh hưởng
của khai thác rừng đến môi
trường đất, nước, sinh thái.

Đề ra một số phương hướng
và giải pháp nhằm khắc
phục những hiện trạng đó.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ĐỀ TÀI

Phương pháp thu thập và xử lí tư liệu

Phương pháp tổng hợp số liệu

Phương pháp bản đồ

Phương pháp khảo sát thực tế

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN

Môi trường và
ô nhiễm môi trường
Vai trò của rừng
đối với môi trường
Thực trạng
môi trường rừng
Việt Nam Quảng NamMôi trường Ô nhiễm môi trường

Vai trò của rừng đối với môi
trường

Điều hoà không khí, làm sạch
môi trường hấp thụ khí thải
CO2, nhả khí O2 cho bầu khí
quyển, lọc bụi.

Rừng giữ nước vào mùa mưa,
điều hoà nước vào mùa khô,
hạn chế sự xói mòn, rửa trôi do
mưa, vành đai chắn sóng to, gió
lớn gây hại mùa màng và tài
sản của nhân dân.

Rừng là kho tài nguyên vô tận
về tiềm năng động thực vật, nơi
lưu trữ nhiều động thực vật quý
hiếm có giá trị làm dược liệu và
đồ trang sức cho nhân loại.

Rừng là thành phần của vật

chất sống tham gia vào vòng
tuần hoàn vật chất - sinh - địa
hoá trên hành tinh.

Rừng là nguồn cung cấp sản
lượng sinh học sơ cấp và duy trì
thực vật khối trên hành tinh.

CHƯƠNG 2
KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀTÌNH HÌNH KHAI THÁC RỪNG
CỦA HUYỆN NAM GIANG
Điều kiện tự nhiên
.
Điều kiện xã hội
Tình hình khai thác
và sử dụng đất rừng

VỊ TRÍ ĐỊA LÝ

Nam Giang là huyện miền núi
vùng cao của tỉnh Quảng
Nam, cách thành phố Tam Kỳ
120 km về phía Tây Bắc, cách
thành phố Đà Nẵng 80 km về
phía Tây Nam. Ranh giới
hành chính được xác định:

Phía Đông: giáp huyện Đại
Lộc, Quế Sơn.


Phía Tây: giáp Lào.

Phía Nam: giáp huyện Phước
Sơn, tỉnh Kom Tum.

Phía Bắc: giáp huyện Đông
Giang và huyện Tây Giang.

Huyện có 8 xã và một thị trấn,
phân theo 2 vùng:

Vùng cao: La ÊÊ, La Dê, Đắc
Pring, Đắc Pree, Chà Vàl và
xã Zuôih.

Vùng thấp: thị trấn Thạnh
Mỹ, xã Cà Dy và xã Tà Bhing.

B. NỘI DUNG
TÌNH HÌNH KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG CỦA
HUYỆN NAM GIANG
1. Vai trò của rừng đối với môi trường huyện Nam Giang
Rừng không chỉ có giá trị về cung cấp lâm nghiệp mà còn mang tính
đa dạng sinh học cao và đặc biệt là vai trò quan trọng trong việc bảo
vệ đầu nguồn của ba con sông chính là sông Bung, sông Cái và sông
Thanh.
2. Hiện trạng tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 148.316 ha. Trong đó: đất có
rừng: 91.021 ha, đất không có rừng: 57.295 ha.

Độ che phủ gần 49,58%.
Trữ lượng rừng tự nhiên có hơn 14 triệu m3 gỗ và gần 15 triệu ster
tre nứa.
3. Phân chia rừng và đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng

- Đối tượng đặc dụng : 59.773 ha, trong đó đất có rừng là : 44.010 ha

- Đối tượng phòng hộ : 61.490 ha, trong đó đất có rừng là : 33.293 ha

- Đối tượng sản xuất : 27.053 ha, trong đó đất có rừng là : 13.718 ha

B. NỘI DUNG
Chương 3
Ảnh hưởng của hoạt động
khai thác rừng đến
môi trường huyện – những giải pháp bảo vệ rừng
Ảnh hưởng của hoạt động
khai thác rừng đến
môi trường huyện Nam Giang
Những giải pháp
bảo vệ rừng
Môi trường đất Môi trường nước
Môi trường
sinh thái
Đánh giá chung về
tình hình thực hiện
luật bảo vệ
môi trường
và các hoạt động
bảo vệ môi trường

Các giải pháp
đề nghị

B. NỘI DUNG

MÔI TRƯỜNG ĐẤT

* Tốc độ xói mòn và rửa trôi đất

Phụ thuộc vào cấp độ dốc và độ dày tầng đất. Khi phá rừng trên cùng
độ dốc nhưng độ che phủ khác nhau thì lượng đất bị xói mòn cũng
khác nhau. Khi thảm thực vật rừng bị suy giảm thì dẫn đến khi có
mưa thì tốc độ xói mòn diễn ra nhanh làm rửa trôi đất gây bạc màu
đất.

* Suy thoái đất

Do đặc điểm điều kiện tự nhiên, do tác động trực tiếp của con
người. Tốc độ thoái hoá đất nhanh hay chậm phụ thuộc vào độ che
phủ, độ dốc, dòng chảy bề mặt và khả năng chống chọi của đất.

Sự suy thoái đất dẫn đến giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, làm
nghèo thảm thực vật, suy giảm đa dạng sinh học và làm cho quá
trình xói mòn, thoái hoá đất diễn ra nhanh hơn.

B. NỘI DUNG

Ảnh hưởng đến sản xuất
nông nghiệp


Việc chuyển đổi đất rừng
thành đất nông nghiệp,
khai thác tài nguyên rừng
ít được đầu tư trở lại và
việc quy hoạch lại trung
tâm hành chính của
huyện Nam Giang có thể
đưa đến sự chuyển đổi
mục đích sử dụng rừng ở
quy mô lớn hơn.

Điều này không chỉ làm
giảm độ che phủ rừng,
mà còn ảnh hưởng đến
khả năng sử dụng đất của
huyện.

B. NỘI DUNG

Diện tích rừng tự nhiên còn rất
lớn trên 117.258,8 ha chiếm
gần 60% tổng diện tích đất tự
nhiên các xã của huyện Nam
Giang. Với diện tích mênh
mông như vậy, nhưng đất được
sử dụng canh tác rất ít. Đất
canh tác được sử dụng là lúa
nước và các loại hoa màu tập
trung nhiều ở các xã vùng
thấp. Các xã rẻo cao, đất canh

tác chủ yếu là nương rẫy.

Nhìn chung hiệu xuất sử dụng
đất không cao. Năng suất các
loại cây trồng thường thấp, do
kỹ thuật canh tác chưa cao, đất
xấu bạc màu.

B. NỘI DUNG

MÔI TRƯỜNG NƯỚC

* Cân bằng nước mặt – nước ngầm

Ở huyện Nam Giang, trước năm 2000 lớp phủ thực vật ở
đây còn tốt, tầng phong hoá dày, nên khả năng trữ nước
ngầm khá tốt, mực nước ngầm cao. Mùa khô, các dòng
sông suối lớn vẫn duy trì được dòng chảy của chúng và
các dòng sông có nước chảy quanh năm.

Nhưng những năm gần đây, do tình trạng khai thác rừng
quá mức, thảm thực vật rừng suy giảm đã làm tăng tốc độ
dòng chảy mặt, mực nước ngầm bị hạ thấp. Qua khảo sát
thực tế trên địa bàn huyện các giếng đào của dân có độ sâu
từ 7 - 12m, một số giếng đào nhiễm phèn, canxi

B. NỘI DUNG

* Ảnh hưởng đến cường độ chảy nước sông suối


Sông suối ở đây đều có lòng hẹp, trắc diện trẻ, độ dốc
lớn vì vậy, tác dụng xâm thực rất lớn.

Do sự khai thác rừng nên mức độ tập trung nước ngày càng
lớn: trước năm 2000 là 2 m/h, năm 2006 là 4,7 m/h, vận tốc
trung bình của nước chảy năm 2000 ~ 3 m/s, năm 2007 lũ
lớn 4 m/s.

Mùa mưa: các trận lũ đột ngột và hung dữ, thường gây nên
hiện tượng lở bờ sông suối, phá hoại giao thông và các công
trình thuỷ lợi, lưu lượng dòng chảy lũ cao nhất của sông
Bung lên tới 145 m3/s.

Mùa khô: các sông suối trong vùng cạn dần, làm trơ ra
những tảng đá hoa cương khổng lồ nằm dày đặc dọc theo các
dòng sông suối lớn, việc tưới tiêu cho các vùng đất thấp gặp
khó khăn.

B. NỘI DUNG

MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

* Ảnh hưởng đến giống loài

+ Hệ thực vật

Có 831 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 494 chi, 135 họ,
khu hệ thực vật khá giàu về thành phần loài.

Hiện nay một số loài thực vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng:

có 38 loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam, chiếm 4,6%
tổng số loài được thống kê ở khu BTTN Sông Thanh. Theo sách
đỏ thế giới IUCN khu hệ thực vật Sông Thanh có 21 chiếm
2,5%.

+ Hệ động vật

Khu bảo tồn đã thống kê được 301 loài động vật có xương sống
ở cạn và 25 loài cá nước ngọt trong các hệ sông khu vực.

Hiện nay, tình trạng nguồn lợi đang bị suy thoái do diện tích
rừng tự nhiên đang bị giảm sút.

B. NỘI DUNG

* Ảnh hưởng đến nguồn gen

+ Hệ thực vật

Đã phát hiện được 23 loài thực vật đặc hữu hẹp của Việt
Nam, chiếm tỷ lệ 2,8% tổng số loài được thống kê trong khu
bảo tồn. Trong đó, đáng chú ý nhất là các loài: Trầm dó, Pơ
mu, Lát hoa, đang có nguy cơ bị tiêu diệt.

+ Hệ động vật

Theo danh lục động vật khu vực Sông Thanh - Đắc Pring, có
53 loài động vật quí hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam, 28
loài có tên trong sách đỏ thế giới IUCN. Trong đó nhóm
đang nguy cấp (E) có 10 loài, chúng là những loài chim, thú,

bò sát đang cần được bảo tồn quan trọng không những cho
Việt Nam mà còn cho cả khu vực Đông Nam Á và thế giới.

* Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Có 2 phân khu hệ sinh thái và theo kết quả điều tra thì thảm
thực vật rừng được chia thành các kiểu rừng chính và phụ,
các kiểu rừng này ít nhiều chịu tác động của các hoạt động
khai thác rừng.


CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ RỪNG

* Phương pháp quản lý bảo vệ môi trường huyện Nam Giang.

* Quy hoạch cụ thể ba loại rừng đến cấp xã và tiến hành đánh
giá tổng hợp để xác định giải pháp sử dụng, bảo vệ và phát
triển rừng, tài nguyên rừng một cách hợp lí.

* Các giải pháp lâm sinh trong bảo vệ và phát triển vốn rừng.

* Đẩy mạnh công tác giao đất lâm nghiệp.

* Giải pháp đối với canh tác nương rẫy.

* Thực hiện các biện pháp tiết kiệm và tìm vật liệu thay thế gỗ,
củi.

×