Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

báo cáo thực tập “phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công Ty Cao Su ChưPrông.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.71 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Sự cần thiết nghiên cứu đề tài:

Từ những năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây nền kinh tế thế giới đã và đang có sự
chuyển mình phát triển tiến bộ vượt bậc. Tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật ngày
càng cao, nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt làm thay đổi cả bộ mặt
thế giới cùng với đó là quá trình hội nhập, giao lưu và hợp tác cùng tiến bộ của các
nước trên thế giới, đó là quá trình toàn cầu hoá, là sự cạnh tranh khốc liệt.
Ở Việt Nam, tháng 12/1986 Đại hội toàn quốc lần thứ VI Đảng cộng sản Việt Nam
thông qua đường lối đổi mới và mở rộng cửa nền kinh tế. Đất nước ta từ một nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trải qua hơn 20 năm thực hiện đường
lối đổi mới phát triển kinh tế, nền kinh tế Việt Nam tiến lên một tầm cao mới, tầm
cao của công cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên nền tảng vững chắc về
kinh tế và cơ sở vật chất. Đứng trước những cơ hội và thách thức của quá trình gia
nhập WTO thì đối với mỗi doanh nghiệp khi mà sự bảo hộ của Nhà nước ngày càng
giảm dần do vậy các doanh nghiệp cần phải tăng tính tự lập, chủ động sáng tạo tìm
ra con đuờng kinh doanh đúng hướng cho doanh nghiệp mình.
Công ty cao su Chưprông thành lập ngày 3/2/1977 nằm trên địa bàn 11 xã thuộc
huyện Chưprông - tỉnh Gia lai. Công ty cao su Chưprông thuộc Tập đoàn công
nghiệp cao su Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh
doanh với chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh mủ cao su. Trong điều kiện sản
xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi công ty
phải tìm mọi biện pháp để kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Điều này chỉ
thực hiện được trên cơ sở phân tích kinh doanh. Thông qua việc phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh sẽ giúp cho các nhà quản lý thấy được đúng các mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố nội tại hay hiệu quả của vốn, lao động, chi phí và khả năng
tạo lợi nhuận của chúng trong quá trình hoạt động, qua đó xác định được phương
hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn


nhân tài vật lực của công ty.
Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng của hoạch định, phân tích, đánh giá hiệu
quả kinh tế đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với những
đặc điểm nêu trên nên tôi thực hiện đề tài: “phân tích tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh tại Công Ty Cao Su ChưPrông.”

1


2. Mục tiêu nghiên cứu

• Mục tiêu cụ thể 1: Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cao
su Chưprông.
• Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty.
• Mục tiêu cụ thể 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu

• Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chưprông.
4. Phạm vi nghiên cứu

• Không gian : trên toàn thị trường tiêu thụ của công ty cao su ChưPrông
• Thời gian nghiên cứu: 3 năm gần đây nhất 2013-2015.
• Thời gian thực tập: 2 tháng 02/2016 – 04/2016.

5. Phương pháp nghiên cứu

• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp : Thu thập số liệu thông qua báo cáo
tài chính, các chứng từ, hóa đơn của công ty cao su Chưprông – Gia Lai

trong 3 năm 2013-2015
• Phương pháp ma trận SWOT:
- Mục đích: Sử dụng phương pháp phân tích ma trận SWOT để phân tích các
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và
bản thân công ty để từ đó đưa ra một số chiến lược và đề xuất nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tiếp theo.

• Phương pháp xử lý số liệu

- Phân loại số liệu thành các nhóm chỉ tiêu : diện tích, năng suất, sản
lượng,chi phí, doanh thu, lợi nhuận…
- Dùng phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu.

2


6. Cấu trúc

• Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH 1 Thành viên Cao Su ChưPRông
• Chương 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cao Su
ChưPrông.
• Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao tình hình hoạt động kinh
doanh công ty Cao su ChưPrông.

3


CHƯƠNG 1: Tổng quan về công ty TNHH 1 Thành viên Cao Su
ChưPRông
1. Sơ lược về công ty Cao Su ChưPrông.

Tên công ty: CÔNG TY TNHH 1 Thành viên CAO SU CHƯPRÔNG
Tên giao dịch nước ngoài: CHUPRONG RUBBER COMPANY
Địa chỉ: huyện Chưprông - tỉnh Gia lai
Điện thoại: (059) 3843062
Fax: (84-059) 3 843062
Web:

• Công ty thành lập năm 1977, là doanh nghiệp Nhà Nước có vốn đăng ký:
147 tỷ đồng
• Lĩnh vực, nghành nghề kinh doanh:
+ Trồng cây cao su công nghiệp, chế biến cao su – nguyên liệu thô
+ Trồng cây cà phê công nghiệp, chế biến cà phê – nguyên liệu thô
+ Trồng và bán cây giống cao su, cà phê
4


+ Xuất khẩu: mủ cao su và các sản phẩm chế biến từ mủ cao su, sản phẩm gỗ
cao su, cà phê…
+ Nhập khẩu: vật tư, thiết bị sản xuất , chế biến kinh doanh cao su, các mặt
hàng tiêu dùng thiết yếu…
+ Sản xuất phân hữu cơ vi sinh
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH 1 thành viên cao su
Chưprông
Công ty cao su Chưprông được thành lập sau ngày thống nhất đất nước, đội ngũ cán
bộ, công nhân của công ty nguyên là cán bộ Nông trường Đồng Giao của tỉnh Hà
Nam Ninh. Ngay từ đầu đặt chân lên đây với 55 cán bộ và 3400 người từ tỉnh Hà
Nam đi xây dựng kinh tế mới, nhiệm vụ chủ yếu là: Xây dựng kinh tế kết hợp với
an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế trong vùng. Nông trường cao su Chưprông
trước kia nay là công ty cao su Chưprông nằm trên địa bàn 11 xã của huyện
Chưprông , tỉnh Gia Lai.

Ngày 03/02/1977 Tỉnh Gia Lai thành lập nông trường quốc doanh cao su Chưprông,
lấy cây cao su làm chủ lực phát triển kinh tế. Vì thiếu vốn đầu tư, thiếu kinh nghiệm
cho nên thời gian đầu công việc trồng và chăm sóc cây cao su còn gặp rất nhiều khó
khăn, vừa làm vừa học tập, hiệu quả đạt được chưa cao. Được sự quan tâm, tạo điều
kiện giúp đỡ của các ban ngành trong tỉnh, huyện, ngày 26/05/1988 Nông trường
cao su Chưprông chuyển giao về Tổng cục cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn công
nghiệp cao su Việt Nam), được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư
đúng mức, cùng với sự thay đổi của đất nước với cơ chế mới, với sự sắp xếp lại các
doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định 388 của Chính phủ, Công ty cao su
Chưprông được thành lập theo quyết định thành lập số 157/NNTCCB/QĐ ngày
04/03/1993 do Bộ nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm cho phép thành lập (nay
là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) với số vốn ngân sách khiêm tốn hơn 8
tỷ đồng. Tính đến nay với tài sản hơn 200 tỷ đồng gấp 30 lần khi thành lập lại.
Qua hơn một phần tư thế kỷ xây dựng và phát triển công ty đã đạt được những
thành tích đáng kể và những thành tựu về kinh tế - xã hội nhất định. Qua quá trình
hình thành và phát triển với một thời gian không phải là dài, song với sự lãnh đạo
hiệu quả của Ban lãnh đạo, sự đoàn kết nỗ lực của tập thể thế hệ cán bộ công nhân
viên, sự giúp đỡ, tin tưởng của cán bộ và nhân dân địa phương đã đưa công ty vững
bước tiến vào thế kỷ XXI. Từng bước thực hiện việc hiện đại hóa quy trình công
nghệ, theo tiến độ cho sản phẩm của vườn cây cao su nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, hiện nay công ty đã có nhà
máy sơ chế công suất chế biến là 3.500 tấn /năm. Nhờ sức sáng tạo và năng động
của đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty cao su Chưprông luôn coi khách hàng là
5


bạn đồng hành, vì thế đã tạo cho công ty một thị trường trong nước tương đối ổn
định, và cũng đã thâm nhập thị trường ngoài nước và được đánh giá cao như: Trung
Quốc, Đông Âu….Mục tiêu cơ bản của công ty theo phương châm “ Công nhân
giàu, công ty mạnh”, vì thế đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên

trong toàn công ty ngày càng được nâng cao, tạo được tâm lý ổn định, yêu nghề,
yêu công ty và có trách nhiệm với công việc. Đồng thời góp phần ổn định đời sống
xã hội trong vùng, cải thiện môi trường, thực hiện chiến lược phủ xanh đất trống đồi
trọc bằng cây cao su, giữ vững trật tự an ninh quốc phòng trên địa bàn.
1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý của công ty TNHH 1 Thành viên cao
su Chưprông
1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được bố trí theo sơ đồ sau:

BAN GIÁM ĐỐC
P. Kế toán
Tài vụ
P.Kế hoạch
Vật tư
P. Nông nghiệp
P.Tổ chức
Hành chính
Ban bảo vệ
NT
Đoàn
Kết
NT
Thống
Nhất
NT
6


Suối


XN chế
Biến
Gỗ
NT
Thanh
bình
XN chế
Biến
Vận
Tải
NT
Hòa
bình
XN
Cây giống
Phân bón
Tổ
Tổ
Đội
Đội
Đội
Đội
Đội
7


Tổ

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Ghi chú:


Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng

(Nguồn Phòng quản lý nhân sự)
1.3.2 Chức năng các bộ phận của công ty
+ Giám đốc: Là người chỉ huy cao nhất, điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty.
+ Phó giám đốc: Tham mưu giúp việc cho giám đốc và trực tiếp quản lý, phụ trách
công tác tài chính, an toàn lao động, hành chính, giải quyết công việc khi giám đốc
đi vắng.
+ Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ quản lý, điều phối lao động một cách
hợp lý và hiệu quả, đồng thời tiếp nhận xử lý các thông tin liên lạc.
8


+ Phòng kế toán tài vụ: Theo dõi công tác tài chính toàn công ty từng tháng, quý,
báo cáo tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh lãi, lỗ của công ty cho ban giám
đốc để giải quyết.
+ Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, dự trù mua bán các
loại vật tư, cung cấp đầy đủ kịp thời, đảm bảo tiến độ sản xuất.
+ Phòng kỹ thuật nông nghiệp: Chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật vườn cây của
công ty, kiểm tra và theo dõi tay nghề của công nhân.
+ Ban bảo vệ: Có nhiệm vụ giữ gìn, bảo vệ tài sản của công ty cũng như tình hình
an ninh trật tự trên địa bàn, xây dựng kế hoạch huấn luyện quân sự.
+ Các nông trường: Trực tiếp chỉ đạo và hướng dẫn cho các tổ sản xuất và các đội
sản xuất.
+ Các xí nghiệp: Có nhiệm vụ sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ và mủ cao su.
+ Các Tổ, Đội: Có nhiệm vụ khai thác sản xuất theo kế hoạch của công ty.
1.3.3 Tổ chức bộ máy công đoàn

Công đoàn là tổ chức được thành lập với chức năng bảo vệ quyền lợi cho
người lao động, mọi quyền và nghĩa vụ của công nhân công ty được công đoàn
đứng ra bảo vệ trên nguyên tắc của luật pháp. Quyền được khiếu nại hay giải quyết
các nhu cầu chính đáng của người lao động do công đoàn đứng ra chỉ đạo và thực
hiện. Trong thời gian qua tổ chức công đoàn của công ty luôn phát triển vững mạnh
cả về chất và lượng thể hiện rõ ràng qua đời sống của người lao động ngày càng
được cải thiện và nâng cao, luôn thể hiện tính công bằng trong phân phối thành quả
lao động của công ty tới tay người lao động.

1.4 Một vài nét sơ lược về điều kiện tự nhiên công ty TNHH 1 Thành viên
cao su Chưprông.
1.4.1 Vị trí địa lý
Công ty TNHH 1 thành viên cao su Chưprông đứng chân trên địa bàn huyện
Chưprông, tỉnh Gia Lai. Chưprông là một huyện miền núi có vị trí chiến lược rất
quan trọng về an ninh quốc phòng, giáp ranh với Campuchia về phía Tây, địa hình
Công ty cao su Chưprông tương đối phức tạp.
+ Phía Đông giáp với huyện Chư Sê.
9


+ Phía Tây giáp với huyện Đức Cơ, Công ty cao su Đức Cơ.
+ Phía Nam giáp với xã IaPúch, IaPia thuộc huyện Chưprông.
+ Phía Bắc giáp với nông trường chè Bàu Cạn thuộc huyện Chưprông.
Công ty cao su Chưprông cách thành phố Pleiku 20 km, chiều dài từ Bắc
xuống Nam là 25 km, từ Đông sang Tây là 26 km.
Địa hình công ty nhìn chung không bằng phẳng, nhiều đồi và thung lũng, thấp dần
từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Có độ cao so với mặt nước biển là 450m – 550m.
Loại đất bằng phẳng chiếm 2,5% chủ yếu tập trung ở khu đông dân cư.
1.4.2 Khí hậu, thời tiết
Khí hậu của Công ty chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao, nằm trong khu vực

nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 2 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.
+ Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
Nhìn chung tình hình khí hậu thời tiết ở Công ty rất phù hợp với việc phát triển sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt là ngành trồng trọt mà điển hình là: cao su, cà phê,…Tuy
nhiên, ở đây lượng mưa phân bổ không đồng đều trong năm, mùa mưa tập trung
70% - 80% lượng nước trong năm gây hiện tượng thừa nước, xói mòn và rửa trôi
đất, thường tháng 7, 8 công nhân phải nghỉ cạo, có cạo không thu được mủ, mưa
nhiều gây nên bệnh cho cây cao su như: loét miệng cạo, héo đen đầu lá và làm rụng
lá làm cho vườn cây suy kiệt, cũng trong mùa mưa kèm theo gió xoáy làm gẫy đổ
cây cao su làm cho năng suất và sản lượng mủ cao su giảm đáng kể, ngược lại đầu
năm nắng nóng kéo dài gây thiếu nước thường làm cho cây trồng khô héo và giảm
năng suất trong giai đoạn này. Đây là vấn đề cần khắc phục trong sản xuất của công
ty.

1.4.3 Thủy văn
- Nước mặt: Công ty cao su Chưprông nằm trong lưu vực sông Mêkông có lưu
lượng dòng chảy trung bình 21- 24 l/s/km2. Điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên có
ảnh hưởng rất lớn đến vùng này. Mật độ sông suối khá dày và phân bố tương đối
đều, tạo nên hệ thống nước mặt tương đối đa dạng và phong phú.
- Nước ngầm: Bên cạnh nguồn nước mặt, địa bàn Công ty còn có nguồn nước ngầm
phong phú, do tính chất tầng lớp đất đá, có chứa nhiều lỗ hổng nên lưu lượng nước
ngầm khá cao và phân bố rộng khắp các khu vực sông suối.
10


Nhìn chung điều kiện thủy văn là một yếu tố thuận lợi quan trọng cho việc sản xuất
nông nghiệp.
1.4.4 Điều kiện thổ nhưỡng
Đất đai ở đây được hình thành từ quá trình phong hóa Feralit trên nền đất bazan, kết

hợp với sự hội tụ từ những vùng cao do quá trình rửa trôi, nên cũng rất thuận lợi
cho việc trồng cây lương thực và hoa màu. Nhìn chung điều kiện thổ nhưỡng ở
Công ty rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt. Tầng lớp đất nâu đỏ có diện tích
khá lớn chiếm 92,78%, tầng lớp đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan có thuộc tính lý
hóa như sau:
- Lý tính: Thành phần cơ giới nặng, có tỷ lệ sét 35 – 56%. Kết cấu viên, độ tơi xốp
khá, mức độ giữ nước và thoát nước tốt.
- Hóa tính: + pH
+ Mùn

: 4,3 – 5,2
: 2,6 – 4,4%
(Nguồn phòng khí tượng huyện ChưPRông-2015)

1.5 Các nguồn lực chủ yếu của công ty Cao Su ChưPrông
1.5.1 Cơ sở hạ tầng:
Với hơn 2.000 cán bộ, công nhân với 9.000ha cao su trải dài dọc miền biên giới,
gần 500ha cà phê với 5 nông trường: Thống Nhất, Thanh Bình, Đoàn Kết, Suối Mơ,
Hòa Bình và nhiều xí nghiệp trực thuộc, trong đó có nhà máy chế biến mủ cao su
công suất trên 7.000 tấn/năm; 1 nhà máy chế biến phân hữu cơ vi sinh công suất
5.000 tấn/năm. Công ty luôn bảo tồn và phát triển được vốn sản xuất kinh doanh.
Công ty đầu tư hàng chục tỷ đồng làm 100km đường cấp phối, 19km đường nhựa,
10km đường điện trung hạ thế, trung tâm y tế 30 giường bệnh rồi trường học từ thị
trấn đến các buôn làng cho bà con.

1.5.2 Nguồn nhân lực
Hiện nay công ty có 3600 lao động, với trên 1500 công nhân là người Ja Rai ở 42
buôn của 11 xã trong huyện, chiếm 40% tổng số công nhân của công ty. Riêng ở
Nông trường Hòa Bình, có đến gần 92% công nhân là người Ja Rai hoặc ở Nông
trường Suối Mơ, tỷ lệ này là 77%. Với gần 50% lao động là đồng bào dân tộc thiểu

số nên nguồn lao động trẻ, rẻ , dẫn đên chi phí thấp . Tuy nhiên bên cạnh đó việc sử
dụng người lao động là là người dân tộc thiểu số, trình độ học vấn chưa cao nên
trình độ kĩ thuật chuyên môn thấp, dẫn tới năng suất chưa cao. Hiện công ty đang
11


đào tạo, tuyển dụng các nhân công có trình độ cao hơn. Sử dụng các kĩ sư nông
nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở lên nâng cao chất lượng và năng suất
của sản phẩm.
Cơ cấu nhân sự:
Bảng 1.5 Cơ cấu nhân sự công ty năm 2014
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kế toán tài vụ
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng kỹ thuật nông nghiệp:
Ban bảo vệ

Số lượng
1
1
3
3
2
5
3

Trình độ
Đại học

Đại học
Đại học, cao đẳng
Đại học , cao đẳng
Cao đẳng
Trung cấp, cao đẳng
9/12 trở lên

Nguồn Phòng tổ chức hành chính-nhân sự CTCS CPR_năm 2014
1.6 Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH 1 thành viên Cao Su Chưprông.
1.6.1 Chức năng của công ty
+ Khai hoang , trồng trọt, khai thác, chế biến, tiêu thụ cao su, cà phê.
+ Công nghiệp phân bón.
+ Khai thác chế biến gỗ.
+ Thương nghiệp buôn bán.
1.6.2 Nhiệm vụ chủ yếu của công ty:
+ Công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật về điều lệ tổ chức hoạt động do
Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phê duyệt cụ thể là:
+ Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp mục tiêu, nhiệm vụ mà Tập đoàn công ty giao
cho.
+ Thực hiện nộp thuế theo luật định, nộp báo cáo thống kê theo pháp lệnh kế toán
thống kê, báo cáo thường xuyên, định kỳ theo chế độ nhà nước quy định.
+ Thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của Bộ Lao động…tạo công
ăn việc làm và từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho toàn thể cán bộ công
nhân viên trong toàn công ty, đồng thời giúp đồng bào dân tộc ít người định canh,
định cư, làm trung tâm hạt nhân hướng dẫn, đầu tư, kỹ thuật phát triển cao su nhân
dân trong vùng.

12



+ Kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội trên
địa bàn.

CHƯƠNG 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty TNHH 1
thành viên Cao Su ChưPrông.

2.1 Kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
TNHH 1 thành viên cao su ChưPrông
2.1.1 Thị trường của công ty TNHH 1 thành viên Cao Su ChưPrông
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải
quan tâm đến vấn đề là làm như thế nào để tiêu thụ sản phẩm, doanh thu đạt được và lợi
nhuận tối đa…Tất cả những vấn đề này đều chịu ảnh hưởng của nhân tố thị trường do đó
thị trường là mục tiêu để các doanh nghiệp phải tìm hiểu, nghiên cứu, thông qua đó các
13


doanh nghiệp sẽ xây dựng các phuơng án chiến lược sản xuất đúng đắn trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Nắm bắt và tiếp cận thị trường nhanh chóng là cơ sở để
các doanh nghiệp lập kế hoạch sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm. Một khi thị
trường được nghiên cứu xem xét kỹ càng thì các doanh nghiệp có thể nhận biết được khả
năng thích ứng của thị trường với sản phẩm của chính doanh nghiệp mình, từ đó có thể
tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả hơn, đáp ứng được
nhu cầu của thị trường và nhu cầu của xã hội.
Đối với công ty TNHH 1 thành viên cao su Chưprông thị trường tiêu thụ
sản phẩm luôn là vấn đề mà các nhà lãnh đạo quan tâm nhằm triển khai phát triển thị
trường ngày càng rộng lớn trong nước và thế giới.
Thị trường chủ yếu của công ty là bán nội địa cho các doanh nghiệp công nghiệp hóa
chất sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Công ty cao su Đà Nẵng là một bạn hàng lớn
truyền thống cùng gắn bó với công ty ngay từ những ngày khai thác dòng nhựa đầu tiên.
Hàng năm công ty này tiêu thụ gần 80% sản lượng sản xuất của công ty. Sản phẩm của

công ty chỉ tham gia xuất khẩu và ủy thác xuất khẩu khi mức tồn kho vượt định mức,
thông qua 2 kênh đó là: Phòng xuất nhập khẩu của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt
Nam, các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu qua các hợp đồng UTXK và xuất khẩu
trực tiếp cho doanh nghiệp nước ngoài.. Tuy sản lượng hiện tại chưa nhiều chỉ chiếm
20,22% tổng sản phẩm tiêu thụ của công ty nhưng công ty cũng coi việc xuất khẩu sản
phẩm là thị trường tiềm năng trong khi ngành công nghiệp cao su của ta chưa đủ mạnh để
sử dụng hết nguyên liệu này. Luôn giữ vững khách hàng truyền thống và mở rộng thị
trường trong nước, quốc tế, “ Công ty TNHH 1 thành viên cao su Chưprông niềm tin
của khách hàng” là khẩu hiệu mà toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty luôn
phấn đấu để thực hiện. Do vậy, sản phẩm của công ty luôn được khách hàng tín nhiệm và
có uy tín khi bán đúng chủng loại, phẩm chất, chất lượng và trọng lượng, đặc biệt là biết
lắng nghe ý kiến phản hồi và góp ý từ phía khách hàng để ngày càng nâng cao chất lượng
sản phẩm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chính vì thế sản lượng hàng
năm của công ty đều được bán với giá cao hơn và sản lượng tồn kho thấp hơn so với một
số công ty đứng chân trên địa bàn.
Bảng 2.1: Tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2015
Chỉ tiêu
Tổng

KL (tấn)
7207

Giá trị (Trđ)
478.832,85

Tỷ lệ (%)
100,00
14



1. Trong nước
1.1 Công ty cao su Đà Nẵng
1.2 Thị trường khác
2. Xuất khẩu,UTXK
2.1 Trung Quốc
2.2 Thị trường khác

5607
5575
32
1600
523
268

182.773,70
181.730,58
1.043,12
56.642,72
27.155,07
9.487,66

77,80
77,36
0,44
22,20
13,48
8,72

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông


• Ta thấy rằng thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Trung Quốc, chiếm
13,48% tổng sản phẩm tiêu thụ và Trung Quốc được coi là thị trường tiềm năng
của công ty trong lĩnh vực xuất khẩu, là một thị trường có nhu cầu về sản phẩm cao
su lớn. Tuy nhiên do tình hình chính trị nên thị trường Trung Quốc biến động liên
tục, làm ảnh hưởng rất lớn đến nghành cao su nói chung và công ty nói riêng, nên
công ty cần có chính sách phù hợp. Ngoài ra thì công ty cũng đang xúc tiến mở
rộng thị trường sang các nước khác như Thái Lan, Malaysia, tuy sản lượng xuất
khẩu còn chưa nhiều (8,72%) song cũng hứa hẹn được mở rộng trong thời gian tới.
2.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản
phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh
nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với
sản lượng. Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc
những mục tiêu cụ thể. Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu
tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó. Và bảng 2.2 sẽ cho chúng ta
thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2013-2015 như
sau:
Bảng 2.2: Tình hình Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận của công ty
trong 3 năm 2013-2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2013

2014

2015

Doanh thu


126.129

198.668

239.416

Giá bán

22,39

29,81

33,22

Chi phí khả biến

61.491

92.174

124.192

15


Chi phí bất biến

14.871

23.423


28.227

Lợi nhuận

49.767

83.072

86.998

Số dư đảm phí

11,5

13,4

11,2

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông

• Dựa vào bảng sau ta thấy được doanh thu của công ty trong 3 năm qua đều
tăng, bình quân 37,77%/năm. Tuy thị trường cao su hiện nay gặp nhiều khó
khăn nhưng công ty đã có những giải pháp để cải thiện tình hình nên doanh
thu vẫn tăng. Tuy nhiên so với năng lực công ty thì với mức tăng bình quân
này là chưa cao. Công ty cần đưa ra các giải pháp, chiến lược đúng đắn để
doanh thu được nâng cao hơn.
• Chi phí của công ty trong 3 năm qua cũng tăng dần, đặc biệt là chi phí khả
biến . Về quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng và phát
triển, năng suất, sản lượng, diện tích không ngừng được nâng cao, diện tích

cao su kinh doanh bình quân tăng 15,54%, sản lượng khai thác 12,38%, sản
lượng cao su chế biến 13,04%. Do đó việc chi phí tăng dần là điều dễ hiểu
nhưng công ty cũng cần phải xem xét kĩ chỉ nên tăng một số chi phí cần thiết
và nên cắt giảm các chi phí không cần thiết.
• Lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua đều được nâng cao, lợi nhuận thu
được năm 2014 tăng 68,14% so với năm 2013, và năm 2015 tăng 1,59% so
với năm 2014, bình quân tăng 30,70%/năm. Tuy nhiên, lợi nhuận mà công ty
đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty, qua phân tích các
nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ta thấy lợi nhuận chịu ảnh hưởng rất lớn của
yếu tố doanh thu (sản lượng và giá thành), nên công ty có thể mở rộng hoạt
động sản xuất của mình theo chiều rộng, giảm chi phí để có thể tăng lợi
nhuận và tạo thêm công ăn việc làm cho lượng lao động dư thừa ở địa bàn.
2.1.3 Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh công ty
Tỷ suất sinh lời trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ cho chúng ta đánh giá một
cách tổng quát nhất về tình hình các chỉ tiêu chi phí, thu nhập của công ty và các tỷ số
giữa chúng. Bảng 2.3 sẽ cho chúng ta thấy một cách tổng quát nhất về hiệu quả trong
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2013-2015

16


Bảng 2.3: Tỷ suất sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh công ty
trong 3 năm

So sánh 2014/2013
Chỉ tiêu

ĐVT

2013


2014

2015

Tuyệt
đối

%

So
2015/2014
Tuyệt
đối

sánh

%

Doanh thu

Trđ

126129

198668

239416

72539,01 57,51


40748,31 20,51

Chi phí

Trđ

76361,9

115597

152419

39234,58 51,38

36822,06 31,85

Lợi nhuận

Trđ

49767,2

83071.6

86997.9

33304,43 66,92

3926,26


4,73

lần

1,65

1,72

1,57

0,07

4,05

-0,15

-8,60

lần

0,39

0,42

0,36

0,02

5,97


-0,05

-13,10

lần

0,65

0,72

0,57

0,07

10,27

-0,15

-20,57

Doanh thu /
Chi phí
Lợi nhuận /
Doanh thu
Lợi nhuận /
Chi phí

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông


17


Bảng trên đã cho thấy các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và chi phí của công ty
đều tăng qua các năm . Xét về các chỉ tiêu tỷ số ta thấy như sau:
* Tỷ số Doanh thu / Chi phí: Nhìn vào bảng số liệu 2.3 ta thấy rằng doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh là có hiệu quả khi doanh thu thu được luôn lớn hơn chi phí đã
bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Tỷ số doanh thu/chi phí năm 2014 tăng 4,05% so với năm
2013, tuy nhiên tỷ số này đến năm 2015 đã giảm 0,15 lần tức 8,60% so với năm 2014,
điều này cho thấy nhịp điệu tăng doanh thu trong năm này đã thấp hơn so với mức tăng
của chi phí, điều này được giải thích là do giá cả các yếu tố đầu vào đều tăng, trong năm
này công ty đã bắt đầu đưa vào khai thác mới diện tích các vườn cây đã qua thời kỳ
KTCB với một diện tích khá lớn: 931,85 ha. Chính điều này đã thúc đẩy chi phí của công
ty lên cao do việc mua sắm các thiết bị dụng cụ phục vụ cho công tác khai thác, công tác
chăm sóc và bảo vệ vườn cây, công tác làm đường giao thông, chi phí khấu hao phân
bổ… đây là nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy chi phí lên cao trong khi sản lượng khai
thác mở miệng vườn cây là rất thấp.
* Tỷ số Lợi nhuận / Doanh thu: Ta thấy rằng tuy công ty đã đạt được những hiệu
quả rất lớn cụ thể cứ 1 đồng doanh thu thu được trong năm thì có từ 0,36 – 0,42 đồng lợi
nhuận (trước thuế) nhưng tỷ số này biến động tăng giảm thất thường, không đồng bộ. Nếu
như năm 2014 tăng được 5,97% thì đến năm 2015 lại giảm đi 0,05% so với năm 2014, điều
này được giải thích là mặc dù sản xuất kinh doanh vẫn có lãi nhưng nhịp điệu tăng giảm
của doanh thu chậm hơn so với sự tăng lên của chi phí. Do đó các nhà quản lý cần phải có
những giải pháp tích cực hơn nữa trong việc cắt giảm chi phí tối thiểu tăng doanh thu và lợi
nhuận tối đa cho công ty mình.
* Tỷ số Lợi nhuận/Chi phí : Tỷ số Lợi nhuận/Chi phí năm 2014 tăng 0,07 lần
tức 10,27% so với năm 2013, tuy nhiên đến năm 2015 lại giảm 20,57%, mặc dù vậy kết
quả sản xuất kinh doanh của công ty vẫn có lãi, năm này ta thấy cứ một đồng chi phí bỏ
ra thì công ty thu được 0,57 đồng lợi nhuận.


18


2.1.4 Phân tích điểm hòa vốn của công ty trong 3 năm 2013-2015
Qua phân tích mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty ta thấy
có một vấn đề đặt ra trong quá trình phân tích và định hướng hoạt động sản xuất của công
ty là tìm ra được điểm hòa vốn của công ty, nghĩa là tại điểm nào thì công ty có thể có
doanh thu đủ để bù đắp các khoản chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả cao nhất. Muốn
vậy ta phải tiến hành phân tích điểm hòa vốn của công ty với các chỉ tiêu cơ bản sau: Sản
lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn và doanh thu an toàn.
Dựa vào bảng số liệu 2.2 ta tổng hợp được bảng phân tích điểm hòa vốn của công ty như
sau:
Bảng 2.4: Phân tích điểm hòa vốn của công ty trong 3 năm 2013-2015
Tốc độ tăng, giảm (%)
Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2015

14/1

15/1

3


4

BQ/Năm

Sản lượng HV

Tấn

1296

1466

1766

13,09 20,45 16,71

Doanh thu HV

Tr.đ

29.019

43.695

58.651

50,57 34,23 42,17

Thời gian HV


Ngày

83

79

88

-4,41

Doanh thu An toàn

Tr.đ

97.110

154.973

180.765

59,59 16,64 36,44

11,38 3,19

Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
* Về sản lượng hòa vốn: Qua bảng 2.4 ta thấy sản lượng hòa vốn của công ty trong
các năm đều khá thấp và có sự biến đổi tăng qua các năm, bình quân 16,71%. Tại năm
2013 công ty có mức sản lượng hòa vốn thấp nhất với 1296 tấn mủ cốm cao su và tại năm
2015 công ty có mức sản lượng hòa vốn cao nhất 1766 tấn mủ cốm cao su. Tại mức sản
lượng hòa vốn công ty không lời cũng không lỗ và muốn có lợi nhuận thì công ty phải

bán vượt qua điểm hòa vốn và cứ 1kg mủ bán thêm sẽ được lợi nhuận chính bằng số dư
đảm phí. Sản lượng hòa vốn càng thấp thể hiện doanh thu cần đạt được để hòa vốn càng
19


thấp, hay nói cách khác chi phí bỏ ra để hòa vốn thấp từ đó khả năng đạt được lợi nhuận
càng cao. Điều này càng khẳng định những kết luận ở những phần nêu trên đó là hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm đều đạt kết quả tốt.
* Về doanh thu hòa vốn:Doanh thu hòa vốn là tại thời điểm đó doanh thu bằng chi
phí.Nếu doanh thu hòa vốn thấp thì chi phí bỏ ra thấp từ đó khả năng đạt lợi nhuận càng
cao. Doanh thu hòa vốn của công ty qua các năm phụ thuộc vào sản lượng hòa vốn và giá
bán của sản phẩm.
Doanh thu hòa vốn=Sản lượng hòa vốn*Giá bán một sản phẩm
Doanh thu hòa vốn của công ty năm 2013 là 29.019 Tr.đ đến năm 2014 đã tăng lên
43.695 Tr.đ tức tăng 50,57% và đến năm 2015 đã tăng lên 58.651 Tr.đ tức tăng 34,23%.
Nguyên nhân của việc tăng lên này là do sản lượng sản phẩm tăng, điều này phản ánh
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua đều tăng mạnh.
* Về thời gian hòa vốn: Thời gian hòa vốn là thời gian mà công ty thu lại được
doanh thu hòa vốn, nếu thời gian hòa vốn càng ngắn thì khả năng hòa vốn và đạt lợi
nhuận càng cao Ta thấy thời gian hòa vốn của công ty biến động tăng, giảm thất thường
qua các năm. Năm 2013 thời gian hòa vốn là 83 ngày đến năm 2014 giảm xuống còn 79
ngày và nhưng đến năm 2015 lại tăng lên 88 ngày, như vậy có thể thấy rằng thời gian
hòa vốn năm 2014 là ngắn nhất, công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất. Như vậy
trong một kỳ kinh doanh trong năm (369 ngày) công ty chỉ cần 83 ngày năm 2013, 79
ngày trong năm 2014 và chỉ cần 88 ngày trong năm 2015 để đạt được doanh thu hòa vốn
tức là đã bù đắp hết chi phí, phần còn lại sản xuất trong năm là lợi nhuận. Từ kết quả trên
có thể khẳng định công ty cao su Chưprông là công ty hoạt động có hiệu quả.
* Về doanh thu an toàn: phản ánh mức thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu
hòa vốn. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động
sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại. Ta thấy

rằng doanh thu an toàn qua các năm đều tăng bình quân/năm là 36,44%.
* Đồ thị hòa vốn năm 2015:
20


YDT : Tổng doanh thu bán hàng
YDT = 33,22 X
YTC : Tổng chi phí sản xuất
YTC = 28.227 + 17,23 X
X : Số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu th
Biểu đồ 2.1: Đồ thị hòa vốn năm 2015
YHV=58651

Vùng lỗ
28227
YTC = 28227 + 17,23 X

YDT = 33,22 X

Vùng lãi
Doanh thu (Tr.đ)
Sản lượng (tấn)
XHV = 1766

Điểm hòa vốn

21


• Tóm lại: Qua phân tích ta thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất tốt,

sản lượng hòa vốn thấp, thời gian hòa vốn nhanh, độ an toàn trong kinh doanh cao,
công ty cần tích cực phát huy nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận cho doanh
nghiệp mình.

Kết luận: Dựa vào các số liệu trên ta thấy được hiểu quả hoạt động kinh doanh của
công ty qua 3 năm 2013-2015 là khá tốt. Mặc dù trong 3 năm vừa qua, giá thành mủ cao
su xuống thấp khiến cho nhiều Công ty cao su rất khó khăn trong công việc duy trì hoạt
động và Công ty TNHH 1 thành viên Cao su Chư Prông cũng không phải là ngoại lệ. Giá
thành cao su thấp khiến doanh thu thấp nhưng không phải vì thế mà hiểu quả hoạt động
kinh doanh của công ty xuống thấp, công ty vẫn hoạt động khá là tốt. Và sau đây chúng
ta hãy cũng xem rõ nguyên nhân tại sao lại như thế.

2.2 Một số thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty.
2.2.1 Thuận lợi

• Những điểm mạnh – S
22


S1.Vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, nguồn nguyên liệu, lao động…
Như đã phân tích ở chương 1, mục 1.1 (Một vài nét sơ lược về điều kiện tự nhiên công ty
cao su Chưprông.) ta thấy được với điều kiện tự nhiên thuận lợi về vị trí địa lí, giao với nhiều
vùng quan trọng, khí hậu thuận lợi thích hợp trồng cây công nghiệp như cà phê, cao su.
S2. Có bạn hàng tiêu thụ truyền thống.
Ở chương 2, mục 2.1 về thị trường ta đã phân tích Thị trường chủ yếu của công ty là bán
nội địa cho các doanh nghiệp công nghiệp hóa chất sản xuất hàng tiêu dùng trong nước. Công
ty cao su Đà Nẵng là một bạn hàng lớn truyền thống cùng gắn bó với công ty ngay từ những
ngày khai thác dòng nhựa đầu tiên. Hàng năm công ty này tiêu thụ gần 80% sản lượng sản
xuất của công ty.

S3. Nguồn lao động trẻ rẻ.
Như mục 1.4.2 đã nói ta thấy được nguồn nhân lực của công ty có gần 50% lao động là
người đồng bào thiểu số nên nguồn lao động này khá dồi dào và rẻ. Nhưng công ty vẫn đảm
bảo được đời sống của người lao động tốt nhất có thể.
S4. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá tốt.
Từ mục 2.1.2, ta thấy được tình hình doanh thu- chi phí- lợi nhuận của của công ty khá là
tốt, tăng dần qua các năm . Như doanh thu tăng bình quân 37.7%/ năm ; lợi nhuận tăng bình
quân là 30.70%. Mặc dù là kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đều được nâng cao qua các
năm, nhưng con số này chưa phải là con số tốt nhất mà công ty có thể đạt được, chỉ mới dừng
lại ở mức khá tốt mà thôi . Bởi bên cạnh doanh thu –lợi nhuận tăng thì chi phí cũng tăng theo
đặc biệt là chi phí khả biến.Lý do đó chính là do giá cả các yếu tố đầu vào tăng, trong năm
công ty đã bắt đầu đưa vào khai thác mới diện tích các vườn cây đã qua thời kỳ kiến thiến cơ
bản với một diện tích lớn: 931,85 ha. Từ đây khiên chi phí của công ty tăng cao( Điều này đã
được chưng minh ở mục 2.1.3, tỷ số Doanh thu/ Chi phí). Và dựa vào các tỷ số ở mục 2.1.3 ta
thấy được hiểu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chỉ dừng lại ở mức khá tốt mà
thôi. Nên công ty cần đưa ra các chiến lược mới tốt hơn để hoàn thiện hiểu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh.
23


• Cơ hội – O:
O1. Nhà nước đang tạo điều kiện cho ngành phát triển.
Đầu năm 2016, doanh nghiệp (DN) ngành cao su thiên nhiên đón nhận tin vui: Thủ
tướng Chính phủ đồng ý miễn tiền thuê đất đối với diện tích trồng cây cao su tái canh trong
thời gian kiến thiết cơ bản (KTCB) từ năm 2015 đến năm 2020.

Ảnh: Tùng Châu.
Đây như là một liều thuốc trợ lực để DN ngành cao su có sức kháng cự trước rất nhiều khó
khăn bủa vây như hiện nay. Tiền thuê đất trồng cao su là một trong rất nhiều loại thuế, phí mà
DN cao su đang phải nặng gánh chi trả. Đáng chú ý, những năm gần đây, tiền thuê đất đang có

xu hướng tăng lên, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam bộ – nơi diễn ra mạnh nhất quá trình đô
thị hóa, công nghiệp hóa.
Chi phí này khiến suất đầu tư, giá thành đội lên, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các Công ty Cao Su. Sức chịu đựng của các Công ty Cao Su bị bào mòn, còn sức ép lại
tăng lên khi giá cao su vài năm gần đây giảm sâu. Tình thế đó buộc Ban lãnh đạo phải ban
hành chủ trương cắt giảm suất đầu tư, đẩy mạnh tiết kiệm. DN có thể rà soát, tự quyết cắt giảm
nhiều khoản mục, nhưng với thuế, thì phải trông chờ vào Nhà nước.
24


Bởi vậy, việc Chính phủ đồng ý miễn tiền thuê đất đối với diện tích trồng cây cao su tái canh
trong thời gian KTCB, là rất kịp thời và cần thiết cho các Công ty Cao Su. Đa phần các Công
ty Cao Su đều được hưởng lợi từ quyết định này, bởi từ năm 2015 trở đi, ngành cao su hạn chế
trồng mới, chủ yếu là tái canh diện tích cao su đã thanh lý, với khoảng 20.000-30.000 ha/năm.

O2. Việt Nam gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dương (TPP); hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Sau nhiều năm gia nhập WTO, hội thảo đánh giá ngành cao su đã có bước chuyển mạnh
về nhiều mặt từ sản xuất đến xuất khẩu, từ giải quyết việc làm đến vấn đề bảo vệ môi trường,
nâng cao đời sống nhân dân... Tuy nhiên, ngành cũng gặp phải những tồn tại phát sinh, cần
điều chỉnh phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới đang suy thoái, ẩn chứa nhiều rủi ro.
Tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Thị Thúy Hoa - Tổng thư ký Hiệp hội cao su Việt Nam cho
biết, khoảng 85% sản lượng cao su Việt Nam hiện dành cho xuất khẩu. Sau nhiều năm gia
nhập WTO, các doanh nghiệp xuất khẩu cao su nguyên liệu được lợi hơn khi thuế nhập khẩu
vào các nước giảm. Họ được bình đẳng với các nhà xuất khẩu khác trên cùng thị trường,
nhưng yêu cầu về chất lượng tỏ ra nghiêm ngặt hơn và phải phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Việc Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP); hội
nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và ký kết các hiệp định thương mại tự do khác, đã mở
ra nhiều cơ hội và cũng đặt ra không ít thách thức cho ngành cao su VN trong thời gian sắp tới.


• Cơ hội:
* Lợi thế cạnh tranh về Nhập Khẩu: Một số sản phẩm cao su VN và một số nước khi
nhập vào Hoa Kỳ như lốp xe, găng tay, băng tải… từ mức thuế suất 3,3- 3,9%, sẽ về 0% khi
TPP có hiệu lực.
* Thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành cao su: Khi TPP có hiệu lực, nếu sản xuất ở VN
và XK cao su qua các nước thành viên TPP như Hoa Kỳ, Nhật, Úc… sẽ được hưởng thuế suất
0%. Nhờ vậy, các khu công nghiệp và ngành cao su VN có cơ hội đón làn sóng đầu tư của các
25


×