Tải bản đầy đủ (.doc) (174 trang)

Tổng hợp bộ đề thi học sinh giỏi huyện tỉnh môn sinh học lớp 9 tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.02 MB, 174 trang )

Tài liệu tham khảo ôn thi học sinh giỏi huyện tỉnh môn sinh học lớp 9. Chúc sức
khỏe các thầy cô giáo, chúc các em ôn thi đạt kết quả cao nhất.
PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: SINH HỌC - VÒNG 2
Thời gian làm bài: 150 phút
(Đề thi gồm 07 câu,02 trang)

Câu 1 (1,5 điểm):
1) Giải thích tại sao những cây trồng bằng hạt, hoa thường có nhiều màu sắc hơn
những cây trồng bằng cành?
2) Ở đậu Hà Lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh. Có 4 hạt đậu, trong đó
có 2 hạt đậu kiểu hình màu vàng có kiểu gen khác nhau, 2 hạt đậu màu xanh. Trình
bày phương pháp để xác định kiểu gen của 2 hạt đậu màu vàng?
Câu 2 (1,5 điểm):
1) Cho biết ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sự sinh trưởng phát triển
của cơ thể sinh vật và đối với thực tiễn?
2) Ở một loài sinh vật, số nhóm gen liên kết bằng 4. Một nhóm học sinh đang
quan sát một số tế bào sinh dưỡng của một loài đang phân bào thấy ở một số tế bào
có các NST đang xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, một số tế
bào có các NST đang phân ly về hai cực của tế bào.
a. Các tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào?
b. Nếu tổng số NST có trong các tế bào đang ở các kì nêu trên là 160, trong đó
số NST ở trạng thái đơn nhiều hơn số NST ở trạng thái kép là 64 NST. Hãy xác
định số lượng tế bào ở mỗi kì nêu trên?
Câu 3 (1,5 điểm):
1) ADN có cấu trúc mạch kép có ý nghĩa gì trong việc thực hiện chức năng lưu
trữ và truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử?


2) Một phân tử mARN có hiệu số giữa A với G bằng 300, giữa U với X bằng
200. Gen tổng hợp mARN có hiệu số giữa T và X bằng 20% tổng số nuclêôtit của
gen. Hãy xác định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen tổng hợp ra mARN đó?
b. Số liên kết hiđrô bị phá vỡ và số liên kết hóa trị được hình thành khi gen nói
trên nhân đôi 5 lần?
Câu 4 (1,5 điểm):
1) Hãy giải thích vì sao cùng là kiểu đột biến thay thế nuclêôtit, có một số
trường hợp không gây hậu quả gì nhưng một số trường hợp khác lại gây hậu quả rõ
rệt đối với prôtêin tương ứng mà nó tổng hợp ?

1


2) Một loài thực vật có bộ NST 2n = 20, có một cặp NST số 6 mang cặp gen
AAA.
a. Cho biết thể đột biến trên thuộc loại đột biến nào?
b. Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó?
Câu 5 (1,5điểm):
1) Tại sao phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35?
2) Bệnh máu khó đông ở người do đột biến gen lặn (d) nằm trên NST X gây lên.
Người có gen trội ( D) không bị bệnh này; D, d đều không có trên Y. Một người bị
bệnh máu khó đông có em trai đồng sinh không mắc bệnh này, cho biết trong giảm
phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến. Hãy xác định:
a. Cặp đồng sinh này là cùng trứng hay khác trứng?
b. Người bị bệnh máu khó đông thuộc giới nào? Giải thích?
Câu 6 (1,5 điểm):
1) Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào?
2) Thế hệ xuất phát có kiểu gen là AaBb tự thụ phấn liên tiếp thì tỷ lệ dị hợp về
hai cặp gen của thế hệ F4 là bao nhiêu? Biết hai cặp gen phân ly độc lập nhau.

Câu 7 (1,0 điểm):
Ở đậu Hà Lan, gen A qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen a qui định hoa
trắng. Một nhóm cá thể ban đầu đều có hoa đỏ, sau một thời gian tự thụ phấn thì
các tổ hợp thu được ở F1 có 2 kiểu hình, phân tính theo tỉ lệ 11 hoa đỏ : 1 hoa
trắng. Xác định tỉ lệ các loại kiểu gen của nhóm cá thể ban đầu?

------------- Hết------------Giám thị 1: ..................................................... Giám thị 2: ....................................................
SBD: ................... Họ và tên thí sinh: ...................................................................................

2


PHÒNG GD & ĐT TP HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC


u
1

Ý

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN SINH HỌC - VÒNG 2
Thời gian làm bài: 150 phút
(Hướng dẫn chấm gồm 07 câu, … trang)

Nội dung


Điểm

a

Giải thích :
- Những cây trồng bằng hạt chính là kết quả của sinh sản hữu
tính có quá trình giảm phân và thụ tinh.
- Trong giảm phân tạo giao tử : do sự phân li và tổ hợp của các
NST đã dẫn đến hình thành nhiều giao tử khác nhau về nguồn
gốc NST.
- Trong thụ tinh tạo hợp tử : sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại
giao tử trong thụ tinh đã tạo nhiều loại hợp tử mang những tổ
hợp NST khác nhau. Chính đây là nguyên nhân chủ yếu làm xuất
hiện biến dị tổ hợp.
- Cây trồng bằng cành chính là kết quả của sinh sản vô tính chỉ
có quá trình nguyên phân nên cây đó có kiểu gen giống như cây
mẹ. Do đó không làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
b. - Gọi gen a quy định tính trạng hạt vàng, gen a quy định tính
trạng hạt xanh.
- Hai cây đậu hạt vàng có kiểu gen AA và Aa, cây đậu hạt xanh
có kiểu gen aa.
- Muốn xác định kiểu gen của cây đậu hạt vàng, ta có 2 cách:
Cách 1: Cho hai cây đậu hạt vàng lai phân tích, sau đó phân tích
kết quả ở thế hệ con lai.
- Nếu con lai đồng tính cho 100% hạt vàng, thì cây đậu ban đầu
có kiểu gen AA.
Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng AA x aa hạt xanh àF1 100% Aa
(hạt vàng)
- Nếu kết quả con lai phân tính 1 hạt vàng : 1 hạt xanh thì cây
đậu hạt vàng ban đầu sẽ có kiểu gen dị hợp.

Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng Aa x aa hạt xanhà F1 1Aa: 1
aa( 1 hạt vàng: 1 hạt xanh )
Cách 2: Cho các cây đậu hạt vàng có kiểu gen AA và Aa tự thụ
phấn,sau đó phân tích kết quả ở thế hệ con lai.
- Nếu con lai đồng tính cho 100% hạt vàng, thì cây đậu ban đầu
có kiểu gen AA.
Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng AA x AA àF1 100% AA (hạt
vàng)

3


- Nếu kết quả con lai phân tính thì cây đậu hạt vàng ban đầu sẽ
có kiểu gen dị hợp.
Sơ đồ lai minh họa: P hạt vàng Aa x aa hạt xanhà F1 1AA: 2Aa:
1aa( 3 hạt vàng: 1 hạt xanh )
1)* Ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh trưởng và phát triển
của cơ thể:
- Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và là hình
thức lớn lên của cơ thể đa bào. Các mô, các cơ quan trong cơ thể
đa bào tăng lên về kích thước và khối lượng chủ yếu do sự lớn
lên về số lượng tế bào nhờ quá trình nguyên phân.
- Nguyên phân giúp thay thế tế bào già yếu, tế bào chết và giúp
hàn gắn vết thương.
* Ý nghĩa của nguyên phân đối với thực tiễn: Những hiểu biết
của con người về nguyên phân được vận dụng vào trong các
phương pháp nhân giống vô tính ở cây trồng như vi nhân giống.

2


3

1

2

2)a. các tế b ào có số NST xếp thành hàng trên mặt phẳng xích
đạo của thoi phân bào là các tế bào đang ở kì giữa của nguyên
phân.
+ Các tế bào có NST đang phân li về hai cực của tế bào là các tế
bào đang ở kì sau của nguyên phân.
b. Vì số nhóm gen liên kết của loài bằng 4 suy ra bộ NST đơn
bội n = 4
- Gọi số tế bào đang ở kì giữa là x, số tế bào đang ở kì sau là y
(x, y nguyên, dương )
Ta có : 8 . x + 16 .y = 160 (1)
16 y – 8x = 64 (2)
Từ (1) và (2 ) suy ra x = 6 , y = 7
Vậy số tế bào ở kì giữa là 6 tế bào, số tế bào ở kì sau là 7 tế bào.
Cấu trúc mạch kép của ADN có ý nghĩa gì trong việc thực hiện
chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân
tử là :
- Đảm bảo cho cấu trúc ADN được bền vững và ổn định.
- Tạo thuận lợi cho quá trình tái bản ADN
- ADN có 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung nên
truyền đạt thông tin di truyền từ ADN sang ARN được dễ dàng .
- Tạo điều kiện cho quá trình sửa sai khi ADN được nhân đôi
hoặc ADN được sử dụng làm mạch khuôn.
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen :
- Trên phân tử mARN có : Am – Gm = 300, Um – Xm = 200

- Suy ra (Am + Um ) – (Gm + Xm) = 500
Agen - Ggen =500 = Tgen - Xgen
Theo giả thiết : Tgen - Xgen = 20% số nu của gen

4


4

5

Vậy tổng số nu của gen là : 500 x (100/20) = 2500(nu)
Ta có : Agen - Ggen =500
Agen + Ggen = 2500/2 <-> 2A = 1750 <-> A= 875
Số lượng từng loại nu của gen là : Agen = Tgen = 875
Ggen = Xgen = 375
b. Khi gen nhân đôi 5 lần :
- Số liên kết hiđrô bị phá vỡ là :
(25 – 1)H = (25 – 1)x [ (2x875) + ( 3 x375) ] = 89125 (lk)
- Số liên kết hóa trị được hình thành :
(N- 2)x (25 - 1) = ( 2500 – 2) x ( 25 -1) = 77438 (lk)
1
- Đột biến thay thế nuclêôtit có thể không ảnh hưởng gì đối
với prôtêin mà nó tổng hợp nếu : đột biến thay thế cặp nu này
bằng cặp nu khác cùng loại. Hoặc trong trường hợp thay thế cặp
nu làm xuất hiện bộ ba đột biến và bộ ba bình thường nhưng
cùng mã hóa một axitamin.
- Đột biến thay thế nuclêôtit có thể ảnh hưởng đối với prôtêin
mà nó tổng hợp nếu : đột biến thay thế cặp nu làm xuất hiện bộ
ba đột biến và bộ ba bình thường mã hóa axitamin khác nhau.

2 Thể đột biến có thể được hình thành là đột biến thể dị bội hoặc
đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn.
- Do đột biến dị bội : do rối loạn phân li ở cặp NST số 6 trong
giảm phân -> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với
giao tử bình thường A cho hợp tử AAA.
- Do đột biến lặp đoạn : do tác dụng của tác nhân gây đột biến
vật lí hay hóa học làm cấu trúc NST bị phá vỡ làm lặp một đoạn
gen mang A. Giao tử chứa NST lặp đoạn ( mang 2 gen A) kết
hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu
gen AAA.
1 Phụ nữ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 vì :
- Về mặt sinh học : ở tuổi này các tật, bệnh di truyền (đặc biệt là
bệnh Đao) xuất hiện với tỉ lệ rất cao (phụ nữ tuổi từ 20 – 24 sinh
con tỉ lệ con bị mắc bệnh Đao chỉ có 0,02% -> 0,04%, nhưng ở
tuổi 35 – 39 đã là 0, 03% -> 0,42%, ở ngoài tuổi 40 lên tới 0,8%
->1,88%).
- về mặt sức khỏe, sinh hoạt : Việc sinh con ở độ tuổi ngoài 35 sẽ
kéo theo sự lo toan con cái và gia đình ở người phụ nữ làm giảm
sức khỏe của mẹ ảnh hưởng đến sinh hoạt và công tác đồng thời
làm tăng gánh nặng cho xã hội.
2 - Cặp đồng sinh này là khác trứng vì:
+ Người bị bệnh máu khó đông có kiểu gen Xd Xd, hoặc XdY,
còn người em trai bình thường có kiểu gen XDY.
+ Hai người có kiểu gen khác nhau nên là đồng sinh khác trứng.
- Vì chưa biết kiểu gen của bố mẹ nên người này có thể là nam,

5


6


1

2

7

có thể là nữ.
+ Là nam thì người này có kiểu gen XdY, người này nhận giao
tử Xd từ mẹ và Y từ bố.
+ Là nữ thì người này có kiểu gen Xd Xd, người này nhận giao tử
Xd từ bố và Xd từ mẹ.
* Công nghệ tế bào là nghành kĩ thuật về quy trình ứng dụng
phương pháp nuối cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ
thể hoàn chỉnh.
* Các công đoạn thiết yếu là :
- Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuối cấy để tạo mô
sẹo.
- Dùng hoocmôn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hóa thành
cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.
P dị hợp về 1 cặp gen, tự thụ phấn liên tiếp qua n thế hệ, tỉ lệ thể
dị hợp là : Fn = (1/2)n
- Tỉ lệ cây dị hợp 1 cặp gen ở đời F4 = (1/2)4 = 1/16
- Tỉ lệ cây dị hợp 2 cặp gen ở đời F4 = 1/16 x 1/16 =1/256
- Các cá thể hoa đỏ ban đầu (P) tự thụ phấn thu được F 1 gồm 2 kiểu
hình, có tỉ lệ là 11 hoa đỏ : 1 hoa trắng . Cây hoa trắng có kiểu gen là
aa.Vậy trong số các cây P ban đầu phải có 1 cây hoa đỏ có kiểu gen là
Aa.
Ta có SĐL :
P :

Aa (Hoa đỏ) x
Aa (Hoa đỏ)
G :
A, a
A ,a
F1 :
1 AA : 2 Aa : 1 aa
Tỉ lệ kiểu hình : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
- Các cây hoa đỏ còn lại phải tạo ra 8 cây hoa đỏ
các cây hoa
đỏ còn lại tự thụ phấn phải tạo ra 100% hoa đỏ. nên kiểu gen của các
cây hoa đỏ đó là AA
Ta có SĐL :
P :
AA (Hoa đỏ)
x
AA (Hoa đỏ)
F1 :
4 AA
Tỉ lệ kiểu hình : 4 hoa đỏ
- Số cây hoa đỏ có kiểu gen AA để tạo ra 8 cây hoa đỏ là 2 cây
- Tỉ lệ kiểu gen các cây hoa đỏ ở P là : 2AA : 1 Aa

* Chú ý: Học sinh có thể làm cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
------------- Hết-------------

6


S GIO DC V O TO

THANH HO
THI CHNH THC

kì thi vào lớp 10 THPT chuyên lam sơn
năm học 2013 - 2014
Mụn thi: SINH HC
Thi gian lm bi: 150 phỳt (khụng k thi gian giao )
Ngy thi: ngy 25 thỏng 6 nm 2013

Cõu 1: (1,0 im)
a) Trỡnh by hai nguyờn tc c bn trong quỏ trỡnh nhõn ụi ADN.
b) iu gỡ s xy ra nu trong quỏ trỡnh nhõn ụi ADN v trong quỏ trỡnh tng hp mARN,
nguyờn tc b sung khụng c bo m (b sai lch)? Gii thớch.
Cõu 2: (1,25 im)
Vỡ sao mi nhim sc th c mụ t k gia ca nguyờn phõn li gm hai nhim sc t
ch em (crụmatit). Hai phõn t ADN trong hai nhim sc t ch em cú th ging ht nhau trong
trng hp no v cú th khỏc nhau trong trng hp no? Nờu nhng trng hp khỏc nhau ú.
Cõu 3: (1,0 im)
Mt loi sinh vt cú b NST 2n = 14, tuy nhiờn ngi ta li thy b nhim sc th mt s
cỏ th trong loi ny cú s lng l 15. Nhng cỏ th núi trờn cú kiu hỡnh ging nhau hay
khụng? Gii thớch. Nờu c ch hỡnh thnh nhng cỏ th núi trờn t nhng cỏ th bỡnh thng cú
2n = 14?
Cõu 4: (1,0 im)
a) Nờu c ch phỏt sinh hi chng Down (ao) ngi.
b) Vỡ sao hi chng Down (ao) ph bin nht trong s cỏc bnh do t bin s lng nhim
sc th ó c phỏt hin ngi?
Cõu 5: (1,25 im)
Hóy nờu quy trỡnh nhõn ging mớa bng phng phỏp nuụi cy mụ ca Vin Di truyn Nụng
nghip Vit Nam. u im ca phng phỏp nhõn ging vụ tớnh trong ng nghim (vi nhõn
ging) cõy trng?

Cõu 6: (1,5 im)
Qun th sinh vt gm cú nhng nhúm tui no? Hóy nờu ý ngha sinh thỏi ca mi nhúm
tui ú? Nhúm tui no cú kh nng va lm tng khi lng, kớch thc ca qun th va lm
tng mt qun th?
Cõu 7: (1,5 im)
a) Di õy l cỏc chui thc n trong mt h sinh thỏi:
Mựn, bó hu c Giun t ch Rn Vi khun hoi sinh, nm (1)
C Sõu b Chim sõu Vi khun hoi sinh, nm
(2)
Chui thc n (1) cú gỡ khỏc so vi chui thc n (2) v thnh phn loi sinh vt tham gia?
b) Nờu bin phỏp sinh thỏi ch yu duy trỡ v phỏt trin nhng loi ng vt hoang dó quý
him cú nguy c b tuyt chng.
Cõu 8: (1.5 im)
mt loi thc vt, tớnh trng cõy thõn cao do gen A quy nh tri hon ton so vi tớnh
trng cõy thõn thp do gen tng ng a quy nh; tớnh trng qu trũn do gen B quy nh tri hon
ton so vi tớnh trng qu di do gen tng ng b quy nh. Tin hnh giao phn gia hai cõy
thõn cao, qu trũn vi nhau ngi ta thu c F 1 ng lot cú cõy thõn cao, qu trũn. Cho 1 cõy
F1 t th phn, thu c F2 cú s phõn li theo t l 25% cõy thõn cao, qu di : 50% cõy thõn cao,
qu trũn : 25% cõy thõn thp, qu trũn.
Hóy xỏc nh quy lut di truyn chi phi ng thi c hai cp tớnh trng, kiu gen ca hai cõy
em giao phn v vit s lai t P n F2?
-------------- Ht -----------H v tờn thớ sinh:SBD:

7


Chữ ký của giám thị số 1

Chữ ký của giám thị số 2


....................................

...................................

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ

HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
NĂM HỌC 2013 - 2014

Đề thi đề chính thức
( Gồm 3 trang)

Môn thi: Sinh học
Ngày thi: 25 tháng 6 năm 2013

Câu

Câu 1
(1,0 đ)

Nội dung cơ bản cần đạt được
a) Hai nguyên tắc cơ bản trong nhân đôi ADN là nguyên tắc bổ sung và nguyên
tắc bán bảo toàn.
- Nguyên tắc bổ sung:
A trên mạch khuôn của ADN liên kết với T của môi trường và ngược lại;
G trên mạch khuôn của ADN liên kết với X của môi trường và ngược lại.
- Nguyên tắc bán bảo toàn:
Trong phân tử ADN con có 1 mạch đơn cũ của ADN mẹ, 1 mạch đơn mới

được tổng hợp từ nguyên liệu của môi trường.
b) Nếu NTBS không được đảm bảo sẽ dẫn đến hậu quả:
- Trong nhân đôi ADN, nếu NTBS không được đảm bảo (bị sai lệch) → Cấu
trúc của các phân tử ADN con sẽ bị sai khác (không đúng như nguyên mẫu) so
với phân tử ADN mẹ → Tạo ra gen đột biến.
- Trong quá trình tổng hợp mARN, nếu NTBS bị sai sót thì → Cấu trúc của
phân tử mARN có thể bị thay đổi → Phân tử prôtêin có thể bị thay đổi cấu trúc
hoặc không được tổng hợp.

Điểm

0,25

0,25

0,25
0,25

- Vì ở kì trung gian đã diễn ra sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể, mỗi nhiễm sắc
thể sau khi tự nhân đôi tạo thành 2 nhiễm sắc thể con (nhiễm sắc tử) dính nhau
ở tâm động.
- Hai nhiễm sắc tử chị em có thể giống hệt nhau trong trường hợp không xảy ra
đột biến trong quá trình tự nhân đôi.
Câu 2 - Hai nhiễm sắc tử chị em có khác nhau trong trường hợp xảy ra đột biến trong
(1,25 đ) quá trình tự nhân đôi.
- Quá trình tự nhân đôi của ADN có thể bị rối loạn do ảnh hưởng phức tạp của
môi trường trong và môi trường ngoài làm phát sinh các đột biến gen.
- Quá trình tự nhân đôi NST do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và
ngoài cơ thể (các tác nhân vật lí và hóa học trong ngoại cảnh) làm phát sinh các
đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.


0,25

- Những cá thể đều có bộ nhiễm sắc thể 2n = 15 thường có kiểu hình khác nhau.
- Vì các cá thể 2n = 15 là thể đột biến dị bội. Với bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 thì
chỉ tính riêng dạng đột biến 2n + 1 (2n = 15) đã có tới 7 kiểu hình khác nhau.
- Cơ chế hình thành
+ Trong quá trình giảm phân, một cặp nhiễm sắc thể nào đó không phân li còn
các cặp khác phân li bình thường tạo thành 2 loại giao tử đột biến (7 + 1) và
loại giao tử (7 – 1).
+ Trong thụ tinh loại giao tử (7 + 1) kết hợp với loại giao tử bình thường (n = 7)
sẽ tạo nên hợp tử 2n + 1 = 15.

0,25

Câu 3
(1,0 đ)

0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25

8



a)
- Người mắc hội chứng Đao: Trong tế bào có chứa 3 NST số 21
- Trong giảm phân tạo giao tử ở người bố hoặc mẹ, cặp NST số 21 không phân
li tạo ra giao tử đột biến chứa 2 NST số 21.
- Sự kết hợp giữa giao tử chứa 2 NST số 21 với giao tử bình thường chứa 1
NST số 21 → Hợp tử chứa 3 NST số 21 → Người mắc hội chứng Đao.
Câu 4 ( Nếu thí sinh giải thích bằng sơ đồ, vẫn cho điểm tối đa).
(1,0 đ)
b) Hội chứng Down phổ biến nhất trong số các bệnh do đột biến số lượng
nhiễm sắc thể đã gặp ở người vì: NST 21 có kích thước rất bé, mang số lượng
gen rất ít và ít hơn nhiều so với các NST khác → sự mất cân bằng gen do thừa 1
NST 21 ít nghiêm trọng hơn nên người bệnh còn sống được.
- Quy trình:
+ Tách mô phân sinh từ lá non của cây mía và nuôi cấy trên môi trường dinh
dưỡng đặc trong ống nghiệm, sau 10 ngày sẽ tạo thành mô sẹo.
+ Các mô sẹo được chuyển sang nuôi cấy trong ống nghiệm chứa môi trường
dinh dưỡng đặc và có hoocmôn sinh trưởng phù hợp để kích thích chúng phân
hoá thành cây con hoàn chỉnh.
Câu 5 + Các cây con được chuyển sang trồng trong các bầu đựng đất trong vườn ươm
(1,25 đ) có mái che, rồi đưa cây ra trồng ngoài đồng ruộng.
- Ưu điểm:
+ Tạo ra số lượng lớn cây con trong một thời gian ngắn đáp ứng được yêu cầu
của sản xuất.
+ Do chỉ cần một số ít vật liệu nhân giống ban đầu nên có điều kiện để tạo ra
cây giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái
nhất định, có khả năng chống chịu tốt với nhiều loại sâu bệnh.
- Các nhóm tuổi của quần thể gồm: Nhóm tuổi trước sinh sản, nhóm tuổi sinh
sản và nhóm tuổi sau sinh sản.
- Ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi trong quần thể:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò

chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể.
Câu 6
+ Nhóm tuổi sinh sản: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh
(1,5 đ)
sản của quần thể.
+ Nhóm tuổi sau sinh sản: Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không
ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
- Nhóm tuổi sinh sản vừa làm tăng khối lượng, kích thước của quần thể vừa làm
tăng mật độ quần thể.

Câu 7
(1,5 đ)

a) Chuỗi thức ăn:
- Chuỗi thức ăn (1) chỉ có 2 thành phần sinh vật tham gia:
+ SVTT (bậc 1: giun đất, bậc 2: ếch, bậc 3: rắn).
+ SVPG (vi khuẩn hoại sinh, nấm).
- Chuỗi thức ăn (2) có đủ 3 thành phần sinh vật tham gia:
+ SVSX (cỏ).
+ SVTT (bâc 1: sâu bọ, bậc 2: chim sâu).
+ SVPG (vi khuẩn hoại sinh, nấm).

→ Chuỗi thức ăn (1) mở đầu bằng mùn, bã hữu cơ (không có
SVSX), chuỗi thức ăn (2) bắt đầu bằng sinh vật sản xuất.
b) Các biện pháp chủ yếu để duy trì và phát triển những loài động vật hoang dã
đang có nguy cơ bị tuyệt chủng:

0,25
0,25
0,25


0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25
0,25
0,25

0,25

0,25

0,25
0,75

9


Câu 8
(1,5 đ)

Lập các khu bảo tồn thiên nhiên, tạo điều kiện cho chúng sinh sản; bảo vệ
môi trường sống của chúng; không săn bắt các loài động vật hoang dã quý

hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng,...
- Xét sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng:
+ Ở tính trạng chiều cao cây: Cây cao F 1 tự thụ phấn cho F2 có sự phân li kiểu
hình theo tỉ lệ 75% cao : 25% thấp. Vậy cây cao F1 có kiểu gen Aa.
+ Ở tính trạng độ dài quả: Cây quả tròn tự thụ phấn cho F 2 có sự phân li kiểu
hình theo tỉ lệ 75% quả tròn : 25% quả dài. Vậy cây quả tròn F1 có kiểu gen Bb.
- Xét sự di truyền đồng thời của hai cặp tính trạng:
+ Nhận thấy ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1 chứ không phải là
Ab
9 : 3 : 3 : 1. Vậy có sự liên kết gen và kiểu gen của cây F1 là
.
aB
+ Do đó một cây cao, quả tròn (P) phải phát sinh giao tử Ab và một cây phải
phát sinh giao tử aB.
AB
aB
+ Vậy một cây cao, quả tròn (P) cho giao tử Ab có kiểu gen
hoặc

Ab
Ab
AB
Ab
một cây cao, quả tròn (P) cho giao tử aB có kiểu gen
hoặc
aB
aB
+ Ta thấy có các kiểu giao phấn sau đây:
AB AB
AB Ab

aB AB
aB Ab
×
×
×
×
(1) hoặc
(2) hoặc
(3) hoặc
(4)
Ab aB
Ab aB
Ab aB
Ab aB
+ Nhận thấy chỉ có kiểu giao phấn (1) làm xuất hiện F 1 có kiểu hình đồng loạt
cây cao, quả tròn còn các kiểu khác đều có sự phân tính ở F1.
AB
AB
Vậy hai cây cao, quả tròn đem giao phấn là

.
Ab
aB
- Sơ đồ lai
Cây cao, quả tròn
Cây cao, quả tròn
AB
AB
P.
×

Ab
aB
Gp
F1

AB

Ab

AB
AB

AB
AB
aB

Cho cây F1 có kiểu gen

F2

Ab

aB

0,25

0,25

0,25


0,25

aB

Ab
(đồng loạt cây cao, quả tròn).
aB

Ab
tự thụ phấn:
aB

Ab
aB

F1
GF1

Ab
AB

0,25

Ab
aB

×
Ab

0,25


aB

Ab
Ab
aB
aB
Ab
aB
Ab
aB
25% Cây cao, quả dài : 50% cây cao, quả tròn : 25% cây thấp, quả tròn

Lưu ý: Học sinh có thể làm theo cách khác nếu đúng và lập luận chặt chẽ thì vẫn cho điểm tối đa.

10


ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐỘI TUYỂN HSG 9
Môn: Sinh học 9 – Năm học 2016
Thời gian làm bài: 150 phút.
Câu 1(2,5 điểm):
1. Xét về mặt di truyền, tại sao các đột biến gen thường là lặn và nằm trên NST thường?
2. Trường hợp nào gen trong tế bào không tồn tại thành cặp alen?
Câu 2 (3,0 điểm):
1. Nêu ý nghĩa của phép lai phân tích trong nghiên cứu di truyền và chọn giống?
2. Giải thích việc ứng dụng quy luật phân li trong sản xuất kèm theo sơ đồ minh họa?
3. Trong trường hợp giảm phân bình thường, không có trao đổi chéo, các loại giao tử
ABXD và AbY; ABXDe và abXdE; ABCXDe và aBcXDe; ABCXdE và abcY được sinh ra từ
những kiểu gen nào?

Câu 3 (2,0 điểm):
Mức độ tiêu thụ ôxi (ml/giờ) trên 1 kg.
Hai đường cong trong đồ thị thể hiện trạng thái trao
đổi chất khi điều kiện nhiệt độ môi trường khác nhau 20
ở hai cá thể của một loài động vật có cùng độ tuổi và
kích thước tương tự nhau. Trong đó một cá thể ở
trạng thái vận động, một cá thể ở trạng thái nghỉ
15 (I)
ngơi.
a. Hãy cho biết đường cong nào ứng với cá thể nào?
(II)
Giải thích?
b. Các đường cong là đồ thị biểu hiện xu thể biến độ
10
trao đổi chất chung của các loài động vật biến nhiệt
hay hằng nhiệt? Giải thích?
c. Có phải trao đổi chất là nguồn sinh nhiệt chủ yếu
5
của loài này hay không? Vì sao?
10
20
30
40 t0C
Nhiệt độ môi trường ngoài

Câu 4 (3,0 điểm):
1. Thế nào là một quần xã sinh vật? Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế
nào?
2. Vì sao quần xã có độ đa dạng cao lại có tính ổn định cao hơn quần xã có độ đa dạng
thấp và sự cạnh tranh là nguyên nhân dẫn đến sự ổn định của quần xã?

3. Tại sao những loài có mật độ cao nhưng độ thường gặp lại thấp và ngược lại, có những
loài mật độ thấp nhưng độ thường gặp cao?
Câu 5 (2,5 điểm):
1. Một đoạn rau dừa nước phát triển bình thường, không bị sâu bệnh. Cho các điều kiện:
đất đai, phân bón, dụng cụ, ... xem như đầy đủ. Hãy trình bày thí nghiệm chứng minh cây

11


biến đổi kiểu hình khi sống ở các môi trường khác nhau nhưng không biến đổi về kiểu
gen?
2. Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái của thực vật. Em hãy thiết kế thí nghiệm chứng
minh điều đó là đúng?
Câu 6 (3,0 điểm):
1. So sánh thường biến với đột biến?
2. Làm thế nào để biết được một biến dị nào đó là là thường biến hay đột biến?
Câu 7 (1,5 điểm):
Một gà mái đẻ được một số trứng, các trứng nở thành gà con có tổng NST giới tính là 52,
trong đó số NST X gấp 2,25 lần số NST Y. Giải sử các trứng được thụ tinh khi ấp ddeuf
nở thành gà con. Tỷ lệ thụ tinh của tinh trùng trực tiếp thụ tinh với trứng chiếm 1/1000 so
với tổng số tinh trùng được hình thành và mỗi trứng chỉ được thụ tinh với một tinh trùng.
1. Tìm số gà trống và số gà mái trong đàn gà con.
2. Số tế bào sinh tinh đã tạo ra số tinh trùng nói trên?
Câu 8 (2,5 điểm):
1. Một cơ thể thực vật lệch bội có kiểu gen Aaa. Hãy trình bày các cơ chế hình thành thể
lệch bội nói trên và viết sơ đồ minh họa?
2. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cây
tứ bội giảm phân bình thường cho giao tử lưỡng bội. Trong một phép lai giữa cây cà chua
quả đỏ với cây cà chua quả đỏ, ở đời con lai người ta thu được 1200 cây quả đỏ và 109
cây quả vàng. Hãy xác định kiểu gen của cây bố mẹ và viết sơ đồ lai?


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO
TẠO
BẮC GIANG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ CẤP
TỉNH
NĂM HỌC 2012 - 2013
MÔN THI: SINH HỌC; LỚP: 9 PHỔ THÔNG

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Ngày thi: 30/3/2013
Thời gian làm bài: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 02 trang

Câu 1. (2,0 điểm)
Các hiện tượng di truyền mà đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1.
Câu 2. (3,0 điểm)
a. Các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp nhiễm
sắc thể khác nhau trong giao tử?
b. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của nguyên
phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân.

12


Câu 3. (2,0 điểm)
a. Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ lệ

A+G
?
T+X

b. Quá trình nhân đôi ADN, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra
theo những nguyên tắc nào? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó?
Câu 4. (2,0 điểm)
a. Vai trò của kiểu gen và môi trường đối với các loại tính trạng.
b. Một loài thực vật, tế bào lưỡng bội có 2n=20, người ta thấy trong một tế
bào có 19 nhiễm sắc thể bình thường và 1 nhiễm sắc thể có tâm động ở vị trí khác
thường. Hãy cho biết nhiễm sắc thể có tâm động ở vị trí khác thường này có thể
được hình thành bằng cơ chế nào?
Câu 5. (2,0 điểm)
a. Một loài thực vật có 100% kiểu gen AaBb tự thụ phấn qua 2 thế hệ? Xác
định tỉ lệ kiểu gen AaBb ở đời F 2? Qua các thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ các loại kiểu
gen biến đổi như thế nào?
b. Một loài động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Làm thế nào để
cứu loài này khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhanh nhất?
Câu 6. (2,5 điểm)
Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=22. Cho 2 cây lưỡng bội lai với nhau được
F1. Một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt, ở kỳ giữa của lần nguyên
phân thứ 4, đếm được trong các tế bào con có 336 crômatit.
a. Hợp tử này thuộc dạng nào?
b. Cơ chế hình thành hợp tử đó.
Câu 7. (2,5 điểm)
Ở người bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định.
Trong một gia đình, người chồng có kiểu hình bình thường nhưng có mẹ mắc bệnh
bạch tạng. Người vợ bình thường nhưng có em trai mắc bệnh bạch tạng. Còn
những người khác trong gia đình đều bình thường. Người vợ hiện đang mang thai
đứa con trai đầu lòng.


13


a. Vẽ sơ đồ phả hệ của gia đình trên?
b. Tính xác suất đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này bị bạch tạng?
Câu 8. (2,0 điểm)
a. Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật?
b. Vì sao mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của
quần thể?
Câu 9. (2,0 điểm)
Trong một giờ thực hành, giáo viên biểu diễn các kỹ năng giao phấn (lai
giống lúa). Em hãy thuật lại các thao tác lai giống lúa.
-------------------------------Hết------------------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
Họ và tên thí sinh................................................ Số báo danh:..................
Giám thị 1 (Họ tên và ký).............................................................................
Giám thị 2 (Họ tên và ký).............................................................................
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BẮC GIANG
ĐỀ CHÍNH
THỨC

HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VĂN HOÁ
CẤP TỈNH
NGÀY THI : 30 /3/2013

MÔN THI: SINH HOC: LỚP: 9 PHỔ THÔNG
Bản hướng dẫn chấm có 6 trang


Nội dung

Điểm

Câu 1


Các hiện tượng di truyền mà đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 1:1
- Qui luật phân li, VD minh hoạ đúng.
- Qui luật phân li độc lập, VD minh hoạ đúng.
- Qui luật liên kết gen, VD minh hoạ đúng.

0,5 đ
0,5đ
0,5đ
0.5đ

- Qui luật di truyền giới tính, VD minh hoạ đúng.

14


Câu 2


a. Các sự kiện trong giảm phân dẫn đến việc hình thành các tổ hợp
nhiễm sắc thể khác nhau trong giao tử:
- Sự trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng làm
hình thành các NST có tổ hợp mới của các alen ở nhiều gen.
- Sự phân li độc lập của các NST kép có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong

cặp NST tương đồng ở kỳ sau giảm phân I.
- Sự phân ly của các nhiễm sắc tử chị em trong cặp NST tương đồng
(lúc này không còn giống nhau do trao đổi chéo) một cách ngẫu nhiên
về các tế bào con.
(Nếu thí sinh chỉ nêu sự kiện mà không giải thích trừ ½ số điểm. Đối với
ý 1 thí sinh nêu tiếp hợp (không có trao đổi chéo) thì không cho điểm.
b. Nêu các đặc điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của
nguyên phân và nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân
NST ở kỳ giữa của nguyên phân NST ở kỳ giữa của giảm phân
- Mỗi NST có 2 nhiễm sắc tử - Mỗi NST gồm 2 nhiễm sắc tử
giống hệt nhau.
có thể có sự khác nhau về mặt
di truyền do trao đổi chéo ở kỳ
đầu giảm phân I.
- NST ở kỳ giữa xếp thành một NST ở kỳ giữa giảm phân I xếp
hàng trên mặt phẳng phân bào.
thành 2 hàng.
- Trong 1 tế bào, số lượng NST là Trong 1 tế bào ở kỳ giữa giảm
2n NST kép.
phân II số lượng NST là n NST
kép.

Câu 3

0,5 đ
0,5đ
0,5đ

0,5đ
0,5đ

0,5đ


a. Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến gen nào làm thay đổi tỉ
lệ

A+G
?
T+X

- Không có dạng nào vì với ADN có cấu trúc mạch kép luôn có: A=T; 1đ
G=X
Nên tỉ lệ

A+G
luôn không đổi.
T+X

0,25đ
b. * Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với 0,25đ
các nuclêôtit trong các mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung:
A-T, G-X.
- Nguyên tắc bán bảo toàn: Mỗi ADN con có 1 mạch cũ từ ADN mẹ và
1 mạch mới tổng hợp.
- Ý nghĩa: Nhờ các nguyên tắc trên, từ phân tử ADN ban đầu tạo ra các 0,25đ
phân tử ADN con giống nhau và giống hệ ADN ban đầu.
* Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: Các nu tự do của môi trường liên kết với các nu
trong mạch khuôn (mạch mã gốc) của gen theo nguyên tắc bổ sung:


15


Câu 4

Câu 5

Câu 6

A mạch khuôn liên kết với U của môi trường.
T mạch khuôn liên kết với A của môi trường.
G mạch khuôn liên kết với X của môi trường.
X mạch khuôn liên kết với G của môi trường.
- Ý nghĩa: Tạo ra phân tử mARN là bản sao thông tin di truyền, nơi trực 0,25đ
tiếp để ribôxôm dịch mã tổng hợp prôtêin. Ngoài mARN phiên mã còn
tạo ra tARN, rARN tham gia dịch mã.
* Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: giữa các anticođon của tARN với codon của
mARN ( A-U, G-X ).
- Ý nghĩa: Nhờ NTBS, mã di truyền trên mARN được dịch thành chuỗi
pôlipeptit đúng với thông tin di truyền trong gen cấu trúc.

a. Vai trò của kiểu gen và môi trường đối với các loại tính trạng
- Kiểu gen và môi trường cùng chi phối sự biểu hiện của mỗi loại tính 0,25đ
trạng, trong đó kiểu gen qui định mức phản ứng, còn môi trường qui
định kiểu hình cụ thể trong giới hạn của mức phản ứng do kiểu gen qui 0,25đ
định.
0,25đ
- Ảnh hưởng của kiểu gen hay môi trường là nhiều hay ít còn tuỳ thuộc 0,25đ

vào từng loại tính trạng.
+ Tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, không hoặc ít 0,25đ
chịu ảnh hưởng của môi trường.
0,25đ
+ Tính trạng chất lượng chịu ảnh hưởng lớn của môi trường tuy nhiên 0,25đ
trong giới hạn nhất định.
0,25đ
b. Nhiễm sắc thể có vị trí tâm động ở vị trí khác thường này có thể được
hình thành bằng cơ chế:
- Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể mà đoạn đảo có chứa tâm động.
- Đột biến chuyển đoạn trên 1 nhiễm sắc thể hoặc chuyển đoạn không
tương hỗ giữa 2 nhiễm sắc thể.
- Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể không chứa tâm động.
- Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.

a. Tỉ lệ kiểu gen AaBb ở đời F2= 1/4Aa x 1/4Bb= 1/16.

- Qua các thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ các loại kiểu gen đồng hợp tăng, tỉ 0,5đ
lệ kiểu gen dị hợp giảm.
b. Một loài động vật quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Để cứu loài 0,5đ
này khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhanh nhất người ta dùng phương pháp:
nhân bản vô tính để tăng nhanh số lượng cá thể.
2,5 đ
a. Tổng số NST trong các tế bào ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4 là:
336/2 = 168 NST.
- Ta có: 24 -1 x 2n = 168
2n=21

- Hợp tử này là thể 1 : (2n-1)
0,5đ

b. Cơ chế hình thành:
- Trong giảm phân của tế bào sinh dục đực hoặc cái, ở kỳ sau của giảm 0,5đ

16


Câu 7

Câu 8

phân I hoặc giảm phân II một cặp NST không phân li tạo thành giao tử
(n-1) và giao tử (n+1).
0,5đ
- Trong thụ tinh, giao tử (n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo ra
hợp tử (2n-1).
2,5 đ
a. Vẽ sơ đồ phả hệ đúng


0,5đ
b. Qui ước: A: bình thường
a: bị bệnh bạch tạng
0,5đ
Để sinh con bị bệnh (aa)à kiểu gen của bố mẹ là Aa
- Người chồng bình thường nhưng có mẹ bị bạch tạng có kiểu gen Aa
0,5đ
(nhận alen a từ mẹ bạch tạng aa).
- Người vợ bình thường có em trai bị bạch tạng. Xác suất vợ có kiểu gen
Aa = 2/3.
-Xác suất sinh con bị bệnh của cặp vợ chồng này là 1x (2/3)x(1/4)= 1/6.


a. Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật
Quần thể sinh vật
Quần xã sinh vật
Quần thể là tập hợp những cá thể Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều
cùng loài, cùng sinh sống trong quần thể thuộc các loài khác
một khoảng không gian nhất đinh nhau, cùng sống trong một không 0,5đ
vào một thời điểm nhất định, có gian xác định, có mối quan hệ
khả năng sinh sản tạo thành gắn bó như một thể thống nhất.
0,25đ
những thế hệ mới.
Chỉ có quan hệ cùng loài.
Gồm quan hệ cùng loài và quan
0,25
hệ khác loài.
Có các đặc trưng cơ bản: tỉ lệ giới Có các đặc trưng cơ bản về số
tính, thành phần nhóm tuổi, mật lượng và thành phần các loài sinh 0,5đ
độ quần thể…
vật…
Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ Cơ chế cân bằng do hiện tượng
0,25
sinh sản, tử vong, phát tán.
khống chế sinh học.
b. Mật độ quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của
quần thể.
- Mật độ ảnh hưởng tới các đặc trưng khác:
0,25đ
+ Mức sử dụng nguồn sống trong sinh cảnh.
+ Mức độ lan truyền của dịch bệnh.
+ Tần số gặp nhau giữa các cá thể trong mùa sinh sản.

- Mật độ thể hiện tác động của loài đó trong quần xã

17


Câu 9


Các thao tác lai giống lúa:
1. Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực.
2. Dùng kẹp để rút bỏ nhị đực (khử nhị đực).
3. Sau khi khử nhị đực, bao bông lúa để lai bằng giấy kính mờ, có
ghi ngày lai và tên viết tắt của người thực hiện.
4. Nhẹ tay nâng bông lúa cho phấn ra khỏi chậu nước và lắc nhẹ lên
bông lúa đã khử đực (sau khi đã bỏ bao giấy kính mờ).

0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ
0,4đ

5. Bao bằng giấy kính mờ và buộc thẻ để có ghi ngày tháng, người
thực hiện, công thức lai.
Điểm toàn bài

20 đ

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN VÒNG 2 HỌC SINH GIỎI LỚP 9


Môn thi: Sinh học
Thời gian: 150 phút( không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 2,5 điểm)
a. Tại sao Men Đen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan?
Những định luật của Men Đen có thể áp dụng trên các loài sinh vật khác được
không? Vì sao?
b. Vì sao số lượng của bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài giữ nguyên qua
nguyên phân và giảm đi một nữa qua giảm phân?
Câu 2. ( 4,0 điểm)
a. Dòng thuần là gì? Hãy viết kiểu gen và tỷ lệ kiểu gen của các dòng thuần
được tạo ra từ phép lai bố mẹ có kiểu gen P : AaBbdd x AabbDd.
b. Phân biệt di truyền độc lập với di truyền liên kết của hai cặp tính trạng?
Câu 3. (2,0 điểm)
Ở một loài sinh vật, khi nghiên cứu trật tự phân bố của gen trên NST số 2 có
trật tự A B F E H G I D C K. Do đột biến từ cơ thể ban đầu theo thứ tự sinh ra các
dòng 1, 2 và 3 có trật tự phân bố của các gen trên NST số 2 như sau :
Dòng 1: A B F E H G C D I K
Dòng 2: A B F E D C G H I K
Dòng 3: A B C D E F G H I K
Hãy cho biết loại đột biến đã sinh ra dòng 1, 2, 3. Cơ chế hình thành và hậu
quả các dạng đột biến trên.
Câu 4. (4,0 điểm)

18


a. Thế nào là đột biến gen? Nếu trong quá trình nhân đôi của gen khi xẩy ra
sự bắt đôi bổ sung sai giữa các nucleotit thì dẫn dạng đột biến gì? Nêu cơ chế biểu
hiện của đột biến gen được phát sinh trong quá trình giảm phân?
b. Những cơ chế di truyền có thể xẩy ra ở cấp độ phân tử ?

c. Một tế bào có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBb giảm phân phát sinh giao tử.
Nếu ở kì sau I, cặp nhiễm sắc thể Bb không phân li sẽ tạo ra những giao tử
nào? Các giao tử này tham gia thụ tinh với giao tử bình thường cho ra những dạng
thể dị bội nào?
Nếu ở kì sau II, có một tế bào con nhiễm sắc thể không phân li thì kết thúc
giảm phân sẽ cho ra những giao tử nào?

Câu 5: ( 3,5 điểm)
Hãy giải thích kết quả các phép lai dưới đây:
Kiểu hình của F2
Phép Kiểu hình của bố
lai
mẹ
1 ♂ thân đen, cánh
thẳng x ♀ thân
xám, cánh cong
2 ♂ thân đen, cánh
thẳng x ♀ thân
xám, cánh cong

Kiểu hình của
F1

Thân đen,
Thân
Thân đen,
cánh
xám, cánh
cánh cong
thẳng

thẳng

100% thân đen,
cánh thẳng

80

100% thân đen,
cánh thẳng

314

106

104

Thân
xám,
cánh
cong
27
35

Câu 6 (4,0 điểm)
Một cặp gen cùng nằm vị trí tương đồng trên một cặp nhiễm sắc thể đồng
dạng có chiều dài bằng nhau và có tổng khối lượng là 126.10 4 đơn vị cacbon. Gen
thứ nhất có số nuclêotit loại Ađênin là 420, gen thứ hai có 2700 liên kết hiđrô.
a. Cặp gen trên là đồng hợp tử hay dị hợp tử, vì sao?
b. Khi gen thứ nhất thực hiện quá trình sao mã để tổng hợp nên các phân tử
ARN thông tin, thì cần môi trường tế bào cung cấp nuclêotit gấp 3 lần số nuclêotit

của gen. Xác định số phân tử ARN thông tin được sinh ra từ gen thứ nhất.
c. Các ARN thông tin sau khi được hình thành đã tham gia vào quá trình tổng
hợp protein, số ribôxôm trượt trên các phân tử ARN thông tin đều bằng nhau, mỗi
ribôxôm chỉ trượt qua phân tử ARN thông tin một lần và số axit amin trong các
phân tử protein hoàn chỉnh là 10440. Tính số phân tử protein được tạo ra và số
ribôxôm trượt trên mỗi phân tử ARN thông tin?
---------Hết----------

19


Họ và tên thí sinh..................................................................... SBD.........................

UBND THỊ XÃ THÁI HOÀ
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN VÒNG 2 HỌC SINH
GIỎI LỚP 9 DỰ THI TỈNH
NĂM HỌC 2014 - 2015

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ CHO ĐIỂM MÔN SINH HỌC
Câu
1

a

b
2
a


Nội dung
Men Đen thường tiến hành thí nghiệm trên loài đậu Hà Lan, vì:
- Đậu Hà Lan có khả năng tự thụ phấn nghiêm ngặt.
- Đặc điểm này của đậu HL tạo điều kiện thuận lợi cho MĐ trong quá
trình nghiên cứu các thế hệ con lai từ đời F 1, F2... từ một cặp bố mẹ
thuần chủng ban đầu.
- Đậu HL gieo trồng thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho người nghiên
cứu.
- Những định luật của Men Đen có thể được áp dụng trên các loài sinh
vật khác.
- Vì:
+ Trong quá trình nghiên cứ để khái quát thành định luật, MĐ đã lập
các thí nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau.
+ Khi các thí nghiệm thu được kết quả đều và ổn định ở nhiều loài khác
nhau. MĐ mới dùng thống kê toán học để khái quát thành định luật
- Ở nguyên phân nhờ NST nhân đôi ở kỳ trung gian kết hợp với sự
phân ly đồng đều ở kỳ sau.
- Ở giảm phân nhờ NST nhân đôi ở kỳ trung gian của giảm phân I kết
hợp với sự phânở kỳ sau giảm phân I và kỳ sau giảm phân II.

Điểm
2,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5

4,0

Dòng thuần là gì?

20


Câu

b

3

4
a

Nội dung
Điểm
Dòng thuần là dòng có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau
0, 5
giống thế hệ trước.
Trên thực tế khi nói đến dòng thuần là nói tới sự thuần chủng về một 0,25
hoặc vài tính trạng nào đó đang được nghiên cứu.
Viết kiểu gen và tỷ lệ kiểu gen của các dòng thuần được tạo ra từ
phép lai bố mẹ có kiểu gen P : AaBbdd x AabbDd
P: AaBbdd x AabbDd
F1: ( ¼ AA : 2/4 Aa : ¼ aa) ( ½ Bb : ½ bb) ( ½ Dd : ½ dd)
0,5
Kiểu gen, tỷ lệ kiểu gen của các dòng thuần được tạo ra:
0,75

1/16 Aabbdd: 1/16 aabbdd
Lưu ý học sinh có thể lập sơ đồ lai để xác định dòng thuần, đúng vẫn
cho điểm tối đa
Phân biệt di truyền độc lập với di truyền liên kết của hai cặp tính
trạng?
0,5
Di truyền độc lập
Di truyền liên kết
Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST Hai cặp gen cùng nằm trên 1 cặp
tương đồng khác nhau.
NST tương đồng.
0,5
Hai cặp tính trạng di truyền độc Hai cặp tính trạng di truyền
lập và không phụ thuộc lẫn nhau. không độc lập mà phụ thuộc lẫn
nhau.
0,5
Các gen phân li độc lập với nhau Các gen phân li cùng nhau trong
trong quá trình tạo giao tử
quá trình tạo giao tử
0,5
Làm xuất hiện nhiều BDTH
Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
Loại đột biến đã sinh ra dòng 1, 2, 3. Cơ chế hình thành và hậu quả
2,0
các dạng đột biến trên
Đây là đột biến đảo đoạn, cụ thể:
0,25
Dòng gốc → dòng 1: - I D C - đảo đoạn thành – C D I –
0,25
Dòng 1 → dòng 2: - H G C D - đảo đoạn thành ––D C G H 0,25

Dòng 2 → dòng 3: - E F D C - đảo đoạn thành –– C D E F 0,25
o
Cơ chế: Một đoạn của NST bị đảo ngược 180
0,5
Hậu quả: Đột biến đảo đoạn có thể ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến sức
0,5
sống của cơ thể bị đột biến, góp phần tăng cường sự sai khác giữa các
NST tương ứng giữa các dòng thuộc cùng một loài
4,0
Thế nào là đột biến gen? Nêu cơ chế biểu hiện của đột biến gen được
phát sinh trong quá trình giảm phân?
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới
0,25
một hoặc một số cặp Nu.
- Nếu trong quá trình nhân đôi của gen khi xẩy ra sự bắt đôi bổ sung sai
giữa các nucleotit thì dẫn đến đột biến gen loại thay thế cặp Nu này 0,25
bằng cặp Nu khác
- Cơ chế biểu hiện của đột biến gen được phát sinh trong quá trình
0,5
giảm phân:

21


Câu

b

c


5

Nội dung
Điểm
+ Nếu gen ĐB là gen trội, nó có thể được biểu hiện ngay ra kiểu hình
của cơ thể mang ĐB đó.
+ Nếu gen ĐB là gen lặn, nó sẽ tồn tại ở trạng thái dị hợp nên bị gen
0,5
trội tương ứng át đi. Khi được tổ hợp lại ở trạng thái đồng hợp tử, gen
mới được biểu hiện ra kiểu hình.
Những cơ chế di truyền có thể xẩy ra ở cấp độ phân tử:
- Tự nhân đôi của AND
0,25
- Sao mã tổng hợp ARN
0,25
- Dịch mã tổng hợp chuỗi axit amin
0,25
Các giao tử được tạo ra:
+ Trường hợp 1: ABb và a.
0,5
+ Trường hợp 2: A và aBb.
- Các dạng thể dị bội: (2n + 1): Thể ba nhiễm; (2n – 1): Thể một nhiễm
0,5
- Các giao tử đột biến được tạo ra có thể là 1 trong 4 khả năng: AABB
0,5
hoặc aabb hoặc AAbb hoặc aaBB.
- Các giao tử bình thường: ab hoặc AB hoặc Ab hoặc aB
0,25
(HS có thể trình bày theo cách khác, nếu đúng bản chất vẫn cho điểm
tối đa)

4,0
Hãy giải thích kết quả các pháp lai dưới đây và viết sơ đồ lai cho
mỗi phép lai
Phép lai thứ nhất
Khi cho ♂ thân đen, cánh thẳng x ♀ thân xám, cánh cong thu được F 1
0,5
100% thân đen, cánh thẳng →
P thuần chủng
Tính trạng thân đen trội hoàn toàn so với TT thân xám
Tính trạng cánh thẳng trội hoàn toàn so với TT cánh cong
Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2: (thân đen, cánh thẳng) : (thân xám, cánh
cong ) = 80: 27 tỉ lệ sấp xỉ 3:1→ hai cặp gen quy định 2 cặp tính trạng di
truyền liên kết.

Quy ước gen:
A thân đen, a thân xám
B cánh thẳng, b cánh cong
Kiểu gen của P:

0,5
0,25
0,25

♂ Thân đen, cánh thẳng thuần chủng: AB
AB
♀ Thân xám, cánh cong: ab
ab

Sơ đồ lai từ P đến F2
Phép lai thứ hai

Khi cho ♂ thân đen, cánh thẳng x ♀ thân xám, cánh cong thu được F 1
100% thân đen, cánh thẳng →
P thuần chủng
Tính trạng thân đen trội hoàn toàn so với TT thân xám
Tính trạng cánh thẳng trội hoàn toàn so với TT cánh cong

0,5
0,5

22


Câu

Nội dung
Tỷ lệ phân li kiểu hình ở F2:

Điểm

Thân đen, cánh thẳng: Thân đen, cánh cong: Thân xám, cánh thẳng:
Thân xám, cánh cong = 314: 106 : 104 : 35 tỉ lệ sấp xỉ 9: 3: 3:1→ hai cặp
gen quy định 2 cặp tính trạng di truyền độc lập.

Quy ước gen:
A thân đen, a thân xám
B cánh thẳng, b cánh cong
Kiểu gen của P:

0,25
0,25


♂ Thân đen, cánh thẳng thuần chủng: AABB
♀ Thân xám, cánh cong: aabb

Sơ đồ lai từ P đến F2
Lưu ý: Sơ đồ lai từ F1 đến F2 học sinh có thể dùng phương pháp
nhân tử để xác định kiểu gen, kiểu hình của F 2 nếu đúng vẫn cho điểm
tối đa.
- Học sinh có thể xét phép lai thứ hai trước, nếu đúng vẫn cho
điểm tối đa.
6

0,5

4,0
Cặp gen trên là đồng hợp tử dạy dị hợp tử, vì sao?

a

b
c

Số nuclêotit của mỗi gen 126.104
= 2100
300 x 2
* Số Nu mỗi loại của gen thứ nhất:
A = T = 420
G = X = 2100/2 - 420 = 630.
* Gen thứ 2:
Ta có 2A + 2 G = 2100

2 A + 3G = 2700
Giải ra ta có số Nu mỗi loại của gen thứ 2
A = T = 450
G = X = 600
Cặp gen đồng hợp tử là cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST đồng dạng,
có chiều dài, khối lượng bằng nhau và số lượng từng loại Nu như nhau.
Hai gen trên có cùng chiều dài, khối lượng, nhưng số lượng các loại
Nu không bằng nhau nên đây là cặp gen dị hợp tử.
Phân tử ARN thông tin có số lượng Nu bằng ½ số Nu của gen làm
khuôn mẫu, nên số phân tử ARN thông tin được sinh ra từ gen thứ
nhất là 3 x 2 = 6 phân tử.
Số lượng aa có trong 1 phân tử Pr hoàn chỉnh
2100
- 2 = 348
3x2
Số phân tử Pr được tổng hợp trên các phân tử mARN là
10440 : 348 = 30
Số phân tử Pr được tổng hợp trên mỗi phân tử mARN là

0,25
0,5

0,5

0,5
0,25
0,5
0.5
0.25
0.25


23


Câu

Nội dung

Điểm

30: 6 = 5
Vì mỗi ribôxôm chỉ trượt qua phân tử ARN thông tin một lần, nên
số ribôxôm trượt trên mỗi mARN là 5 ribôxôm.

0.5

Ghi chú:
- Điểm toàn bài 20,0 điểm, Giám khảo chấm điểm không làm tròn
- Thí sinh làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI BÌNH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2012-2013
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm 02 trang)

Đề chính thức

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm - mỗi câu 0,25 điểm)

Học sinh kẻ bảng theo mẫu sau vào bài làm. Chọn phương án trả lời đúng rồi điền vào
bảng.
1
2
3
4
5
6
7
8
Câu hỏi
Đáp án
Câu 1. Ở những loài sinh sản hữu tính, sự ổn định bộ NST qua các thế hệ tế bào trong mỗi cơ thể
là nhờ cơ chế:
A. Nguyên phân.
B. Giảm phân.
C. Giảm phân, thụ tinh và nguyên phân.
D. Giảm phân và nguyên phân.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
B. Thường biến là những biến dị không di truyền.
C. Mức phản ứng di truyền được.
D. Sự biểu hiện của thường biến không phụ thuộc vào kiểu gen.
Câu 3. Tự thụ phấn bắt buộc là phương pháp:
A. Để tạo biến dị tổ hợp.
B. Để kiểm tra mức phản ứng của các tính trạng.
C. Để tạo dòng thuần.
D. Để tạo ưu thế lai.
Bd
Câu 4. Ba tế bào sinh tinh ở một loài động vật có kiểu gen Aa

khi giảm phân bình thường có
bD
thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Biết cấu trúc NST không đổi trong giảm phân.
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Câu 5. Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng hộ” là biểu hiện quan hệ:
A. Cộng sinh.
B. Hội sinh.
C. Hợp tác.
D. Kí sinh.
Câu 6. Lai giữa hai cơ thể có cùng kiểu gen Aa rồi cho đời lai tự thụ liên tiếp 3 thế hệ. Tỷ lệ kiểu
gen đồng hợp ở thế hệ cuối cùng là:
A.

1
16

B.

15
16

C.

7
8

D.


1
8

Câu 7. Người ta vận dụng loại đột biến nào sau đây để loại bỏ gen có hại:
A. Đảo đoạn NST.
B. Lặp đoạn NST.

24


C. Chuyển đoạn NST.
D. Mất đoạn NST.
Câu 8. Tẩm consixin lên đỉnh sinh trưởng của một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa rồi để các tế
bào ở đỉnh sinh trưởng tiếp tục nguyên phân. Những loại tế bào có kiểu gen nào sau đây có thể
xuất hiện:
A. AAaa.
B. Aa và AAaa.
C. AAAA và aaaa.
D. AAAA, aaaa và AAaa.
B. CÂU HỎI TỰ LUẬN (18,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Sự đa dạng và đặc thù của ADN được thể hiện như thế nào? Tính đặc thù đó có thể bị thay
đổi trong quá trình nào?
b. Tại sao nói phân tử protein cũng có tính đa dạng và đặc thù? Yếu tố chính quyết định tính
đa dạng và đặc thù của phân tử protein? Những nguyên nhân nào có thể làm thay đổi tính đa
dạng và đặc thù ấy?
Câu 2. (2,5 điểm)
Quan sát một tế bào của một loài động vật đang phân bào bình thường thấy có 40 NST đơn
đang phân ly về hai cực của tế bào.

a. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài động vật trên?
b. Kết thúc lần phân bào trên, các tế bào con sinh ra còn có thể tiếp tục phân chia được nữa
hay không? Tại sao?
Câu 3. (3,0 điểm)
Viết một sơ đồ thể hiện thí nghiệm của Menden từ đó nêu nội dung quy luật phân ly. Menden
đã giải thích thí nghiệm đó như thế nào?
Câu 4. (1,5 điểm)
Hãy phân biệt giữa biến dị tổ hợp và thường biến.
Câu 5. (2,5 điểm)
- Thế nào là một quần xã sinh vật? Hãy nêu những đặc điểm về số lượng và thành phần loài
của quần xã sinh vật?
- Thế nào là cân bằng sinh học? Cho ví dụ minh hoạ.
Câu 6. (3,0 điểm)
Trình bày các bước cơ bản trong kỹ thuật chuyển gen. ADN tái tổ hợp tồn tại và hoạt động ở
tế bào nhận là tế bào thực vật hoặc tế bào động vật so với tế bào nhận là vi khuẩn khác nhau ở
điểm nào?
Câu 7. (1,5 điểm)
AB

DdHh . Biết mỗi gen quy định một tính trạng và tính trội là
ab
trội hoàn toàn, quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, cấu trúc NST không đổi trong giảm
phân. Cho cơ thể trên tự thụ phấn. Xác định tỷ lệ kiểu hình mang hai tính trạng trội và hai tính
trạng lặn ở đời lai.

Một cơ thể thực vật có kiểu gen

Câu 8. (1,0 điểm)
Một đoạn mạch của một gen có cấu trúc như sau:
…−A−T−A−X−G−G−X−T−X−…

Hãy viết cấu trúc đoạn phân tử ARN được tổng hợp từ gen trên.
------------------------HẾT------------------------

25


×