Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Thực trạng phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn thành phố viêng chăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (680.61 KB, 144 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Phát triển ngành dịch vụ là một xu hướng tất yếu đang diễn ra
trên thế giới. Đó là một trong những mục tiêu rất quan trọng trong
việc phát triển kinh tế đất nước. Trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, dịch vụ sẽ ngày càng đóng góp tỉ trọng lớn vào sự phát
triển kinh tế đất nước. Bởi dịch vụ vừa là cầu nối giữa các yếu tố
“đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản xuất, thúc đẩy phân công
lao động xã hội, vừa tác động tích cực đến sự phát triển cơ bản,
toàn diện của các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Thành phố
Viêng Chăn là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp của nước
Lào, thu hút ngày càng nhiều lao động đến sinh sống nên nhu cầu
về dịch vụ tăng nhanh. Thực tế trên địa bàn Thành phố Viêng Chăn
thời gian qua, cơ cấu ngành dịch vụ có chuyển biến tích cực, phát
triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, thu hút được sự tham gia của
nhiều thành phần kinh tế và tỉ trọng đóng góp GDP của ngành
không ngừng tăng cao. Tuy nhiên quy mô của ngành dịch vụ trên
địa bàn Thành phố Viêng Chăn còn nhỏ bé, chưa phát triển tương
xứng với tiềm năng, nhiều thị trường tiêu thụ còn bỏ ngỏ. Sự tác
động của ngành dịch vụ tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành
phố Viêng Chăn không cao và còn hạn chế trong việc đảm bảo tính
ổn định của cơ cấu kinh tế trong vùng đồng thời sự gắn kết giữa
các ngành dịch vụ chưa được chặt chẽ, nhiều loại hình dịch vụ còn
nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền.


2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Từ góc độ kinh tế - chính trị, nghiên cứu sự phát triển ngành
dịch vụ với tư cách là một hoạt động kinh tế đặc thù, một khâu
trong quá trình tái sản xuất.
Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển ngành dịch vụ trên


địa bàn Thành phố Viêng Chăn.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích làm rõ những khái niệm về ngành dịch vụ và sự của
phát triển ngành dịch vụ, làm sáng tỏ tính quy luật của sự phát triển
ngành dịch vụ.
- Phân tích thực trạng phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn
Thành phố Viêng Chăn, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phát triển
ngành dịch vụ trên địa bàn Thành phố Viêng Chăn.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng.
- Ngoài ra, sử dụng các phương pháp nghiên cứu kinh tế đặc
trưng, phương pháp thống kế, phân tích, tổng hợp, dự báo…
5. Dự kiến những đóng góp của luận văn
- Góp phần làm rõ hơn lý luận về ngành dịch vụ và sự phát
triển ngành dịch vụ.
- Phân tích rõ thực trạng ngành dịch vụ trên địa bàn Thành
phố Viêng Chăn để từ đó tìm ra những nguyên nhân hạn chế sự
phát triển ngành dịch vụ ở đây.


- Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ngành dịch vụ trên địa
bàn Thành phố Viêng Chăn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, các phụ lục và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài được trình bày gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển các ngành dịch vụ trên
địa bàn Thành phố Viêng chăn.
Chương 2: Thực trạng phát triển ngành dịch vụ trên địa bàn
Thành phố Viêng Chăn.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển ngành dịch

vụ trên địa bàn Thành phố Viêng Chăn.
CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VIÊNG CHĂN
1.1. Ngành dịch vụ và sự cần thiết phát triển ngành dịch vụ
trên địa bàn thành phố viêng chăn
1.1.1.

Khái niệm, phân loại và vai trò của ngành dịch vụ

1.1.1.1. Khái niệm ngành dịch vụ
Tuy nhận thức chung về dịch vụ tương đối đồng nhất nhưng
khái niệm về dịch vụ là một vấn đề chưa hoàn toàn sáng tỏ. Mỗi
một khái niệm xuất phát từ sự nhìn nhận về dịch vụ trên một khía
cạnh khác nhau nên luôn có sự khác nhau nhất định.


Theo quan điểm truyền thống thì dịch vụ là “những sản
phẩm vô hình được sản xuất để đáp ứng một nhu cầu nào đó của
người tiêu dùng vì mục đích sinh lời. Trước đây theo quan điểm
của các nhà kinh tế thì của cải vật chất được hình thành trong xã
hội là do các ngành sản xuất đem lại, như các ngành nông
nghiệp, công nghiệp, xây dựng… Trong khi đó, các ngành dịch
vụ được coi là không tạo ra giá trị mới và do vậy sản phẩm của
ngành này được coi là vô hình. Tuy nhiên, định nghĩa này cũng
dựa trên tính chất cơ bản của dịch vụ và làm rõ được 2 vấn đề:
Thứ nhất, dịch vụ là một sản phẩm, là kết quả của quá
trình lao động và sản xuất nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó
của con người.
Thứ hai, khác với hàng hóa, thuộc tính của dịch vụ là vô

hình. Dịch vụ không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất dưới
dạng những sản phẩm hữu hình nhưng chúng lại tạo ra giá trị
thặng dư do có sự khai thác sức lao động, tri thức, chất xám của
con người. Dịch vụ kết tinh các hoạt động đa dạng trên các lĩnh
vực như tài chính, vận tải, bảo hiểm, kiểm toán, kế toán, tư vấn
luật… Khác với hàng hóa là cái hữu hình, dịch vụ là vô hình và
phi vật chất. Chính điểm khác nhau cơ bản này giữa sản phẩm
hàng hóa hữu hình với sản phẩm dịch vụ vô hình đã ảnh hưởng
mạnh mẽ tới cách thức tiến hành các hoạt động thương mại hàng
hóa và hoạt động thương mại dịch vụ ở phạm vi từng quốc gia


cũng như phạm vi quốc tế. Vì dịch vụ là vô hình nên các quốc gia
đã tốn không ít thời gian và công sức để xây dựng được các quy
chuẩn pháp lý điều chỉnh các hoạt động cung ứng dịch vụ nói
chung và các hoạt động thương mại dịch vụ nói riêng.
Hiện nay có một định nghĩa khác mang tính tổng quát hơn
được thừa nhận nhiều hơn, đó là: Dịch vụ là hoạt động làm
thay đổi điều kiện và chất lượng của một chủ thể do tác động
của chủ thể khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể đó.
Theo đó, dịch vụ không sinh ra nếu không có sự tách rời giữa
chủ thể tiêu dùng và chủ thể cung cấp. Ví dụ: Một doanh nghiệp
tự mình thực hiện khép kín các công đoạn sản xuất cho ra một
sản phẩm. Trường hợp này không phát sinh dịch vụ. Ngược lại,
doanh nghiệp đó thuê lại một doanh nghiệp khác thực hiện một
công đoạn trong chu trình đó như phân phối, thiết kế, kiểm
toán… Khi đó dịch vụ đã xuất hiện. Xã hội ngày càng phát triển,
tính chuyên môn hóa càng cao thì sự tách rời giữa công đoạn
trong một chu trình sản xuất đã tạo nên các ngành dịch vụ mới.
Đôi khi ta rất khó khăn khi phân biệt một sản phẩm hàng hóa

hay dịch vụ do sự đan xen giữa chúng. Nhìn chung, trên góc độ
quản lý, các nước chấp nhận liệt kê một danh mục các sản phẩm
dịch vụ hơn là chỉ đơn thuần xuất phát từ khái niệm, ví dụ như
Hệ thống phân loại hàng hóa chủ yếu (CPC) của Liên Hiệp
Quốc.


Dịch vụ có các đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, dịch vụ là vô hình nên khó xác định: Quá trình
sản xuất tạo ra sản phẩm hữu hình có tính chất cơ, lý, hóa…
Nhất định, có tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể và do đó có thể sản xuất
theo tiêu chuẩn hóa. Khác với hàng hóa, sản phẩm dịch vụ
không tồn tại dưới dạng vật chất bằng những vật phẩm cụ thể,
không cầm nắm được và do đó khó có thể xác định chất lượng
dịch vụ trực tiếp bằng những chỉ tiêu kỹ thuật được lượng hóa.
Chính vì vậy các công tác lượng hóa, thống kê, đánh giá chất
lượng và quy mô cung cấp dịch vụ của một công ty, nếu xét ở
tầm vĩ mô trở nên khó khăn hơn so với hàng hóa hữu hình rất
nhiều.
Thứ hai, quá trình sản xuất (cung ứng) dịch vụ và tiêu
dùng dịch vụ diễn ra đồng thời. Trong nền kinh tế hàng hóa, sản
xuất hàng hóa tách khỏi lưu thông và tiêu dùng. Do đó, hàng
hóa có thể được lưu kho để dự trữ, có thể vận chuyển đi nơi
khác theo cung cầu của thị trường. Khác với hàng hóa, quá trình
cung ứng dịch vụ gắn liền với tiêu dùng dịch vụ. Thông thường,
việc cung ứng dịch vụ đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người
cung ứng và người tiêu dùng dịch vụ.
Thứ ba, dịch vụ không lưu trữ được. Do sản xuất và tiêu
dùng dịch vụ diễn ra đồng thời nên không thể sản xuất được
dịch vụ hàng loạt và lưu giữ trong kho sau đó mới tiêu dùng.



Với cách hiểu đó, dịch vụ là sản phẩm không lưu trữ được và
trong cung ứng dịch vụ không có khái niệm tồn kho hoặc dự trữ
sản phẩm dịch vụ.
Thứ tư, dịch vụ có tính không bị hư hỏng. Do sản phẩm
dịch vụ sản xuất ra được tiêu dùng ngay do vậy dịch vụ không
thể hư hỏng được.
Đây là những đặc điểm cơ bản để phân biệt sản phẩm dịch
vụ vô hình với sản phẩm hàng hóa hữu hình. Tuy nhiên, cần
phải thấy rằng sẽ không tồn tại một sự phân biệt tuyệt đối.
Chẳng hạn, một số loại hình dịch vụ khi kết thúc quá trình cung
ứng sẽ tạo ra sản phẩm có hình thái vật chất như bản photocopy.
Hệ thống dịch vụ trả lời điện thoại tự động không đòi hỏi sự tiếp
xúc trực tiếp giữa người cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng
dịch vụ, về một mặt nào đó có thể coi là sản phẩm “lưu trữ
được”. Hầu như trong mọi hoạt động cung ứng dịch vụ đều có
sự xuất hiện của các sản phẩm hữu hình như là các yếu tố phụ
trợ. Cũng như vậy, khi tiến hành mua bán trao đổi bất kỳ hàng
hóa hữu hình nào cũng đều cần đến các dịch vụ hỗ trợ. Người ta
thấy rằng sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau giữa các ngành kinh
tế trở nên thực sự khó khăn. Điều này cũng giải thích rằng sự
phân biệt giữa dịch vụ và hàng hóa chỉ mang tính chất tương
đối. Dịch vụ và hàng hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Quá
trình hình thành và phát triển của phân công lao động diễn ra


ngày càng sâu rộng thì các ngành dịch vụ cũng sẽ được hình
thành và phát triển nhiều hơn, đa dạng hơn. Nếu như trước đây,
nói đến một nền kinh tế người ta chỉ nói đến hai lĩnh vực then

chốt là công nghiệp và nông nghiệp thì ngày nay lĩnh vực được
quan tâm đến nhiều cũng như chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
GDP lại là lĩnh vực dịch vụ.
1.1.1.2. Phân loại ngành dịch vụ
Vấn đề phân loại dịch vụ hiện nay trên thế giới có rất nhiều
cách phân chia ngành dịch vụ khác nhau tùy thuộc vào mục đích
khác nhau. Các tiêu thức để phân chia ngành dịch vụ:
Dịch vụ mang tính thương mại và dịch vụ không mang tính
thương mại:
Dịch vụ mang tính thương mại là những dịch vụ được thực
hiện, được cung ứng nhằm mục đích thu lợi nhuận và vì mục
tiêu là kinh doanh. Ví dụ dịch vụ quảng cáo để bán hàng, dịch
vụ môi giới…
Dịch vụ không mang tính chất thương mại (dịch vụ phi
thương mại) là những dịch vụ được cung ứng không nhằm mục
đích kinh doanh, không vì mục đích thu lợi nhuận. Những dịch
vụ này bao gồm các dịch vụ công cộng, thường do các Đoàn thể,
các tổ chức xã hội phi lợi nhuận cung ứng hoặc do các cơ quan
Nhà nước cung ứng khi cơ quan này thực hiện chức năng nhiệm
vụ của mình.


Cách phân loại này giúp chúng ta xác định mục tiêu, đối
tượng và phạm vi của ngành dịch vụ. Không phải tất cả các loại
dịch vụ đều có thể được trao đổi hay mua bán. Rất nhiều dịch vụ
không thể thương mại hóa được, ví dụ như dịch vụ công cộng.
Chỉ khi nào dịch vụ trở thành một “hàng hóa” thực sự (hàng hóa
vô hình), được mua bán, trao đổi (cung cấp) trên thị trường theo
đúng quy luật cung cầu và các quy luật của thị trường như các
hàng hóa hữu hình khác thì lúc đó dịch vụ mới trở thành đối

tượng của thương mại dịch vụ.
Dịch vụ về hàng hóa và dịch vụ về tiêu dùng
Dựa vào mục tiêu của dịch vụ người ta chia dịch vụ thành 4
nhóm sau:
Dịch vụ phân phối: Vận chuyển, lưu kho, bán buôn, bán lẻ,
quảng cáo môi giới…
Dịch vụ sản xuất: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các dịch
vụ về kỹ sư kiến trúc công trình, dịch vụ kế toán kiểm toán, dịch
vụ pháp lý…
Dịch vụ xã hội: Dịch vụ sức khỏe, y tế, giáo dục, bưu chính
viễn thông, các dịch vụ nghe nhìn và các dịch vụ xã hội khác.
Dịch vụ cá nhân: dịch vụ sửa chữa, dịch vụ khách sạn nhà
hàng, các dịch vụ giải trí, dịch vụ du lịch văn hóa.
Bằng cách phân loại trên, chúng ta phân biệt được dịch vụ
về hàng hóa mang tính chất thương mại với các dịch vụ về tiêu


dùng mang tính chất thương mại và mang tính chất không
thương mại (dịch vụ cá nhân và xã hội). Dịch vụ thương mại
bao gồm các dịch vụ về hàng hóa (dịch vụ phân phối và dịch vụ
sản xuất) như phân loại ở trên, nghĩa là bao gồm các dịch vụ
phục vụ cho việc sản xuất mua bán, trao đổi hàng hóa trên thị
trường như vận chuyển hàng hóa, lưu kho hàng hóa, bán buôn,
bán lẻ, quảng cáo, môi giới, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, các
dịch vụ về kỹ sư và kiến trúc công trình, dịch vụ kế toán kiểm
toán, dịch vụ pháp lý… Dịch vụ tiêu dùng mang tính chất
thương mại như dịch vụ khách sạn, dịch vụ du lịch… Dịch vụ
tiêu dùng không mang tính chất thương mại như dịch vụ văn
hóa, dịch vụ giải trí, dịch vụ vệ sinh môi trường…
Thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ (tiếng Anh là trade in service) là khái
niệm chỉ các hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ hay
khái niệm dùng để nhấn mạnh khía cạnh thương mại, tính chất
thương mại trong lĩnh vực dịch vụ hay nói cách khác thương
mại dịch vụ là sự trao đổi dịch vụ giữa các cá nhân tổ chức với
nhau vì mục đích kinh doanh sinh lời. Như vậy thương mại dịch
vụ khác với thương mại hàng hóa ở đối tượng trao đổi, đối với
thương mại hàng hóa thì đối tượng trao đổi là hàng hóa - các sản
phẩm hữu hình, còn đối với thương mại dịch vụ thì đối tượng
trao đổi lại là dịch vụ - các sản phẩm vô hình.


Về bản chất thương mại dịch vụ là sự trao đổi, mua bán các
loại dịch vụ trong đó người mua được thỏa mãn nhu cầu về dịch
vụ đó, còn người bán (nhà cung cấp dịch vụ) cung ứng được
dịch vụ cần tiêu thụ và thu được lợi nhuận.
WTO/GATT đã phân biệt 4 hình thức cung cấp dịch vụ
như sau:
Phương thức 1: (Cung cấp qua biên giới) là việc doanh
nghiệp dịch vụ của một nước bán hay cung cấp cho người tiêu
dùng của nước khác thông qua các hệ thống thông tin, viễn
thông ví dụ: Dịch vụ tư vẫn kỹ thuật, thiết kế, tư vấn pháp lý,
dịch vụ điện thoại quốc tế…
Phương thức 2: (Tiêu dùng dịch vụ ngoài lãnh thổ) là
doanh nghiệp dịch vụ của một nước bán dịch vụ cho người tiêu
dùng của nước khác tại nước mình. Trường hợp này đòi hỏi
người tiêu dùng của nước mua sang nước bán để sử dụng dịch
vụ. Ví dụ người tiêu dùng A sang nước B để du lịch hoặc khám
chữa bệnh.
Phương thức 3: (Hiện diện thương mại) là việc doanh

nghiệp dịch vụ một nước thiết lập các công ty, chi nhánh của
mình tại thị trường của nước khác để cung cấp dịch vụ cho
người tiêu dùng tại nước đó. Ví dụ công ty A đầu tư tại nước B
để cung cấp dịch vụ cho nước B.


Phương thức 4: (Hiện diện của thể nhân cung cấp dịch vụ)
là việc cung cấp dịch vụ của thể nhân (con người) của một nước
tại nước khác. Ví dụ bác sĩ ở nước A sang nước B để tự mình
cung cấp dịch vụ y tế cho người tiêu dùng của nước B hoặc bác
sỹ của nước A sang làm việc cho một bệnh viện của nước B để
cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng ở nước đó.
Về hoạt động cung cấp dịch vụ trong nước, cũng như các
sản phẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ được chuyển từ các nhà
cung cấp dịch vụ đến tay người tiêu dùng thông qua một hệ
thống cung cấp dịch vụ, qua hệ thống này, sản phẩm dịch vụ sẽ
được chuyển đến người tiêu dùng một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp thông qua các đại lý, văn phòng đại diện, thể nhân hoặc
phương tiện kỹ thuật đặc thù khác như mạng internet, mạng
truyền thông…
Phân biệt thương mại dịch vụ và dịch vụ thương mại:
Dịch vụ thương mại là khái niệm chưa có sự thống nhất,
chưa có sự chuẩn hóa và cũng ít có tài liệu phân tích khái niệm
và nội hàm dịch vụ thương mại một cách có hệ thống. Tuy
nhiên, trong thực tế ở một số nước, nơi mà hoạt động thương
mại dịch vụ chưa phát triển, người ta thường hay dùng khái
niệm dịch vụ thương mại thay vì dùng khái niệm thương mại
dịch vụ. Vì vậy thương mại dịch vụ được hiểu là các loại hình
dịch vụ gắn liền và phục vụ cho việc mua bán hàng hóa sản



phẩm hữu hình. Với cách hiểu này người ta cho rằng dịch vụ
thương mại là một nhánh nhỏ, là một bộ phận ngành nhỏ trong
toàn bộ hệ thống ngành thương mại dịch vụ, là một bộ phận của
ngành thương mại dịch vụ có quan hệ chặt chẽ với thương mại
hàng hóa. Nhưng hiểu một cách chính xác hơn thì dịch vụ
thương mại là một sản phẩm và là một bộ phận của dịch vụ.
Dịch vụ thương mại là một khái niệm cho hoạt động dịch vụ
trong ngành thương mại.
Từ khái niệm về dịch vụ và dịch vụ thương mại ta có thể
phân biệt hai loại hình này như sau:
Thương mại dịch vụ là khái niệm rộng dùng để chỉ tất cả
các hành vi cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích thu
lợi nhuận. Như vậy chỉ các dịch vụ được đem ra mua bán trên
thị trường nhằm thu lợi nhuận thì mới được coi là mang tính
chất thương mại và nằm trong khái niệm thương mại dịch vụ.
Còn dịch vụ thương mại là nghĩa hẹp hơn, chỉ bao gồm các loại
hình dịch vụ phục vụ cho việc sản xuất, mua bán, trao đổi hàng
hóa trên thị trường. Như vậy khái niệm thương mại dịch vụ bao
trùm khái niệm dịch vụ thương mại. Nhưng đây chỉ là cách hiểu
ở những nước có thương mại dịch vụ không phát triển, do đặc
điểm của cơ sở kinh tế, do trong lịch sử cũng như do cách quan
niệm của nền kinh tế kém phát triển đặc biệt là do nền kinh tế kế
hoạch hóa, xuất phát từ quan điểm không thừa nhận thương mại


là một ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng nên ở những nước
này người ta không quan tâm đến vai trò của thương mại hàng
hóa cũng như vai trò của thương mại dịch vụ.
Ngày nay, cách nhìn nhận trên về thương mại dịch vụ đã

thay đổi, người ta ngày càng nhận ra vai trò năng động của dịch
vụ trong tiến trình phát triển của nền kinh tế. Công nghệ ngày
càng phát triển mở ra nhiều cơ hội để ngành dịch vụ phát triển
mạnh mẽ, đặc biệt đã tạo điều kiện để cho việc trao đổi, lưu
thông dịch vụ mở rộng và vượt ra khỏi biên giới quốc gia, trở
thành sản phẩm có giá trị của thị trường quốc tế như các phần
mềm máy tính, internet… Do tác động của công nghệ, ở các
nước đang phát triển, ngành dịch vụ trở thành bộ phận được coi
là tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế. Ví dụ ở Mỹ dịch vụ
tạo ra 80% việc làm, 75% tổng sản phẩm quốc nội, 30% xuất
khẩu. Mục đích của các nước phát triển là thương mại hóa các
dịch vụ nói chung và các sản phẩm của dịch vụ, ngành dịch vụ
nói riêng. Các nước này đã xây dựng hệ thống pháp luật về
thương mại dịch vụ khá hoàn chỉnh để tạo điều kiện cho ngành
thương mại dịch vụ phát triển.
Nhưng ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở những
nước có nền kinh tế đang chuyển đổi. Những nước này đã dần
thừa nhận việc thương mại hóa các ngành dịch vụ. Các dịch vụ
như sức khỏe, nhà ở, giáo dục, tài chính ngân hàng… Được xem


như là một bộ phận trong chiến lược phát triển quốc gia với cơ
sở hạ tầng cho các hoạt động kinh tế thương mại khác. Cùng với
sự phát triển của thương mại nói chung và thương mại hàng hóa
nói riêng, các dịch vụ có tính thương mại nói trên được trao đổi
gắn liền với thương mại hàng hóa hữu hình.
Như vậy ta có thể phân biệt thương mại dịch vụ và dịch vụ
thương mại. Thương mại dịch vụ là một phạm trù kinh tế và để
hiểu được nó trước hết phải hiểu thương mại là gì. Thương mại
là một phạm trù của lưu thông hàng hóa, xuất hiện khi lưu thông

hàng hóa trở thành một chức năng độc lập tách khỏi sản xuất.
Thương mại là một trong những ngành kinh tế quốc dân độc lập,
ra đời và phát triển cùng với sự phân công lao động xã hội.
Thương mại còn là một lĩnh vực hoạt động nằm trong một khâu
của quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm: thương mại hàng hóa
và thương mại dịch vụ. Như vậy thương mại dịch vụ chính là
quá trình mà ở đó các sản phẩm dịch vụ được cung cấp từ nhà
cung ứng dịch vụ tới tay người tiêu dùng dịch vụ. Dịch vụ
thương mại là một sản phẩm và là một bộ phận của dịch vụ.
Dịch vụ bao gồm rất nhiều ngành như: Dịch vụ tài chính, dịch
vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ hàng hóa…
Dịch vụ thương mại là một khái niệm cho hoạt động dịch vụ
trong ngành thương mại.


1.1.1.3. Vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế thị
trường
Thứ nhất: Ngành dịch vụ là bộ phận cấu thành và càng giữ
vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Nếu như một nền kinh tế mà không có sự trao đổi hàng hóa
thì nền kinh tế đó sẽ diễn ra như thế nào?, Các thương nhân sẽ
sử dụng phương tiện chuyên chở của mình đưa hàng hóa từ nơi
cung cấp đến nơi tiêu thụ, tự tìm kiếm khách hàng và việc mua
bán thanh toán được diễn ra trực tiếp. Trong nền kinh tế như
vậy, khối lượng hàng hóa được trao đổi và giao dịch là rất nhỏ,
tốc độ lưu thông hàng hóa chậm và hiệu quả hoạt động trao đổi
hàng hóa thấp. Cùng với sự phát triển của sản phẩm sản xuất,
của lưu thông và trao đổi hàng hóa đã diễn ra quá trình phân
công lao động ở đó một số công đoạn trong quá trình phân phối
đã được tách riêng bằng việc hình thành các thương nhân

chuyên phục vụ chuyển chở hàng hóa từ nơi này sang nơi khác
bằng các phương tiện chuyên dùng, các thương nhân làm môi
giới giữa người bán và người mua… Để tăng hiệu quả kinh
doanh, các hãng kinh doanh đều có xu hướng chuyển dịch từ
việc sử dụng các dịch vụ bên ngoài do các nhà cung cấp dịch vụ
chuyên nghiệp cung cấp. Các loại hình dịch vụ đã được hình
thành và phát triển trong một quá trình như vậy.


Trong nền kinh tế hiện nay, khu vực dịch vụ đóng vai trò
đặc biệt quan trọng với khoảng 60% giá trị đóng góp vào GDP
Thế giới.Tuy nhiên, những kết quả phân tích gần đây cũng cho
thấy rằng sự đóng góp của khu vực được vào GDP là rất khác
nhau ở các nền kinh tế khác nhau. Một trong những nhân tố có
mối quan hệ chặt chẽ và trực tiếp tới tỷ lệ này là mức thu nhập
của quốc gia đó. Với các quốc gia có thu nhập thấp khu vực dịch
vụ đóng góp khoảng 38% vào GDP, với các quốc gia có mức thu
nhập trung bình là 56%, còn đối với các quốc gia có thu nhập
cao tỷ lệ này là 65%.
Theo phân tích và đánh giá của Ngân hàng Thế giới, mức
độ đóng góp của khu vực dịch vụ có mối liên hệ trực tiếp và
chặt chẽ với mức thu nhập của quốc gia. Khi thu nhập người dân
càng cao thì họ có xu hướng chi tiêu ngày càng nhiều hơn cho
các loại hình dịch vụ trong tương quan so sánh với mức độ tăng
lên trong chi tiêu cho các sản phẩm hàng hóa. Trong sự tăng
trưởng chung của khu vực dịch vụ có sự đóng góp không nhỏ
của các ngành công nghiệp hiện đại vì sản phẩm của những
ngành này là những sản phẩm có độ phức tạp cao, đòi hỏi phải
kết hợp chặt chẽ với những ngành dịch vụ chuyên môn khác
(như dịch vụ thiết kế, nghiên cứu phát triển, marketing, phân

phối, bảo hiểm…) để sản xuất và tiêu thụ. Những quốc gia có
mức thu nhập cao hơn sẽ có điều kiện hơn để đầu tư cả về cơ sở
vật chất và nguồn nhân lực cho sự phát triển và mở rộng khu


vực dịch vụ hơn các nước khác. Hiện nay các nước có đóng góp
vào GDP cao là Mỹ (72%), Pháp (71%), Nhật Bản (60%)… Một
số nước ở Đông Nam Á có tỷ lệ đóng góp của ngành dịch vụ
vào GDP khá cao như Thái Lan (50%), Malaysia (45%)…
Ngành dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông,
phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển
trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế.
Các ngành dịch vụ là cầu nối giữa các yếu tố đầu vào và
đầu ra trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm.
Buôn bán quốc tế, đặc biệt là buôn bán hàng hóa sẽ không thể
vận hành nếu như không có dịch vụ vận tải, dịch vụ thanh toán.
Chính sự ra đời và phát triển của dịch vụ đã góp phần khắc phục
được trở ngại về địa lý, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa,
thúc đẩy nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa từ nước này sang
nước khác, từ khu vực địa lý này sang khu vực địa lý khác.
Trong quá trình chuyên chở hoặc lưu thông, hàng hóa luôn bị đe
dọa bởi những rủi ro nên sự ra đời của dịch vụ bảo hiểm làm
cho thương mại quốc tế trở nên an toàn hơn, ít tổn thất hơn. Các
dịch vụ ngân hàng cũng cho phép khâu thanh toán được diễn ra
một cách có hiệu quả, giúp cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu
đạt được mục đích trong quan hệ buôn bán. Các dịch vụ viễn
thông, thông tin cũng có vai trò hỗ trợ cho các hoạt động thương
mại trong việc kích cầu, rút ngắn thời gian ra quyết định mua



hàng của người tiêu dùng. Các dịch vụ cung tiêu như dịch vụ đại
lý, bán buôn, bán lẻ giữ vai trò trung gian kết nối giữa người sản
xuất với người tiêu dùng, đồng thời góp phần đẩy mạnh quá
trình tiêu thụ hàng hóa, rút ngắn thời gian hàng hóa lưu thông,
giúp các nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn để đầu tư tái sản
xuất. Như vậy dịch vụ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động
thương mại hàng hóa. Điều này càng trở nên rõ nét trong thương
mại quốc tế. Các dịch vụ về vận tải, bảo hiểm, thanh toán quốc
tế là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lưu
thông và buôn bán hàng hóa trên phạm vi quốc tế.

Ngành dịch vụ trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình
sản xuất.
Nhu cầu về dịch vụ xuất phát ở chính các nhà sản xuất khi
họ thấy rằng để có thể tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh
ngày càng khốc liệt ở cả thị trường nội địa và thị trường nước
ngoài, phải đưa nhiều hơn các yếu tố dịch vụ vào sản xuất để hạ
giá thành và nâng cao chất lượng. Các dịch vụ nghiên cứu và
phát triển thị trường, thiết kế, tiếp thị, phân phối… Đã thâm
nhập sâu vào quá trình sản xuất hàng hóa và có những đóng góp
đáng kể trong việc tạo ra các giá trị gia tăng đối với sản phẩm
hàng hóa. Ngày nay, ranh giới giữa sản phẩm hàng hóa và sản
phẩm dịch vụ chỉ mang một ý nghĩa tương đối. Sản phẩm hàng


hóa ngày càng có hàm lượng dịch vụ cao kết tinh trong đó. Các
ngành dịch vụ có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các
ngành kinh tế khác phát triển. Chẳng hạn, theo ước tính của một
số chuyên gia nước ngoài, để đưa một sản phẩm trị giá 100USD
tới tay người tiêu dùng, nhà sản xuất phải chi tới 10USD cho

dịch vụ vận tải, 10USD cho dịch vụ viễn thông, 10USD cho
dịch vụ quảng cáo, 30USD cho các dịch vụ khác có liên quan tới
sản xuất và chỉ có 20USD cho nguyên vật liệu và còn lại là các
chi phí khác như tiền lương, quản lý… Như vậy giá trị dịch vụ
trong một sản phẩm chiếm tới 60% giá trị của hàng hóa và tỷ lệ
này ngày càng có xu hướng gia tăng với sự phát triển của khoa
học kỹ thuật và sự xuất hiện các phương thức kinh doanh mới.
Ngành dịch vụ có tác động tích cực đối với phân công lao
động xã hội.
Thương mại hình thành và phát triển gắn liền với sự phân
công lao động xã hội. Hay nói cách khác, phân công lao động xã
hội là tiền đề cho sự ra đời và phát triển thương mại. Ngược lại
sự phát triển của thương mại cũng góp phần làm cho phân công
lao động sâu sắc hơn. Đặc biệt trong sản xuất ngày càng chuyên
môn hóa cao hơn. Các nhà sản xuất tận dụng được lợi thế về quy
mô bằng việc chỉ chuyên môn hóa trong lĩnh vực sản xuất cụ thể
và sử dụng một cách hiệu quả các dịch vụ thương mại do các
nhà cung ứng dịch vụ cung cấp. Nền kinh tế càng phát triển thì


thương mại dịch vụ càng phát triển phong phú và đa dạng. Hiện
nay, sự phát triển của dịch vụ phản ánh trình độ phát triển kinh
tế của mỗi quốc gia. Người ta thấy rằng trình độ phát triển kinh
tế của một nước càng cao thì tỷ trọng của dịch vụ trong cơ cấu
ngành kinh tế của nước đó càng lớn. Bởi thương mại dịch vụ
phát triển sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn
hóa, tạo điều kiện cho các lĩnh vực sản xuất khác phát triển. Sự
tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ là động lực cho sự
phát triển kinh tế.
Vai trò của dịch vụ được phản ánh rõ nét nhất ở số lượng

lao động trong ngành dịch vụ và tỷ trọng của dịch vụ trong
GDP. Ngành dịch vụ ở Mỹ hàng năm tạo ra 80% cơ hội làm
việc, xuất khẩu dịch vụ chiếm tới 30% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước phát triển vào
ngành dịch vụ chiếm tới 40% tổng giá trị đầu tư.
Thứ hai: Đóng góp của thương mại dịch vụ vào cán cân
thương mại.
Xuất phát từ vị trí của dịch vụ trong ngành kinh tế nói
chung, vai trò của dịch vụ trong cán cân thương mại cũng ngày
càng trở nên quan trọng và đóng góp một phần đáng kể và cán
cân thương mại, đặc biệt là đối với các nền kinh tế có trình độ
phát triển cao.


Trong thương mại thế giới, giá trị xuất khẩu của khu vực
dịch vụ chiếm từ 20-25% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ; giá trị nhập khẩu của khu vực dịch vụ chiếm từ 19-21%
tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, và tỷ lệ này có xu
hướng ngày càng tăng. Theo số liệu thống kê của Ngân hàng
Thế giới, nếu như năm 1995 cán cân thương mại toàn thế giới là
156 tỷ USD, trong đó cán cân dịch vụ là 65 tỷ USD và cán cân
hàng hóa là 90 tỷ USD, thì đến năm 2003, cán cân thương mại
toàn thế giới là -124 tỷ USD, trong đó cán cân dịch vụ là 83 tỷ
USD và cán cân hàng hóa là -207 tỷ USD. Điều này cho thấy
rằng thương mại dịch vụ không những có xu hướng tăng về quy
mô mà ngày càng có vị trí quan trọng đối với tình trạng thặng
dư hay thâm hụt cán cân thương mại nói chung. Có thể thấy vấn
đề này qua những số liệu sau:



Bảng 1.1: Cán cân thương mại thế giới giai đoạn 19962003


Năm
Cán
cân
hàng
hóa
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Cán
cân
dịch vụ
Xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Cán

ĐVT

Tr.Kíp

1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

74

63


-74

-225

-182

-168

-207

Tr.Kíp 4205 4174 4282 4658 4427 4556 5178
Tr.Kíp 4131 4111 4357 4883 4609 4724 5385

Tr.Kíp

98

79

76

79

Tr.Kíp 1109 1128 1175 1240

72

74


83

129 1290 1385

Tr.Kíp 1010 1049 1099 1161 1147 1219 1285

cân
hàng
hóa và
dịch vụ

Tr.Kíp

173

141

2

-146

-110

-94

-124


XN
hàng

hóa/

%

79.7

Tổng

3

79.20 79.17

79.9

79.2

0

5

78.74 78.73

XN
XN
dịch
vụ

/

% 20.27 20.80 20.83 20.10 20.75 21.26 21.27


Tổng
XN
Nguồn: Thống kê của Ngân hàng Thế giới
Thứ ba: Ngành dịch vụ tạo ra một số lượng rất lớn việc làm
cho người lao động.
Ngành dịch vụ đã tạo ra khối lượng việc làm rất lớn cho
người lao động. Tỷ lệ lao động làm trong các ngành dịch vụ không
những ngày càng tăng cao mà còn chiếm tỷ trọng lớn hơn hẳn so
với các ngành kinh tế khác. Ở những nước có trình độ phát triển
cao thì tỷ lệ lao động làm trong ngành này chiếm 70-80% tổng số
lao động của nền kinh tế. Ở các nước đang phát triển số lượng lao
động chưa chiếm ưu thế như ở các nước phát triển song có thể thấy
xu hướng tăng nhanh tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành
dịch vụ là rõ rệt, có khoảng 20-30% số lao động làm việc trong khu
vực dịch vụ và con số này đang tăng với tốc độ rất nhanh.


×