Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI CHI NHÁNH NHCT CHƯƠNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.23 KB, 32 trang )

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI
CHI NHÁNH NHCT CHƯƠNG DƯƠNG
2.1. Khái quát về Ngân hàng công thương Chương Dương
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Công
thương Chương Dương
Thực hiện nghị quyết 53 HĐBT về thành lập các ngân hàng chuyên doanh
hạch toán kinh tế độc lập. Chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương được
thành lập từ tháng 8/1988 trên cơ sở tách từ Ngân hàng nhà nước huyện Gia Lâm
thành chi nhánh ngân hàng công thương Chương Dương và chi nhánh ngân hàng
Nông nghiệp Huyện Gia Lâm.
Là chi nhánh ngân hàng cơ sở trực thuộc chi nhánh ngân hàng Công thương
Thành phố Hà Nội, đến đầu năm 1993 được nâng cấp thành chi nhánh Ngân hàng
công thương khu vực Chương Dương trực thuộc ngân hàng công thương Việt
Nam.
Từ một chi nhánh ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ, nguồn vốn huy động
khi mới thành lập chỉ có 13tỷ đồng, nay đã lên tới 520 tỷ đồng, tổng dư nợ cho vay
ngày thành lập là 5,7 tỷ đồng nay đã lên tới 420 tỷ đồng.
Hoạt động trong những năm đầu mới thành lập chủ yếu là huy động vốn và
cho vay ngắn hạn đối với DNNN, nay các mặt hoạt động ngân hàng đã phát triển
đa dạng bao gồm: huy động vốn tiền gửi các tổ chức kinh tế, huy động vốn tiết
kiệm và phát hành kỳ phiếu bằng VNĐ và ngoại tệ, cho vay ngắn hạn, trung và dài
hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế, kinh doanh vàng bạc,
mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán quốc tế và nghiệp vụ bảo lãnh.
Năm đầu thành lập chỉ có 344 khách hàng giao dịch, trong đó có 80 khách
hàng vay vốn, đến nay đã có hơn 1800 khách hàng, trong đó có 1400 khách hàng
vay vốn. Khách hàng của chi nhánh ngân hàng công thương khu vực Chương
Dương trước đây chủ yếu trên địa bàn Huyện Gia Lâm, nay nhiều khách hàng nội
thành, Đông Anh, Từ Sơn cũng đến mở tài khoản và vay vốn.
Tổ chức bộ máy hoạt động của chi nhánh khi mới thành lập chủ yếu ở hội sở
và 4 quỹ tiết kiệm ở 3 thị trấn Đức Giang, Yên Viên và Gia Lâm. Nay chi nhánh
thành lập thêm 3 phòng giao dịch ở 3 thị trấn Đức Giang, Yên Viên, Đông Anh và


4 quỹ tiết kiệm trong đó 3 quỹ ở nội thành và một quỹ ở Sài Đồng. Riêng phòng
giao dịch Đông Anh đã được nâng cấp thành chi nhánh trực thuộc ngân hàng công
thương Việt Nam từ tháng 1/1997.
Trong những năm gần đây, chi nhánh ngân hàng công thương khu vực
Chương Dương được sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND Huyện Gia Lâm, được sự
chỉ đạo trực tiếp của Ngân hàng công thương Việt Nam và Chi nhánh Ngân hàng
Nhà nước thành phố Hà Nội, chi nhánh NHCT Chương Dương đã không ngừng
đổi mới, năng động và sáng tạo vươn lên hòa nhập với cơ chế đổi mới của ngành,
đưa mọi mặt hoạt động của mình ngang tầm với một số chi nhánh lớn của hệ thống
Ngân hàng công thương Việt Nam.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Công thương Chương Dương
Bộ máy quản lý của Ngân hàng Công thương - chi nhánh Chương Dương
được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng, nghĩa là các phòng ban của ngân
hàng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của giám đốc.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Giám đốc
Khối kinh doanh
P. Khách hàng DNL
P. Khách hàng DN
vừa và nhỏ
P. Khách hàng cá
nhân
Khối dịch vụ
Tổ thẻ
P. Thanh toán XNK
Khối quản lý rủi ro
P. Thẩm định và
quản lý rủi ro
Khối hỗ trợ
P. Tổ chức hành

chính
P. Kế toán
P. Tiền tệ kho quỹ
P. Tổng hợp tiếp thị
Khối công nghệ
thông tin
P. Thông tin điện
toán
Các Phó giám đốc
Ngân hàng Công thương - chi nhánh Chương Dương bao gồm 10 phòng. Cụ
thể là:
- Phòng khách hàng doanh nghiệp
Phòng khách hàng doanh nghiệp là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với
khách hàng là các doanh nghiệp để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện
các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với
chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trực
tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các
doanh nghiệp.
- Phòng khách hàng cá nhân
Phòng khách hàng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách
hàng là các cá nhân để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp
vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể
lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng Công thương Việt Nam, trực tiếp quảng
cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng
cá nhân.
- Phòng/ Tổ quản lý rủi ro
Phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về
công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiên danh mục cho
vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng. Thẩm
định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng. Thực

hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo
chỉ đạo của Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Phòng quản lý nợ có vấn đề
Phòng quản lý nợ có vấn đề chịu trách nhiệm về quản lý và xử lý các khoản
nợ có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, nợ quá hạn, nợ
xấu); quản lý, khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay theo quy định của Nhà
nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay; quản lý, theo dõi và thu hồi
các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
- Phòng kế toán
Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch với khách hàng;
các nghiệp vụ và công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ
tại chi nhánh; cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán,
xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao
dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định
của Nhà nước và Ngân hàng Công thương Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ tư vấn
cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của Ngân hàng.
- Phòng/ Tổ Thanh toán xuất nhập khẩu
Phòng Thanh toán xuất nhập khẩu là phòng nghiệp vụ về thanh toán xuất
nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh theo quy định của Ngân hàng Công
thương Việt Nam.
- Phòng Tiền tệ kho quỹ
Phòng Tiền tệ kho quỹ là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý
quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Công thương
Việt Nam; ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch trong và
ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
- Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức
cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và
quy định của Ngân hàng Công thương Việt Nam; thực hiện công tác quản trị và
văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ,

an ninh an toàn chi nhánh.
- Phòng/ Tổ Thông tin điện toán
Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi
nhánh; bảo trì bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống
mạng, máy tính của chi nhánh.
- Phòng/Tổ tổng hợp
Phòng Tổng hợp là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc chi nhánh dự
kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh
doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng công thương Chương
Dương trong thời gian qua ( năm 2005 – 2007 ).
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của hoạt động ngân hàng trong năm đầu
gia nhập WTO, đồng thời thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt chống lạm phát của
NHNN, kinh doanh của Ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương vẫn giữ
được đà phát triển ổn định và bền vững, là một năm thành công và đạt được kết
quả to lớn. Quy mô tài sản tăng tiếp tục cải thiện chất lượng tín dụng đầu tư, lành
mạnh tài chính, phát triển sản phẩm dich vụ, củng cố và mở rộng mạng lưới, đầu tư
ứng dụng công nghệ hiện đại hóa hoạt động nghiệp vụ. Các chỉ tiêu cơ bản đều
được hoàn thành vượt cao so với kế hoạch. Các mặt hoạt động kinh doanh đều có
tăng trưởng so với năm trước hiệu quả kinh doanh đạt cao.
2.1.3.1. Phân tích tài sản có
Tính tới 31/ 12/ 2007, tổng tài sản có của Ngân hàng Công thương - chi
nhánh Chương Dương là 57.098.089 triệu đồng, tăng 9.883.623 triệu đồng, tương
ứng 20,93 % so với năm 2006, và 21.996.235 triệu đồng, tương ứng với 62,66 %
so với năm 2005.
Trong năm 2007, cơ cấu tài sản của ngân hàng đã có xu hướng chuyển dịch
an toàn và cụ thể hơn.
Bảng 1 – Cơ cấu tài sản có của Ngân hàng từ 2005-2007
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tài sản có 35.101.854 47.214.466 57.098.089
Tổng dư nợ cho vay và đầu tư hđ 19.325.459 20.813.184 22.199.981
Tỷ trọng 55,05% 44,08% 38,88%
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007)
Trong đó: + Dư nợ cho vay nền kinh tế của năm 2007 đạt 22.100.157 triệu
đồng, tăng 6,7% so với năm 2006
+ Dư nợ cho vay nền kinh tế của năm 2006 đạt 20.706.703 triệu
đồng, tăng 9,4% so với 2005.
Như vậy so với năm 2006, năm 2007 Ngân hàng Công thương - chi nhánh
Chương Dương đã tiến hành cơ cấu lại danh mục cho vay, nhằm loại bỏ các doanh
nghiệp có tiềm lực tài chính yếu, không đáp ứng đủ khả năng. Mặc dù tốc độ tăng
thấp hơn năm 2006, tuy nhiên nó đảm bảo đáp ứng cho mục tiêu hoạt động an toàn
và hiệu quả của ngân hàng.
Đặc biệt, đầu tư chứng khoán năm 2007 là 90.854 triệu đồng, tăng 3,72 lần
so với năm 2006 và 1,54 lần so với năm 2005, đảm bảo cơ cấu lại danh mục tài sản
theo chiều hướng tăng thu nhập ổn định, hạn chế rủi ro.
Dự trữ thanh toán của ngân hàng tương đối cao. Cụ thể là:
+ Dữ trữ thanh toán của ngân hàng năm 2007 bằng 0,633% nguồn vốn
huy động và bằng 0.5436% tài sản có.
+ Dữ trữ thanh toán của ngân hàng năm 2006 bằng 0,6785% nguồn
vốn huy động và bằng 0.592% tài sản có.
+ Dữ trữ thanh toán của ngân hàng năm 2005 bằng 0,8456% nguồn
vốn huy động và bằng 0.7473% tài sản có.
2.1.3.2. Phân tích tài sản nợ
Tổng tài sản nợ của Ngân hàng công thương Chương Dương đến 31/12/2007
đạt 57,098,089 triệu đồng, tăng hơn 20% so với năm 2006, cơ cấu tài sản nợ được
thay đổi theo hướng hiệu quả, bền vững hơn. Tổng nguồn vốn huy động
49,034.360 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 1,19 lần và chiếm tỷ trọng 85,88%/tài
sản nợ.
Các khoản vay tăng trong 3 năm gần đây có xu hướng tăng mạnh. Cụ thể là:

tổng giá trị các khoản vay năm 2005 là 16.726 triệu đồng, năm 2006 là 1.581.000
triệu đồng và năm 2007 là 3.678.000 triệu đồng.
Bảng 2- Cơ cấu tài sản nợ của ngân hàng 2005-2007
đơn vị tính: triệu VNĐ
2005 2006 2007
Vốn huy động
30,693,611 100 41,194,840 100 49,034,360 100
Tiền gửi doanh
nghiệp 19,908,292 64.86 26,704,795 64.83 33,399,289 68.11
Tiền gửi dân cư
5,162,662 16.82 8,822,042 21.41 8,632,095 17.60
Phát hành các công
cụ nợ 744,657 2.43 0 0 2,532,980 5.17
Tiền gửi của TCTD
khác 4,878,000 15.89 5,668,003 13.76 4,469,996 9.12
Các khoản vay
16,726 0.054 1,581,000 3.838 3,678,000 7.50
Vay NHNN 0 0 0 0 0 0
Vay TCTD 16,726 0.055 1,581,000 3.84 3,678,000 7.50
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007)
Tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng chiếm tỷ trọng ngày càng cao và có
xu hướng tăng dần trong khi nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ ở mức
bằng 0 qua các năm. nguồn tiền gửi và vay từ các tổ chức tài chính và tín dụng
khác, trước đây chỉ mang tính chất tài khoản thanh toán, nay cùng với sự phát triển
thị trường tiền tệ liên ngân hàng, những khoản tiền gửi này còn mang tính chất đầu
tư.
Khả năng thanh toán = dư nợ cho vay/ tiền gửi khách hàng
Khả năng thanh toán (solvency): Khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến
hạn bất cứ lúc nào. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng
thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế và nguồn lực sẵn có.nói cách khác khả năng

thanh toán là khả năng đáp ứng các chi tiêu cố định trong dài hạn và có đủ lượng
tiền cần thiết để mở rộng và phát triển.
Bảng 3- Khả năng thanh toán của Ngân hàng từ 2005-2007
Đơn vị: %
Năm 2005 2006 2007
Khả năng thanh toán 62,87 55,94 63,33

Bảng chỉ tiêu trên cho thấy NHCT Chương Dương chủ yếu cho vay bằng
nguồn huy động từ khách hàng,nguồn mang tinh ổn định,chiếm tỷ lệ lớn trong tổng
tài sản nợ của ngân hàng.Tài sản lỏng bao gồm tiền mặt tại tổ chức,tại NHNN và
các chứng khoán thanh khoản có khả năng chuyển đổi cao chiếm tỷ trọng lớn đảm
bảo khả năng thanh toán cho Ngân hàng.
Nguồn vốn chủ sở hữu: Ngân hàng công thương - chi nhánh Chương
Dương thuộc ngân hàng công thương Việt Nam và là ngân hàng 100% sở hữu
của nhà nước cho nên vốn chủ sở hữu là vốn 100% thuộc nhà nước cộng với
phần lợi nhuận giữ lại trong quá trình kinh doanh hằng năm để tái đầu tư.Trong
lộ trình thực hiện gia nhập WTO NHNN VN đã cam kết cổ phần hoá ngành
ngân hàng,cùng với 3 NHTM NN,NHCT đã thành lập phương án tiến hành bổ
sung vốn điều lệ và đảm bảo nguồn để thực hiện cổ phần hoá NHCT VN.tỷ lệ an
toàn vốn của NHCT CAR=5,18 % thấp hơn tỷ lệ an toàn vốn tôi thiểu mà
NHNN yêu cầu là 8 %.do đó trong năm tới NHNN sẽ tiến hành bổ sung cho
NHCT để kịp tiến hành quá trình cổ phần hoá năm 2009.
2.1.3.3. Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng.
2.1.3.3.1. Tình hình huy động vốn.
Bảng 4- Tình hình tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng từ 2005-2007
Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007)
Như vậy, tổng nguồn vốn năm 2007 gấp 1,6 lần so với 2005 và gấp 1,21 lần
so với 2006.

Tại thời điểm 31/12/2005,nguồn vốn ngân hàng đạt được 35.101.854 triệu
đồng trong đó:
- Nguồn nội tệ là: 30.335.542 triệu đồng chiếm 92,05% tổng nguồn vốn.
- Nguồn ngoại tệ là 2.440.161 triệu đồng chiếm 7,95% tổng nguồn vốn
Năm 2006, nguồn vốn ngân hàng đạt được 47.214.466 triệu đồng trong đó:
- Nguồn nội tệ là: 41.211.620 triệu đồng chiếm 87,76% tổng nguồn vốn.
- Nguồn ngoại tệ là 6.002.840 triệu đồng chiếm 12,24% tổng nguồn vốn
Năm 2007 Nguồn vốn ngân hàng đạt được 57.098.089 triệu đồng trong đó:
- Nguồn nội tệ là: 48.621.651 triệu đồng chiếm 85,15% tổng nguồn vốn.
- Nguồn ngoại tệ là 8.476.438 triệu đồng chiếm 14,85% tổng nguồn vốn.
Qua số liệu 3 năm, ta thấy cơ cấu nguồn đã có sự thay đổi đáng kể, tỷ trọng vốn
nguồn nội tệ có xu hướng giảm xuống trong khi nguồn ngoại tệ có xu hướng tăng lên.
Cụ thể là: tăng 2,46 lần ( năm 2006 so với 2005 ) và tăng 1,41 lần ( năm 2007 so với
2006 ), trong đó, nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất: 87,44 % (năm 2005),
87,25 % ( năm 2006 ) và 85,88 % ( năm 2007 ).
Bảng 4- Cơ cấu nguồn vốn huy đông của Ngân hàng từ 2005- 2007
đơn vị tính: triệu VNĐ
Năm 2005 2006 2007
Tổng nguồn vốn 35.101.854 47.214.466 57.098.089
2005 2006 2007
Vốn huy động
30,693,611 100% 41,194,840 100% 49,034,360 100%
Tiền gửi doanh nghiệp
19,908,292 64.86 26,704,795 64.83 33,399,289 68.11
Tiền gửi dân cư
5,162,662 16.82 8,822,042 21.41 8,632,095 17.60
Phát hành các công cụ
nợ 744,657 2.43 0 0 2,532,980 5.17
Tiền gửi của TCTD
khác 4,878,000 15.89 5,668,003 13.76 4,469,996 9.12

Các khoản vay
16,726 0.054 1,581,000 3.838 3,678,000 7.50
Vay NHNN 0 0 0 0 0 0
Vay TCTD 16,726 0.055 1,581,000 3.84 3,678,000 7.50
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007)
2.1.3.3.2. Cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế.
Nguồn vốn theo thành phần kinh tế hầu hết đều có xu hướng tăng qua các
năm, trong đó tỷ trọng tiền gửi huy động từ dân cư và doanh nghiệp chiếm tỷ trọng
lớn, đặc biệt là tiền gửi huy động từ doanh nghiệp chiếm tới 64,14 % tổng nguồn
huy động.
Năm 2007 đánh dấu sự tăng vọt của nguồn vốn huy động được ( tăng gấp
3,4 lần so với 2005). Sở dĩ năm 2007, ngân hàng đạt được lượng vốn huy động cao
như vậy là do nguồn thu đều đặn từ luồng tiền gửi của dân cư, tổ chức kinh tế và
một phần không nhỏ từ việc phát hành các công cụ nợ như trái phiếu, tín phiếu kho
bạc nhà nước…
2.1.3.3.3. Hoạt động đầu tư và cho vay.
Bên cạnh việc tăng cường huy động vốn, Ngân hàng còn phải đặc biệt chú ý
tới hoạt động đầu tư và cho vay, bởi vì đây là lĩnh vực chủ yếu đem lại nguồn lợi
cho ngân hàng. Hoạt động huy động vốn đã là khó khăn nhưng việc sử dụng và cơ
cấu nguồn vốn đó một cách hợp lý lại là một thách thức không hề dễ dàng.
Tổng dư nợ cho vay của ngân hàng :
Bảng 5- Tỷ trọng dư nợ cho vay của Ngân hàng qua các năm từ 2005-2007
Đơn vị: %
Năm 2005 2006 2007
Tỷ trọng 55,05% 44,08% 38,88%
Tỷ trọng tổng dư nợ cho vay của ngân hàng có xu hướng giảm.

+ Dư nợ theo cơ cấu thời gian
Đơn vị: triệu đồng
Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

2005 8.679.193 547.087 8.678.829
2006 8.246.419 629.971 1.177.092
2007 8.271.348 802.504 13.024.297
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007)
+ Tỷ lệ nợ quá hạn:
Đơn vị: %
2005 2006 2007
Tỷ lệ nợ quá hạn 14428 2035 2008
% 0,098% 0,0001% 0,00011%
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2007)
Năm 2005, tỷ lệ nợ quá hạn bằng 0,098%, nhỏ hơn 1%. Mức tỷ lệ nợ quá
hạn trên tổng số dư nợ cho phép.
Tới năm 2006, 2007, tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ 0,0001%. Đây là một cố gắng rất
lớn của ngân hàng công thương - chi nhánh Chương Dương. Đó là thành quả của
việc cơ cấu lại danh mục đầu tư và cho vay, loại bỏ các khách hàng có tiềm lực tài

×