Tải bản đầy đủ (.pdf) (202 trang)

Đấu tranh phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 202 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU DUNG

ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 62 38 01 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẤN KHOA HỌC: PGS.TS. HỒ SỸ SƠN


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

LÊ THỊ THU DUNG


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo trong Khoa Luật – Học Viện
Khoa học Xã hội đã tạo mọi điều kiện giảng dạy trang bị kiến thức, hỗ trợ tôi


trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này.
Đặc biệt, tôi xin chân thành tri ân sâu sắc tới PGS. TS Hồ Sỹ Sơn đã tận
tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong các Hội đồng khoa học, đã
tận tình góp ý kiến, hướng dẫn giúp cho luận án được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân thành phố
Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành quá trình nghiên cứu
luận án.
Cuối cùng, tôi xin tri ân tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ và
động viên tôi trong suốt quá trình làm luận án!

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

LÊ THỊ THU DUNG


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 9
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước.......................................................................... 9
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ........................................................................ 14
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 21
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG
TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2014 ................................................................................. 26
2.1. Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam.......................................... 26
2.2. Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2014 và các thông số của nó.38
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI VI PHẠM

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NĂM 2014 ................. 77
3.1. Các yếu tố tiêu cực thuộc môi trường sống ............................................................ 79
3.2. Các yếu tố tiêu cực thuộc về chủ thể của tội phạm ............................................. 108
CHƯƠNG 4. HỆ THỐNG CÁC BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH
HÌNH TỘI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KHIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI
GIAN TỚI…................................................................................................................ 126
4.1. Dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phòng ngừa tình hình tội này trên địa bàn
thành phố Hải Phòng trong thời gian tới. .................................................................... 126
4.2. Hệ thống các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong
thời gian tới .................................................................................................................. 130
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 156
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 161
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 172
1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT – An toàn giao thông
BLHS – Bộ luật hình sự
CPNK – Cổ phần nhập khẩu
CSĐT – Cảnh sát điều tra
GTVT – Giao thông vận tải
QL – Quốc lộ
TNHH – Trách nhiệm hữu hạn
TNGT – Tai nạn giao thông
TNGTĐB – Tai nạn giao thông đường bộ

TTĐK – Trung tâm đăng kiểm
TTXH – Trật tự xã hội

2


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hải Phòng là thành phố cảng và công nghiệp, trung tâm kinh tế - khoa học kỹ
thuật tổng hợp của Vùng Duyên hải Bắc Bộ, lại nằm giữa "hai hành lang, một vành đai
kinh tế", với dân số là 1.904.100 người (tháng 12 năm 2012), trong đó dân cư thành thị
chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9% và đứng thứ 3 trong số các thành phố
lớn của Việt Nam [117 ]. Hải Phòng đang phấn đấu đến năm 2025 trở thành đô thị đặc
biệt. Các đặc điểm về vị trí địa lý, kinh tế, chính trị, xã hội như vậy đã góp phần tạo đà
cho Hải Phòng phát triển mọi mặt về kinh tế xã hội, mặt khác với sự tăng trưởng
mạnh, nhanh cũng đã ảnh hưởng tiêu cực đến cơ sở hạ tầng giao thông và đặc biệt là
tình hình an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố. Nhu cầu vận chuyển hàng hoá
cao nên số lượng và mật độ phương tiện lưu thông rất lớn, tình hình trật tự an toàn
giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố theo đó diễn biến cũng hết sức phức tạp.
Số vụ vi phạm an toàn giao thông đường bộ nói chung và số vụ phạm tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng không ngừng gia tăng
cả về tính chất lẫn mức độ nguy hiểm và theo chiều hướng ngày càng nghiêm trọng.
Theo số liệu thống kê của Công an thành phố Hải Phòng vào năm 2014, Thành phố có
14.400 ô tô đăng ký mới so với cùng kỳ năm 2013 tăng tới hơn 223% nâng tổng số
đăng ký trên địa bàn lên tới 185.124 xe, trong đó có 22.600 đầu kéo và 24.000 rơ
moóc, số vụ tai nạn giao thông do xe kéo rơ moóc vận chuyển hàng gây ra ngày càng
có xu hướng gia tăng. Chỉ trong vòng 10 năm (trong thời gian từ năm 2005 đến năm
2014), trên địa bàn thành phố Hải Phòng xảy ra 2.509 vụ tai nạn giao thông làm chết
1.798 người, bị thương 890 người, gây thiệt hại rất lớn về tài sản. Cơ quan điều tra
phân loại và giải quyết 1.584 vụ trong đó số khởi tố mới 883 vụ với 805 bị can; các vụ

việc vi phạm an toàn giao thông xảy ra trên địa bàn thành phố Hải Phòng chủ yếu là
hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202
Bộ luật hình sự năm 1999). Độ tuổi của các đối tượng phạm tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ chủ yếu ở lứa tuổi lao động (từ 18 đến 30
chiếm tỷ lệ 65%); tình trạng thanh niên đua xe, lạng lách đánh võng, không đội mũ
bảo hiểm gây tai nạn diễn ra khá phổ biến. Tình hình tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ đã và đang tác động tiêu cực đến sự phát triển
mọi mặt của Thành phố, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, trật tự, an toàn xã hội.
3


Giao thông đường bộ là hoạt động mang tính xã hội cao, có vai trò quan trọng
trong đời sống kinh tế, xã hội của một quốc gia, gắn liền với cuộc sống của con người.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây tình hình an toàn giao thông đường bộ có nhiều
diễn biến phức tạp. Số vụ tai nạn giao thông đường bộ ngày càng gia tăng cả về số
lượng và mức độ nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản của nhân dân.
Lỗi vi phạm trong các vụ tai nạn giao thông đôi khi xuất phát ở cả người gây tai nạn và
người bị tai nạn gây ra những hậu quả đáng tiếc. Mặc dù các tổ chức Đảng, các cơ
quan nhà nước, các đơn vị, tổ chức đã tích cực tiến hành nhiều hoạt động với các biện
pháp khác nhau nhằm khắc phục, hạn chế, dần loại trừ nguyên nhân và điều kiện của
tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ và ngăn
chặn tội phạm xảy ra hoặc tái phạm, song kết quả và hiệu quả đạt được chưa cao. Mặt
khác, có thể thấy đi đôi với sự phát triển hoạt động giao thông vận tải thì tình hình tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong thời gian gần
đây tăng rất nhanh gây ùn tắc ảnh hưởng lớn đến sự đi lại và cuộc sống của người dân.
Trước hết cần khẳng định rằng, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào
ở tầm luận án tiến sĩ nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tình hình tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành
phố hải Phòng. Trên thực tế hiệu quả phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có

yếu tố “địa lý học”. Vì vậy, một công trình nghiên cứu tội phạm học ở tầm luận án tiến
sĩ phải tổng hợp tất cả các yếu tố đó đặc biệt là yếu tố “địa lý học của tình hình tội
phạm”. Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích, đánh giá tình hình tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng đưa ra
những nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh tội phạm, cũng như dự báo tình hình tội
này trong tương lai để đề xuất các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả tình hình tội
phạm nói trên quả thực là nhu cầu của cuộc sống.
Từ những phân tích khái quát trên đây, có thể khẳng định rằng đề tài luận án
tiến sĩ luật học, chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm “Đấu tranh
phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” có tính cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn to lớn.

4


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, tình hình và nguyên nhân của tội
này trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2014, kết quả dự báo tình
hình tội nói trên ở Hải Phòng trong thời gian tới, luận án đề xuất hệ thống các giải
pháp phòng, chống có hiệu quả tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu
sau đây:
- Phân tích khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam.
- Mô tả, phân tích, đánh giá tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển

phương tiện giao thông đường bộ trong 10 năm (từ năm 2005 đến năm 2014) trên địa
bàn thành phố Hải Phòng.
- Phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời
gian nói trên.
- Dự báo tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
- Đề xuất các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tình hình tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng
trong những năm tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Việc xác định đối tượng nghiên cứu phải xuất phát từ chính khách thể nghiên
cứu. Bởi vậy, từ việc xác định khách thể nghiên cứu của đề tài chính là tình hình tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố
Hải Phòng, đối tượng nghiên cứu của đề tài không thể là cái gì khác ngoài quy luật
phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa
bàn nói trên trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2014, nhằm tìm kiếm các
5


giải pháp phòng, chống có hiệu quả. Bởi lẽ đó, luận án lấy các quan điểm khoa học của
tội phạm học, luật hình sự, luật tố tụng hình sự, triết học, xã hội học pháp luật... các
quy định pháp luật, thực tiễn phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng để nghiên cứu các vấn đề
thuộc nội dung của đề tài nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài luận án được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội
phạm có kết hợp ở mức độ nhất định kiến thức luật hình sự về tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2005 đến năm 2014.
- Về địa bàn nghiên cứu: Thành phố Hải Phòng.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng cộng sản
Việt Nam và của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về tội phạm, về hình
phạt, về phòng, chống tội phạm làm phương pháp luận nghiên cứu.
Luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu đặc trưng của tội phạm học
như quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp, mô tả, thống kê, lịch sử, hệ
thống, điều tra xã hội học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu các vấn đề
thuộc nội dung của đề tài. Tùy thuộc vào khách thể và đối tượng nghiên cứu trong
từng chương, mục của đề tài, luận án chú trọng lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù
hợp. Bởi không thể sử dụng duy nhất một phương pháp nào để nghiên cứu cho cả một
chương, mục nên để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả kết hợp chặt chẽ các
phương pháp trong quá trình nghiên cứu toàn bộ nội dung luận án, tất nhiên có xác
định phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu từng chương, mục.
5. Những điểm mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.1. Những điểm mới của luận án
Đề tài là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, chuyên sâu
dưới góc độ tội phạm học về một tội phạm cụ thể là tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên một địa bàn cụ thể là thành phố Hải
Phòng và gắn với khoảng thời gian cụ thể là từ năm 2005 đến năm 2014. Điểm mới
của luận án thể hiện chủ yếu ở các điểm sau:
6


5.1.1. Điểm mới về cách phương pháp tiếp cận
Bằng việc sử dụng phương pháp đa ngành liên ngành luật học, nhất là các
phương pháp của triết học pháp luật, xã hội học pháp luật, tâm lý học pháp luật luận án
đã phân tích làm rõ tính quyết định luận về mặt xã hội của tình hình tội phạm cũng

như nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến
năm 2014, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tình
hình tội này trên địa bàn nói trên trong thời gian tới.
5.1.2. Điểm mới về quan điểm tiếp cận
Bằng quan điểm tiếp cận tổng thể, toàn diện và đa chiều về mối quan hệ tác
động qua lại lẫn nhau các những hiện tượng xã hội tiêu cực thuộc môi trường sống và
thuộc cá nhân người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, luận án làm rõ quy luật phạm tội của tội
phạm nói chung và của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bàn Hải Phòng nói riêng. Các giải pháp phòng, chống tình hình tội
phạm có tính khả thi và hiệu quả cao bởi tính tổng thể, tính toàn diện và tính đa chiều
của chúng.
5.1.3. Điểm mới mang tính tổng quát của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm học của tội vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ. Bằng việc lý giải cơ chế hành
vi phạm tội, thông qua việc lý giải sự tác động qua lại giữa các hiện tượng xã hội tiêu
cực thuộc môi trường sống và cá nhân có đặc điểm nhân cách tiêu cực vốn được hình
thành, cũng từ sự tác động của những hiện tượng xã hội tiêu cực đến cá nhân đó. Luận
án làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, từ đó đề xuất được
các giải pháp phòng, chống có tính khả thi và có hiệu quả cao.
5.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
5.2.1. Về mặt khoa học
Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về phòng ngừa tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; có thể được sử dụng làm tài liệu
phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực tội phạm học và
khoa học luật hình sự.
7



5.2.2. Về mặt thực tiễn
Nội dung của luận án là cơ sở cho các cơ quan lập pháp xem xét, sửa đổi, bổ
sung các quy định của pháp luật hình sự chưa hoàn thiện về tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ; các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân
xây dựng và áp dụng các giải pháp phòng, chống có hiệu quả tình hình tội phạm trên
địa bàn thành phố Hải Phòng trong thời gian tới.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án
có kết cấu gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2. Tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến năm 2014.
Chương 3. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm
2005 đến năm 2014.
Chương 4. Hệ thống các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố
Hải Phòng trong thời gian tới.

8


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Vi phạm giao thông nói chung và tội phạm giao thông nói riêng là tác nhân gây
tử vong và chấn thương hàng đầu trên thế giới. Theo Tổ chức y tế thế giới (WTO), từ
nay cho đến năm 2020, tai nạn giao thông đặc biệt là tai nạn giao thông đường bộ vẫn
là mối đe dọa cao thứ ba đối với sức khỏe cộng đồng trong số những vấn đề nghiêm
trọng khác như bệnh lao, bệnh tiêu chảy, HIV/AIDS và nhiễm trùng đường hô hấp

dưới. Vì vậy, việc phòng, chống nhằm đẩy lùi vi phạm giao thông và tội phạm về giao
thông trong đó có tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường
bộ luôn là mối quan tâm đặc biệt của tất cả các quốc gia trên thế giới. Cũng vì vậy,
việc nghiên cứu vi phạm giao thông nói chung và tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ nói riêng nhằm tìm kiếm các khả năng và giải pháp
kiềm chế, dần đẩy lùi chúng ra khỏi đời sống xã hội đã và đang được các quốc gia tiến
hành mạnh mẽ.
Ở nước Mỹ, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được công bố mà trong quá
trình thực hiện đề tài luận án này, tác giả luận án đã tham khảo, trong số đó đáng chú ý
là các bài viết thuộc Chương trình “State of New Jesey: Light Safety Camera program
(An Analysis of New Jesey: Light Safety Camera program, April, 2013) hay bài viết
của tác giả John Dunham and Associates, 2012, American Traffic Solutions “Cost –
Benefit Analysis. The Impact of Red - Light Safety cameras on Crashes Resulting
Savings to Commutions: ethodolygy and Documentation” (prepared of ATS American
Traffic Solutions). Những bài viết trên đây đã tập trung phân tích các khía cạnh khác
nhau về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tai nạn giao thông và ùn tắc giao
thông ở Hoa Kỳ, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. Trong đó đáng chú ý là giải
pháp áp dụng hệ thống đèn đỏ - máy quay camera giám sát nhằm khắc phục và hạn chế
tai nạn và ùn tắc giao thông tại được áp dụng ở một số nước phát triển trên thế giới.
Liên quan đến giải pháp áp dụng hệ thống đèn đỏ, phải kể đến nội dung của Báo cáo
NCHRP REPORT 729 – National cooperative highway reseach program. Automated
Enforcement for speeding and red light running (NCHRP Báo cáo 729 – Chương trình
nghiên cứu hợp tác đường cao tốc quốc gia. Hệ thống vận hành tăng tốc tự động và
đèn đỏ) do nhóm tác giả gồm Giáo sư Sandra Posenbloom Trường Đại học Arizona,
Tucson – chủ tịch và Debrad H. Butler – phó chủ tịch Chương trình CIO của tập đoàn
9


Norfolk Southern Hoa Kỳ, Robert E. Skinner – Giám đốc điều hành Chương trình
Transportation Research Board thuộc Ban giao thông quốc gia Hoa Kỳ, đệ trình năm

2012. Trong Báo cáo này, các tác giả đã lập luận cho các giải pháp mà họ đã đề xuất
liên quan đến việc giải quyết các vấn đề trên hệ thống đường cao tốc của Hoa Kỳ
nhằm hạn chế ách tắc giao thông cũng như giảm thiểu số vụ tai nạn giao thông.
Mặc dù các công trình trên đây không trực tiếp đề cập đến việc đấu tranh
phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ, song cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của các tác giả nói trên đã cung cấp
cho tác giả luận án cái nhìn tổng thể về ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và những
nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh chúng, đồng thời lý giải các giải pháp đã được
nước Mỹ áp dụng để giải quyết vấn đề.
Ở nước Pháp, vấn đề tai nạn giao thông và cách thức phòng tránh cũng được
quan tâm nghiên cứu. Trong số những công trình nghiên cứu về vấn đề nêu trên, đáng
chú ý là bài viết của tác giả Laurent Etienne Blais với tựa đề “Accident Analysis and
prevention” (2003) tạm dịch là “Nghiên cứu, phân tích tai nạn và cách phòng ngừa”.
Từ việc phân tích tai nạn giao thông, nguyên nhân và điều kiện của nó, kết quả của
việc triển khai chương trình camera (ghi hình) giám sát tốc độ ở Pháp tháng 9 năm
2003, tác giả khẳng định chính nhờ sự tác động của chương trình nói trên, tỷ lệ thương
vong do giao thông gây ra và tội phạm về giao thông đường bộ đã giảm đi đáng kể.
Theo đó trong tháng ghi nhận đầu tiên, tỷ lệ tử vong trên 100.000 xe giảm 21%, trong
khi các thương tích không gây tử vong hiển thị một chức năng phân rã giảm 26,2%.
Nguyên nhân và điều kiện của tai nạn giao thông cũng được đề cập nghiên cứu khá sâu
trong tác phẩm “The Causes, Ecology, and Prevention of Traffic Accidents: With
Emphasis Upon Traffic Medicine, Epidemiology, Sociology and Logistics” (1971), tạm
dịch là “Các nguyên nhân và phòng ngừa tai nạn giao thông nhìn từ góc độ y học giao
thông, dịch tễ học, xã hội học” của tác giả H. J. Roberts. Đây là công trình nghiên cứu
công phu mang tính chất đa ngành, liên ngành y học – xã hội học hướng vào lý giải
nguyên nhân của tai nạn giao thông và tội phạm về giao thông từ đó xây dựng các giải
pháp khắc phục. Cũng như nước Mỹ, nước Pháp là quốc gia phát triển có hệ thống
đường sá tốt do đó để giải quyết những vấn đề về giao thông trong hệ thống quốc lộ,
cao tốc…quốc gia này đặc biệt quan tâm tới việc đảm bảo tốc độ, kiểm soát tốc độ để
đưa ra những biện pháp xử lý vi phạm giao thông một cách hiệu quả từ đó giảm thiểu,

10


khắc phục ùn tắc vốn là một trong những nguyên nhân có thể gây tai nạn và tội phạm.
Đồng thời, những tình huống phản ứng nhanh khi có tai nạn xảy ra tránh tình trạng ùn
ứ kéo dài trên đường cao tốc và những biện pháp xác định lỗi khi người tham gia giao
thông vi phạm các nguyên tắc an toàn giao thông làm căn cứ xử lý trách nhiệm, cũng
được H. J. Roberts đề cập nghiên cứu trong công trình nghiên cứu trên đây của mình.
Tại Châu Á, theo báo cáo của WHO năm 2004 về tai nạn giao thông đường bộ
và phòng, chống tai nạn đường bộ [119 ], số lượng người tử vong do tai nạn giao
thông đường bộ được dự kiến sẽ tăng từ 135.000 người vào năm 2000 lên 330.000
người vào năm 2020. Tai nạn giao thông đường bộ thường xảy ra nhiều ở các nước thu
nhập thấp và trung bình nên có tới 85% người tử vong do tai nạn giao thông đường bộ
thuộc các nước đang phát triển, nhất là tại khu vực Nam Á. Bởi vậy, nguyên nhân của
tai nạn giao thông cũng rất được các nhà khoa học của các quốc gia Nam Á quan tâm
nghiên cứu. Kết quả là có khá nhiều công trình nghiên cứu về tai nạn giao thông, tội
phạm về giao thông đã được công bố. Trong số những công trình nghiên cứu đã được
công bố, đáng chú ý là công trình nghiên cứu của tác giả Gururaj.G có tựa đề “Alcohol
and road traffic injuries in South Asia challenges for prevention”, tạm dịch là “Rượu
và tai nạn giao thông đường bộ ở Nam Á: thách thức đối với công tác phòng, chống”,
được ông thực hiện dựa theo nguồn (số liệu) của Viện Sức khỏe tâm thần và khoa học
thần kinh Bangalore, Ấn Độ [123 ]. Phần lớn người Ấn Độ phạm tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có sử dụng rượu hoặc đồ uống có nồng
độ cồn. Vì vậy ông cho rằng, rượu và đồ uống có nồng độ cồn là một trong các nguyên
nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông ở quốc gia này. Bởi vậy, theo ông cần đánh giá
đúng tính chất nghiêm trọng của tình trạng sử dụng rượu và đồ uống có nồng độ cồn
khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng cần học tập kinh nghiệm từ các
quốc gia có thu nhập cao để xây dựng các giải pháp có tính khả thi nhằm khắc phục
tình trạng uống rượu trong khi tham gia giao thông. Ấn Độ cũng cần tăng cường thực
hiện các giải pháp cụ thể, trong đó có giải pháp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và dễ

hiểu về tai nạn giao thông đường bộ, đặc biệt cần phổ biến các bước ngăn chặn tai nạn
“Steps to be taken for Preventing Road Accidents in India” tạm dịch là “Các bước cần
làm để phòng ngừa tai nạn đường bộ ở Ấn Độ” [121] đến nhân dân Ấn Độ.
Một trong những công trình nghiên cứu được tác giả luận án này khảo cứu là
công trình “Traffic injuries: a new agenda for child health” tạm dịch là “Tai nạn giao
11


thông: một chương trình nghị sự mới cho sức khỏe trẻ em” của các tác giả Qureshi
AF, Bose A, Anjum QRoad thuộc Trường Cao đẳng Bác sĩ và bác sĩ phẫu thuật
Pakistan, Karachi, Pakistan [125]. Trong công trình nghiên cứu này, các tác giả đã đưa
ra hệ thống các biện pháp hạn chế các trường hợp trẻ em tử vong do tai nạn giao thông
đường bộ và phương pháp tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ em khi tham gia giao
thông. Những biện pháp mà các tác giả của công trình nghiên cứu trên đây đưa ra được
đánh giá là phù hợp với chiến lược 5 năm của WHO về giải quyết tỷ lệ tử vong ở trẻ
em do chấn thương bởi tai nạn giao thông đường bộ trên toàn thế giới (the WHO's fiveyear strategy to address RTIS worldwide) bởi vậy, chúng có tính khả thi và hiệu quả
cao.
Ở nhiều quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương, tỷ lệ tai nạn giao
thông cao đã và đang ảnh hưởng đáng kể tới sự phát triển của những quốc gia đó. Vì
vậy, việc xây dựng các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông là nội dung, nhiệm vụ
quan trọng và ưu tiên hàng đầu khi xây dựng chương trình và kế hoạch phát triển đất
nước cũng như góp phần giữ vững sự ổn định trong khu vực. Trên tinh thần đó, S. P.
Kumara – thành viên của nhóm nghiên cứu giao thông vận tải của Khoa kỹ thuật dân
dụng và môi trường thuộc Đại học Southampton, Vương quốc Anh và H.C.Chin thuộc
Sở Xây dựng, Đại học Quốc gia Singapore, đã phối hợp nghiên cứu và công bố bài
viết “Study of Fatal Traffic Accidents in Asia Pacific Countries” tạm dịch là “Nghiên
cứu về tai nạn giao thông chết người tại các nước Châu Á Thái Bình Dương” trên Tạp
chí của Ban Nghiên cứu Giao thông vận tải của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia
Singapore. Bài viết đi sâu phân tích mối liên hệ tương quan giữa tỷ lệ tai nạn giao
thông đường bộ gây tử vong ở các nước Châu Á Thái Bình Dương với tình trạng kinh

tế xã hội của các nước đó, từ đó tìm ra các yếu tố xác định có thể cung cấp thông tin
cần thiết cho việc lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng và ngân sách cho phát triển.
Điều cần nhấn mạnh là các tác giả đã xây dựng “Mô hình của phương pháp phân tích
tai nạn” để đưa ra các giải pháp phòng, chống có hiệu quả.
Ở Trung Quốc, các kết quả thống kê mới nhất cho thấy, mỗi ngày có ít nhất 300
người thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông, đưa quốc gia này vượt lên đứng đầu
các quốc gia trên thế giới về cả số lượng người chết và cả số lượng bị thương. Số
người vi phạm an toàn giao thông đường bộ ở quốc gia này cũng chiếm tỷ lệ khá cao.
Điều đáng nói là con số đó đang có xu hướng gia tăng 10 % mỗi năm [121]. Trung
12


Quốc đã sử dụng kết hợp trong một tổng thể nhiều giải pháp khác nhau nhằm kiềm chế
tình hình tai nạn giao thông nói chung và tai nạn giao thông đường bộ nói riêng. Trung
Quốc cũng đã thành lập Văn phòng quản lý giao thông Bắc Kinh (Beijing traffic
management bureau) nơi trao đổi và cung cấp những thông tin cần thiết để đưa ra
những biện pháp giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông. Chính phủ Trung Quốc đã
đưa ra đã ra những mục tiêu hành động như: “Năm chấn chỉn và Ba tăng cường” trong
bài viết “China’s road traffic accidents in the first half of 2009” (Tai nạn giao thông
đường bộ của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2009) đăng trên ngày 20/7/2009. Những
giải pháp này đã giúp Trung Quốc giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông cũng như xử
lý ngay những điểm ùn tắc đem lại hiệu quả trong công tác phòng ngừa tai nạn.
Nghiên cứu tình hình tai nạn giao thông ở một số quốc gia ở Tây Thái Bình
Dương, Đông Nam Á và Châu Á, Gérard Lautrédou, người đứng đầu Hội Chữ thập đỏ
Pháp tại Việt Nam đã cho công bố trên Tạp chí quốc tế Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi
liềm đỏ quốc tế [124 ] bài viết“Road safety is no accident” tạm dịch là “An toàn giao
thông là không tai nạn” trong đó ông nhận xét và đánh giá một cách tổng thể tình hình
tai nạn giao thông tại một số quốc gia ở Tây Thái Bình Dương, Đông Nam Á và Châu
Á, phân tích nguyên nhân và điều kiện của nó trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp
mà mỗi quốc gia cần triển khai để kiềm chế tai nạn giao thông cho phù hợp với đặc

điểm về văn hoá, địa lý tự nhiên của mỗi quốc gia.
Với hơn 5 triệu dân và 19,4 ca tử vong do tai nạn giao thông trên 10.000 xe, chủ
yếu là xe máy và nạn nhân thường ở vào độ tuổi còn trẻ [126 ], Cộng hòa dân chủ
nhân dân Lào có tỷ lệ tử vong vì tai nạn giao thông cao thứ hai trong khu vực Đông
Nam Á. Trăn trở trước thực trạng đó, trong Luận văn thạc sĩ “Tổ chức đấu tranh với
các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
Lào” bảo vệ vào năm 1997, tác giả Xinhathíp PhaVông đã nghiên cứu tìm ra những
giải pháp ngăn chặn có tính khả thi và hiệu quả với tình hình tai nạn giao thông và
giảm thiểu những thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra đối với kinh tế - xã hội của đất
nước mình.
Từ những nội dung khái quát của những công trình nghiên cứu ở một số nước
trên thế giới mà tác giả luận án này có tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
luận án của mình, có thể thấy an toàn giao thông là một trong những mối quan tâm
hàng đầu, chiến lược phát triển gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi
13


quốc gia. Việc giải quyết tai nạn giao thông và tội phạm về giao thông đường bộ được
coi là vấn đề cấp bách không chỉ của riêng một đất nước nào, một khu vực nào mà nó
là vấn đề chung của toàn cầu. Các khu vực, châu lục đều có những đặc điểm tự nhiên,
văn hóa xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng và sự phát triển kinh tế ở mức độ khác nhau do đó
mỗi quốc gia đều đưa ra nhiều giải pháp mang tính đặc thù để kiềm chế tai nạn giao
thông và đấu tranh với tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ mang những nét đặc trưng ở đất nước mình. Các quốc gia này cũng
đưa ra những phương hướng phòng ngừa tội phạm về giao thông có kết hợp để vừa
phù hợp với đặc điểm của quốc gia vừa đảm bảo được tính ổn định phát triển bền vững
trong xu thế của thế giới. Mặc dù không đề cập nghiên cứu trực tiếp tội vi phạm quy
định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dưới góc độ tội phạm học và
phòng ngừa tội phạm, nhưng các kết quả nghiên cứu, nhất là các cách tiếp cận được sử
dụng để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của các công trình nghiên

cứu được tham khảo nói trên, đã cung cấp cho tác giả luận án này phần nào cơ sở lý luận
và thực tiễn quan trọng để nghiên cứu đấu tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Cũng như ở nước ngoài, ở Việt Nam vấn đề giao thông, tai nạn giao thông,
kiểm chế tai nạn giao thông, phòng ngừa tội phạm về giao thông thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của các nhà khoa khọc thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã
hội. Bởi vậy, đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học về những vấn
đề trên được công bố mà việc tham khảo chúng có ý nghĩa lý luận, phương pháp luận
cũng như thực tiễn đối với việc nghiên cứu tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước, phạm vi vùng miền hay phạm vi một
tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong số những công trình nghiên cứu tội phạm học dưới dạng sách chuyên
khảo liên quan đến đề tài mà tác giả luận án khảo cứu, trước hết cần kể đến các cuốn
sách “Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam” của tập thể tác giả
Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật do TS. Đào Trí Úc làm chủ biên, được Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1994; “Tội phạm học Việt Nam một số vấn đề
lý luận và thực tiễn” cũng do tập thể tác giả Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật
do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2000; “Tội phạm học hiện đại và
14


phòng ngừa tội phạm” của PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm do Nhà xuất bản Công an
nhân dân xuất bản năm 2011; “Đấu tranh với tình hình tội phạm chống người thi hành
công vụ ở nước ta hiện nay” của PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh, do Nhà xuất bản Công an
nhân dân ấn hành năm 2011.
Những công trình nghiên cứu trên đây đề cập nghiên cứu chuyên sâu dưới góc
độ tội phạm học các vấn đề lý luận và thực tiễn về tình hình tội phạm, nguyên nhân và
điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội, dự báo về tình hình tội
phạm, kế hoạch hóa phòng ngừa tình hình tội phạm, hợp tác quốc tế trong phòng ngừa

tình hình tội phạm, phương pháp luận và các phương pháp tiếp cận nghiên cứu những
vấn đề nêu. Bởi vậy, những công trình nghiên cứu đó cung cấp cho tác giả luận án này
cái nhìn biện chứng, đa chiều, toàn diện những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của
Luận án.
Trong số những công trình nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học là luận văn
thạc sĩ, luận án tiến sĩ có thể kể đến luận văn thạc sĩ: “Tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Ngọ
Duy Thi, bảo vệ thành công năm 2008 tại Trường Đại học Luật Hà Nội; luận văn
thạc sĩ “Đấu tranh phòng, chống các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình: thực trạng và giải pháp” của tác giả Quách Ngọc Tuấn, bảo
vệ thành công năm 2004 tại Trường Đại học Luật Hà Nội; luận văn thạc sĩ “Đấu
tranh phòng, chống tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trên địa bản tỉnh Hưng Yên” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn, bảo vệ thành
công năm 2010 tại Viện Nhà nước và pháp luật; luận văn thạc sĩ “Tội phạm vi phạm
quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ - những khía cạnh pháp lý
hình sự và tội phạm học trên cơ sở số liệu ở tỉnh Thừa Thiên Huế” của tác giả
Nguyễn Thị Xuân, bảo vệ thành công năm 2002 tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội; luận văn thạc sĩ luật học “Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Long an: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa” của tác giả Trần Văn Thành đã bảo vệ thành công năm 2014 tại Học
viện Khoa học xã hội; luận văn thạc sĩ luật học “ Tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ tại tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và
giải pháp phòng ngừa” của tác giả Đặng Tuấn Vũ đã bảo vệ thành công năm 2014
tại Học viện Khoa học xã hội; luận văn thạc sĩ luật học “ Hoạt động phòng ngừa tội
15


vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của Tòa án quân
sự trên địa bàn Quân khu 7” của tác giả Nguyễn Hồng Phong đã bảo vệ thành công
năm 2014 tại Học viện Khoa học xã hội.

Những luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ dưới góc độ tội phạm học trên đây đều gắn việc
nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, các
giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm (cụ thể) với địa bàn nhất định, do vậy cung
cấp cho tác giả chẳng những những kiến thức cơ bản về tội phạm học mà còn cả cách
tiếp cận thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, cho phép tác giả luận án này nhìn nhận tính
đa dạng, phức tạp, nhiều tầng nấc của tình hình tội phạm vốn được quyết định bởi
nguyên nhân và điều kiện của nó cũng rất phong phú, đa dạng, nhiều cấp độ, từ đó có
cái nhìn sát thực tính quyết định về mặt xã hội của các giải pháp phòng ngừa tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông trên địa bàn cụ thể.
Có thể khẳng định, luận án tiến sỹ “Các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở Hà Nội” của tác
giả Bùi Kiến Quốc năm 2001 tại Đại học Luật Hà Nội là công trình nghiên cứu tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ từ góc độ tội phạm
học. Luận án của tác giả Bùi Kiến Quốc đề cập nghiên cứu các biện pháp đấu tranh
phòng, chống tình hình tội nói trên trên địa bàn thành phố Hà Nội trên cơ sở nghiên
cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, nhất là
nhân thân người phạm tội, dự báo tình hình tội phạm. Đối với tác giả luận án này,
luận án tiến sĩ của tác giả Bùi Kiến Quốc cung cấp nhiều điều bổ ích, nhất là cách
phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm qua lăng kính nhân thân
người phạm tội.
Trong số những công trình nghiên cứu tội phạm dưới góc độ tội phạm học mà
tác giả luận án này tham khảo có các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên
ngành, chẳng hạn như “Bàn về nguyên nhân của tình hình tội phạm”của tác giả Trần
Hữu Tráng, đăng trên Tạp chí Luật học, số 11 năm 2010; “Tác động của kinh tế thị
trường đến tình hình tội phạm và phòng ngừa tội phạm ở nước ta” cũng của tác giả
Trần Hữu Tráng, đăng trên Tạp chí Luật học, số 1 năm 2010; “Cơ chế hành vi phạm
tội cơ sở để xác định nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm” của tác giả
Phạm Văn Tỉnh đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 1 năm 1996; “Nguyên nhân và điều
16



kiện của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay...” của tác giả Phạm Văn Tỉnh, công bố
trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6 năm 2008; “Khái niệm tội phạm và tình hình
tội phạm dưới góc độ tội phạm học” của tác giả Phạm Văn Tỉnh, được công bố trên
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6 năm 2007…
Ở mức độ chuyên môn sâu, các bài viết làm rõ nguyên nhân và điều kiện của
tình tội phạm nói chung ở hai cấp độ: nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình
tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình một tội cụ thể. Đó chính là những
kiến thức chuyên sâu giúp tác giả luận án này về mặt phương pháp luận nghiên cứu
một hiện tượng xã hội phức tạp, đa dạng, đó là tình hình tội phạm và cố nhiên trong đó
có tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở
nước ta hiện nay nói chung và trên địa bàn thành phố Hải Phòng nói riêng.
Tác giả luận án này trước khi thực hiện luận án của mình cũng có tham khảo
một số công trình nghiên cứu tội phạm dưới góc độ tội phạm học dưới dạng các đề tài
nghiên cứu, chẳng hạn như: Đề tài khoa học cấp Nhà nước, KX.04.14 “Tệ nạn xã hội ở
Việt Nam: Thực trang, nguyên nhân và giải pháp” do Tổng cục cảnh sát nhân dân, Bộ
nội vụ (nay là Bộ Công an) thực hiện và bảo vệ thành công năm 1993; Đề tài khoa học
cấp Bộ “Tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam – Thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp” do Bùi Văn Thịnh, Đinh Tuấn Anh và đồng nghiệp thực hiện và bảo vệ thành
công năm 1999…
Những đề tài khoa học trên đây góp phần giúp tác giả luận án này nhận thức sâu
sắc hơn nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phương pháp tiếp cận để lý
giải đâu là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng để đạt được mục
đích đã đề ra và đề xuất các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả.
Có những công trình khoa học với những kiến thức tội phạm học rất cơ bản mà
tác giả luận án này tham khảo để thực hiện tốt hơn đề tài nghiên cứu của mình là các
giáo trình tội phạm học của các cơ sở đào tạo cử nhân luật học đã xuất bản, mà trong
số đó có thể kể đến như: “Giáo trình tội phạm học” của Trường Đại học luật Hà Nội

do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 1994; “Giáo trình tội phạm học” của
GS.TS.Võ Khánh Vinh, do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2008; “Giáo
trình đấu tranh chống tội phạm khác ở khu vực biên giới” của Trường Đại học Biên
phòng xuất bản năm 1995…
17


Các công trình nghiên cứu ở dạng giáo trình tội phạm học, như đã nhấn mạnh
cung cấp cho tác giả luận án những kiến thức cơ bản về tình hình tội phạm, nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, lý luận phòng, chống tình hình tội
phạm…Nhờ đó tác giả nhận thức sâu sắc và thực hiện chính xác hơn những vấn đề
thuộc nội dung và phạm vi nghiên cứu của luận án này.
Một điều đã được thừa nhận chung là phòng ngừa tình hình tội phạm bao hàm
trong nó nội dung phòng và nội dung chống tội phạm. Điều đó có nghĩa là để phòng
ngừa tốt đòi hỏi phải chống tốt (xử lý tội phạm đã xảy ra) và vì vậy, nghiên cứu tội
phạm dưới góc độ tội phạm học cần tham khảo cả kiến thức về tội phạm dưới góc độ
khoa học luật hình sự và các khoa học khác nữa. Chính vì vậy, tác giả luận án này
tham khảo khá nhiều công trình nghiên cứu tội phạm từ góc độ khoa học luật hình sự
và các khoa học khác, chẳng hạn như luận văn thạc sĩ luật học “Thực hiện pháp luật
trong lĩnh vực đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ qua thực tế tỉnh Thái
Nguyên” của tác giả Nguyễn Quang Huy bảo vệ thành công tại Khoa luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội năm 2010; luận văn thạc sĩ luật học: “Các tội xâm phạm trật tự an
toàn giao thông đường bộ theo luật hình sự Việt Nam” của tác giả Bùi Quang Trung
bảo vệ thành công năm 2011 tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội; luận văn thạc sĩ:
“Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong Luật hình
sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đắc Dũng bảo vệ thành công năm 2011 tại Khoa
Luật, Đại học quốc gia Hà Nội; luận văn thạc sĩ luật học “Tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
thành phố Đà Nẵng” của tác giả Võ Văn Hòa, bảo vệ thành công năm 2014 tại Học
viện Khoa học xã hội…“Bình luận khoa học chuyên sâu Bộ luật hình sự - Phần các

tội phạm. Tập IV – Các tội xâm phạm trật tự công cộng, an toàn công cộng” của
Ths.Đinh Văn Quế do nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2005; “Tìm
hiểu Bộ luật luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những văn bản
hướng dẫn thi hành” của TS. Đỗ Đức Hồng Hà, TS.Trịnh Tiến Việt và tập thể tác giả
do nhà xuất bản Lao động xuất bản năm 2010;“Chương XIX – Các tội xâm phạm trật
tự công cộng, an toàn công cộng” của GS.TS.Đỗ Ngọc Quang trong“Giáo trình luật
hình sự Việt Nam (phần các tội phạm)” do GS.TSKH.Lê Cảm chủ biên được Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2011; “Chương X – Các tội xâm phạm an
toàn công cộng, trật tự công cộng” của GS.TS.Võ Khánh Vinh trong“Giáo trình luật
18


hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm)”do GS.TS.Võ Khánh Vinh làm chủ biên, Nhà
xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2001; “Chương XXV – Các tội xâm phạm
trật tự công cộng, an toàn công cộng” của GS.TS.Nguyễn Ngọc Hòa trong “Giáo
trình luật hình sự Việt Nam (tập 2) do GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa làm chủ biên được
Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2011.
Bên cạnh đó còn có một số bài viết đi sâu vào tranh luận tội danh cụ thể, xác
định lỗi của tội phạm này như: “Xác định lỗi trong các vụ án tai nạn giao thông” của
Lê Văn Luật đăng trên Tạp chí tòa án nhân dân, số 6 năm 2005; “Một số vấn đề về
định tội và định khung tăng nặng trong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển
phương tiện giao thông đường bộ” của tác giả Huỳnh Quốc Hùng công bố trên Tạp
chí Tòa án nhân dân số 9 năm 2007; Đề tài cấp bộ “Các giải pháp phòng ngừa tai nạn
giao thông ở Việt Nam hiện nay” do Trương Quốc Giao làm chủ nhiệm năm 2004;
“Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý do
nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 1995; “Luật hình sự Việt Nam” của
GS.TS Đào Trí Úc do nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2000; “Giáo trình
lý luận chung về định tội danh” của GS.TS.Võ Khánh Vinh do nhà xuất bản Công an
nhân dân xuất bản năm 2003; Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần các tội phạm của
khoa luật – đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2003; “Những vấn đề cơ bản trong

khoa học luật hình sự “ của Lê Văn Cảm do nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội
xuất bản năm 2005; “Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước
pháp quyền” của tác giả Lê Văn Cảm do nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất
bản năm 2009.
Bằng các cách tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu dưới góc độ luật
hình sự và tố tụng hình sự đều hướng vào làm rõ các dấu hiệu cấu thành tội phạm nói
chung và của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói
riêng, qua lăng kính định tội danh và quyết định hình phạt trong thực tiễn xét xử để tìm
ra những thiếu sót, hạn chế của pháp luật quy định xử lý đối những dạng vi phạm trong
tội danh này, từ đó đề xuất những phương hướng giải pháp hoàn thiện về mặt khoa học
pháp lý và hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành sao cho đồng bộ, thống nhất dễ
dàng áp dụng trong thực tiễn.
Trong số những công trình nghiên cứu trên đây, có những công trình nghiên cứu đi
sâu phân tích về hệ thống tư pháp hình sự, từ khoa học về điều tra hình sự đến những
19


vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự. Nội dung này là cơ sở để triển khai nghiên
cứu một tội danh cụ thể. Điều đó đã cung cấp cho luận án những phương pháp nghiên
cứu đa dạng để phân tích thực trạng, diễn biến của tình hình tội phạm và đưa ra phương
hướng đấu tranh phòng ngừa một cách có hiệu quả đối với tội vi phạm quy định về điều
khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Bên cạnh đó còn có một số bài viết đi sâu vào tranh luận tội danh cụ thể, xác định
lỗi của tội phạm này như:“Xác định lỗi trong các vụ án tai nạn giao thông” của Lê Văn
Luật trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 6 năm 2005; “Một số vấn đề về định tội và định
khung tăng nặng trong các vụ án vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ” của Huỳnh Quốc Hùng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 9 năm 2007.
Tai nạn giao thông và những hậu quả của hành vi phạm tội vi phạm quy định
về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ được các công trình này nghiên cứu
sâu sắc toàn diện, trên cơ sở đó bóc tách những khía cạnh còn vướng mắc trong tội

danh vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ để hoàn thiện
các quy định pháp luật có liên quan. Việc xử lý, xác định lỗi cũng như các biện pháp
phòng ngừa tai nạn giao thông cũng đã được nhiều tác giả đưa ra lý giải, nghiên cứu.
Những kết quả đạt được đã củng cố và làm phong phú thêm về mặt lý luận của tội vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong hệ thống pháp
luật hình sự Việt Nam. Luận án đã kế thừa và sử dụng những nội dung nghiên cứu
trên để giải quyết một số điểm hạn chế, bất cập vẫn còn chưa được khắc phục của
pháp luật hiện hành quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ.
Như vậy, thông qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu trong nước có liên
quan đến đề tài Luận án, có thể thấy rằng số lượng các công trình nghiên cứu có liên
quan đến tội, tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ rất lớn, đa dạng phong phú ở mọi góc nhìn. Đặc biệt đã có hàng loạt các
khảo sát đánh giá, nghiên cứu để xây dựng, đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp
luật về giao thông đường bộ cũng như những giải pháp để kìm chế tai nạn và nâng cao
hiệu quả của hoạt động phòng ngừa, xử lý nghiêm minh đúng pháp luật đối với hành vi
vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu trong các
công trình nói trên chủ yếu theo các hướng sau: nghiên cứu về phương diện pháp lý
hình sự của tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo
20


quy định của Bộ luật hình sự cũng như các văn bản pháp luật liên quan; những nghiên
cứu về mặt tội phạm học, đấu tranh và phòng ngừa tình hình tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên phạm vi cả nước hay ở từng địa bàn
nhất định dựa trên cơ sở diễn biến của tình hình tội phạm này trong một thời điểm lịch
sử cụ thể. Từ đó, các nhóm công trình đã đưa ra được những phương hướng để giảm
thiểu tai nạn góp phần vào công tác giữ vững trật tự an toàn giao thông ở từng địa
phương và triển khai nhân rộng trên phạm vi cả nước.
1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

Qua nghiên cứu các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước có liên
quan đến đề tài luận án “Đấu tranh phòng, chống tình hình tội vi phạm quy định về
điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng” tác
giả luận án này nêu ra đánh giá của mình như sau:
1.3.1. Về kết quả nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa, tiếp tục phát triển
Các công trình nghiên cứu đã nghiên cứu và đánh giá khá chi tiết về tình hình
tai nạn giao thông, từ đó tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình hình vi phạm giao thông và
phương pháp phòng ngừa tai nạn. Việc đánh giá tình hình tai nạn giao thông có ý
nghĩa hết sức quan trọng bởi lẽ có đánh giá đúng, đầy đủ diễn biến của tình hình tai
nạn giao thông đang diễn ra thì mới đưa ra được nhận định khách quan, toàn diện về
nguyên nhân của nó và từ đó mới có hướng khắc phục kịp thời. Hơn thế giữa tình hình
tai nạn giao thông và tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao
thông đường bộ có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau. Do vậy, đây chính
là điểm xuất phát quan trọng, là cơ sở lý luận và thực tiễn mang tính tiền đề để tác giả
luận án tiếp tục đi sâu phân tích tình hình tội vi phạm quy định về điều khiển phương
tiện giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, tìm ra các biện pháp mang
tính xuất phát điểm để đấu tranh phòng ngừa đối với tình hình tội phạm này một cách
có hiệu quả.
Các công trình nghiên cứu nước ngoài đã cung cấp cho tác giả cái nhìn chung
nhất về thực trạng tai nạn giao thông đường bộ ở một số nước, châu lục trên thế giới
và các giải pháp mang tính chiến lược của các quốc gia để giải quyết vấn đề này. Mặc
dù ở mỗi nước có những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau nhưng tổng quan
các tài liệu này cho phép tác giả có cơ sở khái quát những phương hướng đấu tranh

21


phòng ngừa đối với hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ một cách đa chiều có tính so sánh, đối chiếu.
Một số những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với

luận án là đã tổng hợp có tính phân tích một cách đầy đủ về thực trạng tai nạn giao
thông ở một số địa phương hay trên phạm vi toàn quốc. Quá trình hình thành và phát
triển của pháp luật về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, cũng đã được các tác giả đề cập đến
trong các công trình nghiên cứu của mình. Các kết quả nghiên cứu của các tác giả đã
giúp cho tác giả luận án nhìn nhận đầy đủ, thấu đáo về tính chất pháp lý hình sự của
tội phạm này qua đó thấy được những biện pháp đấu tranh phòng, chống tình hình vi
phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ ở các giai đoạn lịch sử
khác nhau, từ đó giúp tác giả xem xét kế thừa các biện pháp đó trong sự phát triển.
Các nhà khoa học Việt Nam trong các công trình nghiên cứu của mình có đề
cập đến hệ thống các biện pháp phòng, chống tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở
Việt Nam có so sánh với các biện pháp của một số nước trên thế giới và với những tiêu
chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cách tiếp cận này cho thấy những bất
cập, hạn chế trong hệ thống pháp luật về giao thông đường bộ, trong hoạt động phòng
ngừa hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong
chương trình giải pháp, kế hoạch quốc gia để định hướng quá trình hoàn thiện pháp
luật về giao thông đường bộ; cũng như xây dựng mô hình giao thông hiện đại trong
bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục được nghiên cứu trong luận án
Những công trình nghiên cứu được khảo cứu trên đây, như nhấn mạnh đã đánh
giá thực trạng tai nạn giao thông và những giải pháp để kiềm chế tai nạn ở phạm vi địa
phương, quốc gia và châu lục. Việc khảo cứu những công trình nghiên cứu cho ta thấy
bức tranh toàn cảnh về vấn đề liên quan đến đề tài luận án này. Tuy có khá nhiều vấn
đề đã được nghiên cứu một cách thấu đáo nhưng vẫn còn có một số nội dung chưa đầy
đủ cần phải được bổ sung, nghiên cứu tiếp. Đối với địa bàn cụ thể, nói ở đây là thành
phố Hải Phòng việc đánh giá tình hình vi phạm giao thông nói chung và tình hình tội
vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nói riêng thì việc
xác định nguyên nhân, điều kiện của chúng cũng như việc xây dựng biện pháp phòng
ngừa phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của Thành phố. Bởi vậy,
22



×