Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tài Liệu Kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (266.92 KB, 12 trang )

Bảng đánh gia các thành viên
STT

Họ và tên

Nhiệm vụ

Nhóm tự đánh Nhận xét của
giá
giáo viên


Lời mở đầu
Đối với Việt Nam- một đất nước đang phát triển hiện nay, nền kinh tế của chúng ta
đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Môi trường kinh tế ngày càng phát
triển theo xu hướng hiện đại hoá, chắt lọc những thành tựu và khắc phục những tồn tại
trong nền kinh tế thế giới. Trong đó, lạm phát- một đối tượng nghiên cứu của kinh tế
học vĩ mô là một trong những chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một
quốc gia nhưng nó cũng là một trở ngại lớn trong công cuộc phát triển kinh tế của một
đất nước. Tình trạng lạm phát ở Việt Nam đáng báo động nhất là ở mức 2 con số.
Việc xem xét đánh giá và nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân để từ đó tìm cách
khắc phục lạm phát là vô cùng cần thiết. Ngoài ra nghiên cứu lạm phát và ảnh hưởng
của nó đến các vấn đề khác như: thất nghiệp, giá cả, tiền lương,... để từ đó tìm cách
giải quyết, kìm hãm lạm phát, sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô cần thiết để phát
triển hài hoà nền kinh tế Vĩnh quan trọng không kém. Để hiểu rõ hơn về bản chất lạm
phát và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế chúng ta cần tìm hiểu khái niệm về lạm
phát, thực trạng của nó và cách khắc phục lạm phát.
I. Lý thuyết chung về lạm phát
1. Khái niệm lạm phát
Lạm phát là một hiện tượng của tiền tệ, được biểu hiện ở sự mất giá (giảm giá) của
tiền tệ, mà sự mất giá của tiền tệ lại là biểu hiện rõ rệt nhất ai cũng thấy được sự tăng


giá bình quân của tất cả mọi thứ hàng hóa. Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng
hóa, dịch vụ và chi phí đều tăng tuy với tốc độ và tỷ lệ không đồng đều, thứ tăng
nhanh, thứ tăng chậm, thứ tăng nhiều, thứ tăng ít, nhưng nói chung mọi thứ đều tăng
giá. Lạm phát càng cao thì đồng tiền càng bị mất giá nhiều. Khi giá cả nói chung đều
hạ xuống thì có nghĩa là lạm phát giảm, gọi tắt là giảm phát.
2. Phân loại Lạm phát
Người ta phân biệt có ba mức lạm phát khác nhau: lạm phát vừa phải, lạm phát phi
mã và siêu lạm phát.
2.1. Lạm phát vừa phải
Khi giá cả tăng chậm dưới 10% một năm, còn gọi là lạm phát một con số. Trong
điều kiện lạm phát vừa phải, giá cả tương đối không khác mức bình thường bao nhiêu;
lãi suất thực tế và lãi suất danh nghĩa chênh lệch nhau không đáng kể, tiền giữ được


phần lớn giá trị của nó từ năm này qua năm khác ( không bị mất giá). Những kế hoạch
dự đoán tương đối ổn định không bị xáo trộn.
2.2 . Lạm phát phi mã
Là loại lạm phát khi giá cả tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%,100%,300%
một năm. Trong khi đó, tiền tệ ttrong lưu thông ngày càng tăng lên và tăng lên với tốc
độ nhanh, kéo theo giá cả không ngừng tăng lên nhưng tốc độ tăng giá nhanh hơn tốc
độ tăng tiền( đồng tiền mất giá nhanh chóng).
2.3 Siêu lạm phát
Siêu lạm phát là thời kỳ có mức lạm phát rất lớn. Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh
tế có vẻ còn sống sót được( mặc dù không ổn định) thì trong siêu lạm phát, nền kinh
tế xem như đang đi xuống cực thấp
Trong thời kỳ siêu lạm phát, tốc độ chu chuyển tiền tăng rất nhanh còn hàng thì không
tăng lên, có tăng thì cũng rất ít

3. Các đặc trưng của lạm phát
- Sự tăng quá mức lượng tiền có trong lưu thông dẫn đến đồng tiền mất giá.

- Mức giá cả chung tăng lên, đặc biệt là các hàng hóa thiết yếu.
- Sự mất giá các loại chứng khoán có giá.
- Giảm giá đồng nội tệ so với ngoại tệ.
- Sản xuất đình trệ, hàng hóa dịch vụ khan hiếm.
- Cán cân thương mại giảm sút, nhập siêu tăng nhanh.
4. Biểu hiện của lạm phát
- Sự gia tăng giá cả hàng hóa dịch vụ hàng loạt.
- Sự gia tăng khối lượng tín dụng.
- Tỷ giá hối đoái tăng cao.
- Giá các loại chứng khoán giảm.
- Mọi thứ đều khan hiếm trừ tiền.


II, Diễn biến lạm phát ở việt nam giai đoạn 2000-2012
1. Giai đoạn 2000 – 2010

- Giai đoạn 2000 – 2003
Từ năm 2002, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam được phép đặt lãi suất cho vay
và lãi suất tiết kiệm theo các điều kiện thị trường.
2000 – 2003, lạm phát thấp và ổn định ở mức 5% trở xuống.
Cùng với giá cả tăng lên của tiêng lương danh nghĩa ở cả khu vực nhà nước và FDI
khiến giá tăng.
- Giai đoạn 2004 – 2006
Nguyên nhân: Do trong giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam chưa phải là nền kinh tế
thị trường, mọi biến động của giá cả thị trường đều chịu sự điều tiết chủ yếu từ chính
phủ.
Điều đó làm lạm phát tăng trở lại với tỉ lệ 7.8% trong năm 2005, và 8,4% trong năm
2006.
- Giai đoạn 2007-2008
Sang năm 2007, tỷ lệ lạm phát tăng vọt (12.69%) do Việt Nam gia nhập WTO, nền

kinh tế định hướng theo hướng kinh tế thị trường, chính phủ can thiệp vào nền kinh tế
ở một mức hạn chế hơn, cùng với đó nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ
nền kinh tế thế giới khiến tỷ lệ lạm phát tăng cao.


Nửa đầu năm 2008, lạm phát liên tục leo thang. Chỉ sau 6 tháng, tổng cục thống kê
công bố chỉ số CPI đã lên tới 2,68% so với 6 tháng năm 2007 và 18.44% so với cuối
năm 2007. Năm 2008 giá tăng cao từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II và III
nhưng các tháng trong quý IV liên tục giảm( so với tháng trước, tháng 10 giảm 0.2%,
tháng 11 giảm0.9%, tháng 12 giảm0.8%)
- Giai đoạn 2009-2010
Lạm phát bình quân 12 tháng năm 2009 là 6,88%. Riêng trong tháng 12, CPI tăng
1,38%. Chỉ số lạm phát tháng 12 cao hơn 6,52% so với cùng kỳ mức kiềm chế lạm
phát dưới 7% mục tiêu. Bước sang năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/ 2010
tăng 1,98% so với tháng trước, mức tăng cao nhất các tháng trong năm. Chỉ số giá
tiêu dùng tháng 12/ 2010 so với tháng 12/ 2009 tăng 11,75%. Chỉ số giá tiêu dùng
bình quân năm 2010 tăng 9,19% so với bình quân năm 2009
2. Năm 2010
Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11.75%. Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010
của cả nước tăng 1.98% so với tháng trước, qua đó đẩy mức lạm phát năm của cả
nước lên 11.75% so với năm 2009.
Trong khi đó, nếu tính bình quân theo từng tháng ( cách tính mới của Tổng cục thống
kê) thì lạm phát năm 2010 tăng 9.19% so với năm 2009.


Ta có thể thấy lạm phát tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm, mức tăng có
độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1.5%. 3 tháng
đầu năm CPI tăng cao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%,
sau đó lại vượt lên trên 1% vào 4 tháng còn lại của năm. Các tháng từ tháng 9 đến
tháng 11, mức tăng đều đạt mức kỉ lục của 15 năm trở lại đây.

3. Năm 2011

Biểu đồ diễn biến chỉ số giá tiêu dùng năm 2011


Diễn biến lạm phát năm 2011 khá phức tạp, thể hiện ở việc tăng cao những tháng đầu
năm và giảm dần từ quý II. Trong 4 tháng cuối năm, lạm phát có dấu hiệu giảm tốc,
chỉ tăng dưới 1% mỗi tháng.
CPI trong tháng cuối năm tăng 0,53%, cao hơn 2 tháng trước đó. Con số này đưa chỉ
số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng cao hơn 18,13% so với cùng kỳ 2010. Tuy nhiên,
tính chung trong cả năm 2011, mặt bằng giá đã tăng 18,58% so với 2010.
Trong rổ hàng hóa, lương thực là phân nhóm có tốc độ tăng giá mạnh nhất trong
tháng 12 khi tăng 1,4%. Giá thực phẩm cũng tăng trở lại 0,49% sau 3 tháng giảm liên
tiếp. Cùng với khu vực ăn uống ngoài gia đình (0,57%), 2 nhóm này đẩy chỉ số của
hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% và đóng góp chủ yếu vào đà tăng của CPI.
Tăng giá mạnh nhất trong tháng là các mặt hàng may mặc - mũ nón - giầy dép
(0,86%) chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ tại miền Bắc vào mùa đông. Các mặt hàng khác
như nhà ở - vật liệu xây dựng (tăng 0,51%), thiết bị - đồ dùng gia đình (0,68%) và
hàng hóa - dịch vụ khác (0,6%) cũng tăng giá tương đối mạnh theo quy luật tiêu dùng
cuối năm.
Ở hầu hết các nhóm hàng còn lại, mức tăng giá trong tháng đều dưới 0,5% do chưa
chịu tác động của đợt tăng giá điện mới đây. Riêng nhóm bưu chính - viễn thông giảm
giá gần 0,1%.
Tuy không được tính vào rổ hàng hóa CPI nhưng diễn biến giá vàng và đôla Mỹ cũng
đáng chú ý. Sau nhiều tháng tăng liên tiếp, giá vàng đã giảm gần 1% trong tháng 12
vừa qua. Tính chung cả năm, mặt hàng này vẫn tăng giá khoảng 39%. Đôla Mỹ tăng
giá nhẹ 0,02% trong tháng và kết thúc năm với mức tăng 8,47%.
4. Năm 2012
Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2012 diễn biến ngoài dự kiến và không tuân theo quy
luật của những năm trước đó: Ngoại trừ 2 tháng đầu năm, lạm phát tăng cao do yếu tố

mùa vụ, chỉ số CPI từ tháng 3 tới tháng 8 chỉ tăng rất chậm.


Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2012, lạm phát đã ở mức âm (với mức tăng CPI lần
lượt là -0,26% và -0,29% so với tháng trước). Qua đó, lạm phát so với cùng kỳ cũng
đã giảm nhanh từ 17,27% vào tháng 1/2012 xuống mức 5,04% trong tháng 8/2012.
Vào thời điểm đó, xu hướng trên của lạm phát đã làm dấy lên mối quan ngại về suy
giảm kinh tế và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, trong tháng 8 và tháng 9, lạm
phát đã đảo chiều hoàn toàn với mức tăng trong 2 tháng lần lượt là 0,63% và 2,2% so
với tháng trước. Đặc biệt, mức tăng của lạm phát tháng 9 (2,2%) còn vượt ngoài dự
báo của nhiều chuyên gia. Song bước sang những tháng cuối năm 2012, lạm phát đã
hạ nhiệt, mức tăng CPI trong 3 tháng 10, 11 và 12 lần lượt là 0,85%, 0,47% và 0,27%
so với tháng trước. Tính đến hết tháng 12/2012, lạm phát tăng 6,81% so với tháng
12/2011, thấp hơn so với mức tăng của năm 2011 (18,13%) và năm 2010 (11,75%).
Như vậy là lạm phát năm 2012 đã dừng ở mức dưới 7% - đạt được mục tiêu của Quốc
hội đề ra.
III. Nguyên nhân lạm phát
1. Lạm phát do cầu kéo
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng trong lúc tổng cung không thay đổi hoặc
khi tổng cầu tăng nhanh hơn tổng cung. Lúc đó, một lượng tiền lớn được dùng để mua
một lượng hàng hỳa ít ỏi sẽ tạo ra hiện tượng tăng giá. Chênh lệnh giữa cung và cầu
càng lớn thì giá tăng càng nhiều. Trên thực tế, nguyên nhân chủ yếu làm tổng cầu
trong nền kinh tế tăng lên:


- Niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, có thể là do giảm sự thất nghiệp, làm tăng chi
tiêu của người tiêu dùng .
- Sự tăng lên niềm tin của khối kinh doanh về bán hàng trong tương lai sẽ làm tăng
chi phí cho nhà xưởng, v. v làm tăng các chi phí đầu tư.
- Tỷ lệ lãi suất giảm (có thể do sự tăng lên về cung ứng tiền của ngân hàng trung

ương) làm tăng tiêu dùng và việc đi vay của doanh nghiệp, và làm tăng chi tiêu.
- Thu nhập của các nước bạn hàng tăng lên làm tăng kim ngạch xuất khẩu của chúng
ta.
- Chi tiêu của chính phủ tăng lên làm tăng tổng chi tiêu.
- Sự giảm đi giá trị của tỷ giá ngoại hối ở Canada làm tăng lượng xuất khẩu và giảm
nhập khẩu, do đó làm tăng Tổng YD.
Ta có mô hình tổng cầu AD = C + I + G + NX
Ban đầu tổng cầu của nền kinh tế là AD1 và nền kinh tế cân bằng trong dài hạn tại E0
(Y0 ; P0) với Y0 = Y* . Khi chi tiêu của hộ gia đình tăng (C↑), chi tiêu chính phủ
tăng(G↑), thuế giảm(T↓) hoặc do xuất khẩu ròng tăng(NX↑) kết quả là tổng cầu tăng.

Đường tổng cầu dịch chuyển sang phải từ AD1 sang AD2 và điểm cân bằng mới của
nền kinh tế là E1 (Y1 ; P1) với Y1 > Y0 và P1 > P0 tốc độ tăng trưởng của giá nhanh
hơn tốc độ tăng trưởng sản lượng. Nền kinh tế tăng trưởng nóng, lạm phát xảy ra.
2. Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp
buộc lòng phải nâng giá bán khi chi phí đầu vào tăng cao. Sự thu hẹp tổng cầu có thể


xuất phát từ sự khan hiếm về hàng hỳa hay thiên tai bất ngờ làm cho quá trình sản
xuất bị gián đoạn. Chi phí đầu vào tăng cao khi giá nguyên liệu đầu vào tăng hoặc giá
lao động tăng.

Ban đầu nền kinh tế cân bằng tại E0 ( Y0 = Y*). Khi giá nguyên vật liệu đầu vào
chủ yếu tăng như giá xăng dầu, điện…do thiên tai, dịch bệnh làm tổng cung giảm.
Đường tổng cung dịch chuyển sang trái từ ASS1 sang ASS2. Điểm cân bằng dịch
chuyển từ E0(Y0 = Y*; P0) sang E1(Y1 ; P1) với P1> P0 và Y1< Y0. Giá tăng, sản
lượng giảm, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng.
3. Lạm phát dự kiến


Khi mà giá cả chung của các loại hàng hóa và dịch vụ đều tăng đều với một tỷ lệ
tương đối ổn định, tức là giá cả chung tăng lên đều đặn theo thời gian. Lạm phát này
khi đã hình thành thì thường trở nên ổn định và tự duy trì trong một thời gian dài.
Đối với lạm phát dự kiến AS và AD dịch chuyển theo 1 tỷ lệ, sản lượng vẫn giữ
nguyên, giá cả tăng lên theo dự kiến.


4. Các nguyên nhân khác
- Lạm phát do lãi suất:
Khi tỷ lệ lạm phát tăng lên lãi suất danh nghĩa tăng theo, tăng chi phí cơ hội của
việc giữ tiền, càng nhiều tiền càng thiệt hại. Điều này đặc biệt đúng trong các cuộc
siêu lạm phát, tiền mất giá càng nhanh, tiền được đẩy ra thị trường để mua mọi hàng
hỳa có thể dự trữ làm mất cân đối cung cầu thị trường càng làm cho giá cả tăng cao.
Lãi suất thực tế = lãi suất danh nghĩa – tỷ lệ lạm phát
- Lạm phát do nguyên nhân tiền tệ:
Khi ngân sách thâm hụt lớn các chính phủ có thể in thêm tiền để trang trải, lượng
tiền danh nghĩa tăng lên nhưng vì sản lượng và việc làm không đổi, chỉ có mức cung
tiền danh nghĩa tăng là một nguyên nhân gây ra lạm phát. Và một khi giá cả đã tăng
lên thì sự thâm hụt mới lại nảy sinh đòi hỏi phải in thêm một lượng tiền mới và lạm
phát lại gia tăng.

Kết luận.
Lạm phát là một vấn đề trung tâm hàng đầu của đời sống kinh tế xã hội mọi quốc gia
trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Với tư cách là kết quả tổng hòa của các chính sách
kinh tế vĩ mô, cũng như các hoạt động kinh doanh vĩ mô trong bối cảnh chung của
nền kinh tế khu vực và thế giới, lạm phát đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp
đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động cả chính phủ, doanh nghiệp và cá
nhân. Nói chung, khi nói tới lạm phát là nói tới sự tác động mạnh mẽ của nó tới nền
kinh tế. Vì vậy, hạn chế những tác động của lạm phát được coi là một vấn đề của các
nước trên thế giới. Việc kiềm chế lạm phát ở một mức như thế nào thì nền kimh tế

phát triển là một vấn đề quan trọng nhất. Nhưng ở một khía cạnh nào đó thì lạm phát
là một động lực để phất triển nền kinh tế. Ở Việt Nam hiện nay, Nhà nước và Chính
phủ ta đã và đang thực hiện các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát tới mức tối đa.
Những biện phát đó là tương đối hợp lý, phải tiếp tục nỗ lực theo hướng đó để góp
phần nhất định vào sự tăng trưởng kinh tế nhằm đưa nền kinh té nước ta lên một tầng
cao mới.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×