LỜI MỞ ĐẦU
Trong một xã hội rộng lớn nói chung, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội
thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa lớn, xã hội nhỏ (doanh nghiệp) cũng có nền văn
hóa riêng biệt của nó. Nền văn hóa ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời là một bộ phận cấu
thành nên nền văn hóa lớn. Như lời một nhà quản trị nổi tiếng .E.Schein đã nói “Văn
hóa doanh nghiệp gắn liền với văn hóa xã hội, là tầng sâu của văn hóa xã hội. Văn hóa
doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý tới quan
hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất đều
được xây dựng trên một nền văn hóa doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ
vừa mang bản sắc dân tộc, vừa thích ứng với thời đại hiện nay “.
Doanh nhân và các nhà quản lý doanh nghiệp ngày càng nhận ra ảnh hưởng của
yếu tố văn hóa đối với sự thành công và hiệu quả. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập
khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp phải chịu sức ép cạnh tranh ngày càng tăng từ
các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ trên thương trường mà ngay cả trong việc thu
hút lao động. Thực tế đã chứng tỏ rằng nền VHDN mạnh mẽ sẽ là nền tảng cho việc
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường và là yếu tố cơ bản thu
hút lao động có tâm huyết gắn bó với doanh nghiệp.
Tại mỗi quốc gia hay khu vực sẽ có những nét văn hóa riêng và VHDN sẽ chịu
ảnh hưởng của văn hóa khu vực, quốc gia đó, thậm chí là văn hóa “làng xã”. Để hiểu
hơn về sự khác biệt văn hóa tại các doanh nghiệp giữa hai khi vực khác nhau, nhóm
chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “So sánh các yếu tố văn hóa tại một doanh
nghiệp Việt Nam và một doanh nghiệp châu Âu”. Hy vọng kết quả nghiên cứu của
chúng tôi sẽ giúp ích cho các công ty đa quốc gia có cách nhìn nhận vấn đề toàn diện
hơn về việc xây dựng văn hóa tại các chi nhánh khác nhau trên các quốc gia khác
nhau.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Khái niệm và vai trò của văn hóa doanh nghiệp.
Khái niệm
1.1.
Từ quá trình nghiên cứu đã có rất nhiều khái niệm văn hóa doanh nghiệp được
đưa ra như
Theo ông Gerges de satie Marie, một chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp
vừa và nhỏ, đã đưa ra định nghĩa sau: văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị,
các biểu tượng huyền thoại, nghi thức, điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức
của tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp.
Tổ chức lao động quốc tế ( ILO ) thì định nghĩa văn hóa doanh nghiệp như sau:
văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen
truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với
một tổ chức đã biết.
Theo Edgar Shein một chuyên gia nghiên cứu các tổ chức: văn hóa công ty là
tổng hợp các quan niệm chung mà các thành viên trong công ty học được trong quá
trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý với các môi trường xung quanh.
Khái niệm văn hóa doanh nghiệp được nhiều người chấp nhận: văn hóa doanh
nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong nên trong suốt quá trình
hình thành, tồn tại, phát triển của một doanh nghiệp; trở thành các giá trị, các quan
niệm và tập quán truyến thông in sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối
tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc
theo đuổi và thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.
Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái riêng cho doanh nghiệp, giúp phân biệt
giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp có một nền văn hóa tốt sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được
nhân tài , giữ chân được nhân tài, củng cố lòng trung thành của các nhân viên đối với
doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo môi trường làm việc hiệu quả thân thiện, tạo sự gắn
kết và thống nhất ý chí, góp phần định hướng và kiểm soát thái độ hành vi của cá
thành viên trong doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên môi trường làm việc tích cực hơn, đem lại sức
mạnh tinh thần cho doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp phát triển biền vững,
1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp.
1.2.1. Các yếu tố hữu hình
Đó là những biểu trưng trực quan giúp con người dễ dàng nhìn thấy, nghe thấy,
sờ thấy các giá trị và triết lý cần được tôn trọng, cấp độ này ta dễ dàng quan sát được
ngay từ lần gặp đầu tiên với doanh nghiệp, bao gồm:
+ Phong cách kiến trúc, nội ngoại thất, trang thiết bị, các vật dụng
+Cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ chế điều hành, hoạt động của các phòng ban doanh
nghiệp
+ Các chuẩn mực, hành vi: nghi thức các hoạt động sinh hoạt tập thể, cách thức
tổ chức các hội nghị, các hoạt động văn nghệ, thể thao, các câu lạc bộ
+ Các hình thức sử dụng ngôn ngữ như: các băng rôn, khẩu hiệu, ngôn ngữ xưng
hô, giao tiếp, các bài hát truyền thống…
+Ngôn ngữ, cách ăn mặc, cách biểu hiện cảm xúc
+ Những huyền thoại, câu chuyện về doanh nghiệp…..
.Các yếu tố này chịu ảnh hưởng bởi tính chất của các ngành nghề, lĩnh vực kinh
doanh khác nhau của doanh nghiệp, cũng như từ quan điểm của cấp lãnh đạo cấp cao.
Cấp độ văn hóa này dễ thay đổi và thể hiện không đầy đủ và sâu sắc văn hóa doanh
nghiệp
1.2.2. Các yếu tố vô hình
Những giá trị được chấp nhận, tuyên bố
Đây là lớp trong cùng và quan trọng nhất của văn hóa doanh nghiệp, bao gồm
những giá trị được tuyên bố: các chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, triết lý của tổ chức.
Đây là cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết
định quản lý; là niềm tin, là giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời gian và
ngoại cảnh. Có thể coi là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên trong
doanh nghiệp và được doanh nghiêp công bố rộng rãi ra công chúng để mọi thành viên
cùng thực hiện, chia sẻ và xây dựng. Chúng thực hiện các chức năng hướng dẫn cho
các nhân viên trong doanh nghiệp cách thức đối phó với các tình huống cơ bản và rèn
luyện cách ứng xử cho các nhân viên mới trong môi trường cạnh tranh.
Những quan niệm chung: những niềm tin, nhận thức suy nghĩ và tình cảm có tính
vô thức, mặc nhiên được công nhân trong doanh nghiệp
Trong bất kỳ hình thức văn hóa nào đều có các quan niệm chung, được tồn tại
trong thời gian dài, chúng ăn sâu trong tâm trí hầu hết tất cả các thành viên thuộc nền
văn hóa đó và trở thành điều mặc nhiên được công nhận. Để hình thành các quan niệm
chung này, một cộng đồng văn hóa cũng phải trải qua một quá trình hoạt động lâu dài,
trải qua sự va chạm và xử lý các tình huống thực tiễn, phải trải qua quá trình tích lũy
sự nếm trải những thành công và thất bại. Chính vì vậy khi đã hình thành quan niệm
chung rất khó bị thay đổi.
Khi một doanh nghiệp đã hình thành cho mình được quan niệm chung, tức là
các thành viên trong doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ và hành động theo quan niệm
chung đó, họ rất khó chấp nhận những hành vi đi ngược lại quan niệm chung
CHƯƠNG 2
SỰ KHÁC BIỆT VĂN HÓA DOANH NGHIỆP GIỮA ZARA VÀ MAY 10
2.1. Giới thiệu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của hai doanh
nghiệp May 10 và Zara
2.1.1 Công ty cổ phần May 10
Tên đầy đủ: Tổng công ty may 10 - CTCP
Địa chỉ: Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
Tel: (84-4) – 38276923
Website:
Email:
Tên giao dịch: Garment 10 Corporation - Joint Stock Company
Tên viết tắt: Garco 10 ., JSC
Giấy chứng nhận ĐKKD: số 0103006688 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hà Nội cấp.
Vốn điều lệ: 54.000.000.000 đồng
Lịch sử hình thành:
Tiền thân của Tổng công ty may 10 - CTCP là Xưởng may 10 được hợp nhất từ
các xưởng may quân trang tại chiến khu Việt Bắc năm 1952. Sau nhiều lần chuyển đổi,
đến năm 2010, công ty trở thành Tổng công ty may 10 - CTCP. Nhìn lại chặng đường
lịch sử, Tổng công ty May 10 (Garco 10) đã trải qua gần 70 năm hình thành và phát
triển, trở thành một doanh nghiệp mạnh của ngành Dệt may Việt Nam. Hiện tại May
10 có trên 9.000 lao động, mỗi năm sản xuất trên 21 triệu sản phẩm chất lượng cao các
loại, 80% sản phẩm được xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hồng
Kông,… Nhiều tên tuổi lớn của ngành May mặc thời trang có uy tín trên thị trường thế
giới đã hợp tác sản xuất với Tổng công ty May 10 như Brandtex, Asmara, Jacques
Britt, Seidensticker, Tesco,… Năm 2012, mặc dù nền kinh tế còn nhiều khó khăn
nhưng Tổng công ty May 10 vẫn đạt được nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh.
Cụ thể, doanh thu đạt 1.504 tỷ đồng, tăng 2,5% so với cùng kỳ, lợi nhuận đạt 37 tỷ, thu
nhập bình quân đạt 4.350.000 đồng/người/tháng, tăng 23,3% so cùng kỳ. Trong năm
2012, May 10 tiếp tục đầu tư 1 nhà máy, đó là dự án Công ty TNHH 888 tại xã Quảng
Hợp, Quảng Xương, Thanh Hóa. Dự án được hoàn thành và đưa vào hoạt động ngày
12/12/2012, thu hút được gần 400 lao động. Nhờ vậy, điều kiện làm việc, đời sống tinh
thần và vật chất của người lao động ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Lĩnh vực hoạt động:
+ Sản xuất kinh doanh các loại quần áo thời trang và nguyên phụ liệu ngành may.
+ Kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, công nghiệp thực phẩm và công
nghiệp tiêu dùng khác.
+ Kinh doanh văn phòng, bất động sản, nhà ở cho công nhân.
+ Đào tạo nghề.
+ Xuất nhập khẩu trực tiếp.
Tầm nhìn
1. Mang lại giá trị cho khách hàng, vì khách hàng chính là người mang lại nguồn
lợi cho doanh nghiệp, mang lại sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không
những thế May 10 còn thoả mãn nhu cầu của khách hàng và đem lại sự hài lòng cho
khách hàng khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của May 10.
2. Mang lại giá trị đích thực cho người lao động, họ là những người đang ngày
đêm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ đưa đến tay khách hàng, họ chính là đại diện cho
công ty tiếp xúc với khách hàng. May 10 đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi chăm lo đời
sống, có chính sách thu nhập đãi ngộ, đào tạo nâng cao kiến thức tay nghề đối với
người lao động.
3. Mang lại giá trị cho các Cổ đông, các nhà đầu tư, họ cũng là chủ doanh nghiệp
hay đại diện góp vốn đảm bảo cho May 10 hoạt động. May 10 sẽ đảm bảo mang lại
cho họ nguồn lợi nhuận tương xứng với đồng vốn góp bỏ ra.
4. Mang lại giá trị cho cộng đồng, xã hội,…
Sứ mệnh
Tổng công ty May 10 – Công ty cổ phần đã được người tiêu dùng tin tưởng và
hội đủ các yếu tố cần thiết là tạo được năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước
cũng như thị trường xuất khẩu. Điều đó đem lại cho May 10 nhiều lợi thế trên thị
trường, May 10 rất mong muốn là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp, các tập đoàn
lớn trong và ngoài nước, luôn làm khách hàng hài lòng hơn cả mong đợi, luôn khuyến
khích và tạo nhiều cơ hội để mọi thành viên trong Tổng công ty phát huy tài năng cũng
như năng lực sở trường để góp sức xây dựng Tổng công ty và cho cuộc sống gia đình
các thành viên.
Chiến lược nguồn lực
Chúng tôi luôn tin tưởng rằng đội ngũ các nhân viên chuyên nghiệp, có kỹ năng
nghề nghiệp cao chính là yếu tố quyết định mang lại thành công cho thương hiệu May
10. Do vậy, chúng tôi đang nỗ lực hết mình đào tạo một đội ngũ nhân viên theo đúng
mục tiêu đã đặt ra, có những chương trình hỗ trợ đội ngũ nhân viên của mình phát
triển các kỹ năng nghề nghiệp và trình độ quản lý. Quan trọng hơn, chúng tôi tạo ra
môi trường làm việc chuyên nghiệp để các nhân viên phát huy tối đa năng lực cá nhân,
có cơ hội phát triển nghề nghiệp.
Nỗ lực xây dựng một thương hiệu hàng đầu gắn với một môi trường văn hoá
doanh nghiệp điển hình. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, cùng với chế độ
đãi ngộ về lương, thưởng, đào tạo phát triển, đảm bảo đội ngũ cán bộ công nhân viên
đồng đều, vững về chuyên môn, nghiệp vụ - Và chúng tôi tự hào về điều đó.
Định hướng phát triển:
Tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động của công ty theo hướng đa dạng hóa hoạt
động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới.
Giữ vững danh hiệu Doanh nghiệp dệt may tiêu biểu nhất của ngành dệt may Việt
Nam. Xây dựng May 10 trở thành trung tâm thời trang của Việt Nam.
Đa dạng hóa sản phẩm, chuyên môn hóa sản xuất, đa dạng hóa ngành hàng, phát
triển dịch vụ, kinh doanh tổng hợp. Tư vấn, thiết kế và trình diễn thời trang.
Nâng cao năng lực quản lý toàn diện, đầu tư các nguồn lực, trú trọng vào việc
phát triển yếu tố con người, yếu tố then chốt để thực hiện thành công các nhiệm vụ
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Tiếp tục thực hiện triệt để hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 14000 và
SA 8000
Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng
kênh phân phối trong nước và quốc tế.
Xây dựng nền tài chính lành mạnh.
Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và
giữ người lao động
Thành tựu đạt được:
Là đơn vị duy nhất trong ngành Dệt - May Việt Nam được nhận giải thưởng chất
lượng Quốc tế Châu á - Thái Bình Dương do Tổ chức chất lượng Châu á - Thái Bình
Dương (APQO ) trao tặng năm 2003
Giải thưởng Sao vàng đất Việt 2006-2007
Nhãn hiệu canh tranh nổi tiếng quốc gia 2006
Top 10 thương hiệu mạnh toàn quốc 2006
Top 5 ngành hàng của thương hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao.
2.1.2. Công ty Zara
Ngàythành lập:1975
Xuất xứ:Tây Ban Nha
Website: /> Fanpage: /> Lịch sử hình thành và phát triển
Zara ban đầuchỉ một cửa hàng thời trang nhỏ được thành lập đầu tiên bởi
Amancio Ortega vào năm 1975 tạiTây Ban Nha. Zara bán những mặt hàng thời trang
phổ biến với kiểu dáng giống nhau, giá rẻ và cả những mặt hàng thời trang cao cấp.
Sau một thời gian hoạt động, cửa hàng Zara ngày càng được ưa chuộng và Ortega bắt
đầu mở rộng nó ra ngoài lãnh thổTây Ban Nha.
Trong những năm 1980, Ortega bắt đầu thay đổi về thiết kế, quá trình sản xuất và
phân phối để giảm thiểu thời gian cũng như chi phí và cập nhật nhanh chóng xu thế thị
trường. Năm 1980 công ty bắt đầu xuất khẩu sản phẩm của mình ra thị trường quốc tế
mà trước tiên là Bồ Đào Nha, sau đó thâm nhập vào Mỹ năm 1989, Pháp năm 1990 và
lần lượt các quốc gia khác trên thế giới. Giờ đây Zara đã gây dựng được thương hiệu
của mình với dòng sản phẩm thời trang cao cấp, chất lượng tốt, kiểu dáng trang nhã,
thanh lịch mang đậm phong cách châu Âu. Zara có khoảng 25000 nhân viên, 1723 cửa
hàng ở 77 quốc gia khác nhau trên toàn thế giới tính đến đầu năm 2011. Quan điểm
kinh doanh của Zara là phản ứng nhanh chóng với nhịp độ phát triển của thời trang thế
giới và luôn mang những mẫu mã, kiểu dáng mới đến với khách hàng. Họ có tới hơn
200 nhà tạo mốt, thường xuyên tham gia vào các sự kiện xã hội để có thể quan sát và
bắt kịp xu hướng mốt đang thịnh hành vào từng điểm. Zara thành lập chi nhánh đầu
tiên tại Đức và thành công liên tiếp đến với họ. Sản phẩm của Zara rất phong phú, đa
dạng, chủ yếu gồm các loại quần áo và phụ kiện cho cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi. Bạn
có thể tìm thấy kiểu dáng mới nhất ở những trang phục của Zara, cả về mẫu mã và
màu sắc. Từ lúc nảy sinh ý tưởng cho đến lúc thành phẩm bắt đầu bán tại các cửa hàng
thương hiệu Zara trên toàn cầu chỉ trong vòng 4 tuần. Trong đó, với bất kỳ kiểu mẫu
nào không bán chạy trong vòng 6 ngày, sẽ lập tức bị thu hồi và thay thế bằng một thiết
kế mới hơn. Thương hiệu này chi rất ít cho quảng cáo và hoạch toán thông minh với
lượng hàng tồn cực thấp, do đó đáp ứng những bộ cánh thời trang cao cấp với giá phải
chăng đồng thời thu hút khách hàng quay trở lại nhiều lần hơn. Năm 2011, đối mặt với
áp lực từ tổchức Greenpeace trong việc vận động cấm các chất độc hại trong việc sản
xuất đồ may mặc, thương hiệu Zara không những cam kết thực hiện chiến dịch Detox
mà còn chủ động loại bỏ các chất độc phải sớm bị kiềm hãm về sau, ví dụ như PFC có
quyết định chính thức bị cấm vào năm 2015.
Zara cũng xây dựng 14 nhà máy tự động hóa cao cấp ngay tại Tây Ban Nha với
hệ thống robot làm việc sát sao từng giây, nhuộm sẵn vải và tạo ra vải thành phần.
Zara còn đầu tư máy quét mã vạch laser để phân loại, sắp xếp hơn 80.000 miếng vải
với tỉ lệ lỗi dưới 0,5% để kịp tiến độ. Vải chưa nhuộm màu được đặt hàng sẵn, hang có
thể điều chỉnh màu linh hoạt tùy theo xu hướng. Thay vì sản xuất nhiều hàng cho cùng
một mẫu mã, Zara tập trung vào sang tạo nhiều kiểu dáng và giảm thiểu số lượng. Nhờ
đó, ngay cả khi mẫu này hết hàng nhanh chóng thì vẫn còn nhiều mẫu khác đang chờ
để tung ra.
Dòng sản phẩm chính luôn được nhắc đến đầu tiên là Zara Woman, cùng với
Zara TRF (Zara Trafaluc) là dòng hàng hướng đến giới trẻ, phong cách trẻ trung và giá
thành phù hợp. Zara Men hiện rất phổ biến và được phái mạnh hiện đại ưa chuộng với
đa dạng chủng loại, phong cách và cập nhật thường xuyên. Zara Kid là các thiết kế
kiểu dáng trang phục người lớn trên tỷ lệ và size cỡ của trẻ em, sử dụng các chi tiết
biến tấu, giản hóa và màu sắc tươi tắn, ngọt ngào. Thêm nữa là dòng sản phẩm Zara
Mini dành cho bé từ 0 – 12 tháng tuổi với kiểu dáng thiết kế và chất liệu đảm bảo tiêu
chuẩn tốt nhất cho các thiên thần nhỏ. Một dòng sản phẩm khác đứng tên thương hiệu
Zara, cung cấp các mặt hàng nội thất gia đình – Zara Home, là một công ty anh em của
Zara Fashion, cùng thuộc tập đoàn Inditex. Hiện nay, thương hiệu Zara với chuỗi bán
lẻ khổng lồ trên 2000 cửa hàng tại 88 quốc gia trên toàn thế giới.
Zara đã được mô tả bởi Giám đốc Louis Vuittn thời trang Daniel Piette là “có thể
là nhà bán lẻ sáng tạo nhất và tàn phá trên thế giới. Zara cũng đã được mô tả như là
một “câu chuyện thành công của Tây Ban Nha”.
2.2. So sánh văn hóa doanh nghiệp giữa May 10 và Zara.
2.2.1 Yếu tố hữu hình.
Các
May 10
giá trị
hữu
hình
Kiến
trúc
Logo
-Kiến trúc bên ngoài: từ ngoài nhìn
vào ta có thể thấy May 10 xây dựng
công ty với kiến trúc châu Á. Không
quá sang trọng nhưng chắc chắn , tôn
nghiêm.
-Kiến trúc bên trong: công ty thiết kế
nội thất bên trong phù hợp với quá
trình làm việc của nhân viên, tận
dụng tối đa diện tích để lắp đặt các
thiết bị làm việc sao cho thuận tiện
nhất với các tác phong làm việc của
nhân viên.
Zara
-Kiến trúc bên ngoài: từ ngoài nhìn
vào ta thấy rằng công ty Zara xây
dựng với phong cách hiện đại, sang
trọng, lịch lãm với kiến trúc châu
Âu.
-Kiến trúc bên trong: công ty thiết
kế nội thất bên trong với không gian
các phòng ban rộng lớn, sự ngăn
cách giữa các phòng đều bằng kính;
các thiết bị hiện đại, thông minh;
không gò bó không gian làm việc
của nhân viên;công ty xây dựng cả
căng tin,quán cà phê, nơi mà nhân
viên có thể đến để thư giãn và làm
việc
Logo May10 được thiết kế với ý
tưởng cách điệu từ chữ M10 với bố Logo của Zara được thiết kế với
cục chặt chẽ những nét uốn lượn như
những dải lụa thể hiện sự phát triển
của Doanh nghiệp luôn có hướng
vươn lên một cách bền vững.
Màu xanh của Logo nói lên sự hoà
bình, tinh thần đoàn kết nhất trí cao
trong doanh nghiệp cũng như tinh
thần hợp tác chặt chẽ tạo niềm tin với
đối tác và khách hàng.
dáng điệu mạnh mẽ, vững chắc thể
hiện sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp và sự đáng tin cậy đối
với khách hàng.
Màu đen của Logo nói nên sự huyền
bí, xa hoa, sang trọng và quyền lực.
“Đẳng cấp luôn được khẳng định”.
Khẩu hiệu này ra đời nhằm khẳng
định đẳng cấp của khách hàng khi sử
dụng sảm phẩm của công ty.
“Start – stop”: bắt đầu – kết thúc.
Khẩu hiệu này ra đời nhằm khẳng
định Zara là một công ty rất sáng
tạo,nhạy bén trong việc thiết kế sản
phẩm. Lúc sản phẩm ra đời cũng là
lúc sản phẩm kết thúc.
-Vào thứ hai hàng tuần công ty tổ
chức lễ chào cờ , hát vang hành khúc
Quốc ca và May 10 ca (May 10 anh
dũng tiến lên) thể hiện lòng yêu
nước, tự hào dân tộc và niềm tự hào
về truyền thống May 10.
-Hàng năm tổng giám đốc công ty
gửi thư chúc mừng năm mới tới toàn
thể nhân viên trong công ty nhằm
truyền tải những thông điệp để gắn
kết các nhân viên.
-24 tháng Chạp, Ban nữ công Công
đoàn Tổng Công ty đã tổ chức
“Ngày hội gói bánh chưng”. Đây là
một hoạt động thường niên làm
phong phú đời sống văn hóa tinh
thần cho CBCNV, cũng như giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa của dân
Các
tộc Việt Nam.
nghi lễ, -Chương trình Vui xuân làm việc
phong thiện được công ty tổ chức thường
trào
niên nhằm góp phần chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần cho các gia
đình chính sách, gia đình nghèo và
người có hoàn cảnh khó khăn, nhất là
trong các dịp lễ, tết. Chương trình
được sự hưởng ứng nhiệt tình của
toàn nhân viên công ty.
- Hàng năm các anh, em cán bộ nam
trong Tổng công ty đã tổ chức giao
-Tăng lương cho nhân viên vào các
ngày nghỉ lễ và tổ chức giao lưu, ăn
uống để khích lệ khuyến khích, gắn
kết nhân viên với công ty .Ví dụ như
ngày Giáng sinh thì sẽ thưởng cho
mỗi nhân viên 100$ vào thẻ quà
tặng.
-Vào những ngày lễ hội của quốc
gia như lễ hội ném cà chua tomania(
vào thứ tư cuối cùng của tháng tám),
lễ hội bò đuổi (tuần đầu tiên của
tháng bảy), lễ hội canival, lễ hội
feria…công ty tổ chức liên hoan gặp
mặt, trang trí công ty bằng những
sắc màu rực rỡ và mọi người đều
nhảy điệu nhảy Flamenco – để tôn
vinh đất nước xinh đẹp cũng như thể
hiện lòng tự hào về dân tộc, tính
đoàn kết trong công ty
-Vào kì nghỉ hè công ty thường cho
nhân viên đi thăm quan dã ngoại tại
các trung tâm thời trang, các nơi có
khung cảnh thiên nhiên thơ mộng để
tạo không gian thư giãn và khích
thích sự sáng tạo của nhân viên.
Khẩu
hiệu
lưu, chúc mừng chị em cán bộ nữ của
May 10 nhân kỷ niệm ngày quốc tế
Phụ nữ 8/3.Qua đó, động viên,
khuyến khích, cảm ơn và gắn kết các
nhân viên với công ty.
-Vào các dịp nghỉ lễ như Giỗ tổ
Hùng Vương, 30/4, 1/5, 9/2, ngày
thành lập công ty….công ty tổ chức
các cuộc thi văn thể mỹ, các chuyến
thăm quan du lịch cho nhân viên để
tạo động lực tinh thần cho nhân viên.
Đồng
phục
Ứng
xử
trong
doanh
nghiệp
Đồng phục cho tập thể nhân viên
Zara là áo sơ mi và vest đen.Thể
hiện sự lịch sự, trang nhã, tôn
nghiêm, nghiêm túc khi làm việc và
thể hiện một phần văn hóa cổ hủ,
Đây là đồng phục tập thể cho nhân khuôn phép của Tây Ban Nha.
viên của công ty May 10.Với nền áo
màu xanh tượng trưng cho sự hoà
bình, tinh thần đoàn kết nhất trí cao
trong doanh nghiệp cũng như tinh
thần hợp tác chặt chẽ tạo niềm tin với
đối tác và khách hàng.Và in hình
logo của công ty nên áo để tạo sự gắn
kết, tự hào và có trách nhiệm đối với
công ty khi mang chiếc áo này trên
người.
Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp
được thể hiện qua các thông điệp
như: ''Không đổ lỗi cho người khác'',
''Góp ý là quà tặng'', ''Mình vì mọi
người'', ''Ai cũng chọn việc nhẹ
nhàng, gian khổ biết dành phần ai''...
Cán bộ, lãnh đạo ở các xí nghiệp
luôn gần gũi động viên, chia sẻ với
người lao động, tạo sự gắn kết trong
sản xuất.
Toàn bộ công nhân còn được học về
kỹ năng sống thông qua chương trình
"Quà tặng cuộc sống" của kênh
VTV3, học lớp tư duy, thay đổi tư
duy với các thông điệp sống trọn vẹn,
sống cống hiến với người thân, với
Trong công ty Zara, giữa nhân viên
và lãnh đạo không có mấy khoảng
cách, nhân viên có thể thẳng thắn
trao đổi mọi vấn đề với cấp trên,
không ngại đưa ra quan điểm, ý
tưởng; lãnh đạo cũng trực tiếp chỉ
đạo nhân viên, nhắc nhở thẳng thắn
những điểm không hài lòng.Vì mục
đích cuối cùng của họ là làm thế nào
để công ty phát triển nên việc trao
đổi thảo luận sôi nổi là một việc
đương nhiên xảy ra.Có thể nói trong
công ty, mọi người là như nhau.
Còn đối với công việc, cả nhân viên
và lãnh đạo đều có tinh thần trách
nhiệm rất cao, họ ý thức được điều
bạn bè, đồng nghiệp và với công ty,
đồng thời tạo ra ý thức kỷ luật cho
người lao động.Nhờ đó, các nhân
viên có thái độ tôn trọng, kính nể cấp
trên; luôn có ý thức trách nhiệm hoàn
thành tốt công việc được giao và
luôn cởi mở, hòa đồng với mọi người
xung quanh.
gì mình cần làm, họ không ngừng
sáng tạo, đưa ra những cách thức
làm việc hiệu quả với từng tình
huống mà không cần theo một
khuôn mẫu nào.Chính vì vậy mà chỉ
cần 2 ngày công ty đã cho ra một
sản phẩm mới.
2.2.2. Yếu tố vô hình.
a, Những giá trị được chấp nhận.
• Công ty May 10
Công ty May 10 khao khát xây dựng một khái niệm kinh doanh mới - Mô 8hình
doanh nghiệp hướng tới con người và vì con người – “ Chúng tôi luôn nỗ lực phấn đấu
vì mục tiêu tạo ra những giá trị văn hóa doanh nghiệp to lớn bên cạnh các giá trị kinh
tế. Chúng tôi trân trọng giá trị cá nhân trong tập thể, không phân biệt tuổi tác, giới tính
hay trình độ. Chúng tôi luôn ý thức được rằng một phần lớn giá trị thương hiệu nằm ở
chính đội ngũ nhân viên và chính các bạn là những người tạo dựng và phát triển
thương hiệu của các sản phẩm” Đó chính là lý do công ty May 10 luôn khích lệ tinh
thần sáng tạo và cống hiến của toàn bộ nhân viên với những cơ hội nghề nghiệp bình
đẳng và không giới hạn.
Đối với các thành viên trong công ty, tất cả mọi người ngoài ý thức sâu sắc về vai
trò và nhiệm vụ của mình, có gắng hết mình cho sự thành công của bản thân và doanh
nghiệp. Thái độ tận tình, chu đáo, tự tin, chuyên nghiệp chính là phong cách riêng của
mỗi nhân viên trong công ty. Thành công của công ty đó là đã tạo ra sự thỏa mãn và tin
tưởng của khách hàng. Điều đó được tạo lên từ những giá trị được chấp nhận trong
văn hóa doanh nghiệp. Đó chính là lao động trình độ cao, nghiêm túc và hết mình cùng
sự tận tâm chu đáo đối với khách hàng. Công ty luôn để lại dấu ấn và tạo dựng những
mối quan hệ bền vững với khách hàng.
Trong những năm xây dựng và trưởng thành, công ty luôn nhận thức rằng văn
hóa doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó,
công ty rất chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp mình. Phong trào
này được phát động năm 2008 và được hưởng ứng, lan rông ra toàn bộ công ty.
Chính vì người lao động của công ty May 10 luôn đề cao nét đẹp văn hóa doanh
nghiệp và ứng xử theo những giá trị được tạo lập, công ty đã xây dựng lên thương hiệu
gắn liền với uy tín, chất lượng, được đánh giá cao tại thị trường trong nước. Thương
hiệu công ty được khách hàng, đối tác biết đến là doanh nghiệp uy tín cao, quan hệ gần
gũi và thân thiện, coi trọng chất lượng dịch vụ, nghiêm túc trong thực hiện các cam
kết, tôn trọng pháp luật và các quy định của nhà nước.
• Công ty Zara
Xây dựng văn hóa của công ty không phải chỉ quảng cáo cho sản phẩm hay cái
tên của công ty mà công ty đã có chiến lược tổng lực với tầm nhìn xa mà điểm khởi
đầu là công ty đã xây dựng được một nét văn hóa kinh doanh có chất luợng đáp ứng
tốt đòi hỏi của người tiêu dùng. Chính từ đó đã tạo thuận lợi cho công ty xây dựng và
phát triển vững chắc hơn. Công ty xây dựng văn hóa của mình cũng như xây dựng một
tính cách một con người, đem dến cho người tiêu dùng những mong muốn, ước ao
nghe, nhìn, cảm nhận, tin tưởng tuyệt đối và công ty.
Văn hóa kinh doanh của công ty Zara có sự phân cấp mạnh mẽ và linh hoạt.
Tại Zara , các nhân viên làm việc theo nhóm để có thể thực hiện thành công các
công việc được giao. Khi họ đang xem xét một sản phẩm mới, nó được thiết kế, thực
hiện và phê bình trong một vài giờ. Tất cả các nhân viên phải làm việc với nhau để
hoàn thành quá trình này. Zara yêu cầu người lao động có đủ khiêm tốn để nhận các
phản hồi từ đồng nghiệp, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thành tốt
công việc. Những tiêu chuẩn này đã thực sự giúp Zara phát triển và có văn hóa doanh
nghiệp mạnh mẽ.
Zara luôn đề cao tính sáng tạo cá nhân và dân chủ. Mọi ý kiến của nhân viên đều
được lắng nghe và bình luận. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên của Zara đều tự hào và cống
hiến hết mình cho nền văm hóa của công ty…
b, Những quan điểm chung.
• Những quan điểm chung của may 10
May 10 mong muốn mang sản phẩm thời trang mang nhãn hiệu của mình chiếm
lĩnh thị trường trong khu vực và thế giới, cung cấp những sản phẩm thời trang chất
lượng cao với phong cách thiết kế riêng biệt, sang trọng, hiện đại. Chính vì vậy, mỗi
thành viên trong công ty luôn nhập tâm vào nền văn hóa mang bản sắc riêng của công
ty, đồng tâm, hiệp lực luôn luôn đổi mới sáng tạo và đưa ra ý tưởng để phát triển sản
phẩm của mình. Nhằm đáp ứng và thỏa mãn tối đa nhu cầu về ăn mặc của khách hàng
trên thị trường.
Để phát huy tối đa được nguồn lực trong doanh nghiệp cũng như truyền đạt văn
hóa của mình từ đó phát huy sự sáng tạo và tận tâm của người lao động, May 10 luôn
rất quan tâm, thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của người lao động không chỉ về vật chất
mà còn về tinh thần. May 10 cũng rất quan tâm đến tạo môi trường làm việc chuyên
nghiệp để mỗi thành viên có thể phát triển năng lực cá nhân.
• Những quan điểm chung của Zara
Quan niệm chung của Zara là mang đến những mẫu thiết kế năng động, trẻ trung,
chất liệu đẹp, giá cả trung bình và đặc biệt là sản phẩm của Zara được tung ra thị
trường một cách nhanh chóng, số lượng có hạn. Trong khi các thương hiệu thời trang
cao cấp chú trọng việc tạo ra xu hướng thì Zara chọn con đường ngắn hơn: mô phỏng
các thiết kế và khảo sát nhu cầu người tiêu dùng. Zara tuyên bố rằng chỉ cần 1 tuần để
phát triển một sản phẩm mới và đưa chúng đến các cửa hàng (trong khi các công ty
khác mất trung bình 6 tháng) và ra mắt 12000 thiết kế mỗi năm. Với quan niệm này
mà Zara đặc biệt quan tâm đến trình độ và khả năng sáng tạo của nhân viên. Zara luôn
có những chính sách thúc đẩy tạo môi trường thoải mái và năng động nhất để phát huy
khả năng sáng tạo của mình.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TRONG CÔNG
TY MAY 10 VÀ ZARA.
3.1 Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp cho công ty may 10
3.1.1 Thiết lập Sứ mệnh về văn hóa rộng rãi trong công ty May 10
Để các thành viên trong công ty có thể thấm nhuần được triết lý kinh doanh của
doanh nghiệp ban giám đốc cần đưa ra chiến lược thay đổi theo từng thời điểm đặc
biệt có thể dung hòa được mục tiêu của các thành viên trong công ty với sứ mệnh, tầm
nhìn và chiến lược của tổ chức.Khuyến khích mọi người tham gia vào định nghĩa và
định hướng lại sứ mệnh. Ban giám đốc nên tạo mọi cơ hội cho nhân viên được nói
lên suy nghĩ và định hướng của họ đối với công ty.
Để hiện thực hóa tầm nhìn, công ty cần phải xác định những mục tiêu dài hạn rõ
ràng và các chiến lược để thực hiện mục tiêu đó. Chiến lược của công ty phải xác định
được những ưu tiên về hoạt động của công ty năng lực và nguồn lực cần phát triển…
Công ty phải có một sự cam kết lâu dài với các chiến lược và không để các quyết định
ngắn hạn ảnh hưởng đến các chiến lược dài hạn.Để đảm bảo khả năng thực hiện thành
công các chiến lược, từng đơn vị , bộ phận trực thuộc cũng như từng thành viên trong
công ty phải hiểu rõ được họ cần phải làm g để đóng góp vào hiện thực chiến lược đó.
3.1.2 Cải thiện tính nhất quán trong văn hóa doanh nghiệp ở công ty May 10
Xác định rõ các giá trị cốt lõi của công ty và duy trì chúng bằng cách tạo ra sự
gắn kết các thành viên của công ty với các giá trị đó. Thêm vào đó công ty có thể đưa
các giá trị tư tưởng và văn hóa vào thành một phần của chương trình đào tạo thường
xuyên.
Tuyển dụng nhân viên khi họ mới vào nghề, giúp nhân viên mới thấm nhuần văn
hóa doanh nghiệp qua các hoạt động ngoại khóa, các buổi hội thảo chuyên môn trao
đổi gi a các nhân viên cũ với các nhân viên mới.
Tăng cường mối quan hệ giữa các phòng ban trong công ty bằng việc tổ chức các
cuộc thi các chương trình giải trí vui chơi để các nhân viên có cơ hội giao lưu và học
hỏi. Điều này góp phần làm nâng cao mức độ đồng thuận và khả năng giải quyết được
những bất đồng khi nảy sinh.
3.2 Giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp cho công ty Zara
3.2.1 Giải pháp nâng cao các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
trong công ty Zara
Để từng thành viên thấm nhuần được tinh thần của những văn bản, triết lý hay
khẩu hiệu chung của Zara thì việc nhắc nhở làm gương của người lãnh đạo cũng chỉ là
một cách thức. Cách thức khác hữu hiệu không kém là gắn những văn bản, triết lý…
với hoạt động hội hè vui chơi giải trí của nhân viên, chế độ lương thưởng trang thiết bị
làm việc, những nghi thức trong công ty…Đó là những yếu tố thuộc về lớp bề nổi của
VHDN và rất dễ cảm nhận vì tính hữu hình của chúng. Những hoạt động hội hè để tạo
thành nét riêng của Zara phải bảo đảm hai yếu tố: Thứ nhất được tổ chức định kỳ và
đều đặn hàng năm với mục tiêu nâng cao tinh thần trong công ty và gây dựng niềm tự
hào cho mọi thành viên; thứ hai là độc đáo (có nghĩa là sáng tạo và khác biệt so với
các công ty khác).
3.2.2 Giải pháp thích ứng với sự thay đổi văn hóa ở các quốc gia
Zara ngày càng mở rộng sản xuất kinh doanh trên thế giới vì vậy Zara cần xây
dựng cho mình một nền văn hoá không chỉ đậm đà bản sắc dân tộc mà con chứa đựng
những yếu tố văn hoá hiện đại. Nói cách khác đó phải là một nền văn hoá linh hoạt và
có khả năng học hỏi và tiếp thu được những giá trị văn hoá tốt đẹp từ bên ngoài, nhờ
đó phát huy được tinh sáng tạo của mọi thành viên trong công ty.
Xác định rõ các giá trị cốt lõi của công ty và duy trì. Bên cạnh đó cũng nên thay
đổi các giá trị văn hóa không còn phù hợp và tiếp thu những tiến bộ của các nền văn
hóa trên thế giới.
KẾT LUẬN
Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ tác động không nhỏ đến sự thành công của doanh
nghiệp, tuy nhiên khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý đến đặc điểm
văn hóa tại thị trường mà doanh nghiệp đó hoạt động. Đối với các công ty đa quốc gia
hoặc các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài, thì việc nghiên cứu
về văn hóa của thị trường mới đó là rất quan trọng. Khoảng cách địa lý càng xa sẽ có
sự khác nhau về văn hóa càng lớn, càng rõ rệt.
Mỗi doanh nghiệp có sự khác biệt trong cách thức làm việc, tác phong, các giá trị
niềm tin… Văn hóa của một doanh nghiệp phù hợp ở quốc gia này, nhưng không có gì
đảm bảo rằng nó sẽ thích hợp với quốc gia khác.Vì vậy khi bước chân sang một thị
trường mới, doanh nghiệp cần có một kế hoạch cụ thể và tìm hiểu kĩ về văn hóa của thị
trường đó để có thể thành công hơn, chiến thắng đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh
được thị trường.
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình văn hóa kinh doanh, nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân 2012 tái
bản lần thứ nhất, do PGS.TS Dương Thị Liễu biên soạn.
/> /> /> /> /> /> /> />: /> /> />