Tải bản đầy đủ (.ppt) (84 trang)

SLIDE PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 84 trang )

PHÁP CHẾ DƯỢC ĐAI HỌC

Bài 1
PHÁP LUẬT ĐẠI
CƯƠNG VÀ PHÁP CHẾ
DƯỢC.
DS.CK2. NGUYỄN VĂN ẢNH


MỤC TIÊU :
- Hiểu được quá trình hình thành và phát triển của
pháp luật, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
- Trình bày được nội dung cơ bản của các ngành luật
hiện nay ở nước ta và các chế định liên quan đến các
lãnh vực hành nghề dược.
- Kể được nội dung, biện pháp nâng cao ý thức pháp
luật và pháp chế XHCN
- Nêu được khái niệm, yêu cầu và các biện pháp tăng
cường pháp chế dược.


NỘI DUNG CHÍNH :











Nguồn gốc, bản chất của pháp luật.
Các hình thức và đặc điểm của pháp luật.
Vai trò của pháp luật trong việc quản lý nhà nước về
y tế.
Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt
Nam hiện nay.
Ý thức pháp luật XHCN.
Pháp chế XHCN.
Pháp chế dược


1. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ
CỦA PHÁP LUẬT.
1.1. Nguồn gốc:
Trong xã hội nguyên thủy, chưa có Nhà nước và pháp luật,
các quan hệ xã hội cơ bản dựa trên nguyên tắc bình đẳng,
được duy trì dựa vào các tập quán, đạo đức và tôn giáo,
phương pháp đảm bảo quyền lực xã hội là sự tự giác của các
thành viên (sự cưỡng chế mang tính xã hội), pháp luật chỉ thực
sự xuất hiện khi xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản và tư liệu
sản xuất, xã hội phân chia thành giai cấp. Để đảm bảo cho sự
thống trị của mình, các giai cấp thống trị đã tổ chức ra bộ máy
Nhà nước và đặt ra pháp luật để thể hiện ý chí của mình và bảo
vệ lợi ích của giai cấp thống trị, pháp luật luôn luôn là công
cụ, phương tiện của Nhà nước để thống trị xã hội, gắn liền với
Nhà nước và tồn tại song song với Nhà nước, như vậy nguyên
nhân xuất hiện Nhà nước cũng chính là nguyên nhân xuất hiện
pháp luật.



1.2. Bản chất:
1.2.1. Tính giai cấp:
Pháp luật là những qui tắc thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị và đồng thời thông qua pháp luật mà giai cấp
thống trị duy trì, bảo vệ và phát triển lợi ích của mình
trong xã hội.
1.2.2. Tính xã hội:
Pháp luật được qui định bởi nhiều qui luật khách
quan của xã hội, do đó ngoài việc phản ánh ý chí của
giai cấp thống trị, pháp luật còn là phương tiện phản
ánh các qui luật của xã hội, phù hợp với các quan hệ
kinh tế – xã hội của Nhà nước đó.


1.3. Vai trò:
1.3.1. Là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi sự
lãnh vực của đời sống xã hội:
- Sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật trong các lãnh
vực khác nhau bằng các biện pháp tuyên truyền, giáo
dục hoặc cưỡng chế thực hiện.
1.3.2. Là phương tiện thực hiện và bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân.


2. HÌNH THỨC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÁP LUẬT:
2.1. Hình thức:
- Tập quán pháp : Là hình thức pháp luật dựa vào các
tục lệ của cộng đồng, dân tộc .

- Tiền lệ pháp: các bản án của một số tòa án hoặc quyết
định của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được
coi như là một khuôn mẫu để áp dụng giải quyết các
trường hợp tương tự xảy ra trong tương lai (chủ yếu
được áp dụng tại các nước theo khối thông luật
Common law).
- Văn bản qui phạm pháp luật: các văn bản pháp lý do
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành chứa
đựng những qui định có tính bắt buộc chung cho mọi
người.


Chôn nửa người xuống đất trước khi bị ném đá
tới chết


Hình ảnh chụp từ đoạn clip quay cảnh một
người phụ nữ nhận những cơn mưa đá từ đám
đông bu xung quanh




Hình ảnh bà Hemmah sau khi bị thiêu
sống vì hủ tục mê tín


Hủ tục: Cắt bỏ một phần bộ máy
sinh dục


Tuy nhiên, man rợ hơn hẳn là kiểu hành xác phụ nữ ở
Somali, các bé gái không chỉ bị cắt toàn bộ phần môi ngoài,
mà cả một phần bên nơi vách sâu trong cùng


Ở nhiều vùng của Ghana, một gia đình có thể bị trừng phạt cho một tội lỗi
bằng cách phải biến đứa con gái còn trinh của mình thành nô lệ tình dục
cho gia đình bị xúc phạm



2.2. Đặc điểm:






2.2.1. Tính qui phạm phổ biến:
Là các khuôn mẫu, chuẩn mực cho các quan
hệ xã hội nhằm đảm bảo tính công bằng và ổn
định các quan hệ xã hội.
2.2.2. Tính giai cấp:
Pháp luật là hình thức phản ánh ý chí của giai
cấp thống trị, do đó khi nghiên cứu pháp luật
biết được sự tiến bộ của giai cấp thống trị đó
trong một xã hội và mức độ phù hợp giữa lợi
ích của giai cấp thống trị và toàn xã hội tới
mức nào.









2.2.3.Tính bắt buộc chung:
Vì pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện nên
việc tuân theo các qui tắc pháp luật không phụ thuộc vào ý chí
chủ quan của mỗi con người.
2.2.4. Tính Nhà nước:
Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, Nhà
nước là nhân tố quyết định quan hệ xã hội nào được điều chỉnh
bằng pháp luật và thể hiện trong pháp luật. Như vậy muốn xã
hội phát triển, Nhà nước phải có tính sáng tạo trên tất cả các
lĩnh vực về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong
việc thực hiện và bảo vệ pháp luật, ngược lại nếu một Nhà
nước coi nhẹ pháp luật, ban hành các văn bản qui phạm pháp
luật không phù hợp với thực tế xã hội thì nó sẽ kìm hãm sự
phát triển của xã hội và làm phát sinh những tiêu cực, những
hành vi vi phạm pháp luật v.v…


2.2.5. Tính xã hội:
Pháp luật được qui định bởi các qui luật khách quan của xã hội
và đồng thời là công cụ để tổ chức quản lý xã hội, như vậy
muốn tăng cường hiệu quả của pháp luật thì yêu cầu pháp luật
phải phù hợp với các qui luật khách quan đó.
2.2.6. Tính hình thức đặc biệt:

Pháp luật luôn luôn được thể hiện trong một văn bản có nội
dung rõ ràng, chính xác và chặt chẽ, để bất kỳ ai cũng chỉ tuân
theo một khuôn mẫu thống nhất.
2.2.7. Tính hệ thống: được thể hiện bởi sơ đồ sau:
Hệ thống pháp luật – ngành luật – chế định luật – qui phạm
pháp luật.


3. PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(XHCN):
3.1. Khái niệm:
3.1.1. Khái niệm chung :
Pháp luật là hệ thống các qui tắc xử sự chung, thể hiện ý chí
của giai cấp thống trị, áp dụng bắt buộc cho mọi người, do
Nhà nước đặt ra hay thừa nhận và đảm bảo thực hiện, được thể
hiện dưới một hình thức nhất định nhằm điều chỉnh các quan
hệ xã hội.
3.1.2. Khái niệm về Pháp luật XHCN:
Là hệ thống các qui tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do
Nhà nước XHCN ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức
mạnh cưỡng chế của Nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết
phục mọi người tôn trọng và thực hiện.


3.2. Qui phạm pháp luật:
Là qui tắc xử sự bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và được
đảm bảo thực hiện bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.
3.2.1. Cơ cấu của qui phạm pháp luật: gồm 3 bộ phận :
Giả định : Nêu hoàn cảnh, điều kiện mà khi chủ thể gặp trong

trường hợp đó thì phải tuân theo qui định của qui phạm pháp
luật (dự kiến các trường hợp xảy ra).
Qui định : Nêu cách xử sự đối với các chủ thể nằm trong các điều
kiện mà phần giả định đã nêu (làm gì và làm như thế nào).
Chế tài :Nêu biện pháp pháp lý mà Nhà nước dự kiến sẽ áp dụng
cho những trường hợp mà chủ thể không xử sự theo qui định
của qui phạm pháp luật, thí dụ Điều 53 luật bảo vệ sức khỏe
nhân dân. “Người nào (giả định) có những hành vi sau đây
(qui định) thì tùy theo mức độ nặng, nhẹ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử
lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự (chế tài)”.


3.2.2. Các loại chế tài cơ bản theo pháp luật Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
3.2.2.1 Chế tài kỷ luật (trách nhiệm kỷ luật):
- Ap dụng cho cán bộ công chức vi phạm kỷ luật lao động.
- Thẩm quyền ra quyết định: thủ trưởng trực tiếp hay thủ trưởng
cấp trên.
- Hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ tầng công tác, hạ cấp bậc,
buộc thôi việc.
3.2.2.2. Chế tài vật chất (trách nhiệm vật chất)
Đối tượng áp dụng: Cán bộ công chức vi phạm kỷ luật lao động
hay thiếu tinh thần trách nhiệm gây thiệt hại về tài sản cho cơ
quan đang công tác.
Thẩm quyền áp dụng: thủ trưởng trực tiếp hay cấp trên.
Hình thức áp dụng: bồi thường một phần thiệt hại bằng cách trừ
dần vào lương.


3.2.2.3. Chế tài dân sự (trách nhiệm dân sự) :

Đối tượng áp dụng: chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật dân sự
(các cá nhân, tổ chức).
Thẩm quyền: cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (tòa án nhân dân
các cấp).
Hình thức: bồi thường thiệt hại, xác nhận quyền dân sự hay
quyền sở hữu của một chủ thể nhất định, xóa bỏ quyền nhân
thân hay quyền sở hữu trí tuệ v.v…
3.2.2.4. Chế tài hành chính (trách nhiệm hành chính):
Đối tượng áp dụng: cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật hành
chính.
Thẩm quyền: cơ quan quản lý Nhà nước các cấp.
Hình thức: cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật v.v…


3.2.2.5.Chế tài hình sự:






Là loại chế tài nghiêm khắc nhất, tức là những
hình phạt mà Nhà nước áp dụng đối với các cá
nhân có hành vi phạm tội.
Đối tượng: người phạm tội (được qui định
trong luật hình sự).
Thẩm quyền áp dụng: tòa án nhân dân các cấp.
Hình thức: có 7 loại hình phạt chính: cảnh cáo,
phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù
có thời hạn, tù chung thân, tử hình .



Hình thức: khiển trách, cảnh cáo, hạ tầng công
tác, hạ cấp bậc, buộc thôi việc. Đó là:
a.Chế tài dân sự
b.Chế tài vật chất
c.Chế tài kỷ luật.
d.Chế tài hành chính


Hình thức: bồi thường thiệt hại, xác nhận quyền
dân sự hay quyền sở hữu của một chủ thể nhất
định, xóa bỏ quyền nhân thân hay quyền sở
hữu trí tuệ v.v…
a.Chế tài dân sự.
b.Chế tài vật chất
c.Chế tài kỷ luật
d.Chế tài hành chính


×