Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

SLIDE PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.95 KB, 42 trang )

PHÁP LUẬT
ĐẠI CƯƠNG


Tài liệu, giáo trình, hình thức thi
Giáo trình: Pháp luật đại cương (Đại học Kinh tế quốc
dân, tái bản năm 2012).
Hình thức thi:
-Giữa kì: trắc nghiệm (30% điểm môn học): GV tự ra
đề.
-Cuối kì: trắc nghiệm (70% điểm môn học): Khoa Luật
- Đại học Kinh tế – Luật ra đề.


Nội dung môn học
Bài 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước
Bài 2: Bộ máy nhà nước Việt Nam
Bài 3: Những vấn đề cơ bản về pháp luật
Bài 4: Quy phạm pháp luật – Quan hệ pháp luật
Bài 5: Thực hiện pháp luật – Vi phạm pháp luật –
Trách nhiệm pháp lý
Bài 6: Luật Hiến pháp – Hành chính – Pháp luật
phòng chống tham nhũng
Bài 7: Luật dân sự - Luật Tố tụng dân sự
Bài 8: Luật Hình sự - Tố tụng hình sự


BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC



I. Nguồn gốc Nhà nước
QUAN ĐIỂM

Phi Mácxít

Mác - Lênin


1. Những quan điểm phi Mácxít về nguồn gốc Nhà nước
1.1. Theo thuyết thần quyền (thần học).
Thượng đế
Nhà nước (siêu nhiên)
Quyền lực NN vĩnh cữu - bất biến


1.2. Theo thuyết gia trưởng
Gia đình

Gia trưởng

Gia tộc
Họ tộc
Thị tộc
Chủng tộc
Quốc gia

Nhà nước


• “Trời sinh dân, nuôi dân, thương dân, đặt ra vua để

làm lợi cho dân, chăn nuôi dân, cai trị dân; do đó có
vua tôi.
• Có vua tôi là có trên dưới, tôn ti. Muốn giữ cái trật tự
có lợi cho dân đó phải đặt ra lễ nghĩa cho dân theo,
theo đúng thì thưởng, không theo đúng thì phạt, do
đó có pháp luật.
• Tóm lại, quốc gia như một đại gia đình mà gia đình
như một tiểu quốc gia.


1.3. Theo thuyết khế ước
Khế ước (Hợp đồng)

Nhà nước


1.4. Theo thuyết bạo lực
Bạo lực giữa Thị tộc A và Thị tộc B
Thị tộc A chiến thắng
Nhà nước


2. Quan điểm Mác – Lênin về nguồn gốc Nhà nước
2.1 Xã hội nguyên thuỷ và tổ chức thị tộc, bộ lạc
Hội đồng thị tộc

Thị tộc

Tộc trưởng


Bào tộc

Bộ lạc

Thủ lĩnh




•Cơ sở kinh tế: chế độ sở hữu chung về tư liệu sản
xuất và sản phẩm lao động. Mọi người đều bình đẳng
trong lao động và hưởng thụ, không ai có tài sản riêng,
không có người giàu kẻ nghèo, không có sự chiếm đoạt
tài sản của người khác.
•Cơ sở xã hội: trên cơ sở thị tộc, thị tộc là một tổ chức
lao động và sản xuất, một đơn vị kinh tế - xã hội. Thị tộc
được tổ chức theo huyết thống. Xã hội chưa phân chia
giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.
•Quyền lực xã hội: quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội
mà vẫn gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội. Quyền
lực đó do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích của cả
cộng đồng.


•Tổ chức quản lý: Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền
lực cao nhất của thị tộc, bao gồm tất cả những người lớn
tuổi không phân biệt nam hay nữ trong thị tộc. Quyết
định của Hội đồng thị tộc là sự thể hiện ý chí chung của
cả thị tộc và có tính bắt buộc đối với mọi thành viên. Hội
đồng thị tộc bầu ra người đứng đầu như tù trưởng, thủ

lĩnh quân sự,… để thực hiện quyền lực và quản lý các
công việc chung của thị tộc.
•Trong xã hội hình thành các quy tắc xử sự chung (tập
quán; phong tục, đạo đức; tín điều tôn giáo,…) = Quy
phạm xã hội (được mọi người thực hiện một cách tự giác
và trở thành thói quen, nếp sống của các thành viên
trong xã hội.


2.2. Sự phân hoá giai cấp trong xã hội và Nhà nước xuất
hiện
•Lần phân công lao động thứ nhất: ngành chăn nuôi
ra đời.
•Lần phân công lao động thứ hai: ngành tiểu thủ
công nghiệp ra đời.
•Lần phân công lao động thứ ba: ngành thương
nghiệp ra đời.


Sau ba lần phân công lao động, trong lòng thị tộc
xuất hiện những lợi ích mới, những lợi ích của những
tầng lớp người khác nhau không những xa lạ với chế độ
thị tộc mà còn đối lập với chế độ đó về mọi phương diện.
Xã hội thị tộc, bộ lạc bị phân hoá thành các tập đoàn
người có địa vị kinh tế- xã hội khác hẳn nhau.


•Sự xuất hiện các giai cấp mới đưa đến hai hệ quả:
1) Xoá bỏ nguyên tắc bình đẳng giữa người với
người trong xã hội thị tộc - bộ lạc cũ;

2) Tạo nên mâu thuẫn mang tính chất đối kháng,
không thể điều hoà được giữa các giai cấp xã hội với
nhau.
Trước tình hình đó, thị tộc trở nên bất lực  Để điều
hành và quản lý xã hội mới, đòi hỏi phải có một tổ chức
mới. Đó chính là nhà nước.


Sự ra đời của nhà nước là tất yếu bởi nó dựa trên
những tiền đề về kinh tế và xã hội.
Tiền đề về kinh tế: chế độ tư hữu về tài sản (tư liệu
sản xuất và tư liệu sinh hoạt quan trọng).
Tiền đề xã hội: sự phân chia xã hội thành các giai
cấp đối kháng và có sự đấu tranh giữa các giai cấp đó
với nhau.

 Nhà nước “không phải là một quyền lực từ bên
ngoài áp đặt vào xã hội” mà là “một lực lượng nảy
sinh từ xã hội” có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột
và giữ cho sự xung đột đó nằm trong một “trật tự”.


Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng:
•Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, nhưng
không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến.
Nhà nước luôn vận động, phát triển và tiêu vong khi
những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và phát
triển của chúng không còn nữa.
•Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội loài người đã
phát triển đến một giai đoạn nhất định. Nhà nước chỉ

xuất hiện ở nơi nào và thời gian nào khi đã xuất hiện
sự tư hữu tài sản và phân chia xã hội thành các giai
cấp đối kháng.


II. Khái niệm, bản chất của Nhà nước
1. Khái niệm Nhà nước
Nhà nước là một bộ máy quyền lực đặc biệt, do giai cấp
thống trị lập ra nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị và thực hiện chức năng quản lý xã hội
theo ý chí của giai cấp thống trị xã hội.


2. Bản chất Nhà nước
2.1. Bản chất giai cấp của Nhà nước (Tính giai cấp)

2.2. Bản chất xã hội của Nhà nước (Tính xã hội)


2. Bản chất Nhà nước
2.1. Bản chất giai cấp của Nhà nước (Tính giai cấp)
•Nhà nước vừa là sản phẩm vừa là biểu hiện của xã
hội có giai cấp.
•Nhà nước là bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong
tay giai cấp cầm quyền.
•Giai cấp cầm quyền sử dụng Nhà nước để duy trì sự
thống trị của mình đối với toàn xã hội, trên cả 3 mặt:
chính trị, kinh tế và tư tưởng.

 Nhà nước là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp

này đối với giai cấp khác.


2.2. Bản chất xã hội của Nhà nước (Tính xã hội)
Nhà nước sẽ không thể tồn tại nếu nó chỉ phục vụ cho
lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến lợi ích của
các giai cấp khác trong xã hội.
Bất kỳ Nhà nước nào cũng phải đảm bảo an toàn xã
hội, giải quyết những công việc chung của xã hội như: xây
dựng bệnh viện, trường học, đường sá, làm thủy lợi, …
Tùy theo mỗi Nhà nước mà bản chất xã hội được thể
hiện ở mức độ khác nhau. Nhà nước càng dân chủ thì tính
xã hội càng được thể hiện rõ nét.


III. Đặc trưng của Nhà nước
1.NN thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt = quyền
lực nhà nước
2. NN phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính
lãnh thổ
3. NN có chủ quyền quốc gia
4. NN ban hành pháp luật
5. NN thu thuế và phát hành tiền


×