Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

cặp phạm trù bản chất và hiện tượng hoạt động văn hóa nghệ thuật của một số nghệ sĩ trẻ ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.95 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chương I: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù Bản chất –
Hiện tượng
1.Khái niệm bản chất và hiện tượng
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
3. Ý nghĩa của phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng bản chất và
hiện tượng
Chương II: Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù
Bản chất – Hiện tượng để phân tích hoạt động văn hóa nghệ thuật của một số
nghệ sĩ trẻ ở Việt Nam hiện nay
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình : Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lenin, Bộ Giáo
dục và đào tạo, NXB Chính trị quốc gia
2. Báo VN express
3. Tạp chí Nghệ thuật Biểu diễn Điện tử
4. Tìm hiều môn học Triết học Mác - Lênin (dưới dạng hỏi đáp) PGS.TS
5.

Trần Văn Phòng, NXB lý luận chính trị.
Những vấn đề cơ bản và cấp bách của triết học Macxit, Đại học quốc gia
Tp Hồ Chí Minh- Lí luận chính trị, PGS -TS Nguyễn Thế Nghĩa - TS Thái
Thị Thu Hương, NXB Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội năm 2014

1


LỜI MỞ ĐẦU


Đất nước ta đã và đang trên con đường mở cửa hội nhập và toàn cầu
hóa, xây dựng đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
đang có sự phát triển đáng kể về mặt kinh tế, mức sống người dân ngày càng
được cải thiện do vậy nhu cầu về giải trí, các hoạt động văn hóa nghệ thuật
(VH-NT) của người dân cũng ngày càng được tăng lên. Chúng ta cũng đang
tiếp thu các phong trào văn hóa nghệ thuật của các quốc gia trên thế giới, với
tiêu chí tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và đồng thời gìn giữ
đậm đà bản sắc dân tộc. Các chương trình văn hóa giải trí ở nước ta ngày
càng xuất hiện nhiều với những chiều hướng khác nhau. Bên cạnh các nghệ
sĩ đang ngày càng góp công xây dựng vào nên văn hóa âm nhạc nghệ thuật
giải trí của nước nhà với các phong trào “thưởng thức có chọn lọc”, tôn trọng
bản quyền tác giả, giữ gìn và phát huy văn hóa văn nghệ dân gian thì lại đang
có không ít bộ phận nghệ sĩ trẻ có thái độ và cư xử không phù hợp với thuần
phong mĩ tục Việt. Chính vì vậy, trong quá trình được nghiên cứu, học tập về
nội dung ý nghĩa của cặp phạm trù bản chất và hiện tượng chúng em xin
phép được vận dụng để phân tích vấn đề thực tiễn và mang tính thời sự đó là
2


hoạt động văn hóa nghệ thuật của một số nghệ sĩ trẻ ở Việt Nam hiện nay. Do
hiểu biết còn hạn chế nên bài viết của chúng em còn nhiều điều thiếu sót,
kính mong các thầy cô chỉ dẫn thêm để chúng em có thể hoàn thành tốt hơn.

3


NỘI DUNG
Chương I: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù Bản
chất – Hiện tượng
1.Khái niệm

Bản chất và hiện tượng là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật
của chủ nghĩa Mác-Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lí phổ
biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng.

a, Bản chất
Bản chất là phạm trù triết học chỉ tổng hợp tất cả các mặt, các mối liên hệ tất
nhiên, ngẫu nhiên, tương đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và
phát triển của sự vật đó.
Bản chất gắn bó với cái chung nhưng không phải cái chung nào cũng là bản
chất. Chỉ những cái chung nào quy định sự vận động và phát triển của sự vật
mới là cái chung bản chất.
Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc, tuy nhiên bản chất rộng
hơn, phong phú hơn quy luật. Vì vậy quy luật có thể là một mặt, một khía cạnh
cua bản chất.

b, Hiện tượng
Hiện tượng là một phạm trù của triết học, dùng để chỉ sự biểu hiện của những
mặt, những mối liên hệ đó trong điều kiện xác định.

2.Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng
+ Bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan là hai mặt thống nhất với
nhau trong sự vật hiện tượng :
Bản chất bao giờ cũng gắn liền với hiện tượng nhất định, đồng thời hiện
tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất nhất định. Không có bản chất
nào tồn tại thuần túy bên ngoài sự vật, mà nó luôn nằm bên trong sự vật và nó
được thể hiện ra bên ngoài bởi một hay nhiều hiện tượng khác nhau.
4


Bản chất nào thì sẽ thể hiện ra qua hiện tượng ấy. Bản chất khác nhau sẽ

bộc lộ qua hiện tương khác nhau. Bản chất và hiện tượng tương ứng với nhau,
khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo. Khi bản chất mất đi thì
hiện tượng tượng cũng biến mất. Khi bản chất mới xuất hiện thì hiện tượng mới
gắn liền với nó cũng xuất hiện.
Không có bản chất thuần túy tách rời hiện tượng, không thể hiện ra qua
hiện tượng và ngược lại, không có hiện tượng nào mà lại không thể hiện bản
chất nhất định.
+ Bản chất và hiện tượng cũng là hai mặt đối lập nhau:
Bản chất là cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng là cái riêng biệt cái
phong phú đa dạng.
Bản chất là cái phản ánh bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài do đó bản
chất thì luôn sâu sắc hơn so với hiện tượng.
Bản chất là cái ổn định còn hiện tượng thường xuyên thay đổi .
Hiện tượng đều biểu hiện bản chất nhất định, nhưng hiện tượng không
biểu hiện hoàn toàn bản chất, mà chỉ biểu hiện một khía cạnh của bản chất, biểu
hiện bản chất dưới những hình thức khác nhau, thậm chí đôi khi phản ánh không
đúng bản chất hoặc xuyên tạc bản chất.

3.Ý nghĩa của phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ biện chứng bản
chất và hiện tượng
Bản chất là cái ẩn dấu bên trong hiện tượng. Do vậy, nhận thức sự vật
phải đi sâu tìm bản chất, không dừng ở hiện tượng, tránh những nhận định chủ
quan tùy tiện. Phải thông qua nhiều hiện tượng khác nhau mới nhận thức đúng
bản chất.
Bản chất không tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng. Do đó, tìm bản chất
phải thông qua nghiên cứu hiện tượng. Trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào
bản chất để định hướng hoạt động, không nên dựa vào hiện tượng.

5



Muốn cải tạo bản chất thì phải thay đổi bản chất của nó chứ không nên
thay đổi hiện tượng. Thay đổi được bản chất hiện tượng sẽ thay đổi theo. Đây là
quá trình phức tạp không được chủ quan nóng vội.
Chương II: Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm
trù Bản chất – Hiện tượng để phân tích hoạt động văn hóa nghệ thuật của
một số nghệ sĩ trẻ ở Việt Nam hiện nay.
Nghệ thuật là bộ phận đặc biệt của văn hóa, thể hiện khát vọng của con
người về chân, thiện, mỹ, có tác dụng bồi dưỡng tình cảm, tâm hồn, nhân cách,
bản lĩnh của thế hệ công dân. “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất,
năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng
nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã
hội”. Văn nghệ cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái mới tiến bộ, tạo dựng những
tấm gương điển hình của con người thời đại: người lao động sáng tạo (công
nhân, nông dân, trí thức), những người làm giàu chân chính cho đất nước
(thương nhân, nhà doanh nghiệp, nhà kinh doanh), bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an
ninh xã hội (chiến sĩ lực lượng vũ trang, công an nhân dân).
Trước hết, chúng ta nên khẳng định một điều rằng phạm vi hoạt động văn
hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay là rất rộng, nghệ sĩ Việt hiên nay rất năng
động, nhiệt huyết, giàu cảm xúc. Nếu như trước đây hoạt động VH-NT gắn liền
với truyền thống của người dân Việt Nam. Sự ra đời và phát triển của sân khấu
dân gian Việt Nam gắn liền với đời sống nông nghiệp, múa rối nước là nghệ
thuật dân gian của người nông dân làm ruộng nước ở vùng đồng bằng Bắc Bộ,
thường được biểu diễn trong dịp hội hè, những lúc nông nhàn. Cùng với múa rối
nước là các môn nghệ thuật chèo, tuồng, cải lương góp phần làm phong phú nền
sân khấu cổ truyền Việt Nam. Sau này có thêm kịch, hài kịch, xiếc, ảo
thuật, múa, ballet, opera,... Là loại hình sân khấu đã có hàng trăm năm, nó được
các thế hệ nghệ sĩ nối tiếp nhau gìn giữ và phát triển, được các tầng lớp khán giả
hâm mộ,đùm bọc, đã vượt qua bao thăng trầm của thời gian để tồn tại. Đó là sự

đòi hỏi các nghệ sĩ phải lao động hết mình, gồng mình lên để gánh vác sự nghiệp
6


sân khấu dân tộc; các nhà lãnh đạo, năng động, sáng tạo, tìm mọi giải pháp để
giữ gìn và phát huy những tinh hoa của nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Từ trước
tới nay, bản chất của một người nghệ sĩ chân chính luôn là tính sáng tạo cao, thừa
hưởng được các truyền thống quý báu của dân tộc như yêu nước, nhân đạo, yêu
thiên nhiên, cái đẹp,… Bản chất này đã và đang được thể hiện bằng những hiện
tượng thường nhật trong đời sống văn hóa nghệ thuật. Ngày nay, xã hội phát
triển, đất nước phát triển, tư tưởng về văn hóa nghệ thuật cũng được mở rộng.
Công nghệ phát triển, cơ sở vật chất cũng hiện đại hơn nên đòi hỏi nhu cầu về
hưởng thụ nghệ thuật cũng nhiều hơn, nhiều mảng đề tài nghệ thuật ra đời. Cùng
với đó, nhiều nghệ sĩ xuất hiện, đa phần các nghệ sĩ được đào tạo chuyên môn,
tiếp thu nhiều cái mới, cái tiến bộ, có khả năng biểu diễn chuyên nghiệp, có
nhiều phong cách mới, hình thức nghệ thuật mới ra đời (kịch, hài, ca nhạc, phim
ảnh,...). Người nghệ sĩ ngày càng truyền tải một cách sâu sắc cảm xúc, ý nghĩa
tác phẩm của mình đến người nghe, người xem. Họ càng chính là những người
giữ gìn và nâng cao, đưa nét đẹp văn hóa Việt ra với thế giới. Đồng thời họ cũng
là những người đưa nghệ thuật nước ngoài vào du nhập nước ta để giúp chúng ta
có thể thưởng thức được nghệ thuật ngoại quốc, giúp ta mở mang tầm hiểu biết
về nghệ thuật. Ví dụ có những danh hài nổi tiếng như Vân Dung, Quang Tèo,
Xuân Bắc,... là những nghệ sĩ đi lưu diễn nhiều ở Châu Âu, họ đã truyền tải nét
hài hước nghệ thuật Việt đến với các nước Châu Âu. Ví dụ như nhạc sĩ Lê Minh
Sơn, một nhạc sĩ chuyên sáng tác dòng nhạc hiện đại nhưng mang hơi hướng âm
nhạc truyền thống dân tộc, đó là dòng nhạc dân gian đương đại, với những tác
phẩm đi vào lòng người như “Ôi quê tôi”, “Giếng làng”,... tạo nên một xu hướng
mới trong nền âm nhạc nước nhà.
Hiện tượng bao hàm bản chất, hiện tượng không thoát li khỏi bản chất và
do đó tất cả hiện tượng trên phản ánh bản chất tốt đẹp của hoạt động văn hóa

nghệ thuật của nghệ sĩ, đó là sự kết hợp bản chất phong cách truyền thống, và
hiện đại.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển và mở rộng của hoạt động văn hóa nghệ
thuật, bên cạnh tiếp nhận những phong cách hiện đại tốt đẹp, thì cũng không ít
7


nhân vật tiếp thu luôn cả những thói xấu trong thời kì kinh tế, văn hóa mở cửa
này. Gần đây làng giải trí trong nước ngoài một số gương mặt hiếm hoi nổi lên
không nhờ chiêu trò hở hang câu khách mà bằng giọng hát thật sự như Uyên
Linh, Hoàng Quyên,… Thì đại đa số ca sĩ trẻ đều sử dụng phương thức khoe
thân phô diễn da thịt nhằm áp đảo khả năng thanh nhạc. Công thức chung của
màn trình diễn cơ thể là sử dụng các loại trang phục xuyên thấu, các bộ jumpsuit
(áo liền quần) khoe vòng 3,… kết hợp cùng các động tác vũ đạo uốn éo, trườn
bò khiêu khích mặt nhìn khán giả. Tất cả làm nên một hiệu ứng sexy dây chuyền
khiến nhiều công chúng không mấy thiên cảm với các ca sĩ trẻ này. Ví dụ như là
“cá sấu chúa Quỳnh Nga”. Trong bộ phim “ Lập trình cho trái tim” Quỳnh Nga
thể hiện nhân vật Hà Vũ Vũ một cô sinh viên trẻ đang trong quá trình tìm việc
nhờ sự đam mê với nghề mà hành trình của cô đã thành công cả vể tình cảm lẫn
sự nghiệp mĩ mãn. Qua đó Quỳnh Nga đã để lại hình ảnh thật rất sự đẹp và đáng
ngưỡng mộ trong lòng khán giả. Nhưng gần đây hình ảnh “cá sấu chúa Quỳnh
Nga” nhiều lần ăn vận theo phong cách gây đau mắt cho mọi người dưới khán
đài đã làm mất đi hình ảnh đẹp về cô “cá sấu chúa” thay vào đó là một cô ca sĩ
ăn mặc theo phong cách hở hang, uốn lượn trên sân khấu nhắm tạo hiệu ứng tốt
đối với khán giả. Những điều đó đã làm xấu đi hình ảnh của những người nghệ
sĩ chân chính và làm mất đi nét thuần phong mĩ tục vốn có của một người con
gái. Nghệ sĩ Quỳnh Nga chỉ là một trong số rất nhiều các ca sĩ áp dụng phong
cách này để thu hút người hâm mộ. Thông qua hiện tượng nêu trên đã làm rõ
hơn vấn đề bản chất của các nghệ sĩ hiện nay đã bị tha hóa do ảnh hưởng của
các yết tố khách quan của xã hội và các trào lưu từ nước ngoài như: thần tượng

kpop của Hàn Quốc hay một số quốc gia khác. Vì vậy, xã hội dư luận luôn lên
án những người như thế nhưng họ không hiểu rằng đó không hẳn là bản chất của
tất cả những người làm trong giới nghệ thuật mà chẳng qua là một hình thức nhỏ
trong vô vàn hiện tượng có thể lí giải bản chất con người. Từ đó dư luận xã hội
lại xôn xao, báo chí lại ầm ĩ lên, tình trạng đó lại càng làm cho nhiều nhân vật
trong showbiz đi lệch lạc với phong cách nghệ thuật Việt.
8


Trong những tệ nạn của giới showbiz không thể không kể đến một vấn
nạn nữa là tự tạo scandal “rẻ tiền”. Nhiều nhân vật trong xã hội cứ nghĩ cứ được
nhiều người biết đến, cứ được nổi tiếng là sẽ tỏ rõ bản chất của người nghệ sĩ, là
sẽ trở thành ca sĩ chuyên nghiệp, là có thể sánh vai được cùng với hoa hậu,
người mẫu... nhưng họ không nhận ra rằng hiện tượng mặc dù thống nhất với
bản chất, không tách rời bản chất, bản chất được biểu hiện thông qua hiện tượng
nhưng bản chất sâu sắc, vững chắc hơn nhiều còn hiện tượng vô cùng đa dạng
và thường xuyên biến đổi, do vậy bản chất nghệ sĩ thật sự chẳng những không
được biểu hiện qua sự nổi tiếng đó còn gây ra nhiều dư luận xấu trong lòng công
chúng. Một hiện tượng nổi cộm lên trên cộng đồng mạng gần đây là hiện tượng
“Lệ Rơi”. Từ một anh chàng nông dân nơi làng quê nhỏ bé, “Lệ Rơi” bỗng dưng
được cả nước biết đến sau những bản cover của mình. Cái tên “Lệ Rơi” bổng
nổi khắp nơi, người ta gọi anh là “ca sĩ” với những “cover” hát nhép, lệch tông.
Sở hữu một giọng hát không được gọi là hay, cộng với chút vụng về trong lời
nói và diễn xuất, nhất là sự tự tin đến ngây ngô về giọng hát “thảm họa” của
mình, “Lệ Rơi” ảo tưởng mình là ca sĩ. Phải chăng những giá trị, những “tiêu
chuẩn, bản chất” cần có của một ca sỹ hiện nay là những thứ nằm ngoài giọng
hát? Có lẽ “ca sĩ Lệ Rơi” chưa nhận thức rõ thực chất người ca sĩ là như thế nào,
chính vì thế mà không bao lâu sau con đường ca sĩ của anh đi đến ngõ cụt, anh
lại trở về với người nông dân. Gần đây nhất là trường hợp của ca sĩ Anh Thúy,
cô có giọng hát tốt, ngoại hình sáng, có đam mê, đã từng là thành viên đầu tiên

gây dựng nhóm nhạc Mây Trắng, cô ca sĩ trẻ chăm chỉ xuất hiện ở nhiều sân
khấu lớn nhỏ nhưng vẫn chưa thể định danh. Mới đây, Anh Thúy tham gia XFactor phiên bản Việt với nghệ danh mới và gây ra scandal lừa dối khán giả mục
đích là để đánh bóng tên tuổi của mình. Rồi cả cô gái tên Hà Linh tham gia The
Voice để hâm nóng tên tuổi nhưng thất bại, ấn tượng mạnh nhất mà cô gây ra là
những phát ngôn gây sốc về chuyện cặp với đàn ông có vợ... Một điều cần bàn
là hiện nay chúng ta suy nghĩ gì về những hiện tượng này – liệu đây có phải là
những “con sâu” trong văn hóa nghệ thuật, là những kẻ làm xáo trộn phong cách
nghệ thuật không? Ở đây lật lại pham trù bản chất hiện tượng, ta thấy một số
9


nghệ sĩ trẻ tự tạo hình ảnh xấu cho mình để được nổi tiếng nhưng không phải tất
cả đều làm như vậy và do đó hiện tượng này không phản ánh đúng bản chất của
của mọi nghệ sĩ ở Việt Nam hiện nay, có chăng chỉ phản ánh bản chất của một
số cá nhân mà thôi.
Hiện nay, trong lĩnh vực âm nhạc có rất nhiều tác giả trẻ như: Lê Minh
Sơn, Giáng Son, Bảo Lan, Lưu Thiên Hương, Tạ Quang Thắng… với những
sáng tác vừa mang đậm bản sắc dân tộc và cũng vừa rất tươi mới, phù hợp với
đời sống và xã hội hiện đại. Nhiều nhóm nhạc như nhóm Dòng thời gian, Cỏ lạ,
Thủy Triều đỏ,… có sự kết hợp sáng tạo giữa phong cách dân gian và đương đại.
Phần đông các ca sĩ đã và đang góp phần phát huy những giá trị truyền thống,
khơi gợi tình yêu âm nhạc truyền thống của dân tộc, quê hương như: ca sĩ Tùng
Dương với ca khúc “Chiếc khăn Piêu”; nghệ sĩ Hồng Vân, nhắc đến Hồng Vân
khán giả nghĩ ngay đến hình ảnh của một nữ nghệ sĩ luôn hết mình vì sự nghiệp
nghệ thuật và là một người thầy của nhiều thế hệ nghệ sĩ trẻ; ca sĩ trẻ Hoài Lâm
nhập vai và thăng hoa khi hóa thân thành nghệ sĩ hát xẩm Hà Thị Cầu đánh thức
lớp thanh thiếu niên hướng về dòng nhạc cổ truyền; hay á quân Giọng hát Việt
nhí 2013 Phương Mỹ Chi chiếm trọn tình cảm của hàng triệu khán giả với những
giai điệu miền sông nước êm ái và còn rất nhiều những gương mặt vẫn đang nỗ
lực bảo tồn những giá trị truyền thống, góp nhặt những tinh túy của âm nhạc

truyền thống để làm giàu thêm kho tàng âm nhạc Việt Nam. Ngoài ra ngày càng
có nhiều các chương trình như Giai điệu tự hào, Những bài ca đi cùng năm
tháng,v.v… là nơi để các nghệ sĩ, đặc biệt là nghệ sĩ trẻ thể hiện lòng yêu nước,
niềm tự hào dân tộc, tự hào về những năm tháng lịch sử đấu tranh hào hùng. Một
vài ví dụ khác trong lĩnh vực thời trang, nhà thiết kế Nguyễn Công Trí - top 100
nhà thiết kế đương đại của thế giới đã nhiều lần lấy ý tưởng từ việc cách tân áo
dài, áo tứ thân Việt Nam cho các bộ sưu tập của mình khi tham gia triển lãm tại
nhiều quốc gia lớn như Pháp, Nhật,…; trong Cuộc thi Hoa hậu thế giới 2015 gần
đây, người đẹp Lan Khuê tự tin khoe nét đẹp duyên dáng khi diện tà áo dài trắng
của dân tộc - một nét văn hoá đáng tự hào của người Việt Nam- và đã gây được
thiện cảm rất lớn cho ban tổ chức cũng như bạn bè khắp thế giới.
10


Tất cả những điều trên chứng tỏ rằng không phải tất cả nghệ sĩ chạy theo
xu hướng lai căng, hướng ngoại, sính ngoại mà quên đi những giá trị truyền
thống. Giới trẻ khi hoạt động văn hóa nghệ thuật không những không hề quay
lưng với âm nhạc hay thời trang nói riêng và nền nghệ thuật truyền thống của
dân tộc nói chung mà còn đón nhận nhiệt tình, phát huy và chúng được lưu giữ,
quảng bá và ngày càng trở nên tỏa sáng. Vì những gì là giá trị thì vẫn vẹn
nguyên giá trị và sẽ mãi đi cùng năm tháng… Như vậy hiện tượng một số bộ
phận nghệ sĩ sáng tạo ra những sản phẩm nghệ thuật trở thành thương phẩm,
chạy theo xu hướng thị trường một cách tràn lan, học hỏi quá đà văn hóa nước
ngoài làm dần bó hẹp nền nghệ thuật chính thống và ảnh hưởng xấu tới thị hiếu
nghệ thuật vẫn tồn tại nhưng chỉ biểu hiện những hay một khía cạnh nhất định
hay bản chất nhất định của thiểu số này. Hiện tượng này không những biểu hiện
phiến diện không phù hợp mà còn không phản ánh y nguyên, chính xác bản chất
tốt đẹp, xuyên tạc bản chất của những nghệ sĩ trẻ ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta
cần phân biệt rõ ràng hiện tượng thể hiện bản chất, đi từ hiện tượng đến bản
chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn để tránh nhìn nhận sai lầm

về những người nghệ sĩ.
KẾT LUẬN
Nghệ thuật như là phương tiện để diễn đạt hay trao truyền cảm xúc và ý
tưởng, một phương tiện để khám phá và thưởng lãm những yếu tố hình thức, hay
như sự bắt chước có nguồn gốc sâu xa. Chúng ta cần tập trung mọi nguồn lực
xây dựng nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân
cách con người Việt Nam đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng về chân,
thiện, mỹ. Xây dựng, phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam một cách toàn
diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu loại hình, có các thế hệ nối tiếp nhau
vững chắc, có tình yêu Tổ quốc nồng nàn, có năng lực sáng tạo phong phú, đa
dạng, đoàn kết, gắn bó cùng phát triển trong cộng đồng các dân tộc anh em trên
đất nước ta. Văn hóa nghệ thuật thể hiện khát vọng con người, bồi dưỡng nhân
cách, tâm hồn, tình cảm của công dân, vì thế mà người nghệ sĩ cần thể hiện như
thế nào để gắn bó được với công chúng, tạo được niềm tin với công chúng. Câu
11


trả lời đơn giản nhất là những người nghệ sĩ hay thể hiện hết mình (hiện tượng)
bằng những năng lực (bản chất) của bản thân để góp phần xây dựng đất nước.

12



×