Tải bản đầy đủ (.pdf) (442 trang)

THỂ CHẾ XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.94 MB, 442 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KH & CN TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC KX.02/06-10
“QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI TRONG TIẾN TRÌNH
ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM”

ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC
“THỂ CHẾ XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ
PHÁT TRIỂN XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY”

Mã số: KX.02.07/06-10

BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ CỦA
ĐỀ TÀI

Chủ nhiệm đề tài: TS. DƯƠNG THỊ THANH MAI
Cơ quan chủ trì: Viện Khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp

8422

HÀ NỘI, 2011


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh nghiên cứu đề tài
2. Mục tiêu đề tài
3. Tiền đề để xác định phạm vi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Chương I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ XÃ HỘI TRONG PHÁT
TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1. Quan niệm thể chế xã hội và các khái niệm công cụ nghiên cứu


1.1. Xã hội và các vấn đề xã hội
1.2. Phát triển xã hội
1.3. Quản lý phát triển xã hội
1.4. Thể chế và thiết chế
1.5. Thể chế xã hội (Social Institutions)
2. Nhận diện các thể chế xã hội
2.1. Phương pháp tiếp cận
2.2. Căn cứ để nhận diện thể chế xã hội
2.3. Nhận diện các thiết chế xã hội và các thể chể xã hội
3. Nguồn gốc, bản chất, đặc điểm, vai trò của các thể chế xã hội đối với phát triển
xã hội, quản lý phát triển xã hội
3.1. Nhà nước và Pháp luật
3.2. Đảng cầm quyền và đường lối chính trị
3.3. Các tổ chức xã hội và thể chế của các tổ chức xã hội
3.4. Doanh nghiệp và Trách nhiệm xã hội
3.5. Tôn giáo và các giáo lý
3.6. Cộng đồng dân cư và phong tục, hương ước, luật tục
3.7. Gia đình, dòng họ và văn hoá dòng họ
3.8. Đạo đức là cơ sở tinh thần của phát triển xã hội
4. Đặc điểm của thể chế xã hội
4.1. Những đặc điểm chung của thể chế xã hội
4.2. Sự khác biệt giữa Pháp luật (Thể chế quan phương) và các thể chế xã hội khác (thể
chế phi quan phương)
5. Tiêu chí đánh giá các thể chế xã hội
6. Vai trò của thể chế xã hội đối với phát triển xã hội
7. Mối quan hệ, tác động qua lại giữa thể chế xã hội với thể chế chính trị, kinh tế,
văn hóa và một số quá trình khác
7.1. Thể chế xã hội và thể chế chính trị
7.2. Thể chế xã hội và thể chế kinh tế
7.3. Thể chế xã hội và thể chế văn hoá

7.4. Mối quan hệ và tác động qua lại giữa thể chế xã hội và các quá trình khác
8. Những yếu tố cơ bản tác động đến quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế xã
hội trong quá trình phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội
8.1. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và ảnh hưởng đến quá trình
xây dựng và hoàn thiện thể chế xã hội

01
01
04
05
06
07
07
07
07
10
12
14
17
17
17
18
19
19
22
25
33
36
40
44

47
49
49
51
55
57
64
64
70
73
80
84
84


8.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và sự ảnh hưởng đến quá trình xây
dựng và hoàn thiện thể chế xã hội
8.3. Những ảnh hưởng của quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đến việc
xây dựng và hoàn thiện thể chế xã hội và quản lý phát triển xã hội
8.4. Những yếu tố quốc tế tác động đến thể chế xã hội
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương II. THỰC TRẠNG THỂ CHẾ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CÁC THIẾT
CHẾ XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ
HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1. Khái quát về thực trạng pháp luật và vai trò của Đảng, Nhà nước trong phát
triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
1.1. Thực trạng pháp luật trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
1.2. Thực trạng vai trò của Đảng trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
1.3. Thực trạng vai trò của Nhà nước trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
2. Thực trạng thể chế xã hội và vai trò của các thiết chế xã hội trên một số lĩnh

vực cụ thể trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
2.1. Thực trạng vai trò của các thể chế và thiết chế xã hội trong lĩnh vực lao động, giải
quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội (ASXH)
2.2. Thực trạng thể chế xã hội và vai trò của các thiết chế xã hội trong lĩnh vực gia
đình, bình đẳng giới
2.3. Thực trạng thể chế xã hội và vai trò của các thiết chế xã hội trong vấn đề bảo vệ
các đối tượng dễ bị tổn thương (trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người khuyết tật, người
nhiễm HIV...)
2.4. Thực trạng thể chế xã hội và vai trò của các thiết chế xã hội trong giải quyết tranh
chấp, xung đột xã hội
3. Thực trạng một số thể chế xã hội phi quan phương trong phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội
3.1. Luật tục và hương ước trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
3.2. Thực trạng vai trò của tôn giáo trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
3.3. Thực trạng vai trò của đạo đức trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
ở nước ta hiện nay
3.4. Thực trạng vai trò của các tổ chức xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội
4. Khảo sát, đánh giá sự tác động của các loại thể chế xã hội trên một số địa bàn cụ thể
4.1. Tình huống 1: Khảo sát về thực trạng thể chế xã hội tại làng nghề Bát Tràng – Gia
Lâm – Hà Nội
4.2. Tình huống 2: Khảo sát về vai trò của luật tục của người JRai tại tỉnh Gia Lai
4.3. Tình huống thứ 3: Một số thể chế và thiết chế chế xã hội vùng dân tộc thiểu số,
vùng sâu, vùng xa khu vực Đông và Tây Bắc
4.4. Tình huống thứ 4: Về vai trò các quy tắc của dòng họ trong phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
Chương III. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN THỂ
CHẾ XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1. Một số quan điểm chung

1.1. Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế xã hội phải quán triệt sâu sắc quan điểm phát

86
90
92
95
96

96
96
100
104
108
108
136
154

176
192
192
202
210
219
236
236
245
253
259
264
266

266
266


triển bền vững, đầu tư hợp lý cho phát triển xã hội phù hợp với từng giai đoạn phát triển
kinh tế cụ thể
1.2. Cần có sự phân định, xác định rõ vai trò, chức năng của nhà nước và các thiết chế
xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
1.3. Cần có sự phân định hợp lý vai trò và giới hạn tác động của thể chế quan phương
và phi quan phương trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
2. Định hướng hoàn thiện chính sách pháp luật trên một số lĩnh vực xã hội
2.1. Một số dự báo về chỉ tiêu phát triển xã hội giai đoạn 2011-2020
2.2. Mục tiêu và định hướng chung trong hoàn thiện chính sách pháp luật trên một số
lĩnh vực xã hội cơ bản
2.3. Một số nhóm định hướng hoàn thiện pháp luật trên một số lĩnh vực xã hội cụ thể
3. Quan điểm, định hướng và các giải pháp phát huy vài trò tích cực của các thể
chế phi chính thức, các thiết chế xã hội trong quản lý xã hội và phát triển xã hội
hiện nay
3.1. Phát huy vai trò của các đoàn thể nhân dân và các quy tắc của các đoàn thể nhân
dân trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
3.2. Phát huy vai trò của xã hội dân sự, cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội nghề
nghiệp trong giám sát xã hội và phản biện xã hội
3.3. Phát huy vai trò của luật tục, hương ước trong phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội
3.4. Phát huy vai trò của tôn giáo trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
3.5. Phát huy vai trò của một số thiết chế xã hội đặc thù ở một số vùng đồng bào dân tộc
3.6. Phát huy vai trò của đạo đức trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


267
269
270
270
271
273
288

288
290
294
297
301
303
311
313


PHẦN MỞ ĐẦU
BỐI CẢNH, MỤC TIÊU, TIỀN ĐỀ XÁC ĐỊNH PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về
phát triển kinh tế - xã hội: thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa từng bước được
định hình và phát triển, đời sống mọi mặt của nhân dân được cải thiện rõ rệt, các chỉ số
phát triển xã hội, phát triển con người, phát triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã
hội... đạt được những thành công đáng khích lệ. Liên Hợp Quốc đã công nhận Việt
Nam đạt mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm nghèo trước 10 năm (giảm gần 60% trong 10
năm) và tỷ lệ hộ nghèo tiếp tục giảm mạnh: từ 28,9% năm 2001 xuống 19% năm 2006.

Bán cáo “Đánh giá tình hình Giới ở Việt Nam” tháng 12/2006 của WB, ADB, DFID,
CIDA nhận định “Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phụ nữ
tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những nước tiến bộ hàng đầu về bình đẳng
giới, ... là quốc gia đạt được sự thay đổi nhanh chóng nhất về xóa bỏ khoảng cách giới
trong 20 năm qua ở khu vực Đông Á...”.
Tuy nhiên, thực tiễn cũng cho thấy có nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, làm chậm và
cản trở quá trình phát triển xã hội, như: sức ép về dân số tiếp tục gia tăng, tình trạng thất
nghiệp, thiếu việc làm ngày một bức xúc, tỷ lệ hộ nghèo còn cao; chất lượng nguồn
nhân lực còn thấp, khoảng cách giàu nghèo và phân tầng xã hội có xu hướng gia tăng
nhanh chóng trong nền kinh tế thị trường. Đó vẫn là những trở ngại lớn đối với sự phát
triển bền vững của đất nước khi bước vào giai đoạn công nghiệp hoá theo hướng hiện
đại. Khả năng phòng ngừa, ứng cứu và đối phó, khắc phục hậu quả trong những tình
trạng khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh (bão lụt, cháy rừng, dịch cúm ở người và gia
súc...)... của nhà nước nói riêng, của toàn xã hội nói chung còn chưa hiệu quả, trong
nhiều trường hợp còn để xảy ra những hậu quả và tổn thất to lớn. Một số tệ nạn xã hội
như nghiện hút, mại dâm, căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, tham nhũng còn chưa được ngăn
chặn có hiệu quả, gây thất thoát và tốn kém các nguồn của cải, tạo ra nguy cơ mất ổn
định xã hội và phá hoại sự cân đối của phát triển bền vững.
Những vấn đề xã hội nổi cộm nêu trên là những vấn đề không chỉ riêng Việt
Nam mà tất cả các quốc gia (nhất là những nước đang phát triển) phải đối mặt và giải
quyết. Ngoài những nguyên nhân khách quan thì những vấn đề xã hội nảy sinh còn còn
có nhiều nguyên nhân xuất phát từ đặc thù của điều kiện Việt Nam, như:
- Quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam (từ kinh tế kế hoạch hoá bao cấp)
sang kinh tế thị trường ngoài ý nghĩa tích cực là cơ bản còn có những tác động tiêu cực
đến phát triển xã hội (phân hoá giàu nghèo, quá trình di dân ồ ạt, thất nghiệp, chất
lượng nguồn nhân lực...);

1



- Những tác động cả tích cực và tiêu cực của sinh hoạt cộng đồng, quy tắc cộng
đồng... không phù hợp với phát triển xã hội trong điều kiện mới, chưa được nhận thức
đầy đủ và chưa có giải pháp xử lý phù hợp;
- Quá trình hội nhập quốc tế diễn ra nhanh chóng trong khi năng lực quản lý xã
hội chưa theo kịp với quá trình hội nhập đã làm phát sinh nhiều vấn đề về biến đổi xã
hội, trong đó có những vấn đề làm chậm quá trình phát triển xã hội;
- Quá trình tìm tòi, định hướng mô hình phát triển xã hội ở nước ta trong điều
kiện mới (phát triển nền kinh tế thị trường; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước; xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; xây dựng xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh; hội nhập quốc tế sâu rộng...) đang trong quá trình định
hình, vừa làm vừa xây dựng, thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc....
Trong các nguyên nhân kể trên thì thể chế xã hội với tính chất là những chuẩn
mực tạo khuôn khổ cho việc ứng xử của xã hội trong quá trình phát triển xã hội, quản lý
phát triển xã hội có vai trò và tác động to lớn đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, tạo
động lực hoặc cản trở, làm chậm quá trình phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội.
Trong một xã hội dân chủ, nhất là trong điều kiện nước ta hiện nay ngày càng xuất hiện
nhiều loại quan hệ xã hội đan xen, nhiều nhóm lợi ích xã hội (cá nhân, tập thể, giai
tầng, ngành nghề, địa phương...) cùng tồn tại thì pháp luật của Nhà nước tuy là công cụ
quan trọng, chủ yếu để nhà nước quản lý phát triển xã hội nhưng không phải là công cụ
duy nhất trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hôi, đặc biệt là trong việc giải quyết các
vấn đề xã hội, các lĩnh vực phát triển xã hội. Một xã hội dân chủ chỉ có thể phát triển
bền vững khi có sự tham gia ngày một nhiều hơn, thực chất và hiệu quả hơn của xã hội
nói chung, và của các thiết chế xã hội cụ thể đại diện cho các giai tầng xã hội, các nhóm
lợi ích, các cộng đồng dân cư nói riêng vào việc giải quyết các vấn đề xã hội trong quá
trình phát triển. Các thiết chế xã hội đó tồn tại và hoạt động theo những quy tắc, chuẩn
mực riêng trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước. Cùng với pháp luật, các quy tắc,
chuẩn mực của các thiết chế xã hội đó tạo thành hệ thống các thể chế xã hội điều chỉnh
toàn bộ hành vi, ứng xử của các cá nhân, tổ chức, giai tầng xã hội, cộng đồng dân cư khác
nhau trong việc giải quyết các vấn đề xã hội và đóng góp vào sự phát triển xã hội chung.
Tuy nhiên, thực trạng thể chế xã hội trong phát triển xã hội, quản lý phát triển xã

hội thời gian qua đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều vấn đề cần được giải quyết cả
ở tầm nhận thức lý luận và thực tiễn.
Qua việc điểm lại tình hình nghiên cứu có liên quan tới đề tài “Thể chế xã hội
trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay” ở trong và
ngoài nước có thể rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, vấn đề thể chế xã hội và mối quan hệ giữa thể chế xã hội với phát triển
xã hội và quản lý xã hội chưa được đề cập nhiều trong các nghiên cứu ở trong nước. Ở
nước ngoài đã có những nghiên cứu khá quan trọng. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện
tại, khái niệm “thể chế xã hội” vẫn còn được hiểu và sử dụng một cách rất khác nhau
2


không chỉ trong ngôn ngữ đời thường mà cả trong đời sống học thuật (trong các công
trình nghiên cứu của các nhà luật học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học, các nhà
nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác và ngay cả trong các cuốn từ điển). Khái niệm “thể
chế xã hội” tuy đã được đề cập ở một vài công trình nghiên cứu ở Việt Nam nhưng
chưa có sự luận giải một cách khoa học. Tình trạng ấy tất yếu dẫn đến việc nhìn nhận,
đánh giá vai trò, chức năng của thể chế xã hội sẽ không thống nhất cả trong đời sống,
trong giới học thuật và trong việc hoạch định chính sách, trong quản lý xã hội.
Thứ hai, thể chế xã hội là bộ phận cấu thành nên xã hội, tồn tại một cách khách
quan, đang hàng ngày, hàng giờ có những tác động lên đời sống của mỗi thành viên
trong xã hội, tác động lên quá trình phát triển đi lên của đất nước. Chính vì thế, việc
nhận thức đúng bản chất, đánh giá đúng vai trò của từng loại thể chế xã hội, từ đó có
chính sách đúng, phát huy vai trò của từng loại thể chế xã hội trong việc phát triển xã
hội và quản lý phát triển xã hội là rất cần thiết và hữu ích. Nói cách khác, “thể chế xã
hội” cần được nhìn nhận với tư cách như một nguồn vốn xã hội phục vụ cho sự phát
triển xã hội. Đây là điều mà các công trình nghiên cứu lý luận ở Việt Nam thời gian qua
còn chưa đề cập thoả đáng. Bản thân các văn kiện chính trị của Đảng và Nhà nước ta
cũng chưa đề cập tới vấn đề này.
Thứ ba, tuy các công trình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan tới chủ đề thể chế xã

hội và vai trò của thể chế xã hội trong phát triển và quản lý xã hội đã đề cập tới những mặt,
những khía cạnh, những yếu tố riêng lẻ của thể chế xã hội, nhưng chưa có công trình nào
của Việt Nam nghiên cứu một cách tổng thể về thể chế xã hội, các bộ phận cấu thành của
nó, phân loại, quy luật phát sinh, phát triển của từng loại thể chế xã hội, vai trò, khả năng
sử dụng thể chế xã hội vào quá trình phát triển xã hội và quản lý xã hội. Các công trình
nghiên cứu của nước ngoài cũng chỉ mới bước đầu đề cập những vấn đề này.
Như vậy, để nhận thức đúng và phát huy hợp lý vai trò của thể chế xã hội trong
phát triển và quản lý phát triển xã hội, ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại những khoảng
trống về lý luận cần được nghiên cứu, luận giải thấu đáo...
Trước thực trạng đó, trong thời gian gần đây Đảng và Nhà nước ta đã dành sự
quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng thể chế xã hội nói chung, thể chế pháp luật nói
riêng trong phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội. Văn kiện Đại hội Đảng IX, Đại
hội Đảng X và các Nghị quyết Trung ương đã đề cập nhiều đến vấn đề về đạo đức xã
hội, vận động toàn dân giữ gìn và phát triển nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc, phát
huy vai trò của cộng đồng dân cư tham gia vào quản lý xã hội, mở rộng dân chủ cơ sở...
Đặc biệt, năm 2005, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành một Nghị quyết riêng về
pháp luật - Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến 2020. Một trong 6 định hướng của Chiến
lược là “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ,
y tế, văn hoá - thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình, trẻ em và chính
sách xã hội” với những yêu cầu nội dung rất cụ thể về phát triển pháp luật trên từng lĩnh
3


vực. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã lập dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
của cả nhiệm kỳ Quốc hội khoá XII (2007-2011), Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đã
ban hành Kế hoạch số 900-UBTVQH11 về triển khai Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ
Chính trị. Đây là những định hướng có tính căn bản, là cơ sở chính trị – pháp lý cho
việc xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực xã hội nói riêng, thể chế
xã hội nói chung trong phát triển và quản lý phát triển xã hội nói chung. Ngoài những

yêu cầu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong điều chỉnh các lĩnh vực xã hội,
Nghị quyết số 48-NQ/TW còn xác định rõ, trong xây dựng pháp luật phải có quan điểm
“kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ
thống pháp luật”, trong tổ chức thực thi pháp luật, quản lý xã hội phải: “nghiên cứu về khả
năng khai thác, sử dụng án lệ, tập quán (kể cả tập quán, thông lệ thương mại quốc tế) và
quy tắc của các hiệp hội nghề nghiệp, góp phần bổ sung, hoàn thiện pháp luật”.
Trong bối cảnh đó Chương trình khoa học-công nghệ cấp nhà nước KX02/06-10
“Quản lý phát triển xã hội trong tiến trình Đổi mới ở Việt Nam” được triển khai với
mục tiêu xây dựng cơ sở lí luận về phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt
Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế; cung cấp luận
cứ khoa học cho việc xây dựng khung chính sách quản lý phát triển xã hội giai đoạn
chiến lược 2011-2020. Việc nghiên cứu “Thể chế xã hội trong phát triển xã hội và quản
lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay” là một trong các đề tài thuộc Chương trình để
trực tiếp góp phần thực hiện các mục tiêu trên với ý nghiã thể chế xã hội là một bộ phận
của phát triển xã hội và là một công cụ quan trọng của quản lý phát triển xã hội.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Làm rõ một số vấn đề lý luận về thể chế xã hội trong phát triển xã hội và
quản lý phát triển xã hội ở nước ta: quan niệm, nguồn gốc, bản chất, đặc điểm của thể
chế xã hội, vai trò của thể chế xã hội đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã
hội; cơ sở kinh tế, chính trị văn hoá của thể chế xã hội và mối quan hệ của thể chế xã
hội với các thể chế khác trong quá trình phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội;
2.2. Phân tích thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra đối với thể
chế xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay: đánh
giá tổng thể, toàn diện về tác động của từng bộ phận thể chế trong những lĩnh vực cụ
thể; xác định nhu cầu điều chỉnh xã hội trên một số lĩnh vực cơ bản phục vụ cho công
tác quản lý phát triển xã hội thời kỳ công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại...
2.3. Đề xuất quan điểm, giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế xã hội trong
phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta: đưa ra các quan điểm, định
hướng và giải pháp tổng thể về hoàn thiện thể chế xã hội nói chung, trên một số lĩnh

vực, vấn đề cụ thể nói riêng phù hợp với mục tiêu phát triển xã hội, quản lý phát triển
xã hội của đất nước trong thời kỳ mới.

4


3. TIỀN ĐỀ ĐỂ XÁC ĐỊNH PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
TIẾP CẬN

3.1. Tiền đề để xác định phạm vi nghiên cứu
Là đề tài thuộc Chương trình nghiên cứu KX.02/06-10 về Quản lý phát triển xã
hội nên Đề tài sử dụng các khái niệm công cụ nghiên cứu như: xã hội, phát triển xã hội,
quản lý phát triển xã hội trong giới hạn phù hợp với hướng tiếp cận chung của Chương
trình1. Cụ thể là cả 3 khái niệm này được hiểu ở nghĩa hẹp, xuất phát từ quan niệm xã
hội theo nghĩa hẹp- nghĩa là chỉ nghiên cứu mặt xã hội của đời sống xã hội trong một
nước, một chế độ xã hội nhất định. Mặt xã hội chỉ là một phân hệ nằm trong “xã hội”
như một hệ thống bao gồm các mặt kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, môi trường đặt
trong những tương tác biện chứng2. Mặt xã hội là hệ thống các vấn đề xã hội liên quan
trực tiếp tới đời sống của con người trong phát triển như lao động, việc làm, mức sống,
tình trạng đói nghèo, dân số, sức khoẻ, y tế cộng đồng, giáo dục... có tính chất và hệ quả
xã hội vừa cấp bách, bức xúc, vừa cơ bản, lâu dài mà xã hội và Nhà nước phải giải
quyết trong sự phát triển.
Xuất phát từ quan niệm xã hội như vậy nên trong Chương trình KX02/06-10 và
trong Đề tài này, phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội đều được nghiên cứu
trong giới hạn là phát triển mặt xã hội và quản lý phát triển mặt xã hội với tính chất là
một bộ phận của phát triển đời sống xã hội và một bộ phận của quản lý phát triển toàn
diện xã hội (bao gồm cả quản lý phát triển kinh tế, quản lý phát triển hệ thống chính trị,
quản lý phát triển văn hoá, môi trường của quốc gia-dân tộc). Theo nghĩa này, phát triển
xã hội và quản lý phát triển xã hội đều phải xuất phát từ con người nhằm giải quyết hợp
lý, hiệu quả các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình phát triển, bảo đảm ổn định và

nâng cao chất lượng sống của các cá nhân và cộng đồng dân cư, góp phần thúc đẩy sự
phát triển bền vững đất nước và tiến bộ xã hội vì con người.
3.2. Phương pháp tiếp cận
- Các vấn đề xã hội và phát triển xã hội không tồn tại biệt lập trong đời sống xã
hội mà chịu tác động từ kinh tế, chính trị, văn hoá và môi trường sống; thể chế xã hội
cũng chỉ là một bộ phận của toàn bộ hệ thống thể chế điều chỉnh đời sống xã hội, do
vậy, nghiên cứu vai trò của thể chế xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển
xã hội cần phải xem xét quan hệ giữa thể chế xã hội với các thể chế khác trong hệ thống
thể chế quản lý toàn diện xã hội theo mục tiêu phát triển.
- Bản thân thể chế xã hội lại là một hệ thống với các bộ phận gồm thể chế nhà
nước và thể chế phi nhà nước cùng tác động đến phát triển xã hội; giữa các thể chế đó
có những mối liên hệ phức tạp trong trạng thái luôn vận động, phát triển. Do đó, thể chế
1

GS.TS.Lê Hữu Nghĩa, Chủ nhiệm Chương trình KH-CN KX.02/06-10, Mấy vấn đề phương pháp luận nghiên cứu
về quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam, Hội thảo khoa học cấp chương trình, H,1/2008.
2
GS. Hoàng Chí Bảo, Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới-quan niệm
và những vấn đề đặt ra (Xã hội theo nghĩa rộng = đời sống xã hội (với 4 phương diện-kinh tế, chính trị, văn hoá
và xã hội) + các thiết chế quản lý (trụ cột là Nhà nước) + chế độ xã hội (ý thức hệ và lực lượng lãnh đạo xã hội =
Đảng cầm quyền), Hội thảo khoa học cấp chương trình,H,1/2008.

5


xã hội được nghiên cứu trong toạ độ 3 chiều- thời gian- tiến trình lịch sử hình thành,
phát triển các thể chế; không gian- sự tác động của các thể chế xã hội lên phát triển xã
hội trong mối tương tác giữa chúng với nhau và với các thể chế khác của quản lý phát
triển xã hội; chiều sâu văn hoá- tiềm năng phát triển và đóng góp của mỗi thể chế xã
hội vào sự phát triển xã hội trong thế giới đương đại và tương lai phải được nhìn nhận

và cắt nghĩa từ góc độ giá trị văn hoá của bản thân mỗi thể chế cũng như năng lực văn
hoá và bản lĩnh sáng tạo của các chủ thể quản lý phát triển xã hội.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Phương pháp luận chung để nghiên cứu tất cả các nội dung của đề tài là chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về
thể chế xã hội, phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội. Trên cơ sở phương pháp
nghiên cứu khoa học xã hội chung này, các phương pháp nghiên cứu truyền thống được
sử dụng chủ yếu để nghiên cứu đề tài này là: Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương
pháp so sánh lịch sử.
Bên cạnh các phương pháp nghiên cứu truyền thống chung, nhằm đạt được mục
tiêu nghiên cứu một cách toàn diện, Ban chủ nhiệm đề tài đã thực hiện một số phương
pháp thực nghiệm cụ thể như: điều tra, thống kê xã hội học, phỏng vấn trực tiếp các đối
tượng có liên quan, phương pháp khảo sát, nghiên cứu tình huống, tổ chức Toạ đàm,
Hội thảo...
- Phương pháp điều tra, thống kê xã hội học, phỏng vấn trực tiếp: Ban chủ
nhiệm đã tiến hành tổ chức hoạt động điều tra tại 6 tỉnh thành (TP. Hồ Chí Minh, Tây
Ninh, Thái Bình, TP. Đà Nẵng, Gia Lai, Sơn La) với 9 loại mẫu phiếu và thu được
4.116 phiếu (thông qua việc phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu trả lời,..). Kết quả xử lí
phiếu đã được thể hiện thông qua các biểu đồ trong Báo cáo kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tình huống: Đây chính là phương pháp nổi bật và thu
được các kết quả rất sâu sắc khi thực hiện đề tài. Thông qua việc nghiên cứu bốn tình
huống cụ thể bao gồm: (1) Đánh giá sự tác động của thể chế xã hội trong điều chỉnh
các quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội tại làng nghề Bát Tràng; (2) Vai trò các quy tắc,
luật lệ của dòng họ (dòng họ Cao Xuân – Tỉnh Nghệ An) trong sự phát triển chung của
xã hội; (3)Vai trò và sự tác động của Luật tục Jrai đối với đời sống xã hội của cộng
đồng dân tộc Jrai tại tỉnh Gia Lai; (4) Đánh giá một số thể chế và thiết chế xã hội vùng
dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa khu vực Đông và Tây Bắc, Ban chủ nhiệm đề tài đã
thu được rất nhiều kết quả nghiên cứu thực tế rất đáng khích lệ, góp phần lớn vào việc
đưa ra các kiến nghị, giải pháp hoàn thiện thể chế xã hội trong phát triển xã hội và quản

lý phát triển xã hội.
- Tổ chức các Toạ đàm, Hội thảo: Ban chủ nhiệm đề tài đã tổ chức một số cuộc
Toạ đàm, Hội thảo về các vấn đề liên quan đến đề tài, như Hội thảo “Các vấn đề lý luận
về thể chế xã hội và phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội”; Hội thảo: “Thể chế xã
hội phi chính thức và cơ chế điều chỉnh, tác động của nó đối với quá trình phát triển xã
hội, quản lý phát triển xã hội”; Các buổi Tọa đàm về “Vai trò và ảnh hưởng của Nhà
nước trong hoạt động bảo trợ xã hội” tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng…
Thông qua các Toạ đàm, Hội thảo, các chuyên gia đã đưa ra rất nhiều ý kiến sâu sắc,
đóng góp cho các nội dung nghiên cứu của đề tài .

6


CHƯƠNG I

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỂ CHẾ XÃ HỘI
TRONG PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1. QUAN NIỆM THỂ CHẾ XÃ HỘI VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU

1.1. Xã hội và các vấn đề xã hội
Như đã trình bày tại Phần mở đầu về phạm vi nghiên cứu của đề tài, phạm trù Xã
hội trong Đề tài được hiểu theo nghĩa hẹp là mặt xã hội của đời sống xã hội; mặt xã hội
có vị trí độc lập tương đối và có quan hệ mật thiết với các mặt kinh tế, chính trị, văn
hoá, môi trường của đời sống xã hội.
Mặt xã hội, theo GS.TS. Hoàng Chí Bảo, là một tập hợp lớn, một hệ thống các
vấn đề xã hội trong phát triển, liên quan trực tiếp đến đời sống con người. Các vấn đề
xã hội đó nảy sinh trong đời sống cá thể và các nhóm xã hội, các cộng đồng dân cư ở
từng vùng, miền, địa phương và cả nước. Nhiều vấn đề xã hội mang tính phổ biến mà
các quốc gia ở các giai đoạn phát triển khác nhau đều phải đối mặt và giải quyết.
Các vấn đề xã hội luôn có quan hệ mật thiết với nhau, đôi khi là điều kiện của

nhau nên sự phát triển phù hợp của vấn đề xã hội này là cơ sở để giải quyết vấn đề xã
hội khác, và ngược lại, sự không phù hợp của một vấn đề xã hội nào đó có thể dẫn đến
nảy sinh các vấn đề xã hội bức xúc khác. Những vấn đề xã hội đó đang hàng ngày hàng
giờ phát sinh trong đời sống xã hội đòi hỏi nhà nước và xã hội phải giải quyết kịp thời,
hợp lý, hiệu quả để không ngừng nâng cao mức sống và chất lượng sống của mỗi cá
nhân cũng như của cả cộng đồng, xã hội.
1.2. Phát triển xã hội
Phát triển xã hội thường được hiểu theo hai nghĩa:
Một là, theo nghĩa rộng, phát triển xã hội là phát triển toàn diện các mặt khác
nhau của đời sống xã hội mà xã hội như một thực thể, một chỉnh thể, một bộ phận của
thế giới nhân loại. Theo GS. Phạm Xuân Nam, có thể khái quát 7 tiêu chí cơ bản về
phát triển xã hội theo nghĩa rộng gồm: (1) Phát triển về kinh tế ; (2) Phát triển về xã hội;
(3) Phát triển về môi trường; (4) Phát triển về chính trị, tinh thần và trí tuệ; (5) Phát
triển về văn hoá; (6) Phát triển vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội; (7) Phát triển
về quốc tế. Trong từng giai đoạn phát triển của xã hội, các tiêu chí cơ bản trên đây được
cụ thể hoá bằng những chỉ tiêu và chỉ số. Từ đó, theo nghĩa rộng, phát triển xã hội được
hiểu là “quá trình tiến hoá của mọi xã hội, mọi cộng đồng dân tộc, trong đó, bằng các
chiến lược và chính sách thích hợp với những đặc điểm về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn
hoá, xã hội của xã hội và cộng đồng dân tộc mình, các chủ thể lãnh đạo và quản lý tạo
ra, huy động và quản lý các nguồn lực tự nhiên và con người nhằm đạt được những
thành quả bền vững và được phân phối công bằng cho các thành viên xã hội vì mục
đích không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ”3.
Hai là, theo nghĩa hẹp, phát triển xã hội là phát triển mặt xã hội của đời sống xã
hội (đây chỉ là một phần của sự phát triển xã hội theo nghĩa rộng).
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Phát triển xã hội tại Copenhagen Đan Mạch đã
thông qua Bản tuyên bố và Chương trình hành động về phát triển xã hội của cộng đồng thế
giới từ 1995 đến năm 2000, triển vọng đến 2010 khuyến nghị tất cả các quốc gia phải đặc
3
GS.TS. Phạm Xuân Nam (chủ biên)- Quản lý sự phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng- Nxb
Chính trị Quốc gia,H, 2001, tr.21-24


7


biệt coi trọng đến các khía cạnh xã hội của phát triển, tập trung giải quyết 3 vấn đề cơ bản,
bức xúc nhất của phát triển xã hội là xoá đói, giảm nghèo; tạo việc làm và hoà nhập xã hội
của các đối tượng dễ bị tổn thương (phụ nữ, người dân tộc, người bị thiệt thòi).
Báo cáo của Chính phủ Việt Nam về phát triển xã hội tại Hội nghị trên đề cập tới
10 vấn đề xã hội trong phát triển, đó là:
1/ Giải quyết việc làm; 2/ Xoá đói giảm nghèo; 3/ Hoà nhập xã hội (tạo cơ hội bình
đẳng cho mọi người về các quyền chính trị, kinh tế, các dịch vụ xã hội hướg vào các nhóm
xã hội quan trọng bị thiệt thòi trong phát triển, dễ bị tổn thương, cụ thể là phụ nữ, trẻ em,
thanh niên, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người cao tuổi, đồng bào vùng khó khăn,
phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... để hoà nhập cộng đồng); 4/ Gia
đình; 5/ Phát triển giáo dục; 6/ Dân số, kế hoạch hoá gia đình; 7/ Chăm sóc sức khoẻ nhân
dân (cộng đồng); 8/ Bảo trợ xã hội; 9/ Môi trường; 10/ Hạn chế và ngăn ngừa các hành vi
phạm tội, ma tuý, mại dâm, buôn lậu, tham nhũng, làm giàu bất chính.
Bên cạnh những vấn đề chung, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phụ thuộc vào triết lý
và mô hình phát triển kinh tế-xã hội, vào tình hình, điều kiện cụ thể của đất nước mình
phải đối mặt những vấn đề xã hội riêng liên quan đến phát triển xã hội trong những giai
đoạn khác nhau và cách giải quyết của mỗi quốc gia đối với các vấn đề xã hội đó cũng
rất khác nhau. Chẳng hạn, ở Việt Nam hiện nay, theo GS.TS Hoàng Chí Bảo, ngoài việc
phải giải quyết 10 vấn đề phát triển xã hội nói trên, hiện nay, Nhà nước và xã hội Việt
Nam còn phải đối mặt với 10 vấn đề xã hội bức xúc khác nữa như: 1/ Giải quyết hậu
quả xã hội của các cuộc chiến tranh để lại; 2/ Hiện tượng di dân tự do từ các tỉnh phía
bắc vào các tỉnh phía nam, đặc biệt là vào Khu vực Tây Nguyên; sự chuyển dịch dân cư
từ nông thôn ra thành thị, vấn đề trẻ em lang thang…; 3/ Vấn đề người Việt Nam kết
hôn với người nước ngoài; 4/ Vấn đề người nước ngoài làm ăn, sinh sống tại Việt Nam;
5/ Vấn đề nhà ở cho người nghèo, những người có thu nhập thấp; 6/ Vấn đề tai nạn giao
thông, ách tắc giao thông đô thị; 7/ Vấn đề an toàn lương thực, thực phẩm trong điều

kiện nền nông nghiệp bẩn; 8/ Vấn đề mê tín dị đoan; 9/ Các bệnh xã hội, các tệ nạn xã
hội và nạn bạo hành với phụ nữ và trẻ em; 10/ Sự lệch lạc về cơ cấu xã hội, sự phân
tầng xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường.
Thông qua các hoạt động thực tiễn để giải quyết các vấn đề xã hội nhằm đáp ứng
các nhu cầu về mặt xã hội của mình, con người (cá nhân, cộng đồng xã hội...) tạo nên
và thúc đẩy sự phát triển xã hội. Để giải quyết các vấn đề xã hội, các chủ thể phát triển
(cá nhân, cộng đồng, nhà nước) cần phải có các nguồn lực, các điều kiện cần thiết bởi
vì, theo C.Mác, “ nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có
thể giải quyết được.... bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất
để giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi hay ít ra cũng đang ở trong quá trình hình thành”4.
Vì vậy, khi nói đến phát triển xã hội theo nghĩa hẹp, cần phải đề cập đến 3 yếu tố
cấu thành:
- Chủ thể của phát triển xã hội: cá nhân, cộng đồng, nhà nước;
- Nội dung của phát triển xã hội: giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong phát
triển hướng theo mục tiêu phát triển;
- Các nguồn lực, các điều kiện thực hiện phát triển (cả về số lượng và chất lượng).
Từ đó, Nhóm nghiên cứu chia sẻ với quan điểm của GS.TS.Hoàng Chí Bảo khi
triển khai Đề tài này về quan niệm:
4

C.Mác và Ph.Ăngghen- Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,H, 1998, t13,tr.16

8


Phát triển xã hội về thực chất là sự phát triển của cá nhân, cộng đồng về mặt
xã hội, là quá trình các chủ thể lãnh đạo và quản lý tạo ra, huy động, phân bổ các
nguồn lực và bảo đảm các điều kiện để giải quyết hợp lý các vấn đề xã hội phát sinh
trong quá trình phát triển nhằm nâng cao mức sống và chất lượng sống của các
thành viên xã hội, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội bền vững, ổn

định chính trị vì mục tiêu công bằng, tiến bộ xã hội, dân chủ, nhân đạo, văn minh.
Các vấn đề xã hội vốn có trong sự tồn tại của con người, trong các cộng đồng
người; các vấn đề xã hội cũng nảy sinh mới trong quá trình phát triển và biến đổi khi
hoàn cảnh xã hội biến đổi dưới tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, môi
trường trong nước và quốc tế.... Nhận thức rõ điều này có ý nghĩa quan trọng để có giải
pháp thích hợp khi giải quyết các vấn đề xã hội vốn có trong trạng thái xã hội bình
thường cũng như các vấn đề xã hội phát sinh trong trạng thái không bình thường của xã
hội (thiên tai, dịch bệnh, địch hoạ, lạm phát, khủng hoảng, xung đột xã hội và nguy cơ
chiến tranh từ bên ngoài...) hoặc là trong trạng thái xã hội đang diễn ra các chuyển đổi
lớn (từ chiến tranh sang hoà bình; từ mô hình, chính sách, cơ chế quản lý cũ sang mô
hình, chính sách, cơ chế quản lý mới trong từng lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn
hoá hay chuyển đổi, đổi mới toàn diện các mặt của đời sống xã hội) trong quá trình tồn
tại và phát triển của quốc gia- dân tộc.
Phát triển xã hội phải theo hướng tăng trưởng và tiến bộ, nghĩa là biến đổi các
yếu tố thuộc mặt xã hội của đời sống xã hội theo hướng tích cực nhằm đáp ứng ngày
một tốt hơn, nhiều hơn các nhu cầu, lợi ích đa dạng về vật chất, tinh thần và các nhu cầu
khác của các cá nhân, cộng đồng, quốc gia để mỗi người và tất cả mọi người có cuộc
sống ngày càng đầy đủ, an toàn, văn minh, hạnh phúc và lâu bền hơn. Rõ ràng quá trình
phát triển xã hội là một quá trình có ý thức và được thực hiện bởi sự hợp tác giữa nhà
nước và các tổ chức xã hội, trong đó các thiết chế của cấu trúc xã hội (cá nhân, gia đình,
tổ chức xã hội, cộng đồng, nhà nước....) đều phải nâng cao năng lực để có thể tham gia
giải quyết các vấn đề xã hội nhằm đạt được các mục tiêu của mình ở mức độ cao hơn,
đầy đủ hơn. Tuỳ theo mô hình phát triển kinh tế- xã hội và mô hình nhà nước do mỗi
dân tộc tự lựa chọn mà vai trò của các chủ thể phát triển xã hội sẽ khác nhau trong từng
giai đoạn phát triển nhưng nhà nước luôn ở vị trí trung tâm, rất quan trọng.
Trong “Lý luận xây dựng hệ thống bảo đảm xã hội” 5, tác giả Robert Holzmann đã
khái quát 3 mô hình hệ thống bảo đảm xã hội của các nước châu Âu: (i) Mô hình tự do
của các nước Ănglo-Săcxon đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, mức chi trả
thấp kèm theo điều kiện gắn với nguồn thu nhập nhằm khuyến khích người lao đông
tham gia thị trường lao động và tham gia bảo hiểm tư nhân); (ii) Mô hình dân chủ- xã

hội của các nước Bắc Âu chủ yếu dựa trên vai trò của nhà nước, mọi người dân đều
được bảo hiểm xã hội nhằm mục tiêu công bằng xã hội, sự hưởng lợi không phụ thuộc
vào sự đóng góp, tránh phân hoá giàu nghèo quá lớn; (iii) Mô hình phường hội, nghiệp
đoàn của các nước châu Âu lục địa, hệ thống bảo đảm xã hội chủ yếu được tổ chức theo
từng ngành, từng lĩnh vực do các nghiệp đoàn đảm trách, trọng tâm là giải quyết việc
làm còn phúc lợi xã hội, trợ cấp xã hội ở mức vừa phải (rất nhạy cảm với những biến
động việc làm của nền kinh tế nói chung, của từng ngành nói riêng). Sự lựa chọn mô
hình nào phụ thuộc vào những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc
gia. Tại các nước đang phát triển, hệ thống bảo đảm xã hội chưa phát triển đầy đủ như ở
các nước phương Tây và môi trường để thực hiện chính sách bảo đảm xã hội cũng có
5
Holzmann Robert and Jorgensen Steen-Social Protection as Social Risk Management: Conceptual Underpinnings for
the Social Protection Sector Strategy Paper, Journal of International Development, II,1999, tr.1005-1027.

9


nhiều sự khác biệt (tồn tại các thị trường lao động không chính thức, nguồn thu nhập đa
dạng và không bị kiểm soát, vai trò của nhà nước yếu kém, các hình thức vận động
chính sách chủ yếu dựa trên các mối quan hệ thân quen....). Nhìn chung, bảo đảm xã hội
ở các nước này được tổ chức theo phương thức kết hợp các nguồn lực để đối phó với
các rủi ro xã hội (Welfare Mix) gồm: bảo đảm xã hội của nhà nước, bảo hiểm của tư
nhân hoạt động theo cơ chế thị trường, trợ cấp xã hội của các doanh nghiệp, cứu trợ xã
hội của các địa phương, trợ giúp của các cộng đồng cho các gia đình... Nhà nước chủ
yếu tham gia vào 3 lĩnh vực chính: bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội và dịch vụ xã hội,
trong đó, các chương trình bảo hiểm xã hội được tài trợ một phần hoặc toàn bộ từ các
khoản đóng góp xã hội đặc thù còn hai lĩnh vực sau được tài trợ bằng các nguồn thu từ
thuế 6. Hệ thống bảo đảm xã hội của nhà nước chủ yếu chỉ dành cho một bộ phận người
lao động (ở khu vực lao động có kết cấu và chủ yếu là khu vực nhà nước), chỉ bảo đảm
được một số rủi ro, mức chi trả thấp hoặc không có chi trả...

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, cũng không thể không tính đến vai trò ngày càng tăng
của các tổ chức quốc tế đối với việc hoạch định chính sách và thực thi chính sách về
bảo đảm xã hội ở các quốc gia. Trong cuốn sach “Chính sách xã hội và toàn cầu hoá”7,
các tác giả đã phân tích sự xuất hiện các nhân tố mới tham gia vào quá trình xây dựng,
thực hiện các chính sách bảo đảm xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội. Chính sách
bảo đảm xã hội ở đây được hiểu là “toàn bộ các chính sách của nhà nước nhằm giúp đỡ
các cá nhân, các gia đình và các nhóm xã hội quản lý các rủi ro của mình và cung cấp
sự hỗ trợ cho những người nghèo khổ nhất”, bao gồm chính sách việc làm, chính sách
bảo hiểm xã hội và các cơ chế bảo đảm xã hội khác (trợ cấp xã hội). Bên cạnh các chủ
thể truyền thống của hệ thống bảo hiểm xã hội (nhà nước, chủ sử dụng lao động và
người lao động), đã xuất hiện vai trò ngày càng tăng của các hiệp hội đại diện cho các
thành phần xã hội được hưởng chính sách bảo đảm xã hội; các tổ chức phi chính phủ
trong nước và quốc tế (đặc biệt là trong việc quản lý các chương trình hỗ trợ phát triển);
các tổ chức tài chính, quốc tế và một số tổ chức khu vực8. Chính nhờ có sự tham gia của
các nhân tố mới này mà các đối tượng vốn “bị gạt ngoài lề xã hội”, tức là những người
không thuộc diện được bảo hiểm xã hội trong hệ thống bảo hiểm xã hội truyền thống
(phụ nữ, người dân tộc thiểu số, những người thiệt thòi khác) mới có thể có tiếng nói
của mình. Như vậy, chính sách bảo đảm xã hội đã không chỉ còn giới hạn ở vai trò bảo
đảm của nhà nước mà còn bao gồm cả các chính sách và khuôn khổ pháp luật của nhà
nước nhằm huy động và nâng cao hiệu quả tham gia của khu vực tư nhân, của các nhân
tố mới cả trong nước và quốc tế.
Từ đó, khi xem xét hệ thống bảo đảm xã hội trong phát triển xã hội của bất cứ quốc
gia nào, dù phát triển hay đang phát triển, sẽ là không đủ nếu chỉ nhìn vào cơ chế bảo
đảm xã hội của nhà nước.
1.3. Quản lý phát triển xã hội
Quản lý phát triển xã hội, từ góc độ triết học, có thể được hiểu là sự tác động liên
tục, có tổ chức, có định hướng của các chủ thể lên khách thể (phát triển xã hội) để điều
chỉnh quá trình phát triển xã hội nhằm đạt được mục đích của chủ thể đặt ra là ổn định
và nâng cao mức sống, chất lượng sống và sự phát triển về mặt xã hội của các thành
viên xã hội qua đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

6

Sách “Chính sách xã hội và toàn cầu hoá”- Diễn đàn kinh tế - tài chính Việt – Pháp, Chủ biên- Bruno Palier
Louis- Charles Viossat,tr.109-110.
7
Sđd,tr.24-25.

10


GS.TS. Phạm Xuân Nam đưa ra quan niệm “Quản lý phát triển xã hội là hoạt động
có ý thức và có cơ sở khoa học của chủ thể quản lý tác động vào xã hội nhằm tạo lập
một cơ cấu xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế, thực hiện kết hợp hài hoà cái kinh tế và
cái xã hội... nhằm đạt tới sự đồng thuận xã hội và phát triển bền vững, tạo điều kiện cho
con người phát huy hết tiềm năng lao động sáng tạo trong một xã hội nhân văn hướng
tới mục tiêu cao nhất là vì hạnh phúc của con người”9. Khi đưa ra khái niệm này, tác giả
nhấn mạnh một số yêu cầu quan trọng nhất của quản lý phát triển xã hội, đó là: quản lý
phải bảo đảm 3 nhu cầu căn bản- tính công bằng, tính bền vững, tính vì mọi người;
quản lý phát triển xã hội phải gắn với cơ cấu xã hội để nắm bắt và đáp ứng được nhu
cầu của các giai cấp, tâng lớp dân cư khác nhau trong xã hội; Nhà nước và pháp luật là
chủ thể và công cụ quản lý phát triển xã hội quan trọng nhất; sự đồng thuận xã hội và
niềm tin của nhân dân là cơ sở xã hội cho quản lý hiệu quả.
Từ góc độ chính trị- pháp lý, dưạ trên quan niệm về phát triển xã hội đã trình bày ở
trên, Nhóm nghiên cứu đưa ra quan niệm:
Quản lý phát triển xã hội là hoạt động thường xuyên, có ý thức, có tổ chức, có
định hướng của Nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước để tác động bằng pháp
luật và các công cụ quản lý khác đến việc tạo ra, huy động và phân bổ các nguồn lực
để giải quyết hợp lý các vấn đề xã hội phát sinh trong quá trình phát triển nhằm
nâng cao mức sống và chất lượng sống của các thành viên xã hội, qua đó thúc đẩy
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội bền vững, ổn định chính trị vì mục tiêu công bằng,

tiến bộ xã hội, dân chủ, nhân đạo, văn minh.
Quản lý phát triển xã hội được tiến hành bởi nhiều chủ thể như cá nhân, gia đình,
cộng đồng dân cư, các nhóm xã hội và nhà nước. Mỗi chủ thể (cộng đồng người) đều sử
dụng những công cụ, chuẩn mực giá trị khác nhau để quản lý. Căn cứ vào bản chất
quyền lực của chủ thể quản lý có thể chia quản lý phát triển xã hội thành hai khu vực cơ
bản là: quản lý phát triển xã hội do nhà nước tiến hành và quản lý phát triển xã hội do
các chủ thể ngoài nhà nước (cá nhân, tổ chức xã hội, cộng đồng…) tiến hành. Trong đó,
hoạt động quản lý của nhà nước về phát triển xã hội là hoạt động quản lý dựa trên
quyền lực nhà nước, là hoạt động quản lý quan trọng nhất, được tiến hành với quy mô
lớn nhất, trên phạm vi toàn xã hội thông qua công cụ chủ yếu là pháp luật- một hệ thống
chuẩn mực do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. Còn
hoạt động quản lý phát triển xã hội do các chủ thể ngoài nhà nước thực hiện là hoạt
động quản lý mang tính chất xã hội thường được thực hiện ở những quy mô, phạm vi
nhỏ hơn thông qua các công cụ, các hệ thống chuẩn mực, giá trị khác nhau do các các
chủ thể này tạo ra và bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp có tính chất xã hội như tập
quán, đạo đức, tín điều tôn giáo, các quy phạm đoàn thể, quy ước của cộng đồng dân
cư... Trong quá trình thực hiện quản lý phát triển xã hội các chủ thể nhà nước và ngoài
nhà nước luôn phải dựa vào nhau vì mục tiêu chung là phát triển theo nguyên tắc tiến
bộ xã hội, công bằng, dân chủ, vì con người.
Như trên đã phân tích, quá trình phát triển xã hội là một quá trình phức hợp, chịu
sự tác động của nhiều nhân tố trong nước, khu vực và thế giới nên theo quan điểm của
nhiều nhà kinh tế học, khó có thể quy hoạch và chương trình hoá sự phát triển xã hội
chỉ theo ý chí của nhà nước. Hiện thực hơn sẽ là trong quá trình quản lý, nhà nước đưa
ra các định hướng, phát động các tổ chức xã hội cùng tham gia giải quyết các vấn đề xã
hội và tạo điều kiện, công cụ để hỗ trợ các chủ thể phát triển nâng cao năng lực tự giải
9

GS.TS. Phạm Xuân Nam- sđd, tr.46

11



quyết các vấn đề của mình10. Ngân hàng Thế giới đã đưa ra cách tiếp cận mới về vấn đề
bảo đảm xã hội dựa trên khái niệm “quản lý rủi ro xã hội”, theo đó, chính những rủi ro
khó dự đoán trước, khó phòng ngừa (do thiên tai và các biến động trong đời sống kinh
tế, xã hội, chính trị gây ra) là nguyên nhân của tình trạng nghèo khổ và, vì vậy, chính
sách bảo đảm xã hội - nội dung chủ yếu của quản lý phát triển xã hội phải được xây
dựng để huy động mọi nguồn lực của nhà nước và xã hội giúp người bị tác động của rủi
ro, đặc biệt là người nghèo tăng cường năng lực và có các phương tiện để hạn chế, khắc
phục hậu quả của rủi ro, thoát khỏi đói nghèo11.
1.4. Thể chế và thiết chế
Hiện nay ở Việt Nam các thuật ngữ thể chế và thiết chế trong học thuật cũng như
trong thực tiễn, trong các loại sách báo khoa học còn được hiểu và được dùng với những
nội hàm khác nhau, chưa có sự thống nhất, đặc biệt là hai thuật ngữ này, trong nhiều trường
hợp được sử dụng lẫn lôn, thay thế cho nhau. Vì vậy, trong Đề tài này, Nhóm nghiên cứu
không có tham vọng đưa ra một khái niệm chuẩn với hy vọng được thừa nhận chung mà
chỉ cố gắng làm rõ quan niệm và cách tiếp cận của Nhóm đối với hai thuật ngữ thể chế và
thiết chế như là các khái niệm công cụ cho việc nghiên cứu Đề tài.
1.4.1. Thiết chế xã hội là khái niệm quan trọng và được dùng rộng rãi trong xã
hội học nhưng nội hàm của thiết chế xã hội cũng chưa được xác định một cách thật rõ
ràng. Thiết chế xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn
những nhu cầu xã hội quan trọng. Thiết chế xã hội nảy sinh, tồn tại và phát triển là do
nó đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội là nguyên nhân hình thành, đồng thời nó
cũng là mục đích tồn tại của thiết chế xã hội. Các nhu cầu xã hội cơ bản gồm: (i) giao
tiếp giữa các thành viên; (ii) sản xuất và sản phẩm dịch vụ; (iii) phân phối các sản phẩm
và dịch vụ hàng hóa; (iv) bảo vệ các thành viên khỏi tác động của thiên nhiên, bệnh tật
và nguy hiểm khác; (v) thay thế các thành viên (cả tái sinh sản sinh học) và thay thế văn
hóa thông qua quá trình xã hội hóa; (vi) kiểm soát hành vi của các thành viên.
Mỗi thiết chế đều có mục đích nhằm thỏa mãn những nhu cầu xã hội nhất định.
Mỗi một thiết chế xã hội có một đối tượng riêng để hướng tới phục vụ, nhằm đáp ứng

các nhu cầu xã hội chuyên biệt liên quan tới đối tượng. Để đạt được điều đó mỗi thiết
chế có những nhiệm vụ riêng nhưng tựu chung thì các thiết chế đều thực hiện hai chức
năng cơ bản là điều hoà xã hội và kiểm soát xã hội. Mỗi một thiết chế tự nó được cấu
trúc ở mức cao và được tổ chức xung quanh hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quy tắc,
khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận,
Nhìn từ góc độ văn hoá, thiết chế xã hội là yếu tố phối hợp và ổn định cho toàn
thể nền văn hóa. Nhà xã hội học người Mỹ J. Fichter cho rằng, thiết chế xã hội chính là
một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa. Những khuôn mẫu tác phong của nền
văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình
hành vi được mong đợi - các vai trò. Do đó, thiết chế xã hội là một tập hợp các khuôn
mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản
của nhóm xã hội.
Trường hợp thiết chế xã hội thực hiện các chức năng điều hòa và kiểm soát xã
hội không đúng cách thức có thể dẫn đến các tác động tiêu cực đối với xã hội - khi sự
10
TS. Lê Đăng Doanh- Mối quan hệ giữa phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội với thể chế xã hội- Tham luận
tại Hội thảo “Một số vấn đề lý luận về thể chế xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội” do Đề tài
tổ chức tại Hà Nội, 6/2009.
11
Bruno Parlier Louis- Charler Viossat (chủ biên)- Chính sách xã hội và quá trình toàn cầu hoá, Nxb Chính trị
quốc gia, H, 2003, tr.42-43.

12


điều hòa và đặc biệt là, sự kiểm soát của thiết chế quá mạnh sẽ triệt tiêu mọi sự sáng tạo
của cá nhân, đồng thời thiết chế sẽ mang tính bảo thủ. Tính bảo thủ này thể hiện ở chỗ
nó cố gắng duy trì những khuôn mẫu tác phong đã lạc hậu, lỗi thời. Các thiết chế này sẽ
cản trở sự tiến bộ của xã hội. Nhưng, khi sự kiểm soát và điều chỉnh các quan hệ xã hội
quá yếu của thiết chế có thể dẫn tới tình trạng các cá nhân, nhóm xã hội không thực

hiện tốt vai trò, thậm chí trốn tránh trách nhiệm của mình. Kết quả là hoạt động từng
phần hoặc toàn bộ xã hội bị đình trệ. Như vậy, sự nảy sinh thiết chế xã hội là do điều
kiện kinh tế - xã hội khách quan quy định. Bản thân thiết chế xã hội có sự độc lập tương
đối và có tác động trở lại đối với cơ sở kinh tế - xã hội đã sản sinh ra thiết chế xã hội.
Dựa trên các căn cứ như tính phổ quát của thiết chế, sự cần thiết của thiết chế và tầm
quan trọng của thiết chế, các nhà xã hội học thường chia các thiết chế xã hội thành hai loại:
- Thiết chế chủ yếu - thiết chế cần thiết nhất cho xã hội và được coi là quan trọng
nhất cho lợi ích cá nhân và xã hội, bao gồm các thiết chế sau: thiết chế gia đình; thiết
chế giáo dục; thiết chế kinh tế, thiết chế chính trị, thiết chế tôn giáo.
- Thiết chế phụ thuộc - những thiết chế nhỏ bé và khác biệt nhau, nằm trong thiết
chế chủ yếu.
Một khái niệm khác có liên quan chặt chẽ với thiết chế xã hội cần được làm rõ là tổ
chức xã hội. Một sự nhầm lẫn khá phổ biến trong thực tế là việc đồng nhất khái niệm
thiết chế xã hội với khái niệm tổ chức xã hội. Thiết chế xã hội là một khái niệm rất trừu
tượng, nhưng lại được thực hiện một cách hữu hình thông qua các nhóm xã hội, tổ chức
xã hội. Thực chất nhóm xã hội, tổ chức xã hội là một tập hợp người được liên kết với
nhau bởi các dạng quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội này được hình thành từ những
tương tác thường xuyên, ổn định, lâu dài, có định hướng. Trong quá trình tương tác này
các khuôn mẫu hành vi, vai trò được thiết chế hóa, tức là biến thành các thiết chế. Như
vậy các nhóm, các tổ chức hay bản thân từng cá nhân chỉ là như những tập hợp người
thực hiện các thiết chế mà thôi, chứ không phải là chính thiết chế.
1.4.2. Khái niệm thể chế: Định nghĩa có tính chất khoa học về thể chế được cho
là của Thorstein Veblen, một học giả người Mỹ đưa ra vào năm 1914. Học giả này cho
rằng “Thể chế là tính quy chuẩn của hành vi hoặc các quy tắc xác định hành vi trong
những tình huống cụ thể, được các thành viên của một nhóm xã hội chấp nhận và tuân
thủ”12. Quan điểm về thể chế tiếp tục được các học giả ở các nước phương Tây quan
tâm luận giải, phát triển. Chẳng hạn, học giả A. Schmid (1972) cho rằng thể chế là tập
hợp các mối quan hệ được quy định giữa mọi người; các mối quan hệ này xác định
quyền của một người trong mối tương quan với quyền của nhiều người khác, và xác
định quyền lợi và trách nhiệm của con người nói chung. Học giả Douglass C.North

(1990) thì lại cho rằng thể chế là những quy tắc của trò chơi xã hội, hay là những giới
hạn được vạch ra trong phạm vi khả năng và hiểu biết của con người, hình thành nên
mối quan hệ qua lại của con người. Do đó, chúng kết cấu thành những kích thích về mặt
chính trị, xã hội và kinh tế. Thể chế là một sự sáng tạo của con người, do con người
phát triển và làm thay đổi chúng. Vì thế, lý thuyết thể chế phải bắt đầu từ các cá nhân.
Học giả Lin và Nugent (1995) thì lại cho rằng “thể chế là một hệ thống các quy tắc
hành xử do con người sáng tạo ra để quản lý và định hình các tương tác giữa con người
với nhau, thông qua đó giúp họ hình thành những kỳ vọng về những điều mà người

12
Dẫn theo: Đinh Văn Ân, Võ Trí Thành (chủ biên), “Thể chế, cải cách thể chế và phát triển, lý luận và thực tiễn
ở nước ngoài và Việt Nam”, NXB Thống kê, Hà Nội, 2002.

13


khác sẽ làm”13. Thể chế bao gồm các ràng buộc chính thức/hình thức (hiến pháp, pháp
luật của nhà nước) và những ràng buộc phi chính thức/phi hình thức (những điều được
thừa nhận hoặc cấm đoán bởi phong tục, tập quán, truyền thống, đạo lý...)14.
Ở Việt Nam, khi nghiên cứu vấn đề thể chế trong những lĩnh vực cụ thể, không ít
nhà nghiên cứu đã dành khá nhiều công sức cho việc làm rõ cách hiểu, cách quan niệm
về “thể chế”. Trong số đó, phải kể đến các tác phẩm như “Thể chế, cải cách thể chế và
phát triển, lý luận và thực tiễn ở nước ngoài và Việt Nam” của TS. Đinh Văn Ân và TS.
Võ Trí Thành (chủ biên) xuất bản năm 2002, tác phẩm “Tiếp tục xây dựng và hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” do TS. Đinh
Văn Ân và TS. Lê Xuân Bá (đồng chủ biên) xuất bản năm 2006 và tác phẩm “Thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” do PGS.TS. Hà Huy Thành
(chủ biên) (với tư cách là kết quả của đề tài cấp nhà nước KX 01.06 được nghiệm thu
năm 2005) xuất bản năm 2006, bài viết “Quá trình nhận thức của Đảng ta về thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của GS.TS. Đỗ Thế Tùng

(trong tác phẩm “Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng 1986-2005”, tập 1,
NXB Lý luận chính trị, 2005, tr. 254), tác phẩm “Thể chế tư pháp trong nhà nước pháp
quyền” do PGS.TS. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) xuất bản năm 2004... Nhìn chung,
những nhà nghiên cứu này cho rằng, khái niệm thể chế tuy có thể có những cách hiểu, cách
định nghĩa khác nhau nhưng đều bao gồm một, hai hoặc cả ba nội dung cơ bản sau: (1) các
bộ quy tắc hay còn gọi là “luật chơi” (đó là bộ quy tắc chính thức do nhà nước ban hành
hay các bộ quy tắc phi chính thức được hình thành từ thực tiễn đời sống như phong tục, tập
quán, truyền thống...); (2) các chủ thể tham gia “trò chơi” hay gọi là người chơi (cơ quan
quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng,
cá nhân); (3) cơ chế thực thi các bộ quy tắc ấy hay còn gọi là “cách chơi”15.
Điều đáng lưu ý ở đây là thuật ngữ “thể chế” đã được Văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX (năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) của Đảng sử dụng khá nhiều
lần khi đề cập tới nhiệm vụ xây dựng “thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa”16 cũng với nội hàm bao gồm cả 3 yếu tố trên.
Như vậy, có thể thấy sự khác biệt khá rõ trong quan niệm về thể chế giữa các
nhà nghiên cứu của Việt Nam và nước ngoài: trong khi phần lớn định nghĩa về thể chế
được thừa nhận chung ở nước ngoài chỉ hàm ý “luật chơi”- hệ thống các quy tắc hành
xử thì ở Việt Nam, khái niệm này được hiểu rộng hơn nhiều vì bao gồm cả “người
chơi” (các tổ chức xã hội thực hiện các thiết chế nhất định) và cách chơi.
1.5. Thể chế xã hội (Social Institutions)
Vì quan niệm về thể chế còn khác nhau nên quan niệm về thể chế xã hội cũng
chưa đạt được sự thống nhất.
Theo quan điểm của C.Mác, con người là yếu tố thành viên của xã hội, là sản
phẩm của xã hội vì “chỉ có trong xã hội, tồn tại tự nhiên của con người mới là tồn tại có

13
TS. Đinh Văn Ân – TS. Lê Xuân Bá (chủ biên): Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006, tr.8.
14
PEJOVICH, S. (1999), “Tác dụng của sự tương tác giữa thể chế chính thức và phi chính thức đối với sự ổn định

xã hội và phát triển kinh tế”- Dẫn theo TS. Lê Đăng Doanh -Thể chế hình thức, thể chế phi hình thức, vốn xã hội
và sự phát triển – Chuyên đề nghiên cứu của Đề tài.
15
TS. Đinh Văn Ân, TS. Lê Xuân Bá (chủ biên): Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006, tr.12.
16
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, 2001, tr.
188; Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị quốc gia, 2006, tr.148, 168, 187.

14


tính chất người của con người đối với con người” 17 và do đó, “Xã hội không phải gồm
các cá nhân mà xã hội biểu hiện tổng số những mối liên hệ và những quan hệ của các cá
nhân với nhau” 18. Từ bản chất hiện thực của con người “là tổng hoà các mối quan hệ xã
hội”19, C.Mác quan niệm chính con người lại là chủ thể phát triển của xã hội “cơ cấu
xã hội và nhà nước luôn luôn nảy sinh từ quá trình sinh sống của các cá nhân nhất định
... trong hiện thực, tức là đúng như họ hành động trong những giới hạn, tiền đề và điều
kiện vật chất nhất định, không phụ thuộc vào ý chí của họ”20. Tất cả các tổ chức xã hội
từ gia đình, xã hội dân sự hay nhà nước đều hiện thực hoá ở những mức độ khác nhau
bản chất xã hội của con người.
Sách giáo khoa Xã hội học của nhà xã hội học người Mỹ, I.Robertson cũng cho
rằng:” Xã hội là một tập hợp dân cư sống trên cùng một lãnh thổ, trong cùng một hệ
thống chính trị và chia sẻ một nền văn hoá chung” 21. Ở Việt Nam, theo nhà triết học, xã
hội học Tô Duy Hợp: "xã hội là một hệ thống bao gồm những con người là các yếu tố
(thành viên), các quan hệ và hoạt động của họ trên cùng một lãnh thổ nhất định trong
cùng một thể chế chính trị, một nền kinh tế và văn hoá nhất định”22.
Như vậy, xã hội và các mặt/phương diện hoạt động của xã hội đều là biểu hiện
tổng hợp các mối quan hệ của con người với nhau. Các thể chế xã hội, với tính chất là
các chuẩn mực hành vi, là các “luật chơi” do chính con người tạo ra và tuân thủ khi

tham gia các mối quan hệ xã hội để giải quyết các vấn đề xã hội, vì vậy, cũng được hình
thành và phát triển một cách khách quan từ nhu cầu hành động thực tiễn của con người
trong quá trình phát triển.
Quan niệm thể chế xã hội do học giả Jonathan Turner được sự thừa nhận khá
rộng rãi coi thể chế xã hội là “một phức hợp các vị trí, vai trò, chuẩn mực và giá trị gắn
kết trong những loại cơ cấu xã hội nhất định và tổ chức ra các loại hoạt động của con
người tương đối ổn định trong việc giải quyết các vấn đề cơ bản để tạo ra các nguồn
lực cho sự phát triển bền vững của đời sống, trong việc tái tạo các cá nhân, và trong
việc duy trì các cơ cấu xã hội trong một môi trường nhất định”23. Các nghiên cứu về thể
chế xã hội ở nước ngoài thường cho rằng thể chế xã hội bao gồm thể chế xã hội chính
thức (Hiến pháp, các đạo luật, các án lệ, các biện pháp chế tài do luật pháp quy định...)
và các thể chế xã hội phi chính thức (phong tục, tập quán, đạo đức, các điều cấm kỵ, các
quy tắc ứng xử nội bộ cộng đồng, các quy tắc, quy chế của hội nghề nghiệp...). Các thể
chế xã hội đều có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, thúc đẩy
phát triển xã hội.
Ở Việt Nam có những tác giả đồng nhất thiết chế xã hội với thể chế xã hội:
“Thiết chế xã hội là mẫu hình của hành vi, là kiểu tổ chức nhất định của các hoạt động
xã hội và các quan hệ xã hội nhằm làm cho các hành vi của con người phù hợp với
những chuẩn mực và quy phạm mà xã hội đặt ra… Thiết chế xã hội là công cụ để điều
hoà, điều chỉnh hành vi của con người”24. Giáo trình Quản lý xã hội của Trường đại học
17

C.Mác và Ph.Ăngghen- Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia,H, 1998, t42,tr.169
C.Mác và Ph.Ăngghen- Toàn tập, Sđd, t.46,tr.355
19
C.Mác và Ph.Ăngghen- Toàn tập, Sđd, t 3, tr.11,36
20
C.Mác và Ph.Ăngghen- Toàn tập, Sđd, t13,tr.16
21
I.Robertson, Xã hội học, tiếng Anh, xuất bản ở Mỹ năm 1987, tr.662, dẫn theo sách :”Đảng lãnh đạo phát triển

xã hội và quản lý phát triển xã hội thời kỳ đổi mới- một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, PGS.TS. Đinh Xuân Lý
(chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, H,2009.
22
Xem Sđd chú thích 8, tr.22
23
Standford Encyclopedia of Philosopy (mục Social institutions): www.plato.standford.edu/entries/socialinstitutions.
24
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình “Xã hội học trong quản lý”, Hà Nội 2000, tr. 361.
18

15


kinh tế quốc dân do GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn làm chủ biên lại cho rằng thiết chế xã hội
là khái niệm bao trùm cả thể chế xã hội và tổ chức/cấu trúc xã hội, theo đó "Thiết chế
xã hội là một hệ thống các quy định, luật lệ, giá trị và cấu trúc xã hội nhằm mục đích
duy trì sự tồn tại và biến đổi xã hội theo một hướng nhất định”25. Một số học giả lại cho
rằng thể chế xã hội chỉ gồm các quy tắc xử sự dùng để điều chỉnh quan hệ xã hội, nhằm
đạt được những mục đích xã hội nhất định. Xuất phát từ quan niệm trên, PGS.TS Phạm
Hữu Nghị cho rằng, pháp luật xã hội “là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội trong quá trình kiểm soát, giải quyết các vấn đề xã hội”26.
PGS.TS.Phạm Duy Nghĩa cho rằng thể chế xã hội dường như không là thuật ngữ
của giới luật học, mà thường được sử dụng rộng hơn trong giới kinh tế học phát triển,
kinh tế học thể chế hay xã hội học với những nội hàm không thể chặt chẽ như giới luật
học mong đợi. Do vậy, để không quá mất công vì việc tranh luận về định nghĩa, tác giả
đề xuất chỉ nên nêu ra một số đặc trưng để mặc định cách hiểu của nhóm nghiên cứu,
tức là không tranh luận đúng sai, mà mặc nhiên quy định những hiện tượng trong đời
sống con người được xem là thể chế xã hội nếu chúng đáp ứng một số tiêu chí như sau:
(i) đó là những hệ thống liên kết nhiều người, (ii) những hệ thống đó tồn tài lâu dài, (iii)
những hệ thống đó có năng lực tạo ra tục lệ, thói quen hay quy phạm tác động lâu dài đến

hành vi ứng xử của con người, (iv) có những sức ép, chế tài hay phương cách để định
hướng hành vi của con người tuân thủ những tục lệ hay quy phạm đã được xác lập27. Như
vậy, có thể hiểu thể chế xã hội, theo tác giả mặc định, bao gồm các thiết chế (hiểu theo
nghĩa là các tổ chức), hệ thống quy phạm và cơ chế thực hiện các quy phạm đó.
Trong phạm vi đề tài, Nhóm nghiên cứu tiếp cận thể chế xã hội theo nghĩa hẹp,
tức là chỉ bao gồm các quy tắc, chuẩn mực xử sự (luật chơi) để điều chỉnh hành vi con
người (cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư – người chơi) khi tham gia vào các quan hệ
xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển của một xã hội, một
quốc gia. Theo cách hiểu này, thể chế xã hội được dùng để phân biệt với các quy tắc,
chuẩn mực xử sự điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến các phương diện khác của
đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, môi trường.
Từ đây, có thể đi đến quan niệm của Đề tài về thể chế xã hội: Thể chế xã hội là hệ
thống các quy phạm xã hội, nghĩa là toàn bộ các quy tắc, chuẩn mực, giá trị do Nhà
nước và các chủ thể ngoài nhà nước tạo ra để điều chỉnh hành vi của các cá nhân
khi tham gia vào các quan hệ xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội trong quá
trình phát triển của đất nước vì mục tiêu công bằng, tiến bộ xã hội, dân chủ, nhân
đạo, văn minh.
Các thể chế xã hội sinh ra do nhu cầu quản lý các vấn đề xã hội của con người
trong quá trình tồn tại và phát triển. Các thể chế xã hội là một bộ phận của đời sống xã
hội đồng thời là công cụ, phương tiện để các thiết chế xã hội (do nhà nước và các tổ
chức xã hội khác) quản lý phát triển xã hội. Các thể chế xã hội có tác dụng phối hợp
hoạt động riêng rẽ của các tổ chức, cộng đồng và cá nhân trong xã hội theo những định
hướng nhất định vì lợi ích con người, vì sự ổn định và phát triển xã hội.
Hệ thống các thể chế xã hội biểu hiện trình độ phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và
tinh thần của xã hội, đồng thời cũng mang trong mình những yếu tố lịch sử, những đặc
25

Trường đại học kinh tế quốc dân, Giáo trình Quản lý xã hội của do GS.TS.Đỗ Hoàng Toàn làm chủ biên, NXB
Khoa học và Kỹ thuật,H,2006, tr.122
26

Phạm Hữu Nghị (chủ biên), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách, pháp luật xã hội, Nxb Công an
nhân dân Hà Nội 2002, tr.20.
27
PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa - Thể chế xã hội và Dân chủ, Tham luận tại Hội thảo “Một số vấn đề lý luận về thể
chế xã hội trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội” do Đề tài tổ chức tại Hà Nội, 6/2009

16


trưng của một dân tộc, một đất nước và tính chất của chính quyền nhà nước. Các thể
chế xã hội luôn phản ánh một cách tập trung sự tác động của các quy luật khách quan,
xu thế phát triển xã hội được con người nhận thức và sử dụng chúng một cách có ý thức
vào những mục đích của mình.
2. NHẬN DIỆN CÁC THỂ CHẾ XÃ HỘI

2.1. Phương pháp tiếp cận
Thể chế xã hội - với cách hiểu là các quy tắc, chuẩn mực xử sự của con người, là
sản phẩm của một chủ thể - một thiết chế xã hội cụ thể, trong mối quan hệ tương tác với
các chủ thể - thiết chế xã hội khác. Do vậy, việc nhận diện những đặc trưng, nguyên lý
vận hành của một thể chế xã hội chỉ có thể được làm rõ khi nó được nghiên cứu, xem
xét trong mối quan hệ tương tác giữa chủ thể của một thể chế xã hội này, nghĩa là chủ
thể của hành vi ứng xử theo quy tắc (chính thức hoặc không chính thức), với (các) chủ
thể của thể chế xã hội khác. Sẽ là phiến diện, manh mún nếu chỉ thuần túy xem xét quy
tắc ứng xử của một thiết chế xã hội để thấy được vai trò của loại chủ thể này trong phát
triển xã hội, quản lý phát triển xã hội.
Do đó, việc nhận diện các thể chế xã hội không thể tách rời khỏi việc nhận diện các
thiết chế xã hội tương ứng đồng thời phải làm rõ mối quan hệ giữa các loại thể chế xã
hội và thiết chế xã hội đó.
2.2. Căn cứ để nhận diện thể chế xã hội
Cho đến nay, việc nhận diện và phân loại các thể chế xã hội vẫn là chủ đề để ngỏ

cho các nhà nghiên cứu tuỳ theo góc nhìn và cách tiếp cận vấn đề từ các khoa học
chuyên ngành kinh tế, luật học, xã hội học. Một cách phân loại để nhận diện được chấp
nhận khá phổ biến trong các nghiên cứu luật học, đó là, từ góc nhìn quan hệ giữa nhà
nước với người dân có thể chia thành thể chế quan phương và phi quan phương, thể chế
chính thức (quan phương, nhà nước) và thể chế phi chính thức (phi quan phương, ngoài
nhà nước) mặc dù các thuật ngữ này cho đến nay vẫn còn gây tranh luận. Tuy nhiên,
cách nhận diện này mới chỉ dừng lại ở sự phân biệt giữa một bên là thể chế do nhà nước
tạo lập ra và một bên là tất cả các thể chế còn lại do các thiết chế xã hội khác ngoài nhà
nước tạo ra mà không làm rõ được “một phức hợp các vị trí, vai trò, chuẩn mực và giá
trị gắn kết trong những loại cơ cấu xã hội nhất định” như quan điểm của Jonathan
Turner về thể chế xã hội đã dẫn ở trên.
Quan điểm này xuất phát từ luận điểm là xã hội trong bất kỳ một quốc gia nào (xã
hội – quốc gia) đều được cấu trúc bởi các thiết chế xã hội (các chủ thể) với những đặc
tính, chức năng riêng biệt, tương tác với nhau, tạo nên sự vận động xã hội. Các thiết chế
xã hội này vận hành trong tương tác với nhau, tác động lên sự vận động, phát triển xã
hội, dưới hình thức các quy tắc ứng xử- các thể chế xã hội. Do vậy, có những loại thể
chế xã hội ra đời và tồn tại cùng với sự tồn tại của xã hội trong suốt quá trình phát triển,
điều chỉnh các nhóm quan hệ mang tính phổ quát, không chỉ của một nhóm người mà
của cả xã hội, nhưng cũng có những thể chế ra đời và tồn tại chỉ cùng với những nhóm
chủ thể nhất định trong phạm vi lãnh thổ, dân cư nhất định. Các thiết chế xã hội này,
theo mô hình phổ quát về phát triển xã hội, được thực hiện thông qua các nhóm xã hội,
các tổ chức xã hội đều là hoặc có tiềm năng là những chủ thể tham gia vào giải quyết
các vấn đề xã hội, thúc đẩy phát triển xã hội, tham gia quản lý phát triển xã hội theo
phương thức đặc trưng của mình.
Với phương pháp tiếp cận hệ thống như đã trình bày ở trên, Nhóm nghiên cứu lựa
chọn cấu trúc xã hội phổ biến của một xã hội- quốc gia làm căn cứ để nhận diện các thể
chế xã hội và các tổ chức xã hội tương ứng.
17



2.3. Các loại thể chể xã hội
Có thể khái quát cấu trúc xã hội phổ biến của xã hội-quốc gia với các chủ thể
phát triển xã hội và các thể chế xã hội do các chủ thể đó tạo ra làm công cụ hoạt động
và tác động lên xã hội như sau:
- Nhà nước và Pháp luật với sự vận hành quyền lực Nhà nước.
- Đảng chính trị và cương lĩnh, đường lối với hoạt động chính trị.
- Doanh nghiệp với điều lệ và bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp trong sự vận
hành của Thị trường.
- Tổ chức xã hội và quy tắc, điều lệ của các tổ chức xã hội với sự vận hành, hoạt
động của xã hội dân sự.
- Tổ chức tôn giáo và các giáo lý, đạo đức tôn giáo với đời sống tâm linh.
- Cộng đồng dân cư và luật tục, hương ước với sinh hoạt làng, xã.
- Gia đình và sinh hoạt dòng tộc.
Sự nhận diện trên đây về các chủ thể phát triển xã hội và thể chế xã hội mang
tính chất khái quát nhằm mô tả những thành phần cơ bản và phổ biến nhất trong xã hội
của bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ở mỗi quốc gia, mỗi tổ chức xã hội
và thể chế xã hội do các chủ thể đó tạo ra làm công cụ hoạt động và tác động lên xã hội
đều có những khác biệt rõ rệt do chịu tác động bởi các yếu tố về môi trường chính trị,
lịch sử, văn hóa, địa-chính trị, mức độ phát triển,... Có thể, đơn cử sự khác biệt về thể
chế xã hội ở các quốc gia như sau: Quốc gia nào cũng có Nhà nước, nhưng mô hình
Nhà nước và pháp luật cũng như nguyên lý vận hành quyền lực nhà nước không giống
nhau; Quốc gia nào cũng có đảng phái chính trị nhưng đướng lối, phương thức hoạt
động chính trị rất khác nhau ở mỗi quốc gia tuỳ thuộc quốc gia đó thừa nhận chế độ một
đảng hay chế độ đa đảng. Vì vậy, xuât phát từ đặc điểm của Việt Nam, TS.Văn Đức
Thanh đưa ra cách phân loại các định chế xã hội (được hiểu là tổng hoà giữa hệ thống
tổ chức thiết chế với hệ thống quy phạm điều tiết cá nhân, cộng đồng) thành định chế xã
hội chính trị và định chế xã hội dân sự trong đó định chế xã hội chính trị ở Việt Nam
gồm Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và 6 tổ chức chính trị - xã hội thành viên (Công đoàn, Phụ nữ, Thanh niên, Cựu
chiến binh...) còn định chế xã hội dân sự thì bao gồm định chế xã hội của cộng đồng

dân cư, định chế xã hội phi chính phủ, định chế xã hội tôn giáo, tín ngưỡng, định chế xã
hội kinh tế...28. Cách phân loại này thể hiện rõ đặc điểm của hệ thống chính trị Việt
Nam hiện nay với Nhà nước ở vị trí trung tâm, một Đảng cầm quyền lãnh đạo Nhà nước
và xã hội cùng với một nhóm các tổ chức chính trị- xã hội được coi là cơ sở chính trị
của chính quyền nhân dân. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ chủ thể phát triển xã hội thì việc
đưa các tổ chức chính trị (Đảng cầm quyền) và các tổ chức chính trị- xã hội vào cùng
một nhóm với Nhà nước là không phù hợp vì vị trí, vai trò và đặc biệt là cách thức,
công cụ để các chủ thể này tham gia giải quyết các vấn đề xã hội hoàn toàn khác nhau.
Trong cơ cấu xã hội của bất cứ quốc gia nào, sự tồn tại và vận hành của các thể
chế xã hội khác, ngoài pháp luật do Nhà nước ban hành, đều là điều tất yếu khách quan
trong quá trình phát triển xã hội. Ngay cả ở các quốc gia phát triển, khi hệ thống pháp
luật đã ở giai đoạn cao trong lịch trình tiến hóa của mình, các học giả vẫn cho rằng, bên
cạnh một “trật tự pháp luật chính thức” vẫn có các “trật tự mang tính quy chế/quy
tắc/thể chế” ngoài pháp luật. Chẳng hạn, Stewart Macaulay, một học giả trong lĩnh vực
28
TS.Văn Đức Thanh, Quan niệm định chế xã hội- vấn đề lý luận cần thiết trong xây dựng nhà nước pháp quyền
XHCN- 6/21/2007

18


xã hội học pháp luật ở Hoa Kỳ nhận xét: “Chúng ta đang sống trong một xã hội có đa
trật tự pháp lý chứ không phải một trật tự pháp lý - ở đó các quy tắc được hình thành,
giải thích và áp dụng, cưỡng bách không phải chỉ do các thiết chế công quyền mà do cả
các thiết chế tư nhân. Giữa các trật tự pháp lý ấy hầu như chỉ có một sự phối hợp khá
lỏng lẻo… Các thiết chế tư nhân có vai trò ở đây có thể kể đến từ các tổ chức bất hợp
pháp như tổ chức mafia đến các tổ chức hợp pháp như Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ. Các
hiệp hội thương mại, các liên đoàn thể thao, các giáo hội, các tổ chức cộng đồng và cả
các tổ chức tư nhân khác như các loại công ty trong nền kinh tế đều thực thi những
quyền năng mà trên thực tế có giá trị hữu hiệu như quyền năng pháp lý. Các tổ chức này

tạo ra các quy tắc, giải thích và áp dụng các quy tắc ấy trong hoạt động thường nhật.
Các tổ chức ấy có thể áp dụng các biện pháp thưởng… hoặc các biện pháp chế tài như
việc đình chỉ, chấm dứt tư cách thành viên...”29.
Theo quan niệm của những học giả này, nếu như cơ cấu của mọi xã hội đều đa
tầng, đa nấc, đa chủ thể, thì hệ thống các quy tắc ứng xử (trong đó nhất là các quy tắc
thưởng phạt – định chuẩn – khuyến khích thực hiện hoặc trừng phạt sự lệch chuẩn/vi
phạm) cũng có tính đa tầng, đa trật tự như vậy. Cũng theo quan điểm này, không một xã
hội nào có một nền “văn hóa pháp lý” thống nhất, mà trên thực tế, mọi nền văn hóa
pháp lý đều có nhiều tầng nấc, thứ bậc và kết cấu phức tạp. Thậm chí, có quan điểm cho
rằng, trong mỗi xã hội đều có nhiều “văn hóa pháp lý” khác nhau, giữa chúng đôi khi
còn mâu thuẫn, khắc chế nhau (cách nhìn theo thuyết xung đột - conflict perspective);
người theo thuyết chức năng (functional-structural approach) thì cho rằng các trật tự
này đều có chức năng, vai trò riêng và chúng tồn tại hòa hợp với nhau. Tuy nhiên, Nhà
nước và pháp luật luôn đóng vai trò chủ đạo, định hướng và tạo khuôn khổ cho sự vận
hành hoạt động của các thể chế xã hội khác nhằm thúc đẩy sự phát triển xã hội.
3. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA CÁC THỂ CHẾ XÃ
HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN XÃ HỘI, QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI

3.1. Nhà nước và Pháp luật
Nhà nước là một thiết chế chính trị xã hội đặc biệt, một lực lượng nảy sinh từ xã
hội, do nhu cầu của chính con người, để giữ gìn những xung đột xã hội, giai cấp trong
một trật tự hợp lý (nguồn gốc giai cấp của nhà nước), để tổ chức lực lượng chống thiên
tai, bão lụt, các rủi ro (nguồn gốc xã hội của nhà nước), thực hiện chức năng duy trì,
điều hoà và kiểm soát sự tồn tại và phát triển của xã hội. Từ cội nguồn sinh ra, nhà nước
đã là cần thiết, không thể thiếu đối với cuộc sống của con người. Cách đây gần 500
năm, Thomas Hobbes trong luận văn Leviathan vào năm 1651 đã nhận thức sâu sắc
rằng cuộc sống mà không có một nhà nước hiệu lực để duy trì trật tự thì “rất đơn độc,
nghèo nàn, đồi bài, tàn bạo và ngắn ngủi. Từ các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính,
xã hội gần đây, Ngân hàng thế giới cũng đưa ra nhận xét nếu nhà nước sụp đổ từ bên
trong thì cũng tức là sẽ “để mặc cho các công dân của nó mất cả những điều kiện cơ

bản của cuộc sống ổn định: luật pháp và an ninh, sự tin cậy trong các hợp đồng và
những phương tiện trao đổi lành mạnh”30. Để thực hiện được chức năng duy trì, điều
29
Stewart Macaulay, “Law and the Behavioral Sciences: Is There Any There There?” 6 Law and Policy 249
(1984). (Nguyên văn: “we live in a world of “legal pluralism” where rules are made and interpreted and sanctions
imposed by many public and private governments which are only loosely coordinated… Examples of private
governments range from the Mafia to the American Arbitration Association. Trade associations, sports leagues,
church groups, neighborhood organizations and many other “private” units such as business corporations exercise
what are, effectively, legal powers. They make rules…they interpret them in their day-to-day operations; they
offer benefits… and they may suspend or expel members, associations or employees as a sanction”).
30
Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báo cáo về tình hình phát triển thế giới
1997, NXB. Chính trị Quốc gia, H, tr.20.

19


hoà và kiểm soát sự tồn tại và phát triển của xã hội, nhà nước được nhân dân giao phó
quyền lực từ chủ quyền nhân dân. Khi quyền lực nhân dân được tín thác cho nhà nước,
quyền lực này trở thành quyền lực nhà nước. Nhà nước dân chủ hiện đại thực thi quyền
lực nhà nước thông qua những chức năng chủ yếu như:
s- Về đối nội: tổ chức và quản lý kinh tế, tạo môi trường kinh tế vĩ mô và kinh tế vi
mô đảm bảo sự vận hành hiệu quả của thị trường; tạo ra một hạ tầng thể chế - pháp luật và
những quy tắc có khả năng khuyến khích, huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển;
đảm bảo phúc lợi, an sinh xã hội và dịch vụ công cộng (văn hoá, giáo dục, khoa học-công
nghệ, y tế, cơ sở hạ tầng vật chất- kỹ thuật cần thiết), bảo vệ môi trường; đảm bảo trật tự
công cộng, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân, quyền con người.
- Về đối ngoại: Thực thi chủ quyền quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, hoạt động chủ yếu thông qua hệ
thống quy tắc mang tính mệnh lệnh, bắt buộc chung được nhà nước ban hành hoặc thừa

nhận dưới những hình thức nhất định, đó là pháp luật – một thể chế xã hội quan trọng,
không thể thiếu.
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và
vì dân, đại diện cho ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo quần chúng nhân dân lao
động. Vì vậy, quyền lực Nhà nước là quyền lực của nhân dân. Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đại hội Đảng VII thông qua đã
khẳng định “Nhà nước ta phải có đủ quyền lực và khả năng định ra pháp luật và tổ chức
quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật”. Hiến pháp 1992 cũng đã thể chế
hoá quan điểm trên thành một nguyên tắc hiến định "Nhà nước quản lý xã hội bằng
pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” (Điều 12).
Nhà nước sử dụng pháp luật với vai trò là công cụ quản lý đắc lực để thiết lập,
duy trì quyền lực công cộng của mình, thực hiện các chức năng của Nhà nước thông
qua hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước
thừa nhận hoặc ban hành theo một trình tự thủ tục luật định và được bảo đảm thực hiện
bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người
tôn trọng và thực hiện. Pháp luật gắn liền với nhà nước từ nguồn gốc đến bản chất, kiểu
nhà nước nào có kiểu pháp luật đó. Pháp luật phản ánh những lợi ích, nhu cầu chung và
phổ biến của xã hội, của dân tộc. “Lợi ích” là “điều có ích, có lợi cho một đối tượng nào
đó, trong mối quan hệ với đối tượng ấy”31 và “nhu cầu” là “điều đòi hỏi của đời sống,
tự nhiên và xã hội”32. Pháp luật lấy lợi ích và nhu cầu xã hội là cơ sở khách quan để
hình thành và cũng là mục đích để tồn tại và phát triển. Ngược lại, pháp luật có ảnh
hưởng tích cực đến sự hình thành và phát triển các lợi ích xã hội, tạo điều kiện cho các
lợi ích đó phát triển hoặc hạn chế, loại bỏ sự phát triển của các lợi ích mâu thuẫn, đi
ngược lại với các lợi ích, nhu cầu chung. Sự tác động tích cực đối với việc hình thành
và phát triển các lợi ích có ý nghĩa về mặt xã hội là đặc điểm mang tính nguyên tắc của
pháp luật xã hội chủ nghĩa. “Pháp luật của chúng ta với đầy đủ tính chất dân chủ chân
chính, đã phản ánh những quyền lợi chính đáng của mọi công dân…”33. Khi phản ánh
sự thống nhất về quyền lợi chung của xã hội và quyền lợi riêng của mỗi thành viên


31

Từ điển Tiếng Việt – Viện Ngôn ngữ học – NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học, HN-ĐN, 2003, tr.587.
Sđd, tr. 639.
33
ThS. Nguyễn Đình Đặng Lục, Vai trò của pháp luật trong quá trình hình thành nhân cách, NXB Tư pháp, Hà
Nội, 2005, tr.108.
32

20


trong xã hội bằng những tiêu chuẩn khác nhau, pháp luật đã bảo đảm cho sự phát triển
cân đối, toàn diện và trên cơ sở một lợi ích chung cho toàn xã hội.
Lợi ích và nhu cầu được phản ánh trong pháp luật về xã hội là lợi ích và nhu cầu
về mặt xã hội của người dân trong đó có lợi ích và nhu cầu của con người mong muốn
được ăn no, mặc ấm, được hạnh phúc, công bằng và bình đẳng trong xã hội. Đó là
những lợi ích, nhu cầu chính đáng, thuộc về quyền con người. Mọi người sinh ra đều có
quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy
nhiên, trong cuộc sống phức tạp và có nhiều tác động trở ngại bởi thiên nhiên, tạo hoá
và bởi chính con người nên có một bộ phận người không được hưởng các lợi ích và
được đáp ứng các nhu cầu của mình, họ chịu sự chênh lệch, thua kém về thu nhập, mức
sống, điều kiện sống so với xã hội nói chung. Chính vì vậy, pháp luật có nhiệm vụ phản
ánh và ghi nhận các nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của những người nghèo, bất
hạnh, rủi ro, đồng thời phải quy định các biện pháp bảo đảm cho họ đạt được những
nguyện vọng, nhu cầu đó. Trong trường hợp họ không có đủ điều kiện để thực hiện thì
Nhà nước, thông qua pháp luật phải có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ. Việc hỗ trợ, giúp đỡ
có thể bằng những công cụ trực tiếp như hỗ trợ đầu tư, cho vay vốn,... thúc đẩy phát
triển kinh tế hoặc công cụ gián tiếp như hỗ trợ kỹ thuật, lương thực-thực phẩm, dạy
nghề…; có sự ưu đãi như miễn, giảm thuế nông nghiệp… Tất cả những vấn đề này chỉ

có thể được bảo đảm thực hiện một cách hiệu quả thông qua pháp luật. Điều đó có
nghĩa là đã tạo ra “môi trường pháp luật” mà trong đó Nhà nước, xã hội và người dân
tuân thủ theo những quy định pháp luật với mục đích phát triển xã hội.
Không chỉ có tính “phản ánh” các lợi ích và nhu cầu xã hội mà pháp luật còn có
tính “định hướng phát triển” các nhu cầu và lợi ích đó phù hợp với trình độ phát triển xã
hội xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện hình thành các lợi ích xã hội mới, tiến bộ mà con
người hướng đến. Tính “định hướng” của pháp luật hoàn toàn khác với việc pháp luật
“cao hơn” trình độ phát triển kinh tế. Nếu tính “định hướng” của pháp luật tức là khả
năng pháp luật có thể vượt lên trước, đón bắt và dự liệu trước những lợi ích và nhu cầu
sẽ phát sinh thì sự “cao hơn” muốn nói đến sự xa rời, sự không “ăn khớp” giữa pháp
luật với cơ sở hạ tầng, với điều kiện kinh tế, tức là pháp luật không phản ánh đúng lợi
ích và nhu cầu xã hội.
Khi nói đến Pháp luật với tính chất là một loại thể chế xã hội cần nhấn mạnh vai
trò quan trọng của pháp luật trên 2 phương diện sau:
- Pháp luật bảo đảm an ninh chính trị và an toàn xã hội cho người dân.
An toàn xã hội là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát
triển của kinh tế - xã hội nói chung và việc thực hiện công bằng xã hội nói riêng. Không
có an toàn xã hội thì người dân không thể yên tâm sinh sống, lao động sản xuất để tạo
ra của cải cho bản thân, gia đình và xã hội, xoá nghèo và vươn lên làm giàu. An toàn xã
hội luôn có nguy cơ bị phá vỡ hoặc bị xâm hại từ nhiều phía, bởi vì xã hội luôn có
những biến đổi không ngừng, sự phức tạp của phân tầng xã hội, sự khác biệt về trình độ
nhận thức và điều kiện của đời sống vật chất và tinh thần, các động cơ chính trị kinh tế,
văn hoá, tôn giáo và đạo đức khác nhau... Những biến đổi lớn có tính chất bước ngoặt
thường tác động làm thay đổi mối tương quan lợi ích giữa các cá nhân và các nhóm xã
hội khác nhau, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường với cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần, với sự cạnh tranh gay gắt và những vấn đề xã hội phát sinh từ mặt trái của
nó làm cho các quan hệ trên tất cả các bình diện trở nên hết sức phức tạp. Trong tình
hình đó, pháp luật là phương tiện có hiệu lực nhất để xác lập, điều chỉnh, hướng dẫn các
hành vi xử sự của các chủ thể trong xã hội, góp phần củng cố và bảo đảm an ninh, an
21



×