Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Mot so net ve tinh hinh cac nuoc bac phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.15 KB, 14 trang )

MỘT SỐ NÉT VỀ TÌNH HÌNH Ở CÁC NƯỚC BẮC PHI
Từ đầu năm 2011, tình hình Bắc Phi luôn là đề tài thời sự nóng hổi trên hệ thống truyền
thông châu Phi, châu Âu và thế giới.
Sau gần 1 tháng lánh nạn của Tổng thống Ben Ali, chấm dứt 23 năm độc quyền cai trị tại
xứ này.
Từ cuộc biểu tình ồ ạt ở Tuynidi, đã nhanh chóng lan sang nước láng giềng Ai Cập, Yemen
như một “vệt dầu loang”.
"Thành công" bất ngờ của những người biểu tình ở Tuynidi đã trở thành chất xúc tác làm
bùng phát phong trào phản kháng, đòi lật đổ chính phủ tại các nước lân cận có hoàn cảnh
tương tự, nhất là Cộng hòa Ai Cập.
A . TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC BẮC PHI
I. TÌNH HÌNH TUYNIDI
1. Vài nét về Tuynidi
- Tuynidi là một quốc gia Hồi giáo, diện tích 164,1 nghìn km 2. Có 1.424 km biên giới với
Angiêri, LiBi và 1.148 km nằm ven bờ biển Địa Trung Hải.
- Dân số 10 triệu người, đa số theo đạo Hồi, dân thành thị 61%. Dân tộc: chủ yếu 1à Arập
98 % . Thủ đô : Tuynis có 1.674.000 nghìn dân.
- Lâu nay Tuynidi vẫn được coi là một nước ổn định về chính trị, kinh tế phát triển đều đặn,
với tỷ lệ khá cao, từ 3% đến 6%/năm. Nông nghiệp chiếm 12,4% GDP và 21,6% lao động.
Công nghiệp 28,5% GDP và 34,4% lao động. Thương mại - tài chính - dịch vụ 46,2% GDP
và 42,3% lao động. GDP đầu người, khoảng 8.000 USD; đơn vị tiền tệ là đồng đina. Tỉ giá
hối đoái: 1 USD = 1,44 đina.
- Tuynidi có trữ lượng dầu mỏ 1,7 tỷ thùng và là ngành kinh tế chủ đạo của nước này.
Tuynidi là một dân tộc trẻ. Tuổi trung bình của dân cư là 27. Thanh niên Tuynidi có truyền
thống ham học. Nền đại học Tuynidi được xếp vào hàng đầu lục địa này.
- Ngày Quốc khánh là 20/3/1957. Tuynidi là thành viên Liên hợp quốc từ 12/12/1956. Quân
đội của Tuynidi có 27.000 binh sĩ, nhưng bộ máy cảnh sát đông đảo trở thành “lũ kiêu
binh” giàu sụ, mà người dân Tuynidi đã ví họ là “bầy chó giữ nhà cho bọn tỷ phú”, bị toàn
dân khinh bỉ và căm ghét.
- Trong 5 cuộc bầu cử tổng thống, hoàn toàn là hình thức, vì không có người khác tham gia
tranh cử, nên ông Ben Ali luôn giành được gần 100% số phiếu. Bầu cử lần cuối, năm 2009,


được 89%. Ben Ali đã dựng lên ở đất nước Tuynidi một chế độ tiêu biểu về Nhà nước cảnh
sát trị, bỏ tù phần lớn những người chống đối không có xét xử. Hiện nay số người bị tù lên
đến trên 10 ngàn người. Phần lớn họ là trí thức, văn nghệ sỹ, luật sư, nhà báo, sinh viên,
nhà buôn, nhà kinh doanh loại trung lưu, dân cư mạng bloggers.
1


- Lâu nay, mặc dù Tuynidi có đấu tranh âm ỉ chống nhà nước cảnh sát, nhưng tình hình có
vẻ yên ổn vì kinh tế vẫn phát triển, buôn bán sầm uất, xuất nhập khẩu gia tăng, đời sống vật
chất được nâng lên, nền giáo dục được xếp vào loại ưu tú ở châu Phi.
2. Diễn biến tình hình ở Tuynidi
(1) Cuộc biểu tình ở Tuynisia được khởi đầu từ vụ tự thiêu của anh thanh niên Mohamed
Bu-oa-đi-đi, 26 tuổi, ở Sidi Buzid, một thành phố cách thủ đô Tunis 265 km. Anh thanh
niên này tuy có bằng thạc sĩ, nhưng không tìm được việc làm, phải đi bán trái cây dạo và bị
công an tịch thu xe bán trái cây do không có giấy phép hành nghề và không có tiền để hối
lộ (đây không phải là lần đầu anh bị chúng vòi tiền). Bị dồn vào đường cùng, ấp ủ thù hận
từ lâu vì quá uất ức, ngày 17/12/2010 anh Bu-oa-đi-đi lặng lẽ đổ can xăng lên người, tự
thiêu. Trong lúc ngọn lửa đang bùng cháy, anh ta hét lớn “Chấm dứt nghèo đói, chấm dứt
thất nghiệp!” Anh bị bỏng rất nặng và bị chết ngày 4/01/2011.
+ Ngày 8/01/2011, cũng tại thành phố Sidi Bouzid, một người bán hàng rong khác tên là
Moncef Ben, 56 tuổi cũng đã tự thiêu. Cái chết bi thảm của anh Bu-oa-đi-đi được truyền đi,
như đổ dầu vào ngọn lửa uất hận đối với chế độ cảnh sát và gia đình trị âm ỉ từ lâu ở
Tuynidi. Sau đó đã có 4 người thực hiện các vụ tự thiêu bắt chước hành động của một thanh
niên 26 tuổi nói trên.
+ Tự thiêu của những người này đã nói lên nỗi thất vọng cùng cực của tầng lớp nghèo khổ
trong xã hội và đó cũng là ngọn đuốc đốt lên ngọn lửa phẫn nộ của dân chúng, châm ngòi
cho các vụ bạo loạn, đòi lật đổ ông Ben Ali.
(2) Sau ngày 3/01, bất chấp lệnh thiết quân luật, hàng chục ngàn dân chúng các nơi đổ về
thủ đô Tunis. Mọi người đều có chung một lời đáp: chúng tôi là nhân dân, tay không vũ
khí, chỉ thiết quân luật khi có quân địch, có kẻ thù. Chúng tôi là nhân dân, đất nước này là

của chúng tôi”; “Tự do hay chết! Đả đảo chế độ cảnh sát gia đình trị! Tự do truyền thông,
tự do báo chí muôn năm! Tinh thần bất khuất Mohamed Bouazizi muôn năm".
(3) Trước hành động biểu tình của dân chúng, Tổng thống Ben Ali ra lệnh cho cảnh sát
thẳng tay đàn áp, lệnh cho cảnh sát bắn vào bất cứ người biểu tình nào không tuân lệnh.
Hậu quả, gần 70 người thiệt mạng.
+ Ngoài ra, Tổng thống Ben Ali còn ra lệnh đóng cửa các cơ quan truyền thông và các
trang web. Các blogger bị chính phủ tấn công vào tài khoản, lấy cắp mật mã, xóa thông tin,
nhằm ngăn chặn những thông tin, hình ảnh về cuộc nổi dậy của người dân ở Tuynidi đến
với thế giới bên ngoài.
(4) Ngày 6-1-2011, số người xuống đường biểu tình đông gấp 3 lần ngày 3/1/2011, với số
lượng khẩu hiệu nhiều hơn, to hơn và lần này họ đề thêm yêu cầu: "Ben- A1i phải ra đi!
Ben- Ali phải đền nợ máu! Ben- Ali và Abdalla Kala, bộ trưởng Công an là sát nhân "
(5) Trước khí thế biểu tình hừng hực của người dân, ngày ll/l/2011, Tổng thống Ben-A-li
xuống thang và nhượng bộ, ông ra lệnh ngừng đàn áp, hứa sẽ không ra ứng cử tổng thống
vào ngày 20-4-2011, hứa trả tự do cho tù chính trị, tôn trọng tự do báo chí, để tư nhân xuất
bản sách báo tự do.
2


Ngày 13/1/2011, Tổng thống Ben-Ali ban bố tình trạng khẩn cấp và giới nghiêm trên phạm
vi toàn quốc, tuyên bố giải tán chính phủ để tổ chức bầu cử trong thời gian 6 tháng tới.
(6) Trước sức ép của quần chúng, bỏ lại một đất nước hỗn loạn sau 23 năm cầm quyền,
ngày 14-1-2011, Ben Ali cùng gia đình lập tức lên trực thăng tẩu thoát sang Malta. Những
người thân tín khác của Ben Ali cố tìm cách ra nước ngoài qua các chuyến bay dân sự
nhưng ý định không thành vì quân đội đã chiếm giữ các phi trường quốc tế.
Đáng chú ý là, lúc đầu Ben-Ali định cho máy bay hạ cánh ở Pháp, nhưng bị Pháp từ chối.
Sau đó định ghé thành phố Sardaigna của I-ta-li-a để tiếp thêm nhiên liệu nhưng chính phủ
I-ta-li-a không chấp nhận. Cuối cùng, Tổng thống Ben-A-li, 74 tuổi phải bay sang A-rập
Sau-di lánh nạn.
(7) Ngày 15-1, Tòa án Hiến pháp Tuynidi quyết định bãi nhiệm Tổng thống Ben Ali. Theo

điều 57 Hiến pháp, Chủ tịch quốc Mê-ba-da đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tạm quyền
của Tuynidi. ông Mê-ba-đa đã chỉ định M.Gan- nu-chi làm Thủ tướng mới và yêu cầu
thành lập một chính phủ liên hiệp đoàn kết dân tộc, nhằm sớm ổn định tình hình trong
nước.
Cùng ngày, không phận của Tuynidi đã được mở cửa trở lại cho các máy bay dân dụng, các
sân bay lớn nhất của Tunidi trở lại làm việc bình thường.
(8) Ngày 15-1, tù nhân đã đốt nhà giam để trốn thoát, hậu quả làm 42 người thiệt mạng và
nhiều người bị thương.
(9) Ngày 16-1, thủ lĩnh tổ chức Al-Qaeda ở Bắc Phi Hồi giáo tuyên bố ủng hộ cuộc biểu
tình lật đổ Tổng thống Ben-A-li ở Tuynidi, kêu gọi người dân Tuynidi gửi con em sang các
trại huấn luyện của Al-Qaeda.
(10) Cùng thời gian ở Tuynidi có biểu tình, trên các quốc gia ở Châu Âu, nơi có người
Tuynidi cư ngụ như Đức, Itlia, Pháp đã diễn ra nhiều cuộc biểu tình với các biểu ngữ hãy
cút đi Ben Ali, đả đảo độc tài..v.v.."
(11) Ngày 21/1/2011, Thủ tướng M . Gan-nu- chi đã quyết định bồi thường cho những gia
đình nạn nhân bị chết dưới chế độ của Tổng thống bị lật đổ Ben-A-li và ra lệnh bắt tất cả
những nhân vật thân cận của gia đình tổng thống Ben-A-li.
Đến nay, 33 thành viên trong số 200 nhân vật của dòng họ Ben-A-li đã bị bắt giữ, trong đó
có cả cháu của ông Ben-A-li. Ngoài ra Thủ tướng mới còn đề nghị với các chính phủ tiến
hành phong tỏa tài sản của họ giúp truy nã tất cả những lành viên khác của gia đình ông
Ben-A-li ở nước ngoài. Hiện nay Ben-A-li và vợ là đối tượng truy nã quốc tế theo yêu cầu
của Chính phủ lâm thời Tuynidi, nhằm dẫn độ về Tuynidi để xét xử.
Hậu quả: Sau 5 tuần khủng hoảng chính trị tại Tuynidi, kể từ ngày 17-12- 2010 đã khiến
hơn 112 người chết và hàng nghìn người bị thương; mặc dù tình hình chưa phải là yên ổn,
nhưng Tuynidi đã thành công lật đổ chế độ cảnh sát trị, gia đình trị trong cuộc “Cách mạng
Hoa Nhài”.
Sở dĩ cuộc nổi dậy ở Tuynidi được gọi là "Cách mạng Hoa Nhài" là vì Hoa Nhài được chọn
3



là Quốc hoa, thường được kết thành vòng hoa trang trí các buổi lễ dân tộc, tôn giáo, trong
các nhà thờ Hồi giáo.
Đây là cuộc Cách mạng dân chủ đầu tiên diễn ra trong hòa bình, không có bạo động, ở
một.nước Ả-rập và Hồi giáo, lại thắng lợi khá gọn gàng trong vòng 29 ngày, chưa đầy 1
tháng.
Làm cho các chế độ độc đoán ở châu Phi và Trung Đông đang giật mình lo sợ.
II. TÌNH HÌNH AI CẬP
1 Vài nét về Cộng hòa Ai Cập
- Ai Cập là một đất nước rộng lớn, gồm hai phần lãnh thổ ngăn cách bởi kênh đào Xuy-ê,
diện tích 1.002.000 km2, nhưng 90% đất đai là sa mạc.
- Ai Cập có vị trí chiến lược, là một quốc gia liên lục địa, cầu nối giữa Châu Phi với Châu
Á và Châu âu. Ai Cập có hệ thống đường thuỷ đặc biệt quan trọng, nhất là kênh đào Xuy-ê
nối giữa Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ.
- Dân số 83 triệu người, 90% theo Đạo Hồi và đa số còn lại theo Thiên chúa giáo. Thủ đô
Cai Rô là một thủ đô lớn trên thế giới, có 13 triệu dân, đây cũng là một trong những thành
phố cổ xưa nhất và là một thủ đô lâu đời nhất trên thế giới, với quang cảnh hùng vĩ, tráng
lệ, là trung tâm chính trị, kinh tế và thương mại của cả khu vực Trung Đông và là thành phố
lớn nhất của Ai Cập và Ả Rập. Thu nhập GDP đầu người đạt 5.800 USD, đứng thứ 133 trên
thế giới.
- Quân đội Ai Cập có khoảng 450.000 người là lực lượng quân sự mạnh nhất Châu Phi, và
là một trong những lực lượng lớn nhất vùng Trung Đông. Quân đội Ai Cập có nhiều kinh
nghiệm chiến trường so với quân đội các nước khác trong vùng. Nghĩa vụ quân sự là bắt
buộc đối với đàn ông Ai Cập từ tuổi 19. Những sinh viên có thể lùi thời hạn nhập ngũ tới
tuổi 28. Thời gian nghĩa vụ phụ thuộc vào mức độ giáo dục của từng người. Ai Cập hợp tác
trong nhiều lĩnh vực chiến lược với quân đội Hoa Kỳ, trong đó có hợp tác về hiện đại hóa
trang bị vũ khí và huấn luyện chiến đấu.
- Chỉ huy tối cao là Tổng thống Mubarak, trong thời chiến ông là Nguyên soái quân đội Đô
đốc hải quân, Nguyên soái các lực lượng Phòng không và Không quân Trong thời bình. Là
một phi công do Liên Xô cũ đào tạo, Mubarak từng là Tổng tư lệnh không quân Ai Cập
trong cuộc chiến tranh Trung Đông 1973. Những thành quả ban đầu của không quân trong

những trận chiến chống Israel đã biến Mubarak thành một anh hùng dân tộc. Năm 1975 ông
trở thành Phó tổng thống, năm 1981 trở thành Tổng thống cho đến nay.
- Cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất, được tổ chức vào tháng 9/2005, ông Mubarak thắng
cử nhiệm kỳ thứ 5 liên tiếp kể từ năm 1981. Liên tục 4 nhiệm kỳ, Mubarak đều đắc cử tổng
thống trong những cuộc bầu cử chỉ mang tính hình thức. Lần đắc cử thứ 5 năm 2005 của
Mubarak là cuộc bầu cử đa đảng đầu tiên nhưng bị chỉ trích khắp nơi là trò mị dân.
- Mubarak chưa bao giờ chọn ai làm phó tổng thống kể cả nhiều lần bị đột quy và giải phẫu
trong những năm gần đây. Chính quyền Ai Cập bị nhiều nước coi là độc tài quân sự. Gần
4


đây Mubarak đã soạn thảo song kế hoạch chuẩn bị cho con trai ông là Gamal Mubaral 46
tuổi làm người kế vị.
2. Diễn biến tình hình ở Ai Cập
Sự kiện Tổng thống Ben An của Tuynida bị lật đổ đã làm thay đổi suy nghĩ của dân chúng
nhiều nước trong khu vực trong đó có Ai Cập, diễn biến tình hình ở Ai Cập như sau:
(1) Như cánh đồng đã bắt lửa, được tiếp sức từ "cách mạng Hoa Nhài" ở Tunisia, ngày 241-2011, khoảng 15.000 người dân xuống đường biểu tình tại Thủ đô Cũng đòi phế truất
Tổng thống Mubarak và kêu gọi tiến hành cải cách; đòi chấm dứt tình trạng khẩn cấp vốn
kéo dài hàng thập kỷ; đòi tăng lương tối thiểu và chấm dứt rình trạng giá thực phẩm tăng
vọt như tên lửa.
(2) Ngày 25/1 đã có 16 thành phố Ai Cập bùng nổ các cuộc biểu tình và bạo động. Những
người biểu tình coi đây là "ngày cách mạng chống lại bạo lực, nghèo đói, chống tham
nhũng và thất nghiệp".
(3) Trước tình trạng trên, ngày 26/1 Tổng thống Mubarak điều động 4 sư đoàn thiết giáp
đến Cai Rô, đặt họ trong tình trạng khẩn cấp.
(4) Ngày 27/1, các cuộc biểu tình lớn chưa từng có diễn ra trên toàn đất nước Ai Cập nhằm
chống lại sự cầm quyền độc tài của Tổng thống Hosni Mubarak. Đây là cuộc biểu tình lớn
nhất diễn ra ở Ai Cập kể từ năm 1977 đến nay, cảnh sát Ai Cập đã bắt 1.000 người. Bạo lực
đã xảy ra sau hơn một tuần nổ ra các cuộc biểu tình chống đối liên tục, dẫn tới việc 300
người bị chết.

Trước tình hình trên, Bộ Nội vụ tuyên bố cấm tụ tập đông người và sẽ truy tố bất cứ
ai 'xuống đường chống chính phủ, chặn các trang web để người biểu tình không thể
dùng nó làm phương tiện liên lạc kêu gọi biểu tình. Các mạng điện thoại di động thì bị
gián đoạn, dịch vụ nhắn tin thì bị chặn. Việc tác nghiệp của phóng viên quốc tế cũng
bị phong tỏa.
(5) Sau những cuộc bạo loạn xảy ra tại Cairo, vợ chồng Tổng thống Mubarak, con trai (là
người kế nhiệm tương lai của Mubarak) và con gái với rất nhiều hành lý tài sản đã bỏ chạy
sang Lon don .
(6) Ngày 30-1-2011, các tù nhân thuộc 4 nhà tù được sự giúp đỡ của các băng đảng vũ
trang đã phá ngục, giúp hàng trăm tù nhân là các tay súng Hồi giáo cực đoan và hàng trăm
tù thường phạm khác vượt ngục. Cùng ngày trước làn sóng phản đối chính phủ dâng cao
toàn quốc buộc Tổng thống Mubarak sa thải nội các.
(7) Không chỉ ở trong nước, ngày 29/1 Khoảng một 1.000 người Ai Cập ở Mỹ biểu tình
trước Đại sứ quán Ai Cập ở thủ đô Washington với những khẩu hiệu yêu cầu Tổng thống
Mubarak từ chức. Trong khi đó, rất đông những người khác tập trung trước trụ sở Liên hợp
quốc, cũng như lãnh sự quán Ai Cập tại thành phố New York, nơi có đông người Ai Cập
sinh sống.
(8) Trước tình hình diễn biến phức tạp tại Ai Cập, ngày 30/1, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc
5


Ban Ki-moơn đã kêu gọi các cơ quan chức năng tại Ai Cập cần kiềm chế trong việc xử lý
các cuộc biểu tình đang lan rộng tại nước này.
(9) Ngày 1-2, ông Mubarak lên truyền hình cam kết nói: "Tôi sẽ không ra tranh cử vào
tháng Chín tới đây, tôi sẽ đảm bảo một cuộc chuyển giao quyền lực hòa bình, tôi sẽ không
bao giờ chạy trốn khỏi đất nước này, tôi sẽ chết trên mảnh đất này... Tôi không muốn
chứng kiến cảnh người dân Ai Cập đánh nhau và không bao giờ có ý định để con trai là
Gamal kế vị mình".
Thông điệp ngắn vài chục phút của ông Mubarak được truyền đi trực tiếp trong
nước, tuy nhiên phát biểu của tổng thống Ai Cập chỉ làm tình hình thêm rối ren, hàng

chục nghìn người biểu tình tập hợp ở trung tâm thủ đô Ai Cập đòi ông từ chức ngay
lập tức.
(10) Ông EIBaradei (Cựu Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử thế giới) được
các nhóm đối lập ở Ai Cập yêu cầu đại diện điều đình với Chính quyền về việc thành lập
một chính phủ liên hiệp quốc gia.
Ông ElBaradei nói với đám đông: "Các bạn đã giành lại quyền của mình và những gì
chúng ta đã bắt đầu không thể thay đổi được. Tôi kính cẩn cúi chào người dân Ai
Cập..."
(11) Các nước và vùng lãnh thổ tiếp tục tăng cường nỗ lực đưa công dân ra khỏi Ai Cập ở
những khu vực biểu tình chưa có dấu hiệu dừng lại: 480 người Trung Quốc, 500 người Đài
Loan, khoảng 600 du khách Nhật, hơn 2.600 người Mỹ... phần đông là khách du lịch
Du lịch là một trong những nguồn mang lại ngoại tệ lớn nhất cho Ai Cập chiếm hơn
11% GDP. Năm 2009, khoảng 12,5 triệu du khách đã tới nước này, mang lại nguồn
thu 10,8. tỉ USD.
(12) Nạn cướp bóc xẩy ra khắp nơi, đặc biệt là cướp bóc các bảo tàng quốc gia diễn ra
nghiêm trọng.
Ai cập có 24 bảo tàng quốc gia. Khi xảy ra biểu tình, bọn trộm cắp đã chặt 2 đầu của hai
xác ướp là cha mẹ của một hoàng hậu, ông bà cố của vua Tu-ta-kha-môn, đồng thời đập bể
làm hư hỏng nhiều thứ khác trong viện bảo tàng này, nơi tập trung nhiều nhất thế giới
những cổ vật của Ai Cập hầu hết những cổ vật cách nay khoảng trên 5.000 năm.
Được biết, trong viện bảo tàng có 120.000 cổ vật, 12 xác ướp vua chúa, một mặt nạ thần
chết được làm bằng 11 kg vàng. Ngoài ra, bọn cướp vẫn đào bới ở gần chân Kim tự tháp để
tìm kiếm cổ vật ở dưới các mồ mả và các khu khảo cổ ở Ai Cập. Đó là một sự mất mát của
cả nhân loại nếu những cổ vật ấy bị mất tích.
(13) Ngày 7-2-2011, nội các mới của Ai Cập họp việc đầu tiên là thông qua quyết định tăng
15 % lương và trợ cấp hàng tháng cho 6 triệu người hưởng lương. Quyết định trên sẽ có
hiệu lực từ tháng 4/2011. Kho bạc nhà nước dành 6,5 tỷ EGP (khoảng 1,1 tỷ USD) để thực
hiện quyết định nàyt'
(14) Trước làn sóng biểu tình của hơn 30 nghìn người dân Ai Cập đòi ông Mubrak phải từ
6



chức, 23 giờ ngày 11/2/2011 ông Mubarak đã tuyên bố từ chức bàn giao lại chính quyền
cho quân đội điều hành.
Ngày 13/02/2011, giải tán quốc hội, đình chỉ hiến pháp, thành lập chính quyền dân sự
chuẩn bị cho bầu cử.
(l5) Chính phủ Ai Cập đã mở cuộc điều tra đối với một số bộ trưởng, trong đó cựu Bộ
trưởng Nhà ở Ahmed el-Maghrabi bị cáo buộc về lãng phí tiền nhà nước, chiếm đất công và
làm giàu bất chính. Tỷ phú hmed Ezz và 5 bộ trưởng khác đều bị cấm xuất cảnh và bị
phong tỏa tài khoản ngân hàng.
III. DIỄN BIỂN Ở MỘT SÔ NƯỚC KHÁC
1. Tại Yemen, quốc gia còn nghèo hơn Ai Cập, thu nhập bình quân chỉ bằng một nửa và
dân số chừng 34 triệu người, Tổng thống nước Yemen đang bị phản đối đòi từ chức sau gần
32 năm tại vị. Những người biểu tình đòi cải thiện điều kiện sống, giảm khoảng cách giàu nghèo và đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng.
Yemen là nước A rập thứ hai nổ ra biểu tình dưới ảnh hưởng cuộc nổi dậy của người dân
Tuynidi. Cuộc "cách mạng Hoa Nhài", đã tạo hứng khởi cho các lực lượng đòi dân chủ và
dân sinh tại nhiều nước A rập.
Chính quyền Yemen đã tìm cách xoa dịu tình hình bằng cách thả tự do cho 36 tù chính trị
nhưng đồng thời cũng tăng cường lực tướng quân đội và công an nhằm đối phó với phe
biểu tình.
2. Tại Libya, có 6,5 triệu dân, thu nhập trung bình cao 12.000 USD, Libya đang phải chịu
sức ép từ biểu tình theo kiểu Cách mạng Hoa Nhài ở Tunisia, Ai Cập. Đại tá Muammar
Gadaffl 68 tuổi, 41 năm cầm quyền đang gặp sự phản đối của người biểu tình.
Việt Nam có hơn 10 ngàn người đang lao động, làm việc tại Libya
3. Tại Algeria, Nước Algeria láng giềng vốn lộn xộn, mất ổn định hơn Tunisia nhiều, đang
lún sâu vào khủng hoảng chính trị - kinh tế.
Tại Algeria, 100 thanh niên ở thị trấn Boukhadra (tỉnh Tébessa) đã biểu tình sau khi ông
Mohsen Bouterfif 37 tuổi chết vì tự thiêu. Trước khi tự thiêu, ông gặp trưởng thị trấn xin
cấp việc làm và nhà ở nhưng bị từ chối. Trưởng thị trấn đã bị sa thải. Đây là trường hợp
thất nghiệp tự thiêu thứ ba ở Algeria trong phong trào biểu tình bắt đầu từ đầu tháng 1 để

phản đối thất nghiệp và giá cả tăng.
Đây cũng là một thách thức rất lớn đối với lãnh tụ Abdelaziz Bouteflica 73 tuổi
4. Tại Morocco, có 32 triệu dân, thu nhập bình quân gần 3.000 USD. Tầng lớp cầm quyền,
gồm cả những người thân cận với hoàng gia đang bị dân chúng biểu tình tố cáo là tham
nhũng.
5. Tại Jordan, nước vẫn theo chế độ quân chủ, cuối tuần qua hơn 3.000 người tập trung
trước trụ sở Quốc hội yêu cầu thủ tướng giải tán chính phủ và từ chức. Để tránh bạo động,
chính phủ Jordan đã chi 225 triệu USD trợ giá nhiên liệu và thực phẩm. Quốc vương Jordan
7


đã phải lập lực lượng đặc nhiệm bảo vệ tư dinh. Xe bọc thép triển khai ở các thành phố lớn.
B. NGUYÊN NHÂN
1. Nguyên nhân khách quan.
Một là, Khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008-2009 đã tác động vào các nước Bắc Phi,
làm cho giá dầu lửa lúc lên rất cao, lúc xuống rất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế các
nước này. Khủng hoảng kinh tế thế giới khiến mô tình kinh tế của Tuynidi lung lay.
Tuynidi không đủ khả năng tạo ra đủ việc làm cho người lao động.
Hai là, Thời tiết khắc nghiệt, hạn hán kéo dài, sa mạc hoá làm cho các nước Bắc Phi lâm
vào cảnh khó khăn. Khói phun lên từ các nhà máy điện và xí nghiệp ở Bắc Mỹ và châu Âu
đã làm rối loạn các hệ thống thời tiết gây ra những đợt hạn hán nghiêm trọng ở các nước
Bắc Phi và làm suy sụp các quốc gia này. Trong vòng 40 năm qua, lượng mưa ở vùng này
đã giảm xuống 50 % .
Ba là, Giá nông sản thế giới gần đây liên tục tăng, làm cho đời sống người dân các nước
Bắc Phi càng trở nên vô cùng cực khổ. Năm 2010, dịch sâu bọ hoành hành phá hoại mùa
màng. Ai Cập cho biết: 50% lượng bột mì bị sâu bọ côn trùng phá hoại, sản lượng ngũ cốc
giảm sút.
Bốn là, do sự tác động rất mạnh, có chủ trương của Mỹ và phương Tây thực hiện “dân chủ,
nhân quyền”, (sẵn sàng quay mặt với các tổng thống Tuynidi, Ai Cập, mặc dù trước đây họ
là đồng minh thân cận) đối với các nước ở khu vực này.

Năm là, lực lượng Hồi giáo tác động, tập hợp lực lượng, đang có điều chỉnh thích nghi với
việc tham gia chính quyền (Lực lượng Những người anh em Hồi giáo).
2. Nguyên nhân chủ quan.
Một là, tình hình kinh tế- xã hội khó khăn, phức tạp, giá cả leo thang, đời sống người
dân cực khổ.
- Nhưng mấy năm gần đây, tăng trưởng của Tuynidi liên tục sụt giảm, từ 6,3% năm 2007
còn 3,8% năm 2009, xuất khẩu giảm 17%. Ngoài ra, chính sách phát triển kinh tế ở Tuynidi
không đồng đều, ưu tiên phát triển các vùng du lịch ở Địa Trung Hải, nhưng lại sao nhãng ở
những vùng sâu, vùng xa; khoảng cách giàu nghèo quá lớn đã thổi bùng cơn thịnh nộ về bất
công xã hội.
- Ai Cập cũng có nhiều vấn đề xã hội và chính trị giống như Tuynidi - trong đó có tình
trạng giá cả leo thang, khiến đời sống của người dân ngày càng khổ cực.
- Tuy có nền văn minh rực rỡ 5.000 năm, nhưng dân trí ở Ai Cập lại thấp hơn dân trí
Tunisia. Hiện nay Ai Cập còn rất nhiều người mù chữ và số người sử dụng intemet thấp
hơn nhiều nước trong khu vực.
- Giống như người dân Tuynidi, người Ai Cập kêu ca về giá cả tăng cao, tình trạng thiếu
việc làm. Bộ Nông nghiệp Ai Cập năm ngoái cho hay, khoảng 40% tổng sản lượng lương
thực thực phẩm của nước này, trong đó có 60% bột mì - loại lương thực chủ yếu - được
8


nhập khẩu. Ai Cập từng là một trong những "trụ cột" sản xuất lương thực của thế giới, nay
lại trở thành một trong những nhà nhập khẩu lớn nhất toàn cầu.
- Trong khi đó, giá lúa mì tăng từ 50-70% năm 2010, Ai Cập phải mở rộng số lượng người
chia khẩu phần lương thực và đường. Khoảng 40% nhân dân phải sống với mức thu nhập
chưa tới 2 USD/ngày. Trong những ngày bạo loạn, dự trữ ngoại tệ của Ai Cập từ 36 tỉ đô
xuống còn 20 tỷ USD.
Hai là, Thực hiện chính sách cai trị cứng rắn.
Người dân Ai Cập và Tuynidi bị đàn áp, bị khủng bố, bị nhũng nhiễu với bộ máy đàn áp
mạnh, được tổ chức chặt chẽ, chính quyền sử dụng các biện pháp mạnh tay và đồng bộ để

kiểm soát tình hình. Trong 30 năm làm Tổng thống, ông Mubarak đã áp dựng những biện
pháp nghiêm ngặt đối với dân chúng.
Tuynidi là nhà nước cảnh sát: Với hơn 10 triệu dân, có tới 160.000 cảnh sát, gấp 6 lần của
nước Pháp.Nhưng lực lượng cảnh sát không phải để giám sát việc thi hành luật pháp, mà là
thành phần nhũng nhiễu, hạch sách người dân và là công cụ bảo vệ chính quyền của nhà
lãnh đạo độc tài. Tổng thống Ben-A-li thì chuyên quyền, thiên vị, theo đòi lối sống vương
giả; xây dựng một mô hình nhà nước mafia với bộ máy cai trị hà khắc như vua chúa đã
khơi thùng thuốc nổ uất ức chực chờ mồi lửa tự thiêu của anh cử nhân tin học bán rau .
Tổng thống Mubarak được cho là lãnh đạo độc tài, đàn áp chính trị, bóp nghẹt tự do, dân
chủ là một trong những nguyên nhân dẫn đến biểu tỉnh ở Ai Cập.
Do chính sách chống các phần tử khủng bố Hồi giáo cực đoan được Hoa Kỳ và phương Tây
khen ngợi, Ben-A-li đã trở thành một đồng minh trung thành của Mỹ và các nước Tây
phương. Thế nhưng, viện lý do chống khủng bố, Ben-A-li đã thẳng tay đàn áp, khủng bố
những người Hồi giáo vô tội khác, dẫn đến việc vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Ben-A-li đã nhiều lần thay đổi hiến pháp, cho phép ông ta nhiều lần ra tranh cử tổng thống.
Gần đây ông ta chuẩn bị sửa đổi hiến pháp một lần nữa để loại bỏ giới hạn tuổi tác bởi vì
ông ta hiện 74 tuổi, trong khi giới hạn tuổi tác của tổng thống trong hiến pháp là 75 để ông
ta có thể ra tranh cử tổng thống một lần nữa vào năm 2014. Đây là một chính phủ độc tài
toàn trị.
Để củng cố sự cai trị của mình, ông Ben-A-li đã ngăn chặn tự do thông tin bằng một chế độ
kiểm duyệt gắt gao tất cả các phương tiện truyền thông chính thống, cũng như các tin tức
trên internet. Mọi phát biểu của người dân có nội dung phản đối chính quyền đều bị cấm và
bị đàn áp.
Ba là, Hệ thống pháp luật không minh bạch, nạn tham nhũng, hối lộ tràn lan.
- Trong 23 năm làm Thông thống, ông Ben-A-li đã để cho cả bộ máy nhà nước tham nhũng,
hối lộ, ở Tunisia tham nhũng đã trở thành quốc nạn, và chính sự bất công do nạn tham
nhũng, hối lộ đã trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của chế
độ Ben-A-li.
- Đáng chú ý là, tham nhũng, hối lộ được bảo kê bởi gia đình tổng thống và gia đình vợ ông
9



ta, tạo điều kiện cho tệ nạn này phát triển ở mọi cấp chính quyền, từ trung ương đến địa
phương, trong suốt thời gian Ben-A-li nắm quyền.
- Vì thiếu một hệ thống pháp luật công minh, thành phần tham nhũng ở Tuynidi tự do tác
yêu, tác quái. Họ không bị tòa án trừng phạt. Tất cả những tệ nạn đó đã đến một mức độ
báo động, khiến cho người dân không thể nào chịu đựng được và cuộc cách mạng Hoa
Nhài mới bùng nổ.
- Do tham nhũng, nhận hối lộ, nên tài sản của gia đình Tổng thống Ben-A-li lên đến 5 tỉ
euro. Có tin, khi chạy chốn sang A rập Saudi, vợ hai của Ben-A-li là Bà Leila đã đem theo
hai thùng, 1,5 tấn vàng, tương đương với 45 triệu euro và hiện nay bà Leila đang ở Saudi
Arabia cùng với ông Ben Ali và 400 người thân cận...Vì vậy, vụ tự thiêu hôm 17/12 của
Bô-ua-di-di 26 tuổi đã trở thành giọt nước cuối cùng làm tràn ly, thổi bùng ngọn lửa bất
mãn trong dân chúng.
Bốn là, Thất nghiệp ngày càng tăng.
-Ngân hàng Thế giới cho biết 37% sinh viên Tuynidi không kiếm được việc làm sau 3 năm
rưỡi tốt nghiệp.
- Ở Ai Cập, giới trẻ (chiếm số đông) ngày càng tỏ ra bất mãn đòi thay đổi chế độ, vì trong
số 83 triệu dân của nước này, 2/3 ở độ tuổi dưới 30 và chiếm 90% số người thất nghiệp.
Con số thất nghiệp là 14%; trong đó có 20% thanh niên tốt nghiệp đại học và 27% những
người có độ tuổi 20-29.
Năm là, Thực hiện chính sách gia đình trị
Ngoài tham nhũng, Ai Cập và Tunisia còn thực hiện chính sách gia đình trị.
+ Tuynidi :
- Gia đình vợ của tổng thống có một kỷ lục nổi tiếng về sự lạm quyền để tham nhũng đất
đai, cho nên sự bất mãn ở Tunisia đã tồn tại trong một thời gian dài kể từ khi Ben Ali lên
cầm quyền".
- Hoạt động kinh doanh của gia đình Ben Ali bao trùm nhiều lĩnh vực: ngân hàng, bảo
hiểm, đánh cá, xây dựng. Ngoài ra họ còn có 30 bất động sản, với nhiều khách sạn. Tổn
chức Minh bạch Quốc tế cho hay gia đình vợ ông Ben Ali, bà Leila Trabelsi, có nhiều bất

động sản ở Paris, vùng nghỉ mát ở núi Alpe và vùng Co te d'Azur và có nhiều triệu USD
Mỹ trong tài khoản ngân hàng.
Đã vậy, Ben Ali tự kiêu và tự mãn, mặc cho bà Đệ nhất phu nhân Leila Trabelsi kiêu ngạo
ngang tàng, lũng đoạn cuộc sống kinh tế chính trị thủ đô Tunis một cách lố bịch. Bà cố nhét
cậu ấm con trai là El Ma ten vào Quốc hội dù không có tài cán gì, càng làm cho công luận
thêm phẫn nộ.
- Hai dòng họ của Ben Ali và của vợ Leila Trabelsi kiểm soát toàn bộ nền kinh tế, vơ vét
mọi của cải. Vợ có "máy bay riêng để sắm hàng". Ben Ali, 74 tuổi, dự định khi già yếu sẽ
để vợ 53 tuổi lên kế vị.
10


- Bà Leila Trabelsi lợi dụng quyền chồng, biến gia đình dòng họ Trabelsi thành nhóm tài
phiệt thế lực nhất, kiểm soát phần lớn các khu vực kinh tế Tunisia. - Mắc chứng nghiện
mua sắm, đệ nhất phu nhân này thường dùng chuyên cơ Boeing của chính phủ để "viếng
thăm không chính thức" các thủ đô thời trang của Châu Âu.
- Có tin bà Leila Trabelsi đã mang theo 1,5 tấn vàng của ngân hàng Trung ương lên máy
bay riêng cùng các thành viên của gia đình bỏ trốn càng khiến người biểu tình phẫn nộ hơn
.
- Trước khi chạy chốn, bà Trabelsi đã tới ngân hàng trước thời điểm trước khi cuộc biểu
tình lên tới đỉnh điểm để chỉ thị giám đốc ngân hàng Trung ương giao cho bà những thỏi
vàng có tổng giá trị là 3 8 triệu bảng Anh (ước tính khoảng 54 triệu USD).
+ Ở Ai Cập: Gamal con trai của Tổng thông Mubarak đã được chuẩn bị thay cha lên cầm
quyền.
Sáu là, vai trò của Interrnet
Sức mạnh của intemet, sức mạnh của truyền thông đã trở thành phương tiện hữu hiệu để tập
hợp quần chúng. Trong những ngày có biến động, Internet và các trang web đã đóng một
vai trò quan trọng, là nền tảng giúp người dân Tuynid truyền tải thông tin, kêu gọi người
biểu tình xuống đường lật đổ Tổng thống. Được biết cứ một giây trôi qua thì có 28 thông
điệp được đăng tải trên mạng. Nó trở thành một công cụ kết nối phong trào biểu tình của cả

nước và cho toàn bộ khu vực trong những ngày qua.
Bảy là, Nguyên thủ các nước Bắc Phi có truyền thống làm Tổng thống nhiều nhiệm kỳ:
Tổng thống Lybia làm 41 năm (từ năm 1969 đến nay); Tổng thống Ai Cập Mubarak làm 30
năm; Tổng thống Tuynidia ông Ben Ali làm 23 năm; Tổng thống Yemen 32 năm…, dẫn
đến sự uất ức, ngán ngẩm của dân chúng.
Tám là, Quân đội đứng trung lập, một bộ phận ngả theo nhân dân.
Ở Tuynidi khi xe tăng xuất hiện, nữ thanh niên, nữ sinh viên mang biểu ngữ quân đội bảo
vệ cuộc sống của dân", ôm những bó hoa ra trước mũi súng, quàng vòng hoa nhài lên cổ
người lái xe tăng, leo lên chụp ảnh kỷ niệm. Xe tăng quay cả về doanh trại, chỉ có vài đơn
vị chống nổi dậy chuyên đàn áp nổ súng lác đác 2 buổi rồi chuồn sạch trước khí thế của
quần chúng. Nhiều nơi khi bị cảnh sát đàn áp, nhân dân ùa vào các doanh trại quân đội lánh
nạn.
C. MỘT SỐ VẦN ĐỀ RÚT RA
1. Làn sóng biểu tình bạo động dâng cao tại các nước A Rập vùng Bắc Phi và Trung Đông
cho thấy tệ nạn, nghèo đói, bất công, thất nghiệp và tham nhũng luôn là những yếu tố gây
ra bất ổn ở đây. Một khi người dân phẫn uất thì họ có khả năng lật nhào các chính quyền
không được lòng dân.
2. Các cuộc biểu tình bạo động tại các quốc gia A Rập vùng Bắc Phi và Trung Đông trong
11


thời gian qua khiến người ta liên tưởng đến các cuộc cách mạng màu tại Châu Âu mấy năm
trước.
3. Nhiều người ngạc nhiên, đây là lần đâu tiên, một cuộc cách mạng ở đất nước Ả-rập thành
công mà không có sự hiện diện của một lãnh tụ nào đứng ra lãnh đạo, không có bàn tay của
quân đội, hay sự nhúng tay của một đất nước nào bên ngoài, mà tất cả đều do chính người
dân Tuynidi, Ai Cập làm nên.
4. Đây là cuộc cách mạng đầu tiên ở 22 nước Ả-rập, từ I-rắc đến Moroco và đây là lần đầu
tiên người dân tự động xuống đường bày tỏ ý nguyện của họ để lật đổ một chính phủ độc
tài đã chứng minh với thế giới rằng, mọi chế độ độc tài, đi ngược lại nguyện vọng của đa số

dân chúng, sẽ bị chấm dứt khi người dân bị dồn tới đường cùng. Một khi sự chịu đựng
những bất công trong xã hội của dân chúng lên tới đỉnh điểm thì chắc chắn các nhà lãnh
đạo độc tài sẽ phải ra đi.
5. Súng đạn của cảnh sát không ngăn được dòng người biểu tình ngày một đông thêm mà
chỉ khiến các vụ đụng độ, tấn công trụ sở công quyền gia tăng và đặt các nước thuộc Bắc
Phi vào sự hỗn loạn chưa từng có.
D. PHẢN ƯNG CỦA THÊ GIỚI.
1- Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi các bên ở Tuynidi kiềm chế và đối
thoại để chấm dứt bạo loạn đổ máu, thực tế gián tiếp ủng hộ phong trào đấu tranh ở các
nước này. Ông Ban Ki-moon nói: "Bất cứ việc tấn công người biểu tình ôn hòa nào
cũng không thể chấp nhận được và tôi lên án chúng”.
2- Chính phủ Thụy Sĩ đã ra lệnh đóng băng tài sản của cựu Tổng thống Tuynidi Ben Ali,
Tổng thống Mubarak..
3- Mỹ kêu gọi công dân của họ rời Ai Cập càng sớm càng tốt. Tổng thống Mỹ Barack
Obama đã gọi điện cho lãnh đạo một số nước để thảo luận tình hình Ai Cập, kêu gọi Ai Cập
chuyển giao trong trật tự, hòa bình ngay lập tức. Trong bài phát biểu 10 phút từ Nhà Trắng,
Obama cho biết "đây là thời điểm để Ai Cập chuyển giao quyền lực hòa bình”. Obama nói
tại Phòng Thương mại Hoa Kỳ: !'Rõ ràng Ai Cập cần phải tìm hướng đi và người Ai
Cập đang có tiến bộ".
Thực chất, Ai Cập là đồng minh của Mỹ, từ 1975 đến nay, mỗi năm Mỹ viện trợ quân sự
cho Ai Cập 1,3 tỷ USD; Mỹ đã viện trợ kinh tế cho Ai Cập gần 30 tỷ USD, nhưng những
biến động ở Cai Cập vừa qua Mỹ phát hiện vai trò của Tổng thống Mubarak đã hết tác dụng
nên Mỹ chơi con bài quay lưng lại với người đồng minh lâu năm nhất của mình ở khu vực
Bắc Phi - Mubarak.
4- Thủ tướng Anh có đồng quan điểm với Mỹ rằng: “Ai Cập nay cần một quá trình cải cách
chính trị toàn diện". Thủ tướng Anh David Cameron đã lên án tình trạng bạo lực ở Ai Cập.
5- Các nước châu Âu lúc biểu tình đang diến ra, đã thúc giục Tổng thống Mubarak tránh
bạo lực và thực hiện cải cách. Tổng thống Pháp, Thủ tướng Đức kêu gọi Tổng thống
Mubarak bằng mọi giá cố gắng tránh sử dụng vũ lực chống lại dân thường và những người
12



biểu tình một cách hòa bình.
Đức ngừng xuất khẩu vũ khí cho Ai Cập. Năm ngoái, Đức xuất khẩu 22 triệu euro tiền vũ
khí sang nước này.
6- Chính phủ Trung Quốc chọn im lặng, không tuyên bố gì về biến cố Tuynidi cũng như Ai
Cập. Biện pháp cô lập mọi thông tin từ bên ngoài về sự kiện này được đưa ra. Toàn bộ hệ
thống truyền thông, truyền hình nhà nước không được phát đi bất cứ thông tin nào về vấn
đề mà cả thế giới đang theo dõi này nếu chưa được kiểm duyệt và thông qua.
Tất cả mạng lưới Internet toàn Hoa Lục đều không thể truy cập khi đánh hai từ Ai
Cập hay Tuynidi. Người lướt mạng sẽ nhận được giọng chữ: "Theo pháp luật liên
quan cùng với những quy định và chính sách hiện hành, kết quả tìm kiếm không thể
hiển thị những gì bạn yêu cầu”.
Phản ứng của Việt Nam:
- Tuy địa bàn này chưa phải là có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, các lĩnh vực này, thương
mại hai chiều hơn 6 tỷ USD, Việt Nam xuất hơn 3 tỷ; Việt Nam và một số nước có quan hệ
bạn bè, truyền thống cho nên công dân VN tại đó đều được bảo vệ, cư xử đúng mức.
- Các cơ quan chức năng cần hướng dẫn báo chí đưa tin khách quan; ta xem đây là công
việc nội bộ của họ, ta mong muốn tình hình sớm được ổn định; có các phương án bảo vệ
(cần thiết phải chủ động sơ tán) công dân Việt Nang công tác, học tập và làm ăn tại khu vực
này.
Hệ luỵ:
- Trung Đông, Bắc Phi luôn là điểm nóng của thế giới; việc thúc đẩy tiến trình hoà bình còn
gặp nhiều khó khăn.
- Làn sóng nhập cư vào Châu âu là rất lớn.
- Tình hình ở các nước Bắc Phi đang lan truyền sang nhiều nước.
- Trong tương lai các nhà lãnh đạo ở các nước này không thể giữ cách lãnh đạo như lâu nay
mà phải có điều chỉnh.
- Do khu vực này giữ truyền thống độc đoán nên ít có khả năng tao ra sự thay đổi lớn, hay
sự đổ vỡ lớn; các nước đều có chung muốn có sự ổn định, cải cách đáp ứng nguyện vọng

người dân
Đ. MỘT SÔ ĐỊNH HƯỞNG VỀ TUYÊN TRUYỀN
Một là, trước những biến động chính trị ở Ai Cập, LyBi và các nước trong khu vực, Việt
Nam quan tâm theo dõi những diễn biến gần đây tại các quốc gia này và mong muốn tình
hình Ai Cập và các nước sớm đi vào ổn định.
Hai là, quan tâm và chăm lo cuộc sống toàn diện đến vật chất tinh thần của người dân;
Thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Vì mục tiêu “dân giầu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
13


Ba là, tích cực và tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành dân chủ
rộng rãi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của quần chúng, phát huy tốt quyền làm chủ tập thể
của nhân dân.
Bốn là, tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước trong toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân; luôn đề cao cảnh giác cách mạng, tăng cường đấu tranh làm thất bại âm mưu diễn biến
hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; chống chủ nghĩa dân tộc, lợi dụng dân
chủ, kích động ly khai; không để bất ngờ trước các diễn biến phức xảy ra, nhất là các điểm
nóng, vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo; bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và chế độ
XHCN./.
Năm là, Trước mắt cần làm tốt việc tuyên truyền thực hiện các giải pháp của CP về bình ổn
giá cả hiện nay và chuẩn bị cho cuộc bầu cử đại biểu QH khóa XIII và đại biểu HĐND các
cấp nhiệm kì 2011 - 2016 thành công ./.

14



×