Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Báo cáo thực tập cơ khí: Công ty TNHH xây dựng thương mại & thiết bị Nam Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 55 trang )

Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

Lời Nói Đầu
Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,đất
nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa,hiện đại hóa,vừa xây
dựng cơ sở vật chất kĩ thuật,vừa phát triển nền kinh tế đấy nước. Do đó nghành cơ
khí đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước.
Qua 3 tháng thực tập tại công ty TNHH xây dựng thương mại & thiết bị Nam
Hải em đã rút ra rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi ghế nhà trường em chưa
được biết.
Để có được kết quả như hôm nay em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
trong khoa Cơ Khí – Trung tâm Việt Nhật- Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội đã
giảng dạy và chuẩn bị cho em những kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó, em xin gửi lời
cám ơn chân thành đến ban lãnh đạo các cán bộ công nhân viên trong công ty
TNHH xây dựng thương mại & thiết bị Nam Hải đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm
thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Em mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp
em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 2 tháng 7 năm 2010
Sinh viên

Nguyễn Đức Thuỷ

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

1

Khoa Cơ Khí-VJC




Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

PHẦN I
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP (CÔNG TY TNHH XÂY
DỰNG THƯƠNG MẠI & THIẾT BỊ NAM HẢI)
Công ty TNHH xây dựng thương mại & thiết bị Nam Hải thành lập
năm 2008 và chính thức đi vào hoạt động tháng 2/2008 với nhiều ngành nghề
kinh doanh đa dạng :
- Sản xuất gia công các thiết bị cơ khí
- Sửa chữa đại tu ô tô ,máy công trình ,mua bán phụ tùng .
- Kinh doanh vận tải ,cho thuê ô tô tải và ô tô du lịch ,gia công chọn gói
biển báo giao thông đường bộ .
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp ,giao thông ,thuỷ
lợi , san lấp mặt bằng .
- Sản xuất, thi công rải mặt đường bê tông nhựa trọn gói .
- Buôn bán,cho thuê các loại thiết bị máy chuyên dụng: máy rải bê tông
nhựa, máy lu, máy ủi , máy xúc ,đầm cóc , đầm bàn , máy cắt phá bê tông ...
- Bán buôn ,bán lẻ vật liệu xây dựng đá ,cát ,sỏi ,ximăng ,sắt thép ,nhựa
đường, nhũ tương ,vải địa kỹ thuật .
Trụ sở chính của công ty : Km 10 + 500 - Quốc Lộ 2 – Thanh Xuân – Sóc
Sơn – Hà Nội .
Văn phòng đại diện :Km 10 + 500 - Quốc Lộ 2 – Thanh Xuân – Sóc Sơn –
Hà Nội.
Trải qua 2 năm hoạt động kinh doanh cho đến nay công ty đã có bước phát
triển cao hơn nhiều so với trước khi thành lập .Tuy nhiên ,hiện tại quy mô
công ty còn nhỏ nhưng sắp tới công ty có dự định mở rộng quy mô nhà xưởng

và các hoạt động kinh doanh khác .

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

2

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

PHẦN 2
NỘI DUNG THỰC TẬP
* Mục đích và yêu cầu
- Khảo sát tìm hiểu dây chuyền sản xuất của nhà máy, quy mô và bố trí phân
xưởng, chủng loại các máy công cụ, các sản phẩm chế tạo, các tiêu chuẩn áp
dụng trong sản xuất
-Tìm hiểu nguyên lý hoạt động cách vận hành của các máy gia công,chế tạo chi tiết
của
nhà máy.
-Tìm hiểu quy trình công nghệ gia công của một số chi tiết điển hình.
-Thực tập tại xưởng nâng cao tay nghề,nghiên cứu tìm hiểu quá trình gia công của
các chi tiết,lập quy trình gia công trên các máy công cụ.
-Tìm hiểu công nghệ CNC trong nhà máy.
* Lịch làm việc ( thực tập)
- Tuần thực tập từ thứ 2 đến thứ 6
- Thời gian
Sáng: từ 7h30 đến 12h00

Chiều từ 13h30 đến 16h30

A. THUẬT HÀN
I. Thực chất và đặc điểm:
1. Thực chất:
Hàn là phương pháp ghép nối 2 hay nhiều chi tiết bằng kim loại lại với nhau mà
không thể tháo rời, bằng cách nung kim loại đến trạng thái chảy hoặc dẻo sau đó
nhờ sự nguội và đông đặc để tạo nên mối hàn liên kết kim loại hoặc dung áp lực đủ
lớn
2. Đặc điểm:
-Tiết kiệm được kim loại so với tán rive từ 10-20%,so với phương pháp đúc từ 3050%
-Có thể tạo được các kết cấu nhẹ có khả năng chịu lực cao
-Có thể hàn 2 hay nhiều kim loại có tính chất khác nhau
-Độ bền và độ sít kín của mối hàn lớn

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

3

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

-Trong vật hàn còn tồn tại ứng suất dư lớn, khả năng chịu tải trọng động thấp (tuy
nhiên kết cấu mối hàn khá tốt khi chịu tải trọng tĩnh).
II. Các phương pháp hàn: phân theo hai nhóm cơ bản
-Hàn nóng chảy: kim loại ở mép hàn được nung đến trạng thái nóng chảy kết hợp

với
kim loại bổ sung từ ngoài vào điền đầy khe hở giữa hai chi tiết hàn, sau đó nguội và
đông đặc tạo nên mối hàn.
Ở nhóm hàn này gồm: hàn hồ quang, hàn khí, hàn điện xỉ, hàn plasma, hàn bằng tia
laze, hàn bằng tia điện tử.
-Hàn áp lực: khi hàn bằng áp lực kim loại ở vùng mép hàn được nung đến trạng thái
dẻo,sau đó dung một áp lực đủ lớn để tạo nên mối liên kết kim loại
Ở nhóm hàn này gồm: hàn điện tiếp xúc, hàn masat, hàn nổ, hàn siêu âm, hàn cao
tần,
hàn khuếch tán…
III. Hàn hồ quang
1. Thực chất: là phương pháp hàn nóng chảy sử dụng nhiệt của ngọn lửa hồ quang
sinh ra giữa các điện cực hàn, về thực chất hồ quang hàn là dong chuyển dời của các
điện tử và ion trong môi trường khí giữa hai điện cực hàn, nó kèm theo sự phát
nhiệt lớn
và phát sáng mạnh.
2. Phân loại
-Theo dòng điện
+Dòng điện hàn xoay chiều : chất lượng mối hàn không tốt vì cường độ dòng điện
không ổn định
+ Dòng điện hàn một chiều: chất lượng mối hàn tốt hơn, dễ gây hồ quang, dễ hàn,
cường độ dòng điện ổn định, xong ít được sử dụng vì giá thành đắt.
-Theo điện cực hàn
+Điện cực hàn không nóng chảy: được chế tạo từ vật liệu có nhiệt độ nóng chảy cao
như graphit, vonfram Đường kính que hàn d=1:5 mm đối với que hàn fram v
d=6:12 mm đối với que hàn grafit, chiều dài que hàn thường là 250mm, đầu vát côn
(H1.1)

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7


4

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

Que hàn không nóng chảy cho hồ quang hàn ổn định, để bổ sung kim loại cho mối
hàn ta phải dùng que hàn phụ
+Điện cực hàn nóng chảy(que hàn): được chế tạo từ kim loại hoặc hợp kim có cùng
thành phần với thành phần kim loại vật hàn. Cấu tạo:

Lớp thuốc bọc que hàn được chế tạo từ hỗn hợp ở dạng bột gồm nhiều laọi vật liệu
kim loại trộn đều với chất kết dính bọc ngoài lõi có chiều dày từ 1-2mm .
Tác dụng của lớp thuốc bọc que hàn:
-Tăng khả năng ion hóa để dễ gây hồ quang và duy trì hồ quang ổn định, thông
thường đưa vào thuốc bọc hợp chất kim loại kiềm Bảo vệ mối hàn tránh sự oxi hóa
hoặc hòa tan khi vào môi trường
Tạo phễu hứng kim loại vào vũng hàn, tạo xỉ lỏng và đềuche phủ mối hàn làm giảm
tốc độ nguội mối hàn tránh nứt.
-Khử oxi trong quá trình hàn người ta đưa vào thành phần thuốc bọc các phero hợp
kim hoặc kim loại sạch có ái lực mạnh với oxi, có khả năng tạo oxit dễ tách khỏi
kim loại lỏng.

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

5


Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

IV. Các loại máy hàn:
1. Các loại máy biến áp hàn xoay chiều:
-Máy hàn xoay chiều điều chỉnh cường độ dòng điện bằng lõi từ di động.

Nguyên lý: Theo sơ đồ nguyên lý trên đây là loại máy hàn điều chỉnh cường độ
dòng điện bằng lõi từ di động. Máy hàn kiểu này có một lõi từ di động A nằm trong
gong từ B của máy biến áp. Khi lõi từ A nằm hoàn toàn trong gông từ B thì từ thông
do cuộn thứ cấp sinh ra có một phần rẽ nhánh qua lõi từ làm cho từ thông qua cuộn
thứ cấp giảm → điện áp trên cuộn thứ cấp giảm. Khi lõi từ dịch ra ngoài theo
phương vuông góc với mặt phẳng của gông từ B, khe hở giữa lõi từ và gông từ tăng
lên, từ thông rẽ nhánh giảm làm cho từ thông qua cuộn thứ cấp tăng lên→ điện áp
trên cuộn thứ cấp tăng.
Máy hàn có lõi từ di động có kết cấu gọn, điều chỉnh dòng diện hàn vô cấp, khoảng
điều chỉnh rộng do đó hiện nay được sử dụng nhiều
-Máy hàn xoay chiều điều chỉnh cường độ dòng điện hàn bằng thay đổi số vòng dây
cuộn thứ cấp:

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

6

Khoa Cơ Khí-VJC



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Phân biệt cuộn sơ cấp- thứ cấp:

Báo Cáo Thực Tập

+ Nguồn vào
+ Tiết diện dây

Nguyên lý: dùng khóa K thay đổi số vòng dây I tăng bằng cách giảm số vòng dây
cuộn thứ cấp,I giảm bằng cách tăng số vòng dây cuộn thứ cấp

2. Các loại máy hàn một chiều:
-Máy hàn chỉnh lưu ba pha

Sơ đồ nguyên lý:
Máy hàn dung dòng điện chỉnh lưu có hồ quang cháy ổn định hơn máy hàn xoay
chiều, phạm vi điều chỉnh dòng điện hàn rộng hệ số công suất hữu ích cao,công suất
không tải nhỏ,kết cấu đơn giản hơn.
-Máy hàn bán tự động hàn trong môi trường khí bỏa vệ CO2.

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

7

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội


Báo Cáo Thực Tập

Cấu tạo:
+Máy biến áp hàn chỉnh lưu: SVI 300i
+Cơ cấu cấp lõi dây hàn tự động Mig2F
Bình chứa khí CO2: trên bình chứa có lắp lưu lượng kế→ để điều chỉnh lưu lượng
khí từ trong bình chứa ra và làm ổn định áp suất khí trong quá trình làm việc
+Mỏ hàn: Được lắp với cơ cấu cấp lõi dây hàn tự động. Nhiệm vụ mỏ hàn dung để
dẫn dây hàn và khí trong quá trình hàn
Ưu điểm: hàn mối hàn đầy lien tục không bị ngắt quãng, chất lượng mối hàn tốt vì
cường độ dòng điện ổn định, bề mặt mối hàn sạch.
V. Hàn và cắt kim loại bằng khí O2 và C2H2
1. Thực chất và đặc điểm:
Hàn và cắt bằng khí là phương pháp hàn nóng chảy sử dụng nhiệt của ngọn lửa sinh
ra khi đốt khí cháy cháy trong dòng khí oxi kĩ thuật, thông thường nhất là hàn và cắt
bằng khí O2 và C2H2
Hàn và cắt bằng khí có đặc điểm : hàn được các vật hàn mỏng, hàn được hai hay
nhiều kim loại có tính chất khác nhau ví dụ như hàn gang, đồng, nhôm
Nhược điểm:- Năng suất hàn thấp
- Chất lượng mối hàn không tốt, do bị ảnh hưởng nhiệt vật hàn bị co rút, cong vênh
nhiều hơn so với hàn hồ quang.

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

8

Khoa Cơ Khí-VJC



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

2. Thiết bị hàn và cắt kim loại bằng khí O2 và C2H2 ( trạm hàn và cắt kim loại
bằng khí O2 và C2H2)
-Bình chứa khí O2: chế tạo bằng thép tấm, chiều dày: 7mm , bằng phương pháp dập
hoặc hàn có Dngoài=219mm, chiều cao H= 1390mm, có dung tích chứa 40 lít, Plàm
việc=150 at. Để nhận biết bình chứa khí oxi sơn màu xanh hoặc xanh da trời
-Bình chứa khí C2H2: được chế tạo bằng thép tấm, chiều dày 7mm, bằng phương
pháp dập hoặc hàn, có Dngoài=400mm, H=800mm, Plàm việc<19 at, dung tích
chứa 40 lít, đặc biệt xung quanh than bình và đáy bình có bọc lớp xốp thường la
than hoạt tính có tẩm axêtôn mục đích chống nổ bình.
-Bình điều chế khí C2H2
Plv<1,5at
P chịu đựng bình=1,3at
Sản lượng sinh khí 2000 lít khí /1h thường sơn phân biệt màu trắng hoặc màu vàng
-Van giảm áp: được lắp ở bình chứa khí oxi va khí axêtylen, là dụng cụ dung để
giảm áp suất khí từ trong bình chứa xuống áp suất làm việc cần thiết và tự động duy
trì áp suất đó đến mức ổn định (đối với O2: Pbình chứa=150at, Plv=3-4at; đối với
C2H2:
P bình chứa=15-16at, Plv=1-1,5at
-Dây dẫn: là dụng cụ dẫn khí từ bình chứa ,bình điều chứa khí đến mỏ hàn, mỏ cắt
Yêu cầu chung: chịu được áp suất 10at đối với dây dẫn khí oxi, và 3at đối với dây
dẫn khí axêtylen, đủ độ mềm cần thiết nhưng không bị gập, dây dẫn khí được chế
tạo vải lót su có ba loại kích thước sau:
+Dtr =5,5mm, Dng không quy định
+Dtr=9,5mm, Dng=17,5mm
+Dtr=13mm, Dng=22mm
Dây dẫn khí oxi màu xanh, axêtylen màu đỏ

-Mỏ hàn và mỏ cắt: là dụng cụ dung để hòa trộn khí cháy và oxi tạo thành hốn hợp
chay có thành phần thích hợp để nhận được ngọn lửa hàn và cắt theo yêu cầu.
VI. Hàn áp lực: ( hàn điểm tiếp xúc)
1. Thực chất: hàn điện tiếp xúc là phương pháp hàn áp lực sử dụgn nhiệt do biến

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

9

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

đổi nhiệt năng bằng cach cho dòng điện có cường độ dòng điện lớn đi qua mặt tiếp
xúc của hai chi tiết hàn để nung nóng kim loại . Khi hàn hai mép kim loại ép sát vào
nhau nhờ dụng cụ ép. Sau đó cho dòg điện chạy qua mặt tiếp xúc,theo định luật JunLenxơ nhiệt lượng sinh ra trong mạch điện hàn được xác định: Q=0,24RI2t , nhiệt
này nung nóng hai mặt tiếp xúc đạt được trạng thái dẻo sau đó cho lực tác dụng làm
cho hai chi tiết tiếp cận nhau xuất hiện mối liên kết kim loại và sự khuếch tán các
nguyên tử hình thành mối hàn.
2. Máy hàn điểm tiếp xúc:
Hàn điểm tiếp xúc là phương pháp hàn điện tiếp xúc mà mối hàn được thực hiện
từng điểm trên bề mặt tiếp xúc hai chi tiết hàn. Khi hàn điểm hai chi tiết nằm giữa
hai điện cực hàn. Sauk hi ép sơ bộ và đóng điện dòng điện trong mạch chủ yếu tập
trung vào một diện tích nhỏgiữa hai điện cực hàn nung chi tiết đến trạng thai dẻo,
sau đó tạo lực ép đủ lớn để tạo nên chi tiết hàn.
Dùng hàn các chi tiết mỏng, có thể đưa vào phương pháp hàn tự động.


Sơ đồ nguyên lý:
Nội Dung Công Việc II : Tìm hiểu công nghệ gia công bằng áp lực,thực hành tại
xưởng tiện,phay bào của nhà máy (tìm hiểu cấu tạo,cơ cấu vận hành….)

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

10

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

GIA CÔNG KIM LOẠI BẰNG ÁP LỰC
I.Thực chất và đặc điểm:
1. Thực chất:
Gia công kim loại bằng áp lực là phương pháp cơ bản để chế tạo những chi tiết máy
và các sản phẩm kim loại nhằm thay thế cho phương pháp đúc hoặc gia công cắt gọt
Gia công kim loại bằng áp lực thực hiện bằng cách dung ngoại lực tác dụng lên kim
loại ở trạng thái nóng hoặc nguội làm cho kim loại đạt đến giới hạn đàn hồi, kết quả
sẽ làm thay đổi hình dáng của vật thể mà không phá hủy tính lien tục và độ bền của
chúng.
2. Đặc điểm:
-Kim loại gia công ở thể rắn, sau khi gia công không những tay đổi hình dáng và
kích thước mà còn thay đổi cả về cơ , lí, hóa tính của kim loại: kim loại mịn chặt
hơn, hạt đồng đều, khử được các khuyết tật do đúc gây nên, nâng cao cơ tính và độ
bền chi tiết.
-Gia công áp lực là một quá trình sản xuất cao. Nó cho phép ta nhận được các chi

tiết có kích thước chính xác, mặt chi tiết tốt, lượng phế phẩm thấp và chúng có tính
cơ học cao hơn vật đúc.
II.Phân loại:
Tất cả các phương pháp gia công áp lực được phân theo hai nhóm cơ bản:
-Nhóm ngành luyện kim: cán, kéo, ép…
-Nhóm ngành cơ khí: rèn tự do, rèn khuôn, dập tấm.
III.Rèn tự do:
Các dụng cụ cơ bản của rèn tự do:
-Dụng cụ công nghệ: búa, đe, mũi đột( tạo lổ), mũi ve(chặt),bàn là( là phẳng), bàn
sấn.
-Dụng cụ kẹp chặt: êtô, kìm rèn
-Dụng cụ đo: cữ,lưỡng
IV.Các thiết bị:
1. Máy búa hơi: BH80, 50,150…; BKN80, 50, 150…
Sơ đồ nguyên lý:

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

11

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

Nguyên lý:
Động cơ (1) tryền chuyển động cho trục khuỷu (3) qua bộ đai truyền (2) thông qua
biên truyền động (4) làm cho pittông ép (6) chuyển động tịnh tiến trong xi lanh (5)

tạo ra khí ép ở buồng trên hoặc buồng dưới trong xi lanh búa (8), tùy theo vị trí của
bàn đạp số (14) mà cụm van phân phối khí (7) sẽ tạo ra những đường dẫn khí khác
nhau làm cho pittông búa (9) có gắn than pittông và đầu búa (10) chuyển động hay
đứng yên trong xilanh búa (8), đe dưới (11) được lắp vào gối đỡ đe (12) và chúng
được giữ trên bệ đe(13)
Máy búa hơi là thiết bị được sử dụng trong rèn tự do. Trước khi đưa các chi tiết vào
gia công trên máy búa người ta phải biến dạng dẻo ở trạng thái nóng hoặc nguội.
2. Máy cán ren.
3. Máy cắt đột liên hợp.
BÀN TIỆN
I. Khái niệm:
1. Tiện là một quá trình cắt gọt kim loại trong đó vật gia công quay tròn còn dao
tịnh tiến theo các hướng do bàn xe dao đi. Trong quá trình đó tạo ram omen cắt và
trục cắt.

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

12

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

2. Nguyên lý: chi tiết quay tròn tại một chỗ còn dao thực hiện chuyển động tịnh
tiến để cắt gọt.
1- Mâm cặp: là đồ gá dùng để kẹp chặt chi tiết
2- Chi tiết gia công

3- Dao tiện được kẹp chặt trên bàn gá dao
4- Bàn gá dao
5- Mặt chi tiết đang gia công
6- n, s, t: Hợp lại gọi là chế độ cắt gọt
+n: Tốc độ quay của mâm cặp hay tốc độ quay của trục chính( vòng/phút )
+s: Hướng và lượng dịch chỉnh của dao tiện khi máy quay một vòng được tính
(mm/vòng)
+ t: chiều sâu cắt là lớp kim loại hớt bỏ đi trong một lần cắt
Các sản phẩm:
1- Ren ngoài hoặc ren trong
2- Mặt phẳng
3- Tiện rãnh
4- Tiện côn
5- Tiện mặt bậc
6- Mặt đầu
7- Mặt lõm
Ngoài ra trên máy tiện còn có thể khoan, khoét, hoặc doa lỗ
NỘI QUY AN TOÀN BÀN TIỆN
1. Phải mặc quần áo bảo hộ lao động gọn gàng, đi giầy dép có quai hậu, nữ tóc dài
phải buộc gọn gàng đội mũ bảo vệ
2. Kiểm tra toàn diện máy tiếp đất chưa, đèn chiếu sang chỗ gia công
3. Kiểm tra tình trạng máy ở chế độ không tải
4. Sắp xếp lại vị trí làm việc, kiểm tra dụng cụ gá lắp, dụng cụ đo, chi tiết kẹp
5. Khi chi tiết có trọng lượng lớn hơn 20kg phải sử dụng cơ cấu nâng hạ
6. Khi mài dao không được mài ở phần đầu đá mài, không nên ấn dao quá mạnh
vào viên đá, phải dùng kính và tấm kính che an toàn
Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

13


Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

7. Không đeo găng tay hoặc bao tay khi làm việc, nếu tay bị đau phải băng lại và
đeo găng tay cao su mỏng
8. Không được để dung dịch trơn nguội và dầu bôi trơn văng ra xung quanh nơi
làm việc
9. Gá dao chắc chắn, sử dụng miếng đệm khi gá dao
10. Kẹp chặt phôi cẩn thận, không để chìa khóa mâm cặp trên mâm cặp sau khi đã
gá và tháo phôi
11. Sau khi kẹp chặt phôi không cho phép các chấu kẹp nhô ra khỏi đường kính
ngoài của mâm cặp quá 1/3 chiều dài chấu. Khi các chấu kẹp nhô ra ngoài quá lớn
thì phải thay chấu kẹp
12. Khi gia công vật liệu dẻo có phoi dây thì phải dùng cơ cấu bẻ phoi tránh phoi
quấn vào chi tiết gia công.
13. Khi gia công vật liệu giòn phoi vụn thì phải có tấm kính chắn bảo vệ trong suốt
hoặc đeo kính bảo hộ
14. Không được rời vị trí làm việc khi máy đang chạy
15. Dừng máy, điều chỉnh các tay gạt về vị trí an toàn, ngắt điện khỏi máy, dùng
chổi quét phoi ở ổ dao và băng máy, dùng dẻ sạch để lau chùi các dụng cụ đo, dụng
cụ cắt và để vào tủ đúng nơi quy định, sắp xếp gọn gàng các chi tiết gia công
16. Bôi trơn các bề mặt làm việc trên bàn dao và băng máy
17. Bàn dao máy cần nêu rõ tình trạng của máy trong khi làm việc
3.Các kí hiệu máy tiện có tại xưởng:
+ T616 : do Việt Nam sản xuất
+ T6M16 :

+ 16K20 : Liên Xô
+ E400/1000 : Hungari
II. Cấu tạo của máy tiện: T6M16

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

14

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

I.Đầu máy: làm nhiệm vụ mang trục chính, ở đầu trục chính có lắp mâm cặp, tốc độ
quay của máy được tính bằng tốc độ quay của trục chính.
II. Thân máy: ở mặt trên của thân máy được chế tạo các song trượt và mặt trượt làm
nhiệm vụ dẫn hướng cho bàn xe dao và ụ động. Hướng là song song với tâm của
trục chính, chiều dài chi tiết gia công được phụ thuộc vào chiều dài than máy.
III. Đế máy: Dùng để đỡ than máy và đầu máy, gồm hai phần:
+ Đế lớn: chứa hộp tốc độ và động cơ
+Đế nhỏ: chứă các bộ phận về điện
IV. Hộp tốc độ chạy dao: có các tay gạt điều khiển tốc độ tiến của dao tiện khi chạy
dao tự động để tiện trơn hay tiện ren.
V. Bộ bánh răng thay thế: là cầu truyền chuyển động từ trục chính xuống hộp tốc
độ chạy dao và dung để tiện ren các hệ khác nhau.
VI.Bàn xe dao: có các tay quay điều khiển tịnh tiến của dao tiện quay theo các
hướng khác nhau
VII. Ụ động: được sử dụng để lắp mũi chống tâm để đỡ các chi tiết khi tiện ngoài

đối với trục dài hoặc ống dài
Ngoài ra còn tạo chuyển động cho mũi khoan, mũi khoét, mũi doa
☺Nguyên lý hoạt động của máy tiện:

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

15

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

Từ động cơ truyền chuyển động qua hộp tốc độ. Tại hộp tốc độ có 2 tay gạt điều
khiển tốc độ quay để cho ra nhiều cấp tốc độ khác nhau, sau đó truyền chuyển động
cho trục chính thông qua bộ truyền puly- dây đai làm quay trục chính, ta được
chuyển động chính của máy là chuyển động quay. Từ trục chính nhờ có bộ bánh
răng ăn khớp truyền chuyển động xuống hộp tốc độ chạy dao thông qua bộ bánh
răng thay thế và được điều khiển bằng các tay gạt ở hộp tốc độ chạy dao làm quay
trục vitme khi tiện ren, và trục trơn khi tiện trơn. Trên bàn xe dao có các tay gạt
điều khiển hướng tịnh tiến của dao tiện theo các hướng khác nhau.
1.Chứa các bộ phận về điện bao gồm điện khởi động, bơm nước làm nguội, đèn
chiếu sang
2. Tay gạt khởi động máy có 3 vị trí
vị trí giữa: tắt máy
kéo lên: máy quay thuận ( ngược chiều với chiều kim đồng hồ)
3. Tay gạt điều khiển tốc độ quay
Tay gạt ngắn: 2vị trí

Tay gạt dài: 3 vị trí
Khi cần tìm tốc độ thì tra vào bảng tốc độ quay và gạt tay gạt về phía đó
4. Tay gạt điều chỉnh hướng tiến dao khi máy quay một chiều.
5. Tay gạt điều chỉnh tốc độ quay có 3 vị trí
A: quay gián tiếp
B: quay trực tiếp
Vị trí ở giữa: là vị trí an toàn khi gá lắp phôi.
Tốc độ cần tìm nằm ở hang nào trong bảng tốc độ quay thì ta gạt về phía đó.
6. Dựa vào tốc độ hộp chỉnh dao
7. Tay gạt điều chỉnh hộp tốc độ chạy dao có 5 vịu trí ứng với một vị trí của tay gạt
thì tay gạt 8 có 5 vị trí
8. Núm điều khiển trục trơn hoặc trục vitme quay có hai vị trí
+ kéo ra trục trơn quayđể tiện trơn
+nhấn vào trục vitme quay dung để tiện ren

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

16

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

9. Tay quay và du xích bàn xe dao: tay quay điều khiển hướng tịnh tiến của
dao,hướng là song song với tâm, du xích có giá trị 1vach = 1mm được chia làm 200
vạch.
Công dụng du xích: để tính điểm đầu hoặc chiều dài chi tiết đối với trục dài hoặc

ống dài
10. Tay quay và du xích bàn dao ngang: khi sử dụng tay quay và du xích bàn dao
ngang dao tiện sẽ tịnh tiến vuông góc với tâm, du xích có giá trị 1 vạch = 0.05mm,
80 vạch
Công dụng của du xích: dung để tính chiều sâu cắt khi tiện ngoài hoặc tiện lỗ
11. Tay quay và du xích bàn trượt dọc trên: bàn trượt dọc trên có thể xoay theo các
hướng khác nhau, du xích có giá trị 1 vạch = 0.05mm, 60 vạch.
Cộng dụng du xích: để tính điểm sâu cắt khi tiện mặt đầu
12. Tay gạt điều khiển tiện trơn dọc tự động
13. Tay gạt điều khiển tiện trơn ngang tự động
14. Tay gạt điều khiển tiện ren
III. Các đồ gá thông dụng:
1. Mâm cặp 3 chấu tự định tâm: được lắp ở đầu trục chính thường được sử dụng để
gá lắp chi tiêt có dạng hình trụ hoặc 3 cạnh đối xứng đối với tâm gia công. Mỗi
mâm cặp có 2 bộ chấu, mỗi bộ chấu có 3 cái.

-Cách sử dụng: dung cờ lê mâm xoay một trong 3 lổ ở vỏ ngoài cả 3 chấu cùng
đồng thời kẹp lại hoặc mở ra (tính tự định tâm)
-Ưu điểm: gá kẹp chi tiết gia công nhanh, đạt được độ đồng tâm cao
-Nhược điểm: không gá kẹp được những chi tiết có dạng hình vuông, hình chữ nhật,
những hình phức tạp khác.
Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

17

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội


Báo Cáo Thực Tập

2. Mâm cặp bộ chấu vạn năng: thường được sử dụng để gá kẹp những chi tiết có
dạng hình vuông, dạng hình chữ nhật, hay hình phức tạp.

-Ưu điểm: gá kẹp được tất cả những chi tiết
-Nhược điểm: có 4 chấu kẹp từng chấu kẹp có vit điều chỉnh riêng, các chấu kẹp có
thể xoay theo các hướng khác nhau, vì không có tính tự định tâm nên tốn nhiều thời
gian để gá kẹp các chi tiết gia công
3. Giá đỡ động: được gắn cố định trên bàn xe dao di chuyển dọc theo băng máy
cùng với dao tiện
Công dụng: để đỡ chi tiết gia công khi tiện ngoài đối với trục dài có đường kính nhỏ
và được chống tâm một đầu.
4. Giá đỡ tĩnh: được gắn cố định trên than máy dùng để đỡ chi tiết gia công khi tiện
một đầu hoặc tiện lổ,những trục dài hoặc ống dài vị trí cắt xa ở vị trí kẹp.
Cách gá lắp phôi cơ bản:
- Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu khi chiều dài nhỏ hơn 6 lần đường
kính chi tiết
- Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu và sử dụng mũi chống tâm
- Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu có sử dụng giá đỡ động
- Kẹp chi tiết bằng mâm cặp 3 chấu hoặc 4 chấu có sử dụng giá đỡ tĩnh
IV. Dao tiện: dao tiện quyết định rất lớn đến bề mặt chi tiết gia công, đến năng suất
lao động.
1. Yêu cầu đối với vật liệu làm dao tiện:
+Độ cứng cao: do tính chất của vật liệu không đồng nhất như gang, thép, đồng,
Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

18

Khoa Cơ Khí-VJC



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

nhôm là những vật liệu có độ cứng cao vì vậy yêu cầu đối với vật liệu làm dao phải
cứng hơn vật liệu gia công
+Độ chịu nhiệt cao: trong quá trình cắt do ma sát giữa dao va chi tiết gia công dưới
tác dụng của lực cắt, khi cắt gọt ở tốc độ cao tạo nên nhiệt độ lớn vật liệu làm dao
phải chịu được nhiệt độ đó
+Độ chịu mài mòn: do ma sát giữa dao và chi tiết gia công kết hợp với nhiệt độ cao
làm dao chóng mòn vì vậy vật liệu làm dao phải chịu được nhiệt độ đó
+Tính chịu va đập: va đập sinh ra do quá trình cắt không liên tục hoặc do tính
không đồng nhất của vật liệu. Vật liệu làm dao phải chịu được độ va đập nhất định.
2. Cấu tạo dao tiện: gồm 2 phần

-Phần thân: được làm bằng tiết diện hình vuông, được sử dụng kẹp trên bàn gá dao
-Phần lưỡi cắt: được làm hoặc gán với vật liệu làm dao, trực tiếp tham gia vào cắt
gọt và có các mặt và các đường.
3. Các loại vật liệu làm dao thông dụng:
-Thép gió: P9-18 có nhiệt độ khoảng 650 0C, độ cứng 65HRC, thuận tiện dung cho
gia công ở tốc độ thấp.
-Hợp kim cứng: chia làm hai nhóm:
+Nhóm 1: BK6, BK8 có nhiệt độ khoảng 1000 0C, độ cứng 75 HRC thường sử
dụng để tiện gang
+Nhóm 2: T5K10, T15K6 có độ cứng lớn hơn 85HRC, có nhiệt độ lớn hơn 1000

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7


19

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

0C thường được sử dụng để tiện thép, các kimloại màu
Ngoài hai vật liệu trên người ta còn sử dụng kim cương nhân tạo, gốm sứ, thép
cacbon dụng cụ
V. Trình tự các bước khi gia công:
1. Đọc và tìm hiểu bản vẽ để nắm bắt yêu cầu kĩ thuật
2. Lựa chọn máy, dao, dụng cụ đo thích hợp
3. Thực hiện thao tác gá lắp phôi trên máy
4. Chọn chế độ cắt gọt thích hợp
5. Trình tự thao tác thực hiện trên máy.
+) Bước 1 : Kéo tay gạt hộp tốc độ phía dưới hộp máy về phía mình sau đó quay tay
vặn đến vị trí tốc độ cần đặt ( tốc độ được ghi trên hộp tốc độ ) sau đó đẩy tay gạt
sao cho hai má của hộp tốc độ khít với nhau . Sau khi đưa tay gạt đến được vị trí tốc
độ cần đặt ta sẽ thấy trên hộp tốc độ có hai tốc được ghi cùng nhau , đây là hai dải
tốc độ của máy ( dải tốc độ cao và thấp ) ta sẽ dùng tay gạt trên hộp xe dao bước
tiến để chọn dai tốc độ .
+) Bước 2 : gạt tay gạt chọn dải tốc độ sang hai bên để chọn dải tốc độ ( tùy từng
loại máy được kí hiệu là A , B hay I , II ) và cũng tùy từng loại máy mà vị trí 0 ( vị
trí ngừng quay trục chính ) ở giữa hoặc ở dưới cùng hai bên tay gạt . Vị trí 0 này
được sử dụng khi dừng máy an toàn để đo sản phẩm trong quá trình tiện .
Nếu không chọn chế độ tiên tự động sau khi cài đặt song đến đây có thể gá phôi và
cho máy chạy để gia công. Nếu chọn chế độ gia công tự động thì thêm bước cài đặt

chế độ tiện tự động .
+) Bước 3 : cài đặt chế độ tiện tự động ( chỉ dùng trong tiện tinh )
- Cài đặt bước tiến cho bàn dao ( dọc và ngang ) : trước tiên tra bảng trên thân máy
để tìm các thông số điều chỉnh , sau khi tìm song thì điều chỉnh hai tay gạt phía dưới
tay gạt điều chỉnh dải tốc độ đến vị trí đã tra được trên bảng .
- Tiếp theo điều chỉnh tay gạt bên cạnh tay gạt điều chỉnh dải tốc độ để điều chỉnh
hướng tiến tự động của bàn dao ( dọc và ngang ) .
+) Bước 4 : sau khi cài đặt song chế độ tiện tự động để tiện tự động ta gạt tay gạt ở
cạnh tay quay bàn dao dọc ( để chọn tự động dịch chuyển bàn dao dọc ) , gạt tay

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

20

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

gạt tiếp theo ( (để chọn dịch chuyển tự động bàn dao ngang ) lên trên để tiện tự
động .
+) Bước 5 : sau khi các bước cài đặt đã song ta tiến hành gá phôi
+) Bước 6 : nếu không sử dụng chế độ tiện tự động thì ta quay các tay quay bàn dao
dọc , tay quay bàn dao ngang , tay quay bàn dao dọc con để dịch chuyển các bàn
dao
ra xa , vào gần phôi hoặc mâm cặp để tạo chuyển động cắt gọt .
+) Bước 7 : khi các bước trên đã hoàn thành ta gạt tay gạt điện để cho máy chạy và
gia công.

+) Bước 8 : sau khi gia công song gạt tay gạt điện để tắt máy và khi máy dừng hẳn
gạt tay gạt điều chỉnh dải tốc độ về 0 .
Quy Trình công nghệ gia công một số chi tiết
CẮT MẪU NÉN GANG
1) Mục Tiêu
- Hiểu nguyên lý và cách vận hành máy tiện T626
- Lập được quy trình công nghệ và tiện hoàn thành sản phẩm mẫu nén gang ( dung
sai ± 0.1)
- Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy sử dụng máy
2) Quy trình công nghệ
- Gá hai dao chắc chắn và đúng tâm
- Gá phôi chắc chắn và dài ngoài mâm cặp 55- 60 mm
B1: nghiêng dao tiện phía ngoài so với mặt phôi từ 25- 30˚ ( khỏa mặt đầu )
B2: để dao vuông góc với mặt phôi ( quá trình cắt ) : cắt thô đo chiều dài cắt là 16,5
mm sau đó tiến hành cắt tinh lấy kích thước dúng 16mm
B3 : để dao cắt vuông góc với phôi lấy dấu mờ 16,5 mm và tiến hành cắt phôi đến
khi
Lõi đạt d=5mm thì dừng
B4: Nghiêng dao cắt 5 – 10 ˚ lấy dấu 16mm và cắt đứt phôi
3) Chế độ cắt
Nth = 120 – 173 vòng/phút

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

21

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội


Báo Cáo Thực Tập

Nt = 248 – 350 vòng/phút
S = 0,04 – 0,09 mm/vòng
t = 0,2 – 1 mm
CẮT RÃNH
Rãnh thường được tiện ở mặt ngoài chi tiết.Rãnh dung để thóa dao khi tiện ren,lắp
vòng
Để cắt rãnh , cắt đứt phôi thường được định vị và kẹp chặt tương tự như tiện trụ
ngoài.Mạch cắt nên bố trí gần sát vấu kẹp
I.Dao tiện và cách gá lắp :

1.Dao tiện :
-Dao thường có ba kiểu dao trái,dao phải,dao có tâm của mũi dao trùng với tâm của
thân dao.Vật liệu làm dao thường làm bằng thép gió hoặc hợp kim cứng.
-Các góc độ được mài như trong hình vẽ.
-Phần làm việc của dao có lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ.Lưỡi cắt chính có thể thẳng
hoặc nghiêng tùy thuộc vào điều kiện cắt,yêu cầu kỹ thuật.
-Khi cắt rãnh lớn hơn 4mm thì bề rộng b = ( từ 2.5 – 3mm ).Còn khi rãnh nhỏ hơn
4mm thì mài dao có bề rộng bằng bề rộng rãnh cần cắt (trừ các trường hợp rãnh nhỏ
quá )

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

22

Khoa Cơ Khí-VJC



Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

2.Phương pháp gá lắp dao và chi tiết :

Dao cắt rãnh,cắt đứt phải gá lưỡi cắt thật chính xác ngang với tâm máy.
-Nếu lưỡi cắt thấp hơn tâm : Cắt gần đến tâm mặt sau của dao tỳ vào,dao cắt không
được nữa.
-Đối với dao cắt cán thẳng.Phải gá dao thật vuông góc với đường trục của phôi,để
mặt sau phụ của dao không cọ sát vào thành rãnh.
II.Phương Pháp Cắt:
-Khi cắt đứt cần gá phôi sao cho mạch cắt sát vào mặt đầu của mâm cặp,dao cách
mặt đầu của vấu cặp khoảng từ 3 - 5 mm
-Có hai cách cắt cơ bản :

1.Cắt thẳng một mạch :
-Tiến dao vào bằng bàn trượt ngang,cứ thế ăn sâu vào tâm,không dich chuyển xa
dọc hoặc xa trên.
-Phương pháp này dung để cắt phôi mềm hoặc phôi có đường kính nhỏ.

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

23

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội


Báo Cáo Thực Tập

2.Cắt bằng cách mở rộng rãnh :
-Tiến dao cắt bằng bàn trượt ngang,đồng thời mở rộng rãnh cắt bằng bước tiến dọc
về cả hai phái từ 1-2mm để tránh hiện tượng kẹt phôi trong rãnh cắt và cắt gọt dễ
dàng.
-Phương pháp này dung để cắt phôi cứng và phôi có đường kính lớn.
+Cắt bằng cách mở rộng rãnh lâu và hao phôi nhưng dao khó kẹt trong rãnh làm
gãy dao.
-Nếu phôi có đường kính không lớn,mặt cắt có yêu cầu chính xác không cao có thể
dung dao có lưỡi cắt xiên so với đường tâm một góc 100o.
-Nếu phôi có đường kính lớn,dao cắt không đến tâm được trong trường hợp này,khi
lưỡi cắt cách tâm từ 2-3mm phải rút dao ra khỏi rãnh tắt máy và bẻ gãy phôi.
TIỆN LỖ
Tiện lỗ là một trong những phương pháp gia công lỗ thường dung để làm rộng một
lỗ đã có sẵn.Tiện lỗ có thể gia công các lỗ có kích thước bất kì đảm bảo độ chính
xác kích thước cao.

Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

24

Khoa Cơ Khí-VJC


Trường ĐH Công Nghiệp Hà Nội

Báo Cáo Thực Tập

I.Dao Tiện Và Cách Gá Lắp :

1.dao tiện :
-Dao tiện lỗ có các loại :Dao tiện lỗ suốt,dao tiện lỗ kín,dao tiện thô,dao tiện
tinh….Vật liệu làm phần cắt của dao được chế tạo bằng thép gió,hợp kim cứng.
-Các góc độ của dao tiện lỗ cũng tương tự như dao tiện ngoài,nhưng góc sau của
dao tiện lỗ α = 12-16o
2.Phương pháp gá lắp :
-Dao tiện lỗ được gá trực tiếp trên ổ dao,trục dao tiện lỗ thường gá song song với
tâm máy
-Chiều dài của dao thường được gá ló ra khỏi ổ dao bằng tổng chiều dài lỗ gia công
-Mũi dao phải điều chỉnh ngang tâm máy (khi tiện thô mũi dao có thể gá thấp hơn
tâm nhưng không vượt quá 1% đường kính lỗ).
Sv: Nguyễn Đức Thuỷ - CGKL3-K7

25

Khoa Cơ Khí-VJC


×