Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Đánh giá mức độ gây hại và đề xuất một số biện pháp phòng tr ừ sâu xanh ăn lá bồ đề tại xã nghĩa đô huyện b ảo yên tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

ĐẶNG THỊ THẤY

“ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP

PHÒNG TRỪ SÂU XANH ĂN LÁ BỒ ĐỀ (PENTONIA SP) TẠI
XÃ NGHĨA ĐÔ HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Lâm nghiệp
Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM


--------------

ĐẶNG THỊ THẤY

“ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP

PHÒNG TRỪ SÂU XANH ĂN LÁ BỒ ĐỀ (PENTONIA SP) TẠI
XÃ NGHĨA ĐÔ HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành

: Chính quy
: Lâm nghiệp

Lớp
: 43 - LN - N01
Khoa
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh
(Giảng viên khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)

Thái Nguyên - năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------

ĐẶNG THỊ THẤY

“ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP

PHÒNG TRỪ SÂU XANH ĂN LÁ BỒ ĐỀ (PENTONIA SP) TẠI
XÃ NGHĨA ĐÔ HUYỆN BẢO YÊN TỈNH LÀO CAI”

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành

: Chính quy
: Lâm nghiệp

Lớp
: 43 - LN - N01
Khoa
: Lâm nghiệp
: 2011 - 2015
Khóa học
Giáo viên hướng dẫn : TS. Đàm Văn Vinh
(Giảng viên khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên)

Thái Nguyên - năm 2015



ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng đối
với mỗi sinh viên. Đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế và áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, bổ sung, củng cố những kiến
thức bản thân, tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho công việc và
các hoạt động chuyên môn sau này.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và của giáo viên hướng dẫn tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức độ gây hại và đề xuất một số biện
pháp phòng trừ Sâu xanh ăn lá Bồ đề (Pentonia sp) tại xã Nghĩa Đô huyện
Bảo Yên tỉnh Lào Cai”.
Đến nay tôi đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Để có được kết
quả như ngày nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các vị lãnh đạo, cán bộ các cơ quan
ban ngành của UBND xã Nghĩa Đô đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Đàm Văn Vinh và cô
giáo TS Đặng Kim Tuyến đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
làm đề tài.
Do trình độ bản thân còn hạn chế, nên đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và
các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên ngày

tháng

Sinh viên
Đặng Thị Thấy


năm 2015


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 4.1: Tình hình phân bố và mức độ hại tán lá của Sâu xanh ăn lá Bồ đề trên
địa bàn xã ......................................................................................... 29
Bảng 4.2: Đánh giá mức độ hại lá của Sâu xanh ăn lá Bồ đề qua 04 lần điều tra ........... 35
Bảng 4.3: Đánh giá mức độ hại lá của Sâu xanh ăn lá Bồ đề của các OTC và
toàn lâm phần ................................................................................... 36
Bảng 4.4: Mật độ Sâu xanh ăn lá Bồ đề lần điều tra thứ nhất............................ 39
Bảng 4.5: Mật độ Sâu xanh ăn lá Bồ đề lần điều tra thứ hai ............................. 40
Bảng 4.6: Mật độ Sâu xanh ăn lá Bồ đề lần điều tra thứ ba............................... 41
Bảng 4.7: Mật độ Sâu xanh ăn lá Bồ đề lần điều tra thứ tư ............................... 42
Bảng 4.8: Mật độ của Sâu xanh ăn lá Bồ đề qua 04 lần điều tra ....................... 43
Bảng 4.9: Kết quả điều tra mức độ hại lá của Sâu xanh ăn lá Bồ đề trước và sau
khi thực hiện biện pháp kỹ thuật lâm sinh......................................... 45
Bảng 4.10: Kiểm tra sự sai khác giữa OĐC và OTN ........................................ 46
Bảng 4.11: Kết quả điều tra mức độ hại lá của Sâu xanh ăn lá Bồ đề thí nghiệm
biện pháp cơ giới vật lý .................................................................... 47
Bảng 4.12: Kiểm tra sự sai khác giữa OĐC và OTN ........................................ 48


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang


Hình 4.1: Rừng Bồ đề trước khi bị sâu hại tại xã Nghĩa Đô .............................. 28
Hình 4.2: Rừng Bồ đề bị Sâu xanh ăn lá Bồ đề gây hại tại xã Nghĩa Đô........... 30
Hình 4.3: Các pha: trứng, sâu non, nhộng, sâu trưởng thành của Sâu xanh ăn lá
Bồ đề (ảnh chụp trực tiếp tại khu vực nghiên cứu) ............................ 31
Hình 4.4: Trứng Sâu xanh ăn lá Bồ đề lúc mới đẻ và lúc sắp nở. ...................... 32
Hình 4.5: Sâu non lúc mới nở và khi chuẩn bị chui xuống đất .......................... 33
Hình 4.6: Nhộng Sâu xanh ăn lá Bồ đề. ............................................................ 34
Hình 4.7: Sâu trưởng thành .............................................................................. 34
Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn mức độ hại lá của Sâu xanh ăn lá Bồ đề qua......... 37
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn mật độ của Sâu xanh ăn lá Bồ đề qua ................... 43
Hình 4.10: Sử dụng bình động cơ vòi to phun thuốc bột ................................... 49


v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TT

Viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

BVTV

Bảo vệ thực vật

2

OĐC


Ô đối chứng

3

OTC

Ô tiêu chuẩn

4

OTN

Ô thí nghiệm

5

TB

Trung bình

6

TT

Thứ tự


vi
MỤC LỤC

Trang

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu đề tài ............................................................................................. 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ........................................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ............................................................... 4
PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ......................................................... 5
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu tài liệu ............................................ 5
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ....................................... 7
2.2.1. Đặc điểm chung của nhóm sâu ăn lá cây rừng .......................................... 7
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 9
2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 11
2.4. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ............................................... 13
2.5. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................. 17
2.5.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên .............................................................. 17
2.5.1.1. Vị trí địa lý ....................................................................................... 17
2.5.1.2. Địa hình ............................................................................................ 17
2.5.1.3. Khí hậu ............................................................................................. 17
2.5.1.4. Thủy văn .......................................................................................... 17
2.5.1.5. Đất đai .............................................................................................. 18
2.5.2. Đặc điểm về kinh tế, văn hóa - xã hội ..................................................... 18
2.5.2.1. Đặc điểm kinh tế .............................................................................. 18
2.5.2.2. Đặc điểm về xã hội ........................................................................... 19
2.5.3. Đặc điểm tài nguyên rừng và đất rừng .................................................... 20
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 21
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 21



i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận trên là kết quả nghiên cứu của riêng tôi
không sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu,
thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp trí, trang web theo danh mục tài
liệu của khóa luận.

Giáo viên hướng dẫn

Tác giả khóa luận

Đặng Thị Thấy

TS.Đàm Văn Vinh

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


viii
4.2.3.2. Kết quả điều tra và tính toán mật độ Sâu xanh ăn lá Bồ đề ở lần điều
tra thứ hai ...................................................................................................... 40
4.2.3.3. Kết quả điều tra và tính toán mật độ Sâu xanh ăn lá Bồ đề ở lần điều
tra thứ ba ....................................................................................................... 41
4.2.3.4.Kết quả điều tra và tính toán mật độ Sâu xanh ăn lá Bồ đề ở lần điều

tra thứ tư ....................................................................................................... 42
4.2.3.5. Mật độ Sâu xanh ăn lá Bồ đề trung bình qua 04 lần điều tra ............. 43
4.3. Kết quả khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ ..................................... 44
4.3.1. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh ................................................................... 44
4.3.2. Biện pháp cơ giới vật lý .......................................................................... 46
4.3.3. Biện pháp áp dụng công nghệ phun bột (kế thừa kết quả thử nghiệm
phòng trừ tại địa phương) ................................................................................. 48
4.4. Thực trạng công tác phòng trừ Sâu xanh ăn lá Bồ đề tại địa phương ......... 50
4.5. Một số tồn tại và giải pháp đề xuất góp phần hạn chế Sâu xanh hại
rừng Bồ đề ............................................................................................. 51
4.5.1. Những thuận lợi khó khăn ...................................................................... 51
4.5.1.1. Thuận lợi .......................................................................................... 51
4.5.1.2. Khó khăn .......................................................................................... 52
4.5.2. Một số biện pháp góp phần hạn chế Sâu xanh ăn lá Bồ đề trên địa bàn xã
Nghĩa đô huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai ............................................................. 52
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 56
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 56
5.2. Kiến nghị................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là một nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, rừng có vai
trò quan trọng trong đời sống của con người cũng như sinh vật trên Trái đất.
Rừng không chỉ mang lại cho con người những lợi ích về mặt kinh tế mà còn
mang lại những lợi ích về mặt môi trường, du lịch sinh thái, văn hóa, xã hội…

Đã từ lâu, rừng được xem là “lá phổi xanh” của nhân loại, là nơi bảo tồn các
nguồn gen động thực vật quý hiếm…
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới có diện tích rừng
và đất rừng rất lớn, chiếm 2/3 diện tích đất đai của cả nước. Sự giàu có của
rừng với rất nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm đã đưa Việt Nam trở
thành quốc gia có nguồn tài nguyên rừng đa dạng vào bậc nhất thế giới. Tuy
nhiên cho đến nay sự thu hẹp về diện tích và suy giảm về chất lượng rừng của
nước ta đã và đang là hiểm họa đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con người.
Theo số liệu thống kê năm 1943 diện tích rừng nước ta là 14.3 triệu ha (tương
đương với độ che phủ là 43%), đến năm 1999 diện tích rừng còn lại là 10.9
triệu ha (tương đương với độ che phủ là 33.2%), đến năm 2010 diện tích rừng
nước ta là 13.388.075 ha (tương đương với độ che phủ là 39.5%). Theo tài
liệu của Bộ NN và PTNT, tính đến năm 2000 trong tổng số 19 triệu ha đất sản
xuất lâm nghiệp chỉ có 9.3 triệu ha đất có rừng, trữ lượng gỗ bình quân rất
thấp, khoảng 63m3 gỗ/ha, chủ yếu là gỗ nhóm V đến nhóm VIII, những loại
gỗ nhóm I, II rất ít hoặc hiếm. Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng cả
về số lượng cũng như chất lượng có rất nhiều song chủ yếu là sự can thiệp vô
ý thức của con người như chặt phá rừng làm nương rẫy của đồng bào các dân
tộc thiểu số, nạn khai thác rừng, săn bắn chim thú rừng bừa bãi, kinh doanh
rừng không hợp lý. Một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng đó là


2

công tác quản lý bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, nạn cháy rừng vẫn liên tiếp
xảy ra, hàng năm làm thiêu cháy hàng nghìn ha rừng, sâu bệnh hại thường
xuyên gây dịch lớn ở nhiều nơi, làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây rừng mà chúng ta chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu.
Do vậy trong định hướng phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn
2011- 2020 một mục tiêu quan trọng bậc nhất là thiết lập, quản lý, bảo vệ,

phát triển và sử dụng bền vững 16.24 triệu ha đất được quy hoạch cho lâm
nghiệp, phấn đấu đưa độ che phủ rừng của toàn quốc lên 47% năm 2020 (Bộ
NN và PTNT, 2005) [2]. Để thực hiện được chiến lược quan trọng này công
tác trồng rừng phải được đặc biệt quan tâm. Nhất là việc lựa chọn được loài
cây trồng phù hợp với mục đích kinh doanh và đúng với yêu cầu phòng hộ là
một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên cho đến nay về cơ bản chúng ta đã xác định
được loài cây trồng chủ yếu và có những nghiên cứu cần thiết đảm bảo cơ sở
cho việc xây dựng quy trình, quy phạm trồng rừng. Trong các chương trình,
dự án trồng rừng ở nước ta, Bồ đề được lựa chọn trồng ở các tỉnh vùng núi
nước ta như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ… Bồ đề được trồng
nhiều như vậy là do Bồ đề là cây trồng đặc hữu có thể phát triển tốt trên hầu
hết các đất khác nhau về đá mẹ, trừ đất đá vôi. Bồ đề là loài mọc nhanh, chu
kì khai thác ngắn 10 - 12 năm, cho gỗ làm nguyên liệu giấy, ván ép, nhựa Bồ
đề dùng làm nguyên liệu trong y học, chế biến định hương trong nghề làm
nước hoa, chế biến vecni, một số loài sơn đặc biệt… ngoài ra Bồ đề còn có ý
nghĩa tâm linh được trồng trong chùa chiền.
Từ những giá trị đó mà Bồ đề được trồng trên diện tích rộng và chủ yếu
trồng rừng thuần loài. Quá trình trồng rừng thuần loài đã tạo điều kiện cho sự
xuất hiện nhiều quần thể sâu hại nguy hiểm đặc biệt là Sâu xanh ăn lá Bồ đề
(Pentonia sp) làm cho Bồ đề sinh trưởng phát triển chậm và có thể bị chết
gây ảnh hưởng đến mục đích kinh doanh rừng. Gần đây trên địa bàn xã Nghĩa


3

Đô huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai nhiều khu rừng trồng Bồ đề xuất hiện loài
Sâu xanh ăn lá Bồ đề gây nên những thiệt hại cho rừng ở địa phương.
Xuất phát từ thực tế trên và mong muốn đóng góp một phần công sức
của bản thân để giải quyết được phần nào vấn đề nêu trên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức độ gây hại và đề xuất một số biện pháp

phòng trừ Sâu xanh ăn lá Bồ đề (Pentonia sp) tại xã Nghĩa Đô huyện Bảo
Yên tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá mức độ hại lá Bồ đề của loài Sâu xanh ăn lá Bồ đề tại rừng
trồng xã Nghĩa Đô huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất một số biện pháp phòng trừ loài Sâu xanh ăn lá Bồ đề góp
phần bảo vệ rừng trồng Bồ đề xã Nghĩa Đô huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp cho sinh viên củng cố, hệ thống lại kiến thức đã học và vận dụng
vào thực tiễn sản xuất.
- Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài cụ thể.
- Nắm vững được các phương pháp điều tra sâu hại cây lâm nghiệp ở
rừng trồng.
- Học tập, hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật được áp dụng trong
thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về loài Sâu
xanh ăn lá Bồ đề tại địa bàn nghiên cứu cũng như các địa bàn khác của tỉnh
Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang…


4

1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất
- Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở giúp xã Nghĩa Đô có biện pháp
ngăn chặn Sâu xanh đang gây hại tại các rừng Bồ đề, góp phần tăng năng suất
và chất lượng rừng trồng.
- Áp dụng các biện pháp đề xuất có hiệu quả của đề tài vào việc phòng
trừ loài Sâu xanh ăn lá Bồ đề trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và các vùng

lân cận nói chung giúp rừng sinh trưởng phát triển tốt hơn, đáp ứng được mục
đích kinh doanh rừng.


5

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu tài liệu
Côn trùng là lớp phong phú nhất trong giới động vật, trong hơn 1,2 triệu
loài động vật mà con người đã biết thì côn trùng chiếm hơn 1 triệu loài và
chiếm 1/2 tổng số các loài sinh vật cư trú trên hành tinh chúng ta. Côn trùng
phân bố khắp nơi trên Trái đất từ xích đạo đến nam cực, bắc cực hay trên
những hòn đảo xa xôi hẻo lánh hoặc trên những đỉnh núi cao 5000m, ta cũng
tìm thấy côn trùng trong những tảng băng lạnh, trong các mạch nước nóng,
trong đất, trong các rễ cây, trong quả, trong thân và lá, nhiều loài côn trùng còn
kí sinh trên cơ thể các loài sinh vật khác (Phạm Ngọc Anh, 1967) [1].
Côn trùng là những động vật không xương sống thuộc ngành chân đốt
(Athropoda) (Đặng Kim Tuyến và cs, 2008) [20]. Là lớp động vật hết sức
phong phú, đa dạng về thành phần loài đồng thời vô cùng đông đúc về số
lượng. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi và can dự vào mọi quá trình sống trên
hành tinh của chúng ta, trong đó có đời sống con người.
Trong sản xuất Lâm nghiệp thường gặp rất nhiều loại sâu hại, chúng rất
đa dạng và phương thức phá hoại cũng rất khác nhau. Nhiều loài côn trùng là
có lợi như ăn thịt hoặc ký sinh trên các loại sâu hại nhưng cũng có một số đáng
kể thường xuyên gây ra những tác hại to lớn cho sản xuất nông lâm nghiệp và
sức khỏe con người. Theo thống kê của tổ chức Nông nghiệp và Lương thực
Liên hợp quốc, hằng năm nông nghiệp của toàn thế giới bị thất thu do sâu bệnh
và cỏ dại lên đến 30 triệu tấn ngũ cốc. Số lượng lương thực đó đủ nuôi sống
150 triệu người (Đặng Kim Tuyến và cs, 2008) [20].

Trong tự nhiên không một lớp động vật nào có thể sánh với lớp côn
trùng về mức độ phong phú đến kỳ lạ về thành phần loài. Các nhà khoa học


6

ước tính lớp côn trùng có tới 8-10 triệu loài, chiếm tới 78% số loài của toàn bộ
giới động vật được biết đến trên toàn Trái đất (Nguyễn Viết Tùng, 2006) [18].
Sâu hại ở rừng trồng chủ yếu là các loài sâu ăn lá, hàng năm thường phát dịch
ăn trụi hàng nghìn ha rừng gây ảnh hưởng rất lớn sinh trưởng phát triển của
rừng (Trần Công Loanh và cs, 1997) [12].
Sâu hại cây trồng Lâm nghiệp có rất nhiều loài song không phải loài
nào cũng có mức độ gây hại giống nhau. Có những loài có tính đa thực như:
Bọ hung, Sâu xám, Mối mọt,… chúng gây hại nhưng ít khi phát dịch. Ngược
lại có nhiều loài có tính ăn hẹp, chúng chỉ ăn một số loài cây trồng nhất định,
gần nhau về phân loài thực vật, những loài này rất dễ phát thành dịch và gây
hại lớn đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Khi các yếu tố sinh thái thuận lợi,
đặc biệt là thức ăn, nhiệt độ và ẩm độ nơi loài sâu hại sống sẽ làm cho chúng
sinh trưởng phát triển rất nhanh. Trên thực tế các trận dịch xảy ra là do sự
phát sinh hàng loạt của loài. Tuy nhiên các trận dịch lại không xảy ra một
cách đột ngột. Sự phát sinh hàng loạt chính là sự tăng số lượng loài sâu.
Nguyên nhân của nó, ngoài các yếu tố ngoại cảnh còn có các yếu tố bên trong,
chủ yếu là quá trình phát triển của loài như khả năng sinh sản lớn, vòng đời
ngắn, sức sinh trưởng nhanh,…
Khí hậu Việt Nam đem đến nhiều thuận lợi cho phát triển ngành Lâm
nghiệp, tuy nhiên cũng có không ít khó khăn. Những thuận lợi để cây rừng
sinh trưởng và phát triển lại cũng là những thuận lợi để phát sinh, phát triển
và lan tràn bệnh hại thực vật. Nạn dịch sâu ăn lá, sâu đục thân, nấm cổ rễ…
phát sinh ở khắp nơi gây thiệt hại đáng kể cho ngành Lâm nghiệp (Vương
Văn Quỳnh va Cs, 1996) [16].

Trong những loài sâu gây hại cho cây Bồ đề thì loài Sâu xanh ăn lá Bồ
đề (Pentonia sp) là loài nguy hiểm nhất.Đối với rừng Bồ đề 1- 3 tuổi khi
điều tra các ổ dịch nếu trên một cây có 1000 trứng không bị kí sinh hoặc 250


7

sâu non tuổi 3 hoặc 1,5 nhộng trên một mét vuông đất thì cây có khả năng bị
ăn trụi lá từ 75 - 100%. Đối với rừng Bồ đề 4 tuổi trở lên thì mật độ sâu sẽ
gấp đôi. Sâu xanh ăn lá Bồ đề một năm có 6 - 7 vòng đời gối nhau, nên trong
rừng Bồ đề hầu như quanh năm lúc nào cũng có sâu non. (Đặng Kim Tuyến
và Cs, 2008) [20].
Tuy nhiên nếu tiến hành đánh giá mức độ gây hại để đề ra cách phòng
trừ thì chắc chắn sẽ hạn chế được rất nhiều tác hại của chúng, đồng thời giảm
bớt được rất nhiều thiệt hại do sâu hại nói chung và Sâu xanh ăn lá Bồ đề nói
riêng gây ra.
Những kết quả nghiên cứu về sâu xanh ăn lá Bồ đề Penronia sp. Và
biện pháp phòng trừ đã được tác giả Lê Nam Hùng nghiên cứu tương đối đầy
đủ, các biện pháp phòng trừ Sâu xanh được đề xuất dựa trên nguyên tắc
phòng trừ tổng hợp. Những kết quả nghiên cứu và quy trình phòng trừ sâu
xanh bồ đề đã được ban hành và tập huấn tại các cơ sở chính vì vậy đã ngăn
chặn có hiệu quả dịch sâu xanh trong những năm 1980. Mặt khác sự phân bố
của cây Bồ đề là tương đối hẹp chỉ nằm trong một số tỉnh miền Bắc mà chủ
yếu là vùng Trung tâm Bắc bộ, nên diễn biến Sâu xanh Bồ đề Pentonia sp.
Không phức tạp bằng diễn biến của sâu róm thông dendrolimus punctatus
(phân bố của sâu róm thông rất lớn: kéo dài từ miền nam Trung Quốc cho đến
miền Trung-Trung bộ nước ta và thậm chí hiện nay ở cả Miền Bắc nước ta
với nhiều vùng sinh thái khác nhau (Trần Công Loanh, 1997) [13] nên việc
quản lý loài Sâu xanh ăn lá Bồ đề có phần thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong mấy
năm gần đây dịch sâu xanh ăn lá bồ đề lại xuất hiện và việc phòng trừ chúng

lại trở nên lúng túng và bị động.
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Đặc điểm chung của nhóm sâu ăn lá cây rừng
+ Sống trực tiếp trên cây ở giai đoạn trứng, sâu non, nhộng (sống lộ


8

thiên) hoặc ít nhất là khi sâu non ăn lá: sâu róm thông, sâu xanh ăn lá Bồ đề,
ong ăn lá mỡ, ong ăn lá thông, sâu ăn lá muồng đen,…cũng chính vì đặc tính
này mà các loài sâu ăn lá chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố:
- Điều kiện ngoại cảnh: nắng, mưa, gió bão, nhiệt độ, ẩm độ…, thức ăn,
thiên địch,…
+ Phần lớn chúng thường thuộc nhóm côn trùng hẹp thực: chỉ ăn một
loài cây gần nhau trong phân loại thực vật như sâu róm thông chỉ ăn các loài
thuộc Pinus. (Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã, 1997) [12].
+ Vòng đời thường ngắn.
- Sâu róm thông một năm có tới 3-5 vòng đời.
- Sâu xanh ăn lá bồ đề một năm có tới 7-8 vòng đời (Trần Công Loanh,
Nguyễn Thế Nhã, 1997) [12].
- Ong ăn lá thông một năm có tới 5-6 vòng đời. (Trần Minh Đức, 2007) [8].
- Sâu ăn lá muồng đen một năm có tới 7-8 vòng đời. (Đặng Kim Tuyến,
2004) [19].
+ Sức sinh sản của các loài sâu ăn lá thường rất lớn:
Một con bướm cái của sâu róm thông có thể đẻ trung bình từ 250-350
trứng/lứa, ở thời điểm chuẩn bị phát dich 1 con cái có thể đẻ từ 350-500
trứng/lứa. Nhiệt độ thích hợp cho sâu róm thông là 30-32o C. Rừng thông
thường bị hại nặng từ tuổi 10-20, rừng thuần loài mật độ sâu hại bao giờ cũng
cao hơn rừng hỗn giao. Tổng tích ôn hữu hiệu cho cả vòng đời là 1.200 (ngày
x độ). Khởi điểm phát dục các pha là 9oC. (Nguyễn Thế Nhã, 2004) [15].

- Sâu ăn lá muồng đen bướm cái thường đẻ tử 137-185 trứng/lứa (Đặng
Kim Tuyến, 2004) [19].
- Ong ăn lá thông trung bình ong cái đẻ từ 125-185 trứng/lứa. (Trần
Minh Đức, 2007) [8].


ii
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng đối
với mỗi sinh viên. Đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế và áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, bổ sung, củng cố những kiến
thức bản thân, tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu để phục vụ cho công việc và
các hoạt động chuyên môn sau này.
Được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và của giáo viên hướng dẫn tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá mức độ gây hại và đề xuất một số biện
pháp phòng trừ Sâu xanh ăn lá Bồ đề (Pentonia sp) tại xã Nghĩa Đô huyện
Bảo Yên tỉnh Lào Cai”.
Đến nay tôi đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Để có được kết
quả như ngày nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, các vị lãnh đạo, cán bộ các cơ quan
ban ngành của UBND xã Nghĩa Đô đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Đàm Văn Vinh và cô
giáo TS Đặng Kim Tuyến đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
làm đề tài.
Do trình độ bản thân còn hạn chế, nên đề tài không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tôi mong nhận được đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và
các bạn để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên ngày

tháng

Sinh viên
Đặng Thị Thấy

năm 2015


10

Hiện nay, theo ước tính mỗi năm Trung Quốc có khoảng 3 triệu ha
rừng thông bị nhiễm sâu róm thông và làm mất đi lượng tăng trưởng khoảng 5
triệu m3 gỗ. Loài sâu này cũng chính là loài có khả năng lan rộng và phá hoại
lớn nhất ở 13 tỉnh miền nam Trung Quốc. Nó cũng là loài gây hại chủ yếu ở
Việt Nam và Đài Loan, đối tượng bị hại thường là loài thông mã vĩ (Pinus
massoniana) nhưng gần đây cũng đã xuất hiện trên nhiều loài thông khác.
Trên thế giới sâu ăn lá Muồng đen mặc dù chưa có những công bố
chính thức về sự phát dịch của chúng nhưng đã có được những thông tin
chúng là loài gây hại có tính đặc biệt nghiêm trọng tại Thái Lan. Đây là các
loài sâu ăn lá thuộc bộ cánh vảy có tính ăn hẹp thực tương tự như các loài Sâu
róm thông, Ong ăn lá thông, Sâu xanh ăn lá Bồ đề… mà trong thục tế chúng
ta đã từng chứng kiến những trận dịch khủng khiếp do những loài sâu hại này
gây nên.
Những năm 60 có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về côn trùng và
tìm hiểu sức phá hoại của chúng. Vào năm 1962 Guxev đã nghiên cứu sinh
thái côn trùng (Dẫn theo Đặng Vũ Cẩn, 1973) [4].
Những thiệt hại do côn trùng gây ra đối với ngành lâm nghiệp, theo số
liệu của giáo sư YEC (Anh) 1950 lượng gỗ do côn trùng đục thân ở Mỹ tương

đương 54 triệu đôla/1 năm (Dẫn theo Trần Văn Mão, 1992) [14].
Chính vì tác hại của côn trùng nông lâm nghiệp là rất lớn nên việc tìm
ra các biện pháp phòng trừ sâu hại một cách nhanh chóng và hiệu quả nhằm
khắc phục những thiệt hại to lớn mà chúng gây ra đối với sản xuất nông lâm
nghiệp là rất quan trọng.
Agostino bassi là người đầu tiên giải thích bản chất bạch cương ở tơ tằm , đề
xuất biện pháp khắc phục đồng thời gợi ý dùng vi sinh vật để gây bệnh phòng
trừ côn trùng gây hại (Robert. N, 1984) [23].


11

2.3. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Sâu hại rừng ở nước ta trong nhiều năm qua đã gây nên tác hại to lớn
đối với nhiều loài cây trồng, chúng đã phát dịch ở nhiều nơi, nhiều lần, nhiều
năm và gây nên những thiệt hại lớn trong kinh doanh rừng.
Theo kết quả điều tra thành phần sâu hại Bồ đề của Lê Nam Hùng (1983)
[10] thì có khoảng 30 loài sâu phá hại trên các bộ phận khác nhau của cây Bồ đề
từ trong vườn ươm đến khi cây thành thục công nghệ như: sâu ăn lá, sâu cuốn lá,
sâu đục thân, kiến gặm cổ rễ…
Nghiêm trọng hơn cả vẫn là các loại sâu ăn lá như: sâu xanh, sâu khoang và
sâu đen, trong đó loài sâu xanh là đối tượng nguy hiểm nhất.
Từ năm 1969 tại Hoàng Thắng, Yên Bái, lần đầu tiên người ta đã thấy
xuất hiện loài sâu xanh ăn lá Bồ đề trên rừng Bồ đề 7 năm tuổi, tiếp đó năm
1971 chúng đã gây dịch tại Lâm trường 97 - Phú Thị. Năm 1973 sâu xanh phá
hại 100 ha rừng Bồ đề tại Lâm trường Lục Yên, Yên Bái. Từ đó dịch Sâu
xanh ăn lá Bồ đề có xu hướng lan rộng tại các tỉnh có trồng Bồ đề như Yên
Bái, Hà Tuyên, Vĩnh Phú. Lúc đầu chỉ thấy Bồ đề trên 5 tuổi mới bị dịch
nhưng sau đó dịch xuất hiện trên cả những rừng mới trồng (1-2 tuổi) cho đến
12 tuổi. (Lê Nam Hùng, 1983) [10].

Trong những năm gần đây (1996, 1998) Sâu xanh Bồ đề lại xuất hiện và
làm gây trụi lá hàng trăm ha Bồ đề. Năm 2001, tại Yên Bái diện tích rừng bị hại ở
các mức độ khác nhau là 2.552,6 ha trong đó thiệt hại nặng là 612,6 ha thuộc các
huyện Yên Bình, Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn và thị xã Yên Bái (Chi cục Kiểm
lâm Yên Bái, 2001) [5].
Sau Yên Bái, “đại dịch” sâu xanh đã lan sang các cánh rừng bồ đề ở
Hàm Yên, Tân Thanh-Tuyên Quang, mật độ sâu có nơi lên đến 5000 con trên
một cây. Tổng diện tích rừng Bồ đề bị sâu xanh phá hại lên đến 534,8 ha
(Hồng Hoa, 2001) [9].


12

Năm 1985 và liên tục nhiều năm sau đó tại A lưới (Bình Trị Thiên, nay
thuộc Thừa Thiên Huế) sâu ong ăn lá thông gây dịch trên hàng trăm ha Thông
3 lá từ 4 năm tuổi trở lên. Năm 1988 gây dịch hại tại Hòa Vang (Quảng NamĐà Nẵng nay thuộc quận Liên Chiểu-thành phố Đà Nẵng) trên 224 ha thông
nhựa và thông Caribae trên 5 năm tuổi.Tiếp sau đó sâu tiếp tục gây hại rải rác
ở A Lưới, Bạch Mã và Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) trong những năm 1990
(Trần Minh Đức, 1997) [6].
Tháng 1, 2 năm 1995 dịch sâu ong ăn lá thông tái phát ở Mang Yang ở
rừng Thông 3 lá 5-6 tuổi, diện tích bị cắn trụi là 10 ha. Tháng 2 năm 1995 dịch
cũng đồng thời tái phát ở Đắc Tô với diện tích bị hại là 8,2 ha rừng Thông 3 lá ở
độ tuổi 7-8 (Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1995) [22]. Năm 1997 và 1998 dịch
sâu lại một lần nữa tái phát tại Mang Yang và thành phố Plâycu (Gia lai) gây trên
diện tích hàng trăm ha rừng Thông trồng tập trung và những cây Thông tuổi lớn
trồng lục hóa trong đô thị (Trần Minh Đức, 2000) [7]. Cuối năm 2003 và nửa đầu
năm 2004, dịch sâu hại xảy ra trên hai địa bàn của tỉnh Lâm Đồng và Lâm Hà (80
ha) và Bảo Lâm (341,6 ha). Các biện pháp phòng trừ đã áp dụng là phát đốt và
hun khói cục bộ, phun thuốc hóa học khi sâu di chuyển và bắt giết kén bằng
phương pháp thủ công. Riêng ở Lâm trường Bảo Lâm số kén do học sinh và

người dân địa phương thu nhặt được lên tới gần 12 tấn, khi tiêu hủy phải dùng tới
60 lít dầu làm mồi và kén cháy trong 2 ngày đêm vẫn chưa tắt lửa (Trần Minh
Đức, 2007) [8].
Sâu róm thông đuôi ngựa Dendrolimus punctatus là loài sâu hẹp thực
(oliphaga) chúng chỉ ăn lá của một số loài thông như thông đuôi ngựa, thông
nhựa, thông ba lá và một số thông nhập nội như P. caribea v.v…(Đào Xuân
Trường, 1995) [17]. Ở Việt Nam tùy theo điều kiện sống mà sâu róm thông
thường có từ 3-5 thế hệ trong một năm (Trần Công Loanh, Nguyễn Thế Nhã,
1997) [12] và có hiện tượng gối nhau khá phức tạp giữa các thế hệ với sức sinh


13

sản cao trung bình 250-350 trứng/ngài cái và vòng đời khá ngắn (1,5 - 2 tháng)
nên trong điều kiện thích hợp về thức ăn và thời tiết, mật độ quần thể tăng lên rất
nhanh chóng và ăn trụi lá rừng thông trên một diện tích rộng lớn hàng trăm thậm
chí hàng nghìn hecta mà người ta thường gọi là “dịch sâu róm thông” (Lê Nam
Hùng, 1990) [11].
Nước ta hiện nay có các cơ quan về lâm nghiệp đã có các bộ phận
chuyên ngành về phòng trừ sâu bệnh hại như: Viện khoa học lâm nghiệp Việt
Nam, Viện điều tra quy hoạch rừng, các trung tâm bảo vệ rừng, cục kiểm lâm.
Và hệ thống hoàn chỉnh cán bộ nghiên cứu, giảng dạy môn khoa học côn
trùng rừng.
Năm 2008 trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên cho xuất bản cuốn
giáo trình “Côn trùng Nông lâm nghiệp” do tác giả Đặng Kim Tuyến làm chủ
biên. Trong tài liệu này tác giả đã đề cập tới các loài sâu hại, đặc biệt Sâu
xanh ăn lá Bồ đề đã gây hại nặng ở các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ…
Loài sâu này đã để lại những hậu quả nghiêm trọng trong việc kinh doanh
rừng Bồ đề của nước ta hiện nay (Đặng Kim Tuyến và Cs, 2008) [20].
Để phòng trừ sâu hại rừng một cách có hiệu quả và bền vững thì không

thể áp dụng một vài phương pháp đơn thuần như sử dụng thuốc hóa học hay bắt
giết mà phải áp dụng đồng thời nhiều phương pháp khác nhau từ các hướng tác
động khác nhau để hạn chế mức thấp nhất sự mất cân bằng sinh học cũng chính
là làm tăng tính ổn định hệ sinh thái rừng. Vì vậy các biện pháp (trừ biện pháp
hóa học) được ưu tiên hơn, và chỉ sử dụng thuốc hóa học khi các biện pháp khác
không đủ sức khống chế quần thể sâu hại, ưu tiên sử dụng thuốc hóa học có tính
chọn lọc cao (Thuốc an toàn) (Đặng Kim Tuyến, 2008) [21].
2.4. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Sâu xanh ăn lá Bồ đề thuộc họ Nontodontidae bộ cánh vảy
(Lepidoptera). Sâu phân bố ở những nơi trồng Bồ đề thuộc khu nguyên liệu
phía Bắc như Yên Bái, Tuyên Quang, Lào Cai, Vĩnh Phúc.


14

Rừng Bồ đề khi bị ăn trụi lá cây còi cọc, khẳng khiu tạo nên chồi bất
định, làm giảm lượng tăng trưởng và nếu bị hại liên tục nhiều lần, cây còn có
thể bị chết.
Mùa hại chính của sâu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết: có năm vào
tháng 4, 5 nhưng có năm lại xảy ra vào tháng 7 và 8.
Sâu xanh có 7 thế hệ trong một năm và có hiện tượng gối nhau giữa các
lứa sâu nên thường thấy các pha cùng xuất hiện trên rừng. Với sức sinh sản
cao, vòng đời ngắn (1-2 tháng) nên rất dễ tăng mật độ quần thể khi gặp điều
kiện ngoại cảnh thích hợp và hình thành dịch sâu. Lúc này mật độ sâu trên cây
thường lên đến 500 cá thể hoặc cao hơn, sâu có thể ăn trụi lá Bồ đề trên một
diện tích rộng lớn đến hàng nghìn hecta. Trưởng thành sau khi vũ hoá giao
phối và đẻ trứng ngay. Bình quân mỗi bướm cái đẻ 193+,- 24 trứng. Bướm
thường hoạt động về ban đêm, bướm đực rất mẫn cảm với đèn măng xông.
Sâu xanh có tới 20 loài kẻ thù tự nhiên, đáng kể nhất là các loài ong ký
sinh, kiến ăn sâu non và trứng. Một tổ kiến Oecophylla trong 2 ngày ăn hết

201 sâu non. Một tổ kiến Crematogaster trong 2 ngày ăn hết 801 trứng sâu.
Do đó việc bảo vệ tổ kiến trong rừng Bồ đề là cần thiết.
Cây Bồ đề (Styax tonkinensis Pierre) bị loài Sâu xanh (Pentonia sp)
thuộc họ ngài thiên xã (Notodontidae) thuộc bộ cánh vẩy (Lepidoptera) hại
ở rừng trồng.
- Tên phổ thông: Bồ đề
- Tên khác: Bồ đề trắng, Cánh kiến trắng, An tức bắc bộ, Nhàn, Mu
khỏa đeng
- Tên tiếng Anh: Styrax
- Tên khoa học: Styrax tonkinensis (Pierre) Craib ex Hartwiss
- Tên đồng nghĩa: Anthostyrax tonkinensis Pierre
- Thuộc họ Bồ đề: Styracaceae


15

- Bộ Thạch nam hay Bộ Đỗ quyên: Ericales
Bồ đề là cây gỗ cao trung bình 18 - 20m, có thể trên 20m, đường kính
ngang ngực 20 - 25 cm. Thân màu trắng, tương đối tròn vỏ mỏng, tán lá mỏng
và thưa. Rễ cọc phát triển yếu, ngược lại hệ rễ bàng phát triển mạnh và tập
trung trên 80% ở tầng đất mặt 0 - 20 cm (Lê Mộng Chân và Cs, 2000) [3].
- Đặc điểm sinh thái, lâm sinh
Trong tự nhiên Bồ đề mọc lên sau nương rẫy hoặc sau lúc rừng mới bị
tàn phá để phơi đất trống, cây Bồ đề phát triển tốt trên hầu hết các đất khác
nhau về đá mẹ, trừ đá vôi. Ở đó Bồ đề mọc thuần loài học xen lẫn với nứa,
cây gỗ. Bồ đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương
đối tốt, nhưng không chịu nổi nhiệt độ cao và khô hạn (nhất là cây non). Vì
vậy chúng ta chỉ thấy chúng xuất hiện trên các vùng ẩm còn mang tính chất
đất rừng rõ rệt. Bồ đề là loài cây mọc nhanh, chu kỳ khai thác ngắn 10 - 12
năm. Bồ đề có thời kỳ rụng hết lá, ngừng sinh trưởng vào khoảng từ tháng 1112 đến tháng 1-2 năm sau. Nhược điểm cơ bản của rừng Bồ đề trong bảo vệ

môi trường là do đặc điểm cây Bồ đề rụng lá, tán thưa và thảm mục ít.
Bồ đề thích hợp với nhiệt độ trung bình năm 19-230C, lượng mưa
1500-2000mm/năm, trên đất phát triển từ phiến thạch mica, phiến thạch sét,
nơi đất sâu ẩm, mọc khỏe, không ưa đất đá vôi đặc biệt trên cát và đất đá ong
cây không sinh trưởng được.Hiện nay chúng ta mới biết có 2 loại bồ đề. Loại
nhiều nhựa mọc ở vùng cao, loại ít nhựa ở vùng thấp, đây là loại thường được
trồng để lấy gỗ.
• Phân bố
Bồ đề là loài cây đặc hữu, phân bố tương đối rộng ở nhiều vùng thuộc
miền núi Tây Bắc, Việt Bắc xuống miền Tây Thanh Hóa và còn lác đác tới
Nghệ An vùng biên giới giáp Lào. Cây Bồ đề thường gặp nhiều nhất ở Yên
Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lào Cai, song cũng có mặt ở Lạng Sơn, Thái


×