Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Tình trạng thương mại với hoa kỳ một năm sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.73 KB, 70 trang )

Mục Lục
Trang
Lời nói đầu

3

Chương I: Lợi ích của việc mở rộng quan hệ

5

Việt Nam- Hoa Kỳ
I. Tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế

5

1.Những xu hướng vận động của nền kinh tế thế giới

5

2.Tác dụng của mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế

7

3.Hội nhập là tất yếu để phát triển
II. Lợi ích của việc phát triển thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ

10

1.Giới thiệu chung về Hoa Kỳ

10



2.Lợi ích Việt Nam thu được trong quan hệ với Hoa Kỳ

16

3.Lợi ích của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam

19

Chương II: Thực trạng thương mại

23

Việt Nam- Hoa Kỳ
I. Giai đoạn trước khi hiệp định thương mại được kí kết

23

1. Trước khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận

23

2.Sau khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận

25

3. Sau khi bình thường hoá quan hệ hai nước

28


II.Khi hiệp định thương mại được kí kết và chính thức có hiệu lực

36

1.Khái quát hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ

38

2.Đánh giá chung tình hình thực hiện

40

3.Những cơ hội cho cả hai nước

41

4.Những trở ngại phát sinh
nhân

46 5.Những nguyên
61

Chương III: Những biện pháp để giải quyết

64

những tồn tại trong quan hệ
thương mại Việt- Mỹ
I. Nhà nước


64

1


1.Pháp lý

64

2.Vốn

65

3.Thông tin

65

4.Chính sách

65

5.Nhân lực

66

II. Doanh nghiệp

67

1.Sản xuất tốt


68

2.Tiếp cận thị trường

68

3.Chú trọng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh

68

4.Vệ sinh

69

5.Xúc tiến thương mại

69

6.Luật pháp

70

7.Làm quen với các vụ kiện

70

III.Tìm hiểu yếu tố môi trường kinh doanh của Mỹ

71


1.Con người

72

2.Nguyên tắc thương mại

72

3.Luật pháp chi phối

73

IV.Tăng cường đào tạo đội ngũ

76

V.Mở rộng quan hệ làm ăn với các nước khác

76

trong khu vực và trên thế giới
Kết Luận

78

Tài liệu tham khảo

79
Lời nói đầu


Kể từ khi Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa nền kinh tế, quan hệ thương mại song
phương giữa Việt Nam và Mỹ được cải thiện và xúc tiến theo chiều hướng tích cực với tốc độ
nhanh. Nhưng phải đến tháng 7/ 1995, khi Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao, hoạt
động kinh tế giữa hai nước mới thực sự phát triển. Đối tác kinh tế quan trọng mà Việt Nam
thực sự không thể không tiếp cận là Mỹ và ngược lại, Mỹ không thể bỏ lỡ cơ hội để chiếm ưu
thế trong những hoạt động kinh tế tại Việt Nam.

2


Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, được ký kết ngày 13/ 7/ 2000 sau gần 4 năm đàm
phán, là một bước đột phá thể hiện nỗ lực của hai nước trong bình thường hoá quan hệ kinh tế
thương mại. Hiệp định có hiệu lực từ cuối 2001 hứa hẹn nhiều cơ hội để doanh nghiệp Việt
Nam thâm nhập và mở rộng quan hệ với thị trường Hoa Kỳ. Đây là một thị trường lớn đầy
tiềm năng song cũng nhiều điểm đặc thù.
Hiệp định có hiệu lực đã được hơn 1 năm, một quãng thời gian mới không lâu nhưng
trong quan hệ thương mại Việt- Mỹ lại nảy sinh một số vấn đề gây một số thiệt hại đáng tiếc
cho doanh nghiệp của ta, thu hút sự chú ý của công chúng. Khoá luận này xin đề cập đề tài"
Tình trạng thương mại với Hoa Kỳ một năm sau khi hiệp định thương mại có hiệu lực".Bằng
phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, khoá luận này muốn giúp cho độc giả hiểu rõ hơn
về những nội dung của Hiệp định thương mại Việt -Mỹ.Qua đó sẽ xác định được quan điểm
đúng đắn hơn khi theo dõi qua phương tiện thông tin đại chúng diễn biến của những vấn đề
đang phát sinh trong bức tranh toàn cảnh quan hệ thương mại hai nước.
Khoá luận được kết cấu theo 3 chương như sau:
Chương I: Lợi ích của việc mở rộng quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ
Chương II: Thực trạng thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ
Chương III: Những giải pháp để giải quyết những tồn tại trong quan hệ thương mại Việt
Nam- Hoa Kỳ
Để hoàn thành bản khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn PGS- NGUT Vũ Hữu

Tửu- giáo viên trường Đại học Ngoại Thương người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em
trong suốt quá trình làm việc. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn tới các
&3ꚠ ŀ333333333333333333
3333333=3ꚠ3B3⒐ŀ333333333

3


3




bác công tác tại

33Ćꚠ33ꚠ3;3ꚠŃ3333333333333


33Ć⒐33333333=3⒐3A3

3ꚠ3


ŀ3 33333333333333333333333333⒐3=3⒐Ņ3´3333333 3 ⒐ ⒐ 33Ć⒐3 33333333⒐33 ⒐ ł3È3
33333333 3ꚠ3´333333333ꚠ3&3ꚠ ŀ333333333333333333 3ꚠꚠ

3


44Ćꚠ44ꚠ4;4ꚠ ŀ444444444444444444 4 ꚠ ꚠ 44Ćꚠ44ꚠ4;4ꚠŃ444444444444 4ꚠ4

4444444=4ꚠ4B4 ꚠ ŀ4Ü4444444444444444444444444 4ꚠ4=4 ꚠ ŀ4444444444Ü4444444
44444444ꚠ4j4



ŀ4ð4444444444444444444444444

4ꚠ4=4ꚠń4Ą4

44444444

4

ꚠ4ð44444444ꚠ4&4ꚠ ŀ444444444444444444 4ꚠ ꚠ 44Ćꚠ44ꚠ4;4ꚠŀ444444444 4ꚠꚠ 44Ćꚠ4
4444444=4ꚠ4A4ꚠŃ444444444444

4ꚠ44444444=4ꚠ4B4



ŀ4Ę44444444444444444444444444ꚠ4=4ꚠń4Ĭ4 44444444 4ꚠ4Ę44444444ꚠ4&4 ꚠ ł4ŀ4
44444444

4ꚠ

4ꚠ



444Ćꚠ44ꚠ4&4ꚠ Ń4Ŕ4444444444


ꚠ4444444444ꚠ4§4ꚠ ŀ4Ũ44444444Ŕ44444444;444444444ꚠ4M4

4


Ņ4ż44444444Ũ44444444;
444444444ꚠ4N4İŀ44444444444444444444444444444⒐4⒐4⒐ń4Ɛ4
⒐4ż444444444ꚠ4&4ꚠł4Ƥ4444444444

4ꚠ

4ꚠ



44444444

4

444Ćꚠ44ꚠ44



Ł4444444444Ƥ44444444ꚠ ꚠ 44444444ꚠ4+4ᾠŀ4Ƹ4444444 4ꚠ ꚠ 44Ćꚠ44444444444ꚠ44ꚠ
Ŀ4444444444ꚠ



44444444444444444ꚠ4*4ᾠŀ4Ƹ4444444


ꚠ44444444444ꚠ44 ꚠ ŀ444444444444444444 4ꚠꚠ

4

4ꚠ



444Ć


55Ćꚠ55ꚠ5;5ꚠŃ555555555555

5ꚠ5

5555555=5ꚠ5B5



ŀ5nj5555555555555555555555555 5ꚠ5=5 ꚠ Ņ5Ǡ55555555Ƹ55555555nj55555555ꚠ55 ꚠ
ń5Ǵ5 55555555 5ꚠ5Ǡ555555555ꚠ5-5 ꚠ Ŀ5555555555ꚠ ꚠ 55555555555555555ꚠ5*5 ꚠ
5ꚠ515ł5Ȉ5555555555

ŀ5555555555Ũ5555555555555555
55Ć ꚠୖ
ୖ55ꚠ5p5ł5Ȝ5555555555




5ꚠ

5

5⒐


5






55Ćꚠ

ꚠୖ
ୖ555p5àŀ5Ȱ55555555555555555555555555 5ୖꚠ


ୖ 555ᓰŀ5Ȱ55555555Ȱ5555555 5ꚠꚠ'55Ćꚠ



7 5 ꚠୖ
ୖ555ꚠł5Ʉ55555555555



5




5





55Ć ꚠୖ
ୖ55ꚠ5R5





Ņ5Ȱ55555555Ȱ55555555Ʉ55555555 5ୖꚠ
ୖ 585ᓰŀ5Ȱ55555555Ȱ5555555 5ꚠꚠ F55Ć5 ꚠୖ


ୖ55ꚠ


75ꚠ ŀ5555555555Ȱ55555555
ꚠ55555555=5ୖꚠ
ୖ 5B5ꚠŃ555555555555



5555555=5ୖꚠ

ୖ 5A5ꚠŃ555555555555


5ꚠ55555555=5ୖꚠ
ୖ 5B5



5


ŀ5ɘ5555555555555555555555555 5ୖꚠ
ୖ 5=5 ꚠ ŀ5555555555ɘ5555555 5555555 5ୖꚠ


ୖ 5j5 ꚠ


ŀ5ɬ5555555555555555555555555
Ł5ʔ5555555

5 ꚠ ꚠ

5ୖꚠ
ୖ 5=5ꚠń5ʀ5



55Ć5555


55555555ꚠ5+5♀ŀ555555555 555

55555555

555555ꚠ5r5 ꚠ

5ꚠ5ɬ5555555 5ୖꚠ
ୖ 5&5 ꚠ



Ł5555555555ʔ55555555 ꚠ ꚠ

55Ā ꚠ55555555555ꚠ5>5 ꚠ Ŀ5555555555 ꚠ ꚠ

555555555555555 nợ nước ngoài, vấn đề bệnh tật của xã hội hiện đại. Xu hướng khu vực hoá
thể hiện ở việc hình thành các liên kết kinh tế khu vực với các hình thức đa dạng: liên minh
châu Âu ( EU), Hiệp hội thương mại tự do Bắc Mỹ ( NAFTA), Diễn đàn kinh tế châu á - Thái
Bình Dương ( APEC)...Xu hướng quốc tế hoá đặt ra một yêu cầu tất yếu: mỗi quốc gia phải
mở cửa ra thị trường thế giới và chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế và khu
vực để có được khuôn khổ phù hợp cho sự phát triển.
1.3 Xu hướng thú ba:
Thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ biệt lập sang hợp tác. Các quốc gia ngày
càng ưu tiên cho sự phát triển kinh tế với sự gia tăng các hình thức hợp tác kinh tế quốc tế như
sự trao đổi thương mại, hợp tác đầu tư, chuyển giao khoa học công nghệ...Sự dung hoà lợi ích,
vận dụng các biện pháp kinh tế để giải quyết tranh chấp hợp tác với nhau để có lợi nhiều hơn
là phương châm phổ biến trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên sự cạnh tranh
kinh tế cũng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, hình thành khái niệm chiến tranh kinh
tế. Chiến tranh kinh tế có nhiều mục đích khác nhau, nhiều phương thức khác nhau với sự đan
xen về không gian và thời gian. Các quyền lợi ở lãnh hải, thềm lục địa, quần đảo... trở thành

đối tượng cạnh tranh chủ yếu. Mâu thuẫn giữa các cường quốc, các trung tâm kinh tế, các tập
đoàn xuyên quốc gia ngày càng gay gắt.

5


1.4 Xu hướng thứ tư:
Sự phát triển của vòng cung châu á- Thái Bình Dương với các quốc gia có nền kinh tế
hết sức năng động, đạt nhịp độ phát triển cao qua nhiều năm, làm trung tâm kinh tế thế giới
dịch chuyển về khu vực này. Người ta dự báo rằng thế kỉ 21 là thế kỉ của châu á- Thái Bình
Dương. Điều đó tạo cho việc hình thành những quan hệ kinh tế quốc tế mới tạo nên những
khả năng mới cho sự phát triển, đồng thời cũng đặt ra những thách thức mới cho tất cả các
quốc gia.
2. Tác dụng của việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế
2.1 Đối với các nước công nghiệp phát triển
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại giúp cho việc bành trướng nhanh chóng sức mạnh
kinh tế của mình như tìm kiếm thị trường mới để giải quyết khủng hoảng thừa của hàng hoá,
để tìm kiếm nơi đầu tư thuận lợi hơn, đem lại lợi nhuận cao, giảm được chi phí sản xuất do sử
dụng lao động và tài nguyên rẻ ở các nước đang phát triển.
2.2 Đối với các nước đang phát triển
Việc mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm tiếp thu vốn và công nghệ tiên tiến để thực
hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng năng
động, tăng trưởng với tốc độ cao.
Hơn nữa, thị trường nội địa của các nước này qua chật hẹp không đủ để đảm bảo phát triển
nền công nghiệp với quy mô sản xuất hàng loạt. Điều đó cho thấy chỉ có mở rộng hoạt động
kinh tế quốc tế mới khắc phục được hạn chế trên. Việc mở rộng này cũng nhằm khai thác triệt
để các thế mạnh của đất nước, nâng cao đời sống, tạo điều kiện củng cố hoà bình.
3. Hội nhập là vấn đề tất yếu để phát triển thế giới trong thế kỷ 21
3.1 Khái quát tình hình hội nhập trong thương mại thế giới năm 2001
Năm 2001 là một năm có những biến động mạnh đối với nền kinh tế toàn cầu. Sự kiện

khủng bố vào nước Mỹ 11/ 09/ 2001 càng làm trầm trọng thêm quá trình suy giảm của ba
trung tâm kinh tế thế giới: Mỹ, Nhật Bản, EU.
Một đặc điểm bao trùm của thương mại 2001 là sự giảm sút rõ rệt của dòng chu
chuyển hàng hoá và dịch vụ quốc tế do những biến động đối với kinh tế thế giới. Nếu so với
mức tăng trưởng khá cao của hai năm trước đó là 5,3% của 1999 và 12,4% của 2000, mức

6


tăng trưởng của thương mại thế giới năm nay là rất thấp. Trước sự kiện 11/ 09/2001, IMF dự
tính tăng trưởng của thương mại thế giới là 4%, nhưng sau sự kiện này đã phải điều chỉnh lại
chỉ còn 1%. Chính vì thế, tính bất ổn định và tính không chắc chắn của thương mại toàn cầu
ngày càng tăng lên.
Do tính liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế và khu vực trên thế giới hiện
nay ngày càng cao nên những biến động không tốt và các cú sốc của các trung tâm kinh tế thế
giới đã làm ảnh hưởng xấu và nhanh đến phát triển kinh tế và thương mại của các khối nước
và các khu vực kinh tế khác.
Trái ngược với bức tranh u ám của tăng trưởng thương mại thế giới do tình hình kinh
tế sa sút, tiến trình tự do hoá thương mại toàn cầu 2001 có vẻ sáng sủa và lạc quan hơn. Biểu
hiện nổi bật có thế nói đến là Hội nghị Bộ trưởng thương mại các nước về việc khởi động
vòng đàm phán mới của Tổ chức thương mại thế giới ( WTO) ở Đô ha vào tháng 11/ 2001 đã
thành công. Hội nghị lần này đã đi đến thoả thuận về một chương trình làm việc mà theo đánh
giá của ông Tổng giám đốc Mike More của WTO là “ to lớn và cân đối”.
Một sự kiện nổi bật nữa mà không thể không đề cập là việc Trung Quốc trở thành thành viên
thứ 143 của WTO sau 15 năm nỗ lực và cố gắng phấn đấu. Thêm Trung Quốc, trật tự thương
mại tự do của thế giới sẽ có thêm một bạn hàng khổng lồ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cạnh
tranh các hàng xuất khẩu trên thị trường thương mại toàn cầu.
Các khu vực và hiệp ước thương mại mới trên thế giới tiếp tục được thành lập hay xúc
tiến thành lập, khẳng định xu hướng toàn cầu hoá ngày càng mạnh mẽ trên thế giới. Ngoài các
hiệp ước thương mại tự do đã được khởi xướng và xúc tiến trong các năm trước, nhiều hiệp

ước thương mại tự do mới giữa các nước tiếp tục được ra đời. Tiến trình tự do hoá thương mại
một lần nữa được khẳng định đối với khu vực châu á- Thái Bình Dương. Khu vực thương mại
tự do Tây bán cầu ( FTAA) cũng có được sự ủng hộ tích cực và có dấu hiệu tốt để trở thành
hiện thực khi hiệp hội các nước Trung Mỹ và Caribê họp vào 12/12/2001 đã phê chuẩn đề án
khu thương mại tự do này có kèm theo sự bảo hộ cho các nền kinh tế đang phát triển.
Năm 2001 cũng là năm có nhiều tranh chấp thương mại giữa các khối và các khu vực.
Dù sao xu hướng hội nhập và quốc tế hoá của kinh tế thế giới đã ngày càng trở nên rõ
ràng. Các đàm phán về khu vực kinh tế và thương mại tự do sẽ tiếp tục được ủng hộ và đẩy
mạnh trong tương lai.

7


3.2 Khái quát tình hình hội nhập trong thương mại thế giới 2002
Kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng GDP toàn cầu là 2,8% so với mức 2,2% của
năm 2001. Tăng trưởng giá trị thương mại thế giới (kể cả hàng hoá và dịch vụ là 2,1% so với
mức 0,1% của năm 2001. Thương mại quốc tế đã có chiều hướng phục hồi trong năm 2002.
Thế giới đã lại chứng kiến những bước thăng trầm của 3 nền kinh tế lớn nhất: Mỹ, EU
và Nhật Bản.
Kinh tế phát triển với những đặc điểm sau: chiến tranh xung đột vũ trang khu vực,
tranh chấp biên giới lãnh thổ vẫn tiếp tục là thách thức gay gắt nhất đối với sự phát triển kinh
tế của từng nước, từng khu vực và toàn thế giới, giá dầu biến động mạnh do nguy cơ chiến
tranh ở vùng Vịnh gây tác động mạnh và trực tiếp tới kinh tế toàn thế giới.
Làn sóng toàn cầu hoá và liên kết khu vực vẫn diễn ra mạnh mẽ, hội nhập và tự do hoá
thương mại đang trở thành trào lưu lôi cuốn tất cả các nước trên thế giới. Mỹ sẽ tiếp tục dẫn
dắt sự phục hồi kinh tế toàn cầu nhưng với động lực kém hơn nhiều.
Trong khuôn khổ diễn đàn hợp tác APEC, Mê hi cô đưa ra chủ trương " mở rộng lợi
ích hợp tác vì tăng trưởng và phát triển" trong đó đề cập tới nhiều nội dung hợp tác cụ thể và
thiết thực. Mỹ đề xuất sáng kiến " Vì sự năng động của ASEAN", Pakistan bày tỏ mong muốn
tham gia diễn đàn khu vực ARF, Xri lanka mong muốn có quan hệ với ASEAN. Thái Lan và

My an ma vừa thiết lập quan hệ hợp tác với tổ chức hợp tác khu vực Nam á ( SAARC). Tất cả
những yếu tố này là thực tiễn sinh động thể hiện xu hướng liên kết và hợp tác.
Như vậy so sánh diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế thế giới trong 2 năm qua, bên
cạnh những chiến tranh, tranh chấp thương mại, xung đột... thì trào lưu của tiến trình hội nhập
vẫn diễn ra ngày càng mạnh mẽ chi phối hoạt động kinh tế. Đây là điều tất yếu mà mỗi quốc
gia phải làm để tồn tại và phát triển.
Chính vì thế, việc Việt Nam và Mỹ mở rộng quan hệ cũng là một điều dễ hiểu mà đỉnh cao
của mối quan hệ này là sự ra đời của Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ.
II/ Lợi ích của việc phát triển thương mại Việt- Mỹ:
1/ Giới thiệu chung về Hoa Kỳ:
Mỹ là một thực thể khó đánh giá đối với chúng ta, khó cả về mặt chính trị, xã hội lẫn
kinh tế. Trước đây, chúng ta nghiên cứu Mỹ về khía cạnh để chiến thắng Mỹ chứ không phải

8


vì mục đích kinh tế. Ngày nay, chúng ta phải hiểu thấu đáo mọi khía cạnh về Mỹ để thiết lập
quan hệ kinh tế- thương mại với Mỹ. Dưới đây là một vài nét lớn:
1.1- Vị trí địa lý:
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ ( the United State of America- USA ) tên gọi đầy đủ của
nước Mỹ là một liên bang gồm 50 bang, trong đó có hai bang tách rời là Alaska ( ở vùng Tây
Bắc lục địa Mỹ) và đảo Hawaii ở giữa Thái Bình Dương. Mỹ nằm ở trung tâm châu lục Bắc
Mỹ, phía Bắc giáp Canada, phía Nam giáp Mêhi cô, phía Đông giáp Đại Tây Dương, và phía
Tây giáp Thái Bình Dương.
Nước Mỹ có diện tích khoảng 9,3 triệu km2, đứng thứ 4 trên thế giới sau Nga, Canada
và Trung Quốc.
1.2- Văn hoá con người:
Dân số Mỹ vào khoảng 285 triệu người ( tính đến hết năm 2001) chiếm khoảng 5% dân số
toàn cầu, là nước đông dân thứ 3 trên thế giới chỉ sau Trung Quốc và ấn Độ.
Mỹ là một quốc gia đa dân tộc, có nền văn hoá đa dạng phong phú, đại đa số là da

trắng ( 72,7%) gồm phần lớn là người gốc Tây Ban Nha và những người di cư từ Đức, Anh,
Ailen, ý, Thuỵ Điển...số còn lại là da màu ( gốc Phi:11,9%; La Tinh :11,6%; châu á: 3,8%),
thổ dân chỉ chiếm khoảng 0,5 %. 51,5% dân số Mỹ là phụ nữ, còn lại là nam giới. Tuổi thọ
trung bình của người Mỹ cao nhất thế giới: 74,9 tuổi.
Về ngôn ngữ : hầu hết chỉ dùng tiếng Anh, ngoài ra có một số bang phía Nam dùng
tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, tại đây có đủ các dân tộc trên thế giới họ vẫn hay thích dùng
tiếng của mình để giao dịch. Văn hoá hợp chủng nhưng người Hoa Kỳ có cách giao tiếp thống
nhất với nhau là thực dụng và chỉ quan tâm đến kết quả công việc, ít để ý đến các lễ nghi như
người châu á.
Dân số nước Mỹ đa dạng về tôn giáo, trước hết phải kể đến đạo Tin lành ( 61%), tiếp
theo là thiên chúa giáo La Mã ( 25%), Do Thái giáo ( 2%), các tôn giáo khác ( 5%), không
theo đạo ( 7%).

9


1.3- Nền kinh tế thị trường Mỹ:
Người ta vẫn thường quan niệm nền kinh tế Mỹ được xây dựng từ gốc đến ngọn.
Chính sự thông minh và tinh thần sáng tạo cao độ của người Mỹ đã tạo nên những điều kỳ
diệu. Trên thực tế, từ năm 1890, Mỹ đã sản xuất nhiều sắt thép hơn cả Anh và Đức cộng lại.
Năm 1900, theo một số tiêu chuẩn, Mỹ đã trở thành nước công nghiệp lớn nhất và công dân
Mỹ được hưởng mức sống cao nhất thế giới. Năm 1913, nước Mỹ chiếm hơn 1/3 sản lượng
công nghiệp thế giới.
Sau chiến tranh thế giới I và II, nền kinh tế các nước châu Âu và Nhật bị tàn phá nặng
nề. Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ lại phát triển mạnh, giàu có lên nhờ chiến tranh: do bán vũ
khí, lương thực thực phẩm, do vơ vét của cải ở các châu lục khác chuyển tới cất dấu trong
chiến tranh... .Kết thúc chiến tranh thế giới II năm 1945, GNP của Mỹ chiếm đến 42% của
toàn cầu. Với sức mạnh tuyệt đối về kinh tế sau chiến tranh, Mỹ bỏ vốn lớn để thành lập các tổ
chức tài chính tiền tệ như: Quỹ tiền tề quốc tế ( IMF), Ngân hàng thế giới ( WB)...Thông qua
các tổ chức tài chính, kinh tế trên, Mỹ chi phối rất mạnh nền kinh tế toàn cầu.

Ngày nay, nền kinh tế Mỹ không còn thống soái trên thế giới như trước đây, nhưng với
chỉ khoảng 5% số dân và 6% đất đai trên thế giới, Mỹ vẫn sản xuất khoảng 25% sản lượng
công nghiệp, hàng hoá nông nghiệp và dịch vụ thế giới, và tỷ lệ này đã được duy trì suốt 15
năm qua. Mỹ đã không thụt lùi so với các nước khác. GNP tăng 3 lần kể từ sau chiến tranh thế
giới II. Đúng hơn là các nước khác đã đuổi kịp hoặc thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Tuy nhiên,
tổng sản lượng của Mỹ vẫn gấp hơn 2 lần những đối thủ liền kề là Trung Quốc và Nhật. Và
kinh tế Mỹ gấp hơn 4 lần các nền kinh tế mạnh sau mình là Đức, ấn Độ, Pháp và ý.
Sau sự kiện 11/9/2001, khi toàn bộ nền kinh tế thế giới bị chao đảo thì mọi người nhận
ra rằng Mỹ vẫn là điểm tựa của kinh tế thế giới.
1.3.1 Tài chính
Đồng đô la Mỹ có vai trò thống trị thế giới. Gần 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu
tư quốc tế được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ. 24 nước gắn trực tiếp các đồng tiền của họ vào
đồng đô la; 55 nước " neo giá" vào đồng đô la để thị trường tự do ấn định tỉ giá; các nước còn
lại ở nhiều mức độ khác nhau, vẫn sử dụng các hệ thống dựa vào chỉ tiêu biến động của đồng
đô la để tính toán giá trị đồng tiền của mình. Và đặc biệt với một thị trường chứng khoán chi
phối hàng năm khoảng 8000 tỉ đô la (trong khi đó các thị trường chứng khoán Nhật chỉ vào
khoảng 3800 tỉ đô la, EU là 4000 tỉ đô la) thì mọi biến động của đồng đô la và hệ thống tài

10


chính Mỹ đều có ảnh hưởng đáng kể đến sự biến động của kinh tế thế giới. Wall Street ở New
york là một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới. Cùng với EU, Nhật Bản,
Mỹ là một trong ba chủ đầu tư lớn nhất toàn cầu.
1.3.2 Công nghiệp
Mỹ luôn là nước có vai trò hàng đầu trong rất nhiều lĩnh vực như hoá sinh và công nghệ gen,
nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ, thông tin liên lạc, máy tính và dịch vụ thông tin.
Trong những lĩnh vực này, các công ty Mỹ bị cạnh tranh gay gắt trên toàn thế giới. Đôi khi đó
là các công ty ngoại quốc được hậu thuẫn của một nhóm các quốc gia và chính phủ của họ.
Tuy thế các ngành công nghiệp tư nhân Mỹ vẫn hoạt động khá tốt. Nhiều nước có các thung

lũng Silicon của riêng họ, nhưng khu vực nghiên cứu và sản xuất máy tính đầu tiên và lớn nhất
vẫn là thung lũng Silicon gần San Francisco, nơi có khoảng 4000 công nhân kỹ thuật cao.
Trong ván bài pô kê kinh tế quốc tế, người nước ngoài vẫn chọn Mỹ làm nơi đổi tiền vào trước
tiên. Sau đây là một vài số liệu về nền công nghiệp Mỹ:
-

Công nghiệp năng lượng: chủ yếu là dầu mỏ, khí đốt, than, thuỷ điện, uranium. Lượng

dầu khai thác trong nước đáp ứng 50% nhu cầu. Mỹ dẫn đầu về sản xuất điện năng ( khoảng
2800 tỉ kwh) và năng lượng nguyên tử ( 67,1 triệu kwh), đứng thứ hai về thuỷ điện.
-

Công nghiệp chế tạo: giá trị khoảng 1000 tỷ đôla/năm. Nếu tính cả các công ty Mỹ

đầu tư ở nước ngoài thì tổng sản phẩm của ngành công nghiệp chế tạo lên đến 1/2 tổng sản
phẩm công nghiệp toàn thế giới.
1.3.3 Nông nghiệp
Mỹ là nước nông nghiệp hàng đầu thế giới. Mỹ là nước cung cấp ngũ cốc lớn nhất,
vượt xa các nước khác, trồng khoảng 12% tổng số lúa mì trên thế giới, 45% ngô, 18% bông,
10% yến mạch và lúa miến. Tương tự, các chủ nông trại và trang trại chăn nuôi Mỹ sản xuất
khoảng 14% sản phẩm sữa trên thế giới, 17% các loại thịt, 27% các loại dầu mỡ thực vật và
53% đậu tương. Điều thật đáng ngạc nhiên là đất có thể được dùng để canh tác ở Mỹ chỉ
chiếm chưa đầy 8% đất canh tác thế giới và chỉ có một phần rất nhỏ số dân Mỹ ( dưới 2%) làm
nông nghiệp. Mỹ không chỉ nuôi sống dân mình- là một trong số ít các nước công nghiệp làm
được như vậy- mà còn nuôi sống nhiều người dân khác trên thế giới. Đây là sự thực, mặc dù
các nước khác như Trung Quốc và Nga có nhiều đất nông nghiệp hơn và nhiều người làm
nông nghiệp hơn. Xuất khẩu chỉ chiếm chưa đến 1/10 tổng sản phẩm quốc dân nhưng nông

11



nghiệp đóng góp gần như 1/5 con số này. Mỹ đứng đầu thế giới về xuất khẩu lúa mì, bắp, thịt
các loại... đứng thứ ba thế giới về xuất khẩu gạo, thuỷ sản, nước trái cây.
1.3.4 Dịch vụ
Các loại hình dịch vụ ( dịch vụ điện tử thương mại, dịch vụ thông tin, dịch vụ du lịch, dịch vụ
bưu điện, dịch vụ vận tải biển...) chiếm từ 7-22% thị phần dịch vụ quốc tế. Riêng sản phẩm
điện ảnh âm nhạc Mỹ cũng chiếm gần 30% trị giá sản phẩm giao dịch trong lĩnh vực này của
thế giới. Văn hoá ẩm thực Mỹ phổ biến nhanh trên thế giới không phải vì thức ăn ngon mà về
sự phong phú về thức ăn và kiểu ăn. Có thế đơn cử đồ uống của Coca-cola, bánh mì kẹp thịt,
khoai tây chiên...Hầu hết các nước trên thế giới ở mức độ khác nhau đều sử dụng thông tin của
các hãng truyền thông của Mỹ như CNN, CBS, Network... Doanh thu các ngành dịch vụ hàng
năm ước tính hàng ngàn tỉ đô la. Theo dự đoán, năm 2010 thu nhập từ dịch vụ chiếm đến 93%
GDP của Mỹ.
1.3.5 Chính sách đối ngoại
Các chiến lược kinh tế- thương mại của Mỹ bao giờ cũng được đặt trong các chương
trình điều chỉnh tổng thể nhằm thích ứng, thậm chí biến đổi các xu hướng phát triển của thế
giới theo hướng có lợi cho kinh tế Mỹ. Do đó, trong các tính toán chiến lược nói chung, các
chính sách kinh tế thương mại nói riêng, ta đều nhận thấy ít nhiều ảnh hưởng đối với các tổ
chức kinh tế quốc tế và "luật chơi" chung của thế giới. "Luật chơi" này được thể chế hoá bằng
các hiệp định của WTO.
Nguyên tắc bao trùm chính sách ngoại thương của Mỹ là dùng chủ nghĩa bảo hộ mậu
dịch để chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch thông qua các công cụ thuế quan, hạn ngạch, các
biện pháp kỹ thuật hạn chế xuất nhập khẩu, các luật thương mại...Đối với các nước đang phát
triển, các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi như Trung Quốc, Việt Nam...,
Mỹ thi hành chính sách: " cây gậy và củ cà rốt" vừa gây sức ép, vừa hỗ trợ ưu đãi để thông qua
các hiệp định thương mại đa phương, song phương buộc các nước này phải cải tổ nền kinh tế,
phát triển kinh tế thị trường, đẩy nhanh tiến trình hội nhập đảm bảo lợi ích ổn định lâu dài về
tài chính, thương mại, đầu tư cho Mỹ.
1.4 Vài nét về thị trường Mỹ
Với thu nhập bình quân đầu người ước tính 32000 đôla (năm 2000), cao điển hình

trong nhóm các nước công nghiệp phát triển, dân Mỹ có mức tiêu dùng lớn nhất thế giới. Theo

12


nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc, nếu sức tiêu dùng của các gia đình
Nhật, EU là 1 thì của Mỹ là 1,7.
Hàng năm, Mỹ xuất khẩu ra thị trường thế giới một trị giá hàng hoá khoảng gần 900 tỉ
đô la(năm 2000), nhiều loại hàng xuất khẩu cần đến nguyên liệu xuất khẩu Mỹ là thị trường
tiêu thụ lớn nhất thế giới, hàng năm nhập khẩu hàng hoá hơn 1300 tỉ đô la. Dân Mỹ có mức
sống rất khác biệt nên hàng nhập khẩu đa dạng, đa loại phục vụ cho các phân đoạn thị trường
khác nhau. Có thể chia thị trường Mỹ theo ba phân đoạn chính như sau:
-

Phân đoạn thứ nhất: gồm giới thượng lưu thường mua những nhãn hiệu nổi tiếng, có

giá rất đắt nhưng đòi hỏi chất lượng rất cao ( thường những mặt hàng này có xuất xứ từ châu
Âu: Pháp, Đức, ý...)
-

Phân đoạn thứ hai: gồm tầng lớp trung lưu có phần dễ tính hơn trong sở thích nhưng

chủ yếu vẫn là mẫu mã đẹp, chất lượng cao và giá cả tương đối.
-

Phân đoạn thứ ba: gồm tầng lớp dân nghèo Mỹ, do đó yếu tố giá cả có tính quyết định

tiêu dùng hơn cả
.
2- Lợi ích Việt Nam thu được trong quan hệ với Mỹ:

2.1 Phát triển quan hệ ngoại thương theo hướng xuất khẩu:
Việt Nam đang tích cực hoà nhập vào nền kinh tế thế giới, chuyển sang nền kinh tế thị
trường hướng vào xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhỏ bé do chúng ta
chậm hơn các nước khác trong quá trình hội nhập quốc tế.
Hoa Kỳ vốn là một thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới. Năm 1996, Mỹ phải nhập khẩu
trên 730 tỷ đô la, trong đó các nước thuộc khu vực châu á- Thái Bình Dương là những nhà
cung cấp chính. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Mỹ sẽ tăng lên
khi Việt Nam được hưởng quy chế tối huệ quốc. Ngoài ra Hoa Kỳ còn có thể dành cho Việt
Nam hưởng lợi ích từ Hệ thống ưu đãi thuế quan chung ( Generalized System of PreferencesGSP). Đây là một chương trình đem lại lợi ích hầu như một cách độc quyền cho các nước
đang phát triển bằng cách Hoa Kỳ loại bỏ thuế quan nhập khẩu đối với một số sản phẩm nào
đó, nhằm giúp các nước kém phát triển dễ dàng tiếp cận vào thị trường Mỹ. Những loại hàng
nào chỉ ra một cách cụ thể hai điều kiện để được hưởng GSP thì được miễn thuế nhập khẩu.

13


Hai điều kiện đó là: hàng hoá đó thuộc danh mục được hưởng GSP và đáp ứng nguyên tắc
xuất xứ từ các nước đang phát triển được hưởng lợi ( Beneficiary Developing Coutry-BDC).
Ngoài ra Hoa Kỳ sẽ bật đèn xanh trong việc Việt Nam tham gia vào tổ chức thương
mại thế giới (WTO) và Diễn đàn kinh tế châu á- Thái Bình Dương ( APEC). Qua đó, Việt
Nam có thể mở rộng thị phần của mình tại thị trường Mỹ cũng như trên thị trường thế giới
thông qua việc xuất khẩu những loại hàng hoá mà Việt Nam có lợi thế.
2.2 Tăng khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài- FDI từ Hoa Kỳ
Việt Nam đang phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, do
vậy nhu cầu về vốn, công nghệ là rất lớn. Những nhu cầu này có thể đáp ứng qua hình thức
đầu tư hấp dẫn để thu hút nguồn vốn FDI, trong đó có các công ty của Mỹ.
Các công ty Mỹ rất có tiềm lực về vốn, công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý
doanh nghiệp cũng như kinh doanh quốc tế. Do vậy các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Việt Nam,
nền kinh tế Việt Nam không chỉ tiếp nhận một khối lượng vốn lớn mà còn tiếp cận được công
nghệ "nguồn" hiện đại. Hơn thế các cán bộ Việt Nam có thể học tập được những kinh nghiệm

kinh doanh quốc tế hiện đại thông qua tiếp xúc với các chuyên gia nước ngoài, công nhân
Việt Nam có thể được tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức, tay nghề do phía Hoa Kỳ tổ
chức.
Hiện nay Hoa Kỳ là nước nhận FDI nhiều nhất và cũng là nước đầu tư ra nước ngoài
lớn nhất. Mặc dù tiềm năng lớn nhưng mức đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ ở Việt Nam vẫn còn ở
mức khiêm tốn.
Chính vì vậy, nguồn FDI của Hoa Kỳ rất cần thiết và phù hợp với các yêu cầu phát
triển của Việt Nam trong thời gian tới.
2.3 " Thêm bạn bớt thù" trong quan hệ kinh tế quốc tế
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Việt Nam chỉ có quan hệ với các nước thuộc khối xã
hội chủ nghĩa và luôn có sự đối đầu với các nước thuộc hệ thống tư bản chủ nghĩa, quan hệ
Việt- Mỹ càng căng thẳng hơn khi Mỹ thất bại trong chiến tranh Việt Nam. Vì người Việt
Nam vốn yêu chuộng hoà bình nên chúng ta đã thực thi chính sách đối ngoại mở cửa trong
quan hệ quốc tế với quan điểm" Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng
thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển". Do đó, quan hệ giữa Việt Nam và các

14


nước tư bản chủ nghĩa nói chung và Hoa Kỳ nói riêng được cải thiện đáng kể. Chúng ta bình
thường hoá quan hệ với Hoa Kỳ ngoài mục tiêu phát triển kinh tế đối ngoại thì còn có một ý
nghĩa chính trị rất quan trọng đó là " thêm bạn bớt thù". Thông qua việc bình thường hoá quan
hệ với Hoa Kỳ giảm bớt căng thẳng trong quan hệ quốc tế giữa Việt Nam với các khu vực trên
thế giới. Vai trò của Hoa Kỳ như là một người đảm bảo an ninh trong khu vực châu á- Thái
Bình Dương thông qua các Hiệp định an ninh với Nhật, úc và các căn cứ quân sự của Mỹ ở
khu vực.
Thiết lập quan hệ với Mỹ cũng tạo thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển quan hệ
kinh tế của nước ta với nhiều tổ chức kinh tế tài chính, tiền tệ quốc tế, trước mắt là xúc tiến
đàm phán để gia nhập WTO vì theo quy định để được kết nạp vào WTO, cần phải giành được
2/3 số phiếu ủng hộ của các thành viên, phải đàm phán với nhiều nướcvà các tổ chức kinh tế

lớn.Nếu không giành được sự ửng hộ của Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản thì khó có thể giành được
2/3 số phiếu thuận
Trong khi Việt Nam đang dần khẳng định được vị thế của mình trong cộng đồng quốc
tế thì quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Hoa Kỳ đã bãi bỏ
lệnh cấm vận đối với Việt Nam ( 3/2/1994) và bình thường hoá quan hệ giữa hai
bên( 11/7/1995), hai nước đã cử những đoàn chuyên viên cao cấp để bàn về những vấn đề mà
hai bên quan tâm. Đầu tháng 5/ 1997, hai bên đã đồng ý cử đại sứ nhằm phát triển quan hệ
giữa hai nước. Việt Nam luôn xác định là khép lại quá khứ, xây dựng một tương lai tốt đẹp
hơn tập trung phát triển kinh tế.
Như vậy, quan hệ kinh tế Việt- Mỹ là một tất yếu khách quan không những phù hợp
với xu thế vận động của thời đại mà còn thể hiện ý nguyện của nhân dân hai nước.
3. Lợi ích của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam:
3.1 Khái quát chung về kinh tế Việt Nam:
Việt Nam thuộc một trong số các nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ. Hiện nay,
Việt Nam đang từng bước phát triển trên con đường công nghiệp hoá- hiện đại hoá theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Nằm trên một bán đảo gần trung tâm Đông Nam á, quy mô lãnh thổ không nhỏ, khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, địa hình cảnh quan đa dạng.

15


Vị trí địa lý của Việt Nam có thuận lợi đáng kể là nằm trên các đường hàng không và hàng hải
quốc tế quan trọng. Hệ thống cảng biển là cửa ngõ không những cho nền kinh tế Việt Nam mà
cả các quốc gia lân cận, đặc biệt là vùng Tây Nam lục địa Trung Hoa. Vị trí địa lý của Việt
Nam tạo khả năng phát triển các hoạt động trung chuyển, tái xuất khẩu và chuyển khẩu hàng
hoá qua các khu vực lân cận. Sự thuận lợi về vị trí địa lý là một tài nguyên vô hình.
Tài nguyên thiên nhiên rất phong phú và đa dạng bao gồm đất đai, khoáng sản, tài
nguyên rừng, tài nguyên biển...Sự phân bố các tài nguyên là phân tán và trong một số trường
hợp ,điều kiện khai thác còn tương đối khó khăn, đòi hỏi có nguồn vốn lớn và công nghệ hiện

đại.
Dân cư và nguồn lao động Việt Nam liên quan nhiều tới việc hội nhập vào nền kinh tế
thế giới và khu vực. Quy mô dân số lớn, chiếm 1,3% dân số thế giới, đứng thứ 13 trong số các
nước đông dân nhất. Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, tư chất người lao động Việt
Nam rất cần cù, sáng tạo với nhiều ngành nghề cổ truyền, tiếp thu nhanh nghề nghiệp mới.
Lao động Việt Nam được đào tạo ở nhiều nguồn khác nhau, trình độ văn hoá, khoa học, tay
nghề kỹ thuật đang được nâng cao, có khả năng ứng xử linh hoạt, có thể tham gia tích cực vào
phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, sức lao động của Việt Nam còn hạn chế về thể lực, về
trình độ tổ chức kỷ luật, về khả năng hợp tác trong công việc và còn thiếu nhiều việc làm.
Quy mô của nền kinh tế Việt Nam còn rất nhỏ bé cả về chỉ tiêu GDP cũng như kim
ngạch xuất khẩu so với nền kinh tế thế giới. Cơ cấu kinh tế còn mang tính chất lạc hậu, trình
độ công nghệ thấp, vẫn là một nền kinh tế chủ yếu ở giai đoạn khai thác và khai thác sức lao
động, hàm lượng khoa học công nghệ và hàm lượng vốn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém.
Nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn là một nền nông nghiệp chủ yếu dựa vào trồng
trọt, còn lại là chăn nuôi; ngành sản xuất này chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai nên khó
tăng trưởng nhanh.
Công nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã có những tăng trưởng rõ nét. Tuy
nhiên, phần lớn trang thiết bị cũ kỹ, cơ sở sản xuất yếu kém, năng suất lao động thấp, chưa đủ
mạnh để tham gia thị trường thế giới, cạnh tranh với hàng ngoại nhập.
Những thành tựu bước đầu nhưng rất quan trọng đạt được qua hơn 10 năm thực hiện
đường lối đổi mới cho phép rút ra kết luận rằng: vị trí của Việt Nam trong quan hệ chính trị
kinh tế tuỳ thuộc rất nhiều vào việc chúng ta tăng trưởng chính sách và biện pháp kịp thời,

16


đúng đắn đến đâu để kết hợp các nguồn lực trong nước với các nguồn lực bên ngoài nước
phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, để có một chỗ đứng trong nền kinh tế thế giới.
Trong phạm vi khu vực Đông Nam á- Tây Thái Bình Dương, Việt Nam có vị trí địa lý
chính trị quan trọng: quan hệ hợp tác với Việt Nam là một nước cờ không thể bỏ qua trong trò

chơi cân bằng lực lượng của các cường quốc trong tương lai gần để giành giật và phát triển
ảnh hưởng của mỗi cường quốc kinh tế ở khu vực này, một khu vực đầy tính năng động và có
thể trở thành một trung tâm kinh tế thế giới trong thể kỷ 21.
3.2 Mở rộng thị trường xuất khẩu:
Chúng ta đã biết Hoa Kỳ là một nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hàng hoá của Mỹ
xuất hiện trên tất cả các thị trường thế giới và luôn chiếm thị phần đáng kể. Điều này phù hợp
với chiến lược thúc đẩy xuất khẩu để tạo công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế nên Hoa Kỳ
luôn tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Thị trường Việt Nam với gần 80 triệu
dân là một thị trường đầy tiềm năng với sức mua của người dân ngày càng tăng. Các công ty
nước ngoài đang thực hiện các chiến dịch lớn để chiếm lĩnh thị trường này vì họ có thu được
nguồn lợi lớn khi bán hàng hóa trên thị trường Việt Nam trong khi đó các công ty Mỹ chỉ có
thị phần rất nhỏ bé so với tiềm năng của mình. Sự chậm trễ này không phải do lỗi của các
công ty Mỹ mà do quan hệ của hai nước chưa được bình thường hoá hoàn toàn, còn tồn tại
những quy định ngăn cản các công ty hoạt động tại thị trường Việt Nam.
3.3 Việt Nam là thị trường cung cấp một số nguyên vật liệu:
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia có nguồn tài nguyên giàu có nhất thế giới nhưng
Mỹ vẫn có chiến lược bảo đảm nguồn cung cấp cho một số nguyên nhiên vật liệu cần thiết,
Hoa Kỳ có những chính sách khuyến khích nhập khẩu vật liệu trong nước. Chính vì vây, nền
sản xuất Hoa Kỳ thường phụ thuộc vào các nguồn cung cấp nguyên vật liệu từ nước ngoài.
Việc phụ thuộc quá nhiều vào một nước hay một khu vực về một số nguyên liệu dễ gây tình
trạng bị động trong sản xuất như cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970. Do vậy, Hoa Kỳ thực
hiện chính sách đa dạng hóa nguồn cung cấp. Trong khi đó, Việt Nam, cũng như các nước
đang phát triển trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước, chủ yếu xuất khẩu sản phẩm
thô, tài nguyên thiên nhiên chưa qua chế biến do không có công nghệ hiện đại để chế biến
thành sản phẩm tiêu dùng cuối cùng đạt chất lượng cao và cần các ngoại tệ để nhập khẩu thiết

17


bị từ nước ngoài nhằm hiện đại hoá nền sản xuất trong nước. Hiện nay, Hoa Kỳ cũng rất quan

tâm đến một số sản phẩm sơ chế của Việt Nam. Các doanh nghiệp của Mỹ có thể nhập được
những nguyên vật liệu rẻ làm cho giá thành sản phẩm giảm xuống, tăng khả năng cạnh tranh
của hàng hoá Mỹ. Việc nhập khẩu một số sản phẩm sơ chế từ Việt Nam cũng góp phần làm ổn
định hơn nguồn cung cấp nguyên liệu cho nền sản xuất Hoa Kỳ.
Tóm lại, việc Việt Nam mở rộng quan hệ kinh tế với Hoa Kỳ là một điều tất yếu, phù
hợp với trào lưu phát triển của nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21. Quan hệ này đã mang lại
lợi ích cho cả hai nước. Kết quả của những nỗ lực, cố gắng của hai bên là sự ra đời của Hiệp
định Thương mại Việt- Mỹ, một Hiệp định đã tạo ra một trang mới trong những chặng đường
của quan hệ thương mại Việt- Mỹ.

18


Chương II
Thực trạng thương mại Việt - Mỹ
I/ Giai đoạn trước khi hiệp định thương mại được ký kết:
1. Trước khi Hoa Kỳ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam (trước 03/02/1994)
1.1 Trước 1975
Hoa Kỳ có quan hệ thương mại với chính quyền Việt Nam Cộng Hoà (Ngụy) cũ. Kim
ngạch buôn bán không lớn chủ yếu là hàng nhập khẩu bằng viện trợ của Hoa Kỳ để phục vụ
chiến tranh. Phần xuất khẩu có xuất khẩu một số mặt hàng như cao su, gỗ, hải sản, đồ gốm ...
song kim ngạch xuất khẩu không đáng kể.
1.2 Sau 1975
Tháng 5/1964, Hoa Kỳ áp dụng "đạo luật buôn bán với kẻ thù" (tức là với các nước
cộng sản lúc đó), cấm vận chống miền Bắc nước ta. Theo đạo luật này, Việt Nam bị coi là kẻ
thù và những hành động quan hệ với kẻ thù sẽ bị trừng trị. Tất cả mọi trao đổi, giao lưu với
Việt Nam trên tất cả các mặt đều bị cấm.
30/4/4975, Hoa Kỳ mở rộng lệnh cấm vận với toàn bộ đất nước Việt Nam. Cấm vận
không chỉ áp dụng trong buôn bán mà cả trong các hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng,
tài sản ... Hoa Kỳ xếp Việt Nam vào nhóm S cùng với Cuba, Bắc Triều Tiên - nhóm nước bị

hạn chế nhất trên cơ sở "Đạo luật kiểm soát xuất khẩu 1979", đặc biệt là những hạn chế
nghiêm ngặt trong xuất khẩu các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại, kĩ thuật cao của Hoa Kỳ.
Đồng thời Hoa Kỳ khống chế các nước đồng minh và các tổ chức quốc tế do Hoa Kỳ thao
túng trong mối quan hệ kinh tế thương mại với Việt Nam. Mặc dù bị Hoa Kỳ cấm vận song
thông qua con đường trực tiếp và gián tiếp, Việt Nam vẫn có quan hệ kinh tế với nhiều nước,
nhiều tổ chức kinh tế. Và bằng con đường gián tiếp, hàng của Mỹ vẫn vào được thị trường
nước ta.
Số liệu thống kê của Việt Nam cho thấy: Thời kì 1986 - 1989 xuất khẩu hầu như bằng
0, trong khi nhập khẩu từ Hoa Kỳ đạt giá trị gần 5 triệu đô la Mỹ.
Hàng Hoa Kỳ nhập vào nước ta năm 1987 đạt trị giá 23 triệu đô la Mỹ; năm 1988: 15 triệu Đô
la Mỹ; năm 1989: 11 triệu Đô la (Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ)

19


1.3 Những năm đầu thập kỉ 90
Quan hệ ngoại giao cũng như quan hệ kinh tế thương mại đã có những bước tiến vượt
bậc.
Từ tháng 4/1992, Mỹ xuống thang đi vào lộ trình hướng tới bãi bỏ cấm vận mở đầu
bằng việc cho phép xuất khẩu sang Việt Nam hàng hóa đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con
người và bỏ các hạn chế đối với các Tổ chức phi chính phủ Hoa Kỳ viện trợ nhân đạo cho Việt
Nam ( 30/4/1992), tiếp đó cho phép các công ty Mỹ mở văn phòng đại diện và ký các hợp
đồng kinh tế ở Việt Nam nhưng chỉ giao dịch kinh doanh sau khi bỏ cấm vận ( 14/12/ 1992):
ra quyết định về cấp giấy phép buôn bán với Việt Nam ( 9/ 1993).
Để tới được lộ trình này, cả hai phía đã có những nỗ lực vượt bậc theo hướng đưa ra
các bước tiến tới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.
Tháng 7/ 1993, tổng thống Bill Clinton tuyên bố không can thiệp vào các tổ chức tài
chính quốc tế, trước hết là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới( WB), Ngân hàng
phát triển châu á ( ADB) nối lại quan hệ với Việt Nam. Trong thời kỳ này, nhiều đoàn đại biểu
thương mại Hoa Kỳ đã đến Việt Nam thăm dò thị trường, tìm kiếm cơ hội, khả năng hợp tác

đầu tư và thương mại.
Cùng với những nỗ lực cải thiện quan hệ của hai chính phủ, hoạt động ngoại thương cụ thể
giữa hai nước trong những năm đầu thập kỷ 90 đã có được những bước tiến ban đầu. Năm
1990, theo thống kê Việt Nam, ta đã xuất được lượng hàng giá trị khoảng 10.000 USD, 1991:
9.000 USD; 1992: 110.000 USD và 1993: 85.000 USD. Về nhập khẩu, trong giai đoạn 19911993, giá trị hàng hoá Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam đã đạt gần 7 triệu USD so với 5 triệu
USD của thời kỳ 1986- 1990.
Những con số trên cho thấy dấu hiệu khả quan của quan hệ buôn bán giữa hai nước. Tuy
nhiên, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước vẫn là con số quá khiêm tốn, chỉ chiếm 0,14%
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 1993 chưa nói đến kim ngạch xuất nhập khẩu khổng
lồ của Mỹ. Điều này phản ánh đúng thực trạng là quan hệ buôn bán giữa hai nước vẫn còn là
một hạn chế lớn nhất và cơ bản nhất, đó là lệnh cấm vận thương mại của Mỹ. Tuy nhiên, nhiều
công ty Mỹ đã có mặt tại Việt Nam và đã chuẩn bị tất cả các điều kiện để tung hàng hoá ra bán
khi có lệnh cấm vận được bãi bỏ.
2. Giai đoạn sau khi lệnh cấm vận được bãi bỏ:

20


Ngày 3/ 2/ 1994, tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm
vận chống Việt Nam. Bộ thương mại Hoa Kỳ đã chuyển Việt Nam từ nhóm Z lên nhóm Y, ít
hạn chế thương mại hơn ( gồm Liên Xô cũ, các nước thuộc khối Vacsava cũ, Anbani, Mông
Cổ, Lào, Cam pu chia và nay thêm Việt Nam).
Bộ vận tải và Bộ thương mại Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm tàu biển và máy bay Hoa Kỳ vận
chuyển hàng hóa sang Việt Nam; cho phép tàu mang cờ Việt Nam vào cảng Hoa Kỳ nhưng
còn hạn chế vào phải xin phép trước 7 ngày và thông báo tàu đến trước 3 ngày.
Ngày 11/ 7/ 1995, tổng thống Bill Clinton đã công bố công nhận ngoại giao và bình
thường hóa quan hệ ngoại giao bằng việc hai bên chính thức khai trương Đại sứ quán cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Washington và Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, cử đại diện lâm
thời tại thủ đô của nhau. Những sự kiện này mở đầu thời kỳ giao bang đầy đủ giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ.

Tháng 10/ 1995, trong chuyến sang Mỹ dự lễ kỉ niệm 50 năm thành lập Liên hợp quốc,
Chủ tịch nước ta Lê Đức Anh lần đầu tiên tới thăm Hoa Kỳ và tiếp xúc với nhiều quan chức
cấp cao của chính quyền Mỹ. Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng thương
mại Lê Văn Triết cũng thăm Hoa Kỳ trong dịp này với mục đích ưu tiên hàng đầu về kinh tế.
Năm 1997 ghi nhận những bước tiến quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Hai bên
đã ký được hiệp định về bản quyền vào cuối tháng 6/ 1997. Từ 6 đến 8/ 4/ 1997, Bộ trưởng tài
chính Hoa Kỳ Robert Rubin đã đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Hai bộ trưởng tài chính
Việt Nam và Hoa Kỳ thay mặt hai chính phủ ký hiệp định xử lý nợ 145 triệu USD từ thời
chính quyền Sài Gòn. Đây là bước quan trọng để tiến tới việc ký hiệp định thương mại và bình
thường hoá hoàn toàn về kinh tế. Ngày 9/ 5/ 1997, vị đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Hoa Kỳ
đến Hà Nội, cũng như đại sứ đầu tiên của Việt Nam có mặt tại Hoa Kỳ để thực hiện nhiệm kỳ
công tác của mình. Việc làm này chứng tỏ sự quan tâm của Mỹ đến việc cải thiện quan hệ giữa
hai nước và điều đó phù hợp với mong muốn của nhân dân Mỹ. Nó chứng tỏ rằng hai nước
đều có thiện chí khép lại quá khứ, nhìn về tương lai nhằm bình thường hoá quan hệ mọi mặt.
Song song với những sự kiện có tính bước ngoặt đó có tới hàng trăm đoàn đại diện
kinh tế- thương mại của Hoa Kỳ đã tới Việt Nam để tìm hiểu và mong muốn thiết lập quan hệ
làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Theo số liệu thống kê của VCCI, trong nửa đầu năm 1995 đã có
trên 100 đoàn với gần 300 lượt doanh nhân Hoa Kỳ đến Việt Nam. Các phái đoàn này đều rất

21


quan tâm đến môi trường đầu tư và buôn bán ở thị trường Việt Nam, trên lĩnh vực khác nhau.
Thực tế này chứng tỏ quan hệ kinh tế- thương mại giữa hai nước đã bước sang giai đoạn mới
với những việc làm cụ thể và đem lại những kết quả thiết thực. Về phía Việt Nam, Việt Nam
đã tổ chức được triển lãm hàng xuất khẩu VIETEXPORT '94- San Francisco tại Hoa Kỳ. Triển
lãm đã thành công và gây tiếng vang lớn trong dư luận Hoa Kỳ. Triển lãm cũng tạo cơ hội mới
cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam tìm hiểu cung cách làm ăn với Hoa Kỳ, cách làm ăn
chính quy, bài bản trong một nền kinh tế phát triển.
Cùng với triển lãm, ta còn tổ chức hội thảo giới thiệu với các nhà doanh nghiệp Hoa

Kỳ về môi trường đầu tư kinh doanh ở Việt Nam và hội thảo giới thiệu về thị trường Hoa Kỳ,
luật lệ và tập quán buôn bán với Hoa Kỳ cho các nhà doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy chưa có con số thống kê chính xác là hàng Hoa Kỳ chiếm bao nhiêu thị phần ở
Việt Nam, nhưng có thể thấy là hầu hết các hãng nổi tiếng như Microsoft, Nikon, Caltex,
Pepsi, Carrier, Coca- Cola... đều đã có mặt ở Việt Nam. Mặc dù đến muộn hơn so với các
nước khác song với nguồn vốn lớn, chiến lược Marketing độc đáo, chất lượng cao, các sản
phẩm của Hoa Kỳ nhanh chóng giành được cảm tình của người Việt Nam và tăng thị phần trên
thị trường này.
Đến 1993, chưa có tấn hàng nào của Việt Nam xuất được sang Hoa Kỳ theo con đường
chính ngạch. Sau khi huỷ bỏ lệnh cấm vận, hàng Việt Nam mới từ từ thâm nhập vào thị trường
rộng lớn này. EPCO là hãng đầu tiên với 2,1 triệu USD tôm, cà phê xuất sang California tính
đến cuối năm 1994. Đến 1996, doanh số hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ của EPCO đạt gần 8
triệu USD. EPCO là công ty đầu tiên mở văn phòng đại diện của mình tại Hoa Kỳ, tiếp theo
đó là hãng giầy dép Bitis ( Nguồn: Tạp chí thương mại số tháng 7/ 1997).
Nhờ hợp tác tốt ở tầm vĩ mô và những nỗ lực của các doanh nghiệp hai nước từ khi
lệnh cấm vận được bãi bỏ, hoạt động thương mại giữa hai nước đã có những bước tiến đáng
kể.

Bảng 1: Kim ngạch XNK Việt Nam- Hoa Kỳ 1994- 1996

22


đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu
Tổng kim ngạch XNK
Kim ngạch nhập khẩu
Kim ngạch xuất khẩu

1994

1995
222,673
451,826
172,223
252,860
50,450
198,966
( Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ)

1996
935
616
319

Theo bảng trên cho thấy tốc độ tăng trưởng rất nhanh chưa từng có kể từ trước cả về xuất khẩu
và nhập khẩu. Điều đó chứng tỏ lệnh cấm vận được bãi bỏ là điều rất hợp lý để phát triển quan
hệ buôn bán hai nước.
3- Khi bình thường hoá quan hệ hai nước:
Tháng 7/ 1995, tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt
Nam. Động thái chính trị này đã làm cho quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển theo
chiều hướng tích cực.
3.1 Xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ:
Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 198,966 triệu USD ( gần gấp 4 lần
năm 1994) , trong đó hàng nông nghiệp chiếm 151,549 triệu USD ( 76,2% giá trị hàng xuất
khẩu sang Hoa Kỳ) và hàng phi nông nghiệp là 47,417 triệu USD ( 23,8%). Chỉ trong 9 tháng
đầu năm 1996, giá trị kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 232,595 triệu USD, trong đó hàng
nông nghiệp chỉ còn chiếm 45,7% ( 106,392 triệu USD) và hàng phi nông nghiệp đã chiếm
54,3% ( 126,203 triệu USD). ( Nguồn: Số liệu Bộ thương mại).

Bảng 2: Cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ giai đoạn 1994- 1996

Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu

1994

1995

1996 *

Tổng kim ngạch XNK
1. Nông, lâm thuỷ sản

50,450
37,721

198,966
170,407

232,595
120,960

23


2. Công nghiệp nhẹ
3,891
3. Công nghiệp nặng và khoáng sản
0,106
4. Hàng có giá trị thấp và các hàng 8,732


24,401
0,799
3,359

47,960
56,139
7,529

khác
(Nguồn: Bộ thương mại Hoa Kỳ (*) số liệu từ tháng 1 đến tháng 9/ 1996)
Theo bảng trên, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ là thuộc nhóm nông,
lâm, thuỷ sản với kim ngạch tương ứng chiếm 74,8%; 85,6% và 52% tổng kim ngạch xuất
khẩu.
Hàng công nghiệp nhẹ của Việt Nam cũng đã bắt đầu xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ
với sự tăng đột biến sau 1 năm bình thường hoá quan hệ. Hàng thực phẩm chế biến và bia
cũng đã chen chân được vào thị trường đặc biệt khó tính trong lĩnh vực này. Công ty bia Huế
dưới nhãn hiệu" Hue beer" đã sớm có mặt trên thị trường Hoa Kỳ. Bia Sài Gòn cũng vậy.
Công ty nhập khẩu thực phẩm hàng đầu Hoa Kỳ- công ty liên doanh M.E FOX và Heritage
Beverage đã nhận làm đại lý độc quyền của công ty bia Sài Gòn tại Hoa Kỳ. Trong năm 1996,
ta đã bắt đầu xuất dầu thô sang Hoa Kỳ và đạt trị giá 55,5 triệu USD trong 9 tháng đầu năm,
báo hiệu sự tăng kim ngạch nhóm mặt hàng này trong tương lai. Tuy xuất hiện muộn, song giá
trị mặt hàng chiếm vị trí thứ hai sau cà phê trong doanh mục các mặt hàng Hoa Kỳ nhập khẩu
nhiều nhất từ Việt Nam.
Vậy đa số các mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 3 năm qua là các mặt hàng Việt
Nam có khả năng và lợi thế sản xuất do tận dụng được điều kiện tài nguyên thiên nhiên và giá
trị nhân công rẻ.
Bảng 3: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
Đơn vị: triệu USD
Chỉ tiêu
1994

1995
1.Gia vị, cà phê và chè
31,193
146,455
2. Cá và hải sản
5,802
19,583
3. Dầu thô
1,105
0,015
4.Hàng dệt may
2,436
15,092
5. Giầy dép
0,069
3,308
(Nguồn: Công ty du lịch thông tin thương mại toàn cầu ( GTCI))
- Cà phê, chè, gia vị: (mã HS 09- 0111)

24

1996
110,910
33,990
80,650
20,031
39,169


là những mặt hàng được Hoa Kỳ khuyến khích nhập khẩu, vì thế được miễn thuế hoàn toàn,

kể cả với hàng của Việt Nam. Việt Nam đã tận dụng lợi thế này là tăng cường xuất khẩu vào
Hoa Kỳ. Đặc biệt là mặt hàng cà phê trong 3 năm liền đều đứng đầu danh sách các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Nếu năm 1994, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 19,969
triệu USD thì năm 1995 đạt 145,174 triệu USD và năm 1996 đạt 109,4 triệu USD. So với tiềm
năng nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ là 1,8 tỷ USD hàng năm thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng
này chỉ đáp ứng một phần rất nhỏ nhu cầu của Hoa Kỳ.
- Hàng thuỷ sản ( mã HS 03- 0613)
Sau khi bình thường hóa quan hệ, kim ngạch thuỷ sản 1995 đã tăng lên 3 lần so với năm 1994
và năm 1996 con số này tăng gần gấp 2 lần so với 1995. Hoa Kỳ khuyến khích nhập khẩu mặt
hàng này nhưng đòi hỏi chủ yếu là hàng cao cấp và sẵn sàng trả giá cao hơn các thị trường
khác. Do đó hàng Việt Nam ta với chất lượng thấp, pha tạp nhiều chủng loại nên khi thâm
nhập vào thị trường này vẫn còn có nhiều khó khăn. Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng
chế biến thuỷ sản đặc biệt là tôm cá đông lạnh để xâm nhập sâu vào thị trường Hoa Kỳ, vì đây
là một thị trường lớn và đầy tiềm năng với kim ngạch nhập khẩu hàng năm là 2,5 tỷ USD.
- Giầy dép:
1 năm sau khi bình thường hoá quan hệ Việt- Mỹ, kim ngạch xuất khẩu ngành này đã tăng vọt.
Nguyên nhân là do sự khác biệt giữa các mức thuế MFN và phi MFN đối với mặt hàng này.
Các mức chênh lệch về thuế tương đối nhỏ này cho phép Việt Nam cạnh tranh với các nước đã
được hưởng MFN. Ngoài ra hàm lượng lao động cao đối với sản phẩm giầy dép đã tạo ra cho
Việt Nam một lợi thế cạnh tranh.
- Hàng dệt may ( mã số HS 62- 0520)
Theo bảng trên thì thấy mặt hàng này có sự chuyển biến tôt đẹp, nhưng nếu so với tổng kim
ngạch xuất khẩu sang thị trường khổng lồ Hoa Kỳ thì khá nhỏ, chỉ chiếm 2,9 %. Còn nếu so
với các đối thủ khác nhập khẩu vào Hoa Kỳ như Trung Quốc ( 6,1 tỷ USD), Hồng Kông ( 4 tỷ
USD), Hàn Quốc ( 2,5 tỷ USD), Đài Loan( 2,3%) thì hàng may mặc Việt Nam vẫn chưa xâm
nhập sâu được vào thị trường Hoa Kỳ. Nguyên nhân chính là do mức thuế phi MFN đối với
hàng dệt kim cao hơn rất nhiều so với mức thuế MFN đối với mặt hàng này.
- Dầu thô:
Kim ngạch rất nhỏ bé, hầu như không có gì trong 2 năm 1994- 1995 nhưng lại tăng vọt lên
Hoa Kỳ nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam. Mức xuất khẩu này cao hơn so với xuất khẩu sang


25


×