Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

giáo án tích hợp liên môn ngữ văn 9 bài mùa XUÂN NHO NHỎ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI

TRƯỜNG THCS TÂN MAI
Địa chỉ : Số 147, phố Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
Email :
***************

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ DẠY VĂN BẢN: “MÙA XUÂN NHO NHỎ”
(Ngữ văn 9 – tập 2)

1. Giáo viên: Nguyễn Thị Ánh
Điện thoại: 0982347974
Gmail:
2. Giáo viên: Nguyễn Thị Ái
Điện thoại: 01695798720
Gmail:
3. Giáo viên: Nguyễn Thị Hoa Lý
Điện thoại: 01688371810
Gmail:

Năm học 2014 - 2015
0


PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN HOÀNG MAI
- Trường: THCS Tân Mai


Địa chỉ: Số 147, phố Tân Mai, Hoàng Mai, HN
Điện thoại: 0438643990
Email:
- Thông tin về nhóm giáo viên:
1. Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh
Ngày sinh: 13/9/1979

Môn: Ngữ văn – Lịch sử

Điện thoại: 0982347974
Gmail:
2. Họ và tên: Nguyễn Thị Ái
Ngày sinh: 2/9/1974

Môn: Ngữ văn – Lịch sử

Điện thoại: 01695798720
Gmail:
3. Họ và tên: Nguyễn Thị Hoa Lý
Ngày sinh: 05/11/1984

Môn: Lịch sử - Giáo dục công dân

Điện thoại: 01688371810
Gmail:

1


PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN

1. Tên hồ sơ dạy học:
Vận dụng kiến thức các môn học: Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân, Lịch sử,
Âm nhạc, Mĩ thuật để dạy tiết 116 - văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải
(Ngữ văn 9 – tập 2)
2. Mục tiêu dạy học:
Kiến thức, kĩ năng, thái độ của các môn học sẽ đạt được trong dự án này là:
* Môn Văn học: Tích hợp với các văn bản: “ Một khúc ca xuân” (Tố Hữu) và
kiến thức Tiếng việt về Ẩn dụ, Điệp ngữ, kiến thức Tập làm văn về Nghị luận về
một tác phẩm văn học để đạt được mục tiêu:
- Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên
đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho
cuộc đời.
- Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của mỗi cá
nhân là sống có ích, sống để được cống hiến cho cuộc đời chung.
* Môn Địa lý:
- Biết được những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa của xứ
Huế.
- Xác định được trên bản đồ vị trí của Huế, một số địa danh nổi tiếng ở Huế.
* Môn Sinh học: giới thiệu đặc điểm, tập tính của loài chim chiền chiện.
* Môn Giáo dục công dân:
- Tích hợp kiến thức bài 10, lớp 9 “Lí tưởng sống của thanh niên”, bước đầu
giáo dục lòng yêu nước và niềm tự hào về quê hương đất nước, học sinh biết rút ra
các bài học về thái độ và cách ứng xử giữa con người với con người.
- Tích hợp kiến thức bài 14, lớp 7 “Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên” để thấy được ý nghĩa của thiên nhiên với cuộc sống của con người, từ đó, mỗi
cá nhân nhận thấy vai trò và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy
những nét đẹp trong truyền thống văn hóa dân tộc, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ
thiên nhiên.
* Môn Lịch sử:
- Hiểu được hoàn cảnh lịch sử gắn với sự ra đời của bài thơ.

- Thấy được những biến cố thăng trầm của thành phố Huế trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
* Môn Âm nhạc:
- Sử dụng bài hát “Hò mái nhì” để giới thiệu về Huế.
- Sử dụng bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” để củng cố nội dung bài học.
2


* Môn Mĩ thuật:
- Cảm nhận được về cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế mộng mơ qua đường nét,
màu sắc…
- Biết lựa chọn gam màu, chi tiết… để vẽ tranh thiên nhiên mùa xuân.
3. Đối tượng dạy học của dự án:
* Đối tượng:
- Số lượng học sinh: 29
- Lớp : 9E
* Đặc điểm của học sinh dạy học theo dự án:
- Thuận lợi:
+ Bản thân chúng tôi là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn
lớp 9, do đó có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện.
+ Là học sinh lớp 9 đã được tiếp cận với chương trình THCS hơn 3 năm, các
em không còn bỡ ngỡ khi tiếp cận phương pháp dạy học mới, cách đổi mới trong
việc kiểm tra đánh giá mà giáo viên thực hiện trong quá trình giảng dạy.
- Khó khăn: + Sự nhận thức của các em không đồng đều
+ Khả năng tư duy, độc lập của các em còn hạn chế.
4. Ý nghĩa của dự án:
- Việc vận dụng kiến thức liên môn có ý nghĩa thiết thực đối với đời sống của
con người, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước, với thực tiễn
học tập của mọi học sinh. Nó giúp các em trưởng thành hơn, vững vàng hơn trước
mọi gian nan thử thách. Đặc biệt, các em có thể giải quyết được những tình huống

trong cuộc sống một cách hiệu quả.
- Rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Âm
nhạc, Mĩ thuật, Địa lí, Giáo dục công dân… để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra.
- Học sinh sẽ được rèn các kĩ năng sống cơ bản:
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về thái độ sống và cách ứng xử giữa con
người với con người.
+ Kĩ năng tư duy phê phán đối với các hành vi không biết trân trọng vẻ đẹp
của thiên nhiên.
- Giáo dục học sinh có ý thức trân trọng những giá trị của cuộc sống.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu quê hương, đất nước.
- Giáo dục học sinh năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết
các vấn đề dự án dạy học đặt ra.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
3


- Giáo án, SGK, Sách giáo viên Ngữ Văn 9 và các tư liệu, kiến thức có liên
quan.
- Các thiết bị như: bài giảng điện tử, băng hình, máy chiếu, máy Projecter, loa
máy tính, đĩa nhạc…
- Phiếu khảo sát, bảng phụ…
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
- Tiến trình dạy học và hoạt động dạy học của dự án này được mô tả thông qua
giáo án dạy tiết 116 – Văn bản “Mùa xuân nho nhỏ” (Thanh Hải).
- Học sinh được phân công chuẩn bị theo cá nhân và theo nhóm.
Giáo án:

Tiết 116

Mùa xuân nho nhỏ

- Thanh Hải –
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1. Kiến thức: Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của
thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng
hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của
mỗi cá nhân là sống có ích, cống hiến cho cuộc đời chung.
2. Rèn kĩ năng: Cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
3. Thái độ: Thêm yêu thiên nhiên, biết sống có ích cho đời, biết cống hiến cho
cuộc đời chung.
4. Tích hợp:
- Tích hợp với chủ đề “Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Ngữ văn lớp 9”
- Tích hợp kiến thức các môn học: Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân, Lịch sử,
Âm nhạc, Mĩ thuật để giúp cho học sinh hiểu rõ hơn về hình ảnh thơ trong văn bản.
B. Phương pháp dạy học:
- Vấn đáp
- Nêu vấn đề
- Kĩ thuật hỏi chuyên gia
- Thảo luận nhóm
- Xử lí tình huống
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* GV đưa 1 đoạn lời bài hát “Hò mái nhì ” để giới thiệu về Huế
(Tích hợp kiến thức Môn Âm nhạc)
? Đây là giai điệu của vùng miền nào trên đất nước ta?
 Dẫn vào bài.

4


HĐ của GV


HĐ của
HS

*HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu
chung.

Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: SGK – trang 56-57

? Dựa vào phần chú thích * em hãy Phát biểu,
nêu những hiểu biết của mình về bổ sung
tác giả Thanh Hải?
GV: Giới thiệu chân dung tác giả
và các tác phẩm tiêu biểu của ông.

? Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài Trả lời
thơ?

2. Tác phẩm:
* Hoàn cảnh sáng tác: 1980 –
không bao lâu trước khi tác giả
qua đời.

* GV: Tích hợp môn Lịch sử để Lắng
giúp học sinh hiểu được hoàn cảnh nghe
lịch sử gắn với sự ra đời của bài
thơ: Bài thơ được viết tháng
11/1980 trong hoàn cảnh đất nước
đã thống nhất, đang xây dựng cuộc

sống mới nhưng còn vô vàn khó
khăn thử thách. Bài thơ như một lời
5


tâm niệm chân thành, lời gửi gắm
tha thiết của nhà thơ để lại với đời.
Lắng
Cách đọc:
Giọng tha thiết, biến đổi theo nghe
mạch cảm xúc: say sưa trìu mến ở
phần đấu khi diễn tả cảm xúc về
MX đất trời, nhịp nhanh, hối hả,
phấn chấn khi nói về MX đất nước;
giọng thiết tha trầm lắng khi tác giả
bày tỏ suy nghĩ và ước nguyện của
mình.
GV đọc mẫu, một HS đọc lại.
Đọc, nhận
xét
? Hãy tìm hiểu mạch cảm xúc và tư PBCN
tưởng của bài thơ?
? Bài thơ có thể chia thành mấy Nêu
ý
phần? Nội dung của từng phần là kiến
gì?
*GV chiếu đáp án:
- Khổ đầu: Cảm xúc trước mùa Quan sát,
xuân thiên nhiên, đất trời.
ghi lại

- 2 khổ tiếp: Cảm xúc về mùa xuân
của đất nước, của cách mạng.
- 2 khổ tiếp: Suy nghĩ và ước
nguyện của nhà thơ.
- Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương,
đất nước qua làn điệu dân ca xứ
Huế.
* Mạch cảm xúc và tư tưởng:
- Từ xúc cảm trước mùa xuân
thiên nhiên, đất nước -> mùa
xuân của mỗi con người trước
mùa xuân lớn của đất nước.
=> Thể hiện khát vọng được
dâng hiến “ mùa xuân nho nhỏ”
của mình vào mùa xuân lớn của
cuộc đời chung -> cảm xúc thiết
tha tự hào về quê hương đất
nước qua làn điệu dân ca xứ
Huế.
* Bố cục: 4 phần

6


*HĐ 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu
chi tiết bài thơ:

II. Tìm hiểu chi tiết bài thơ:
1. Mùa xuân của thiên nhiên,
đất nước qua cảm xúc của nhà

thơ:
a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất
trời:

? Đọc lại khổ 1 và cho biết hình Đọc, phát
ảnh của thiên nhiên, đất trời được biểu
phác họa như thế nào?
- Dòng sông xanh
- Bông hoa tím biếc
- Con chim chiền chiện
* GV giới thiệu kĩ hơn về đặc điểm,
tập tính của chim chiền chiện (Tích
hợp môn Sinh học)
? Chỉ bằng ba nét phác họa ấy về
thiên nhiên, đất trời khi mùa xuân
về mà tác giả đã vẽ ra được những
điều gì về mùa xuân?
? Trước vẻ đẹp đầy sức sống của
mùa xuân đất trời, tác giả có cảm
xúc như thế nào?
GV chốt kiến thức

Nghe

PBCN

PBCN

Lĩnh hội


=> Bức tranh đẹp, với
- Không gian cao rộng (dòng
sông, mặt đất, bầu trời bao la)
- Màu sắc tươi thắm (sông xanh,
hoa tím)
- Âm thanh vang vọng, tươi vui

Nhà thơ say sưa ngây ngất
trước vẻ đẹp của thiên nhiên,
đất trời lúc vào xuân.
7


GV yêu cầu HS thảo luận theo Thảo luận
nhóm 4 (2’):
nhóm,
? Em hiểu như thế nào về câu thơ: trình bày,
bổ sung
“ Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
 GV bình, chốt:
Chỉ với 6 câu thơ, với vài nét phác vẽ đơn sơ mà đặc sắc, bằng những hình ảnh
nho nhỏ, thân quen, bình dị, nhà thơ đã gợi lên một lên một bức tranh xuân tươi
tắn, thơ mộng, mang đậm phong vị xứ Huế - quê hương của tác giả. Đặc biệt là âm
thanh của tiếng chim chiền chiện – sứ giả của mùa xuân vang ngân lên từng tiếng
một, thật trong, thật tròn làm xao xuyến hồn thi nhân để rồi nhà thơ đón nhận với
tất cả sự đắm say, trân trọng. Chính tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Thanh Hải đã
gợi cho chúng ta bao suy nghĩ về ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ
môi trường thiên nhiên, đặc biệt là thực trạng hiện nay nó đang bị hủy hoại nghiêm
trọng. Vì vậy, mỗi chúng ta phải biết trân trọng, nâng niu, gìn giữ để thiên nhiên

mãi là người bạn tốt của con người. (Tích hợp kiến thức bài 14, lớp 7 “Bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên”)
b. Mùa xuân của đất nước:

? Từ mùa xuân của thiên nhiên, đất PBCN
trời, nhà thơ chuyển sang cảm nhận
về mùa xuân của đất nước với
những hình ảnh nào?
? Hai hình ảnh này tượng trưng Trả lời
cho hai nhiệm vụ gì lúc đó?
8


- Người cầm súng  Nhiệm vụ
chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc
- Người ra đồng  Lao động,
xây dựng đất nước.
? Thực ra ý này không có gì mới,
nhưng tác giả đã gợi lên sức gợi Giải thích
cảm cho câu thơ bằng hình ảnh lộc
non của mùa xuân gắn với người
cầm sung, người ra đồng. Vậy theo
em hiểu chữ “lộc” ở đây có nghĩa
là gì?
- “Lộc” + chồi non, cây non
+ sức sống của mùa xuân
? Tại sao có thể viết: “Lộc giắt đầy Trình bày
quanh lưng”,“Lộc trải dài nương cách hiểu
mạ”?


GV chốt
* GV chuyển ý
Nghe
Từ cảm xúc về mùa xuân, tác giả
đã chuyển mạch thơ một cách tự
nhiên sang bày tỏ những suy ngẫm
của mình về lẽ sống, về ý nghĩa, giá
trị của cuộc đời mỗi con người.
2. Tâm niệm của nhà thơ:
* Gọi HS đọc 3 khổ thơ còn lại
? Điều tâm niệm của nhà thơ là gì?

Đọc
PBCN
- Làm con chim hót
- Làm một cành hoa
- Làm một nốt trầm
- Làm một mùa xuân lặng lẽ
dâng cho đời.
9


? Tâm niệm ấy được thể hiện qua Trả lời
những hình ảnh thơ nào? Nét đặc
sắc của những
hình ảnh đó là
gì?

 Đây là những hình ảnh giản
dị, tự nhiên và đẹp đẽ, thể hiện

ước nguyện được hóa thân của
tác giả.

PBCN
? Ở phần đầu của bài thơ tác giả
đã phác họa mùa xuân bằng các
hình ảnh: bông hoa, tiếng chim.
Đến khổ thơ thứ tư, tác giả lại nhắc
lại hai hình ảnh ấy. Cách cấu tứ
như vậy có ý nghĩa gì?

=> Lặp lại hình ảnh:
- tạo sự đối ứng chặt chẽ
- niềm mong ước đó là lẽ tự
nhiên.
Giải thích

? Tại sao ở khổ 1, tác giả xưng
“tôi” nhưng đến đây tác giả lại
xưng “ta”? Việc thay đổi cách
xưng hô như vậy có ý nghĩa gì?

 Đại từ “ Ta”: vừa có giá trị
biểu đạt niềm riêng, vừa diễn tả
được ước nguyện chung của
nhiều người, nhiều lứa tuổi .
Sự cống hiến không
ngừng nghỉ, bất chấp thời gian,
tuổi tác.
* GV bình: (Tích hợp môn Giáo dục công dân: Lí tưởng sống của thanh niên

 Thái độ sống và cách ứng xử giữa con người với con người.)
Ta thấy nhân vật trữ tình ở đây không còn là cái “tôi” hay “ ta” nữa mà bỗng
biến thành “ một mùa xuân nho nhỏ” để lặng lẽ dâng cho đời, dù là tuổi 20 hay là
khi tóc bạc. Cái công việc “lặng lẽ dâng cho đời” đâu phải là của riêng ai! Nó đã
10


trở thành khát vọng sống của mọi thời đại: của tôi, của bạn, của cả thế hệ chúng ta.
Phải đem cống hiến sức mình dù chỉ là nhỏ bé nhưng đó là phần tinh túy nhất mà
con người muốn góp vào cuộc đời chung.
Chính lời tâm nguyện của nhà thơ Thanh Hải khiến cho mỗi chúng ta suy nghĩ
về lí tưởng sống của lớp lớp thanh niên hiện nay. Lí tưởng sống chính là sống đẹp,
sống có ích, sống để được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời. Đã có biết bao
tấm gương về con người có lí tưởng sống. Đó là những thanh niên tình nguyện đến
những vùng sâu vùng xa để giúp đỡ bản làng còn nghèo khó. Đó còn là những bạn
trẻ không ngừng cố gắng vươn lên trong học tập với mong muốn trở thành người
có ích cho xã hội. Họ luôn khắc ghi lời Bác dạy:
“Đâu cần thanh niên có
Đâu khó có thanh niên”
Chính vì lẽ đó mà mỗi chúng ta cần xác định cho mình mục đích sống cao đẹp,
phải biết hiến dâng, biết hi sinh vì người thân yêu, vì quê hương, vì Tổ quốc như
nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
3. Lời ngợi ca đất nước:
* GV Tích hợp môn Lịch sử: để Lắng
giúp học sinh thấy được những biến nghe
cố thăng trầm của thành phố Huế

trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mĩ.
* GV Tích hợp môn Âm nhạc liên Lắng
hệ bài hát “Hò mái nhì” ở phần đầu nghe
để giới thiệu về dân ca xứ Huế: Ca
nhạc truyền thống Huế là một loại
hình nghệ thuật đặc sắc của vùng
đất cố đô, bao gồm khoảng trên 80
làn điệu của dòng nhạc dân gian,
âm nhạc thính phòng và một phần
nhã nhạc cung đình. Trong đó nhã
nhạc cung đình Huế có 10 bài bản
trong liên khúc “Mười bản Ngự”
(Mười bản liên hoàn) để hòa tấu.
Về nhạc thính phòng ca Huế có trên
24 bản của 2 điệu Bắc và Nam.
“Nam ai”, “Nam bình” là 2 trong số
các bài bản nổi tiếng. Về dân ca
Huế có hò và lý. “Nước non ngàn
11


dặm” là điệu hò thiết tha, lắng đọng
mà đầy trữ tình của đất trời và con
người xứ Huế.
? Bài thơ kết thúc bằng một âm
PBCN điệu dân ca xứ Huế mênh
mang, da diết. Em hãy đọc lại khổ
thơ cuối và cho biết em lắng nghe
được điều gì qua tiếng hát của nhà

thơ?

 Bộc lộ niềm tin yêu vào cuộc

đời, vào đất nước.
* GV bình: Câu thơ: “Mùa xuân ta xin hát” diễn tả niềm khao khát bồi hồi
của nhà thơ đối với quê hương, đất nước yêu dấu. Quê hương đất nước trải ngàn
dặm, chứa chan tình yêu thương. Đó là “ngàn dặm tình”, “ ngàn dặm mình” đối với
non nước và xứ Huế quê mẹ. Nhà thơ muốn hát 2 điệu ca Huế có giai điệu buồn
thương dịu dàng tha thiết để từ biệt quê hương. Và tiếng hát dịu ngọt ấy cho ta biết
dù sắp từ giã cõi đời nhà thơ vẫn tin yêu vào cuộc sống, vào đất nước.
*HĐ 3: Tổng kết –ghi nhớ:
III. Tổng kết –ghi nhớ:
1. Nghệ thuật:
? Để thể hiện thành công nội dung, PBCN
tư tưởng của bài thơ, tác giả đã sử
dụng và sáng tạo những phương
tiện và thủ pháp nghệ thuật nào?
2. Nội dung
? Em cảm nhận được những gì về PBCN
nội dung của văn bản?
GV: Chốt kiến thức bằng sơ đồ tư
-> Ghi nhớ: SGK
duy

*GV: Bài thơ được phổ nhạc và đã
trở thành 1 trong những giai điệu
đẹp nhất, trong sáng nhất về mùa Nghe
xuân, về đất nước.
nhạc

 Tích hợp môn Âm nhạc: bài
hát “Mùa xuân nho nhỏ” (Nhạc sĩ
Trần Hoàn)
12


* HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: Nếu em là một hướng
dẫn viên du lịch dẫn đoàn khách tới
thăm cố đô Huế, em sẽ giới thiệu
như thế nào? (Tích hợp Địa lí,
Lịch sử)
Bài tập 2: Từ 6 câu thơ đầu, bằng
sự tưởng tượng và liên tưởng của
mình, em hãy vẽ lại bức tranh thiên
nhiên xứ Huế. (Tích hợp môn Mĩ
thuật)

Trình bày
bài chuẩn
bị cá nhân

Trình bày
sản phẩm
đã chuẩn
bị

* HĐ 5: Hướng dẫn về nhà:
1. Học thuộc lòng bài thơ.
2. Giáo viên sử dụng phương pháp: “Kĩ thuật hỏi chuyên gia” và “Xử lí tình

huống” để củng cố văn bản (giao về nhà)
- Hình thức:
+ Chia lớp làm 4 tổ
+ Tổ trưởng: Làm chuyên gia
+ Mỗi tổ cử 1-> 2 học sinh làm thư kí có nhiệm vụ tổng hợp, phân loại câu hỏi.
+ Các thành viên còn lại viết các câu hỏi xoay quanh nội dung, nghệ thuật của
văn bản sau đó gửi lên thư kí.
- Thực hiện: Vào tiết học sau (hoặc sau 1 tuần)
+ Các chuyên gia có trách nhiệm giải đáp thắc mắc của các thành viên trong tổ
+ Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề.
3. Chuẩn bị bài “Viếng lăng Bác”.
GIÁO ÁN POWERPOINT: Tiết 116. Văn bản “Mùa xuân nho nhỏ”

13


Slide 1

Hò Mái nhì
Slide 2

Tiết 116
Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ
- Thanh Hải -

14


Slide 3


- Tác giả Thanh Hải
(1930 – 1980) tên khai sinh là
Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
- Ông hoạt động văn
nghệ từ cuối những năm
kháng chiến chống Pháp.
- Trong thời kì chống Mĩ
cứu nước, ông ở lại quê hương
hoạt động và là một trong
những cây bút có công xây
dựng nền văn học cách mạng
Việt Nam từ những ngày đầu.

Slide 4

15


Slide 5

Mùa
xuân
của
thiên
nhiên,
đất
trời


Mùa
xuân
của
đất
nước,
cách
mạng

Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biêc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước

Suy
nghĩ,
ước
nguyện
của

nhà
thơ

Lời
ngợi ca
quê
hương,
đất
nước

Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế

11-1980

Slide 6


* Mạch cảm xúc và tư tưởng:
- Khổ đầu: Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên, đất
trời.
- 2 khổ tiếp: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước, của
cách mạng.
- 2 khổ tiếp: Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ.
- Khổ cuối: Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua làn
điệu dân ca xứ Huế.

16


Slide 7

Slide 8

a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
- Dòng sông xanh
- Bông hoa tím biếc
- Con chim chiền chiện
=> Bức tranh đẹp, với:
- Không gian cao rộng (dòng sông, mặt đất, bầu trời
bao la)
- Màu sắc tươi thắm (sông xanh, hoa tím)
- Âm thanh vang vọng, tươi vui

Nhà thơ say sưa ngây ngất
trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời lúc vào xuân.

17



Slide 9

Thảo luận theo nhóm 4: (2 phút)
Em hiểu như thế nào về câu thơ:
“ Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng” ?

Slide 10

b. Mùa xuân của đất nước:
- Người cầm súng  Nhiệm vụ chiến đấu, bảo vệ Tổ
quốc
- Người ra đồng  Lao động, xây dựng đất nước.

18


Slide 11

Tại sao có thể viết:
“Lộc giắt đầy quanh lưng
Lộc trải dài nương mạ”?
 “Lộc”: + chồi non, cây non
+ sức sống của mùa xuân

Slide 12

Ước nguyện


- Làm con chim hót
- Làm một cành hoa
- Làm một nốt trầm
- Làm một mùa xuân lặng lẽ dâng cho đời.

19


Slide 13

Tại sao ở khổ 1, tác giả
xưng “tôi” nhưng đến đây
tác giả lại xưng “ta”? Việc
thay đổi cách xưng hô như
vậy có ý nghĩa gì?

* Đại từ “Ta”: vừa có giá
trị biểu đạt niềm riêng, vừa
diễn tả được ước nguyện
chung của nhiều người,
nhiều lứa tuổi.
 Muốn cống hiến
không ngừng nghỉ, bất chấp
thời gian và tuổi tác.
Slide 14

Nghệ thuật
- Thể thơ năm tiếng.
- Nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần

gũi với dân ca.
-Nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm.
- So sánh, ẩn dụ sáng tạo

Nội dung
Tiếng lòng tha thiết, yêu mến
và gắn bó với đất nước, với
cuộc đời của nhà thơ

Ước nguyện chân thành được
cống hiến cho đất nước, góp
mùa xuân nhỏ của mình vào
mùa xuân lớn của dân tộc

=>Lẽ sống của mỗi con người

20


Slide 15

Slide 16

Luyện tập
Bài tập 1: Nếu em là một hướng dẫn viên du lịch
dẫn đoàn khách tới thăm cố đô Huế, em sẽ giới
thiệu như thế nào?

21



Slide 17

Luyện tập
Bài tập 2: Từ 6 câu thơ đầu, bằng sự tưởng tượng
và liên tưởng của mình, em hãy vẽ lại bức tranh
thiên nhiên xứ Huế.

Slide 18

* HĐ 5: Hướng dẫn về nhà
1. Học thuộc lòng bài thơ.
2. Giáo viên sử dụng phương pháp: “Kĩ thuật hỏi chuyên gia” và
“Xử lí tình huống” để củng cố văn bản (giao về nhà)
- Hình thức:
+ Chia lớp làm 4 tổ
+ Tổ trưởng: Làm chuyên gia
+ Mỗi tổ cử 1-> 2 học sinh làm thư kí có nhiệm vụ tổng hợp,
phân loại câu hỏi.
+ Các thành viên còn lại viết các câu hỏi xoay quanh nội
dung, nghệ thuật của văn bản sau đó gửi lên thư kí.
- Thực hiện: Vào tiết học sau (sau 1 tuần)
+ Các chuyên gia có trách nhiệm giải đáp thắc mắc của các
thành viên trong tổ
+ Giáo viên nhận xét, chốt lại vấn đề.
3. Chuẩn bị bài “Viếng lăng Bác”.

22



7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
* Cách thức đánh giá: Giáo viên sử dụng phiếu khảo sát để kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
 Cụ thể như sau:
PHIẾU KHẢO SÁT
1. Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải đã mang lại cho em những
cảm xúc như thế nào?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
2. “Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay. Theo em, bài thơ hay ở điểm nào?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
3. Bài thơ là lời tâm sự chân thành, lời nhắn nhủ của nhà thơ. Từ lời nhắn nhủ đó,
em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong bối cảnh đất nước hiện nay?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
* Tiêu chí đánh giá: Giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh theo các
cấp độ nhận thức. Cụ thể như sau:
Mức độ nhận thức Điểm tương ứng
Biết
5 -> 6 điểm
Hiểu
7 -> 8 điểm
Vận dụng

9 -> 10 điểm
Không đạt yêu cầu
< 5 điểm
Qua khảo sát tình hình học tập của học sinh, giáo viên thu được kết quả như sau:
Sĩ số:
29
Số lượng

Điểm Tỉ lệ Điểm Tỉ lệ
9-10
%
7- 8,75 %
5
17,24
14
48,28

Điểm
5 – 6,75
9

Tỉ lệ
%
31,03

Điểm
<5
1

Tỉ lệ

%
3,45
23


8. Sản phẩm của học sinh:
8.1 Bài giới thiệu về cố đô Huế:
1. Học sinh: Đặng Thanh Hằng
Nếu có dịp đến với Huế, du khách sẽ không bao giờ quên một miền đất mộng
mơ bởi lẽ Huế là một trong những trung tâm văn hóa, nghệ thuật lớn của Việt Nam.
Huế là một thành phố đẹp. Huế đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Huế đẹp của thơ. Huế
đẹp của những con người sáng tạo, anh hùng.
Huế là sự kết hợp hài hòa của núi, sông và biển. Chúng ta có thể lên núi Bạch
Mã để đón gió biển. Từ đèo Hải Vân mây phủ, chúng ta có thể nghe tiếng sóng biển
rì rào. Từ đây, buổi sáng chúng ta có thể lên dãy Trường Sơn, buổi chiều tắm biển
Thuận An và ban đêm ngủ thuyền trên sông Hương.
Huế có những công trình kiến trúc nổi tiếng được Liên hợp quốc xếp vào hàng
các di sản văn hóa Thế giới. Huế nổi tiếng với các lăng tẩm của các vua Nguyễn, với
chùa Thiên Mụ, chùa Trúc Lâm, với Đài Vọng Cảnh, chợ Đông Ba…
Đến với Huế, du khách sẽ được thưởng thức các sản phẩm đặc biệt nơi đây.
Huế là thành phố của những cảnh vườn xinh đẹp, những vườn hoa, cây cảnh, vườn
cây ăn quả… Những chiếc nón Huế thấp thoáng, tà áo dài tím mộng mơ càng làm
cho các cô gái Huế duyên dáng, dịu dàng hơn. Huế còn là thành phố anh hùng, thành
phố đấu tranh kiên cường. Cuối cùng, Huế đẹp và thơ đã đi vào lịch sử của những
thành phố anh hùng.
Đến với Huế thân yêu, du khách có lẽ sẽ không bao giờ quên được những
khoảnh khắc lắng sâu trong làn điệu ca Huế. Huế sẽ mãi là địa điểm du khách lí
tưởng của bạn bè quốc tế năm châu.
2. Học sinh: Đỗ Hồng Nhung
“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt. Vẻ đẹp

Huế chẳng nơi nào có được, nét dịu dàng pha lẫn trầm tư…”. Chắc hẳn lời ca trên đã
giúp du khách hiểu được phần nào về xứ Huế - quê hương tôi. Cố đô Huế ngày nay
vẫn còn lưu giũ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng
nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc việt Nam. Suốt mấy thế kỉ,
bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc, hội tụ về đây hun đúc cho một nền
văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn
bày sông núi hữu tình thơ mộng.
Trong gần bốn trăm năm (1558-1945), Huế đã từng là thủ phủ của 9 đời chúa
Nguyễn ở Đàng Trong, là kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến kinh đô của quốc
gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Nói đến Huế, người ta nghĩ ngay đến
thành quách, cung điện vàng son, những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm
uy nghiêm, những danh lam cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ
trời khéo tạc…
Huế từng hiện hữu những khu vườn ngự danh tiếng như Ngự Viên, Thư
Quang, Thường Mậu, Thiệu Phương…
Huế đẹp với cảnh sắc sông núi. Sông Hương đẹp như một dải lụa xanh bay
lượn trong tay người nghệ sĩ múa. Núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên nển
trời trong xanh xứ Huế. Chiều đến, những chiếc thuyền nhỏ nhẹ nhàng lướt trên
24


×