_QN
Bài tập trọng tâm theo chủ đề DoanDinhDoanh
BÀI TẬP TRỌNG TÂM LTĐH
THEO CHỦ ĐỀ
2. CƠ CHẾ DI TRUYỀN, BIẾN DỊ – ĐỘT BIẾN
Câu 1. Người ta chuyển một số phân tử ADN của vi khuẩn Ecôli chỉ chứa N15 sang môi trường chỉ có N14. Tất
cả các ADN nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 512 phân tử ADN.
Số phân tử ADN còn chứa N15 là:
A. 5.
B. 32.
C. 16.
D. 10.
Câu 2. Mạch thứ nhất của gen có tỉ lệ các loại nu lần lượt A: T: G: X= 1: 2: 3: 4 . Khi gen sao mã 4 lần, môi
trường nội bào cung cấp 720 nu loại Ađênin. Cho biết mạch gốc của gen có X = 3T . Số axitamin trong chuổi
pôlipeptit hoàn chỉnh do gen điều khiển tổng hợp là bao nhiêu?
A. 299(aa).
B. 599 (aa).
C. 298 (aa).
D. 598 (aa).
Câu 3. Gen B có chiều dài 4080 A0 và có tích loại nu Timin với Xytôzin bằng 5,25%. Một đột biến điểm xảy
ra làm gen B biến đổi thành b và số liên kết hiđrô của gen đột biến (b) = 2761. Nếu cặp gen Bb đồng thời nhân đôi
3 lần liên tiếp thì số nu mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp là:
A. A=T= 5047; G=X= 11753.
B. A=T= 11760 ; G=X= 5047.
C. A=T= 11753; G=X= 5047.
D. A=T= 5047 ; G=X= 11670.
Câu 4. Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau:
(1): ABGEDCHI
(2): BGEDCHIA (3): ABCDEGHI (4): BGHCDEIA.
Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó.
Trình tự xuất hiện các nòi là
A. 1→2→4→3
B. 3→1→2→4
C. 2→4→3→1
D. 2→1→3→4
Câu 5. Gen B dài 5.100A0 trong đó nu loại A bằng 2/3 nu loại khác. Hai đột biến điểm xảy ra đồng thời làm
gen B trở thành gen b, số liên kết hiđrô của gen b là 3.902. Khi gen bị đột biến này tái bản liên tiếp 3 lần thì môi
trường nội bào cần cung cấp số nu loại Timin là
A. 4.214
B. 4.207
C. 4.207 hoặc 4.186
D. 4.116
Câu 6. tARN vận chuyển axitamin mở đầu có đối mã là
A. 5’UAX 3’.
B. 3’UAX 5’.
C. 5’AUG 3’.
D. 3’AUG 5’
Câu 7. Cho biết các cô đon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: XGX – Arg; XXG – Pro; GXG – Ala;
GGX – Gly; GXX – Ala; XGG – Arg.. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 5’
XGXGXGXGXGXX 3’. Nếu đoạn mạch gốc này bị đột biến mất đi các nu thứ 2, 6 và 11 tính từ đầu mạch gốc thì
trình tự các axitamin do đoạn gen đột biến nói trên mã hóa sẽ là
A. Arg – Gly – Ala. B. Ala – Pro – Arg.
C. Pro – Arg – Arg.
D. Gly – Ala – Ala.
Câu 8. Gen quy định tổng hợp chuổi pôlipeptit bình thường của phân tử hêmôglôbin trong hồng cầu người bị
đột biến điểm gây bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm. Sau đột biến chiều dài của gen không đổi nhưng gen bị đột
biến nhiều hơn gen bình thường 1 liên kết hiđrô. Cho răng bộ ba mới và cũ không cùng mã hóa một loại axitamin,
chuổi pôlipeptit do gen đột biến mã hóa sẽ như thế nào so với gen bình thường?
A. Ít hơn 1 axitamin và thay đổi thành phần 1 axitamin.
B. Ít hơn 1 axitamin và không thay đổi thành phần các axitamin.
C. Số lượng axitamin không đổi nhưng thay đổi thành phần 1 axitamin.
D. Số lượng axitamin không đổi nhưng thay đổi thành phần nhiều axitamin kể từ điểm đột biến
Câu 9. Gen D có chiều dài 4080A0 và có 2826 liên kết hiđrô. Một đột biến xảy ra làm gen D biến thành gen d.
Khi cặp gen Dd đồng thời nhân đôi 3 lần, môi trường nội bào cung cấp tổng số 16793 cặp nu tự do trong đó số nu
loại A cung cấp nhiều hơn G là 4865 nu. Đột biến trên thuộc dạng
A. Mất 1 cặp A-T.
B. Mất 1 cặp G-X.
C. Thêm 1 cặp G-X.
D. Thay 1 cặp A-T thành 1 cặp G-X
-1-
_QN
Bài tập trọng tâm theo chủ đề DoanDinhDoanh
Câu 10. Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp.
1) Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính có hai locut gen đều nằm trên vùng tương đồng của X và Y, mỗi gen có hai
alen. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể
tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 512.
B. 384.
C. 256.
D.192.
2) Trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét hai gen, mỗi gen có 2 alen. Gen thứ nhất nằm ở vùng tương đồng X và Y,
gen thứ hai nằm trên vùng không tương đồng của X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen
khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?
A. 512.
B. 384.
C. 256.
D.192.
Câu 11. Vùng mã hóa của gen (không kể codon kết thúc) gồm 735 cặp bazơ nitơ. Biết khối lượng phân tử trung
bình của 1 axit amin dạng chưa mất nước là 122 và có 5 liên kết đissulfit hình thành tự phát trong quá trình cuộn
gập của phân tử protein này. Khối lượng phân tử protein do gen mã hóa là:
A. 25506.
B. 25384.
C. 25488.
`
D. 25610.
Câu 12. Cặp gen Bb tồn tại trên NST thường mỗi gen đều có chiều dài 4080A0, alen B có tỉ lệ A/G = 9/7, alen b
có tỉ lệ A/G = 13/3. Cơ thể mang cặp gen Bb giảm phân rối loạn phân bào I tạo giao tử có cả 2 alen của cặp. Số nu
mỗi loại về gen này trong giao tử là
A. A = T = 2325, G = X =1275.
B. A = T = 975, G = X= 225.
C. A = T = 675, G = X = 525.
D. A = T = 1650, G = X =750.
Câu 13. Gen B có phân tử lượng bằng 7,2.105 đvC và có 2868 liên kết hiđrô. Một đột biến điểm làm gen B biến
đổi thành gen b, số liên kết hiđrô của gen đột biến bằng 2866. Khi cặp gen Bb đồng thời nhân đôi thì số nu mỗi
loại môi trường nội bào cần cung cấp:
A. A=T= 1463; G=X=936
B. A=T= 935; G=X=1465
C. A=T= 937; G=X=1464
D. A=T= 935; G=X=1464
Câu 14. Gen B ở nhân sơ có A/G = 5/7 và có 3906 liên kết hiđrô. Một đột biến làm mất 3 cặp nu ở vị trí số 12,
25 và 40 kể từ đầu 3’ ở mạch gốc của gen tạo thành gen b. Cho rằng đột biến không làm xuất hiện codon mở đầu
và kết thúc, bộ mã mới và cũ không cùng mã hóa một loại axitamin.
Thành phần axitamin của phân tử prôtêin do gen B và b mã hóa giống nhau ở
A. 2 aa đầu tiên và 489 aa cuối cùng của chuổi plpt. B. 2 aa đầu tiên và 490 aa cuối cùng của chuổi plpt.
C. 3 aa đầu tiên và 489 aa cuối cùng của chuổi plpt. D. 3 aa đầu tiên và 490 aa cuối cùng của chuổi plpt.
Câu 15. Phân tử mARN trưởng thành dài 408 nm có tỷ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 2 : 3: 1 và mã kết thúc
là UGA. Khi tổng hợp một chuỗi polipeptit, số nucleotit có ở các đối mã của tARN loại A, U, G, X lần lượt là:
A. 479, 239, 360, 119.B. 239, 479, 120, 359.
C. 480, 239, 359, 119.
D. 479, 239, 359, 120.
Câu 16. Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ
nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E như sau: A = 36 OC ; B = 78
O
C ; C = 55OC ; D = 83 OC; E= 44OC. Trình tự sắp xếp các loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ
lệ các loại (A+T)/ tổng nucleotit của các loài sinh vật nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. D → B → C → E → A
B. A → E → C → B → D
C. A→ B → C → D →E
D. D→ E → B → A → C
Câu 17. Trong quá trình giảm phân I của một nhóm tế bào, có sự chuyển đoạn không tương hổ từ cặp NST số 1
cho cặp NST số 2. Nếu không có đột biến mới phát sinh, có thể có nhiều nhất bao nhiêu loại giao tử bị đột biến cấu
trúc NST từ 2 cặp NST nói trên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18. Cho phép lai P: AABb x Aabb. Nếu NST phân ly bình thường, kiểu gen của con lai sau khi được đa
bội hóa không thể là
A. AAaaBBBB.
B. AAAABBbb.
C. AAaaBBbb.
D. AAaabbbb
Câu 19. Một tế bào của thể đột biến thuộc thể một nguyên phân liên tiếp 4 lần đã lấy ở môi trường nội bào 135
NST. Loài này có thể có nhiều nhất bao nhiêu loại thể một khác nhau ?
A. 5.
B. 4.
C. 10.
D. 8.
Câu 20. Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Gen quy định
tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, cho rằng quá trình giảm phân bình thường và không có đột biến xảy ra.
-2-
_QN
Bài tập trọng tâm theo chủ đề DoanDinhDoanh
Cho giao phấn 2 cây bố mẹ tứ bội với nhau, về mặt lý thuyết thì phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình
quả màu đỏ là thấp nhất ?
A. AAaa x Aaaa.
B. Aaaa x Aaaa.
C. AAaa x AAaa.
D. Aaaa x AAAa.
Câu 21. Cho lai 2 cơ thể lưỡng bội AaBB x aabb . Kiểu gen của đời con sau khi cơ thể lai xa được đa bội hoá là:
A. AAaaBBbb; AaaaBBbb B. AAaaBBbb; aaaabbbb. C. AAaaBBbb; aaaaBBbb. D. aaaaBBBB, AaaaBBbb
Câu 22. Ký hiệu bộ NST của loài thứ nhất là (AA), loài thứ hai là (BB). Kiểu gen của cơ thể nào sau đây là kết
quả của đa bội hoá cơ thể lai xa giữa hai loài nói trên (thể song nhị bội)?
A. AaBb.
B. AABB.
C. AAAABBBB.
D. AAaaBBbb
Câu 23. Một tế bào xét 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Cho rằng trong mỗi nhiễm sắc thể, tổng chiều dài các
đoạn ADN quấn quanh các khối cấu histon để tạo nên các nucleoxom là 14,892 μm. Khi tế bào này bước vào kỳ
giữa của nguyên phân, tổng số các phân tử protein histon trong các nucleoxom của cặp nhiễm sắc thể này là:
A. 8400 phân tử.
B. 9600 phân tử.
C. 1020 phân tử.
D. 4800 phân tử.
Câu 24. Một loài thực vật xét 4 cặp NST được ký hiệu là (A,a) ; (B,b); (D,d); (E,e).
a) Cây nào sau đây là cây thuộc thể 3 nhiễm kép?
A. AAaBbbDDdEee. B. AaBbbDdEEe.
C. AAaaBBbbDDddEe.
D. AaBBBbbbDdEe.
b) Cho rằng các cặp NST vẫn phân li trong giảm phân, về mặt lý thuyết thì cây nào sau đây tạo ra giao tử bị đột
biến với tỉ lệ 3/4?
(1): AaaBbdEe ; (2): AaBbDdEEe ; (3): AAaBDdEee ; (4): AaBbbDDdEe ; (5): ABBbDddEe
Câu trả lời đúng là tổ hợp các cây:
A. (2), (3).
B. (1), (2), (5).
C. (1), (4).
D. (2), (4), (5).
Câu 25. Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây
(1) AAaaBBbb × AAAABBBb (2) AaaaBBBB × AaaaBBbb (3) AaaaBBbb × AAAaBbbb
(4) AAAaBbbb × AAAABBBb (5) AAAaBBbb × Aaaabbbb (6) AAaaBBbb × AAaabbbb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí
thuyết, trong các phép lại trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
A. (2) và (4).
B. (3) và (6)
C. (1) và (5)
D. (2) và (5)
Câu 26. Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu
từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến
I
II
III
IV V
VI
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng
48
84
72
36
60
108
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các thể
đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là
A. II, VI
B. I, II, III, V
C. I, III
D. I, III, IV, V
Câu 27. Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân
bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho
biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256
loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình nguyên phân này là
A. 3n = 36
B. 2n = 16
C. 2n = 26
D. 3n = 24
Câu 28. Một phân tử ARN nhân tạo có 3 nucleotit với tỉ lệ tỷ lệ G : A : X = 2 : 3 : 5. Tỷ lệ mã di truyền có đủ 3
loại nucleotit nói trên là :
A. 20%
B. 12%
C. 18%
D. 50%
Câu 29. Một hợp tử của loài có bộ NST (2n) = 24 thực hiện liên tiếp quá trình nguyên phân. Trong lần nguyên
phân thứ 5 của hợp tử có 1 tế bào không phân li ở một cặp NST và 1 tế bào không phân ly ở toàn bộ các cặp NST,
các lần phân bào tiếp theo diễn ra bình thường. Kết thúc phân bào, môi trường cung cấp 98280 NST đơn.
1) Số tế bào có bộ NST bình thường của phôi là
A. 1792 tế bào.
B. 1920 tế bào.
C. 3584 tế bào.
D. 3840 tế bào.
2) Tổng số tế bào của phôi nói trên
A. 3968 tế bào.
B. 4096 tế bào.
C. 4095 tế bào
D. 3840 tế bào.
3) Số tế bào bị đột biến của phôi nói trên chiếm tỉ lệ
A. 12,5%
B. 9,68%
C. 6,25%
D. 6,67%
4) Số tế bào bị đột biến (4n) và (2n-2) của phôi lần lượt là
-3-
_QN
Bài tập trọng tâm theo chủ đề DoanDinhDoanh
A. 128 tb(4n) ; 128 tb(2n-2).
B. 256 tb(4n) ; 256 tb(2n-2).
C. 128 tb(4n) ; 256 tb(2n-2).
D. 256 tb(4n) ; 128 tb(2n-2).
5) Trong số tế bào bị đột biến của phôi thì tỉ lệ tế bào bị đột biến lệch bội bằng
A. 1/2.
B. 1/4.
C. 1/16.
D. 2/3.
-4-