Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Đấu tranh từ tự phát lên tự giác là quy luật vận động phát triển của phong trào cộng sản công nhân quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.45 KB, 14 trang )

Câu 1: Đồng chí hãy phân tích và chứng minh “Đấu tranh từ tự phát
sang tự giác là quy luật vận động và phát triển của phong trào công
nhân”
Trong trường lịch sử đấu tranh tự giải phòng, giai cấp công nhân với tính
cách là giai cấp có những lợi ích căn bản đối lập với giai cấp tư sản, đã không
ngừng nâng cao trình độ giác ngộ ý thức giai cấp và sứ mệnh lịch sử toàn thế
giới của mình, sáng tạo ra những hình thức đấu tranh đa dạng chống lại giai
cấp tư sản. Tham gia trực tiếp vào phong trào đấu tranh sôi động của giai cấp
công nhân, các nhà sáng lập chủ nghĩa xã hội đã vạch ra một trong những
quy luật cơ bản nhất quy định sự vận động, phát triển của cuộc đấu ranh giai
cấp của giai cấp công nhân, đó là quy luật đấu tranh từ tự phát lên tự giác của
giai cấp công nhân. Ngày nay, trong bối cảnh lịch sử mới, việc nghiên cứu và
nắm vững quy luật này giúp chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về lịch sử phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như góp phần làm giàu thêm nguồn
tri thức lý luận và kinh nghiệm của Đảng ta, đóp góp thiết thực vào việc tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Nhìn lại tiến trình vận động, phát triển của phòng trào công nhân quốc
tế có thể thấy, giai cấp vô sản ra đời là một quá trình lịch sử lâu dài, từ tầng
lớp vô sản đầu tiên đến vô sản công trường thủ công và giai cấp vô sản hiện
đại. Vào thế kỷ XIV-XV, chế độ phong kiến suy yếu, quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa (TBCN) bắt đầu hình thành ở một số nước Châu Âu, quá trình tích
lũy nguyên thủy TBCN diễn ra làm xuất hiện lao động làm thuê TBCN, lớp
người lao động này từng bước bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, tư liệu sinh


2

hoạt chủ yếu, trở thành người tự do bán sức lao động để kiếm sống. Đó chính
là những người vô bản đầu tiên. Như vậy, tích lũy tư bản nguyên thủy TBCN
là sự tước đoạt tàn nhẫn đối với người lao động, là con đường cơ bản, trực


tiếp biến người lao động trong xã hội phong kiến thành công nhân làm thuê.
Từ cuối thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII, ở một số nước Châu Âu, hình
thành và phát triển kiểu tổ chức sản xuất công trình thủ công TBCN, do đó
làm xuất hiện giai cấp vô sản công trường thủ công. Giai cấp này có đặc điểm
phân tán ngăn cách trong sản xuất, chưa có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Phần lớn công nhân con mang nặng tư tưởng, tâm lý của người sản xuất nhỏ,
chưa bị cột chặt vào guồng máy sản xuất TBCN. Cho nên, giai cấp vô sản
công trường thủ công chưa trở thành lực lượng ổn định, độc lập trong xã hội.
Địa vị làm thuê của họ còn mang tính tạm bợ, nhất thời. Đó chưa phải là giai
cấp vô sản hiện đại nên chưa thể nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật ở cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX,
tạo ra bước nhảy vọt trong đời sống kinh tế, chính trị- xã hội. Nó thúc đẩy
phương thức sãn xuất TBCN phát triển mạnh mẽ, do đó, vai trò thống trị của
giai cấp tư sản được củng cố. Nó đánh dấu bước chuyển căn bản của CNTB
sang giai đoạn đại công xưỡng và giai cấp vô sản hiện đại ra đời.
Việc sự dụng máy móc sản xuất làm phá sản hàng loạt những người sãn
xuất nhỏ. Đa số tiêu thương, tiểu chủ, thợ thủ công và nông dân bị nền công
nghiệp đánh bại và bị đẩy vào hàng ngũ giai cấp vô sản. Do đó, giai cấp vô
sản nhanh chống trở thành một lực lượng xã hội lớn. Chính vì vậy chúng ta
có thể nòi rằng giai cấp công nhân là giai cấp được nền đại công nghiệp
“tuyển lựa” từ tất cả các giai cấp và tầng lớp lao động trong dân cư và chủ


3

yếu là nông dân. Sự ra đời của giai cấp công nhân gắn liền với nền sản xuất
đại công nghiệp và chỉ trở thành một giai cấp ổn định khi sãn xuất đại công
nghiệp đã thay thế về cơ bản nền sản xuất thủ công. Ăng Ghen sau khi nghiên
cứu giai cấp vô sản đã nhận xét “Đại công nghiệp kéo người công nhân công

trường thủ công ra khỏi những điều kiện gia trưởng của họ. Họ mất hết mọi
tài sản cuối cùng của họ và chỉ khi đó họ mới trở thành người vô sản… giai
cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sinh ra”.
Dưới chế độ TBCN giai cấp công nhân còn được gọi là giai cấp vô sản,
là giai cấp hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho
nhà tư bản để kiếm sống. Họ là người sản xuất ra của cải cho toàn xã hội
nhưng lại sống trong cảnh nghèo khổ. Trong sản xuất họ là giai cấp phụ
thuộc và trong phân phối là giai cấp bị bóc lột dưới hình thức bị bóc lột giá
trị thặng dư. Là giai cấp gắn liền với giai cấp đại công nghiệp và được nền
đại công nghiệp rèn luyện, giai cấp công nhân có tính tổ chức kỷ luật cao vì
có điều kiện thuận lợi tập hợp lực lượng biểu thị sức mạnh của mình. Là giai
cấp bị áp bức bóc lột có lợi tích đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản nên giai
cấp công nhân kiên quyết đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, có khả năng
đoàn kết với quần chúng lao động bị áp bức bốc lột trong cuộc đấu tranh
chung.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại tư sản diễn ra ngay từ
khi nó mới ra đời. Cuộc đấu tranh đó phát triển từ thấp đến cao, từ đấu tranh
kinh tế đến đấu tranh chính trị, từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác.
Vào cuối thế kỷ XVIII đến những năm 40 của thế kỷ XIX những cuộc
đáu tranh kinh tế của giai cấp công nhân diễn ra sôi nổi và mang tính tất yếu
khách quan. Lúc này giai cấp bị bóc lột nặng nề và bần cùng hóa đã đẩy mâu


4

thuẫn giữa giai cấp công nhân và tư sản đến mức độ gay gắt và biểu hiện
thành những biến động chính trị lớn. Liên tiếp trong 2 năm 1831-1834 công
nhân thành phố Lyon (Pháp) tiến hành 2 cuộc khởi nghĩa. Đến năm 1831 họ
dương lên lá cờ đỏ với khẩu hiệu mang nội dung “ sống có việc làm hay chết
trong đấu tranh”, đến năm 1834 dương cao là cờ đỏ mang nội dung kinh tế

trước đây bằng khẩu hiệu chính trị “cộng hòa hay là chết”. Năm 1844, công
nhân thành phố dệt Xê nê di (Phổ) cũng khởi nghĩa tiến hành đập phá đốt kho
tàng, nhà xưởng của người chủ tư bản. Ở Anh diễn ra phong trào hiến
chương suốt từ năm 1938-1948 là phong trào mang tính chính trị đầu tiên của
giai cấp công nhân anh chống lại giai cấp tư sản đặt biệt và tiến công vào
chính quyền của giai cấp tư sản Anh.
Những cuộc đấu tranh trên đều thất bại, song nó đánh dấu bước chuyển
biến rất quan trọng của giai cấp công nhân từ chỗ lệ thuộc vào giai cấp tư sản
đến chổ độc lập về chính trị và đối lập lại giai cấp tư sản; từ chổ chỉ biết đấu
tranh kinh tế đến chổ sử dụng đấu tranh chính trị, từ chổ rời rạc lẻ tẻ đến chổ
hành động có tổ chức, thống nhất trong phạm vi toàn quốc. Lê Nin cho rằng
đó là: “Phong trào cách mạng vô sản to lớn đầu tiên, thật sự có tính chất
quần chúng và có hình thức chính trị”. (Lê Nin toàn tập, Nxb Tiến bộ xuất
bản năm 1974 tập 2 trang 7,8)
Những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản
trong những năm 30-40 của thế kỷ XIX ở một số nước Châu Âu cho thấy giai
cấp công nhân đã bước lên vũ đài như một lực lượng chính trị độc lập với
những yêu sách giai cấp của riêng mình. Trong đấu tranh, giai cấp công nhân
tự thể hiện là giai cấp có tổ chức nhất, có tinh thần cách mạng triệt để nhất
trong số các giai tầng bị tư bản áp bức. Song những cuộc đấu tranh ấy của
giai cấp công nhân vẫn mang tính tự phát. Đó là một tất yếu khách quan bởi


5

vì người công nhân bị tư bản bóc lột, áp bức hết sức nặng nề, tư bản càng tích
lũy sự giàu có bao nhiêu thì đời sống người công nhân bị điều đứng bấy
nhiêu, công nhân không có con đường nào khác ngoài con đường đấu tranh
chống áp bức bóc lột. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư
sản diễn ra công khai quyết liệt ở khắp các nước tư bản bởi bắt nguồn từ quan

hệ đối kháng giữa tư bản và lao động.
Phân tích các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân từ cuối thế kỷ
XVIII đến nữa đầu thế kỷ XIX ta thấy rõ tính tự phát thể hiện ở các điểm sau:
- Về đối tượng đấu tranh: Lúc đầu là máy móc, kho tàng, nhà xưởng
của nhà tư bản, phản đối nhà tư bản áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
về cuối những năm 30-40 của thế kỷ XIX thì đối tượng đâu tranh có hướng
về nhà tư bản nhưng mới chỉ mang tính cá nhân. Như vậy đối tượng của cuộc
đấu tranh của giai cấp công nhân lúc ấy là chưa đúng.
- Hình thức đấu tranh: Lúc đầu là người công nhân dồn nổi căm hờn
của mình vào đập phá máy móc, nhà xưởng của nhà tư bản vì họ cho rằng
đây là nguyên nhân gây ra khổ đau của họ. Cuộc đấu tranh đó phát triển lên
với hình thức bãi công và cao hơn là cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Lyon
(Pháp), khởi nghĩa Xê nê di (Phổ), đỉnh cao của hình thức đấu tranh này là
Công xã Pari (năm 1871).
- Về quy mô và lực lượng tham gia đấu tranh: Biểu hiện rõ nhất là lẻ tẻ,
cục bộ từng địa phương, từng ngành. Chưa có sự liên kết công nhân của các
công nhân các ngành. Cuộc đấu tranh về sau có phát triển lên với quy mô lớn
hơn song vẫn rõ nét tình cục bộ, thiếu sự liên kết. Lực lượng đấu tranh mới
chỉ là người công nhân mà không có được mối liên hệ với nông dân.


6

- Về mục tiêu đấu tranh: Chủ yếu về nhu cầu cuộc sống kinh tế trước
mắt như đòi tăng lương, giảm giờ làm, cải thiện điều kiện sống và làm việc,
phản đối tình trạng lương thực, thực phẩm đắt đỏ, chống chế độ cúp phạt và
những trò lừa gạt của chủ nghĩa tư bản. Những cuộc đấu tranh của giai cấp
công nhân vào những năm 30, 40 của thế kỷ XIX đã có mục tiêu chính trị
như khởi nghĩa của công nhân dệt Lyon (pháp 1834), phong trào hiến chương
Anh nhưng về cơ bản mục tiêu đấu tranh là đòi quyền lợi về kinh tế.

- Về lực lượng lãnh đạo: Cuộc đấu trang của giai cấp công nhân ngày
một phát triển đã đòi hỏi và làm xuất hiện những tổ chức công nhân. Việc
hình thành các tổ chức công nhân đầu tiên làm cho phong trào công nhân từ
chỗ hoạt động phân bố rời rạc, đến hoạt động có tổ chức. Nó góp phần quan
trọng vào việc đoàn kết lực lượng, phối hợp hoạt động của giai cấp công
nhân. Tuy nhiên, phong trào tự phát không vượt khỏi giới hạn cao nhất của
nó là chủ nghĩa công đoàn. Có thể nói cho đến nay, công đoàn ở tất cả các
nước TBCN chủ yếu vẫn là các tổ chức nghề nghiệp của GCCN, được tổ
chức ra nhằm bênh vực các quyền lợi mình về mặt kinh tế của TBCN. Lê Nin
nhận xét rằng cuộc đấu tranh của các công đoàn ở các nước tư bản chỉ là
nhằm thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi.
Nguyên nhân sâu xa của đấu tranh tự phát là ở chỗ: Giai cấp công
nhân chưa nhận ra bản chất bóc lột của giai cấp tư sản, chưa phân biệt được
máy móc với việc sử dụng máy móc theo kiểu TBCN. Song với phẩm chất
của mình, cuộc đấu tranh của GCCN vẫn diễn ra mạnh mẽ ở trong nửa đầu
thế kỷ XIX, đánh dấu giai đoạn phát triển mới của phong trào CN. Những
cuộc đấu tranh này tuy còn tự phát nhưng có vai trò nhất định. Nó giáo dục,
rèn luyện GCNC nâng cao tinh thần giác ngộ, rèn luyện ý chí tinh thần và
phương pháp đấu tranh, là cơ sở để nhận rõ sức mạnh của mình và sự cần


7

thiết phải đoàn kết trong đấu tranh, đặc biệt là nhận rõ kẻ thù của mình là
GCTS. Lê nin đánh giá “Bãi công dạy cho công nhân thấy rõ đâu là sức
mạnh của bọn chủ và đâu là sức mạnh của mình nó tập cho công nhân thói
quen nghĩ đến tất cả bọn chủ, đến toàn bộ giai cấp các nhà tư bản và đến
toàn bộ giai cấp công nhân, chứ không phải nghĩ đến chủ của mình và các
đồng chí gần gũi nhất của mình”. Để cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân
chuyển từ tự phát lên tự giác cần 3 điều kiện sau đây:

Một là, Phong trào công nhân phải có lý luận, hệ tư tưởng chính trị
khoa học và cách mạng dẫn đường. tính khoa học thể hiện ở chỗ nó chứa
đựng được thế giới qua duy vật và phép biện chứng, đó là công cụ để nhận
biết được sự vận động thể giới và cải tạo thể giới; tính cách mạng thể hiện ở
chỗ nó nhấn mạnh vai trò tự giác của nhân tố chủ quan bời vì quy luật xã hội
mang tính khách quan nhưng khác với quy luật tự nhiên, nó chỉ trở thành
hiện thực thông qua hoạt động tự giác của chủ thể.
Hai là, Phong trào công nhân phải có chính đảng tiên phong. Đảng là
đội tiên phong chính trị tổ chức là đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, giác ngộ
nhất của giai cấp công nhân. Đảng là những người đưa yếu tố tự giác nhất
vào phong trào công nhân, là người định hướng chính trị và là người giáo
dục, động viên tổ chức cho quần chúng hoạt động cách mạng. Vai trò tiên
phong của Đảng được thể hiện trước hết trên lĩnh vực lý luận. LêNin chỉ rõ
“Chỉ đảng nào được 1 lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới có khả năng làm
tròn vai trò của người chiến sĩ tiên phong”. Đảng phải được tổ chức chặt chẽ
để đảm bảo là một đội ngũ thống nhất ý chí và hành động có lý luận nghiêm
túc.


8

Ba là, Phải có cương lĩnh chính trị đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh lịch
sử cụ thể. Đảng là đường lối chiến lược, sách lượng chỉ đạo của đấu tranh
trong từng giai đoạn cách mạng của GCCN.
- Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, giai cấp vô sản đã trở thành lực
lượng ổn định, độc lập trong xã hội. Phong trào công nhân chống giai cấp tư
sản diễn ra gay gắt và đòi hỏi cần có lý luận khoa học lý luận cách mạng dẫn
đường. Chủ nghĩa Mác ra đời đã đáp ứng được yêu cầu ấy.
Với trí tuệ thiên tài và lập trường cách mạng kiên định, triệt để của
mình Mác và Ăngghen đã kế thừa và tận dụng những tư tưởng tiến bộ của

triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa xã hội không
tưởng Pháp và những thành tựu rực rỡ trong khoa học tư nhiên để làm cuộc
cách mạng vĩ đại trong khoa học xã hội – sáng tạo ra chủ nghĩa Mác – Một
học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp vô sản. Lần đầu trong lịch sử
Mác và Ăng ghen nhận ra rằng, chính GCVS là người giải phóng mình, đồng
thời giải phóng cho toàn nhân loại.
Tháng 2/1848, Mác và Ăng ghen viết “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” đây
là tác phẩm lý luận hoàn chỉnh bao gồm cả 3 bộ phận hợp thành Chủ nghĩa
Mác – Triết học, Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Tác phẩm
này đánh dấu sự chính muồi ra đời chủ nghĩa Mác. Đồng thời đây cũng là
bản cương lĩnh chính trị đầu tiên của giai cấp công nhân. Nó chỉ ra những
nhiệm vụ chiến lược cơ bản của GCCN; Khẳng định sự nghiệp giai phóng
GCCN là nhiệm vụ của bản thân GCCN và nó chỉ có thể thực hiện được với
điều kiện vô sản tất cả các nước liên kết lại và đồng thời giải phóng cho toàn
nhân loại. Tuyên ngôn chỉ ra rằng, trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, giai
cấp vô sản phải lập ra chính đảng độc lập của mình và sử dụng con đường


9

cách mạng bạo lực. GCVS trước hết phải tiêu diện GCTS ở nước mình, ở
những nước chưa làm cuộc cách mạng dân chủ tư sản, những người cộng sản
có trách nhiệm với mọi phong trào cách mạng chống chế độ đương thời và
tìm mọi cách liên minh với các lực lượng tiến bộ trong qua trình liên minh
những người cộng sản phải giữ vững tính độc lập của mình. Khẩu hiệu đoàn
kết quả của Tuyên ngôn là “ Vô sản tất cả các nước liên hiệp lại”.
Phong trào công nhân đã phát triển đến một trình độ phải có sự lãnh đạo
thống nhất mọi hoạt động để hành động động lập và tự giải phóng mình, cùng
với hoạt động không mệt mỏi của Mác và Ăng ghen, tháng 6/1847 đồng
minh những người cộng sản ra đời, đây là tổ chức công nhân quốc tế đầu tiên

lấy chủ nghĩa Mác làm ngọn cờ tư tưởng. Đồng minh những người cộng sản
đã xác định mục đích hoạt động của mình là lật đổ giai cấp tư sản, xóa bỏ xã
hội TB, giành chính quyền về tay VS, xây dựng xã hội mới không có tư hữu
về tư liệu sản xuất, không có giai cấp,
Như vậy, vào các năm 1847, 1848 phong trào công nhân đã hội tụ đủ
các điều kiện để chuyển từ tự phát lên tự giác. Tuy nhiên, cao trào cách mạng
1848, 1849 ở Châu Âu đến công xã Pari (1871) và cho đến trước cách mạng
tháng 10 Nga 1917, cuộc đấu tranh của GCCN vẫn mang tính tự phát. Bởi vì
cả quá trình cách mạng ấy là quá trình bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác
trước chủ nghĩa cơ hội đủ loại, chủ nghĩa xét lại hiểu và tả khuynh; quá trình
chưa ý thức giai cấp công nhân ý thức vô sản của quần chúng công nhân,
biến cuộc đấu tranh tự phát của công nhân chống bọn chủ tư bản thành cuộc
đấu tranh chống chế độ tư bản; quá trình tổ chức đội tiên phong của giai cấp
công nhân thành một đảng Mác xít chân chính; quá trình đấu tranh bảo vệ
thống nhất của GCCN trước sự chia rẽ của kẻ thù… chỉ khi nào chủ nghĩa
Mác thâm nhập, soi sáng vào GCCN mới thấy rõ bản chất bóc lột của nhà tư


10

bản, thấy rõ sứ mệnh lịch sử vẻ vang của mình. Và chỉ từ đó, GCCN mới ý
thức được rằng cần phải tổ chức ra chính đảng độc lập của mình để lãnh đạo
cuộc đấu tranh của GC đi đến thắng lợi hoàn toàn. Và từ khi có chủ nghĩa
Mác soi sáng, có chính đảng cách mạng lãnh đạo, GCCN mới chuyển thành
giai cấp tự giác để tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng nhân loại khỏi
áp bức bóc lột, sự từ giai cấp tự mình thành giai cấp vì mình.
Cách mạng tháng 10 Nga (1917) là cuộc cách mạng tự giác của GCCN
Nga là cuộc cách mạng tự giác của giai cấp công nhân Nga. Lần đấu tiên,
nông dân, quần chúng lao động bị áp bức, đã đứng lên đập tan ách thống trị
của bọn địa chủ và tư bản, tự mình giành lấy chính quyền, tự mình bắt tay

vào xây dựng xã hội mới. Cách mạng tháng Mười thực hiện sứ mệnh giải
phóng quần chúng lao động khỏi áp bức bốc lột, đưa họ từ thân phận nô lệ
làm thuê lên địa vị người chủ chân chính của xã hội. Cách mạng tháng Mười
đem lại nhà máy cho công nhân, ruộng đất cho công nhân, hòa bình và hữu
nghị cho các dân tộc, bình đẵng và công bằng xã hội cho mọi người.
Như vậy, phong trào công nhân vận động tự phát lên tự giác là quy luật
tất yếu khách quan. Bởi vì giai cấp công nhân có bản chất cách mạng triệt để,
có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới, tự giải phóng mình và giải phóng cho nhân
dân lao động trên toàn thế giới, hoạt động của họ phù hợp với quy luật phát
triển của lịch sử. Đồng thời, giai cấp công nhân có lý luận, hệ tư tưởng chính
trị khoa học và cách mạng dẫn đường, có chính đảng tiên phong chân chính,
có cương lĩnh cách mạng đúng đắn và phù hợp.
Đấu tranh tự phát và từ giác trong phong trào công nhân luôn xen kẽ
nhau và có mối quan hệ biện chứng với nhau. Có đấu tranh tự phát thì mới
có đấu tranh tự giác, bởi vì nhận thức của con người đi từ đơn giản đến phức


11

tạp, đi từ trình độ thấp đến trình độ cao. Quá trình đấu tranh đã giáo dục, rèn
luyện, nâng cao trình độ giác ngộ ý thức tinh thần và phương pháp đấu tranh
cho giai cấp công nhân; cho họ thấy và tự tin vào sức mạnh của chính mình;
cho họ thấy sự cần thiết phải đoàn kết trong đấu tranh, đặc biệt là nhận thức
rõ kẻ thù của mình là giai cấp tư sản. Khi giành được chính quyền, giai cấp
công nhân phải đảm bảo tính tự giác trong cuộc đấu tranh giữ và bảo vệ
chính quyền, quan trọng hơn là trong cuộc đấu tranh xây dựng xã hội mới.
Chỉ cần lơi lỏng hoặc coi nhẹ một trong những điều kiện đấu tranh tự giác thì
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân lại quy lại về tự phát.
Tại sao tính tự phát và tự giác đan xen nhau trong quá trình đấu tranh
của giai cấp công nhân. Một trong những vấn đề; trả lời câu hỏi này qua phân

tích tính phức tạp của quá trình hình thành và phát triển của giai cấp công
nhân. Một mặt, giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất, bị áp bức bóc
lột, đối lập với giai cấp tư sản. Mặt khác, giai cấp công nhân lại do nền sản
xuất tư bản sinh ra, gắn với nền sản xuất ấy bằng các điều kiện lao động và
sinh sống. Là người không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động, bị áp
bức bóc lột là yếu tố khách quan nảy sinh đoàn kết đấu tranh kiên quyết và
phát triển từ tự phát lên tự giác. Do gắn với nền sản xuất TBCN để mưu sống
nên giai cấp công nhân có xu hướng thỏa hiệp về mặt xã hội dưới những hình
thức khác nhau với giai cấp tư sản.
Một mâu thuẫn nữa của quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân
được Mác – Lê Nin chỉ ra: Đó là, một mặt giai cấp công nhân được quá trình
sản xuất đại công nghiệp rèn luyện nên có tính kỷ luật cao và có điều kiện tập
hợp lực lượng biểu thị sức mạnh của mình. Khi dưới đảng tiên phong giáo
dục và tổ chức giai cấp công nhân sẽ trở thành một lực lượng hùng mạnh,
đoàn kết thống nhất đấu tranh không khoan nhượng với giai cấp tư sản. Mặt


12

khác, như Mác và Ăngghen đã chỉ rõ “Sự tổ chức như vậy của những người
vô sản trở thành giai cấp và do đó thành chính đảng, luôn luôn bị sự cạnh
tranh của công nhân với nhau phá vỡ”. Đó chính là cơ hội để giai cấp tư sản
chống giai cấp công nhân. (Vì tạo môi trường để giai cấp tư sản thực hiện
chính sách chia rẽ và lừa giai cấp công nhân về mặt xã hội bằng những mánh
khóe tinh vi).
Như vậy, phong trào công nhân luôn luôn tồn tại hai xu hướng: đoàn
kết thống nhất và chia rẽ nội bộ. Còn giai cấp tư sản thì đoàn kết đấu tranh
của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản còn phát triển. Song chừng nào
còn chế độ tư hữu TBCN thì chưa loại trừ được xu hướng chia rẽ của phong
trào công nhân. Chính vì xu hướng đấu tranh tự phát và tự giác đan xen nhau.

Theo sự phát triển khách quan của lịch sử thì xu hướng đoàn kết thống nhất
đấu tranh từ tự phát lên tự giác là chủ đạo nhưng xu hướng ấy không thể diễn
ra một cách dễ dàng. Nó chỉ là kết quả không mệt mỏi của giai cấp công nhân
trên lĩnh vực tư tưởng chính trị và tổ chức dưới sự lãnh đạo của đảng Mácxít
Lêninnít trung thành với sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Liên hệ; Sự ra đời và quá trình phát triển của giai cấp công nhân Việt
Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi thành lập Đảng Cộng sản
Việt Nam, phong trào công nhân Việt Nam đã phát triển qua hai thời kỳ từ
1919-1925 và từ 1926-1930.
* Thứ nhất, thời kỳ 1919-1925: Vào thời kỳ đầu, do số lượng còn ít,
trình độ giác ngộ còn thấp nên những cuộc đấu tranh của công nhân chỉ diễn
ra lẻ tẻ, rời rạc ở từng xí nghiệp, từng kíp thợ, xưởng mộc,… Mục đích đấu
tranh chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế như tăng lương, giảm giờ làm. Hình
thức đấu tranh chủ yếu là đập phá máy móc, đánh cai ký, chủ thầu, phá giao


13

kèo, bỏ trốn tập thể,… Phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ này còn ở
mức độ thấp, phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung, mang tính chất
tự phát, chưa tỏ rõ được sức mạnh của một lực lượng chính trị độc lập, chưa
có ý thức rõ rệt về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Cuộc bãi công Ba Son
kết thúc thắng lợi đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt
Nam: không chỉ nhằm vào mục tiêu đấu tranh kinh tế mà cao hơn nữa còn
nhằm vào mục đích chính trị, thể hiện tình đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế
của công nhân Việt Nam. Có thể khẳng định rằng, cuộc bãi công Ba Son là
một mốc son rất quan trọng trong phong trào công nhân - giai đoạn công
nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và có mục đích chính trị
rõ ràng.
* Thứ hai, thời kỳ 1926-1930: Nhờ sự ra đời và hoạt động tích cực của

Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, các tư tưởng của Cách mạng tháng
Mười Nga và chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá rộng rãi trong công
nhân và nhân dân lao động. Trên cơ sở đó, phong trào công nhân ngày càng
phát triển mạnh mẽ và chuyển biến nhanh chóng về chất. Các cuộc đình
công, bãi công liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi. Trong hai năm 1926-1927, đã nổ ra
27 cuộc đấu tranh của công nhân, tiêu biểu là cuộc bãi công của 1000 công
nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao su Cam Tiêm,
công nhân cao su Phú Riềng,… Các cuộc đấu tranh này đều nhằm hai mục
tiêu chung là đòi tăng lương từ 20% đến 40% và đòi thực hiện ngày làm 8h
như công nhân bên Pháp.
Trong thời kỳ 1926-1929, phong trào công nhân đã có những bước tiến
bộ mới, thay đổi về chất từ có chủ nghĩa, đấu tranh mục tiêu rõ ràng, có tổ
chức thống nhất. Những cuộc đấu tranh tự phát đã giảm đi và thay vào đó là
những cuộc đấu tranh có ý thức nổ ra liên tục, rầm rộ, rộng khắp, sôi nổi và


14

quyết liệt hơn với số lượng người tham gia đông, có sự phối kết hợp giữa các
địa phương, đơn vị đấu tranh, có sự lãnh đạo chặt chẽ của tổ chức công hội
hay thanh niên với quy mô ngày càng lớn. Khẩu hiệu đấu tranh không chỉ
giới hạn ở mục đích kinh tế mà đã mang tính chất chính trị. Điều đó cho thấy,
quá trình đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam đang chuyển dần từ đấu
tranh tự phát lên đấu tranh tự giác.
Cùng với phong trào công nhân, phong trào nông dân, tiểu tư sản và các
tầng lớp nhân dân yêu nước khác cũng phát triển, tạo thành một làn sóng
cách mạng dân tộc dân chủ rộng khắp cả nước. Trong đó, giai cấp công nhân
đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi đầu và trực tiếp lãnh đạo
phong trào đấu tranh cách mạng. Xuất hiện ba tổ chức cộng sản “Đông
Dương Cộng sản Đảng”(17/06/1929), “An Nam Cộng sản Đảng” (11/1929),

“Đông Dương Cộng sản Liên đoàn” (01/01/1930). Sự ra đời của ba tổ chức
cộng sản đã khẳng định bước nhảy vọt của cách mạng Việt Nam: nó chứng tỏ
hệ tư tưởng cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc và những
điều kiện để thành lập Đảng Cộng sản đã hoàn toàn chín muồi trong phạm vi
cả nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) là sản phẩm của sự kết
hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ “rằng giai
cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”[8]. Từ đây, giai
cấp công nhân Việt Nam thực sự trở thành một lực lượng chính trị độc lập,
thống nhất trong cả nước. Thông qua chính đảng của mình, giai cấp công
nhân Việt Nam có sứ mệnh lãnh đạo toàn thể dân tộc vượt qua mọi thác
ghềnh hiểm trở để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ thắng
lợi./.



×