Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Giai cấp công nhân phong trào công nhân quốc tế từ ra đời đến 1848

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.81 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII đã
gây nên những chuyển biến căn bản trong sự phát riển của sức sản xuất và
quan hệ sản xuất. Những phát minh kỹ thuật đem lại hậu quả kinh tế cơ bản là
chuyển lao động bằng tay sang lao động bằng máy, thay thế sức gió và sức
nước bằng máy hơi nước, đến những năm 30 của thế kỷ XIX, nước Anh trở
thành một trung tâm công nghiệp của thế giới, nước Pháp cũng giành được
những thắng lợi đáng kể trong phát triển công nghiệp nhưng chậm hơn nước
Anh, nền công nghiệp ở Đức cũng đang phát triển rõ rệt đặc biệt là công
nghiệp than và luyện kim, nhiều trung tâm công nghiệp ra đời với những xí
nghiệp chế tạo lớn. Những lực lượng sản xuất mới này còn đang bị kìm hãm
bởi quan hệ sản xuất nửa phong kiến.
Từ sau năm 1815, mặc dầu thế lực phong kiến được phục hồi ở Pháp,
làn song cách mạng tư sản vẫn không ngừng lan tràn ra các nước Châu Âu.
Mâu thuẫn giữa sức sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong
kiến ngày càng ngay gắt. Sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp,
những cuộc đấu tranh của xã hội đã từng bước xác lập nền thống trị của giai
cấp tư sản.
Cùng với sự ra đời và lớn mạnh của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giai
cấp công nhân đã xuất hiện và ngày một phát triển. Bị áp bức bóc lột tàn khốc,
công nhân đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của mình. Nhưng phong trào đấu
tranh trong những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX chưa giành được
thắng lợi do chưa có tổ chức và không được trang bị lí luận khoa học. Tuy
nhiên tình hình trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của chủ nghĩa
Mác và dẫn đến cao trào cách mạng năm 1848.
1
Để làm sang tỏ và nhận thức đúng đắn hơn về giai cấp công nhân quốc
tế trong thời kỳ đầu, người viết chọn đề tài “ Giai cấp công nhân phong trào
công nhân quốc tế từ ra đời đến 1848” làm tiểu luận của mình.
2. Tình hình nghiên cứu


Ngay từ khi mới ra đời giai cấp công nhân quốc tế đã bước lên vũ đài
chính trị với tư thế của một giai cấp độc lập, đấu tranh không chỉ vì lợi ích
kinh tế mà cả lợi ích chính trị. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của giai cấp
công nhân đã thu hút nhiều giới nghiên cứu trong và ngoài nước, các học giả,
các viện nghiên cứu, nhiều công trình đã được công bố như:
Các Văn kiện đảng lần thứ 6, 7, 8, 9- Nhà xuất bản chính trính trị quốc
gia; “Lịch sử yếu lược phong trào cộng sản và công nhân quốc tế” của Nhà
xuất bản giáo dục-1969; “Phong trào công nhân quốc tế”- Nhà xuất bản Sự
thật-1985; “Giáo trình phong trào cộng sản và công nhân quốc tế” do Viện
quan hệ quốc tế biên soạn.
Ngoài ra còn có các bài viết được đang trên các tạp chí Đảng cộng sản, tạp
chí Chủ nghĩa xã hội khoa học…
3. Mục đích của đề tài
Bài viết này, người viết không đặt ra nhiệm vụ làm sáng tỏ mọi vấn đề
về giai cấp công nhân quốc tế mà chỉ xin trình bày hoàn cảnh ra đời giai cấp
công nhân và phong trào công nhân quốc tế từ khi ra đời đến năm 1848.
4. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài cần làm rõ
những vấn đề:
- Khái niệm về giai cấp công nhân
- Hoàn cảnh ra đời của giai cấp công nhân
- Phong trào công nhân quốc tế từ khi ra đời đến năm 1848
5. Phương pháp nghiên cứu
2
Trên cơ sở phương pháp luận sử học, chủ yếu sử dụng phương pháp luận sử
học, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích tổng hợp…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung đề tài được chia thành 2 phần:
Phần 1: Khái quát chung về giai cấp công nhân
Phần 2: Phong trào công nhân quốc tế từ khi ra đời đến năm 1848

3
NỘI DUNG
PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1.1. Khái niệm về giai cấp công nhân
Bàn về khái niệm giai cấp công nhân, cho tới nay, tuỳ thuộc vào lập
trường giai cấp, thái độ chính trị, trình độ nhận thức và phương pháp tiếp cận ,
vẫn còn những ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau.
C. Mác trong bức thư gửi Vây-Đơ Maye (năm 1852) đã thừa nhận, việc
phát hiện ra giai cấp và đấu tranh giai cấp, không phải là công lao của các nhà
sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, công lao đó thuộc về các nhà sử học
Pháp: G. Phrăngxoa Ghi đô (1776-1874), Ô. Guyxtanh Chirey (1795-1856),
Phrăngxoa Mi nhê (1796-1884)... Công lao của C. Mác chỉ là phát hiện ra: vấn
đề đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản; và chuyên chính vô
sản chỉ là bước quá độ từ xã hội có giai cấp đến xã hội không giai cấp.
Ngay từ năm 1845, khi bắt tay vào việc nghiên cứu giai cấp công nhân,
trong tác phẩm “Gia đình thần thánh”, C. Mác đã đặt câu hỏi: “Vấn đề là ở
chỗ tìm hiểu xem giai cấp vô sản thực sự là gì và phù hợp với sự tồn tại ấy của
bản thân nó, giai cấp vô sản buộc phải làm gì về mặt lịch sử”. Trong các tác
phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hê ghen”(1844), “Tình
cảnh những người lao động ở Anh” (1844-1845), “ Những nguyên lý của chủ
nghĩa cộng sản” (1847), “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848)... C. Mác và
Ph. Angghen đã bàn và sử dụng nhiều từ đồng nghĩa để biểu đạt khái niệm
giai cấp công nhân: “ giai cấp công nhân”, “ giai cấp vô sản”, “ giai cấp vô sản
công nghiệp”, “ giai cấp vô sản hiện đại”, “ giai cấp công nhân hiện đại”, “giai
cấp vô sản công nghiệp”, “ giai cấp công nhân công xưởng, nhà máy”, “ giai
cấp công nhân đại cơ khí” và nhiều thuật ngữ khác nữa. Ngoài ra, trong những
điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các ông còn sử dụng một số hình thức diễn đạt
khác như: “lao động làm thuê”, “giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào
bán sức lao động của mình”, “ giai cấp của những người hoàn toàn không có
4

của”, “giai cấp công nhân làm thuê thế kỷ XIX”... Cần khẳng định rằng, tất cả
những thuật ngữ đồng nghĩa này chỉ là sự khác nhau về hình thức biểu đạt
trong những văn cảnh cụ thể của một khái niệm: giai cấp công nhân. Sự khác
nhau căn bản, theo các ông, chỉ là sự khác nhau giữa những công nhân đứng
máy (thuộc về những người này có một số công nhân trông coi máy phát
động, nghĩa là cho nó ăn than, dầu) và những người giúp việc (hầu hết là trẻ
em) cho những công nhân cơ khí đó. Trên một mức độ nhiều hay ít, tất cả
những feeders (những người chỉ nạp nguyên liệu cho máy móc) đều là những
người giúp việc. Bên cạnh những loại thợ chính đó còn có những người, với
một số lượng không đáng kể, làm công việc kiểm tra toàn bộ máy móc và
thường xuyên sửa chữa máy móc như kỹ sư, thợ máy, thợ mộc v.v... Đó là lớp
công nhân cao cấp, một phần có tri thức khoa học, một phần có tính thủ công,
đứng ngoài giới công nhân công xưởng và chỉ được kết hợp với những công
nhân này thôi. Sự phân công lao động đó có tính chất thuần tuý công nghệ”.
Ngoài ra, khi phân biệt bản chất cách mạng của giai cấp công nhân gắn
với vai trò, sứ mệnh mệnh sử thế giới của nó với sự biến dạng bản chất ấy, sự
tha hoá, đánh mất mình của giai cấp vô sản trong tình trạng bị nô dịch bởi chủ
nghĩa tư bản, các nhà kinh điển đã sử dụng những thuật ngữ đối ngược nhau:
“giai cấp vô sản cách mạng” và tầng lớp “vô sản luư manh” mất gốc, những
phần tử cặn bã của xã hội tư sản. Đồng thời, cũng để phân biệt giai cấp công
nhân cách mạng với bộ phận công nhân đã khuất phục và trở thành công cụ
của giai cấp tư sản để phá hoại phong trào công nhân từ bên trong, muư toan
kìm hãm và khuôn cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trong trật tự của
“chủ nghĩa công liên” vì mục tiêu kinh tế và lợi ích tầm thường do hệ tư tởng
tư sản và tiểu tư sản thao túng, các ông cần sử dụng thuật ngữ “công nhân quý
tộc”. Vậy là, theo các ông “công nhân quí tộc” và tầng lớp vô sản luư manh
không còn là bộ phận của giai cấp công nhân nữa mà hoặc đã trở thành bộ
phận của giai cấp tư sản hoặc là tầng lớp cặn bã của xã hội.
5
Tất cả những diễn đạt nêu trên về khái niệm giai cấp công nhân của các

nhà kinh điển được đặt trong hoàn cảnh lịch sử từ nửa sau thế kỷ XIX đến đầu
thế kỷ XX, trên cơ sở các ông đã đưa vào hai tiêu chí để phân định giai cấp
công nhân với các giai tầng xã hội khác:
Thứ nhất, về phương thức lao động, phương thức sản xuất: Giai cấp
công nhân là những người (tập đoàn người) lao động trực tiếp hay gián tiếp
vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và
xã hội hoá, quốc tế hoá cao. Công nhân Anh là đứa con đầu lòng của nền công
nghiệp hiện đại...” Là sản phẩm của đại công nghiệp, nên giai cấp công nhân
là hiện thân của lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại, đại biểu cho phơng thức
sản xuất tiên tiến, và, do đó nó có những phẩm chất riêng mà không có giai
tầng nào có được. Đó là: tính tiên tiến, hiện đại; ý thức tổ chức kỷ luật cao, tác
phong công nghiệp, tinh thần khoa học và thái độ cách mạng triệt để; tinh thần
quốc tế cao cả và trong sáng...
Thứ hai, về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Giai cấp công
nhân – giai cấp những người làm thuê thế kỷ XIX, Những công nhân ấy buộc
phải tự bán mình để kiếm ăn từng bữa một, là một hàng hoá, tức là một món
hàng đem bán như bất cứ món hàng nào khác; vì thế, họ phải chịu hết mọi
may rủi của cạnh tranh, mọi sự lên xuống của thị trường...”
Căn cứ vào hai tiêu chí trên, trong tác phẩm “Những nguyên lý của chủ
nghĩa cộng sản”, Ph. Anghen đã đưa ra định nghĩa về cấp giai vô sản: “giai
cấp vô sản là một giai cấp xã hội hoàn toàn chỉ sống dựa vào bán sức lao động
của mình, tức là vào tình hình chuyển biến tốt hay xấu của công việc làm ăn,
vào sự biến động của cuộc cạnh tranh không gì ngăn cản nổi. Nói tóm lại, giai
cấp vô sản hay giai cấp của những người vô sản là giai cấp lao động trong thế
kỷ XIX... giai cấp vô sản là do cuộc cách mạng công nghiệp sản sinh ra”.
Phát triển học thuyết của Mác và Ph. Ănghen trong thời đại Đế quốc
chủ nghĩa và cách mạng vô sản, đặc biệt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa
6
xã hội hiện thực, trên cơ sở quan niệm đúng và mới về giai cấp, Lênin đã bổ
sung thêm những thuộc tính mới của giai cấp công nhân. V.I. Lênin đã đưa ra

một định nghĩa mẫu mực về giai cấp công nhân: “là giai cấp thống trị về
chính trị, giai cấp lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc đấu tranh lật đổ ách tư bản,
trong sự nghiệp sáng tạo ra xã hội mới, trong toàn bộ cuộc đấu tranh để thủ
tiêu hoàn toàn các giai cấp. Xu hướng phát triển của giai cấp vô sản là đi tới
chỗ tự thủ tiêu mình với tư cách là giai cấp vô sản” .
1.2. Hoàn cảnh ra đời giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân ra đời từ những tiền đề về kinh tế,chính trị, xã hội,
văn hoá. Sự ra đời của chủ nghĩa thực dân dẫn đến những đi xâm chiếm thuộc
địa, chiếm những vùng đất mới, nhằm tạo ra thị trường để tiêu thụ hàng hoá,
chính từ đó dẫn đến tích luỹ tư bản về người, vốn, sức lao động…tư bản ra
đời. Bản chất của tư bản là bóc lột, mỗi lần đi xâm chiếm thuộc địa thì cần
nhiều hàng hoá và sức người, dẫn đến những người nông dân bị phá sản phải
làm thuê bán sức lao động của mình cho bọn tư bản, xuất hiện những tiền đề
về mặt kinh tế, chính trị dẫn đến sự ra đời nền đại công nghiệp.
Thế kỷ XV- XVI châu Âu có nền văn hoá phát triển bền vững, văn hoá
phục hưng và các phong trào cải cách diễn ra mở đường cho sự phát triển của
cách mạng tư sản và cách mạng chủ nghĩa. Bên cạnh đó nhiều học thuyết về
kinh tế tư sản ra đời: Ađam Xmít đóng vai trò quan trọng trong việc hình
thành học thuyết chính trị kinh tế cổ điển của chủ nghĩa tư bản; Đavit Ricacđô
đã phát triển quan điểm của Ađam Xmít về học thuyết trên và trình bày một
cách đúng đắn là tiền lương của công nhân càng cao thì lợi nhuận của nhà tư
bản càng cao; các trào lưu về mặt triết học (Triết học cổ điển Đức, CNDV
Phơbách)…Như vậy sự ra đời của học thuyết chính trị kinh tế và triết học gắn
liền với sự phát triển của kinh tế tư bản và thúc đẩy nhanh sự phát triển nền
đại công nghiệp.
7
Cuộc cách mạng công nghiệp Anh bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XVIII đã
gây nên những chuyển biến căn bản trong sự phát triển của sức sản xuất và
quan hệ sản xuất. Những phát minh kỹ thuật đã đem lại hậu quả kinh tế
chuyển từ lao động bằng tay sang lao động máy móc, thay thế các công trường

thủ công bằng máy móc hiện đại, Nhờ đó nước Anh sau một thời gian ngắn đã
đạt được những thành tựu về kinh tế rất to lớn. Đến những năm 30- 40 của thế
kỷ XIX, nước Anh trở thành một trung tâm công nghiệp của thế giới và đang
bước vào giai đoạn công nghiệp hoá cao. Nước Pháp, cuộc cách mạng công
nghiệp đang trên đà phát triển, tuy nhiên tốc độ chuyển biến chậm hơn nước
Anh. Nền công nghiệp ở Đức cũng phát triển đáng kể đặc biệt là công nghiệp
than và luyện kim. Nước Mỹ cũng bắt tay vào phát triển công nghiệp từ những
năm 1837 -1842….cùng với sự phát triển đó, nền đại công nghiệp lan dần ra
tất cả các nước châu Âu.
Sự phát triển đó đem lại kết quả tất nhiên là xác lập sự thống trị của chủ
nghĩa tư bản trong các nước đã trải qua cuộc cách mạng xã hội, hoặc ít ra cũng
tạo nên những tiền đề cần thiết cho sự thắng lợi của giai cấp tư sản đối với chế
độ phong kiến trong khoảng thời gian không xa nữa.
Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự phát triển nền công
nghiệp giai cấp công nhân đã từng bước hình thành, do yêu cầu về sản xuất
hàng hoá đòi hỏi nhiều lao động cho nên các công xưởng thủ công được cơ
giới hoá và hình thành các lao động làm thuê. C.Mác đã chỉ ra “giai cấp công
nhân là con đẻ của nền đại công nghiệp, nó ra đời và cùng lớn lên với nền đại
công nghiệp”.
Đến những năm 50- 60 của thế kỷ XIX, cuộc cách mạng công nghiệp
căn bản đã hoàn thành trên hầu hết các quốc gia phát triển ở châu Âu và Bắc
Mĩ, những xí nghiệp hiện đại trang bị bằng máy móc và tập trung hàng ngàn
vạn công nhân. Những đường giao thông chằng chịt nối liền các trung tâm với
nhau, xoá bỏ sự ngăn cách lâu đời giữa các vùng. Cuộc cách mạng công
8

×