Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu chu kỳ sửa chữa hợp lý động cơ 6l 350PN trang bị trên tàu vận tải quân sự trường sa vùng 4 hải quân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HỒNG KỲ

NGHIÊN CỨU CHU KỲ SỬA CHỮA HỢP LÝ ĐỘNG CƠ
6L-350PN TRANG BỊ TRÊN TÀU VẬN TẢI QUÂN SỰ
TRƢỜNG SA VÙNG 4 HẢI QUÂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN HỒNG KỲ

NGHIÊN CỨU CHU KỲ SỬA CHỮA HỢP LÝ ĐỘNG CƠ
6L-350PN TRANG BỊ TRÊN TÀU VẬN TẢI QUÂN SỰ
TRƢỜNG SA VÙNG 4 HẢI QUÂN
LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngành:

Kỹ thuật cơ khí động lực

Mã số:

60520116



Quyết định giao đề tài:

1448/QĐ-ĐHNTngày 28/10/2013

Quyết định thành lập HĐ:

1046/QĐ-ĐHNTngày 10/11/2015

Ngày bảo vệ:

30/11/2015

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM HÙNG THẮNG
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. QUÁCH ĐÌNH LIÊN
Khoa sau đại học:
HOÀNG HÀ GIANG

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Nghiên cứu chu kỳ sửa chữa hợp lý
động cơ 6L-350PN trang bị trên tàu vận tải quân sự Trường Sa Vùng 4 Hải Quân”
là công trình riêng của cá nhân tôi và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Khánh Hòa, Ngày 30 tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Kỳ

iii


LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS Phạm Hùng Thắng, các Thầy ở Khoa Kỹ
thuật Giao thông và Khoa Cơ khí - trƣờng Đại học Nha Trang đã tận tình giúp đỡ và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Thủ trƣởng Bộ Tƣ Lệnh Vùng 4; Thủ trƣởng Phòng kỹ
thuật Vùng 4 và các đồng chí Thuyền trƣởng, Máy trƣởng đội tàu vận tải TSV4HQ đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn trong lớp Cao học Kỹ thuật cơ khí động lực
2012-2014 – trƣờng Đại học Nha Trang, xin cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình
và bạn bè đã khuyến khích, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Khánh hòa, ngày 30 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Kỳ

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………..……..

iii


LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………….……

iv

MỤC LỤC……………………………………………………………………...……

v

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT…………………………….…..

viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU………………………………………………………….

x

DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ………………………………………………….

xii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN…………………………………………………………..

xiii

MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….

1

1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………...


1

2. Mục đích nghiên cứu đề tài…………………………………………………….....

2

3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu đề tài……………………………………………..

2

4. Phƣơng pháp nghiên cứu……………………………………………………...…..

2

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn……………………………..

2

6. Nội dung nghiên cứu đề tài………………………………………………….……

2

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ 6L-350PN TRANG BỊ TRÊN TÀU…..

4

VẬN TẢI QUÂN SỰ TRƢỜNG SA
1.1. Tổng quan về chức năng và nhiệm vụ của tàu vận tải TSV4HQ…………..…...


4

1.1.1.sơ lƣợc về sự ra đời và phát triển công nghệ bảo dƣỡng và sửa chữa động cơ

4

diesel
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của độitàu vận tải Trƣờng Sa Vùng 4 Hải Quân………

5

1.1.3. Các nhiệm vụ cơ bản của tàu vận tải TSV4HQ…………………………….....

6

1.1.3.1. Nhiệm vụ vận tải hàng……………………………………………………....

6

1.1.3.2. Nhiệm vụ trực bảo vệ Trƣờng Sa….……………………………………..…

6

1.1.3.3. Nhiệm vụ bảo vệ thăm dò dầu khí…………………………………………

6

1.1.3.4. Nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn.………………………………………………..

6


1. 2. Đặc điểm kết cấu của tàu vận tải TSV4HQ……………………….............……

7

1.2.1. Đặc điểm kết cấu toàn tàu………………...………………………….………

7

1.2.2. Đặc điểm về hình dáng, kết cấu ………………………………………………

8

1.2.2.1. Đặc điểm về hình dáng………………………………………………..…….

8

v


1.2.2.2. Bố trí chung…………………………………………………………………

8

1.3. Đặc điểm kết cấu và đặc tính kỹ thuật của động cơ 6L-350PN trang bị………..

16

trên tàu vận tải TSV4HQ
1.3.1. Các thông số về kết cấu…………………………………………...…………


16

1.3.2. Đặc tính kỹ thuật của động cơ 6L-350PN.........................................................

20

1.3.2.1. Thuật ngữ .......................................................................................................

20

1.3.2.2. Các thông số đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn...................................................

21

1.3.2.3.Các đặc tính kỹ thuật.......................................................................................

21

1.3.2.4. Đặc tính của động cơ 6L-350PN ...................................................................

21

1.3.2.5. Vận tốc của máy.............................................................................................

22

1.3.2.6. Áp suất làm việc ............................................................................................

22


1.3.2.7. Nhiệt độ làm việc ...........................................................................................

23

1.3.2.8. Số liệu về làm mát .........................................................................................

23

1.3.2.9. Khởi động và đảo chiều .................................................................................

23

1. 3.2.10.Bơm nhiên liệu............................................................................................

24

1.3.2.11. Kiểu của bơm cao áp....................................................................................

24

1. 3.2.12.Thiết bị điện cảm biến.................................................................................

24

1. 3.2.13.Tua bin tăng áp............................................................................................

24

1.3.2.14. Đặc tính của động cơ 6L-350PN..................................................................


25

1.4. Đặc điểm sử dụng của động cơ 6L-350PN...........................................................

26

1.4.1. Đặc điểm sử dụng nhiên liệu ............................................................................

26

1.4.1.1.Đặc điểm kỹ thuật nhiên liệu theo hãng sản xuất...........................................

26

1.4.1.2.Đặc điểm kỹ thuật nhiên liệu đang sử dụng...................................................

26

1.4.2. Đặc điểm sử dụng dầu bôi trơn.........................................................................

27

1.4.2.1. Đặc điểm kỹ thuật dầu bôi trơn theo tiêu chuẩn nhà sản xuất………………

27

1.4.2.2. Đặc điểm kỹ thuật của dầu bôi trơn đang sử dụng.........................................

28


1.4.3. Đặc tính tải sử dụng thực tế tàu vận tải Trƣờng Sa Vùng 4 Hải Quân..............

29

1.4.3.1. Nhiệm vụ vận tải hàng xây dựng đảo.............................................................

30

1.4.3.2. Nhiệm vụ trực bảo vệ Trƣờng Sa……...........................................................

31

1.4.3.3.Nhiệm vụ bảo vệ tàu thăm dò dầu khí.............................................................

31

1.4.3.4. Nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn...........................................................................

31

vi


1.5. Đặc điểm xác định tuổi thọ và xây dựng chu kỳ sửa chữa hiện hành của động

33

cơ 6L-350PN
1.5.1. Đặc điểm xác định tuổi thọ các chi tiết cơ bản của động cơ 6L-350PN ……..


33

1.5.2. Đặc điểm chu kỳ sửa chữa của động cơ 6L-350PN tại đơn vị…………..…..

34

1.6. Kết luận ...............................................................................................................

36

Chƣơng 2 : CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG CHU KỲ SỬA CHỮA…….. 38
ĐỘNG CƠ TÀU THỦY
2.1. Cơ sở xác định thông số đặc trƣng quá trình tải sử dụng……………………….

38

2.2. Cơ sở lý thuyết về tính toán tuổi thọ các chi tiết của động cơ tàu thủy………..

39

2.3. Cơ sở xây dựng chu kỳ sửa chữa hợp lý của động cơ 6L-350PN………………

45

2.3.1.Các hình thức sửa chữa động cơ 6L-350PN…………………………………..

45

2.3.2. Xác định tình trạng kỹ thuật của động cơ……………………………………..


47

Chƣơng 3 : TÍNH TOÁN TUỔI THỌ VÀ XÂY DỰNG CHU KỲ SỬA CHỮA

54

HỢP LÝ ĐỘNG CƠ 6L-350PN
3.1. Xác định đặc trƣng quá trình tải sử dụng thực tế động cơ..................................

54

3.2. Xây dựng chu kỳ sửa chữa hợp lý động cơ 6L-350PN lắp đặt trên tàu vận tải

60

Trƣờng Sa
3.2.1. Nội dung các dạng sửa chữa giữa chuyến biển……………….………………

60

3.2.2.Đánh giá tình trạng kỹ thuật của động cơ sau chuyến biển…………………

62

3.2.3.Tính toán hao mòn các chi tiết cơ bản của động cơ 6L-350PN trang bị trên

65

tàu vận tải TSV4HQ

Chƣơng 4 : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ………….…………………………

76

4.1. Kết luận…………………………………………………………………………

76

4.2. Kiến nghị………………………………………………………………………..

77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………….……………………..

78

PHẦN PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

TSV4HQ

Trƣờng Sa Vùng 4 Hải quân

DK1

Dầu khí 1


V4HQ

Vùng 4 Hải quân

Hl/h

Hải lý/giờ

Sn

Xƣơng sƣờn tàu

PN

Kiểu loại động cơ có tăng áp

Pđm

Công suất định mức

∆Sgh

Giá trị khe hở tới hạn của cặp lắp ghép

∆Dgh

Giá trị khe hở tới hạn của chi tiết

∆Sni


Lƣợng hao mòn chi tiết trong chuyến biển i

∆c

Giá trị hao mòn chi tiết trong chuyến biển

D0

Khe hở lắp ráp ban đầu

Dgh

Khe hở lớn nhất cho phép của cặp lắp ghép

u

Tốc độ hao mòn chi tiết, cặp lắp ghép

Sgh

Khe hở tới hạn

S0

Khe hở lắp rắp ban đầu

Tct

Tuổi thọ chi tiết


ut

Vận tốc hao mòn thực tế

Uđm

Vận tốc hao mòn Đm

uV

Vận tốc hao mòn trung bình

Nc

Giá trị tải trung bình

σ2N

Độ lệch bình phƣơng trung bình của quá trình thay đổi tải

ti

Thời gian hoạt động tƣơng đối của động cơ tại chế độ
tốc độ ni

ti

Thời gian hoạt động của động cơ ở chế độ ni


Tđm

Tuổi thọ định mức của chi tiết, cặp lắp ghép

Tcb

Tổng thời gian hoạt động trong một chuyến biển
ti

Tổng thời gian hoạt động trong một chuyến biển theo
các chế độ tốc độ
viii


Nđm

Công suất định mức đƣợc

Ni

Công suất tƣơng đối tại thời điểm i

Ni

Công suất động cơ tại thời điểm i

ni

Tốc độ động cơ tại thời điểm i


nđm

Tốc độ định mức động cơ

nc

Tốc độ vòng quay trung bình của động cơ

ε, m

Chỉ số đƣờng cong chân vịt

a,b,c

Hệ số thực nghiệm

a 0 , b0

Hệ số thực nghiệm

Ti

Chu kỳ sửa chữa

Tlđm

Chu kỳ sửa chữa lớn định mức theo qui định của nhà
sản xuất

Tvđm


Chu kỳ sửa chữa vừa định mức theo qui định của nhà
sản xuất

Tnđm

Chu kỳ sửa chữa nhỏ định mức theo qui định của nhà
sản xuất

Ksd

Hệ số sử dụng động cơ

kbt

Hệ số ảnh hƣởng của dầu bôi trơn

knl

Hệ số ảnh hƣởng nhiên liệu

kt

Hệ số ảnh hƣởng quá trình tải

Nc

Giá trị công suất động cơ sử dụng trong chuyến biển

∆Sk


Giá trị hao mòn chi tiết sau chuyến biển K

Stk

Giá trị khe hở chi tiết sau K chuyến biển

K

Số chuyến biển

Tdk

Thời gian chuyến biển dự kiến

Sn

Khe hở của chi tiết cặp lắp ghép sau n chuyến biển

n−1

Tổng giá trị hao mòn cặp lắp ghép sau n-1 chuyến biển
∆Sni

i=1

Tcl

Tuổi thọ còn lại của chi tiết


Ttt

Tuổi thọ thực tế

∆Sn

Giá trị hao mòn chi tiết trong chuyến biển n
ix


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các thông số kỹ thuật của đội tàu Trƣờng Sa Vùng 4 Hải quân…….............. 7
Bảng 1.2. Các thông số cơ bản của nhiên liệu động cơ chính 6L350PN tiêu chuẩn

26

TiệpKhắc.………………………………………………………………………………
Bảng 1.3. Một số thông số kỹ thuật của nhiên liệu Diesel sử dụng trên đội tàuvận

26

tải TSV4HQ……………………………………………………………………………..
Bảng 1.4.Các thông số cơ bản của dầu bôi trơn M6-ADSII động cơ chính 6L-350PN 28
theo tiêu chuẩn Tiệp Khắc………………………………………………………………
Bảng 1.5. Các thông sơ cơ bản của dầu bôi trơn đang sử dụng trên đội tàu vận tải 28
TSV4HQ………………………………………………………………………………...
Bảng 1.6. Thống kê thời gian sử dụng động cơ 6L-350PN ở các tốc độ trong các 32
nhiệm vụ (từ ngày 15/3/2010 đến ngày 12/4/2013)…………………………………….
Bảng 1.7. Giá trị khe hở tới hạn các chi tiết cơ bản động cơ 6L-350PN.........................


34

Bảng 2.1. Giá trị khe hở lắp ráp và giới hạn của động cơ 6L-350PN.............................. 40
Bảng 2.2.Qui định của đơn vị về phân cấp sửa chữa động cơ 6L-350PN......................

49

Bảng 2.3. Qui định của đơn vị về các hạng mục sửa chữa và tỉ lệ thay mới ở các cấp 50
sửa chữa............................................................................................................................
Bảng 3.1.Giá trị N𝑐 và σ2tđ theo thực tế hoạt động của tàu vận tải TSV4HQ trong thời 58
gian 3 năm (2010-2013)..................................................................................................
Bảng 3.2. Bảng điều chỉnh chu kỳ sửa chữa hợp lý động cơ 6L-350PN trang bị trên 60
tàu vận tải TSV4HQ........................................................................................................
Bảng 3.3. Bảng điều chỉnh chu kỳ sửa chữa động cơ 6L-350PN theo tiêu chuẩn nhà 60
sản xuất............................................................................................................................
Bảng 3.4. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 1..................................................

65

Bảng 3.5. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 2..................................................

65

Bảng 3.6. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 3..................................................

66

Bảng 3.7. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 4..................................................

66


Bảng 3.8. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 5..................................................

67

Bảng 3.9. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 6..................................................

68

Bảng 3.10. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 7................................................

68

x


Bảng 3.11. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 8................................................

69

Bảng 3.12. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 9................................................

69

Bảng 3.13. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 10..............................................

70

Bảng 3.14. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 11..............................................


71

Bảng 3.15. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 12..............................................

71

Bảng 3.16. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 13..............................................

72

Bảng 3.17. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 14..............................................

72

Bảng 3.18. Hao mòn chi tiết cơ bản trong chuyến biển 15..............................................

73

xi


DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Bản vẽ tuyến hình mặt cắt dọc đội tàu vận tải TSV4HQ................................

12

Hình 1.2. Bản vẽ tuyến hình các đƣờng nƣớc đội tàu vận tải TSV4HQ.........................

13


Hình 1.3. Bản vẽ kết cấu cơ bản đội tàu vận tải TSV4HQ ............................................. 14
Hình 1.4. Bản vẽ tuyến hình mặt cắt ngang và Bảng trị số tuyến hình đội tàu vận tải TSV4HQ....

15

Hình 1.5. Cấu tạo Piston.................................................................................................. 17
Hình 1.6. Cấu tạo biên..................................................................................................... 17
Hình 1.7. Đặc tính tải của động cơ chính 6L350PN........................................................ 25

xii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu chu kỳ sửa chữa hợp lý động cơ 6L-350PN trang bị trên tàu
Vận tải Trƣờng Sa Vùng 4 Hải Quân là đề tài nghiên cứu và điều chỉnh chu kỳ sửa
chữa động cơ so với chu kỳ hiện hành, đảm bảo chu kỳ sửa chữa đƣợc điều chỉnh phù
hợp với thực tế hoạt động của đơn vị. Chu kỳ sửa chữa hiện hành dựa trên cơ sở tiêu
chuẩn định mức của nhà sản xuất, định mức thời gian sửa chữa của đơn vị nên còn có
những thiếu sót và chƣa sát với đặc thù thực tế hoạt động của động cơ. Xây dựng chu
kỳ sửa chữa hợp lý sẽ góp phần nâng cao hơn hiệu quả đánh giá tình trạng kỹ thuật của
động cơ, làm cơ sở cho công tác xây dựng chu kỳ sửa chữa động cơ, qua đó giúp cơ
quan quản lý có quyết định sử dụng động cơ phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả
công tác và tiết kiệm kinh phí sửa chữa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao.
Mục tiêu của đề tài: Đề tài nghiên cứu chu kỳ sửa chữa hợp lý động cơ 6L350PN dựa trên cơ sở quản lý tải hoạt động thực tế, từ đó tính toán hao mòn các chi
tiết cơ bản và điều chỉnh chu kỳ sửa chữa hợp lý với từng nhiệm vụ cụ thể, tối ƣu hóa
đƣợc công tác quản lý kỹ thuật, là cơ sở để nâng cao chất lƣợng sửa chữa động cơ
cũng nhƣ phát huy hết hiệu quả kinh tế do phƣơng pháp nghiên cứu mang lại.
Sử dụng phƣơng pháp thống kê số liệu, tổng hợp tính toán các thông số số đầu
vào, tính toán các thông số đặc trƣng của quá trình tải, từ đó, vận dụng các kiến thức
về tính toán tuổi thọ động cơ, tính toán hao mòn các chi tiết cơ bản của động cơ theo

tải thực tế, áp dụng quy trình sửa chữa động cơ diesel, thống kê phân tích, tổng hợp,
xử lý thông tin để xây dựng một quy trình phù hợp, nâng cao hiệu quả quản lý, sử
dụng và sửa chữa động cơ diesel.
Kết quả nghiên cứu đã quản lý đƣợc tải hoạt động thực tế của động cơ khi thực
hiện các nhiệm vụ, tính toán đƣợc các thông số tải trung bình và tải định mức của động
cơ. Tính toán đƣợc tuổi thọ dữ trữ và xây dựng đƣợc kế hoạch bảo đảm vật tƣ cho từng
chuyến biển. Xây dựng đƣợc chu kỳ sửa chữa hợp lý cho động cơ trên cơ sở các kết
quả tính toán tải trung bình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo chu kỳ các năm.
Điều chỉnh đƣợc kế hoạch sửa chữa đang sử dụng theo hƣớng quản lý khoa học và dựa
vào kết quả tính toán giới hạn mài mòn chi tiết theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Tổng hợp, thống kê đƣợc chức năng, nhiệm vụ của hệ tàu vận tải TSV4HQ với
các chế độ làm việc cơ bản.
xiii


Xác định đƣợc đặc điểm kết cấu tàu và cấu tạo của động cơ, nắm đƣợc quy
trình bảo dƣỡng kỹ thuật động cơ, tiêu chuẩn chung về công tác bảo quản bảo dƣỡng
động cơ theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Xác định đƣợc đặc tính tải của động cơ, đặc
điểm nhiệm vụ của đội tàu vận tải TSV4HQ. Các nhiệm vụ cơ bản là vận tải hàng, trực
cứu hộ cứu nạn, bảo vệ thăm dò dầu khí và vận chuyển hành khách, với các nhiệm vụ
khác nhau thì cƣờng độ tải sử dụng động cơ khác nhau, cơ bản động cơ đều phải hoạt
động trong điều kiện thời tiết phức tạp, nhƣng tải sử dụng động cơ đều nhỏ hơn tải
định mức.
Xác định đƣợc yêu cầu chung trong công tác bảo quản bảo dƣỡng động cơ của
nhà sản xuất, tính toán đƣợc hao mòn định mức của các chi tiết, thông qua số liệu của
nhà sản xuất, tính toán đƣợc thời gian còn lại của các chi tiết cơ bản, tính toán giá trị
tải trung bình trong thực tế sử dụng, qua đó tính toán đƣợc tuổi thọ còn lại của các chi
tiết cơ bản, làm cơ sở chính tính toán cho chuyến biển tiếp theo và điều chỉnh chu kỳ
sửa chữa động cơ theo tải thực tế.
Với kết quả nghiên cứu này ta hoàn toàn có cơ sở khoa học để quản lý tốt tình

trạng kỹ thuật của động cơ, qua đó nâng cao độ tin cậy và có nhiều phƣơng án dự
phòng vật tƣ cho tàu thực hiện nhiệm vụ trên biển, đảm bảo nâng cao độ tin cậy của hệ
động lực, tăng tính kinh tế và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của đội tàu.
Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài Tên đề tài: “Nghiên cứu chu kỳ
sửa hợp lý chữa động cơ 6L-350PN trang bị trên tàu vận tải Trƣờng Sa Vùng 4 Hải
Quân”, với sự cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ của các thầy trong khoa Kỹ thuật giao
thông, Khoa cơ khí, các thầy cô trong khoa Sau đại học và đặc biệt là sự tận tình
hƣớng dẫn của PGS-TS Phạm Hùng Thắng đến nay đề tài đã đƣợc hoàn thành, qua
nghiên cứu kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau:
Đội tàu vận tải TSV4HQ là hệ tàu vận tải quân sự có thiết kế, cấu trúc giống
nhau, thực hiện chức năng nhiệm vụ giống nhau vì vậy khi tính toán xây dựng chu kỳ
sửa chữa cho tàu này cũng có thể vận dụng tính toán cho tàu Trƣờng Sa của các vùng
khác cùng hoạt động trên khu vực Biển Đông.
Tính toán tuổi thọ động cơ có xét tới sự ảnh hƣởng của dầu bôi trơn và nhiên
liệu đến hao mòn chi tiết, tuy nhiên chất lƣợng của nhiên liệu và dầu bôi trơn mà động
cơ đang sử dụng phù hợp với khuyến cáo của hãng chế tạo nên ảnh hƣởng của dầu bôi
trơn và nhiên liệu đến tuổi thọ của động cơ là không đáng kể. Trong quá trình nghiên
xiv


cứu, mặc dù đã rất cố gắng nhƣng do tài liệu phục vụ còn thiếu, hƣớng dẫn bảo dƣỡng
sửa chữa chƣa xác định đầy đủ tuổi thọ định mức của các chi tiết cơ bản cần đƣợc
nghiên cứu bổ sung thêm các chi tiết còn thiếu trong quá trình sửa chữa.
Do đặc thù nhiệm vụ và điều kiện thời tiết khu vực mà đội tàu vận tải TSV4HQ
hoạt động là khá phức tạp nhƣng do đƣợc lắp đặt 02 máy chính nên tải thực tế sử dụng
nhỏ hơn tải định mức(non tải) điều này ảnh hƣởng đến tuổi thọ các chi tiết cơ bản và
chu kỳ sửa chữa động cơ.
Đề tài đã tính toán đƣợc tuổi thọ các chi tiết cơ bản, xây dựng đƣợc kế hoạch
sửa chữa hƣ hỏng sau các chuyến biển trên cơ sở xác định tuổi thọ còn lại của các chi
tiết, điều chỉnh lại chu kỳ sửa chữa động cơ hợp lý hơn với thực tế nhiệm vụ của đội

tàu.
Từ khóa: Trƣờng Sa Vùng 4 Hải Quân, chu kỳ sửa chữa, vận tốc hao mòn, tuổi
thọ chi tiết, tải trung bình, công suất trung bình, chu kỳ sửa chữa, tình trạng kỹ thuật,
giá trị định mức, cặp lắp ghép, quá trình tải, quy định

xv


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các tàu vận tải quân sự Trƣờng Sa của Vùng 4 Hải Quân(V4HQ) đƣợc bắt đầu
đóng mới và đƣa vào sử dụng vào những năm thập kỉ 90 thế kỉ 20. Khi mà tình hình
Biển Đông đang rất căng thẳng, nƣớc ngoài liên tiếp có những hành động xâm hại
nghiêm trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nƣớc ta. Đội tàu vận tải Trƣờng Sa của
V4HQ ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết tại thời điểm đó, cũng nhƣ nhiệm vụ của
Hải Quân sau này.Thực tế hiện nay nhiệm vụ của đội tàu vận tải Trƣờng Sa Vùng 4
Hải Quân (TSV4HQ) là rất đa dạng và nặng nề nhƣ nhiệm vụ: Vận tải hàng xây
dựngquần đảo Trƣờng Sa, nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo, trực chiến bảo vệ
Trƣờng Sa, tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ thăm dò dầu khí …trên thực tế nhiệm vụ của hệ
tàu này là thƣờng xuyên hoạt động xa bờ, công tác bảo đảm kỹ thuật trên tàu đều do
tàu tự đảm bảo mà không thể nhờ sự giúp đỡ của trên.
Công tác sửa chữa đối với hệ tàu này luôn chiếm một lƣợng chi phí rất lớn
trong công tác bảo đảm kỹ thuật. Vì vậy việc tính toán tuổi thọ các chi tiết chính của
động cơ và xây dựng một chu kỳ sửa chữa hợp lý cho động cơ là việc làm hết sức quan
trọng, đặc biệt trong điều kiện kinh tế khó khăn, việc đƣa tàu vào nhà máy sửa chữa là
vô cùng tốn kém. Nếu không tính toán chính xác thời điểm sửa chữa cũng nhƣ dự trù
vật tƣ dự phòng chính xác có thể làm cho máy không hoạt động hiệu quả, thiệt hại về
kinh tế và làm ảnh hƣởng đến cả nhiệm vụ của đơn vị.
Yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng nhƣ các nhiệm vụ kinh tế
trên biển và hoạt động tìm kiếm cứu nạn… đang là yêu cầu cấp bách và đòi hỏi ngày

càng cao, mặc dù vấn đề về sửa chữa định kỳ của các tàu trong Vùng 4 đã đƣợc lãnh
đạo Vùng 4 quan tâm sâu sát nhƣng hiện tại vẫn chƣa đáp ứng đƣợc với yêu cầu nhiệm
vụ. Vì vậy việc nghiên cứu tính toán tuổi thọ các cụm chi tiết cơ bản và xây dựng chu
kỳ sửa chữa hợp lý động cơ 6L-350PN trên tàu vận tải TSV4HQ dựa trên cơ sở thực tế
sử dụng, làm cơ sở cho việc tính toán lƣợng dự trữ thời gian cho các chuyến tàu hoạt
động trên biển và xây dựng kế hoạch sửa chữa định kỳ cho các tàu vận tải của Hải
Quân nói riêng và tàu vận tải TSV4HQ nói riêng là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực
tiễn.
1


Vì những lý do nêu trên để việc xác định chu kỳ sửa chữa phù hợp hơn với thực
tế sử dụng, luận văn đã nghiên cứu với đề tài “ Nghiên cứu chu kỳ sửa chữa hợp lý
động cơ 6L-350PN trang bị trên tàu vận tải quân sự Vùng 4 Hải Quân”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Chu kỳ sửa chữa động cơ 6L-350PN hiện nay dựa trên cơ sở của nhà sản xuất,
định mức thời gian sửa chữa của đơn vị nên còn có những thiếu sót và chƣa sát với đặc
thù nhiệm vụ của đơn vị, vì vậy xây dựng chu kỳ sửa chữa hợp lý sẽ góp phần nâng
cao hơn hiệu quả công tác sửa chữa cũng nhƣ xác định chính xác tuổi thọ các cụm chi
tiết chính, có phƣơng án chuẩn bị vật tƣ sửa chữa tốt hơn cho các tàu hoạt động trên
biển.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu xây dựng chu kỳ sửa chữa hợp lý
động cơ 6L-350PN lắp đặt trên tàu vận tải Trƣờng Sa.
Phạm vi nghiên cứu: Động cơ chính 6L-350PN lắp đặt trên tàu vận tải sự
Trƣờng Sa.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Vận dụng các kiến thức lý thuyết về tuổi thọ động cơ, áp dụng quy trình sửa
chữa động cơ diesel, thống kê phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin để xây dựng một
quy trình phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động và sửa chữa động cơ diesel.

5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu xây dựng chu kỳ sửa chữa động cơ 6L350PN lắp đặt trên tàu vận tải TSV4HQ là hoàn toàn mới nó đƣợc dựa trên cơ sở
thông số đầu vào đƣợc thống kê từ thực tế sử dụng, trên cơ sở các các dữ liệu khoa học
chuyên ngành đã đƣợc công bố. Đây là cơ sở kiến thức khoa học rất phù hơp với thực
tế của đơn vị đang sử dụng loại động cơ này, điều này giúp cơ quan quản lý sử dụng
có nhiều phƣơng án tối ƣu hơn trong công tác sửa chữa.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu xây dựng chu kỳ sửa chữa hợp lý động cơ 6L350PN lắp đặt trên tàu vận tải TSV4HQ nhằm nâng cao độ tin cậy của và giảm chi phí
trong sử dụng động cơ.
6. Nội dung nghiên cứu đề tài
Luận văn nghiên cứu đề tài gồm 4 chƣơng:
2


Chƣơng 1: Tổng quan về động cơ 6L-350PN trang bị trên tàu vận tải quân sự
TSV4HQ.
Chƣơng 2: Cơ sở khoa học xây dựng chu kỳ sửa chữa hợp lý động cơ tàu thủy.
Chƣơng 3: Xây dựng chu kỳ sửa chữa hợp lý động cơ 6L-350PN trang bị trên tàu vận
tải quân sự TSV4HQ.
Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị
Trong quá trình thực hiện luận văn do điều kiện thiếu thốn về tài liệu tham
khảo, các phƣơng tiện nghiên cứu, bên cạnh đó trình độ bản thân còn nhiều hạn chế về
hiểu biết, kinh nghiệm về thực tế chƣa nhiều nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhƣng
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý của
các thầy giáo và các bạn đồng nghiệp để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.

3


Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ 6L-350PN TRANG BỊ TRÊN TÀU

VẬN TẢI QUÂN SỰ TRƢỜNG SA
1.1.

Tổng quan về chức năng và nhiệm vụ của tàu vận tải TSV4HQ

1.1.1. Sơ lƣợc về sự ra đời và phát triển công nghệ bảo dƣỡng sửa chữa
động cơ diesel
Động cơ diesel do kỹ sƣ ngƣời Đức Rudolf phát minh năm 1892, phát minh ra
động cơ Diesel có thể xem là một trong những phát minh vĩ đại của loài ngƣời, đã giải
phóng sức lao động thủ công và sử dụng máy móc vào tất cả các lĩnh vực nhƣ giao
thông, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… Động cơ diesel đã chứng minh đƣợc vai
trò to lớn của nó trong xã hội công nghiệp. Chu kỳ bảo dƣỡng và sửa chữa động cơ ra
đời gắn liền với sự ra đời và phát triển của động cơ diesel. Tuy nhiên để đảm bảo cho
động cơ diesel hoạt động hiệu quả thì công tác bảo dƣỡng, sửa chữa động cơ cần đƣợc
quan tâm và ngày càng hoàn thiện, động cơ ngày càng hiện đại mức độ tự động hóa
ngày càng cao thì công tác bảo dƣỡng sửa chữa cũng đƣợc quan tâm và phát triển
tƣơng ứng. Các nhà khoa học không ngừng cải tiến để nâng cao hiệu suất động cơ,
cũng nhƣ xây dựng và hoàn thiện qui trình khai thác bảo dƣỡng nhằm mục đích nâng
cao hiệu quả khai thác sử dụng, giảm giá thành công tác bảo dƣỡng sửa chữa. Trong
chu kỳ khai thác công tác bảo quản sửa chữa động cơ chiếm một lƣợng kinh phí khá
lớn, tình trạng kỹ thuật động cơ nếu đƣợc quản lý tốt sẽ nâng cao độ tin cậy và giải
quyết hiệu quả bài toán kinh tế, giúp nhà sản xuất có thể nâng cao hiệu quả khai thác
và giảm thiểu đƣợc kinh phí sửa chữa.
Trên thế giới các hãng sản xuất động cơ lớn nhƣ hãng MTU của Đức, Hãng
yanmar của nhật, cumins của Mỹ… đã sản xuất các loại động cơ tàu thủy rất hiện đại
và có công suất lớn. Do động cơ lớn và hiện đại nên công tác bảo dƣỡng và sửa chữa
động cơ đƣợc các hãng sản xuất quan tâm. Tuy nhiên trong thực tế các tài liệu hƣớng
dẫn khai thác, bảo dƣỡng và sửa chữa động cơ các hãng sản xuất mới chỉ định mức
thời gian bảo hành trong thời gian động cơ mới đƣa vào sử dụng, giới thiệu về tuổi thọ
của các chi tiết và định mức thời gian sửa chữa, thay thế chúng. Các hãng đƣa ra các

thông số định mức để sửa chữa động cơ trên cơ sở thí nghiệm tại nhà máy với các tiêu
chuẩn cơ sở mà nhà sản xuất đƣa ra, mà chƣa thực sự quan tâm đến quá trình tải sử
dụng động cơ, đặc biệt là tải sử dụng thực tế và chế độ khai thác động cơ.
Các công trình nghiên cứu về công tác sửa chữa động cơ trong nƣớc hiện nay
chủ yếu dựa trên cơ sở các thông số về tuổi thọ các chi tiết cơ bản của động cơ để xây
dựng chu kỳ sửa chữa, hƣớng quan tâm hiện nay là xây dựng qui trình bảo dƣỡng và
qui trình công nghệ sửa chữa động cơ. Động cơ sau khoảng thời gian sử dụng nhất
định sẽ đƣợc tiến hành bảo dƣỡng và sửa chữa định kỳ, các nhà máy sửa chữa sẽ tiến
hành khảo sát thử động cơ ở các chế độ công suất khác nhau để kiểm tra tình trạng kỹ
4


thuật của động cơ sau đó tháo rã, đo đạc và sửa chữa theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.
Đối với các tàu nƣớc ngoài sau khoảng thời gian hoạt động định mức các chi tiết hết
tuổi thọ sẽ đƣợc thay thế mà không cần kiểm tra xem chi tiết còn hoạt động tốt hay
không. Nghiên cứu gần đây có tính toán đến tuổi thọ của chi tiết động cơ theo tải thực
tế sử dụng nhƣng đề tài nhằm giải quyết bài toán quản lý nhiên liệu, dầu bôi trơn và
tình trạng kỹ thuật của động cơ, chƣa chú trọng đến xây dựng chu kỳ sửa chữa phù
hợp với tải thực tế. Xây dựng chu kỳ sửa chữa động cơ theo tải thực tế sử dụng cần
đƣợc quan tâm hơn nhằm ứng dụng để xây dựng chu kỳ sửa chữa cho các động cơ có
hoạt động đặc thù, khác với điều kiện định mức đã đƣợc xác định, việc tính toán tuổi
thọ các chi tiết cơ bản theo tải thực tế sử dụng nếu đƣợc xác định các thông số đầu vào
đầy đủ và chính xác có thể giúp nhà quản lý khai thác vận hành động cơ giải quyết tốt
bài toán kinh tế kỹ thuật mà từ trƣớc đến nay chƣa đƣợc giải quyết triệt để.
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của đội tàu vận tải Trƣờng Sa Vùng 4 Hải
Quân
Tàu vận tải TSV4HQ có nhiệm vụ chính là vận tải hàng hóa chi viện, xây dựng
quần đảo Trƣờng Sa. Ngoài nhiệm vụ chính trên, đội tàu vận tải TSV4HQ còn đảm
nhiệm rất nhiều nhiệm vụ khác khi có lệnh của cấp trên nhƣ: tìm kiếm cứu nạn trên
biển, trực chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo tại Trƣờng Sa, bảo vệ tàu thăm dò dầu khí.

Khu vực hoạt động thƣờng xuyên của tàu là ở khu vực Cam Ranh - Trƣờng Sa, khi có
nhiệm vụ đột xuất các tàu vận tải TSV4HQ đƣợc điều động đi làm nhiệm vụ ở các
vùng biển khác nhƣ Vịnh bắc bộ, vùng biển Hoàng Sa, DK1, khu vực phía nam nhƣ
Phú Quốc, thổ chu, vùng vịnh Thái Lan…khi có yêu cầu của cấp trên.Tầm hoạt động
của hệ tàu vận tải TSV4HQ là 4000 hải lý, cấp sóng gió không quá cấp 8. Tàu đƣợc
thiết kế để có thể hoạt động ở vùng biển Đông Nam Á đến biển Nhật Bản.
Tàu vận tải TSV4HQ là hệ tàu vận tải quân sự hoạt động đặc thù, trong mọi
điều kiện hàng hải nên hệ động lực của hệ tàu vận tải TSV4HQ thƣờng xuyên phải làm
việc ở các chế độ hoạt động rất khác nhau. Vì vậy các tàu vận tải TSV4HQ có tính
năng, nhiệm vụ đặc thù hơn các loại tàu vận tải thông thƣờng khác.
- Tàu đƣợc lắp đặt 02 máy chính 6L-350PN có công suất 980 CV.
- Điều kiện hoạt động an toàn với gió cấp 8 và sóng cấp 7.
- Trên tàu đƣợc lắp đặt 2 trục chân vịt cố định bƣớc, đảm bảo cho tàu có thể
nâng cao sức sống khi hoạt động trong điều kiện hoạt động khắc nghiệt cũng nhƣ đảm
- Tàu phải thƣờng xuyên hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt về thời tiết
vàcác nhiệm vụ đặc biệt, bảo tính quay trở dễ dàng.
5


1.1.3. Các nhiệm vụ cơ bản của tàu vận tải TSV4HQ
1.1.3.1. Nhiệm vụ vận tải hàng
Đúng nhƣ theo thiết kế ban đầu hệ tàu vận tải TSV4HQ có nhiệm vụ chính là
chở hàng hóa ra xây dựng tại quần đảo Trƣờng Sa, nhiệm vụ vận tải kéo dài hàng năm,
đặc điểm vùng biển Đông về cuối năm thƣờng có bão, gió mùa tây nam, đặc biệt hoạt
động tại vùng biển đảo nguy hiểm, tàu rất dễ bị rê neo, mắc cạn. Do nhiệm vụ quân sự
nên tàu thƣờng xuyên hoạt động trong điều kiện thời tiết không thuận lợi động cơ hoạt
động với cƣờng độ cao, đòi hỏi động cơ phải đảm bảo độ tin cậy và hoạt động ổn định.
1.1.3.2. Nhiệm vụ trực bảo vệ Trƣờng Sa
Ngoài đặc điểm nhiệm vụ vận tải hàng đội tàu vận tải TSV4HQ còn có nhiệm
vụ trực bảo vệ tại quần đảo Trƣờng Sa, công việc chính là bảo vệ chủ quyền biển đảo

và thềm lục địa của tổ quốc, xua đuổi tàu nƣớc ngoài xâm phạm lãnh hải, bảo đảm an
toàn cho các tàu thuyền đánh cá của ta, thực hiện nhiệm vụ cấp cứu ngƣ dân trong khu
vực lân cận. Đặc điểm nổi bật khi thực hiện nhiệm vụ này là tình huống khẩn trƣơng,
điểm thời tiết phức tạp biển động nguy hiểm, khu vực hoạt động xung quanh quần đảo
nên dễ xảy ra mất an toàn hàng hải nhƣ rê neo, mắc cạn, đứt neo trôi dạt …
1.1.3.3. Nhiệm vụ bảo vệ thăm dò dầu khí
Chức năng chính là bảo vệ các tàu và phƣơng tiện thăm dò của ta, ngăn cản các
hoạt động thăm dò và hạ đặt giàn khoan trái phép của nƣớc ngoài trên vùng biển thuộc
chủ quyền của ta. Đây có thể coi là nhiệm vụ rất nặng nề và phức tạp tàu phải hoạt
động với cƣờng độ cao, công suất lớn dễ có tình huống đâm va có thể gây mất ổn định
cũng nhƣ gây tai nạn, đây là nhiệm vụ đặc biệt, đòi hỏi nhanh chóng, chính xác cƣờng
độ cao, sử dụng công suất lớn, vì vậy nhiệm vụ này đòi hỏi động cơ phải có độ tin cậy
cao, khả năng sẵn sàng hoạt động của hệ thống động lực cũng nhƣ công tác chuẩn bị
vật tƣ đầy đủ cho các tình huống.
1.1.3.4. Nhiệm vụtìm kiếm cứu nạn
Chức năng nhiệm vụ chính là tìm kiếm cấp cứu các tàu bị nạn khi có yêu cầu
của trên. Đội tàu vận tải TSV4HQ thƣờng làm nhiệm vụ tại khu vực Trƣờng Sa nơi có
nhiều tàu cá của ta hoạt động, đây là tuyến hàng hải quốc tế quan trọng nên mật độ tàu
thuyền hoạt động rất đông, ngoài ra khu vực Biển Đông cũng là khu vực nhiều bão, lốc
bất ngờ vì vậy đã có nhiều tàu gặp nạn nhƣ đâm va hay bị giông bão trôi yêu cầu tàu
phải đi cấp cứu, lai kéo tàu bị nạn về nơi an toàn.
6


Ngoài ra đội tàu vận tải TSV4HQ cũng tham gia một số nhiệm vụ nhƣ phối
hợp chống cƣớp biển hay tham gia tìm kiếm cứu hộ các tai nạn hàng không, hàng hải
trên vùng Biển đông và khu vực biển lân cận.
1.2. Đặc điểm kết cấu của tàu vận tải TSV4HQ [21]
1.2.1. Đặc điểm kết cấu toàn tàu
Đội tàu vận tải TSV4HQ đều đƣợc đóng tại Việt Nam, có thiết kế giống nhau

(tàu lớp H102) đội tàu vận tải TSV4HQ bắt đầu hoạt động tại Vùng 4 Hải Quân từ
năm 1994, ban đầu đƣợc trang bị 01 tàu, cho tới nay đội tàu đã đƣợc trang bị 5 tàu
gồm (TS12, TS14. TS18, TS20, TS22) trong biên chế thuộc Hải đội 411-Vùng 4 Hải
quân. Đây là loại tàu vỏ thép, 2 chân vịt, 1 boong liên tục có mạn đôi, đáy đôi, khoang
mũi và phần lan can đƣợc gia cƣờng thêm các sƣờn để tạo độ cứng vững, khoang máy
đặt ở phía đuôi tàu. Các thông số kỹ thuật của đội tàu vận tải TSV4HQ đƣợc thể hiện
qua bảng 1.1
Bảng 1.1: Các thông số kỹ thuật của Đội Tàu Trƣờng Sa Vùng 4 Hải Quân

TT

Các thông số kỹ thuật

Đơn vị tính

01

Chiều dài lớn nhất

m

70,75

02

Chiều dài mớn nƣớc

m

60,65


03

Chiều dài giữa 2 trụ

m

63,00

04

Chiều rộng lớn nhất

m

11,80

05

Chiều cao mạn

m

4,82

06

Mớn nƣớc trung bình

m


3,70

07

Lƣợng giãn nƣớc

m3

2082

08

Vận tốc tàu trong đk bình thƣờng

hl/h

12

09

Năng lực chở hàng
Hàng khô

tấn

860

Nƣớc hàng


tấn

111,91

Dầu hàng

tấn

42,034

Dầu máy

tấn

166,494

Nƣớc sinh hoạt

tấn

132, 5

10

Kiểu động cơ chính

6L-350PN
7



TT

Các thông số kỹ thuật

11

Số lƣợng động cơ chính trên tàu

12

Công suất máy chính

13

Số chân vịt

Đơn vị tính
chiếc

02

Cv

980

chiếc

02

Đội tàu vận tải TSV4HQ đƣợc thiết kế thỏa mãn tiêu chuẩn cấp không hạn chế

về phần thân vỏ, hệ động lực, hệ thống điện, riêng phần vô tuyến điện theo tiêu chuẩn
cấp 1 của quy phạm phân cấp và đóng tàu biển do đăng kiểm Liên xô ban hành năm
1977.
1.2.2. Đặc điểm về hình dáng, kết cấu
1.2.2.1. Đặc điểm về hình dáng
Đội tàu vận tải TSV4HQ có thân tàu và đuôi tàu dạng hình chữ U giúp tăng tính
ổn định và tăng không gian bố trí trang thiết bị đặc biệt là khoang máy. Tuyến hình
mũi tàu có dạng hình chữ V rất có lợi cho tính hàng hải của tàu nhƣ thoát nƣớc nhằm
giảm sức cản, cắt sóng và giảm va đập của sóng ở mũi tàu .
Ki tàu là một thanh thép dạng chữ I đƣợc đặt nằm giữa tàu và chạy suốt từ mữi
đến lái.Vỏ tàu làm bằng thép, có chiều dày từ 8-14mm. Vỏ tàu thƣờng xuyên làm việc
ở môi trƣờng dễ bị ăn mòn, mài mòn, hà bám…đƣợc phủ các lớp sơn chống rỉ và
chống hà. Ngoài ra vỏ tàu còn đƣợc gắn điện cực kẽm để chống ăn mòn điện hóa trong
môi trƣờng nƣớc biển.
Tàu có kết cấu hỗn hợp dọc ngang, đáy tàu cấu trúc bằng, khu vực hầm hàng có
bề rộng lớn nhất, thuôn nhỏ về mũi và lái, đƣợc hàn kín bằng thép dày 14mm,.
Khoảng cách xƣơng sƣờn Sn=600mm.
1.2.2.2. Bố trí chung
A. Khu vực boong chính
Boong chính của tàu đƣợc chia làm 8 khoang với 7 vách kín nƣớc ở các vị trí:
Sn 4, 7, 10, 35, 63, 91, 98.
a) Khoang lái
Từ đuôi tàu đến sƣờn 1 dùng làm két dầu. Hai ống bọc trục lái chạy qua khu
vực này.
b) Khoang từ Sn7-Sn10
Chứa két thải sinh hoạt và bơm thải sinh hoạt. Két thải có kết cấu độc lập, dung
tích 6m3 .
8



c) Két nƣớc ăn
Từ sƣờn Sn4 - Sn7 là khoang chứa nƣớc ngọt đƣợc ngăn đôi bằng một vách
dọc, giữa có lỗ thông thủy bảo đảm cân bằng nƣớc giữa 2 két. Mặt đáy dƣới của két
cao cách chuẩn 2800mm.
d) Khoang máy
Từ sƣờn Sn10-Sn35khoang máy là nơi lắp đặt máy chính, máy phụ và các thiết
bị bổ trợ, phía dƣới có bố trí két dầu bôi trơn và nhiên liệu. Lối lên xuống khoang máy
đƣợc thiết kế 2 cầu thang xiên ở vách trƣớc và vách sau. Hai máy chính đặt song song
và tâm trục cách nhau 3000mm.
e) Khoang hàng số 1
Từ sƣờn Sn35-Sn63 có kết cấu đáy đôi cao 1200mm, giữa có khoang Tunes
rộng 1000mm. Đáy dƣới đôi dùng làm két chứa nƣớc dằn và nhiên liệu. Giữa các két
nhiên liệu và nƣớc dằn có khoang cách li, mạn đôi ở khoang hàng 1 rộng 900mm.
f) Khoang hàng số 2
Từ sƣờn Sn63-Sn91, bố trí giống nhƣ khoang hàng 1, mạn đôi ở phía mũi tàu từ
Sn78-Sn91 bị thu dần vào phía mặt phẳng giữa tàu ở Sn91 và cách mặt phẳng dọc giữa
là 2900mm.
g) Khoang nƣớc dằn mũi
Khoang này dùng để chứa nƣớc dằn khi tàu hết hàng, nhằm tăng cƣờng độ ổn
định khi tàu đi biển. Khoang nƣớc dằn mũi đƣợc bố trí từ Sn91-Sn98và đƣợc ngăn đôi
băng một vách dọc giữa.
h) Khoang mũi
Từ Sn98 đến mũi bỏ trống, trong khoang có chứa xích neo.
B. Trên boong chính
a) Từ vách đuôi đến Sn2
Khu vực bố trí máy lái và hầm xích neo lái, máy lái dự phòng khoang này có bố
trí thêm cửa thoát hiểm lên trên bằng cầu thang đứng.
b) Khu vực sinh hoạt chung
Từ Sn2-Sn33 bố trí các buồng: vệ sinh, tắm giặt ở mạn trái, kho và thuyền
viên. Phía mạn phải bố trí bếp và phòng ăn, đƣợc ngăn đôi để dành riêng cho sĩ quan.

Tiếp theo bố trí 2 phòng thuyền viên.
9


Khu vực từ Sn2-Sn6 bố trí kho lƣơng thực, từ Sn8-Sn12 bố trí buồng lạnh. Lối
lên tầng trên và lối xuống khoang máy đƣợc bố trí trong khu vực này. Cửa hầm máy
có kích thƣớc 7800x5000mm, từ Sn16-Sn29.
c) Khu vực boong chính trên khoang hàng
Từ Sn33-Sn91 có 02 miệng hầm hàng, mỗi mạn bố trí 02 cọc bích buộc dây và
lỗ luồn dây tƣơng ứng. Từ khu vực này có các lối xuống boong nâng lái và boong nâng
mũi bằng các cầu thang xiên. Trên nắp hầm hàng đặt các xuồng chuyển tải, khoảng
giữa hai hầm hàng đặt Cẩu để cẩu hàng.
d) Khu vực mũi tàu
Từ Sn91-Sn102 bố trí kho dây, kho sơn, kho dụng cụ điện và kho dùng cho
buồng máy. Từ Sn102 sống mũi bỏ trống thƣờng dùng chứa dây cột tàu, tại đây có bố
trí lối lên boong nâng mũi, ống đựng neo đi qua khu vực này.
C. Boong dâng lái tàu
a) Khu vực lái tàu
Boong nâng lái từ vách sau của đuôi đến Sn41+400 kể cả boong sau khoang
hàng 1. Từ đuôi đến Sn35 là khu vực bố trí sinh hoạt. Từ Sn7-Sn16 bên trái bố trí
đƣờng dây điện bờ, đƣờng đặt quạt gió lối lên boong trên và xuống boong chính, phía
bên phải kéo từ Sn7-Sn16 là kho.
b) Khu vực đặt xuồng cứu sinh
Sát hai bên mạn từ Sn7-Sn20 là khu vực đặt cẩu xuồng cứu sinh, xuồng này
đƣợc nâng hạ bằng điện hay bằng cơ khi có sự cố.
c) Khu vực đặt neo đuôi tàu
Từ sát mép vách đuôi đến Sn7 là khu vực bố trí thiết bị boong nhƣ neo lái, các
cọc bích, xoma hƣớng cáp, máy tời neo.
d) Khu vực bố trí sinh hoạt
Đƣợc bố trí từ Sn21-Sn35, mạn trái từ Sn21-Sn27 là buồng tắm rửa, WC dùng

cho sĩ quan bên mạn phải và phía trƣớc bố trí phòng câu lạc bộ sĩ quan và phòng ở sĩ
quan.
e) Boong dâng mũi
Từ Sn89 chót mũi là khu vực đặt tời neo, tời thu dây, cọc bích và xoma, có 2 lối
lên xuống boong chính ở hai bên cầu thang mạn.
D. Boong cứu sinh
10


×