Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

NGHIÊN CỨU CHU KỲ ĐỐN 3 NĂM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ KINH DOANH ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.51 KB, 8 trang )

NGHIÊN CỨU CHU KỲ ĐỐN 3 NĂM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÈ KINH DOANH
Đỗ Thị Trâm, Nguyễn Văn Toàn
Summary
The research on Tea pruning with 3 years cycle, increasing
economic efficiency of the Tea production
For tea production, pruning play very important role in whole tea growing process. Suitable pruning
method can prolong growing duration of tea, with higher biomass (tea bud, leaves and Frame). The
experiment on tea pruning with 3 year cycle (medium prune with light prune) from 2006 - 2008
period shows that: apply 3 years cycle give higher bud yield, re - conditioning plan height and
canopy, increasing to yield and quality of fresch shoots. The economic return of this pruning
technique was increased more than 2 millions VND per hecta as compare with control.
Keywords: Tea Hybrid variety LDP
2
, Pruning 3 years cycle.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đốn là biện pháp kỹ thuật quan trọng
đặc thù bắt buộc trong canh tác cây chè.
Trong quá trình khai thác nương chè kinh
doanh có hiện tượng tán chè quá cao khó
khăn cho việc thu hoạch búp, tán chè xuất
hiện nhiều cành tăm hương, vết đốn
thường có nhiều u bướu, mép tán hình
thành nhiều búp mù, đối với những nương
chè tuổi lớn còn có hiện tượng khô đầu
cành, rêu và bệnh tóc đen phát triển mạnh.
Đối với những nương chè có biểu hiện trên
bắt buộc phải áp dụng các biện pháp đốn
đau, đốn lửng kết hợp với đốn phớt thành
một hệ thống thích hợp cho từng đối tượng


chè kinh doanh. Việc kết hợp các kỹ thuật
đốn có thể kéo dài liên tục 2 năm, 3 năm, 4
năm, 5 năm Khoảng thời gian để hoàn
thành việc kết hợp các dạng đốn được xem
như một chu kỳ đốn chè. Khi áp dụng chu
kỳ đốn hợp lý trên nương chè kinh doanh
sẽ góp phần cải tạo bộ khung tán, tăng
cường sinh trưởng của bộ lá và búp chè,
sản lượng chè trong cả chu kỳ đốn. Nghiên
cứu chu kỳ đốn thích hợp cho nương chè
kinh doanh không những nâng cao được
năng suất, chất lượng mà còn tăng cao hiệu
quả sản xuất chè. Để đạt mục tiêu trên
chúng tôi nghiên cứu đề tài: “ghiên cứu
chu kỳ đốn 3 năm nâng cao hiệu quả sản
xuất chè kinh doanh”.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được tiến hành trong 03
năm 2006 - 2008, tại Viện Khoa học kỹ
thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc,
Phú Hộ, Phú Thọ, trên đất Ferralit đỏ vàng
trên đá phiến thạch mica (theo FAO -
UNESCO - WRB: HAPLIC ACRISOLS).
Nghiên cứu trên giống chè lai LDP
2
tuổi 8.
Phân bón sử dụng trong thí nghiệm: Đạm
urê (46% N), phân lân super Lâm Thao
(16% P

2
O
5
), phân kali sulphat (52% K
2
O).
Thí nghiệm gồm 3 công thức 3 lần
nhắc, bố trí theo khối ngẫu nhiên.
Công thức I (CT): Đốn phớt 3 năm
theo quy trình (đối chứng): Mỗi năm đốn
cao thêm 3 cm so với vết đốn cũ, hái theo
quy trình.
CTII: Năm thứ nhất đốn 45 cm, hái lần
đầu tạo tán bằng cao hơn 20 cm so vết đốn,
các lần sau hái tạo tán bằng theo quy trình.
Năm thứ hai: Đốn cao hơn so vết đốn năm
đầu 10 cm, cao cây 55 cm, hái lần đầu tạo
tán bằng cao 10 cm so vết đốn, các lần hái
sau theo quy trình. Năm thứ 3 đốn cao hơn
5 cm, cao cây 60 cm, hái lần đầu tạo tán
bằng cao 10 cm, các lần hái sau trong năm
theo quy trình.
CTIII: Đốn lần đầu 55 cm, hái lần đầu
cao hơn 15 cm so với vết đốn, các lần hái sau
theo quy trình. Năm thứ hai đốn cao hơn 5
cm so với vết đốn lần đầu, hái lần đầu cao 10
cm, các lần sau hái theo quy trình. Năm thứ
ba đốn cao 5 cm, hái theo quy trình.
Mỗi ô rộng 30 m
2

, các ô bố trí cắt
ngang 3 hàng chè. Khoảng cách trồng 1,50
x 0,40 mét, mật độ 16.700 cây/ha. Các chế
độ chăm sóc nương chè theo Quy trình 10
TCN 446-2001. Quan trắc các chỉ tiêu
nghiên cứu sử dụng các phương pháp thông
dụng về chè. Số liệu được xử lí bằng phần
mềm IRRISTAT 4.0 trong Windows.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Sinh trưởng của tán chè
1.1. Các chỉ tiêu của tán sau đốn lần đầu
Sau đốn lần đầu, độ cao tán ở các
công thức thí nghiệm I, II, III tương ứng
là 65,0 cm; 45,0 cm và 55,0 cm. Độ cao
đốn càng thấp thì sinh khối phần đốn càng
lớn. Công thức II đốn 45 cm đạt 17,33
tấn/ha. Thấp nhất là công thức đối chứng
6,67 tấn/ha, tiếp đến đốn 55 cm 11,33
tấn/ha. Công thức II có độ rộng tán nhỏ
nhất 105,47 cm, công thức III là 116,00 cm,
công thức đốn phớt (đ/c) là 118,40 cm
(bảng 1).
Bảng 1. Các chỉ tiêu sinh khối cây chè sau
đốn lần đầu
Công thức

Chỉ tiêu
I (đ/c) II III
1. Chiều cao đốn (cm) 65,00 45,00 55,00
2. Khối lư

ợng phần đốn
(tấn/ha)
6,67 17,33 11,33
3. Rộng tán sau đốn (cm) 118,40 105,47

116,00

4. HSDT lá còn l
ại sau
đốn (m
2
lá/m
2
đất)
0,93 0,49 0,62
HSDT lá sau đốn lần đầu cao nhất ở
công thức I đạt 0,93, tiếp đến CTIII là 0,62,
thấp nhất CTII là 0,49. Như vậy sau đốn lần
đầu Công thức có độ cao đốn thấp khối
lượng thân mất lớn nên có các chỉ tiêu về
sinh trưởng như độ rộng tán, hệ số lá thấp
hơn công thức đối chứng (đốn phớt).
1.2. Ảnh hưởng của chu kỳ đốn đến
sinh trưởng cây chè
Mục tiêu áp dụng chu kỳ đốn là tạo
cho bộ khung tán chè rộng, cành cơ bản to
khỏe, phân cành đều, tăng bề mặt tán, tăng
số lượng búp, búp to làm cơ sở cho vườn
chè năng suất cao, tạo cho cây chè có
chiều cao tán hợp lý, tiện lợi cho việc thu

hái và chăm sóc. Rộng tán là chỉ tiêu quan
trọng ảnh hưởng đến khả năng ra búp của
cây. Độ rộng tán cây cùng với yếu tố mật
độ và trọng lượng búp quyết định năng
suất chè. Trong hai năm 2006, 2007 độ
rộng tán chênh lệch rất rõ: CTII nhỏ nhất
là 121,00 cm và 124,13 cm, do độ cao đốn
lần đầu chỉ ở mức 45 cm; tiếp đến là CTIII
đốn lần đầu 55 cm đạt 128,00 và 133,73 cm,
cao nhất ở CTI đốn phớt là 134,67 cm và
140,26 cm. Năm thứ 3 (2008) rộng tán CTIII
tăng nhanh hơn so với CTII. Sau 3 năm đốn
độ rộng tán các công thức chênh lệch nhau
không lớn: CTII vẫn có độ rộng tán thấp
nhất là 137,86 cm, CTIII đã có độ rộng tán
tương đương công thức I đốn phớt là
141,00 cm (bảng 2).
Độ dày tán các công thức biến động
không lớn, năm 2007 các công thức đều có
tầng lá mỏng chỉ đạt từ 30,08 - 32,00 cm,
cuối năm 2006 độ dày tầng lá đạt cao
nhất trong 3 năm nghiên cứu. Diện tích lá
trung bình biến động tương tự như độ
dày tán chè. Kết thúc thí nghiệm, diện
tích lá ở CTIII lớn nhất đạt 23,24 cm
2
.
HSDT lá cả 3 năm CTI (đ/c) cao nhất,
thấp nhất là CTII.
Bảng 2. Các chỉ tiêu sinh trưởng tán chè trong chu kỳ đốn 3 năm

Chỉ tiêu


Công thức Năm
Rộng tán
(cm)
Cao tán
(cm)
Dầy tán
(cm)
Diện tích lá
TB (cm
2
)
HSDT lá
(m
2
lá/m
2

đất)

I (đ/c)
2006 134,67 90,00 40,00 21,02 4,010
2007 140,26 94,06 32,00 15,59 5,030
2008 141,60 104,70 36,80 22,95 6,845

II
2006 121,00 80,00 39,56 22,86 3,080
2007 124,13 80,03 30,08 16,24 4,510

2008 137,86 87,80 37,13 22,83 5,952

III
2006 128,00 85,00 40,53 21,26 3,390
2007 133.73 85,73 31,33 15,64 4,630
2008 141,06 95,33 37,40 23,24 6,250
2. Ảnh hưởng của chu kỳ đốn đến búp chè
Bảng 3. Ảnh hưởng chu kỳ đốn đến các chỉ tiêu búp chè
Chỉ tiêu

Công thức Năm
Mật độ búp
(búp/m
2
)
Trọng lượng búp
(gam)
Chiều dài búp
(cm)
Tỷ lệ búp
mù xòe (%)

I (đ/c)
2006 107,97 0,83 4,22 7,57
2007 125,02 0,80 3,78 18,42
2008 164,96 0,81 4,56 9,47
TB 132,65 0,81 4,18 11,82

II
2006 94,52 0,94 4,37 3,49

2007 122,80 0,85 3,85 10,38
2008 180,40 0,85 4,70 6,32
TB 132,57 0,88 4,31 6,37

III
2006 96,78 0,92 4,38 3,53
2007 122,35 0,85 3,73 12,00
2008 174,48 0,84 4,55 7,56
TB 131,20 0,87 4,22 7,69

Qua bảng 3 cho thấy: Mật độ búp trong
2 năm đầu 2006 và 2007 tăng dần theo
chiều cao đốn. CTI đốn phớt có số búp/m
2

là 107,97 và 125,02 búp, tiếp đến là CTIII,
thấp nhất ở CTII là 94,52 và 122,80 búp.
Năm thứ 3 sau đốn thì ngược lại: CTII số
búp/m
2
trung bình là 180,40 tiếp đến CTIII
là 174,48 búp, thấp nhất ở CTI là 164,96
búp. Trọng lượng búp trung bình năm đầu
chênh lệch rõ. CTII (đốn 45 cm) cao nhất
0,94 gam, tiếp đến ở CTIII (đốn 55 cm)
0,92 gam, cao hơn hẳn đối chứng (0,83
gam). Năm thứ 2 ở CTII và III có trọng
lượng búp cao đạt 0,85 gam và cao hơn hẳn
đối chứng là 0,80 gam. Đến năm thứ 3 của
chu kỳ đốn, các CT tương đương nhau.

Trung bình trong chu kỳ đốn 3 năm, CTII
và III đều cao hơn hẳn đối chứng, đạt các trị
số tương ứng là 0,88 và 0,87 gam/búp.
Chiều dài trung bình búp 1 tôm 2 lá không
có sự khác nhau nhiều giữa các công thức.
Tỷ lệ % búp mù xòe năm đầu của CTII và
III thấp nhất đạt 3,49 và 3,53%, đối chứng
đạt 7,57%. Năm thứ 2 và 3 đều thấp hơn
hẳn so đối chứng, năm 2008 CTII có tỷ lệ
búp mù xòe là 6,32%, đối chứng là 9,47%.
Chứng tỏ chu kỳ đốn đã hạn chế đáng kể
quá trình hình thành búp mù xòe. Kết quả
chứng tỏ chu kỳ đốn 3 năm, ở năm thứ nhất
mật độ búp chè giảm; trọng lượng búp tăng
mạnh; tỷ lệ búp mù xòe giảm hẳn so với đối
chứng. Đến năm thứ 2 biến động tương tự
như năm đầu. Năm thứ 3 các chỉ tiêu búp
chè vẫn có sự khác biệt rõ rệt, mật độ búp
tăng so đối chứng.
3. Ảnh hưởng chu kỳ đốn đến năng suất chè
Bảng 4. Ảnh hưởng của chu kỳ đốn đến diễn biến năng suất chè búp tươi
Công thức


Năm Năng suất
I (đ/c) II III LSD
0,05
2006 Tấn/ha 7,844 6,929 7,589 0,284
% 100,000 88,335 96,749
2007 Tấn/ha 10,237 9,668 10,015 0,319

% 100,000 94,440 97,830
2008 Tấn/ha 12,950 14,772 14,893 0,279
% 100,000 114,069 115,003
Tổng Tấn/ha/3 năm 31,031 31,369 32,497

Trung bình

Tấn/ha 10,343 10,456 10,832
% 100,000 101,092 104,728
0
2,000
4,000
6,000
8,000
10,000
12,000
14,000
16,000
I (đ/c) II III
Công thức
2006
2007
2008

Hình 1. Diễn biến năng suất chè của chu kỳ đốn 3 năm
Kết quả bảng 4 cho thấy năng suất chè
công thức đối chứng tăng dần trong 3 năm
thí nghiệm do nương chè thí nghiệm ở tuổi
8 vào thời kỳ đầu kinh doanh. CTII năm thứ
nhất, năm thứ 2 của chu kỳ năng suất chè

giảm so đối chứng, đến năm thứ 3 năng suất
chè tăng 14,06%. Trung bình cả chu kỳ
đốn, năng suất chè ở CTII tương đương đối
chứng. CTIII năm thứ nhất, năm thứ 2 của
chu kỳ năng suất chè giảm so đối chứng
song giảm ít hơn CTII, năm thứ 3 năng suất
chè tăng 15,0% so đối chứng. Trung bình cả
chu kỳ đốn năng suất chè tăng so đối chứng
4,703% và cao hơn CTII.
4. Hiệu quả kinh tế khi áp dụng chu kỳ đốn 3 năm
Bảng 5. So sánh hiệu quả kinh tế các chu kỳ đốn
Công thức

Chỉ tiêu
I (đ/c) II III

Chi
+ Công vượt đốn lần đầu (công/ha) 10,00 5,00
+ Thành tiền (đồng) - 500.000,00 250.000,00
+ Công hái chè sản lượng tăng (công) 11,30 49,00
+ Thành tiền (đồng) 452.000,00 1.960.000,00
Tổng chi vượt so đối chứng 952.000,00 2.210.000,00

Thu
+ Sản lượng chè
+ Kg/ha/3 năm 31,031 31,369 32,497
+ Chênh lệch (%) 100,00 101,092 104,728
+ Chênh lệch (kg/ha) - 338,00 1466,00
Thành tiền (đồng) (đơn giá 3000đ/kg búp) - 1.014.000,00 4.398.000,00
Tổng thu vượt so đối chứng (đồng) 1.014.000,00 4.398.000,00

Cân đối đồng/ha/3 năm + 62.000,00 + 2.188.000,00
Năng suất (tấn/ha)
Công thức

Chúng tôi sử dụng các định mức: Công
đốn 50.000 đồng/công; hái 40.000 đ/công;
trên cơ sở cố định các yếu tố chăm sóc, thu
hái theo quy trình là đồng đều trong các
công thức thí nghiệm. Thí nghiệm chỉ tính
các yếu tố chi vượt so với đối chứng: Công
đốn lần đầu do áp dụng đốn lửng chi phí
công cao hơn so đốn phớt, các lần đốn tiếp
theo không có sự sai khác về công đốn giữa
các công thức. Chi phí công lao động để thu
hoạch phần sản lượng chè tăng. Phần thu
vượt do tăng NS chè bình quân trong 3 năm
với đơn giá trung bình năm 2006 - 2008 là
3000 đồng/kg búp tươi. Kết quả trong chu
kỳ đốn 3 năm CTIII đã tăng giá trị thu nhập
là 2.188.000 đồng/ha so với đối chứng đốn
phớt hàng năm.
IV. KẾT LUẬN
1. Sau lần đốn đầu tiên, sinh khối phần
đốn tỷ lệ nghịch với độ cao đốn; độ rộng
tán và hệ số diện tích lá còn lại sau đốn
càng nhỏ khi đốn lần đầu càng thấp. Trong
chu kỳ đốn ở 2 công thức thí nghiệm có độ
rộng tán, cao tán, dày tán và hệ số diện tích
lá tăng dần từ năm thứ nhất đến năm thứ 3.
2. CTII chu kỳ đốn 3 năm: Năm thứ

nhất đốn ở độ cao 45 cm, hái chè lần đầu
tạo tán bằng cao 20 cm cao hơn so vết đốn,
các lần hái sau theo mặt bằng đã tạo tán
theo quy trình. Năm thứ hai đốn cao hơn so
vết đốn năm thứ nhất 10 cm, hái lần đầu tạo
tán bằng ở độ cao 10 cm so với vết đốn, các
lần hái sau theo quy trình. Năm thứ 3 đốn
cao hơn vết đốn năm thứ hai 5 cm, hái lần
đầu tạo tán bằng ở độ cao 10 cm so với vết
đốn, các lần hái sau trong năm theo quy
trình. Năm thứ nhất và năm thứ 2 của chu
kỳ đốn, năng suất chè giảm, năm 2006 năng
suất bằng 88,33%, năm 2007 bằng 94,44%
so đ/c. Kết quả NS chè tăng cao nhất ở năm
thứ 3 đạt 14,77 tấn/ha, tăng 15,31% so đối
chứng. Trung bình cả chu kỳ đốn năng suất
chỉ tương đương đối chứng. Khung tán cây
nhanh phục hồi, hạn chế sự hình thành búp
mù, xòe, chỉ 6,73%, búp chè to mập, 2 năm
đầu mật độ búp thưa.
3. CTIII chu kỳ đốn 3 năm: Đốn lần
đầu ở độ cao 55 cm, hái lần đầu ở độ cao 15
cm, các lần hái sau theo quy trình. Đốn năm
thứ hai cao hơn 5 cm năm thứ nhất, hái lần
đầu cao 10 cm, các lần sau hái theo quy
trình. Năm thứ ba đốn cao hơn 5 cm, hái
theo quy trình đã cho năng suất cao nhất ở
năm thứ 3, Năm 2008 năng suất đạt 14.89
tấn/ha tăng 15% so đ/c. Năm thứ nhất và
năm thứ 2 của chu kỳ đốn, năng suất giảm

không nhiều, năm 2006 năng suất bằng
96,75%, năm 2007 bằng 97,83% so đ/c, hạn
chế được tỷ lệ búp mù, xòe trung bình là
7,69%. Năng suất trung bình cả chu kỳ đốn
cao hơn 4,703%, tăng giá trị thu nhập là
2.188.000 đồng/ha so với đối chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Djemukhatze K. M., 1982. Cây chè
miền Bắc Việt Nam. NXB. Nông
nghiệp, Hà Nội (Tài liệu dịch).
2 guyễn gọc Kính, 1980. Giáo trình
cây chè. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
3 Đỗ Văn gọc, 1994. Ảnh hưởng của
một số dạng đốn đến sinh trưởng phát
triển, năng suất, chất lượng cây chè
Trung Du tuổi lớn ở Phú Hộ, Kết quả
Nghiên cứu khoa học và triển khai công
nghệ về cây chè 1989 - 1993, Viện
Nghiên cứu Chè. NXB. Nông nghiệp,
Hà Nội.
4 Đỗ gọc Quỹ, 1980. Trồng chè. NXB.
Nông nghiệp, Hà Nội.
5 Đỗ gọc Quỹ, 1997. Cây chè Việt Nam.
XB. Nông nghiệp, Hà Nội.
6 guyễn Văn Tạo, 1998. Các phương
pháp quan trắc thí nghiệm đồng ruộng
chè (Phần Nông học), Tuyển tập các
công trình nghiên cứu về chè (1988 -
1997). NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.
7 B. C. Barbora, 1996. The Planters

Handbook, Published and printed by
Tocklai Experimental Stqation, Tea
Research Association, Tocklai.
8 Barua. D. ., 1989. Science and Practice
in Tea Culture, Calcutta - Jorhat, India,
First Published.
9 Goodchild . A., 2002. Growth of Tea
Shoots following Pruning, Tea Research
Institute of East Africa Kericho, Kenya.
gười phản biện: guyễn Văn Viết
T¹p chÝ khoa häc vµ c«ng nghÖ n«ng nghiÖp ViÖt Nam
8

×