Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Tổng kết lấy ý kiến các bên liên quan về chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (726.19 KB, 33 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

TÀI LIỆU HỘI NGHỊ
Tổng kết lấy ý kiến các bên liên quan
về Chuẩn đầu ra các chương trình đào tạo

HÀ NỘI, 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

CHƢƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ
Tổng kết lấy ý kiến các bên liên quan về Chuẩn đầu ra
các chƣơng trình đào tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thời gian: Thứ 6, ngày 05 tháng 6 năm 2015
Địa điểm: Phòng hội thảo, Nhà Hành chính, Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Thời gian
7.30 – 8.00
8.00 – 8.10

8.10 – 8.20

8.20 – 8.40

8.40 – 8.50

Nội dung


Ngƣời thực hiện

Đón tiếp Đại biểu

TT.ĐBCL

Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu,
thông qua chƣơng trình hội nghị

TT.ĐBCL
PGS.TS Phạm Văn Cƣờng,

Phát biểu khai mạc

Phó Giám đốc Học viện

Báo cáo tổng kết ý kiến phản hồi
các bên liên quan về chuẩn đầu ra

TS.Nguyễn Xuân Thiết,
Phó Giám đốc phụ trách
TT.ĐBCL

Tham luận về:“ Mức độ đáp ứng

Thầy Nguyễn Văn Lƣợng

yêu cầu công việc của sinh viên

Trƣờng TCNN Thái Bình


khoa Sƣ phạm & Ngoại ngữ
8.50- 9.00

Bài phát biểu về chuẩn đầu ra ngành
Bảo vệ thực vật khoa Nông học

GS.TS.Vũ Triệu Mân

Tham luận về: “Nhu cầu đào tạo
9.00 - 9.10

nguồn nhân lực nhìn từ góc độ
Viện nghiên cứu”

TS. Chu Mạnh Thắng
(Viện Chăn nuôi)

i


9.10 – 9.20

Tham luận về: “Thực trạng đáp

Ông Trần Thế Xuân

ứng yêu cầu tuyển dụng hiện nay

Công ty FrieslandCampina


của sinh viên CNTP”

VN

Bài phát biểu về: “Tiêu chí tuyển
dụng bác sĩ Thú y; Đánh giá về sự
9.20 – 9.30

đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp đối

Đại diện Công ty thuốc thú y

với yêu cầu của nhà tuyển dụng và

Marphavet

sự cần thiết phải thay đổi chuẩn đầu
ra theo yêu cầu của xã hội”.
9.30 – 10.30 Thảo luận
10.30 –
10.40

Nhận xét tổng hợp về chuẩn đầu ra
các chuyên ngành

TS.Nguyễn Xuân Thiết,
Phó Giám đốc phụ trách
TT.ĐBCL
PGS.TS. Phạm Văn Cƣờng


10.40- 11.00 Tổng kết hội nghị

Phó Giám đốc Học viện
Ban giám đốc Học viện,

Từ 11.15

Ăn trƣa tại nhà hàng Kim Thanh

khách mời, Lãnh đạo các
khoa, Ban TC &KT,
Ban QLĐT, TT.ĐBCL.

ii


MỤC LỤC
1. MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN KHOA
SƢ PHẠM – NGOẠI NGỮ ............................................................................. 1
2. GÓP Ý VỀ CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
CỦA KHOA NÔNG HỌC ............................................................................... 6
3. NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHAN LỰC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VIỆN
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 10
4. THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TUYỂN DỤNG HIỆN NAY CỦA
SINH VIÊN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM .................................................. 13
5. ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN ............. 15
6. GỢI MỞ MỘT SỐ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG TRONG CHUẨN ĐẦU RA
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THỜI ĐẠI HỘI NHẬP .... 17


iii


MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN
KHOA SƢ PHẠM – NGOẠI NGỮ
Nguyễn Văn Lượng - Trường TCNN Thái Bình
Trƣờng Trung cấp nông nghiệp Thái Bình đƣợc thành lập từ tháng
10.1961, trên nửa thế kỷ qua, trƣờng đã đào tạo ra nhiều vạn học sinh trung cấp
các chuyên ngành nông nghiệp, ngƣời lao động có trình độ Trung cấp, sơ cấp
KTNN và dạy nghề nông nghiệp ngắn hạn, góp phần quan trọng và kết quả của
ngành nông nghiệp Tỉnh Thái Bình - một địa phƣơng nổi tiếng trong toàn quốc
nhiều thập kỷ qua về thành tích trong nông nghiệp. Nhà trƣờng đã đƣợc tặng
thƣởng nhiều danh hiệu cao quý, nhiều giáo viên từng đạt giải nhất nhì GV dạy
giỏi toàn quốc…học sinh ra trƣờng làm cán bộ chủ chốt phụ trách nông nghiệp
có mặt ở khắp 267 xã, phƣờng, thị trấn trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Có
đƣợc các thành tích đó là do chất lƣợng đội ngũ cán bộ giáo viên của nhà trƣờng
quyết định. Suốt nửa thế kỷ qua các thế hệ lãnh đạo nhà trƣờng luôn chú trọng
tuyển dụng và thu hút lực lƣợng giáo viên có tài năng, có tâm huyết về công tác
tại trƣờng, trong đó trƣờng đặc biệt ƣu tiên tuyển dụng những ngƣời là sinh viên
của trƣờng Học viện nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay nhà trƣờng có 50 biên
chế thì có tới 35 ngƣời tốt nghiệp từ Học viện nông nghiệp Việt Nam, chiếm tới
70% cán bộ , giáo viên trong trƣờng. Trong đó có 20 ngƣời đã tốt nghiệp Thạc sĩ
của Học viện nông nghiệp Việt Nam và 2 ngƣời đang làm NCS cũng tại Học
viện nông nghiệp Việt Nam. Nhƣ vậy đang công tác tại trƣờng TCNN Thái Bình
đa số là sinh viên, học viên và NCS của Học viện nông nghiệp Việt Nam. Nhìn
chung đội ngũ cán bộ, giáo viên đƣợc đào tạo từ Học viện nông nghiệp Việt
Nam đều có kiến thức chuyên ngành rất vững vàng, đa số say mê với chuyên
môn, luôn có ý thức học tập nâng cao trình độ và khát khao trau dồi kiến thức
mới để hoàn thiện mình…. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực làm thày thì chuyên môn
rất giỏi cũng chƣa đủ mà còn phải có nghiệp vụ sƣ phạm thành thạo, đáp ứng

1


đƣợc yêu cầu giảng dạy đa dạng các đối tƣợng. Giáo viên trƣờng TCNN Thái
Bình hiện nay đang phải giảng dạy cho rất nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ:
- Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật theo các chƣơng trình khuyến
nông cho bà con nông dân các xã, mỗi lớp khoảng 100 học viên, đối tƣợng rất đa
dạng về trình độ, về lứa tuổi, về tính cách, về mục đích đi học…
- Dạy nghề nông nghiệp thƣờng xuyên dƣới 3 tháng cho LĐNT theo đề án
1956/QĐ-TTg mỗi lớp không quá 35 học viên - chủ yếu dạy tại nhà văn hóa các
thôn làng, không đồng đều về độ tuổi (từ 16 - 60 đối với nữ, đến 65 đối với nam)
đa dạng về trình độ, lệch nhau về kỹ thuật, có ngƣời chƣa thạo việc nhà nông,
nhƣng cũng có nhiều ngƣời đã thành những lão nông tri điền rất giỏi…
- Dạy sơ cấp kỹ thuật nông nghiệp tổng hợp thời gian đào tạo dƣới 1 năm, số
lƣợng từ 70 - 100 ngƣời/1lớp, rất da dạng về trình độ, lứa tuổi và mục đích học.
Để hấp dẫn họ theo đuổi học 1 năm là rất khó khăn…
- Dạy Trung cấp Nông nghiệp, số lƣợng 30 - 50/1lớp. Cũng rất đa dạng về
trình độ, lứa tuổi và mục đích học. Những năm gần đây, học sinh tốt nghiệp phổ
thông vào học TCCN là rất ít, có chăng đa số là học sinh cuối nguồn, thƣờng
phải học lẫn với cán bộ địa phƣơng cần chuẩn hóa. Vì vậy rất khó dạy ở các lớp
này.
- Ngoài ra giáo viên trong trƣờng còn tham gia các mô hình, đề tài, dự án
tập huấn hƣớng dẫn nông dân sản xuất an toàn và chăn nuôi an toàn, tham gia
thỉnh giảng cho trung tâm dạy nghề các huyện…
Tất cả những công việc đó đòi hỏi ngƣời giáo viên vừa phải giỏi lý
thuyết, thạo thực hành, vững vàng và linh hoạt nghiệp vụ sƣ phạm, giỏi kỹ năng
giao tiếp… đồng thời phải có đạo đức "trọng dân". Từ những yêu cầu này ngƣời
giáo viên mới luôn luôn đặt trách nhiệm vì dân, vì ngƣời học lên làm đầu, để từ
đó dần hoàn thiện mình, đáp ứng đƣợc yêu cầu của đa dạng các đối tƣợng.
Từ mục tiêu của chƣơng trình đào tạo ngành sƣ phạm kỹ thuật nông

nghiệp là đào tạo giáo viên dạy kỹ thuật nông nghiệp tại các Trƣờng THPT,
2


Trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề, tuy nhiên sau khi ra trƣờng các
em công tác ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ khuyến nông, kinh doanh .... do vậy
những kiến thức các em đƣợc đào tạo ở nhà trƣờng còn thiếu nhiều so với yêu
cầu công việc.
Thƣ nhất: Về kỹ năng sƣ phạm và tâm lý lứa tuổi: chủ yếu các em đƣợc
học về tâm sinh lý lứa tuổi mới lớn (học sinh THPT), nhƣng thực tế giảng dạy ở
các trƣờng TCCN, Trung tâm dạy nghề, khuyến nông thì đối tƣợng ngƣời học đa
dạng về lứa tuổi, trình độ, nghề nghiệp, động cơ học tập do vậy kỹ năng, nghiệp
vụ sƣ phạm về giảng dạy, tƣ vấn, truyền đạt cho đối tƣợng này chƣa mang lại
hiệu quả.
Thứ hai: Về kiến thức chuyên môn: sinh viên ngành sƣ phạm kỹ thuật
nông nghiệp thƣờng đƣợc đào tạo kiến thức dàn trải về lĩnh vực nông nghiệp
(trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản....), kiến thức để giảng dạy cho học sinh THPT
thì yêu cầu ở mức độ vừa phải (chƣơng trình, nội dung, sách giáo khoa có sẵn).
Nhƣng khi các em về công tác tại các Trƣờng TCCN, khuyến nông thì yêu cầu
kiến thức chuyên môn cao hơn, sâu hơn rất nhiều, lúc này việc giảng dạy không
còn theo phƣơng pháp truyền thống “đọc - chép”, lớp học không chỉ diễn ra ở
trên phòng học, hội trƣờng mà có thể diễn ra ở ngoài ruộng, vƣờn, ao, chuồng,
lúc này giáo viên không có sẵn giáo án, giáo trình trong tay nữa nhƣng phải
giảng giải đƣợc, biết làm, hƣớng dẫn thực hành, thực tập theo phƣơng châm
“cầm tay chỉ việc”, giải đáp thắc mắc, tình huống xẩy ra trong sản xuất, đối
thoại trực tiếp với ngƣời học - những ngƣời sống bằng nghề nông nghiệp đã có
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Do vậy những kiến thức, kỹ năng thực hành,
thực tập các em đƣợc học từ nhà trƣờng là rất ít và thiếu so với thực tế và yêu
cầu công việc.
Để sinh viên tốt nghiệp khoa Sƣ phạm kỹ thuật nông nghiệp có thể giảng

dạy tốt tại các trƣờng cao đẳng, trung cấp, các trung tâm dạy nghề, các trung
tâm khuyến nông về kỹ thuật nông nghiệp. Đòi hỏi sau khi ra trƣờng họ phải có
kiến thức, năng lực và phẩm chất cá nhân.
3


Về kiến thức: Họ phải có kiến thức đầy đủ về các lĩnh vực kỹ thuật nông
nghiệp; kiến thức xã hội học và đời sống nông thôn; kiến thức về đƣờng lối, chủ
trƣơng và những chính sách cơ bản của nhà nƣớc về phát triển nông nghiệp và nông
thôn; kiến thức về giáo dục học, các phƣơng pháp dạy học...
Về năng lực: Họ phải có năng lực tổ chức và lập kế hoạch, năng lực
truyền đạt thông tin, năng lực phân tích và đánh giá; năng lực lãnh đạo, phải tự
tin và biết tin tƣởng vào những nông dân, phải gƣơng mẫu trƣớc quần chúng và
có khả năng lãnh đạo quần chúng thực hiện các chƣơng trình khuyến nông; có
khả năng sáng tạo chứ không phải lúc nào cũng dựa vào sự chỉ đạo của cấp trên.
Về phẩm chất cá nhân: Sẵn sàng làm việc ở những vùng nông thôn xa xôi
hẻo lánh với tinh thần vì dân; phải có lòng nhân đạo, tình cảm yêu mến đối với bà
con nông dân, có tính hài hƣớc nhẹ nhàng trong công việc; phải biết tôn trọng
và lắng nghe ý kiến của nông dân.
Từ yêu cầu thực tế trên, tôi thấy ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trƣờng, sinh viên năm 2, năm 3, Khoa Sƣ phạm - Ngoại ngữ nên cho các em đi
kiến tập, thực tập nhiều hơn, liên hệ cho các em về các địa phƣơng, về các
trƣờng CĐ, Trung cấp, các trung tâm dạy nghề… để các em sớm có kiến thức
thực tế. thấy rõ yêu cầu của thực tế. Cho các em đƣợc làm thử, ƣớm thử, dạy
thử… từ đó khi trở lại Học viện học tiếp, các em sẽ thấm hơn, thấu hơn những
điều thầy cô giảng dạy. Đồng thời Học viện cũng nên thƣờng xuyên tổ chức cho
giáo viên khoa Sƣ phạm - Ngoại ngữ đi thực tế, giao lƣu với các địa phƣơng, tổ
chức các buổi hội thảo có sự tham gia của nhiều đối tƣợng… để thấy rõ đƣợc
yêu cầu của thực tế rất đa dạng và phong phú, từ đó xây dựng đƣợc bộ chƣơng
trình sát hơn, trúng hơn, hấp dẫn và thiết thực với ngƣời học hơn.

Tóm lại, ngoài việc đào tạo chuyên môn là cơ bản, thì sinh viên khoa Sƣ
phạm - Ngoại ngữ của Học viện nông nghiệp Việt Nam còn phải giỏi về nghiệp
vụ sƣ phạm, giỏi về kỹ năng giao tiếp, giỏi về tâm lý lứa tuổi… và phải có tƣ
tƣởng "trọng dân"… thì mới đáp ứng đƣợc sự vô cùng đa dạng của ngƣời học

4


nông nghiệp hiện nay. Khoa Sƣ phạm - Ngoại ngữ nên thâm nhập thực tế nhiều
hơn nữa, tổ chức cho sinh viên tham gia thực tế nhiều hơn nữa, để khi ra trƣờng
sinh viên tiếp cận đƣợc ngay với các yêu cầu công việc - xứng danh là sinh viên
của ngồi trƣờng có gần 60 năm xây dựng và phát triển - Học viện số 1 Việt Nam
về lĩnh vực Nông nghiệp.
Trên đây là một vài suy nghĩ của tôi về những yêu cầu thực tế mà chúng tôi
đang điều hành giáo viên thực hiện tại địa phƣơng, mong góp 1 phần nhỏ để
khoa Sƣ phạm - Ngoại ngữ tham khảo khi xây dựng các chƣơng trình đào tạo
sinh viên .

5


GÓP Ý VỀ CHUẨN ĐẦU RA CHUYÊN NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
CỦA KHOA NÔNG HỌC
GS. TS. Vũ Triệu Mân
Nguyên cán bộ bộ môn bệnh cây khoa nông học
1. Góp ý chuẩn đầu ra cho chuyên ngành bảo vệ thực vật (BVTV) bậc đại
học
* Về chuẩn kiến thức:
Trong mục 1.1.2 nên bỏ cụm từ “Mô tả và giải thích…” chƣa mang tính
toàn diện, nên thay bằng cụm từ thể hiện sự thu nhận kiến thức toàn diện cho

sinh viên …. Bởi vì đã là kỹ sƣ thì cái gì thuộc về chuyên ngành hẹp của mình
đều phải nắm đƣợc. Có cái sâu sắc, có cái không sâu lắm nhƣng phải có đủ khái
niệm đúng, nếu chỉ giới hạn trong nội dung sau cụm từ mô tả và giải thích là
hạn chế sự năng động của ngƣời học .
Trình độ đại học BVTV của ta nói chung ngày một khá hơn nhƣng về lý
thuyết sinh viên ta thiếu phần kiến thức cơ bản về độc tố và men- một vấn đề rất
quan trọng trong BVTV ,đặc biệt là với môn bệnh lý học thực vật. Cần bổ sung
phần này vào chƣơng trình và chuẩn đầu ra nên ghi nắm được kiến thức cơ bản
về độc tố và men.
Trong mục 1.1.4 tiểu mục 1141 không nên hạn chế sinh viên chỉ ở mức
độ “Mô tả và giải thích….” giống nhƣ phần trên đã ghi.
* Về chuẩn kỹ năng:
Mục 1.2.1(Về kỹ năng cứng) nên sửa:
Tiểu mục 1.2.1.1 thành “Điều tra, chẩn đoán……” nên thêm từ phát hiện.
Tiểu mục 1.2.1.2 nên đổi là : Khai thác đƣợc thông tin liên quan
đến lĩnh vực đƣợc giao nghiên cứu cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh …..(Bỏ từ
“thu” và thêm cụm từ “đƣợc giao nghiên cứu”) vì nếu nắm hết tiếng anh BVTV
thì sinh viên khó mà đạt đƣợc,ngay cả ở nƣớc ngoài khi trao đổi tiếng Anh từ
bệnh cây sang côn trùng các kỹ sƣ đều trả lời thẳng là họ không biết.
6


Tiểu mục 1.2.1.3 nên sửa là : Sử dụng,bảo quản đúng kỹ thuật
các thiết bị phun rải thuốc hóa học, sinh học ..vv Bảo quản và pha chế đúng
cách. Biết phân tích tài liệu và nhãn thƣơng phẩm các loại thuốc khi sử
dụng. Viết nhƣ vậy rõ hơn vì nếu ghi là thuốc BVTV sinh viên chỉ nghĩ đến
thuốc hóa học. Nếu ghi là biết cách đọc nhãn thuốc chỉ là phản ánh tình trạng
thấp kém của sinh viên tốt nghiệp hiện nay không thể lấy đó làm chuẩn đầu ra
cho 1 kỹ sƣ.
Tiểu mục 1.2.1.6 nên viết là Thực hiện đƣợc các dịch vụ BVTV bao

gồm tƣ vấn,chẩn đoán,giám định,phòng trừ các loại dịch hại thông thƣờng (các
môn chuyên ngành). Nên bỏ từ “Mở đƣợc” vì không phải sinh viên nào cũng có
vốn có điều kiện để mở dịch vụ mà quan trọng là khi họ đƣợc giao nhiệm vụ hay
khi có điều kiện mở dịch vụ họ đều thực hiện đƣợc.
Tiểu mục 1.2.1.7 nên viết là: Có kỹ năng để tham gia sản xuất,phát triển
đƣợc ….vì nếu ghi là sản xuất thì số đông sinh viên sẽ không đạt chuẩn đầu ra.
Mục 1.2.2 .Kỹ năng mềm nên sửa: Tiểu mục 1.2.2.2 nên thay từ “Hoạt
động dễ dàng” bằng từ Có kỹ năng trong môi trƣờng làm việc theo nhóm.
Mục 1.3 về phẩm chất đạo đức: Nên nhấn mạnh Có ý thức tổ chức kỷ
luật và có trách nhiệm chuyên môn cao trong hoạt động nghề nghiệp.
*Phần 2 (Định hướng nghề nghiệp của người tốt nghiệp):
Ý thứ 3 “Các doanh nghiệp sản xuất ,kinh doanh giống cây trồng,thuốc
BVTV” nên đổi là “Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp”.
2. Góp ý chuẩn đầu ra cho chuyên ngành bảo vệ thực vật (BVTV)
bậc Thạc sĩ
Hiện nay trong thực tế học viên cao học của ta gần nhƣ sinh viên năm thứ
năm hay năm thứ sáu đại học. Báo cáo tốt nghiệp của một số học viên thậm chí
chất lƣợng còn thua kém sinh viên nhƣng điểm tốt nghiệp quá cao so với trình
độ. Chính vì vậy chuẩn đầu ra của học viên cao học cần cao hơn kỹ sƣ.
Thạc sĩ ở nhiều nƣớc hiện nay phải là ngƣời nắm dƣợc phƣơng pháp và
thành thạo sử dụng các thiết bị phục vụ cho nghiên cứu nhƣ một nghiên cứu viên.
7


* Mục 1.2 (Về kỹ năng)
Mục 1.2.1 Kỹ năng cứng
Tiểu mục 1.2.1.1. nên sửa là sử dụng thành thạo nhƣ một nghiên cứu
viên các thiết bị nghiên cứu BVTV trong phạm vi nghiên cứu.
*Mục 1.3( Về phẩm chất đạo đức)
Nên sửa là :Có ý thức tổ chức, kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm nghề

nghiệp cao với cộng đồng xã hội đặc biệt về bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và sức
khỏe cộng đồng
Phần 2 (Định hướng nghề nghiệp ):
Ý thứ 3 nên sửa là “Các doanh nghiệp sản xuất ,kinh doanh nông nghiệp”.
3. 1. Góp ý chuẩn đầu ra cho chuyên ngành bảo vệ thực vật (BVTV) bậc
tiến sĩ
* Mục 1.1 (Chuẩn kiến thức)
Tiến sĩ cần có nghiên cứu có chất lƣợng cao hơn để đạt trình độ cao hơn.
Mục 1.1.5 (kiến thức bổ trợ) : Bổ sung thêm nội dung phần kiến thức bổ
trợ và có lẽ nên ghi là có kiến thức cơ bản về sinh học phân tử và sinh thái học
BVTV.
Mục 1.1.6 (Kiến thức tốt nghiệp): Tạo tri thức khoa học mới là quá cao so
với 1 nghiên cứu sinh (NCS). Đây phải là một nhà khoa học lớn mới làm đƣợc.
Vậy nên ghi là Đóng góp một nội dung hay một sản phẩm khoa học mới
trong lĩnh vực BVTV hay trong một số lĩnh vực liên quan đến khoa học BVTV
dựa trên các bằng chứng thực nghiệm
*Mục 1.2 (Về kỹ năng)
Mục 1.2.1 (Kỹ năng cứng): Nên viết là Chủ động và chuyên nghiệp trong
thiết kế,tổ chức thực hiện các thí nghiệm của đề tài,dự án thuộc lĩnh vực
nghiên cứu.
Nếu viết nhƣ trong tài liệu NCS khó mà đạt chuẩn đầu ra vì sau khi ra
trƣờng nhiều năm may ra mới làm chủ đề tài cấp cơ sở hay cấp bộ.

8


Muc 1.2.2(Kỹ năng mềm): Nên viết là Giao tiếp bằng tiếng Anh thành
thạo trong lĩnh vực chuyên môn nghiên cứu và giao tiếp đƣợc bằng tiếng
Anh các vấn đề liên quan đến nông nghiệp và BVTV.
*Phần 2(Định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp)

Nên bổ sung giống các chức danh Kỹ sƣ,thạc sĩ mục thứ 3 là “Các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp).

9


NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHAN LỰC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ
VIỆN NGHIÊN CỨU
TS. Chu Mạnh Thắng,
Trưởng Phòng Đào tạo và Thông tin, Viện Chăn nuôi
Thực trạng
Viện Chăn nuôi là tổ chức sự nghiệp khoa học công lập trực thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có chức năng nghiên cứu khoa học,
chuyển giao công nghệ, nuôi giữ giống gốc, thông tin, đào tạo sau đại học, hợp
tác quốc tế, tƣ vấn, dịch vụ về chăn nuôi trong phạm vi cả nƣớc phục vụ quản lý
nhà nƣớc của Bộ. Hiện nay Viện Chăn nuôi gồm 26 đơn vị trực thuộc, với tổng
số 12 cán bộ trong đó 01 GS, 03 PGS, 57 TS, 167 ThS, 332 cán bộ đại học, còn
lại cán bộ trung cấp, công nhân lành nghề. Viện đƣợc đầu tƣ cơ sở vật chất, hạ
tầng, trang thiết bị thí nghiệm đầy đủ phục vụ tốt nhất cho công tác nghiên cứu
khoa học cùng với số lƣợng kinh phí đề tài, dự án cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ mỗi
năm của Viện khoảng 80-90 tỷ đƣợc đầu tƣ cho công tác nghiên cứu đã tạo môi
trƣờng thuận lợi cho các cán bộ đam mê khoa học. Những năm gần đây, thông
qua chƣơng trình liên kết giữa Viện Chăn nuôi và Học viện Nông nghiệp Việt
nam đã có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp từ Học viện đã đƣợc nhận vào làm việc
tại Viện. Hàng năm Viện có nhu cầu tuyển dụng 10-20 cán bộ mới vào các vị trí
nghiên cứu thuộc các lĩnh vực chuyên sâu ở các Trung tâm, Bộ môn, Phòng
nghiên cứu nhƣ Công nghệ sinh học; Di truyền giống vật nuôi; Dinh dƣỡng và
thức ăn chăn nuôi; Động vật quý hiếm và ĐDSH; Môi trƣờng chăn nuôi; Nghiên
cứu và phát triển công nghệ chăn nuôi; Sinh lý, sinh hóa và TTVN; Chế biến,
bảo quản SPCN; Kinh tế và HTCN... Tuy nhiên đứng trƣớc một số thách thức

nhƣ thực tế hiện nay Nhà nƣớc đang có xu hƣớng tinh giản biên chế, đòi hỏi
nâng cao chất lƣợng và hiệu quả trong công tác nghiên cứu. Một số chính sách
mới có hiệu lực nhƣ NĐ 108/2014/ND-CP năm 2014 về tinh giản biên chế đã
phần nào tạo rào cản và tăng tính cạnh tranh giữa các sinh viên khi thi tuyển vào
các vị trí công việc. Do vậy những năm gần đây Viện đã tập trung tuyển chọn
đội ngũ cán bộ phải đảm bảo có đẩy đủ trình độ, kiến thức chuyên môn và kinh
10


nghiệm thực tế. Năm 2013 Viện đã xây dựng và ban hành Đề án "Đào tạo đội
ngũ cán bộ trẻ thông qua thực tiễn sản xuất". Theo đó đối tƣợng của đề án là các
cán bộ sau khi đƣợc tuyển dụng hoặc cán bộ trẻ chƣa có hoặc thiếu kinh nghiệm
thực tiễn trong lĩnh vƣc chăn nuôi.
Tồn tại - giải pháp
Nhìn từ góc độ là đơn vị nghiên cứu khoa học, chúng tôi thầy rằng, mặc dù
chất lƣợng đào tạo các em sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng ở các Trƣờng và đặc biệt
của Học Viện Nông nghiệm Việt Nam những năm gần đây đã đƣợc cải thiện rõ rệt,
số sinh viên ra trƣờng có việc làm theo đúng ngành đào tạo đã tăng đáng kể, các
nhà tuyển dụng phần nào tin tƣởng vào uy tín chất lƣợng đào tạo từ Học Viện.
Song thẳng thắn nhìn nhận một cách khách quan, vẫn còn một số bất cập sau:
+ Hạn chế về kiến thức kỹ năng thực tế gắn với chuyên môn, ở đây chƣa
đề cập đến vấn đề kinh nghiệm.
+ Thứ hai, nhiều em vẫn quan niệm ra trƣờng cố gắng vào đƣợc vị trí
công việc nào đó, làm đủ 8 tiếng, mà thiếu sự phấn đấu, sự đam mê, tìm tòi học
hỏi. Điều này có thể phần nào đúng khi các em vào làm tại các doanh nghiệp,
công ty nƣớc ngoài (làm theo dây chuyền), tuy nhiên trong môi trƣờng nghiên
cứu khoa học nhƣ ở các Viện nghiên cứu thì cái đó chƣa đủ, nếu các em không
thực sự có đam mê, không chủ động bám sát, tìm tòi những vấn đề cần giải
quyết trong sản xuất thực tiễn thì khó có thể phát huy hết những kiến thức,
những kinh nghiệm đƣợc truyền dạy, cũng nhƣ có thể "sống đƣợc" với nghề

nghiên cứu khoa học.
Từ một số tồn tại trên, chúng tôi thấy rằng cần có đƣợc gắn kết chặt chẽ hơn
nữa giữa đơn vị đào tạo với đơn vị đặt hàng (đơn vị tuyển dụng) và cần đƣợc cụ thể
hóa thành chƣơng trình kế hoạch cụ thể, từ góc độ cá nhân tôi thấy rằng:
+ Thứ nhất, những sinh viên mới nên có đƣợc cơ hội tiếp xúc với các nhà
tuyển dụng (Viện nghiên cứu, công ty, doanh nghiệp...) ngay từ những năm đầu,
để các em chủ động vạch ra mục tiêu định hƣớng Nghề cho chính mình. Em nào
có thế mạnh về đam mê nghiên cứu sẽ tập trung nhờ các thầy cô định hƣớng
những kỹ năng phù hợp với môi trƣờng nghiên cứu, còn những em có thiên
11


hƣớng kinh doanh thị trƣờng, sẽ định hƣớng bám sát những lĩnh vực phục vụ
cho yêu cầu của các doanh nghiệp, công ty. Góc độ phía đơn vị tuyển dụng cũng
sẽ hiểu đƣợc và hoạch định kế hoạch, định hƣớng vị trí công việc của đơn vị
phát huy hiệu quả sản xuất của công ty, để từ đó (nếu đƣợc) có thể nên chia sẻ,
cùng phối hợp đầu tƣ (thông qua tài trợ học bổng..) với Trƣờng/Học viện trong
việc đào tạo định hƣớng cho một mảng/lĩnh vực nào đó đang là yêu cầu cấp thiết
của đơn vị mình.
+ Thứ hai, chƣơng trình giảng dạy môn học cho sinh viên ở các
Trƣờng/Học Viện cũng nên có sự thay đổi theo hƣớng linh hoạt, ngoài nhƣng
môn bắt buộc cho chuyên ngành đào tạo, thì các môn tự chọn cần đƣợc mở rộng
hơn để phù hợp và đáp ứng với các yêu cầu của nhà tuyển dụng. Một số môn có
thể đào tạo sâu hơn theo yêu cầu của nhà tuyển dụng đáp ứng vị trị công việc.
+ Thứ ba, trong phạm vi nâng cao kỹ năng chuyên môn, cần có sự phối
hợp chặt chẽ giữa Trƣờng/Học viện đƣa các em về thực tập tại các đơn vị đang
có nhu cầu, để từng bƣớc các em sớm quen dần với tác phong làm việc cũng nhƣ
nâng cao các kỹ năng trong thực tiễn.
Tóm lại
Công tác đào tạo gắn kết với nhu cầu là một hƣớng đi đúng và tất yếu của

sự phát triển trong sự nghiệp đào tạo ở nƣớc ta. Xuất phát từ nhu cầu của mỗi
đơn vị, ở mỗi khía cạnh, đặc thù khác nhau cần cụ thể hóa thành định hƣớng cho
sinh viên ngày từ những năm đầu của quá trình đào tạo. Trong mỗi đinh hƣớng
đó, sinh viên sẽ phát huy thế mạnh, sở trƣờng của mình để từ đó tích lũy học hỏi
và phấn đấu bám theo mục tiêu. Ở khía cạnh môi trƣờng nghiên cứu khoa học
cần những cán bộ không chỉ hội tủ đầy đủ kiến thức chuyên môi sâu, tinh thần
thái độ học hỏi mà cần có cái "Tâm" đối với Nghề này. Và những ai thực sự yêu
thích Nghề này thì cánh cửa, môi trƣờng nghiên cứu của Viện Chăn nuôi luôn
rộng mở đón chào. Những kiến thức các sinh viên học hỏi đƣợc từ các thầy cô ở
Học Viện Nông nghiệp VN trang bị cho các em sẽ đƣợc tiếp nối và phát huy
trong môi trƣờng của Viện, sẽ tạo nền tảng, tiền đề để các em trở thành các nhà
khoa học có uy tín của Ngành trong tƣơng lai.
12


THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU TUYỂN DỤNG HIỆN NAY CỦA
SINH VIÊN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
Ông Trần Thế Xuân
Công ty FrieslandCampina Việt Nam
Với hơn chục năm công tác tại các tập đoàn lớn về TP và đã từng phỏng
vấn tuyển dụng nhiều sinh viên khoa CNTP trƣờng ta, tôi xin phép đƣợc trình
bầy một số ý kiến tham luận về “các yêu cầu tuyển dụng và thực trạng mức độ
đáp ứng của sinh viên mới ra trƣờng”nhƣ sau:
1, Về chuyên môn:
Các yêu cầu tuyển dụng của các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia (sẽ
đƣợc trình bày trong hội thảo) ngày càng đòi hỏi cao và tập trung vào thực tế sản
xuất kinh doanh của họ trong khi:
- Kiến thức chuyên môn của sinh viên còn rất chung chung, dàn trải, chƣa
nắm bắt ngay hoặc chƣa cập nhật, chƣa hiểu sâu về quy trình công nghệ … và rất
thiếu thực tế

Có nhiều kiến thức rất cần thiết cho công việc tại các doanh nghiệp (nhƣ
an toàn vệ sinh lao động, CIP, vệ sinh sản xuất, GMP, Pest control…) nhƣng các
bạn sinh viên không biết
- Kinh nghiệm: Kinh nghiệm làm việc học đƣợc trong quá trình đi thực
tập, rèn nghề còn rất hạn chế.
- Kỹ năng phân tích trong phòng thí nghiệm, kiểm nghiệm (mà có thể tích
lũy đƣợc ngay từ trong trƣờng) cũng còn rất yếu và thiếu
2, Về kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, trình bày, báo cáo, thảo luận, đặt
câu hỏi, phản biện, làm việc nhóm… cũng còn rất yếu
3, Về ngoại ngữ (Tiếng Anh,…) : chuẩn đầu ra là TA đạt TOEIC ≥450
nhƣng có một thực tế là khá nhiều các bạn SV khi phỏng vấn không tự giới thiệu
đƣợc về bản thân bằng TA.
4, Về phẩm chất:
13


Các bạn sinh viên hiện nay hầu hết rất nhiệt tình với công việc, không
ngại vất vả nhƣngđa số thiếu mục tiêu nghề nghiệp cũng nhƣ động lực làm việc,
phát triển,…
Đó là lý do mà hàng năm, các công ty phải bỏ ra khá nhiều chi phí để
huấn luyện, đào tạo và đào tạo lại…
Do vậy mà các yêu cầu tuyển dụng của họ luôn đòi hỏi ứng viên “có kinh
nghiệm” nhiều năm (điều mà sinh viên mới ra trƣờng khó có thể đáp ứng)
Đi xin việc chính là đi “bán cái mà nhà tuyển dụng cần” nhƣng có nhiều
những “cái mà sinh viên có” hiện nay thì lại không đƣợc nhà tuyển dụng cần.

14


ĐÓNG GÓP Ý KIẾN VỀ CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH KẾ TOÁN

Nguyễn Thị Hải Yến
Cựu sinh viên: Ngành kế toán K55
Chƣơng trình đào tạo đƣợc xây dựng nhằm thúc đẩy hoạt động học tập,
phƣơng pháp học tập đã tạo cho sinh viên chúng em thói quen học tập. Suốt thời
gian học tập dƣới mái trƣờng đại học, chƣơng trình đào tạo đã rèn luyện cho
chúng em có khả năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu chuyên sâu, phát
triển nhân cách, giúp chúng em có năng lực trong lĩnh vực chuyên môn.
Trƣớc khi thực hiện việc học tập theo chƣơng trình đào tạo thì chuẩn đầu
ra có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp chúng em hiểu rõ kiến thức kỹ năng, đạo
đức và thái độ cái mà kết thúc khoá học chúng em sẽ đạt đƣợc.
Chúng em còn đƣợc hiểu những kiến thức đại cƣơng, kiến thức chung,
đồng thời chúng em còn đƣợc biết kiến thức toán cơ bản, toán kinh tế, nguyên lý
thống kê kinh tế, quản trị học, tâm lý trong quản lý, hợp tác kinh tế để giải quyết
một số tình huống cơ bản trong tổ chức và quản lý các hoạt động của doanh
nghiệp.
Chƣơng trình đào tạo của ngành kế toán doanh nghiệp là rất phù hợp. Tuy
nhiên các khoá đào tạo với thời gian 4 năm vì vậy chuẩn đầu ra cần đƣợc thay
đổi chỉnh sửa để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đặc biệt đối với kế toán, các chính
sách và chế độ luôn luôn có sự thay đổi cập nhật, đặc biệt xu thế phát triển của
nền kinh tế càng đổi mới, thì đòi hỏi về nghề nghiệp cũng nên thay đổi cho phù
hợp. Chính vì thế sự thay đổi chuẩn đầu ra để thay đổi chƣơng trình đào tạo là
hết sức cần thiết.
Theo quan điểm của cá nhân em, chuẩn đầu ra của ngành kế toán có một
số chỗ em thấy Nhà trƣờng nên điều chỉnh (đây chỉ là quan điểm cá nhân em)
Về kiến thức: “Hiểu và vận dụng đƣợc hệ thống tri thức khoa học về:
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin; tƣ tƣởng Hồ Chí Minh; chủ

15



trƣơng, đƣờng lối của Đảng; Nhà nƣớc và pháp luật vào thực tiễn đời sống và
nghề nghiệp” là ít cần thiết
Chuẩn “Phân tích và tổng hợp đƣợc các nghiệp vụ kinh tế cơ bản phát
sinh trong doanh nghiệp trên cơ sở áp dụng các nguyên lý kế toán”, “Vận dụng
kiến thức trong việc xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện các kế hoạch; điều
hành và lãnh đạo quá trình thực hiện sản xuất kinh doanh; kiểm tra, giám sát các
hoạt động và công việc thực tiễn của doanh nghiệp” còn thấp cần chỉnh sửa để
nâng mức chuẩn lên.
Về chuẩn kỹ năng, “Sử dụng thành thạo các phần mềm tin học cho công
tác văn phòng (Word, Excel, pointpower)” là quá cao nên hạ xuống
Về chuẩn phẩm chất đạo đức: Hoàn toàn hợp lý
Ngoài ra theo em, chuẩn kiến thức chuẩn đầu ra ngành kế toán nên thêm
kiến thức chuẩn mực chế độ kế toán, kiến thức tiếng anh chuyên ngành. Về
chuẩn kỹ năng, chuẩn đầu ra ngành kế toán nên thêm kỹ năng giao tiếp với lãnh
đạo, giao tiếp với đối tác. Về phẩm chất đạo đức, chuẩn đầu ra nên thêm phẩm
chất trung thực, kiêm tốn. Đặc biệt em thấy rất thiếu về kiến thức thực tế vì vậy
em rất mong muốn nhà trƣờng thay đổi chƣơng trình đào tạo đƣa các kiến thức
thực tế vào giảng dạy.

16


GỢI MỞ MỘT SỐ ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG TRONG CHUẨN ĐẦU RA
CÁC CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THỜI ĐẠI HỘI NHẬP
Nguyễn Duy Mộng Hà

Phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM

Tóm tắt: Thời đại hội nhập và toàn cầu hóa đặt ra những đỏi hỏi ngày càng cao
đối với việc đào tạo toàn diện về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Như vậy, phải

xây dựng các chuẩn đầu ra phù hợp trong các chương trình đào tạo đại học
nhằm giúp người học thich nghi với bối cảnh mới khi ra trường, trong đó có
năng lực văn hóa-xã hội và học tập suốt đời, là những năng lực then chốt (key
competence) trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng có nhiều sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa các quốc gia và giữa các lãnh vực. Bài viết gợi mở phương thức giúp
sinh viên phát triển các năng lực này một cách hệ thống thống qua việc tích hợp
vào chương trình đào tạo kết quả học tập dự kiến rõ ràng cũng như chiến lược
giảng dạy giúp đạt các chuẩn đầu ra này và phương thức đánh giá phù hợp.
Từ khóa: toàn cầu hóa, năng lực văn hóa-xã hội, học tập suốt đời.
Dẫn nhập
Từ khi Việt Nam bƣớc vào giai đoạn hội nhập khu vực và thế giới, giáo
dục đại học Việt Nam đã từng bƣớc đổi mới về chƣơng trình và phƣơng thức
đào tạo nhằm đào tạo nguồn nhân lực thích ứng với bối cảnh hội nhập. Bốn trụ
cột giáo dục của UNESCO đều đòi hỏi năng lực tự học suốt đời và năng lực văn
hóa-xã hội mới có thể phát triển toàn diện về tƣ duy và nhân cách. Nhƣ vậy, các
kết quả học tập dự kiến hay chuẩn đầu ra của các chƣơng trình giáo dục đại học
không thể thiếu 2 yếu tố này. Những kết quả dự kiến này làm cơ sở cho việc
thiết kế cấu trúc và nội dung chƣơng trình đào tạo (CTĐT), phƣơng thức đào tạo
và đánh giá đƣợc các mức độ đạt đƣợc chuẩn đầu ra của ngƣời học.

17


1. Chƣơng trình đào tạo tích hợp năng lực văn hóa-xã hội và học tập suốt
đời
1.1. Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra
Mục tiêu chƣơng trình đào tạo là tuyên bố tổng quát về lý do tồn tại của
chƣơng trình, trong đó xác định mục tiêu tổng thể của chƣơng trình bao gồm bối
cảnh, nghề nghiệp, và sự nghiệp tƣơng lai của SV sau khi tốt nghiệp (Đoàn Thị
Minh Trinh 2012: 10).

Mục tiêu đào tạo hiện nay cần nhắm vào việc trang bị cho SV năng lực
văn hóa-xã hội và học tập suốt đời để SV có thể thích nghi với bối cảnh nghề
nghiệp nói riêng và văn hóa-xã hội nói chung ngoài năng lực chuyên môn theo
ngành nghề, vì kiến thức ngành nghề hiện nay thay đổi, phát triển rất nhanh
chóng.
Chuẩn đầu ra hay kết quả học tập dự kiến (intended/expected learning
outcomes) là những nội dung cụ thể hóa mục tiêu đào tạo đƣợc trình bày thành
một danh sách các chuẩn đầu ra đánh giá đƣợc, thể hiện những gì SV đƣợc kỳ
vọng có năng lực thực hiện đƣợc (biết/làm đƣợc) sau khi hoàn thành khóa học
(Đoàn Thị Minh Trinh 2012: 11, 17). Chuẩn đầu ra cho năng lực văn hóa-xã hội
và học tập suốt đời cần phải rõ ràng, chẳng hạn nhƣ sau:
Đối với năng lực văn hóa-xã hội:(1) SV có hiểu biết rộng về nền văn hóa
dân tộc mình cũng nhƣ văn hóa nhân loại/của khu vực và thế giới, có thế giới
quan đúng đắn, đa dạng; (2) SV có khả năng giao tiếp hiệu quả với nhiều ngƣời
đến từ các nền văn hóa-xã hội khác nhau, có khả năng trình bày lƣu loát bằng
tiếng Việt và ngoại ngữ; (3) SV có thái độ khoan dung, tôn trọng, tránh định
kiến/thành kiến, có sự nhạy cảm về văn hóa, có tinh thần hợp tác, chia sẻ vì mục
đích chung.
Đối với năng lực học tập suốt đời: (1) SV đánh giá đƣợc những công cụ tự
học phù hợp; cập nhật đƣợc những yêu cầu của xã hội học tập và ngành nghề
trong thị trƣờng lao động; (2) SV có khả năng vận dụng các phƣơng pháp, công
cụ, phƣơng tiện tự học hiệu quả (nhất là phƣơng tiện điện tử), biết cách giải
18


quyết vấn đề trong thực tiễn một cách sáng tạo, có khả năng tự nghiên cứu độc
lập một vấn đề, có khả năng xác định mục tiêu, kế hoạch học tập và nghiên cứu,
biết đi tìm sự hƣớng dẫn khi gặp vấn đề/tìm kiếm, đánh giá và xử lý thông tin,
có khả năng phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin; (3) SV có ý thức tập trung,
cẩn thận, tự giác trong học tập, ý thức tự học liên tục, đều đặn trong bối cảnh

bùng nổ thông tin toàn cầu.
1.2. Thang phân loại các mức độ năng lực bậc cao
Chuẩn đầu ra phải cụ thể và quan sát đƣợc, đo lƣờng và đánh giá đƣợc với
những tiêu chí rõ ràng theo các cấp độ, đƣợc xây dựng ở cấp chƣơng trình và
cấp môn học.
Do đó, cần tham khảo các thang phân loại mức độ năng lực. Trong ba
loại mục tiêu giáo dục: nhận thức (cognitive), tình cảm/thái độ (affective) và
psycho-motor (tâm lí vận động), thang phân loại các mức độ nhận thức của
Benjamin S. Bloom (1956) gồm 6 mức độ sau: (1) Nhận biết (Knowledge), (2)
Hiểu (Comprehension), (3) Vận dụng (Application), (4) Phân tích (Analysis),
(5) Tổng hợp (Synthesis), (6) Đánh giá (Evaluation). Đối với bậc giáo dục đại
học, cần lƣu ý ba mức độ tƣ duy bậc cao đƣợc mô tả cụ thể với những động từ
nhƣ sau:
- Phân tích: có các động từ thƣờng đƣợc dùng để mô tả khả năng phân tích
bao gồm: phân tích, tổ chức, chọn lựa, suy luận, so sánh, đối chiếu, phân biệt,
kiểm tra, thử nghiệm…
- Tổng hợp: các động từ thƣờng đƣợc dùng để mô tả khả năng tổng hợp
bao gồm: thiết kế, giả định, lập kế hoạch, khái quát hóa, viết, trình bày, thảo
luận, tạo lập, xây dựng,…
- Đánh giá: các động từ thƣờng đƣợc dùng để mô tả khả năng này bao
gồm: xét đoán, ước lượng, đánh giá, phê bình, bênh vực, bảo vệ, thanh minh,
biện luận…

19


Nhận thấy thang trên chƣa thật sự hoàn chỉnh, TS. Lorin Anderson
(1999)1 , một học trò của Benjamin S. Bloom, đã cùng một số cộng sự đề xuất
sự điều chỉnh lại thang phân loại các mức độ nhận thức nhƣ sau: (1) Nhớ
(Remembering), (2) Hiểu (Understanding), (3) Vận dụng (Applying), (4) Phân

tích (Analyzing), (5) Đánh giá (Evaluating), (6) Sáng tạo (Creating). Trong đó,
khả năng sáng tạo thể hiện sự xây dựng, tạo ra sản phẩm mới, đƣa ra quan điểm
mới, thiết kế, phát triển, soạn thảo, làm ra, viết ra hay sáng tác ra một cái gì đó
hoàn toàn mới. Để phát triển đƣợc tƣ duy sáng tạo, SV phải học hỏi, tìm tòi,
khám phá không ngừng, phối hợp với nhóm làm việc, dựa trên cơ sở các tiền đề
sẵn có và khả năng liên hệ, liên tƣởng phong phú của ngƣời học cùng với sự dẫn
dắt gợi mở của giảng viên hƣớng dẫn. SV đại học cần đƣợc phát triển các năng
lực bậc cao này khi muốn phát triển năng lực học tập suốt đời và năng lực văn
hóa-xã hội.
1.3. Nội dung, môn học được tích hợp để phát triển năng lực toàn diện
Nội dung và môn học trong các chƣơng trình đại cƣơng (general
education) nên cung cấp kiến thức nền tảng rộng về bối cảnh lịch sử, văn hóa-xã
hội trong nƣớc, trong khu vực và trên thế giới, chẳng hạn qua các môn học về
Cơ sở văn hóa Việt Nam, Đại cương văn hóa phương Đông, Lịch sử văn minh
thế giới/Phương Tây, Dẫn nhập các nước ASEAN, Các môn đại cương về ngành
KHXH&NV...môn Dẫn nhập ngành nghề (tùy ngành SV học) trên thế giới để SV
biết về bối cảnh ngành nghề,....Nên có thêm môn Văn hóa giao tiếp ứng xử hoặc
Kỹ năng giao tiếp/làm việc nhóm, Nhập môn quan hệ công chúng, Tổ chức sự
kiện, Tiếng Việt thực hành,...(có thể là môn tự chọn) để giúp SV phát triển kỹ
năng giao tiếp trong thời đại hội nhập ngoài các môn về ngoại ngữ. Cần tăng
cƣờng nội dung và thời gian cho phần thực hành giao tiếp trong các môn ngoại
ngữ.

1

/>
20


Xu hƣớng quốc tế hiện nay đòi hỏi có sự so sánh đối chiếu với nƣớc

ngoài, với thế giới trong các lãnh vực chuyên ngành. Trong một hội thảo liên
quan đến vấn đề quốc tế hóa trƣờng đại học, các chuyên gia giáo dục đã đề xuất
“cần đƣa những chiều kích quốc tế và những so sánh đa văn hóa hội nhập vào
môn học của mình, qua đó giáo dục cho SV về giá trị của những quan điểm khác
nhau, đƣa những kinh nghiệm chuyên môn từ những nền văn hóa khác”
(Vladimir Briller và Phạm Thị Ly: 2008). Các môn học so sánh rất cần thiết,
nhƣ chuyên ngành giáo dục nên có môn học giáo dục so sánh, chuyên ngành địa
lý nên có môn địa lý so sánh, ngành luật có môn luật so sánh, kinh tế có kinh tế
so sánh, văn hóa có văn hóa so sánh... (Phan Thu Hiền: 2010). Thậm chí, trong
cấu trúc chƣơng trình mỗi môn học nên có chƣơng/ phần giới thiệu về các mô
hình, tình hình phát triển của lãnh vực chuyên môn của môn học đó ở các nƣớc
khác, kể cả sự đóng góp của các nhóm dân tộc thiểu số, giúp SV vừa mở rộng
kiến thức vừa phát triển các kỹ năng nhƣ so sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá,
liên hệ thực tế, sáng tạo trong vận dụng, phát triển tƣ duy suy xét (critical
thinking),…là những kỹ năng tƣ duy bậc cao.
Ngoài ra, xu hƣớng tích hợp, liên ngành cũng cần đƣợc lƣu ý khi xây
dựng CTĐT vì sẽ giúp SV biết cách giả quyết vấn đề một cách sáng tạo, linh
hoạt, mở rộng tầm nhìn, có động cơ học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng khác
để giải quyết đƣợc những vấn đề thực tiễn vốn đa dạng, phức tạp, đồng thời phát
triển đƣợc khả năng giao tiếp, phối hợp, làm việc nhóm liên ngành. Trong học
chế tín chỉ, SV nên đƣợc tạo cơ hội chọn lựa các môn liên thông với các ngành
khác trong cùng trƣờng hoặc khác trƣờng. Đặc biệt là giáo trình tài liệu phải đa
dạng, cập nhật, khuyến khích SV đọc tài liệu bằng ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh.
Trong các đề cƣơng chi tiết môn học cần có các tài liệu tham khảo dƣới dạng
các websites, các giáo trình và học liệu điện tử, thƣ viện điện tử, các nguồn học
liệu mở, tạp chí chuyến ngành online, các websites của các hiệp hội chuyên
ngành,….

21



×