Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Đến đại nam văn hiến là một

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 38 trang )

Đến Đại Nam Văn Hiến là một “biển thơ”, đâu đâu cũng thơ, văn, câu đối. Nếu không có thời
gian để đọc, để hiểu kỹ thì có thể mua về “nghiên cứu” vì đã được in thành sách, chép ra đĩa.
Nhưng đọc những tác phẩm văn thơ ở đây người ta mới “tá hỏa” vì nhiều câu không chỉ sai
cơ bản về gieo vần, thanh điệu, rỗng tuếch về nội dung mà còn hỏng về mặt kiến thức một
cách nghiêm trọng. Vậy mà tác giả của nó lại tỏ ra rất uyên bác, làm thơ nói về tất cả các vấn
đề tự cổ chí kim… rồi đem trưng bày, quảng bá khắp nơi.

Khu
du
lịch
Đại
Nam
Những bài thơ kinh hoàng!
Bước vào cổng của Đại Nam thì đã thấy thơ, câu đối khắc đầy trên các cổng chào. Nhiều
nhất là ở khu thờ tự. Hễ mảng tường nào còn trống là có thơ, câu đối. Hầu hết đều ghi tên 2
tác giả là Huỳnh Ngu Công và Huỳnh Uy Dũng. Được biết, Huỳnh Uy Dũng là tên được đổi lại
sau của ông chủ khu du lịch này (trước đây là Huỳnh Phi Dũng), còn Huỳnh Ngu Công là ai
nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi. Có phải là một người họ Huỳnh lấy “bút danh” theo tích
“Ngu Công di sơn” ở Trung Quốc? Nhưng điều quan trọng là chữ nghĩa, thơ văn của ông ta
như thế nào mà lại được chạm trổ, sơn son thếp vàng, khắc lên các bức tường của một
“công trình văn hóa” cho thiên hạ chiêm ngưỡng.


Chưa nói về nội dung mà chỉ xét về cấu trúc, từ ngữ thì cũng đã “mệt” với cách làm thơ, làm
câu đối của Huỳnh Ngu Công và Huỳnh Uy Dũng. Viết hoa lung tung, rồi Hán, Việt lẫn lộn. Mà
Hán, Việt lẫn lộn là điều kỵ nhất trong thơ, văn. Đến những chuyên gia về Hán Nôm cũng đau
đầu nhức óc vì không biết tác giả viết bài thơ có nội dung gì? Giảng viên Bộ môn Hán Nôm,
Đại học KHXH&NV TP HCM, Thạc sĩ Nguyễn Văn Hoài nhận xét về một số bài thơ, câu đối ở
Đại Nam như sau:
Bài thơ ký tên Huỳnh Ngu Công:
“Đại địa phương liên khai trí tuệ


Nam thiên hồng nhật chiếu quang minh
Văn kinh rạng rỡ phô hằng nguyệt
Hiến điểm huy hoàng tỏ đế minh”
Đang là bài thơ chữ Hán – Việt lại xen vô những từ thuần Việt là “tỏ, rạng rỡ”
Bài thơ “Kính dâng anh linh mười tám đời Vua Hùng” (Huỳnh Uy Dũng) lại là một sự so sánh
khập khiễng, 18 đời Vua Hùng lại được so sánh giống như chiếc quạt của Tiên Dung?
“Mười tám đời vua một chữ Hùng
Y như chiếc quạt phất Tiên Dung”
Hoặc những câu như:
“Về thăm văn hiến Hàn Thuyên
Câu thơ lục bát điệu huyền Nam Ai
Về thăm văn hiến Như Lai
Khi về chở cả trúc mai Việt Thường”.
(Huỳnh Ngu Công)
Cả bài thơ đang nói về văn hóa Việt Nam đột nhiên lại xen “Như Lai” vào, không ăn nhập gì
với những câu khác…


Kim
điện
được
“bao
vây”
bởi
thơ
Huỳ
nh
Uy
Dũn
g.

Như
ng
đọc
nhữ
ng
bài
thơ
này
thì
mọi


ngư
ời
mới
hỡi
ơi
thất
vọn
g vì
“chỉ
tổ
hại
não”
.
Những câu đối được in trên cột ở cổng chào cũng rất lung tung. Cụ thể như câu: “Đại hải
thiên tâm phô nguyệt điện/ Nam thiên nhất trụ trổ liên đài”. Cả câu đối là từ Hán – Việt lại xen
vào từ “trổ” là từ thuần Việt làm hỏng nguyên cả câu đối. Hay một câu khác tương tự là:
“Văn tư bút thái kinh long phụng/ Hiến ý chương tình đẹp trúc mai”. Cũng đang là từ Hán –
Việt lại xen vào chữ “đẹp” là thuần Việt. Tiếp tục câu đối: “Tâm đài nhật nguyệt ân quang

chiếu/ Linh địa giang sơn hỷ khí lâm”. Vì không có nguyên tác chữ Hán nên không biết từ
“lâm” có nghĩa là gì. Nếu “hỷ khí lâm” có nghĩa là “rừng không khí vui vẻ” thì chữ “lâm” là
rừng không đối được với chữ “chiếu”, vì “lâm” là danh từ còn “chiếu” là động từ. Còn câu:
“Đại Việt tứ phương tôn chính khí/ Nam Bang vạn đại niệm công thần”. Ở câu này phải đối là
“thần công” thì đúng hơn vì “công thần” theo câu đối trên là kết cấu từ vựng tiếng Việt
không phải là kết cấu từ Hán – Việt.
Ở những bài thơ này có nhiều lỗi nghiêm trọng về kiến thức. Hậu thế mà cứ dựa vào đây để
học thì không biết sẽ tai hại đến mức nào. Đơn cử trong bài “Tam” của Huỳnh Uy Dũng có
đoạn viết:
“Tam hữu tuế hàn”: Tùng, Cúc, Mai
Ba cây chịu lạnh giữa đêm dài
Kết duyên bầu bạn tam quân tử
Phản nại sương lăng tuyết ngạo hoài”
Tùng, trúc, mai là 3 loài hoa mộc được mệnh danh là “Tuế hàn tam hữu” (Ba bạn hữu trong
gió rét). Là một cách biểu thị tình cảm của người Trung Quốc. Vì ở Trung Quốc trong gió bắc
lạnh thấu xương thì chỉ có ba loại này vẫn tươi tốt, nó tượng trưng cho đức tính của người
quân tử vượt lên trên nghịch cảnh. Trong thơ của Huỳnh Uy Dũng “Tuế hàn tam hữu” được
đổi lại là “Tam hữu tuế hàn” cho nhất quán với cách viết của bài thơ “Tam” mà mở đầu mỗi
đoạn thơ đều bắt đầu bằng chữ tam. Nhưng không hiểu vì sao qua thơ của ông Huỳnh Uy
Dũng “Tuế hàn tam hữu” lại bị đổi thành 3 loại cây là: tùng, cúc, mai? Ngoài ra, đây cũng là


những câu thơ rất lung tung đang từ Hán chuyển sang Việt rồi từ Việt lại đột ngột chuyển
sang chữ Hán.
Và có lẽ thấy “tài năng” của mình cũng không kém Đại thi hào Nguyễn Du nên ông Huỳnh Uy
Dũng làm hai tập thơ lục bát cả ngàn câu có tựa đề “Những bước về Tâm” và “Những bước
về Linh”. Không phải chỉ vì ông ta làm thơ lục bát mà chúng tôi nghĩ như vậy mà còn vì đọc 2
tập thơ này thấy rất nhiều câu trong “Truyện Kiều” được lấy lại như: “Trăm năm trong cõi
người ta – Chữ Trung chữ hiếu ấy là đạo nhân” hay “Một khi lẽ đạo tỏ tường – Tâm linh Việt
vượt Đoạn Trường Tân Thanh”, “Trăm năm trong cõi người ta – Mua vui cũng được một vài

trống canh”, Lấy ngay câu mở đầu Kim Kiều, là: – Trăm năm trong cõi người ta – Đủ suy ra lý
“Người – ta, ta – người”…

Cổn
g
chào

Đại
Nam
được
khắc
đầy
thơ



câu
đối
của
Huỳ
nh
Ngu
Côn
g
Nhưng đọc 2 tập thơ của ông Huỳnh Uy Dũng thì phải nói là khủng khiếp!
Chúng tôi dám chắc rằng ai đọc 2 tập thơ này cũng không thể chấp nhận được kiểu làm thơ
như: “Cây kia ăn quả ai trồng/ Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu”, “Đâm đầu vào lỗ Châu
Mai!”, “Thằng Bờm có cái quạt mo/ Chín trâu không đổi mười bò không trao”, “Sơn Tinh
đáng mặt đàn anh/ Nước bao cao, núi dướn mình cao hơn”. “Truyện trầu cau một tấm lòng/
Hai anh em nọ yêu chung một nàng/ Người anh cưới được hồng nhan/ Người em buồn bã đi

lang thang đời”, “Vó ngựa Mông Cổ tới đâu/ Nơi ấy chỉ còn đầu lâu hoang tàn”…
Ngoài ra, trong 2 tập thơ trên còn trích ca dao và thơ của nhiều tác giả một cách rất tùy tiện
chẳng hiểu nhằm mục đích gì và để thể hiện được nội dung gì như: “Nhiễu điều phủ lấy giá
gương/ Quê ta lấy chữ quê hương làm đầu”, “Chở bao nhiêu Đạo con đò/ Một kho gió biếc,
một kho trăng vàng/ Ơi cô tát nước bên đàng/ Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?”…
Những câu thơ chẳng thấy có liên kết gì về nội dung, hết sức vô nghĩa. Chưa kể hàng loạt
câu rất lủng củng, chẳng biết phải xếp vào thơ, văn hay thứ gì khác, giống như chỉ đếm cho
đủ câu 6, câu 8 như:
“Mà văn hóa dựng kỳ công
Với những nét đặc thù không tiệp màu
…Vì trong Văn Hóa diệu kỳ
Luôn có những bước chân đi tới hoài”
Kể ra chắc hết giấy cũng chưa nói hết được cái hỗn độn, bát nháo của thơ, văn ở Đại Nam
Văn Hiến. Vì thơ, văn thì tràn ngập mà hầu như bài nào cũng “có vấn đề”.
Các nhà nghiên cứu nhức nhối
Tiến sĩ Nguyễn Nhã phải thốt lên “ông này chẳng hiểu gì về văn hóa Việt Nam” khi đọc những
câu thơ của ông Huỳnh Uy Dũng nói về Việt Nam như sau: “Dù không thừa điệu cầm ca/ Dù
không dư những tháp ngà văn chương/ Dù chưa lập thuyết, lập ngôn/ Dù nghèo lăng tẩm
miếu đường uy nghi…”. Mặc dù, những câu sau là khen nhưng những câu “mào đầu” như
vậy không đúng với văn hóa Việt Nam. Việt Nam ta rất phong phú các làn điệu âm nhạc chứ,
riêng Nam Bộ đã có 300 điệu lý, quan họ cũng có 200 làn điệu, ca trù cũng có 46 thể loại…
Lăng tẩm, miếu đường thì mình thiếu gì, mỗi làng là một đình uy nghi lắm chứ; còn lập ngôn,


tháp văn chương cũng biết bao nhiêu người như Lý Thường Kiệt, Nguyễn Du, Trần Hưng
Đạo…
Giáo sư Ngô Văn Lệ cũng bức xúc: Không biết sao thơ như thế mà được xuất bản. Thơ hay
hay không là tùy vào khả năng của mỗi người cũng không ai trách nhưng đưa vào trong thơ
những điều không chính xác là rất nguy hiểm vì thơ thường nằm lòng, tốc độ truyền bá rất
nhanh, do đó phải rất thận trọng. Khi truyền tải một nội dung liên quan đến văn hóa, lịch sử

đã quá rõ ràng thì không được làm sai.
Thạc sĩ Nguyễn Văn Hoài nhận xét: Đọc những bài thơ, câu đối ở Đại Nam thấy “lung ta lung
tung” đủ thứ tư tưởng, ca ngợi đất nước, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều có… Giống như
cứ nghĩ gì thì bỏ vào mà không cần biết có quan hệ logic nội tại gì. Đây là những thứ thơ phổ
thông thứ cấp không có giá trị về nghệ thuật. Mà thơ không đạt nghệ thuật thì chỉ như những
câu vè thông tục. Dạng thơ kiểu này thì làm một lúc được cả đống. Thơ như vậy thì nên để
trong nhà xem cho vui chứ đem ra cho thiên hạ xem chỉ tổ người ta cười cho.
Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Bảo Trâm, giảng viên Khoa Văn học và Ngôn ngữ Trường đại học
KHXH&NV TP HCM cũng bức xúc khi đọc những bài thơ, câu đối ở Đại Nam: “Tôi thấy Khu
Du lịch Đại Nam chán lắm. Nó tầm thường và không có gì nổi bật, chỉ được mỗi cái to, nhưng
rỗng tuếch. Mớ câu đối, câu thơ được sơn son thếp vàng lộng lẫy in khắc trên các cột và
bức tường thì gọi là thơ mà không phải là thơ, gieo vần, thanh điệu còn sai chứ đừng nói là
nội dung. Không có ý nghĩa, không có giá trị. Còn tệ hơn những bài thơ con cóc”.
Ở đây, hình như có mốt của những người có tiền thích khoe chữ. Và có lẽ, ông chủ khu du
lịch này cũng đang muốn khẳng định mình “có tài” về văn chương, am hiểu văn hóa Đông
Tây Kim Cổ; để được mọi người nhìn nhận không chỉ là một “đại gia” mà còn là một người
“uyên bác”. Nhưng có tiền là một chuyện còn văn hóa, học vấn lại là chuyện hoàn toàn khác
mà chưa hẳn có nhiều tiền thì lấp được cái lỗ hổng ấy.
Nhưng dường như cái “dụng ý” của ông Huỳnh Uy Dũng cũng phần nào đạt được hiệu quả
khi gần đây có nhiều bài báo ca ngợi ông không chỉ là một doanh nhân thành đạt mà còn là
“tác giả của hàng nghìn câu thơ mang đậm chất giáo lý Phật học, chạm đến chất sử thi oai
hùng của dân tộc 4.000 năm dựng nước và giữ nước”? làm cho nhiều bạn đọc “phục sát
đất”…
Sau khi theo dõi truyền hình trực tiếp phiên họp toàn thể QH trọn ngày 5/11 về sửa đỏi HP 1992 và sau
khi đọc các báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Pháp Luật TPHCM, Người Lao Động ra ngày 6/11, tôi tra Tự Điển
Tiếng Việt của NXB Hồng Đức (được in tại Cty CP In Tiền Giang, theo GP số 09/QĐXB cấp ngày
16/02/2009) để định nghĩa chính xác hai chữ “văn hiến” và “văn minh”. Ở trang 1708, chữ “văn
hiến” được định nghĩa là“Phép tắc tổ chức xã hội và đời sống trong một nước đã đạt tới một trình độ văn
minh cao” và chữ “văn minh” được định nghĩa là “Chỉ nếp sống sinh hoạt sáng sủa, đẹp đẽ của một xã
hội”. Vậy, điều cần đặt ra ngay trước mắt là, có đúng đất nước và con người Việt Nam hôm nay đang

thừa hưởng bề dày “4000 năm văn hiến” như mọi người thường nghe nói, đọc thấy bao năm qua ? Nếu
đúng, tại sao hầu hết các ý kiến đóng góp công khai tại nghị trường QH trọn ngày 5/11 về sửa đổi HP
1992 và vụ án oan sai đối với công dân Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) đều bộc lộ rất rỏ nội dung, trình


độ, tính chất trái ngược ý nghĩa hai chữ “văn hiến” và “văn minh”, nếu không nói chẳng có “văn
hiến”, “văn minh” gì cả ? Nguyên nhân vì sao ?
Có thể nói, nếu HP được định nghĩa là “Luật lệ căn bản của một nhà nước qui định quyền lợi nghĩa
vụcủa công dân cũng như quyền hạn nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước” thì phiên họp toàn thể trọn
ngày 5/11 của QH khóa 13 về sửa đổi HP 1992 coi như không có ý nghĩa gì hết theo đánh giá của đa số
dân chúng. Bởi, phần lớn ý kiến của đại biểu QH đều có vẻ chỉ nhằm “lên gân lập trường” ngỏ hầu lấy
điểm với đảng – cha đẻ HP 1992, đồng thời cũng là cấp quyết định tối cao HP 1992 được sửa đổi như
thế nào so với lần sửa đổi năm 2001 cũng do đảng quyết định. Nghĩa là nguyện vọng, ý kiến đóng góp
của nhân dân nói chung chẳng có giá trị gì đối với đảng và đối với chính những người được cho là đại
biểu của nhân dân tại “cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN”. Như vậy,
thêm một lần nữa khẳng định những ai còn mơ hồ, cả tin rằng “QH là diễn đàn của nhân dân” và “đại
biểu QH là người của nhân dân” cần nên sớm hồi tâm tỉnh trí lại để có thái độ rạch ròi, dứt khoát hơn nữa
trước cục diện đất nước đang diễn biến từng ngày có liên quan trực tiếp thân phận và tương lai đời
mình, cũng như của thân nhân, con cái, con cháu mình.
Đất nước tự hào có bề dày lịch sử “4000 năm văn hiến” nhưng trình độ “văn minh” thì hình như không
là bao, còn giới hạn sau lũy tre, con sông, bến nước, đình làng và những lễ hội, cúng bái đầy chất mê tín,
tà đạo vốn dỉ đã tàn lụi cuối thế kỷ 20, bổng dưng bước vào thế kỷ 21 được vài năm thì sống lại, trổi dậy
mãnh liệt như một cách “thay lời muốn nói” với toàn thế giới ở VN tự do tín ngưỡng tràn trề không giới
hạn. Do vậy, QH khóa 13 ngay từ đầu đã được nhiều bậc lảo thành đánh giá tệ hơn QH khóa 12 vì nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân hàng đầu do QH khóa 13 được giao sửa đổi HP 1992, nên trình
độ, chất lượng đại biểu không thể và không được vượt trội hơn so với trình độ, năng lực của đội ngủ lãnh
đạo đảng đương nhiệm khóa 11. Nghĩa là, nói cách nào đó, QH đã xuống cấp cùng với sự xuống cấp của
đảng – như TBT Nguyễn Phú Trọng thừa nhận khi công bố trong đảng có “một bộ phận không
nhỏ” suy thoái về nhiều phương diện.
Vậy mà các ông bà đại biểu QH Nguyễn Thị Thanh (Ninh Bình), Trần Minh Diệu (Quảng Bình), Tô Văn

Tám (Kon Tum), Nguyễn Sĩ Hội (Nghệ An), Mã Điền Cư (Quảng Ngãi), Thích Chơn Thiện (Thừa ThiênHuế), Danh Út (Kiên Giang), Phạm Hồng Phong (Hậu Giang), Nông Thị Bích Liên (Hà Giang), Chu Sơn
Hà (Hà Nội) và nhiều ông bà đại biểu khác nữa đã cùng nhau biến phiên họp toàn thể QH ngày 5/11
được truyền hình trực tiếp như một buổi “mít tinh trọng thể” để bày tỏ lập trường, thái độ “trung thành
với đảng”, chứ không phải để nêu lên ý nguyện của đại đa số nhân dân đối với những điều cần phải
được sửa đổi trong HP 1992 sao cho xứng đáng với bề dày lịch sử “4000 năm văn hiến” của dân tộc.
Các ông bà đại biểu này đều cầm giấy được viết sẵn đọc như đọc sớ táo quân. Ngoại trừ đại biểu Chu
Sơn Hà của đoàn Hà Nội cầm iPad đọc hùng hồn nhưng nội dung cũng không vượt ra ngoài đường
biên “trung với đảng” chứ không phải “trung với dân”, mặc dù trong thâm tâm có thể ông đại biểu này
thừa biết giữa nhân dân và đảng, sự tồn tại vĩnh cữu thuộc về bên nào. Cái iPad ông Hà cầm trên tay
đích thực là một thành tựu của nền văn minh nhân loại. Nhưng nội dung chữ nghĩa ông ghi trong đó và
nhìn vào đó đọc một cách hùng hồn thì hoàn toàn trái với “văn hiến” của dân tộc và “văn minh” của
nhân loại.
Người dân còn phải chờ đến ngày 18/11 mới biết việc sửa đổi HP 1992 ngã ngủ ra sao. Cũng như trong
Luật Đất Đai (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp QH lần này có thừa nhận “quyền sử dụng đất
chính là quyền tài sản” hay không – đây là điều mà người dân nói chung muốn được hiến định ngay


trong HP cùng với những điều về quyền con người, quyền tự do dân chủ.Những quan chức lãnh đạo nào
không chấp nhận “quyền sử dụng đất chính là quyền tài sản” thì, theo ý kiến của nhiều người dân, đó
đích thực là những “con hổ tham nhũng”. Tuy nhiên, trước mắt, thông qua “đợt sinh hoạt chính trị rộng
lớn và quan trọng về sửa đổi HP 1992”, người dân đã thêm lần nữa thấy rỏ câu nói của HCM “nhân dân
là chủ, chính phủ là đầy tớ” hoàn toàn không có thực, nó như “nước đổ đầu vịt” trước tiên đối với các
truyền nhân chính hiệu của HCM. Các phát biểu tại phiên họp toàn thể QH ngày 5/11 về sửa đổi HP 1992
cũng đã cho thấy thêm lần nữa “quyền lợi của công dân” bao giờ cũng bị khống chế ở mức tối đa,
nhưng “quyền hạn của nhà nước” dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng bao giờ cũng được mở rộng và
khẳng định hết cở. Sự mâu thuẫn này khiến đất nước trong suốt 38 năm qua chỉ thống nhất về địa lý chứ
chưa hề có ngày nào hợp nhất về mọi phương diện khác và đó là tai họa mà từng người VN thật
tâm “yêu nước thương nòi” phải tận lực giải quyết trước khi quá muộn.
Có vẻ như sau vụ thẩm mỹ viện Cát Tường, trường phái nào đó trong hệ thống cầm quyền muốn đưa
thêm vụ công dân Nguyễn Thanh Chấn bị kết án oan sai ở tù 10 năm vừa mới được thả ra như là một cú

nhồi thông tin làm rung rinh “thành trì chuyên chính vô sản”. Ông Chấn bị qui án và thụ án chung thân
cách đây 10 năm. Trong suốt 10 năm này ông và gia đình liên tục làm đơn kêu oan, nhưng chẳng cơ
quan nào chịu xem xét. Mãi đến tháng 7 năm nay, Viện KSND Tối cao mới nhập cuộc bắt đầu từ đơn tố
giác của vợ ông Chấn. Thủ phạm giết người cướp của cách đây 10 năm ở thôn Me (xã Nghĩa Trung,
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) không phải ông Chấn, mà là Lý Nguyễn Chung, lúc đó mới hơn 14 tuổi
mấy tháng và tên này đã ra đầu thú, nhận tội ở tuổi 25.
Vấn đề đáng nói ở đây, sở dỉ vụ việc trên khiến “thành trì chuyên chính vô sản” bị rung rinh là vì ngay
sau khi được thả ra trở về gia đình trong nước mắt, tình thương và nổi uất hận của bao người, ông
Nguyễn Thanh Chấn đã tường thuật với báo chí nhiều điều rùng rợn về trình độ nghiệp vụ điều tra, tố
tụng của CAND, Viện KSND, Tòa án ND – cụ thể ở tỉnh Bắc Giang. Ông Chấn nêu cụ thể tên những điều
tra viên, kiểm sát viên đã bức cung, ép cung, nhục hình ông đủ cách. Tên cầm búa, kẻ cầm dao, thằng
dùng còng khóa tay ông lên cửa sổ. Rồi bắt ông tập cầm dao đâm, bê xác “sao như thật” để buộc ông
thực nghiệm điều tra trong một căn nhà mượn tạm, diễn lại những cảnh đã tập có camera ghi hình. Thậm
chí chúng còn đọc cho ông viết bức thư “Kính gửi vợ, ở trong này tôi đã nhận tội hết rồi” và Tòa án nhân
dân tỉnh Bắc Giang đã xử dụng lá thư “Kính gửi vợ” rất kỳ quặc này như một bằng chứng để “nhân
danh nước CHXHCNVN” tròng vào thân phận người nông dân chất phát thật sự vô tội Nguyễn Thanh
Chấn 43 tuổi bản án tù chung thân, để lại sau lưng người mẹ già, người vợ ốm đau, ba đứa con thơ dại
không biết nương dựa vào đâu giữa chợ đời đầy nham hiễm cùng với cái bàn thờ người cha liệt sĩ hiu
quạnh suốt 10 năm dài đăng đẳng.
Chắc chắn báo chí nhà nước không thể viết đầy đủ, cũng như không thể phân tích “tới nơi tới
chốn”trường hợp ông Nguyễn Thanh Chấn bị “lực lượng chuyên chính vô sản” hãm hại, cũng như
chắc chắn lực lượng này không phải chỉ ra tay đối với mỗi mình ông Chấn. Nhưng, chỉ căn cứ những gì
báo chí nhà nước đã đưa tin tập trung trong hai ngày vừa qua thôi cũng đã đủ để người dân Bắc Giang
và người dân cả nước xác định trong thực tế có đúng 38 năm qua mình được sống và được thừa hưởng
nhiều điều tốt đẹp, sáng sủa, văn minh từ bề dày lịch sử “4000 năm văn hiến” hay không ? Nếu không
thì vì sao và mọi người cần phải làm gì ? Thiết nghĩ đây cũng là câu hỏi của chính nghĩa đối với bất cứ
người dân VN nào còn lòng yêu nước thương nòi.


Khu du lịch Đại Nam là một công trình tôn vinh và vọng ngưỡng văn hóa Việt Nam từ xưa

đến nay. Với tổng diện tích giai đoạn 1 là 261 ha, giai đoạn 2 là 450 ha, Khu du lịch Đại Nam
có đủ cả biển, hồ, sông núi và tường thành, làm toát lên vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Đến
với Khu du lịch Đại Nam, chúng ta như được trở về với cội nguồn dân tộc vậy.

Tháng 9 năm nay, Khu du lịch Đại Nam ở ấp 1, xã Hiệp An, TX.Thủ Dầu Một, Bình Dương chính thức
hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào hoạt động. Đây là một tin vui với người dân trong tỉnh, cũng như
nhiều vị khách yêu thích du lịch trong cả nước. Đến đây tham quan du khách sẽ tận mắt chứng kiến
những cảnh quan hùng vĩ của núi sông, đặc biệt hơn cả là sự tái hiện lịch sử văn hóa Việt Nam từ thời
tiền sử cho đến nay.
Là lần thứ 2 tôi được đến đây tham quan. Cách với chuyến đi trước không xa lắm, nhưng sự thay đổi
nhanh chóng ở Đại Nam khiến nhiều đồng nghiệp của tôi trong đoàn đi hôm ấy phải ngỡ ngàng. Nhiều
thành lũy, khu trò chơi, vườn thú… đều đã nên hình. Chị Thụy Cúc một đồng nghiệp ở báo T.T, một
người đam mê du lịch có cảm nghĩ: “Khi khu du lịch này đi vào hoạt động, người ta không chỉ biết đến
Bình Dương về phát triển công nghiệp. Khu du lịch có tầm vóc lớn, có thể sánh tầm với khu vực và thế
giới. Tất cả đều mang đậm nét văn hóa lịch sử đáng tự hào của dân tộc ta”.

Dãy núi Bảo Sơn


Điểm nhấn quan trọng mang đậm nét văn hóa, lịch sử ở Khu du lịch Đại Nam được thể hiện nổi bật qua
hai công trình trọng điểm: Đó là đền thờ Đại Nam Quốc Tự và dãy núi Bảo Sơn. Hai công trình trọng
điểm này được bao bọc bởi một con sông nhỏ tên gọi là Bảo Giang dài 720m, tạo cảnh quan hoàn hảo
của Tiền sơn - Hậu thủy. Đại Nam Quốc Tự là một công trình mang kiến trúc thời Lý, với diện tích
5.000m2 được chia làm 2 tầng. Tầng trệt là nơi trưng bày hiện vật truyền thống của lịch sử dân tộc Việt
Nam. Các hiện vật được trưng bày ở đây đều được tái tạo lại bằng gốm sứ. Tầng thờ tự được chia làm 4
ân, công cha nghĩa mẹ, đất Phật và các anh hùng dựng nước, mẹ Âu Cơ, bách gia trăm họ. Ngoài các
bức tượng được dát bằng vàng 24K như tượng Bác, tượng Vua Hùng, Phật tổ thì mỗi chi tiết, hoa văn
trong đền thờ đều đạt sự tinh xảo về chạm trổ, điêu khắc, thể hiện văn hóa Việt Nam. Các trận đánh lịch
sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ được tái tạo lại bằng những hình ảnh sinh động trên 4 bức
tường, cửa gỗ. Những hình ảnh sơ khai từ thời dựng nước và giữ nước của các đời vua cũng đã được thể

hiện.

Một góc Khu du lịch Đại Nam

Án ngự trước cổng vào đền thờ là một hồ Bán Nguyệt. Hồ được bao bọc bởi 54 cột nước, tượng trưng
cho 54 dân tộc anh em. Một trụ nước chính phun thẳng cao 27m có hình búp sen thể hiện sự thanh cao,
tinh thần ý chí vươn lên. Sau lưng là dãy núi Bảo Sơn gồm 5 ngọn núi liên hoàn cao 65m, dài 250m,
được đánh giá là ngọn núi nhân tạo cao nhất Việt Nam (đến thời điểm này). Các hạng mục xây dựng
theo tích núi Ngũ Hành, đồng thời mang ý nghĩa bao hàm của kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Lòng núi là sự
tái hiện lịch sử dân tộc Việt Nam qua từng giai đoạn từ thời dựng nước đến nay, như hình ảnh Thánh
Gióng đánh giặc, văn minh lúa nước… Du khách có thể tham quan các ngọn núi này bằng đường thang
bộ lẫn thang máy. Vươn lên từ ngọn núi trung tâm của Bảo Sơn nhìn ra hướng nam là ngôi tháp 9 tầng,
còn gọi là Bảo Tháp (5 tầng chìm khuất trong dãy núi). Đây là nơi thờ phụng tâm linh và truyền thống
bất khuất của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự tôn vinh của thế hệ sau đối với tổ tiên và tiền nhân. Công
trình này được thể hiện bằng nghệ thuật điêu khắc chạm trổ truyền thống của nhiều làng nghề trên khắp
đất nước. Nét đặc trưng trong nghệ thuật trang trí của ngôi Bảo Tháp là phong cách truyền thống sơn
son thiếp vàng của người Việt xưa. Mỗi tầng tháp là nơi thời phụng với ý nghĩa riêng. Như thờ vong linh
các anh hùng lịch sử Việt Nam, thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo, thờ 18 đời
vua Hùng… Cách thờ tự này có sự tham khảo ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia, giáo sư sử học. Đặc
biệt trong ngày khánh thành Bảo Tháp năm 2003, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã đem tặng 2 hũ nước, đất
được lấy từ đền Vua Hùng và hiện đang được thờ tại tầng thứ 7 - nơi thờ 18 vị vua Hùng nên càng tăng
thêm phần ý nghĩa. Khi đi vào hoạt động, công trình này mỗi tháng được mở cửa tham quan 4 lần, vào


các ngày 30, 1, 14, 15. Theo ban lãnh đạo khu du lịch, ngày Giỗ tổ Hùng Vương những năm sắp tới, nơi
đây sẽ diễn ra nhiều chương trình lễ hội, nhằm ôn lại truyền thống hào hùng thời dựng nước và giữ
nước, để lớp trẻ có cơ hội hiểu thêm về cội nguồn dân tộc.

Công trình mới chỉ sắp hoàn thành giai đoạn 1


Khu du lịch này còn có nhiều hạng mục quan trọng khác sẽ xây dựng như Việt Nam thu nhỏ rộng 30 ha,
thể hiện vẻ đẹp về thiên nhiên cũng như phản ánh những thành tựu nổi bật của 64 tỉnh, thành trong cả
nước. Công trình này được thể hiện qua 64 căn nhà của mỗi tỉnh thành sẽ giúp du khách biết đến phần
nào về sự giàu đẹp, phong phú từ Bắc chí Nam. Đặc biệt, lồng theo mô hình 64 tỉnh, thành, du khách sẽ
tiếp cận với những hình ảnh cô đọng giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam. Hay công trình thế giới thu nhỏ
cũng vậy, du khách sẽ được biết đến những vùng đất, quốc gia nổi tiếng trên thế giới qua những vùng
đất nổi tiếng mang các kỳ quan, thắng tích tiêu biểu như tháp Eiffel, cung điện Hoàng gia Capital, điện
Kremmi, Vạn Lý Trường Thành, đền Ăngko… được thể hiện như nguyên mẫu. Ở đây còn có vườn bách
thú; hồ Ngọc Bích; mê cung rồng xanh; biển nhân tạo rộng 22 ha, với thiết bị tạo sóng và nước biển có
nồng độ như nước biển thật, sẵn sàng phục vụ cho hơn 30.000 du khách đến đùa vui cùng sóng nước…
Để đáp ứng nhu cầu ăn nghỉ cho du khách, ở đây đang xây dựng 5.000 phòng nghỉ từ bình dân đến cao
cấp. Trong đó có 4.000 phòng được xây dựng dọc theo hệ thống tường thành kiến trúc Cổ Loa, Huế.
Dẫu biết rằng công trình chỉ mới sắp sửa hoàn thành giai đoạn 1, nhưng vẻ đẹp của đất nước Việt Nam
đã dần được hình thành tại khu du lịch này, tương lai nơi đây sẽ trở thành điểm đến của nhiều du khách
trong và ngoài nước. Không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh doanh, mà nó còn giúp cho thế hệ sau hiểu biết
truyền thống hào hùng của dân tộc ta, để tự hào về lịch sử, cảnh vật và con người Việt Nam.


Đặc điểm[sửa]
Với tổng diện tích giai đoạn 1 là 261ha, giai đoạn 2 là 450ha, Đại Nam Thế giới du lịch có đủ
cả biển, hồ, sông, núi và tường thành, với dụng ý làm toát lên vẻ đẹp của đất nước Việt Nam [1], trong đó
điểm nhấn quan trọng nhất là đền thờ Đại Nam Quốc Tự và dãy núi Bảo Sơn. Ngoài ra, tại khu du lịch
còn có nhiều hạng mục quan trọng khác sẽ xây dựng như Việt Nam thu nhỏ rộng 30 ha, thể hiện vẻ đẹp
về thiên nhiên cũng như phản ánh những thành tựu nổi bật của 64 tỉnh, thành trong cả nước và những
hình ảnh giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam[1].
Chủ nhân của khu du lịch này là ông Huỳnh Phi Dũng,[2][3][4] người có liên quan đến một số vi phạm pháp
luật trong kinh doanh.[5][6]

Các hạng mục công trình trong khu du lịch Đại Nam[sửa]
Kim Điện[sửa]

Cổng Thanh Vân[sửa]

Trần của cầu Ngọc Bích

Cổng tam quan to lớn phía trước khi vào Đại Nam Quốc Tự, phía trên cổng Tam Quan Thanh Vân là các
câu đối ca ngợi non sông Việt Nam của tác giả Huỳnh Ngu Công. Câu đối có nội dung:
Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến


Hẹn bước Thanh Vân
Kính thư tiên tổ tạ long ân
Chào cả Tiên Long hội giáng trần
Tôn dựng bốn nghìn năm diệu sở
Việc thời xin hẹn bước Thanh Vân
Mặt sau của cổng Thanh Vân cũng có bài thơ có nội dung như sau:
Về thăm Văn Hiến rồng tiên
Mỗi trang sử một thề nguyền đinh ninh
Về thăm Văn Hiến diễm tình
Khi về chở cả cây Quỳnh cảnh Dao
Kiến trúc của cổng Thanh Vân hoàn toàn xây dựng bằng chất liệu gỗ từ trong ra ngoài. Trước
cổng Thanh Vân là bến xe điện và nhà rường kiểu Huế ở cả hai bên được lợp bằng ngói lưu li
xanh.
Sau cổng Tam Quan này là dãy hành lang miêu tả 54 dân tộc Việt Nam trải dài cập theo cổng
Tam Quan.
Từ cổng chính vào, du khách sẽ qua cầu Ngọc Bích và Hồ Ngọc Bích. Sau khi cầu Ngọc Bích và
Hồ Ngọc Bích, du khách sẽ đến cổng chính của Đại Nam Quốc Tự. Khuôn viên chùa rộng
5.000m², cầu thang đi lên có 9 bậc tam cấp. Đây là lối đi cao, muốn lên Đại Tự, du khách phải
leo lên 9 bậc câp này. Phía sau đền thờ còn có thang máy dành cho người khuyết tật và người
già. Hành lang bao quanh chùa được lát đá khổ lớn nhập từ Tây Ban Nha. Đây là gạch gương,
mỗi viên có giá 2.800.000 đồng một viên. Tổng cộng có có 28 bộ cửa làm bằng gỗ quý, trên các

bộ cửa có chạm khắc hình ảnh 28 giai đoạn lập quốc của Việt Nam.Tất cả các bức chạm khắc
trên đều được khảm dát vàng 24k. Khu vục dát vàng du khách không thể sờ hiện vật và được
bảo quản.
Phía trước chính điện là một hồ rộng có phun nước. Tổng cộng có 54 cột nước tượng trưng cho
54 dân tộc Việt Nam. Phần hồ nước rộng phía trước có hệ thống nhạc nước, được sử dụng vào
các dịp lễ hội và các chương trình sân khấu lớn.

Kim Điện[sửa]


Bệ thờ chính, từ trên xuống là tượngPhật Tổ, vua Hùng, Hồ Chí Minh được mạ vàng theo cách xếp đặt cũ.
Hiện nay khu vực này là khu vực cấm chụp ảnh - ảnh này chụp trước khi có lệnh cấm

Đây là một công trình kiến trúc Việt cổ có diện tích 5.000 m² với chất liệu chính là gỗ, đá và mạ
vàng. Tuy nhiên có nhiều ý kiến cho rằng công trình mang nét lai căng Trung Hoa và có ít đặc
điểm kiến trúc Việt.

Cửa bên hông Kim Điện

Chính điện gồm ba tầng thờ tượng Đức Phật Tổ, vua Hùng Vương và vua Trần Nhân Tông, hai
bên là tượng của chủ tịch Hồ Chí Minh, danh tướngTrần Hưng Đạo và Mẹ Âu Cơ đều được
mạ vàng. Bên dưới có bảng thờ 54 dân tộc và hơn 2.000 dòng họ Việt Nam. Các cánh cửa đền
được khắc những câu chuyện lịch sử và dân gian của đất nước. Hai bên hông ngoài đền thờ là
hai bức tượng Thánh Gióng và danh tướng Lý Thường Kiệt cưỡingựa, cũng mạ vàng. Trước
đây, 3 bệ tượng là tượng Phật Tổ, vua Hùng, Hồ Chí Minh (xem hình bên phải) nhưng nay đã
thay đổi [7].
Để vào đại điện, du khách phải mang vớ vào và để dép cẩn thận tránh mất đồ .

Khu trò chơi[sửa]


Khu trò chơi Đại Nam



Tàu lộn vòng siêu tốc.


Tàu lộn vòng siêu tốc

Đây được xem là phiên bản tàu lộn vòng siêu tốc có đường ray dài nhất Việt Nam. Độ lộn vòng
của tàu cũng nhiều hơn so với các phiên bản khác.[8]

Vượt thác Đại Nam



Đua xe

Đua xe

Đây được xem là trò đua xe duy nhất của Việt Nam tương tự đua xe của Thái Lan. Không giống
như đua xe điện thông thường. Đua xe này có độ khó và độ dốc và tốc độ khá cao gây cảm giác
mạnh và thú vị như thật.


Trò chơi trứng khủng long



Thập nhị cung kỳ án.


Khu thập nhị cung là công trình mới khai trương của khu du lịch mô phỏng 12 kỳ án thời dựng
nước của Việt Nam được xây dựng hoành tráng và quy mô. Du khách sẽ được phiêu lưu trong
các vụ án với các hình nhân như thật.

Thập nhị cung kì án



Phim 4D

Rạp chiếu phim 4D

Cũng giống như Túi càn khôn vũ trụ của Suối Tiên, phim 4D của Lạc Cảnh Đại Nam xây dựng
lớn hơn nằm bên trong kinh thành. Chiều không gian thứ tư là cảm giác giúp khách có cảm giác
như thật. Các chương trình quý khách lựa chọn: Hành trình khám phá thế giới cổ đại, Tham
quan dãy ngân hà, Cứu công chúa trong cây đèn thần,..v..v..


Thuyền đụng


Thuyền đụng Đại Nam

Là trò chơi du khách tham gia chiến đấu bằng thuyền đụng, lướt trên mặt nước và điều khiển
thuyền của mình. Thuyền đụng được xây dựng trên hồ sương mù khá lạ mắt. Trên hồ còn có
quán cà phê sương mù cho du khách vừa nhâm nhi cà phê vừa xem thuyền đụng và ngắm tòa
lâu đài cổ quái.

Phượng Hoàng cung




Thế giới tuyết

Mô hình trò chơi tuyết duy nhất của Việt Nam. Với âm 3-5 độ, du khách phải trang bị áo gió và
giày và tham gia các trò chơi duy nhất của Việt Nam như: trượt tuyết, đắp người tuyết, và đùa
giỡn trong không gian của tuyết.

Thế giới tuyết



Kỳ lân cung - 18 tầng địa ngục.


Đây là công trình mô phỏng theo Phật Giáo về kiếp luân hồi - tương tự Suối Tiên đưa du khách
khám phá địa ngục qua 18 cửa ngục. Công trình to lớn này có 3 kim lân và có Ngưu Đầu, Mã
Diện canh gác cổng, công trình đã hoàn thành và đang phục vụ.


Phượng hoàng cung



Đu quay dây văng

Đu quay dây văng có 2 loại: Đu quay dây văng võng đơn và đu quay trên mình thú, hai trò chơi
này tương tự Vinpearland - Nha Trang.


Đu quay dây văng



Ếch nhảy

Độc đáo nhất là trò chơi xà ngang ếch nhày này mà Đại Nam đưa vào khu du lịch của mình. Với
độ cao nhất định, xà ngang đưa du khách lên cao rồi thả tự do từ trên xuống.

Trò chơi 18 tầng địa ngục



Vượt thác

Tương tự trò chơi vượt thác của Đầm Sen- thế nhưng độc cao của thác Đại Nam khiến du
khách e ngại - khá cao và cảm giác mạnh hơn.


Khám phá rừng rậm Amazon

Mô phỏng trò chơi du hành vào rừng rậm Amazon huyền bí.


Tàu lộn ngang


Tàu trượt ngang - trò chơi tương tự của Đầm Sen, xe trượt ngang trên đường ray hình vuông.



Thiên đường tuổi thơ

Đây là một thiên đường đúng nghĩa khi Đại Nam cho xây dựng hoàng tráng với rất nhiều trò chơi
như xe điện đụng, đua xe, v..v... Công trình này đang xây dựng chưa hoàn thành.


Phim 4D mái vòm

Công trình đang xây dựng này giúp du khách có cái nhìn tổng thể hơn và giúp du khách có cảm
giác như thật khi tham gia vào công trình này. Bằng việc ứng dụng mái vòm, phim 4D mái vòm
cho du khách cảm giác như chính mình tham gia vào nội dung phim.

Kỷ lục[sửa]
8 kỷ lục của khu du lịch Đại Nam Văn Hiến

1. Khu du lịch có diện tích lớn nhất Việt Nam (450ha), bao gồm cả núi sông, hồ, biển bao
trọn cả một khu du lịch.

2. Bức tường thành bao bọc gắn với hệ thống khách sạn dài 13,5 km, với 5.000 phòng
nghỉ, hiện nay khu vực này chỉ xây dựng 1 phần, sau khi xây dựng xong, nó sửa được
đăng kí kỉ lục Việt Nam.

3. Cột cờ có hình dáng đài sen cao 9m, có thể được xem là cột cờ cao nhất Việt Nam. Trụ
cờ có hình Long đầu trượng, biểu tượng của sự thanh cao và quyền quý. Cây cột cờ
xây dựng theo kiến trúc của Cổ Loa Thành.

4. Đền thờ Đại Nam quốc tự rộng 5.000m² được xây dựng theo kiến trúc cổ, được xem là
đền thờ rộng lớn nhất hiện nay.

5. Núi Bảo Sơn hay Ngũ Hành Sơn trong khu du lịch Đại Nam dài 250mét, gồm 5 ngọn:

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với ngọn núi trung tâm cao 68mét là ngọn núi nhân tạo lớn
nhất Việt Nam (tính đến thời điểm hiện nay). Trong núi này là khu Việt Nam thu nhỏ và
các hạng mục công trình vẫn đang trong quá trình xây dựng.

6. Biển nhân tạo với diện tích 22ha, được xem là biển nhân tạo lớn nhất Việt Nam có thiết
bị tạo sóng và nước biển có nồng độ ổn định như nước biển thật, phục vụ cho hơn
30.000 du khách đến đùa vui. Đường bờ biển dài 30m, cát trắng mịn, cột sóng cao
1,6m, do Thụy Điển chuyển giao công nghệ.

7. Vườn thú nhiều thú trắng nhất Việt Nam: với bộ sưu tập phong phú nhiều loại thú đặc
biệt là các loài thú quý hiếm như: sư tử trắng, cọp trắng, công trắng..v..v.

8. Trò chơi Tàu lộn vòng siêu tốc có đường ray dài nhất Việt Nam.

Vườn thú Đại Nam[sửa]


Voi tại vườn thú Đại Nam

Vườn thú Đại Nam là một vườn thú của Việt Nam. Tại đây những con thú được nhốt trong các
chuồng rộng,tương tự như Thảo cầm viên Sài Gòn.
Vườn thú rộng mát với khuôn viên 12,5 hécta, có 100 loài động vật. Có các loài như: sư tử
trắng, tê giác trắng, hổ trắng, công trắng, ngựa vằn, rùa da báo, hươu cao cổ, Hà mã, hổ Đông
Dương, Khỉ sóc Nam Mĩ, Báo lửa, Nai cà tong, Hồng hoàng, Linh dương sừng kiếm.Khu thú nhỏ
được nhốt và ngăn cách bởi các tấm kiếng.

Dãy núi Bảo Sơn[sửa]

Dãy Bảo Sơn


Dãy núi Bảo Sơn gồm 5 ngọn núi liên hoàn cao 65m, dài 250m, được đánh giá là ngọn núi nhân
tạo cao nhất Việt Nam[1]. Núi có ngọn bảo tháp cao sừng sững tạc bài thơ hay và suối thì chảy
róc rách. Bên trong dãy Bảo Sơn là công trình Việt Nam thu nhỏ và các vị Bồ Tát, Di Lặc,.v...v..
Cùng bao quanh dãy Bảo Sơn là con rồng vàng dài bao bọc cùng dòng Bảo Định Giang chảy róc
rách ngày đêm.

Biển Đại Nam[sửa]


Biển Đại Nam được xem là biển nhân tạo lớn nhất Việt Nam hiện nay

Biển có mức sóng vỗ 1,6m

Được xây dựng trên diện tích gần 22 ha, tổng diện tích mặt nước 20.000m², chiều dài bờ biển
1,4 km... đây được xem là biển nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Được khai trương nhân ngày 18/1
nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí mang lại cảm giác thật như biển.
Biển có các bãi tắm, hệ thống tạo sóng nhân tạo có thể làm ra những con sóng cao 1,6 mét, đây
được xem là biển nhâ

Cách Sài Gòn - Hòn Ngọc Viễn Đông khoảng 40km, Đại Nam Văn Hiến là quần thể du lịch lớn
nhất Việt Nam.


Tọa lạc tại TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, với tổng diện tích 450 ha, Khu du lịch Đại Nam thực sự là
thiên đường của những thiết kế hiện đại và độc đáo mang tầm cỡ quốc tế. Đến với Đại Nam, du khách sẽ đi từ
ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, với những cảnh quan đẹp mắt theo lối kiến trúc đền đài, thể hiện rõ nét
văn hóa Việt Nam qua các thời kỳ, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của dân tộc.


Có thể nói, ai đã đến Bình Dương mà chưa thăm khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến thì coi như chưa

đến chốn này.

Nét nổi bật hấp dẫn du khách khi đến khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến là khu tâm linh với tổng diện
tích 61ha. Trong đó, khu thờ tự được bao bọc bởi 2 con rồng xanh với chiều dài mỗi con rồng 270m là điểm
nhấn mang ý nghĩa về văn hóa-lịch sử và vọng ngưỡng những tinh hoa của dân tộc Việt Nam qua 4.000 năm
văn hiến. Trung tâm của khu thờ tự là đền Đại Nam với diện tích 5.000m². Điểm nhấn của khu đền là tòa Kim
Điện với gian chính điện thờ Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, Vua Hùng và Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân
Tông. Bên phải điện thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Mẹ Âu Cơ và Bách Gia Trăm Họ (bảng ghi 1039 dòng
họ của các dân tộc Việt Nam). Bên trái điện thờ Bác Hồ, Tổ Đức và ban thờ 3 vị: Thành hoàng – Thần tài –


Thổ địa. Toàn bộ tượng thờ trong Kim Điện và tượng đài hai vị anh hùng dân tộc Quang Trung và Lý Thường
Kiệt trấn giữ bên ngoài điện đều được dát vàng.

Kim Điện được xây dựng theo hình vuông tròn. Hình tròn trên nóc điện biểu trưng cho trời, có vẽ 108 con
chim hạc với ý nghĩa: 54 con hạc tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam ở cõi trần, 54 con hạc tượng trưng cho
54 dân tộc Việt Nam ở cõi âm. Chính giữa của mái vòm là điểm vọng âm. Đứng tại điểm vọng âm, âm thanh
sẽ được khuyếch đại truyền đi khắp Kim Điện. Hình vuông được thể hiện qua 4 vách của điện thờ, bao gồm 28
bộ cánh cửa với mỗi cánh cửa nặng 500kg. Trên nền 28 bộ cánh cửa được chạm trổ 28 bức tranh lịch sử tiêu
biểu, đánh dấu cho các mốc son của lịch sử dân tộc bắt đầu từ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và kết thúc bằng
thắng lợi rực rỡ của mùa xuân lịch sử 1975. Trong điện có đặt hai cây nến với tên gọi Đại Hoàng Đăng, mỗi
cây có chiều cao 2,7m với đường kính 90cm, dự đoán có thể cháy trong suốt nhiều năm.


×