“Thăng Long – Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng ”
Thăng Long - Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt
Nam. Nơi đây đã chứng kiến nhiều thắng lợi hiển hách của một dân tộc
“rực rỡ văn tự, chói lọi võ công !”.
Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, Thăng Long - Hà Nội
đã trở thành biểu tượng của Văn hiến - Anh hùng - Vì hòa bình, là niềm tự
hào lớn lao của mỗi người dân đất Việt. Năm 2010 đánh dấu nhiều sự kiện
trong đại của đất nước Việt Nam ta như : 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại, 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, … và
thời khắc lịch sử đặc biệt Thủ đô tròn 1000 năm tuổi như tô thắm thêm
những sự kiện văn hóa trọng đại của nước nhà.
Hòa cùng không khí thi đua sôi nỗi của cả nước hướng về Thủ đô với
cuộc thi tìm hiểu “Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn Hiến và Anh
hùng”, là một đoàn viên thanh niên, đến với cuộc thi, tôi xin trình bày phần
dự thi của mình như sau :
Phần I : 12 câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1 : Trong bài “Chiếu dời đô”, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã xác định
những lợi thế nào của đất Thăng Long ?
1
Tượng vua Lý Thái Tổ.
a. Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương.
b. Được thế rồng cuộn hổ ngồi.
c. Có núi cao sông dài.
d. Muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh.
Với 4 đáp án mà Ban tổ chức cuộc thi đã đưa ra,
qua tìm hiểu các tư liệu trong Chiếu dời đô của vua
Lý Thái Tổ - nhân vật lịch sử đã làm nên lịch sử đó
là khai sinh tòa kinh đô nước Đại Việt năm 1010 đã
xác định những lợi thế của đất Thăng Long trong
chiếu dời đô: “…Là chỗ tụ hội quan yếu của bốn
phương ; được thế rồng cuộn hổ ngồi ; muôn vật hết
sức tươi tốt phồn thịnh.” Theo tôi, đáp án đúng là :
a, b và d.
Bức Chiếu dời đô tại Đền Đô
Câu 2 : Tòa thành cổ nhất trên đất Thủ đô là tòa thành nào?
a. Thành Đại La.
b. Thành Cổ Loa.
c. Thành cổ Sơn Tây.
d. Thành cổ Hà Nội.
Cổ Loa Thành với tượng An Dương Vương
2
Thủ đô Hà Nội có lịch sử rất lâu đời, trải qua quá trình hình thành và phát
triển; theo dòng lịch sử, những di tích tồn tại qua từng thời kì đã khẳng định dấu
ấn văn hóa nghìn năm. Thành Đại La được xây dựng năm 886 là đô cũ của
vua họ Cao dùng để chống giặc Nam Chiếu. Thành Cổ Loa được xây dựng
hai lần, lần thứ nhất vào thế kỉ III trước Công Nguyên, Cổ Loa là kinh đô
của An Dương Vương ; lần thứ hai vào thế kỉ X, Cổ Loa là kinh đô của Ngô
Vương Quyền. Thành Cổ Sơn Tây khởi dựng vào năm Minh Mệnh thứ ba
(năm 1822). Đây là tòa thành mới được khôi phục ở thị xã Sơn Tây. Thành
Cổ Hà Nội do Vua Gia Long cho tạo dựng để làm thủ phủ của Bắc Thành
được hoàn công xây đắp vào năm 1805. Chính vì vậy, đáp án đúng của câu
hỏi này là đáp án b.
Câu 3 : Ngôi “Làng hai Vua” ở phía Tây Thủ đô - là quê hương của Bố
Cái Đại Vương Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền, tên là gì ?
a. Nhị Khê.
b. Thủ Lệ.
c. Hạ Lôi.
d. Đường Lâm.
Theo một số tài liệu mà tôi đã tham khảo được, làng Nhị Khê thuộc huyện
Thường Tín phía Nam Thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, đây là tên của một danh nhân
Nhị Khê, có ngôi nhà được chuyển dùng làm trường “Đông Kinh nghĩa thục”
nổi tiếng đầu thế kỉ XX. Nhị Khê còn được biết đến là quê hương của Anh hùng
dân tộc - danh nhân văn hóa thế giới : Nguyễn Trãi. Ngôi đền chính thờ Nguyễn
Trãi cũng được gọi là đền Nhị Khê. Làng Thủ Lệ là làng ở điểm chính Tây và
Cực Tây của Kinh thành Thăng Long xưa. Lúc đầu có tên là làng Thị Trại. Là
quê hương của mẹ một hoàng tử triều Lý có tên là Linh Lang. Hạ Lôi là ngôi
làng ở huyện Mê Linh. Tên huyện gắn với tên của cuộc khởi nghĩa Hai Bà
Trưng. Ngôi đền thiêng của làng Hạ Lôi là một trong ba nơi thờ chính Hai Bà
Trưng của cả nước.
Làng Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây
có di tích đền thờ, lăng mộ của Anh
hùng dân tộc - Bố Cái Đại Vương
Phùng Hưng và Ngô Vương Quyền. Cả
chứng tích huyền kì về cuộc đời và sự
nghiệp của hai vị anh hùng dân tộc
này (như : nơi đánh cọp, chỗ buộc
voi, trường luyện võ, …). Cho nên
đáp án của câu hỏi này là đáp án d.
3
Cổng làng cổ Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội.
Câu 4 : Năm 1010, Hoàng đế Lý Thái Tổ đã cho xây Tòa chính điện Càn
Nguyên của Kinh đô Thăng Long ở trên cao điểm nào?
a. Núi Cung.
b. Núi Nùng.
c. Núi Khán.
d. Núi Sưa.
Theo tư liệu : Luận bàn về câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long-Hà Nội
nghìn năm Văn hiến và Anh hùng của nhà sử học Lê Văn Lan, Tòa chính điện
Càn Nguyên được vua Lý Thái Tổ cho xây dựng trong những năm đầu định đô ở
Thăng Long. Đây là công trình kiến trúc quan trọng, cho nên việc chọn điểm cao
để xây dựng tòa chính điện cũng đem vị thế của mình mà làm oai phong cho
kiến trúc cung đình bên trên nó. Tư liệu nêu rõ : “Núi Nùng nhiều người nhầm
khi gọi quả gò đất đang thấy ở trong vườn Bách Thảo bằng tên này. Nhưng thực
sự núi Nùng không bao giờ ở trong vườn Bách Thảo, mà luôn ở chính tâm tòa
“Thành cổ Hà Nội”, cũng như là ở chính tâm Hoàng thành (thực ra là Cấm
thành) Thăng Long. Hiện đang còn 4 con rồng đá (tạc năm 1467) trườn từ tòa
chính điện Kính Thiên của triều Lê, khởi dựng từ năm 1428 trên đỉnh núi. Tòa
chính điện này là hậu thân của tòa chính điện Thiên An (khởi dựng năm 1029).
Và đến lượt mình, Thiên An là hậu thân của tòa chính điện Càn Nguyên (khởi
dựng năm 1010)”. Từ cơ sở nêu trên, tôi chọn đáp án đúng cho câu hỏi này là
đáp án b.
Câu 5 : Những công trình nào trong “Tứ đại khí” nước Đại Việt thời Lý
- Trần đã được tạo tác ở Thăng Long?
a. Tháp Báo Thiên.
b. Chuông Quy Điền.
c. Tượng Quỳnh Lâm.
d. Vạc Phổ Minh.
Cũng từ tư liệu : Luận bàn về câu hỏi Cuộc thi tìm hiểu Thăng Long-Hà
Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng của nhà sử học Lê Văn Lan “Tứ đại khí”
là cách gọi tắt của “An nam tứ đại khí” (Bốn vật khổng lồ của nước “An Nam”)
- theo cách gọi của người phương Bắc. Bốn vật khổng lồ của nước Đại Việt thời
Lý Trần (khiến người phương Bắc cũng phải ca ngợi) này được tạo tác theo tinh
thần và khí thế rồng bay lên - Thăng Long (Lý) và “hào khí Đông A” (Trần).
4
Từ tư liệu này, với 4 công trình mà Ban tổ chức cuộc thi đã đưa ra, theo tôi
cả 4 công trình này đều là những công trình trong “Tứ đại khí” mà nước Đại
Việt thời Lý -Trần đã được tạo tác ở Thăng Long.
Ảnh tư liệu :
Tháp Báo Thiên Chuông Quy Điền
Câu 6 : Trong khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà
Nội, di sản nào là của thời Lê?
a. Khuê Văn Các.
b. Đại Bái Đường.
c. Nhà Thái Học.
d. Bia Tiến Sỹ.
Khu Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội là di sản văn hóa hàng đầu và là niềm
tự hào lớn lao của đất và người Kinh kỳ - Thủ đô, cũng như là của cả nước Việt
ta.Những hạng mục làm nên di sản văn hóa quý giá này rất nhiều và là sản phẩm
trí tuệ, tình cảm, công sức của nhiều đời góp lại.
Khuê Văn Các là công trình kiến trúc đẹp và giàu ý nghĩa này đang có hình
ảnh cách điệu được dùng làm biểu tưởng cho Thành phố Hà Nội. Đồng điệu và
hài hòa với tổng thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội, nhưng kiến trúc
này lại chỉ mới được đặt (xây dựng) vào đây hồi đầu thời Nguyễn (đầu thế kỷ
XIX) ; Đại Bái Đường : công trình kiến trúc hoành tráng này là kiến trúc chính
yếu của toàn khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội. Đây là công trình
tích hợp nhiều yếu tố kiến trúc, nghệ thuật, di vật…từ thời Lê -Trịnh (thậm chí
từ thời Mạc) đến thời Nguyễn, với cả những dấu ấn của sự sửa chữa, tôn tạo
trong thời hiện đại ; Nhà Thái học : đây là kiến trúc phỏng cổ, mới được xây
5