Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Doc1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.25 KB, 8 trang )

Xe đơn vị đưa chúng tôi từ trường sỹ quan kỹ thuật quân sự đi Khu Du lịch
Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến (tên đầy đủ, nhưng thường được gọi tắt là Khu du
lịch Đại Nam, Bình Dương). Hành trình kéo dài khoảng 60 phút, vì toàn là bộ đội
nên chúng tôi ai nấy đều rất háo hức, được chứng kiến tận mắt tượng đài, kim điện.
Cổng Kim Điện .

Từ lối vào cổng ngoài cho đến bãi đậu, khu du lịch Đại Nam đã tạo cho tôi ấn
tượng tốt, đẹp và bề thế dù vẫn còn một vài nơi có vẻ vẫn còn đang tiếp tục được
hoàn thiện. Đoạn đường ngắn để vào bến xe trong khu du lịch này đi qua Khách
sạn Thành Đại Nam, thể hiện một lối kiến trúc cổ phương Đông, nhưng tôi không
đủ sức nhận biết nó mang phong cách gì, Việt hay Tàu. Tiếc rằng vị trí ngồi của tôi
trên xe không thuận tiện để chụp được cảnh đường đi vào này.

Trong khu du lịch Đại Nam có ba nơi phải mua vé: Khu đền thờ (với kiến trúc
trung tâm là Kim Điện), Biển Đại Nam và Khu vườn thú. Vé vào cửa mỗi nơi là 50
ngàn đồng. Tôi mua một vé kiểu combo (vào cả ba nơi) hết 105 ngàn. Hơi "sang"
một chút, nhưng nghĩ đã đến nơi thì ... ráng đi cho hết! Còn bốn nơi khác không
phải mua vé, nhưng dĩ nhiên muốn sử dụng dịch vụ gì trong đó thì du khách sẽ


phải trả tiền riêng: Khu quảng trường, Khu trò chơi, Khu dã ngoại và Khách sạn
Thành Đại Nam.

Ngay trước bến xe buýt trong khu du lịch Đại Nam du khách sẽ nhìn thấy một đài
tháp cao và quần thể tượng Âu Cơ-Lạc Long Quân. Phòng bán vé vào cửa và lối
vào chính tham quan khu du lịch ở đây. Đứng trước quần thể tượng du khách đã có
thể nghe tiếng hát rền vang của ca sĩ Tạ Minh Tâm qua ca khúc Kỳ đài Đại Nam
Văn Hiến (nhạc Kiều Tấn phổ thơ Huỳnh Uy Dũng - một cái tên mà du khách sẽ
"phải" nghe nhắc mãi khi đến tham quan tại đây).
Sau khi qua khâu xét vé, du khách có thể đi bộ tham quan hay leo lên xe lửa để đi
đến những điểm khác nhau. Nếu so với những khu vui chơi ở Mỹ như Disneyland


hay Universal Studio thì Khu du lịch Đại Nam hiển nhiên chưa thể sánh được về
độ lớn (mới chỉ là so sánh về độ rộng lớn thôi), nhưng kiểu phục vụ này làm cho
người ta có cảm giác đi bộ trong khu du lịch này là không nổi. Chú ý là người ta đã
căng rất nhiều lưới che nắng trong Khu du lịch (có lẽ cây mới trồng chưa kịp lớn
để có tàn, và du khách Việt không thích phơi nắng) nên đi bộ trong khu du lịch
cũng khá mát mẻ. Chỉ có điều việc che nắng kiểu này làm tính thiên nhiên của khu
du lịch bị giảm đi, chụp hình bớt đẹp.
Tôi đi vào khu điện thờ từ cửa bên phía Đông. Bên đây cầu là chân núi nhân tạo,
bên kia cầu là khu vực Kim Điện, kiến trúc trung tâm của khu điện thờ (Khu tâm
linh của Khu du Lịch Đại Nam). Một miếu thờ nhỏ dưới chân núi. Từ trong hang
động dưới chân núi chụp ra. Trong này có những dấu tích lịch sử của Tiên DungChử Đồng Tử và Phù Đổng Thiên Vương.
Cảnh chụp từ trên cầu đi qua Kim Điện: núi (Ngũ Hành Sơn) nhân tạo và sông
(Bảo Giang) cũng nhân tạo luôn. Trên vách núi là bài phú "Đất lành chim đậu" của
Huỳnh Ngu Công (không rõ có liên hệ họ hàng gì với nhân vật Huỳnh Anh Dũng
không!)


Cảnh trên cầu cũng như dưới cầu đều rất đẹp, không những thế mà xung quanh
cây cầu còn có rất nhiều cây, thể hiện được thiên nhiên một bức tranh thu nhỏ. Một
xã hội đầy đủ.. qua đó nó cũng khẳng định được ước mơ của người xưa, về một
cuộc sống xung tú đầy đủ.

KIM ĐIỆN

Lối vào chính của Kim Điện. Hành lang khuôn viên của Kim Điện: bên trên (trái)
và bên dưới (phải). Khách chỉ được chụp hình phía ngoài khuôn viên Kim Điện.
Bên trong điện thờ khách tham quan không được chụp hình, bỏ mũ và mang vớ
trùm giày dép (bộ phận tiếp tân sẽ phân phát vớ cho khách tham quan).
Phía trong Kim Điện. Các bệ thờ xếp thành hình chữ U. Trong ảnh là nhánh chính
của chữ U (ở giữa) thờ Trời, Phật, ... Có cả bệ thờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh bên



trái. Nhánh bên phải của chữ U có bệ thờ của các triều vua nước Việt xưa (Đinh,
Lê, Trần, Nguyễn,...). Nhánh bên trái của chữ U thờ các bà Chúa, Thánh Mẫu,...
(nói chung là các vị nữ). Có lẽ tất cả các nhân vật thuộc về tín ngưỡng, tâm linh và
các triều vua đều được "quy tụ" về đây. Thế giới đại đồng mà! Chỉ cần đến một nơi
là du khách có thể "lễ" cả bộ. Nhất cử và "rất nhiều" tiện!
Khu Biển Đại Nam gồm có hai "biển": "Biển Nước Mặn" và "Biển Nước Ngọc".
Một con đường chạy giữa hai "biển" dẫn đến một "lâu đài" còn dang xây dựng dở
dang (chưa rõ công năng làm gì?).
Lối vào Khu vườn thú. Ý tưởng của những nhà thiết kế là tạo ra một kiểu vườn thú
mở, nhưng thực tế khách tham quan vẫn chỉ có cảm giác đây là một vườn thú
"đóng" mà thôi, hay cùng lắm chỉ là kiểu vườn thú mà chuồng thú không rõ giới
hạn. Nghĩa là, cảm giác "mở" của thiên nhiên mênh mông, môi trường sống của
thú, vẫn ... chưa thấy được! (Sau khi đi xong về nhà tôi đọc thêm brochure về Khu
vuờn thú này mới biết là nó ... "mở"!
Lối đi trong khu vườn thú: rất thoải mái, sạch và mát mẻ. Còn các khu vực nuôi
nhốt thú vẫn có rào chắn. Thậm chí nơi nhốt hổ còn có thêm tường kính bọc phía
ngoài. Du khách không thể có cảm giác mình đang đi vào một khu thiên nhiên
"mở" cho thú được.
Hồ nuôi cá và "chuồng" hà mã. Vài loại thú lớn khác trong vườn thú: Sự hiển hiện
quá rõ rệt của các vòng rào không thể giúp du khách có cảm giác "mở" của thiên
nhiên được.

Nhìn chung Khu du lịch Đại Nam cũng đã tạo được một số sắc thái riêng để không
bị "lẫn" vào những khu du lịch đi trước (Đầm Sen, Suối Tiên). Vẫn còn đang trong
quá trình hoàn thiện xây dựng và hoạt động, tôi nghĩ trong tương lai Khu du lịch
Đại Nam cũng sẽ giành được vị trí xứng đáng trong lòng du khách vì những cố
gắng và tâm huyết của những người khai sinh ra nó.
Khu du lịch Đại Nam là một công trình tôn vinh và vọng ngưỡng văn hóa Việt

Nam từ xưa đến nay. Với tổng diện tích giai đoạn 1 là 261 ha, giai đoạn 2 là 450
ha, Khu du lịch Đại Nam có đủ cả biển, hồ, sông núi và tường thành, làm toát lên


vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Đến với Khu du lịch Đại Nam, chúng ta như được
trở về với cội nguồn dân tộc vậy.

Tháng 9 năm nay, Khu du lịch Đại Nam ở ấp 1, xã Hiệp An, TX.Thủ Dầu Một,
Bình Dương chính thức hoàn thành giai đoạn 1 và đưa vào hoạt động. Đây là một
tin vui với người dân trong tỉnh, cũng như nhiều vị khách yêu thích du lịch trong cả
nước. Đến đây tham quan du khách sẽ tận mắt chứng kiến những cảnh quan hùng
vĩ của núi sông, đặc biệt hơn cả là sự tái hiện lịch sử văn hóa Việt Nam từ thời tiền
sử cho đến nay.

Là lần thứ 2 tôi được đến đây tham quan. Cách với chuyến đi trước không xa lắm,
nhưng sự thay đổi nhanh chóng ở Đại Nam khiến nhiều đồng nghiệp của tôi trong
đoàn đi hôm ấy phải ngỡ ngàng. Nhiều thành lũy, khu trò chơi, vườn thú… đều đã
nên hình. Chị Thụy Cúc một đồng nghiệp ở báo T.T, một người đam mê du lịch có
cảm nghĩ: “Khi khu du lịch này đi vào hoạt động, người ta không chỉ biết đến Bình
Dương về phát triển công nghiệp. Khu du lịch có tầm vóc lớn, có thể sánh tầm với
khu vực và thế giới. Tất cả đều mang đậm nét văn hóa lịch sử đáng tự hào của dân
tộc ta”.


Dãy núi Bảo Sơn

Điểm nhấn quan trọng mang đậm nét văn hóa, lịch sử ở Khu du lịch Đại Nam
được thể hiện nổi bật qua hai công trình trọng điểm: Đó là đền thờ Đại Nam Quốc
Tự và dãy núi Bảo Sơn. Hai công trình trọng điểm này được bao bọc bởi một con
sông nhỏ tên gọi là Bảo Giang dài 720m, tạo cảnh quan hoàn hảo của Tiền sơn Hậu thủy. Đại Nam Quốc Tự là một công trình mang kiến trúc thời Lý, với diện

tích 5.000m2 được chia làm 2 tầng. Tầng trệt là nơi trưng bày hiện vật truyền
thống của lịch sử dân tộc Việt Nam. Các hiện vật được trưng bày ở đây đều được
tái tạo lại bằng gốm sứ. Tầng thờ tự được chia làm 4 ân, công cha nghĩa mẹ, đất
Phật và các anh hùng dựng nước, mẹ Âu Cơ, bách gia trăm họ. Ngoài các bức
tượng được dát bằng vàng 24K như tượng Bác, tượng Vua Hùng, Phật tổ thì mỗi
chi tiết, hoa văn trong đền thờ đều đạt sự tinh xảo về chạm trổ, điêu khắc, thể hiện
văn hóa Việt Nam. Các trận đánh lịch sử qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp,
Mỹ được tái tạo lại bằng những hình ảnh sinh động trên 4 bức tường, cửa gỗ.


Những hình ảnh sơ khai từ thời dựng nước và giữ nước của các đời vua cũng đã
được thể hiện.

Một góc Khu du lịch Đại Nam

Án ngự trước cổng vào đền thờ là một hồ Bán Nguyệt. Hồ được bao bọc bởi 54
cột nước, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em. Một trụ nước chính phun thẳng cao
27m có hình búp sen thể hiện sự thanh cao, tinh thần ý chí vươn lên. Sau lưng là
dãy núi Bảo Sơn gồm 5 ngọn núi liên hoàn cao 65m, dài 250m, được đánh giá là
ngọn núi nhân tạo cao nhất Việt Nam (đến thời điểm này). Các hạng mục xây dựng
theo tích núi Ngũ Hành, đồng thời mang ý nghĩa bao hàm của kim, mộc, thủy, hỏa,
thổ. Lòng núi là sự tái hiện lịch sử dân tộc Việt Nam qua từng giai đoạn từ thời
dựng nước đến nay, như hình ảnh Thánh Gióng đánh giặc, văn minh lúa nước…
Du khách có thể tham quan các ngọn núi này bằng đường thang bộ lẫn thang máy.
Vươn lên từ ngọn núi trung tâm của Bảo Sơn nhìn ra hướng nam là ngôi tháp 9
tầng, còn gọi là Bảo Tháp (5 tầng chìm khuất trong dãy núi). Đây là nơi thờ phụng
tâm linh và truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự tôn vinh của
thế hệ sau đối với tổ tiên và tiền nhân. Công trình này được thể hiện bằng nghệ
thuật điêu khắc chạm trổ truyền thống của nhiều làng nghề trên khắp đất nước. Nét
đặc trưng trong nghệ thuật trang trí của ngôi Bảo Tháp là phong cách truyền thống

sơn son thiếp vàng của người Việt xưa. Mỗi tầng tháp là nơi thời phụng với ý nghĩa
riêng. Như thờ vong linh các anh hùng lịch sử Việt Nam, thờ Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo, thờ 18 đời vua Hùng… Cách thờ tự này
có sự tham khảo ý kiến đóng góp của nhiều chuyên gia, giáo sư sử học. Đặc biệt
trong ngày khánh thành Bảo Tháp năm 2003, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã đem tặng 2
hũ nước, đất được lấy từ đền Vua Hùng và hiện đang được thờ tại tầng thứ 7 - nơi
thờ 18 vị vua Hùng nên càng tăng thêm phần ý nghĩa. Khi đi vào hoạt động, công
trình này mỗi tháng được mở cửa tham quan 4 lần, vào các ngày 30, 1, 14, 15.
Theo ban lãnh đạo khu du lịch, ngày Giỗ tổ Hùng Vương những năm sắp tới, nơi
đây sẽ diễn ra nhiều chương trình lễ hội, nhằm ôn lại truyền thống hào hùng thời
dựng nước và giữ nước, để lớp trẻ có cơ hội hiểu thêm về cội nguồn dân tộc.


Khu du lịch này còn có nhiều hạng mục quan trọng khác sẽ xây dựng như Việt
Nam thu nhỏ rộng 30 ha, thể hiện vẻ đẹp về thiên nhiên cũng như phản ánh những
thành tựu nổi bật của 64 tỉnh, thành trong cả nước. Công trình này được thể hiện
qua 64 căn nhà của mỗi tỉnh thành sẽ giúp du khách biết đến phần nào về sự giàu
đẹp, phong phú từ Bắc chí Nam. Đặc biệt, lồng theo mô hình 64 tỉnh, thành, du
khách sẽ tiếp cận với những hình ảnh cô đọng giới thiệu về 54 dân tộc Việt Nam.
Hay công trình thế giới thu nhỏ cũng vậy, du khách sẽ được biết đến những vùng
đất, quốc gia nổi tiếng trên thế giới qua những vùng đất nổi tiếng mang các kỳ
quan, thắng tích tiêu biểu như tháp Eiffel, cung điện Hoàng gia Capital, điện
Kremmi, Vạn Lý Trường Thành, đền Ăngko… được thể hiện như nguyên mẫu. Ở
đây còn có vườn bách thú; hồ Ngọc Bích; mê cung rồng xanh; biển nhân tạo rộng
22 ha, với thiết bị tạo sóng và nước biển có nồng độ như nước biển thật, sẵn sàng
phục vụ cho hơn 30.000 du khách đến đùa vui cùng sóng nước… Để đáp ứng nhu
cầu ăn nghỉ cho du khách, ở đây đang xây dựng 5.000 phòng nghỉ từ bình dân đến
cao cấp. Trong đó có 4.000 phòng được xây dựng dọc theo hệ thống tường thành
kiến trúc Cổ Loa, Huế.


Dẫu biết rằng công trình chỉ mới sắp sửa hoàn thành giai đoạn 1, nhưng vẻ đẹp của
đất nước Việt Nam đã dần được hình thành tại khu du lịch này, tương lai nơi đây sẽ
trở thành điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước. Không chỉ có ý nghĩa
về mặt kinh doanh, mà nó còn giúp cho thế hệ sau hiểu biết truyền thống hào hùng
của dân tộc ta, để tự hào về lịch sử, cảnh vật và con người Việt Nam.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×