Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.7 KB, 4 trang )

Chương II
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Gv: Lý Kim Cương
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
1. Vấn đề dân tộc thuộc địa.
a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
- Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: độc lập dân tộc  CNXH
Chính cương vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo nhân dân “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới
xã hội cộng sản”.
b. Độc lập dân tộc, nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
- Hồ Chí Minh nhận thức rất sâu sắc về quyền độc lập tự do của dân tộc  xác định
mục tiêu của cách mạng Việt Nam: hoàn toàn độc lập. Mục tiêu độc lập dân tộc được Hồ
Chí Minh tuyên truyền, khơi dậy, xây dựng thành ý chí của toàn dân tộc. Đó là ý chí:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người luôn động viên nhân dân đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để bảo vệ cho được quyền thiêng liêng ấy (xem:
Chính cương vắn tắt; Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa…)
- Theo Hồ Chí Minh, độc lập tự do phải bao gồm các quyền sau:
+ Quyền bình đẳng và dân chủ giữa các dân tộc (xem Yêu sách của nhân dân An
Nam, Tuyên ngôn độc lập).
+ Phải độc lập thực sự – độc lập hoàn toàn trên tất cả các mặt (chính trị, kinh tế, văn
hóa, quân sự, ngoại giao, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ).
+ Độc lập phải gắn với nền hòa bình chân chính (hòa bình trong độc lập tự do).
+ Độc lập tự do phải gắn với ấm no, hạnh phúc, bình đẳng của mỗi người dân. Hồ
Chí Minh: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng
chẳng có nghĩa lý gì” (HCM, Toàn tập, t4, tr 56).
- Độc lập tự do chỉ có được bằng nỗ lực đấu tranh của bản thân các dân tộc.
c. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước


- Luận điểm này là một trong những sáng tạo của Hồ Chí Minh khi tiếp thu chủ nghĩa
Mác-Lê nin và vận dụng vào điều kiện cụ thể Việt Nam.
Đặc điểm xã hội Việt Nam:
+ Kinh tế lạc hậu  phân hóa giai cấp không triệt để  xung đột giai cấp bị
giảm thiểu.
+ VN là nước thuộc địa ==> mâu thuẫn giữa toàn dân tộc và đế quốc xâm lược
rất gay gắt.
 các giai cấp có thể đoàn kết thành một khối để chống đế quốc xâm lược.
- ==> Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở Việt Nam nói
riêng cũng như các nước phương Đông nói chung. Do đó, những người Cộng sản phải biết
phát huy chủ nghĩa yêu nước, nắm lấy ngọn cờ dân tộc để đoàn kết toàn dân xung quanh
giai cấp vô sản nhằm đấu tranh thực hiện thắng lợi các mục tiêu cách mạng.
2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
a. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ
với nhau
Thể hiện trong các quan điểm:
- Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
- Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên nền tảng liên minh công nông.
- Khẳng dịnh vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân (thông qua Đảng CS)
Quan điểm của Hồ Chí Minh về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc & vấn
đề giai cấp:
1


b. ĐLDT gắn liền với CNXH. Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết
-Hồ Chí Minh khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách bóc lột”
 Người lựa chọn con đường giải phóng dân tộc bằng cách mạng vô sản; độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Đấu tranh giải phóng dân tộc đồng thời đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân

và nhân dân lao động. Trong đó, giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết; mục tiêu
giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động sẽ được thực hiện từng bước, hợp lý,
phù hợp với yêu cầu và điều kiện cụ thể của cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử.
c. Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp
Độc lập dân tộc là mục tiêu hàng đầu, là tiền đề để tiến lên CNXH.
CNXH là điều kiện bảo đảm cho ĐLDT được triệt để, bền vững.
d. Giữ vững độc lập của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng độc lập của các dân tộc khác
Hồ Chí Minh là một nhà yêu nước, đồng thời là một chiến sĩ quốc tế. Do đó, trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa dân tộc chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa
quốc tế trong sáng. Sự kết hợp đó thể hiện qua các luận điểm:
+ Đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình, đồng thời đấu tranh cho độc lập của dân tộc
khác.
+ Mở rộng đoàn kết quốc tế nhưng luôn nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết, bình đẳng
giũa các dân tộc.
+ Thực hiện nghĩa vụ quốc tế với tinh thần “Giúp bạn là tự giúp mình”.
II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
1. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
a. Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa
- Mâu thuẫn chủ yếu ở xã hội thuộc địa?
-  Tính chất của cách mạng thuộc địa?
- Đối tượng của cách mạng thuộc địa?
b. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc:
“đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”
2. CMGPDT nuốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản
Giải phóng dân tộc bằng con đường cách mạng vô sản là kết quả của quá trình nghiên
cứu lý luận và khảo sát thực tiễn của Hồ Chí Minh:
*Nghiên cứu lý luận về cách mạng tư sản và lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin  Hồ
Chí Minh kết luận: Chủ nghĩa Lênin là chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách
mạng nhất (Đường cách mệnh, HCM Toàn tập, t2, tr 268)
*Khảo sát thực tiễn:

+ Thực tiễn xã hội Việt Nam:
- Các phong trào yêu nước, chống Pháp thất bại chứng tỏ sự bất lực của hệ tư
tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản ở Việt Nam.
- Xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản?
Để giải quyết cả hai mâu thuẫn trên, chỉ có thể bằng cách mạng vô sản.
+ Thực tiễn thế giới
- Đặc điểm & xu thế thời đại  Yêu cầu: Muốn thắng lợi trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa đế quốc, các thuộc địa phải đoàn kết với nhau và đoàn kết với cách mạng
vô sản thế giới.
- Nghiên cứu xã hội tư bản phương Tây  Hồ Chí Minh kết luận: cách mạng tư
sản là những cuộc cách mạng không đến nơi, vì nó chỉ thay hình thức bóc lột này bằng
hình thức bóc lột khác, và ở đó công-nông vẫn cứ cực khổ.
- Nghiên cứu xã hội Liên Xô  Hồ Chí Minh kết luận: Cách mạng Nga là cách
mạng thành công đến nơi, vì ở đó dân chúng được tự do, hạnh phúc, bình đẳng thực sự.
Giải phóng dân tộc bằng cách mạng vô sản là con đường duy nhất đúng của cách
mạng Việt Nam. Tại sao?
3.Trong thời đại mới, cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo
a. Cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng lãnh đạo
2


“Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong
thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai
cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững
thuyền mới chạy. Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải
hiểu và theo chủ nghĩa ấy… Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa
chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” (Hồ Chí Minh, Toàn
tập, t2, tr 267-268).
 Chức năng, nhiệm vụ của Đảng lãnh đạo:
+ Ra đường lối  định hướng, hướng dẫn quần chúng làm cách mạng.

+ Tuyên truyền, giáo dục, tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng trong nước và
quốc tế.
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo (Đảng
Cộng sản). Đảng đó lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng  đường lối đúng 
tập hợp tối đa lực lượng cách mạng  cách mạng thành công.
=> Hồ Chí Minh nỗ lực xây dựng và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
- Hồ Chí Minh xác định lực lượng tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc là toàn dân tộc.
Đó là một lực lượng rộng lớn, bao gồm mọi giai cấp, tầng lớp (Xem Sách lược vắn tắt).
+ Lực lượng cách mạng gồm những ai?
+ <=> Lực lượng nòng cốt?
+ Giai cấp lãnh đạo?
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng cách mạng toàn dân tộc còn được thể hiện trong các
quan điểm về xây dựng Đảng và nhà nước (Đảng và nhà nước phải “dựa vào dân”, “lấy
dân làm gốc”), trong tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh (tư tưởng về khởi nghĩa vũ trang nhân
dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện…)
5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành tích cực, chủ động và có khả
năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
a. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo, vì:
- Cách mạng giải phóng dân tộc có vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa tư bản trên phạm vi thế giới:
+ Cách mạng thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng thế giới
+ Nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở thuộc
địa
+ HCM ví chủ nghĩa đế quốc như là con đỉa có hai vòi…
- Muốn giành thắng lợi, cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ
động, sáng tạo không ỷ lại, trông chờ sự giúp đỡ của bên ngoài.
b. Quan hệ giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc
- Đó là quan hệ bình đẳng, hỗ trợ nhau
- Cách mạng giải phóng dân tộc có thể giành thắng lợi trước và khi đó, nó tác

động tích cực tới cách mạng vô sản thế giới:
Hồ Chí Minh: “Ngày mà hàng trăm triệu nhân dân châu Á bị tàn sát và áp bức thức
tỉnh…, họ sẽ hình thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những
điều kiện tồn tại của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những
người anh em mình ở phương tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn” (Hồ Chí Minh,
Toàn tập, t1, tr 36).
6. CMGPDT phải được tiến hành bằng con đường bạo lực cách mạng
a. Tính tất yếu của bạo lực trong chiến tranh giải phóng dân tộc
*Tại sao phải dùng bạo lực cách mạng?
- Do bản chất của chủ nghĩa thực dân, đế quốc là bạo lực phản cách mạng.
- Phương thức bất bạo lực đã từng thất bại ở Việt Nam.
3


- Nội dung bạo lực cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
* Bạo lực cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh không đối lập với chủ nghĩa nhân
đạo và tinh thần yêu chuộng hòa bình:
- Ta chỉ sử dụng bạo lực cách mạng khi hòa bình và độc lập dân tộc bị xâm phạm mà
không thể giải quyết được bằng con đường hòa bình, đàm phán.
- Hồ Chí Minh không tuyện đối hóa đấu tranh quân sự, trái lại, bạo lực cách mạng
trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn kết hợp nhiều hình thức đấu tranh nhằm hạn chế sự
đổ máu cho cả đôi bên.
b. Hình thái của bạo lực cách mạng trong chiến tranh cách mạng Việt Nam
- Khởi nghĩa toàn dân
- Chiến tranh nhân dân
- Kháng chiến toàn dân, toàn diện
- Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính
KẾT LUẬN
1. Với nhiều luận điểm sáng tạo, đặc sắc, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách
mạng giải phóng dân tộc đã góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của chủ nghĩa MácLênin về cách mạng thuộc địa.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho thắng lợi của CMGPDT Việt Nam giành thắng
lợi.
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN
---------------------1. Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc. Để thực
hiện luận điểm: kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế của Hồ Chí Minh trong tình
hình hiện nay, chúng ta phải làm gì?
2. Phân tích những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
dân tộc.
3. Bằng lý luận và thực tiễn hãy chứng minh rằng, luận điểm: cách mạng giải
phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi
trước cách mạng vô sản ở chính quốc là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh.

4



×