Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu CHƯƠNG II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.45 KB, 8 trang )

CHƯƠNG II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và
cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc có gì khác so với quan điểm
của Mác-Ăngghen-Lênin?
Trả lời:
Quan điểm của Mác-Ăngghen-Lênin về vấn đề dân tộc
- Dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh
tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hóa giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và
bộ tộc.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin dân tộc là sản phẩm của quá
trình phát triển lâu dài của lịch sử.
- Hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự phát
triển của CNTB dẫn đến sự ra đời của dân tộc TBCN. CNTB bước sang giai
đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm
lươc, cướp bóc, nô dịch các dân tộc nhỏ từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc
địa. Mác và Ăngghen nêu lên quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận
để nhận thức và giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của dân tộc, những quan
hệ cơ bản của dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của nó về vấn đề
dân tộc.
- Lênin đã phát triển quan điểm này thành hệ thống lý luận toàn diện và
sâu sắc về dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính sách của các đảng
cộng sản về vấn đề dân tộc.
- Sự phát triển của vấn đề dân tộc, theo Lênin có hai xu hướng trong điều kiện
của CNTB:
+ Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền sống của
mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia dân tộc độc
lập. Xu hướng này biểu hiện thành phong trào đấu tranh chống áp bức dân tộc
độc lập để tiến tới thành lập các quốc gia dân tộc độc lập và có tác động nổi bật
trong giai đoạn đấu của CNTB. Trong xu hướng đó, nhiều cộng đồng dân cư đã
ý thức được rằng chỉ trong cộng đồng dân tộc độc lập họ mới có quyền quyết
định con đường phát triển của dân tộc mình.


+ Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn
liên hiệp lại với nhau . Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao lưu kinh
tế, văn hoá trong CNTB đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc tế mở rộng giữa
các dân tộc dẫn tới việc xoá bỏ sự biệt lập, khép kín, phá huỷ hàng rào ngăn
cách thúc đẩy các dân tộc xích lại gần nhau, thiết lập sự thống nhất quốc tế của
CNTB của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội….
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh – là vấn đề dân tộc thuộc địa
“Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân
tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc,
xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà
nước dân tộc độc lập”.
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại cách mạng vô
sản đầu thế kỷ XX có mấy luận điểm cơ bản sau:
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc.
Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng kiến sự chà đạp của
ngoại bang lên tự do độc lập của đất nước, được kết tinh, hun đúc từ tinh thần
nồng nàn yêu nước của người dân nước Việt.
Hồ Chí Minh cho rằng: “đối với một người dân mất nước, cái quí nhất
trên đời là độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân”.
Tất cả các dân tộc trên thế giới phải được độc lập hoàn toàn và thật sự.
Độc lập trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, toàn vẹn lãnh
thổ. Theo Hồ Chí Minh độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc
địa và theo nguyên tắc: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam, do dân tộc Việt
Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ
bên ngoài”. Tư tưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng
của Hồ Chí Minh. Độc lập tự do là quyền tự nhiên của dân tộc, thiêng liêng và
vô cùng quý giá. Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776
và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1791, Người đã khái quát
chân lý: "Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có quyền bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do". Đây là một tư

tưởng vĩ đại, chẳng những mang tính quốc tế, tính thời đại rộng lớn mà còn
mang tính nhân văn sâu sắc.
- Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa.
Hồ Chí Minh nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả
những điều tôi muốn, đấy là tất cả những gì tôi hiểu”.
- Đầu năm 1930, Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo “cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng” một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, mà tư
tưởng cốt lỏi là độc lập, tự do cho dân tộc.
- Trong hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc khi còn ở Pháp
Nguyễn Ái Quốc đấu tranh để đòi các quyền cho nhân dân An Nam:
- Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông
Dương như đối với châu Âu, xoá bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh, thay thế bằng
chế độ đạo luật.
- Hai là, đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, tự do ngôn luận,
tự do báo chí, hội họp, tự do cư trú ... mục tiêu của cách mạng Việt Nam là:
“Đánh đổ Đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập”.
- Sau Cách mạng Tháng 8 thành công, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên
ngôn độc lập và khẳng định: "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập,
và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết
đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do độc
lập ấy".
+ Hoà bình chân chính trong nền độc lập dân tộc để nhân dân xây dựng
cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng là quyền cơ bản của dân tộc. Hoà bình không
thể tách rời độc lập dân tộc và muốn có hoà bình thật sự thì phải có độc lập thật
sự. Hồ Chí Minh đã nêu: "Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình.
Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc
lập và chủ quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập
cho đất nước". Chân lý có giá trị cho mọi thời đại: "Không có gì quý hơn độc
lập, tự do". Có thể nói, tinh thần “không có gì quí hơn độc lập tự do” là tư tưởng
và lẽ sống của Hồ Chí Minh. Nó là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng không

chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc
gia.
Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực to lớn của đất
nước:
- Do kinh tế còn lạc hậu, chưa phát triển nên sự phân hoá giai cấp ở nước
ta và nhiều nước thuộc địa khác chưa triệt để, mâu thuẫn chưa đến mức đối
kháng quyết liệt. Ở những nước thuộc địa như nước ta, mâu thuẫn giữa dân tộc
với chủ nghĩa đế quốc quyết liệt hơn mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với địa
chủ, giữa công nhân với tư sản. Do đó, trong bối cảnh này không thể giải quyết
vấn đề giai cấp rồi mới giải quyết vấn đề dân tộc như ở các nước tư bản phương
Tây được, mà chỉ có thể giải phóng Dân tộc mới giải phóng được giai cấp,
quyền lợi dân tộc, đất nước phải đặt lên trên quyền lợi giai cấp. Xuất phát từ
luận điểm trên, Hồ Chí Minh từng kiến nghị Cương lĩnh hành động của Quốc tế
Cộng sản theo hướng phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế
Cộng sản, khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng, nhất định nó sẽ biến thành chủ
nghĩa quốc tế. Nguyễn Ái Quốc đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc
với chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính, coi đó là một động lực
lớn mà những người cộng sản phải nắm lấy và phát huy, không để ngọn cờ dân
tộc rơi vào tay giai cấp nào khác, phải nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc
trên lập trường của giai cấp vô sản, kết hợp chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa
quốc tế.
Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
- Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh, là phải gắn liền với chủ nghĩa xã
hội. Ngay từ khi tiếp cận Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin,
Hồ Chí Minh đã hình thành đường lối cứu nước: giải phóng dân tộc theo con
đường cách mạng vô sản, gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và
quốc tế, độc lập dân tộc và CNXH. Người nói: “ Cả hai cuộc giải phóng này
(dân tộc và giai cấp) chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách

mạng thế giới.” Tiếp đó, ngay trong Chánh cương, Sách lược vắn tắt được thông
qua tại Hội nghị thành lập Đảng cộng sảnViệt Nam tháng 2/1930, Hồ Chí Minh
đã xác định Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: Làm tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng (tức cách mạng dân tộc-dân chủ) để đi tới xã
hội cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó thống nhất giữa độc lập dân
tộc và CNXH vừa phản ảnh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân
tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa
mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con
người. Xoá bỏ ách áp bức dân tộc mà không xoá bỏ tình trạng bóc lột và áp bức
giai cấp thì nhân dân lao động vẫn chưa được giải phóng. Người nói: “Nếu nước
độc lập mà dân không được hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa
gì.” Do đó giành được độc lập rồi, thì phải tiến lên CNXH, vì mục tiêu của
CNXH là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy,
ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước truyền thống đã phát triển thành chủ nghĩa
yêu nước hiện đại, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.
- Là một chiến sỹ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập tự
do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ Chí Minh
không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập
dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Người, chủ nghĩa yêu nước chân
chính luôn gắn liền với chủ nghĩa quốc tế cao cả, trong sáng.
- Người nói: “Chúng ta phải tranh đấu cho tự do độc lập của các dân tộc
khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy”. Chủ trương “giúp bạn là tự giúp
mình”, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần dân tộc tự quyết song không quên
nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Với Người, phải thông qua thắng lợi của Cách
mạng mỗi nước mà đóng góp vào thắng lợi chung của Cách mạng thế giới. Về
quan hệ quốc tế, Người tuyên bố với thế giới: “Căn cứ trên quyền lợi chung,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với
chính phủ nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền
quốc gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân chủ
thế giới”.

Kết luận:

×