Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.61 KB, 16 trang )

Chương VII
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC
VÀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI MỚI
Gv: Lý Kim Cương
I.NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ
VĂN HÓA
1. Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Định nghĩa văn hóa
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra, nhằm
thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”( HCM, Toàn tập, Nxb
CTQG, HN-2000, t3, tr 431).
- Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.
- Động cơ phát triển văn hóa là nhu cầu đời sống. Mục đích của văn hóa là phục vụ
con người => Tính sáng tạo và tính nhân văn là những thuộc tinh cơ bản của văn
hóa.
- Văn hóa hàm chứa những giá trị cao đẹp về tâm hồn, đạo đức, lối sống =>văn hóa
là thước đo trình độ NGƯỜI trong các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên,
với xã hội và với bản thân.
b.Quan điểm về xây dựng nền văn hóa mới
Trong quá trình lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh
cũng đồng thời quan tâm xây dựng nền văn hóa mới Việt Nam. Những năm 40 (tk
XX), Hồ Chí Minh nêu lên 5 điểm lớn để xây dựng nền văn hóa dân tộc:
+ Xây dựng về tâm lý: tinh thần độc lập, tự cường của dân tộc.
+ Xây dựng về luân lý: tinh thần biết hy sinh mình để làm lợi cho quần chúng.
+ Xây dựng về xã hội: mọi sự nghiệp liên quan đến các phúc lợi của nhân dân
trong xã hội.
+ Xây dựng về chính trị: vấn đề dân quyền.


1


+ Xây dựng về kinh tế
2.Quan điểm của HCM về các vấn đề chung của văn hóa
a.Quan điểm về vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội
- VH là đời sống tinh thần của xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng
Ngoài định nghĩa văn hóa theo nghĩa rộng trên đây, Hồ Chí Minh cũng đề cập tới
văn hóa với nghĩa hẹp hơn: văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, văn hóa là một bộ
phận của kiến trúc thượng tầng với các yếu tố: đạo đức, pháp luật, tôn giáo, văn học
nghệ thuật … Vì vậy, văn hóa là một bộ phận hợp thành toàn bộ đời sống xã hội. Người
nói: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề chú ý đến cùng, cũng phải coi
trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Bốn mặt này có quan hệ chặt chẽ,
biện chứng với nhau:
+ Chính trị được giải phóng sẽ mở đường cho văn hóa phát triển: “Dân tộc bị áp
bức thì văn nghệ cũng mất tự do”.
+ Kinh tế phát triển tạo điều kiện thúc đẩy văn hóa phát triển: “Muốn tiến lên
CNXH thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và
kinh tế? Tục ngữ có câu: Có thực mới vực được đạo, vì thế kinh tế phải đi trước…”
(HCM, sđd, t10 tr 49)
<=> trong chiến lược phát triển đất nước, phải nắm vững quan điểm phát triển toàn
diện.
-Văn hóa, nghệ thuật không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và
chính trị:
“Văn hóa, nghệ thuật cũng như các hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải
ở trong kinh tế và chính trị”.
 Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển
kinh tế, văn hóa: “Trình độ văn hóa của nhân dân nâng cao sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh
công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân chủ… để xây dựng nước ta thành một nước
hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh” (HCM, sđd, tr 281-282).

 Chính trị, kinh tế phải mang tính văn hóa. Vì vậy, HCM yêu cầu phải
“Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”.
b. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
2


Theo HCM, nền văn hóa mới Việt Nam phải thể hiện tính dân tộc, tính khoa
học và tính đại chúng. Người yêu cầu “khôi phục vốn cũ quý báu của dân tộc”, đồng
thời “phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và tiếp thu những cái
mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất
dân tộc, khoa học và đại chúng” (HCM, sđd, t6, tr 173).
-Tính dân tộc
Văn hóa thể hiện “đặc tính dân tộc”, “cốt cách dân tộc”
==>Phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

+ Phải “khôi phục vốn cũ quý báu của dân tộc”
“Cái gì cũ mà tốt thì phải phát triển thêm. Thí dụ: ta phải tương thân tương ái, tận
trung với nước, tận hiếu với dân hơn trước” (HCM, t5, tr 94).
“Tiếng nói là một thứ của rất quý báu của dân tộc, chúng ta phải hết sức giữ gìn
lấy nó, chớ để bệnh nói chữ lấn át nó đi” (HCM, t9, tr 413).
“Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ… Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức, thì
phải sửa đổi lại cho hợp lý. Thí dụ: đơm cúng, cưới hỏi quá xa xỉ, ta phải giảm bớt đi”
(HCM, t5 tr 94); “Nói là khôi phục vốn cũ, thì nên khôi phục cái gì tốt, còn cái gì không
tốt thì phải loại dần ra…” không nên khôi phục cả “đồng bóng, rước xách thần thánh”,
“trống mỏ bì bõm, ca hát lu bù” (HCM, sđd, t9, tr 248).
+Tiếp thu văn hóa tiến bộ, hiện đại của thế giới:
Phương châm trong khôi phục vốn cũ, tiếp thu cái mới?
-Tính khoa học: tính tiên tiến, hiện đại thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại.
<=> đấu tranh chống lại những tư tưởng, những hiện tượng phản văn hóa, phản
tiến bộ.

-Tính đại chúng: văn hóa phục vụ cho toàn dân và do nhân dân xây dựng.
 Đảng ta xây dựng chiến lược văn hoá Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử :
-1943, Đề cương văn hoá VN: xây dựng nền văn hóa dân tộc, khoa học và đại
chúng.
3


-1960, ĐH TQ lần thứ III của Đảng, chủ trương xây dựng nền văn hóa có nội
dung xã hội chủ nghĩa và có tính dân tộc.
-1976, ĐHTQ lần thứ IV: xây dựng nền văn hoá xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
-1991, ĐH TQ lần thứ VII: xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân
tộc.
-Hiến pháp 1992: xây dựng nền văn hoá dân tộc, hiện đại và nhân văn.
Tuy khác nhau về từ ngữ, nhưng tinh thần căn bản trong đường lối văn hoá Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử vẫn thống nhất ở tính chất tiên tiến và tính dân tộc. Đó là
quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh.
c.Về chức năng của văn hoá
- Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp
Tư tưởng và tình cảm là những yếu tố quan trọng nhất trong đời sống tinh thần của
con người. Vì vậy, cần phải thường xuyên trau giồi, bồi dưỡng những tư tưởng đúng,
những tình cảm đẹp, chống lại sự phai nhạt lý tưởng, loại bỏ những tư tưởng lệch lạc và
tình cảm thấp hèn. HCM yêu cầu văn hóa phải xây dựng cho con người tinh thần vì
nước quên mình; lý tưởng độc lập, tự chủ, tự do, lý tưởng xã hội chủ nghĩa; bồi dưỡng,
khơi dậy chủ nghĩa yêu nước, lòng yêu thương con người, yêu cái đẹp, ghét những thói
hư tật xấu…
Với chức năng soi đường, định hướng, dẫn dắt, thức tỉnh con người, văn hóa làm
cho con người sống có có lý tưởng và có những tình cảm đẹp: “Văn chương làm đẹp cho
nước”, “Văn chương đủ sức sửa sang việc đời”… Đó là chức năng cao quý của văn hóa.
- Nâng cao dân trí
Hồ Chí Minh rất chú trọng việc nâng cao dân trí cho toàn dân. Người cho rằng “Một

dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Vì vậy, một trong sáu việc cấp bách của Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa mà Hồ Chí Minh đưa ra trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ
lâm thời sau Cách mạng Tháng Tám là “mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”.
Người ký nhiều sắc lệnh liên quan đến việc nâng cao dân trí: SL về lập Quỹ tự trị cho
Trường Đại học Việt Nam, SL về thành lập Hội đồng cố vấn học chính, SL về thiết lập
một Ban đại học văn khoa tại Hà Nội (10/10/45), SL về thành lập Nha Bình dân học
vụ… Người kêu gọi quốc dân :
“Muốn giữ vững nền độc lập,
4


Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải
có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết,
phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” (Hồ Chí Minh, sđs, t4, tr 36).
Và, theo Hồ Chí Minh, nâng cao dân trí là một trong những nhiệm vụ hàng đầu
của văn hoá. Ngoài hoạt động văn hoá giáo dục (trực tiếp thực hiện nâng cao trình độ
học vấn), các tác phẩm văn hoá nghệ thuật phải làm tốt chức năng nâng cao thị hiếu
thẩm mỹ và nâng cao hiểu biết mọi mặt cho nhân dân. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ
văn hoá ngày 28/2/1957, Hồ Chí Minh chỉ rõ một trong những thiếu sót của công tác văn
hoá là: “Phong trào văn hoá có bề rộng, chưa có bề sâu, nặng về mặt giải trí mà còn nhẹ
về mặt nâng cao tri thức của quần chúng” (HCM, sđd, tr 326).
- Bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành mạnh, hướng
con người vươn tới chân, thiện, mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân.
Hồ Chí Minh yêu cầu văn hóa phải “soi đường cho quốc dân đi”, văn hóa phải
“sửa đổi được tham nhũng, lười biếng, phù hoa, xa xỉ”… Văn hóa giúp con người nhận
thức, phân biệt cái tốt và cái xấu; đấu tranh, phê phán cái xấu và cổ vũ, động viên cái
tốt. Từ đó, văn hóa bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, những phong cách lành
mạnh, văn minh trong ứng xử, sinh hoạt và làm việc, giúp con người không ngừng hoàn
thiện nhân cách.

3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa
a.Về văn hóa giáo dục
- Hồ Chí Minh coi văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng hàng đầu trong sự
nghiệp cách mạng:
“Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH ở
Miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà” (t10, tr 190).
- Mục tiêu của văn hóa giáo dục là thực hiện cả 3 chức năng của văn hóa bằng giáo
dục (bằng quá trình dạy và học). Vì vậy, phải dạy và học một cách toàn diện, nhằm đào
tạo những con người có đủ đức, đủ tài: “phải chú trọng đủ các mặt đạo đức cách mạng,
giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa, kỹ thuật, lao động và sản xuất” (HCM, t10, tr 190);
phải phát triển đội ngũ trí thức có trình độ ngày càng cao; phải đào tạo lớp người kế
5


tục sự nghiệp cách mạng, kế tục xây dựng CNXH, đưa đất nước “sánh vai với các
cường quốc 5 châu”.
- Phải tiến hành cải cách giáo dục nhằm xây dựng một hệ thống trường lớp với nội
dung chương trình khoa học, hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước (chú
trọng giáo dục toàn diện, gắn lý luận với thực tiễn, học một cách sáng tạo).
- Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người, học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào
tạo và đào tạo lại.
b.Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa,văn nghệ (SV đọc Giáo trình)
-Văn hóa, nghệ thuật là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ
là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người
mới.
-Văn nghệ phải gắn với thực tiễn đời sống của nhân dân.
-Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của đất nước.
c. Về văn hóa đời sống
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề văn hóa đời sống. Tháng 1/1946,
Người phát động phong trào xây dựng Đời sống mới, nội dung cơ bản là đưa văn hóa

mới vào trong đời sống, làm cho đời sống nhân dân ngày càng văn hóa hơn.
- Nội dung xây dựng Đời sống mới:
+ Xóa nạn mù chữ
+ Xây dựng đạo đức mới
+ Xây dựng lối sống mới: sống có lý tưởng, có đạo đức, lối sống văn minh
(trong cách ăn, cách mặc, cách ở, cách đi lại, cách làm việc) thể hiện một phong cách
ứng xử và sinh hoạt khiêm tốn, giản dị, chừng mực, yêu lao động, yêu thương con
người, ít lòng ham muốn về vật chất …; phong cách làm việc: phải có tác phong quần
chúng, tác phong tập thể – dân chủ và tác phong khoa học.
+ Xây dựng nếp sống mới (làm cho lối sống mới trở thành thói quen, thành
phong tục, tập quán của cả cộng đồng). Hồ Chí Minh yêu cầu kế thừa và phát triển
những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, đồng thời, phải cải tạo những tập quán
6


lạc hậu và bổ sung những cái tiến bộ mà trước đây ta chưa có (“cái gì mới mà hay, thì ta
phải làm. Thí dụ: ăn ở cho hợp vệ sinh, làm việc cho có ngăn nắp” (HCM, t5, tr 95). Hồ
Chí Minh nhấn mạnh việc xây dựng nếp sống “thuần phong mỹ tục”, cấm say sưa, cờ
bạc, trộm cắp, hút xách, trong làng không có hiện tượng đánh chửi, kiện cáo nhau…
-Cách thức xây dựng đời sống mới:
+ Tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng.
+ Nêu gương, xây dựng điển hình tốt, làng kiểu mẫu.
+ Phát động thi đua.
+ Xây dựng đời sống mới bắt đầu từ mỗi con người  từng gia đình  toàn xã
hội.
(Đề nghị sinh viên đọc tác phẩm “Đời sống mới” (HCM, t5)
I.Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
1. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
a.Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò và sức mạnh của đạo đức
- Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng.

Cách mạng ⇔ con người nói chung và cán bộ cách mạng nói riêng phải có đủ cả
đức lẫn tài:
“Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng” (HCM, sđd, t11, tr 329).
“…thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh
tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi
cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt
không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người” (HCM, t9, tr 172).
-Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa đức và tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn
mạnh đạo đức là “cái gốc”, là “nền tảng” của người cách mạng:
“Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải
có gốc, không có gốc thì cây héo, Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không
có đạo đức cách mạng thì dù có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì sự
nghiệp giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự
mình đã không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi
việc gì” (t5, 253)
7


“Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ
vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu
dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải
có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang” (t9, 283).
+Không có đạo đức  không lãnh đạo được nhân dân
+Không có đạo đức  không hoàn thành nhiệm vụ cách mạng
+Đức quyết định tài (có đức  học tập lý luận, rèn luyện và nâng cao tư tưởng,
học tập để cải tiến công tác…)
-Đạo đức là tiêu chuẩn đánh giá con người
HCM cho rằng dù làm nghề nào, chức vụ gì nhưng có đạo đức thì đều là người
cao thượng.

Tóm lại, đạo đức quyết định sự kiên định lý tưởng, xu hướng phát triển và sự tồn
tại của chính người cách mạng. Do vậy, Hồ Chí Minh hết sức chú trọng việc giáo dục
đạo đức cho cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ, nhằm xây dựng một đội ngũ cán bộ cách
mạng có đủ năng lực và phẩm chất cần thiết để lãnh đạo nhân dân thực hiện mục tiêu
độc lập dân tộc và CNXH.
b. Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng
*Trung với nước, hiếu với dân
Trung, hiếu là những phạm trù đạo đức của xã hội phong kiến, của đạo lý truyền
thống dân tộc, đã đi sâu vào đời sống tinh thần của người Việt, được Hồ Chí Minh kế
thừa, phát huy và mở rộng với những nội dung mới, mang tính cách mạng:
- Trung, hiếu vẫn là phẩm chất bao trùm, chi phối mọi phẩm chất khác.
- Trung, hiếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh khác với phạm trù trung, hiếu cũ về chất:
“Đạo đức, ngày trước thì chỉ trung với vua, hiếu với cha mẹ. Ngày nay, thời đại mới,
đạo đức cũng phải mới. Phải trung với nước. Phải hiếu với dân, với đồng bào [t4, 149].
+ Phải tận trung với nước, tận hiếu với dân
+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân: “Tiêu chuẩn số một
của người cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng” (t9,
285)
8


+ Phải tự nguyện làm “công bộc”, làm “đầy tớ trung thành” của nhân dân, “lấy dân
làm gốc”, hết sức phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.
HCM là biểu tượng cao cả của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”. Trong Di
chúc, Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng,
phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận,
chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.
*Yêu thương con người
Hồ Chí Minh coi đây là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người.
- Đó là tình cảm rộng lớn đối với những người lao động, những người bị áp bức,

bóc lột; là “sống với nhau có tình có nghĩa” trong quan hệ giữa người với người :
“ Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình, có nghĩa… Từ khi có Đảng ta lãnh
đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng
chí, tình nghĩa 5 châu 4 biển một nhà. Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau
có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi
là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được” (t12, 554).
-Tình yêu thương con người được thể hiện cụ thể trong quan hệ giữa một cá nhân
với bạn bè, đồng chí, với mọi người xung quanh, trong đó: nghiêm khắc với mình,
khoan dung, độ lượng với người khác, tôn trọng con người, nâng con người lên… Đối
với những người đã phạm sai lầm, khuyết điểm, những người lầm đường lạc lối, thì gíup
đỡ, giáo dục, khoan dung, tha thứ, tạo điều kiện cho họ sửa chữa sai lầm.
*Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Cần? Để phát huy hiệu quả của chữ “cần”, phải kết hợp thêm những yếu tố nào?
- Kiệm?
- Liêm? Những hành vi trái với liêm?
Quan hệ giữa cần – kiệm – liêm :
“Nếu chỉ kiệm mà không cần, thì sản xuất được ít, không đủ dùng. Nếu chỉ cần mà
không kiệm thì làm chừng nào, xào chừng ấy, kết quả là không lại hoàn không. Cho nên
cần và kiệm như tay phải và tay trái. Hai tay không thể thiếu một”.
Kiệm – Liêm : “Có kiệm mới liêm được. Vì xa xỉ mà sinh ra tham lam. Tham tiền
của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon, sống yên… đều là bất liêm” (t5, tr 640)
9


Cán bộ và nhân dân đều phải thực hành chữ Liêm. Nhưng “cán bộ phải thực hành
chữ liêm trước, để làm kiểu mẫu cho dân…. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót, thì
“quan” dù không liêm cũng phải hóa ra liêm. Vì vậy, dân phải biết quyền hạn của mình,
phải biết kiểm soát cán bộ, để giúp cán bộ thực hành chữ Liêm” (t5, tr 641).
“Để thực hiện chữ liêm, cần có tuyên truyền và kiểm soát, giáo dục và pháp luật…
Pháp luật phải thẳng tay trừng trị kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp

gì”, đồng thời, “Mỗi người phải nhận rằng tham lam là một điều rất xấu hổ, kẻ tham lam
là có tội với nước, với dân”
- Chính: “Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn... Cần, kiệm, liêm
là gốc rễ của chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có ngành, lá, hoa, quả mới là
hoàn toàn. Một người phải có cần, kiệm, liêm, nhưng còn phải chính mới là người hoàn
toàn”(HCM, t5, tr 643)
“Trời có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông
Đất có 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính
Thiếu một mùa, thi không thành trời
Thiếu một phương, thì không thành đất
Thiếu một đức, thì không thành người”(HCM, t5, tr 631)
Chính thể hiện trong tất cả các mối quan hệ: với mình, với người, với việc.
+Với mình : không tự kiêu, tự đại, luôn luôn cầu tiến bộ, luôn luôn tự kiểm điểm để
phát triển điều hay, sửa đổi điều dở.
+ Đối với người : không nịnh người trên, không khinh người dưới, luôn luôn chân
thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà; yêu quý, kính trọng, giúp đỡ mọi người, trừ bọn
Việt gian, phản quốc; phải thực hành chữ bác ái.
+ Đối với việc : đặt việc nước lên trên việc nhà, phụ trách việc gì thì làm đến nơi
đến chốn, không sợ nguy hiểm. Việc thiện dù nhỏ cũng làm, việc ác dù nhỏ mấy cũng
không làm; mỗi ngày cố gắng làm một việc lợi cho nước ( tức là lợi cho mình) (HCM,
t5, tr 644 - 645).
- Chí công vô tư : “đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết,
trước hết. Phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư
tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế,
10


gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân.
Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làm tốt mọi nhiệm vụ”

(HCM, t12,439).
Chí công vô tư chống chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân của
những bệnh: tham lam, lười biếng, kiêu nạo, hiếu danh, thiếu kỷ luật, óc hẹp hòi, óc địa
phương, óc lãnh tụ, bệnh hữu danh vô thực, kéo bè kéo cánh, bệnh cận thị, cá nhân, lười
biếng…
*Tinh thần quốc tế trong sáng
- Đoàn kết quốc tế vô sản.
- Đoàn kết với các dân tộc bị áp bức.
- Đoàn kết với nhân dân tiến bộ thế giới vì hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội.
Chủ nghĩa quốc tế trong sáng gắn liền với chủ nghĩa yêu nước chân chính (khác với
chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, biệt lập, kỳ thị chủng tộc; khác chủ nghĩa bành trướng bá
quyền nước lớn …. sẽ dẫn đến phá vỡ quốc gia, dân tộc; phá vỡ liên bang đa quốc gia,
đa dân tộc; phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong sáng).
Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương đoàn kết quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng,
cùng có lợi, bảo đảm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
c. Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới
* Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
HCM: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền” (t1,
263). Vì vậy, Người chú trọng công tác sơ kết, tổng kết, làm sách “người tốt, việc tốt”
* Xây đi đôi với chống
- Tuyên truyền, giáo dục những chuẩn mực đạo đức mới trong gia đình, nhà trường
và xã hội.
- Khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mỗi người; mỗi người tự giác nhận thức về
trách nhiệm đạo đức của mình
- Sớm phát hiện cái xấu để đấu tranh chống lại, phải có biện pháp đề phòng, ngăn
chặn : “Phải uốn cây từ lúc còn non, đừng để cho tâm hồn các cháu bị vẩn đục vì chủ
nghĩa cá nhân” (t12, 555)
- Tạo phong trào quần chúng xây đi đôi với chống cho có hiệu quả.
* Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời
11



Khi Hồ Chí Minh yêu cầu dạy cho thanh niên: Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày
tớ trung thành của nhân dân, Người nói tiếp: “Mấy chữ abc này không phải ai cũng
thuộc đâu, phải học mãi, học suốt đời mới thuộc được” (HCM, t12, tr 555); “ Đạo đức
cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày
mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong”.
2. Sinh viên học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
a. Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh (SV tự nghiên cứu Giáo
trình)
- Xác định đúng vai trò, vị trí của đạo đức
- Kiên trì tu dưỡng theo các phẩm chất đạo đức Hồ Chí Minh
b. Nội dung học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (SV tự nghiên cứu
Giáo trình)
- Thực trạng đạo đức, lối sống trong xã hội Việt Nam hiện nay (và trong sinh
viên, học sinh)?
- Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
III.Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới
1.Quan niệm của HCM về con người
a. Con người là một chỉnh thể thống nhất tâm lực, thể lực và toàn bộ các quan hệ,
các hoạt động xã hội
=> Xem xét con người phải xem xét một cách toàn diện: trong đa dạng các quan
hệ xã hội; đa dạng trong tính cách, phẩm chất, khả năng; trong sự thống nhất biện
chứng cái thiện-cái ác…
b. Con người cụ thể, mang tính lịch sử (SV tự nghiên cứu giáo trình)
c. Con người mang tính xã hội (SV tự nghiên cứu giáo trình)
2.Quan điểm của HCM về vai trò của con người và chiến lược trồng người
a.Quan điểm của HCM về vai trò của con người
*Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng

 thể hiện thái độ của HCM đối với con người: yêu thương, tôn trọng, đánh
giá cao con người.
- Yêu thương đồng bào, đồng chí:
12


Hồ Chí Minh suốt đời đấu tranh cho hạnh phúc của nhân dân; luôn mong
muốn những điều tốt đẹp cho nhân dân, gắn bó với dân, lo cho dân, còn bản thân
người thì sống giản dị, thanh cao, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ:
“Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ
phải gánh chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng
như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng
bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột
bậc là làm sao cho nước ta được hòan toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thi
làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm
chiều làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng
danh lợi” (t4, tr 161).
- Yêu thương và cảm thông sâu sắc, vô hạn đối với những người lao động
bị áp bức, bóc lột, mất nước ở các thuộc địa Á, Phi, Mỹ la tinh.
- Yêu thương, cảm thông với nhân dân lao động ở chính các nước đi xâm
lược mình (bài Paris, t1, tr 67).
 Hồ Chí Minh tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc (tác phẩm
Bản án chế độ thực dân Pháp)
- Yêu thương, cảm thông với những mất mát, đau khổ của con người trước
chiến tranh do chủ nghĩa đế quốc gây ra:
“Than ôi, trước lòng bác ái, thì máu Pháp hay máu Việt cũng đều là máu,
người Pháp hay người Việt cũng đều là người”(HCM, t4, tr 457).
“Tôi vô cùng công phẫn trước những tổn thất và tàn phá do quân Mỹ gây ra cho
nhân dân và đất nước chúng tôi, tôi cũng rất xúc động thấy ngày càng có nhiều thanh

niên Mỹ chết vô ích ở Việt Nam” (HCM, t12, tr 488).
-Từ đó, Người quyết tâm đấu tranh cho hòa bình trong độc lập, tự do của dân tộc,
đồng thời xử lý và có thái độ nghiêm túc đối với vấn đề hòa bình và chiến tranh:
+ Chỉ tiến hành chiến tranh khi không thể cứu vãn được độc lập dân tộc bằng
phương pháp hòa bình.
+ Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh chủ trương dùng bạo lực
cách mạng là chủ yếu, nhưng không tuyệt đối hóa vai trò của đấu tranh quân sự, trái lại,
13


luôn tranh thủ sử dụng các phương pháp khác (đấu tranh chính trị, ngọai giao…) để hạn
chế đổ máu cho cả đôi bên.
- Hồ Chí Minh có niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, phẩm giá và khả năng vươn
tới chân, thiện, mỹ của con người:
- Tin tưởng và giáo dục cho cán bộ, đảng viên niềm tin về sức mạnh to lớn của
nhân dân: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trongtg không gì mạnh bằng
lực lượng đoàn kết của nhân dân”
- Tin vào tiềm năng cách mạng to lớn của nhân dân (dù trong hoàn cảnh chủ
nghĩa đế quốc đang hung hăng, tiền đồ cách mạng còn đen tối): “Người Đông Dương
không chết, người Đông Dương vẫn sống, sống mãi mãi. Đằng sau sự phục tùng tiêu
cực, người Đông Dương giấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nỗ một
cách ghê gớm khi thời cơ đến” (t1, tr 28).
- Tin vào khả năng và trí sáng tạo của con người: “Vô luận việc gì, đều do con
người làm ra”
- Tin vào khả năng tự sửa chữa của con người (vươn lên chân, thiện, mỹ- dù
trước mắt, có thể họ còn thấp bé, lầm lạc): “Mỗi con người đề có thiện và ác ở trong
lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và
phần xấu bị mất dần đi” (t12, tr 558).
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng nhận rõ, những nhược điểm của con người: “Thế
thì thanh niên ta đang làm gì? Nói ra thì buồn, buồn lắm, họ không làm gì cả. Những

thanh niên không có phương tiện thì không dám rời khỏi quê nhà; những người có
phương tiện thì lại chìm ngập trong sự biếng nhác; còn những kẻ đã xuất dương thì chỉ
nghĩ đến việc thỏa mãn tính tò mò của tuổi trẻ mà thôi! Hỡi Đông Dương đáng thương
hại! Người sẽ chết mất nếy đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh (t1, tr
132 – 133).
-Quyết tâm đấu tranh để giải phóng con người
Hoài bão của Hồ Chí Minh và mục tiêu của cuộc cách mạng do Hồ Chí Minh
khởi xướng và lãnh đạo nhân dân ta thực hiện là: giải phóng triệt để con người, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện cho con người phát triển tự
do.
*Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng
14


- Mục tiêu của cuộc cách mạng do Hồ Chí Minh khởi xướng và lãnh đạo là: giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Con người là mục tiêu của
mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Con người là động lực to lớn của cách mạng
Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong
b. Quan điểm của HCM về chiến lược trồng người
- Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng
-“Muốn xây dựng CNXH, trước hết cần có những con người XHCN”
+ Đặc trưng của con người mới XHCN VN?
+ Biện pháp để xây dựng con người mới XHCNVN?
“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
“Oc của những người trẻ tuổi trong sạch như những tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì
nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất
lớn cho tương lai của thanh niên” (HCMTT, t5, tr 102)

- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược
phát triển kinh tế -xã hội.
“Vì lợi ích 10 năm, trồng cây…
“Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất
cần thiết” (Di chúc – t12)
KẾT LUẬN
(SV tự nghiên cứu Giáo trình)
CÂU HỎI
1.Trình bày những chuẩn mực đạo đức cơ bản của người VN trong thời đại mới và các
nguyên tắc xây dựng đạo đức mới theo TTHCM? Liên hệ với việc xây dựng đạo đức, lối
sống trong xã hội ta hiện nay.
15


2.Trình bày nội dung tư tưởng HCM về xây dựng con người mới XHCN Việt Nam. Để
xây dựng và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thời kỳ hiện nay chúng ta phải
làm gì?
3. Phân tích nội dung TTHCM về văn hóa, văn nghệ. Liên hệ với hoạt động văn hóa, văn
nghệ ở nước ta hiện nay.
4. Trình bày quan điểm của HCM về những lĩnh vực chính của VH?
5. Những yêu cầu cơ bản trong vận dụng tư tưởng đạo đức, nhân văn, văn hoá HCM vào
việc xây dựng nền VH mới, con người mới VN hiện nay?

16



×