Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Sách giải bài tập toán 6 tập 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.22 KB, 49 trang )

[Enter Post Title Here]

Sách giải bài tập toán lớp 6 tập 1:
Giải các bài tập về Tập hợp, Phần tử của tập hợp Toán lớp 6. Giải bài 1,2,3,4,5
trang 6 SGK Toán lớp 6 tập 1 trong chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

A. Tóm tắt kiến thức Tập hợp, Phần tử của tập hợp:
1. Mỗi tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái in hoa; chẳng hạn; tập hợp A, tập
hợp B, tập hợp X.
Mỗi phần tử của một tập hợp thường được kí hiệu bởi một chữ cái thường; chẳng hạn: a
là phần tử của tập hợp A, b là một phần tử của tập hợp B, x là một phần tử của tập hợp
X.
2. Nếu a là một phần tử của tập hợp A thì ta viết: a ∈ A.
Nếu b không phải là một phần tử của tập hợp A thì ta viết b ∉ A.
3. Để viết một tập hợp, thường có hai cách:
– Liệt kê các phần tử của tập hợp; tức là viết tất cả các phần tử của tập hợp đó trog
dấu ngoặc nhọn {}.
– Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó; tức là tính chất mà mỗi
phần tử của tập hợp đó phải có và chỉ những phần tử của tập hợp đó mới có.

B. Giải bài tập trong sách giáo khoa trang 6 Môn Toán lớp 6 tập
1:
Bài 1. (Trang 6 SGK Đại số lớp 6 tập 1)


Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 bằng hai cách, sau đó điền kí
hiệu thích hợp vào ô vuông:
12 …A

16…A


Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Vì phần tử của A là số tự nhiên lớn hơn 8 và nhỏ hơn 14 nên 8 và 14 không thuộc tập
hợp A. Vậy A = {9; 10; 11; 12; 13}. Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử A = {x
∈ N | 8 < x < 14} ta có: 12 ∈ A; 16 ∉A.

Bài 2. (Trang 6 SGK Đại số lớp 6 tập 1)
Viết tập hợp các chữ cái trong từ “TOÁN HỌC”.
Bài giải:
Mỗi chữ cái trong TOÁN HỌC chỉ được liệt kê một lần, do đó tập hợp các chữ cái trong
tù TOÁN HỌC là: {T; O; A; N; H; C}

Bài 3. (Trang 6 SGK Đại số lớp 6 tập 1)
Cho hai tập hợp:
A = {a, b}

;

B = {b, x, y}.

Điển kí hiệu thích hợp vào ô vuông:
x …A

;

y …B

;

b …A


;

;

b∈A

b… B.

Bài giải:
x∉A

;

y∈B

; b∈B


Bài 4. (Trang 6 SGK Đại số lớp 6 tập 1)
Nhìn các hình 3, 4 và 5, viết các tập hợp A, B, M, H.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Mỗi đường cong kín biểu diễn một tập hợp, mỗi dấu chấm trong một đường cong kín
biểu diễn một phần tử của tập hợp đó. Hãy xét xem “bút” có phải là một phần tử của
tập hợp H hay không.
Ta có: A = {15; 26}, B = {1; a; b}, M = {bút}, H = {sách; vở; bút}.

Bài 5. (Trang 6 SGK Đại số lớp 6 tập 1)
a) Một năm gồm bốn quý. Viết tập hợp A các tháng của quý hai trong năm.
b) Viết tập hợp B các tháng (dương lịch) có 30 ngày.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:
a) Vì mỗi quý có 3 tháng nên ta có A = {tháng tư; tháng năm; tháng sáu}
b) Hướng dẫn: Các em hãy viết các tháng trong năm theo thứ tự từ tháng giêng đến
tháng 12. Tháng 2 có 28 hoặc 29 ngày. Mỗi tháng còn lại đều gồm 30 hoặc 31 ngày.
Tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. Xen giữa hai tháng 31 ngày là một tháng có ít hơn
31 ngày.
Vậy B = {tháng 4; tháng 6; tháng 9; tháng 11}.


A. Giải bài tập trong Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1 trang
7,8,10
Bài 6. ( trang 7 SGK Toán Đại số tập 1)
a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số:
17;

99;

a (với a ∈ N).

b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số:
35;

1000;

b (với b ∈ N*).

Đáp án và hướng dẫn giải bài 6:
a) 18;

100;


a + 1.

b) Số liền trước của số tự nhiên a nhỏ hơn a 1 đơn vị. Mọi số tự nhiên khác 0 đều có số
liền trước. Vì b ∈ N* nên b ≠ 0.
Vậy đáp số là: 34;

999;

b–1

Bài 7. ( trang 8 SGK Toán Đại số tập 1)
Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a) A = {x ∈ N | 12 < x < 16};
b) B = { x∈ N* | x < 5};
c) C = { x ∈ N | 13 ≤ x ≤ 15}
Đáp án và hướng dẫn giải bài 7:
a) Vì x > 12 nên 12 ∉ A, tương tự 16 ∉ A. Ta có A = {13; 14; 15}
b) Chú ý rằng 0 ∉ N*, do đó B = {1; 2; 3; 4}.


c) Vi 13 ≤ x nên x = 13 là một phần tử của tập hợp C; tương tự x = 15 cũng là những
phần tử của tập hợp C. Vậy C = {13; 14; 15}.

Bài 8. ( trang 8 SGK Toán Đại số tập 1)
Viết tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 5 bằng hai cách. Biểu diễn trên tia số
các phần tử của tập hợp A.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 8:
Các số tự nhiên không vượt quá 5 có nghĩa là các số tự nhiên lớn hơn hoặc bằng 0 và
nhỏ hơn hoặc bằng 5.

(Liệt kê các phần tử) A = {0; 1; 2; 3; 4; 5}
(Dùng tính chất đặc trưng cho các phần tử) A = { x ∈ N | x ≤ 5}.

Bài 9. ( trang 8 SGK Toán Đại số tập 1)
Điền vào chỗ trống để hai số ở mỗi dòng là hai số tự nhiên liên tiếp tăng dần:
….,8
a,…..
Đáp án và hướng dẫn giải bài 9:
Số tự nhiên liền sau số tự nhiên x là x + 1.
Ta có:

7, 8


a, a + 1.

Bài 10. ( trang 8 SGK Toán Đại số tập 1)
Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp giảm dần:
…,4600,…
…, …, a.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 10:
Số tự nhiên liền trước của số x ≠ 0 là số x – 1.
Số liền trước của 4600 là 4600 – 1 hay 4599;
Số liền sau 4600 là 4600 + 1 hay 4601. Vậy ta có 4599; 4600; 4601.
Số liền trước của a là a – 1; số liền trước của a – 1 là (a – 1) -1 hay a – 2.
Vậy ta có (a – 1) – 1; a – 1; a hay a – 2; a – 1; a.
→ Giải bài 11,12,13,14,15 trang 10 SGK Toán lớp 6 tập 1:Ghi số tự nhiên

B. Tóm tắt lý thuyết cơ bản Tập hợp các số tự nhiên
1. Các số 0; 1; 2; 3; 4…. là các số tự nhiên. Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N.

Như vậy N = {0; 1; 2; 3…}.
Các số tự nhiên được biểu diễn trên một tia số. Mỗi số được biểu diễn bởi một điểm.
Điểm biểu diễn số tự nhiên a được gọi là điểm a.

Tập hợp các số tự nhiên khác O được kí hiệu là N*, N* = {1; 2; 3;…}


2. Thứ tự trong tập số tự nhiên:
a) Trong hai số tự nhiên khác nhau có một số nhỏ hơn số kia. Khi số a nhỏ hơn số b, ta
viết a < b hoặc b > a.
Ta viết a ≤ b để chỉ a < b hoặc a = b; viết b ≥ a để chỉ b > a hoặc b = a.
Trong hai điểm trên tia số như hình vẽ trên, điểm ben trái biểu diễn số nhỏ hơn.
b) Nếu a < b và b < c thì a < c.
c) Mỗi số tự nhiên có một số liền sau. Chẳng hạn, số 1 là số liền sau của số 0, số 6 là
số liền sau của số 5; khi đó ta cũng nói số 0 là số liền trước của số 1, số 5 là số liền
trước của số 6.
d) Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất.
e) Tập hợp số tự nhiên có vô số phần tử.
Đáp án và hướng dẫn Giải bài 11,12,13,14,15 trang 10 SGK Toán lớp 6 tập 1:
Ghi số tự nhiên – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên.

A. Tóm tắt kiến thức Ghi số tự nhiên
Có mười chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.
Dùng mười chữ số này có thể viết được mọi số.
Một số có thể có một hoặc nhiều chữ số. Chẳng hạn số 8 là một số có một chữ số; số
2015 là số có 4 chữ số là 2; 0; 1; 5.
Khi viết một số có quá ba chữ số ta thường tách thành từng nhóm gồm ba chữ số kể từ
phải sang trái để dễ đọc, chẳng hạn 5 321 608.
Trong một số, cần phân biệt chữ số hàng chục với số chục, chữ số hàng trăm với số
trăm, chẳng hạn, trong số 2015, chữ số 0 là chữ số hàng trăm còn số trăm của nó là

20.


2. Trong hệ thập phân cứ 10 đợn vị ở một hàng thì làm thành 1 đơn vị ở hàng liền trước
nó.
Để biểu thị một số có nhiều chữ số, chẳng hạn có bốn chữ sô theo thứ tự từ trái sang
phải là a, b, c, d, ta thường viết
đó

Số này là : a nghìn, b trăm, c chục, d đơn vị. Do

= a.1000 + b.100 + c.10 +d.

3. Chữ số La Mã:
I

V

X

L

C

D

M

I


5

10

50

100

500

1000

Từ 7 chữ số này người ta thiết lập thêm các chữ số sau:
IV

IX

XL

XC

CD

CM

4

9

40


90

400

900

Giá trị của một số La Mã bằng tổng giá trị của các thành phần của nó.
Khi viết một số bằng chữ số La Mã ta viết các số từ lớn đến bé, từ trái sang phải. Chẳng
hạn: MMCDIX = 2000 + 400 + 9 = 2409.

B. Giải bài tập trong sách giáo khoa trang 10 – Toán đại số lớp
6 tập 1
Bài 11. ( trang 10 SGK Toán Đại số tập 1)
a) Viết số tự nhiên có số chục là 135, chữ số hàng đơn vị là 7
b) Điền vào bảng:
Số đã cho

Số trăm

Chữ số hàng trăm

1425
2307
Đáp án và hướng dẫn giải bài 11:

Số chục

Chữ số hàng chục



a) 135.10 + 7 = 1357.
b)
Số đã cho

Số trăm

Chữ số hàng trăm

Số chục

Chữ số hàng chục

1425

14

4

142

2

2307

23

3

230


0

Bài 12. ( trang 10 SGK Toán Đại số tập 1)
Viết tập hợp các chữ số của số 2000.
Bài giải bài 12:
Trong số 2000 có bốn chữ số là 2 và ba chữ số 0. Nhưng khi viết một tập hợp thì mỗi
phần tử chỉ được kể một lần nên tập hợp các chữ số của số 2000 là {0; 2}.

Bài 13. ( trang 10 SGK Toán Đại số tập 1)
a) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số.
b) Viết số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 13:
a) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số là 1000.
Giải thích: Muốn một số có bốn chữ số là số nhỏ nhất thì chữ số hàng nghìn của nó phải
là số nhỏ nhất khác 0, các chữ số còn lại là số nhỏ nhất. Vì thế số có bốn chữ số nhỏ
nhất là 1000.
b) Số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là 1023.


Giải thích: Muốn một số có bốn chữ số khác nhau là số nhỏ nhất thì chữ số hàng nghìn
của nó phải là số nhỏ nhất khác 0, do đó nó phải là số 1; chữ số hàng trăm phải là số
nhỏ nhất khác 1, do đó nó phải là số 0; chữ số hàng chục phải là số nhỏ nhất khác 0 và
1, do đó nó phải là 2; tường tự chữ số hàng đơn vị phải là 3.
Vậy số tự nhiên nhỏ nhất có bốn chữ số khác nhau là 1023.

Bài 14. ( trang 10 SGK Toán Đại số tập 1)
Dùng ba chữ số 0, 1, 2, hãy viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác
nhau.
Bài giải bài 14:

Các số tự nhiên có ba chữ số mà các chữ số khác nhau có 3 chữ số 0,1,2
là: 102; 120; 201; 210
Hướng dẫn: Vì số có ba chữ số nên chữ số hàng trăm phải khác 0. Do đó chữ số hàng
trăm chỉ có thể là 1 hoặc 2. Hãy viết tất cả các chữ số có chữ số hàng trăm là 1 và các
chứ số còn lại là 0 và 2; rồi viết tất cả các số có chữ số hang trăm là 2 và các chữ số
còn lại là 0 và 1.
Đáp số: 102; 120; 201; 210.

Bài 15. ( trang 10 SGK Toán Đại số tập 1)
a) Đọc các số La Mã sau: XIV ; XXVI.
b) Viết các số sau bằng số La Mã: 17; 25
c) Cho chín que diêm được sắp xếp như trên hình 8. Hãy chuyển chỗ một que diêm để
được kết quả đúng.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 15


a) ĐS: XIV = 10 + 4 = 14;
XXVI = 10 + 10 + 5 + 1 = 26.
b) ĐS: 17 = XVII; 25 =XXV.
c) Vế phải là 5 – 1 = 4. Do đó phải đổi vế trái thành 4 bằng cách chuyển que diêm bên
phải chữ V sang bên trái.
Đáp án và hướng dẫn Giải bài 16,17,18,19,20 SGK Toán lớp 6 tập 1 trang 13:
Số phần tử của một tập hợp, Tập hợp con – Chương 1 Đại số lớp 6.

A. Tóm tắt lý thuyết Số phần tử của một tập hợp, Tập hợp con
1. Một tập hơp có thể có một phần tử,có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể
không có phần tử nào.
Tập hợp không có phần tử nào được gọi là tập rỗng và được kí hiệu là Φ.
2. Nếu một phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con
của tập hợp B. Kí hiệu: A ⊂ B hay B ⊃

A và đọc là:
A là tập hợp con của tập hợp B hoặc A được chứa trong B hoặc B chứa A.

B. Giải bài tập trong sách giáo khoa trang 13 Toán Đại số lớp 6
tập 1
Bài 16. (Trang 13 SGK Toán Đại số 6 tập 1)
Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử ?
a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12
b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7.


c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x. 0 = 0.
d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x. 0 = 3.
Hướng dẫn giải bài 16:
a) x – 8 = 12 khi x = 12 + 8 = 20. Vậy A = {20}.
b) x + 7 = 7 khi x = 7 – 7 = 0. Vậy B = {0}.
c) Với mọi số tự nhiên x ta đều có x. 0 = 0. Vậy C = N.
d) Vì mọi số tự nhiên x ta đều có x. 0 = 0 nên không có số x nào để x. 0 = 3. Vậy D =
Φ

Bài 17. (Trang 13 SGK Toán Đại số 6 tập 1)
Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử ?
a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20.
b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6.
Hướng dẫn giải bài 17:
a) Các số tự nhiên không vượt quá 20 là những số tự nhiên bé hơn hoặc bằng 20. Do đó
A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20}. Như
vậy A có 21 phần tử.
b) Giữa hai số liền nhau không có số tự nhiên nào nên B = Φ


Bài 18. (Trang 13 SGK Toán Đại số 6 tập 1)


Cho A = {0}. Có thể nói rằng A là tập hợp rỗng hay không ?
Bài giải:
Tập hợp A có một phần tử, đó là số 0. Vậy A không phải là tập hợp rỗng.

Bài 19. (Trang 13 SGK Toán Đại số 6 tập 1)
Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 10, tập hợp B các số tự nhiên nhỏ hơn 5, rồi
dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ giữa hai tập hợp trên.
Giải bài 19:
A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}; B = {0; 1; 2; 3; 4}. B

⊂A

Bài 20. (Trang 13 SGK Toán Đại số 6 tập 1)
Cho tập hợp A = {15; 24}. Điền kí hiệu ∈, ⊂ hoặc = vào ô trống cho đúng.
a) 15 …A;

b) {15}…A;

c) {15; 24}…A.

Giải bài 20:
a) 15 ∈ A.
b) {15} không phải là một phần tử mà là một tập hợp gồm chỉ một phần tử là số 15. Vì
15 ∈ A nên {15} ⊂ A.
Lưu ý. Nếu A là một tập hợp và a ∈ A thì {a} không phải là một phần tử của tập hợp A
mà là một tập hợp con gồm một phần tử của A.
Do đó {a} ⊂ A. Vì vậy viết {a} ∈ A là sai.

c) {15; 24} = A.


Hướng dẫn giải bài 21,22,23,24,25 SGK Toán 6 tập 1 trang 14 :Số phần tử của
một tập hợp, Tập hợp con – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
Bài 21. (Trang 14 SGK Toán Đại số 6 tập 1)
Tập hợp A = {8; 9; 10;…; 20} có 20 – 8 + 1 = 13 (phần tử)
Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b – a + 1 phần tử. Hãy tính số phần
tử của tập hợp sau: B = {10; 11; 12;….; 99}
Giải bài 21:
Số phần tử của tập hợp B là 99 – 10 + 1 = 90.

Bài 22. (Trang 14 SGK Toán Đại số 6 tập 1)
Số chẵn là số tự nhiên có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8; số lẻ là số tự nhiên có chữ số
tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9. Hai số chẵn (hoặc lẻ) liên tiếp thì hơn kém nhau 2 đơn vị.
a) Viết tập hợp C các số chẵn nhỏ hơn 10.
b) Viết tập hợp L các số lẻ lớn hơn 10 nhưng nhỏ hơn 20.
c) Viết tập hợp A ba số chẵn liên tiếp, trong đó số nhỏ nhất là 18.
d) Viết tập hợp B bốn số lẻ liên tiếp, trong đó số lớn nhất là 31.
Giải bài 22:
a) C = {0; 2; 4; 6; 8}

b) L = { 11; 13; 15; 17; 19}

c) A = {18; 20; 22}

d) B = {25; 27; 29; 31}


Bài 23. (Trang 14 SGK Toán Đại số 6 tập 1)

Tập hợp C = {8; 10; 12;…;30} có (30 – 8): 2 + 1 = 12(phần tử)
Tổng quát:
– Tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có (b – a) : 2 +1 phần tử.
– Tập hợp các số lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có (n – m) : 2 +1 phần tử.
Hãy tính số phần tử của các tập hợp sau:
D = {21; 23; 25;… ; 99}
E = {32; 34; 36; …; 96}
Giải bài 23:
Số phần tử của tập hợp D là (99 – 21) : 2 + 1 = 40.
Số phần tử của tập hợp E là 33.

Bài 24. (Trang 14 SGK Toán Đại số 6 tập 1)
Cho A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 10,B là tập hợp các số chẵn, N* là tập hợp
các số tự nhiên khác 0.
Dùng kí hiệu ⊂ để thể hiện quan hệ của mỗi tập hợp trên với tập hợp N các số tự
nhiên.
Giải bài 24:


Vì mỗi số tự nhiên nhỏ hơn 10 đều thuộc N nên A ⊂ N.
Mỗi số chẵn cũng là một số tự nhiên nên mỗi số chẵn cũng là một phần tử của tập hợp
N các số tự nhiên nên B ⊂ N. Hiển nhiên N* ⊂ N.

Bài 25. (Trang 14 SGK Toán Đại số 6 tập 1)
Cho bảng sau (theo Niên giám năm 1999):

Viết tập hợp A
bốn nước có diện tích lớn nhất, viết tập hợp B ba nước có diện tích nhỏ nhất.
Giải bài 25:
A = {In-đô-nê-xi-a; Mi-an-ma; Thái Lan; Việt Nam}.

B = {Xin-ga-po; Bru-nây; Cam-pu-chia}.
Giải Bài 26,27,28 trang 16 SGK Toán lớp 6 tập 1: Phép cộng và phép nhân –
Chương 1 đại số.

A. Tóm tắt lý thuyết Phép cộng và phép nhân
1. Kết quả của phép cộng được gọi là tổng.
Như vậy, nếu a + b = c thì c là tổng của hai số a và b. Khi đó a và b được gọi là những
số hạng. Kết quả cảu phép nhân được gọi là tích. Như vậy, nếu a . b = d thì d là tích
của hai số a và b. Khi đó a và b được gọi là những thừa số.
2. Các tính chất của phép cộng và phép nhân:


Tính chất/Phép tính

Cộng

Nhân

Giao hoán

a + b =b + a

a.b = b.a

Kết hợp

(a+b)+c = a+(b+c)

(a.b).c =a.(b.c)


Cộng với số 0

a+0=0+a=a

Nhân với số 1
Phân phối của phép nhân đối
với phép cộng

a.1 = 1.a = a
a ( b+ c) = ab +ac

B. Giải bài tập trong Sách giáo khoa trang 16 Toán Đại số 6 tập
1
Bài 26. ( trang 16 SGK Toán đại số 6 tập 1)
Cho các số liệu về quãng đường bộ:
Hà Nội – Vĩnh Yên: 54km,
Vĩnh Yên – Việt Trì: 19km.
Việt Trì – Yên Bái : 82km.
Tính quãng đường một ô tô đi từ Hà Nội lên Yên Bái qua Vĩnh Yên và Việt Trì.
Giải bài 26:
Quãng đường ô tô đi là: 54 + 19 + 82 = 155 (km).

Bài 27. ( trang 16 SGK Toán đại số 6 tập 1)
Áp dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để tính nhanh:
a) 86 + 357 + 14;

b) 72 + 69 + 128;


c) 25 . 5 . 4 . 27 . 2;


c) 28 . 64 + 28 . 36.

Giải bài 27:
a) 86 + 357 + 14 = (86 + 14) + 357 = 457;
b) 72 + 69 + 128 = (72 + 128) + 69 = 269;
c) 25 . 5 . 4 . 27 . 2 = (25 . 4) . ( 5 . 2) . 27 = 27 000;
d) 28 . 64 + 28 . 36 = 28(64 + 36) = 2800.

Bài 28. ( trang 16 SGK Toán đại số 6 tập 1)
Trên hình 12, đồng hồ chỉ 9 giờ 18 phút, hai kim đồng hồ thành hai phần, mỗi phần có
sáu số. Tính tổng các số ở mỗi phần, em có nhận xét

gì ?
Bài giải bài 28:
Phần 1 : 10 + 11 + 12 + 1 + 2 + 3 = 39
Phần 2 : 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 39
Vậy tổng 2 phần bằng nhau 39.
Bài 29,30,31,32,33,34 trang 17 SGK Toán lớp 6 tập 1: Phép cộng và phép nhân
(tiếp theo).


Bài 29 (Trang 17 SGK Đại số lớp 6 tập 1)
Điền vào chỗ trống trong bảng thanh toán sau:
Số
thứ tự

Loại hàng

Số lượng


Giá đơn vị

Tổng số tiền

(quyển)

(đồng)

(đồng)

1

Vở loại 1

35

2000

2

Vở loại 2

42

1500

3

Vở loại 3


38

1200

Số lượng

Giá đơn vị

Tổng số tiền

(quyển)

(đồng)

(đồng)

Cộng

Đáp án và giải bài 29:
Số
thứ tự

Loại hàng

1

Vở loại 1

35


2000

70.000

2

Vở loại 2

42

1500

63.000

3

Vở loại 3

38

1200

45.600

Cộng
Bài 30 (Trang 17 SGK Đại số lớp 6 tập 1)
Tìm số tự nhiên x, biết:
a) (x – 34) . 15 = 0
b) 18 . (x – 16) = 18.

Giải bài 30:
a) Chú ý rằng nếu tích bằng 0 thì ít nhất một thừa số bằng 0.
Vì (x – 34) . 15 = 0 và 15 ≠ 0 nên x – 34 = 0. Do đó x = 34.
b)

178.600


x-16 =18:18
x-16 = 1
x=16+1
x = 17
Giải thích: Nếu biết tích của hai thừa số thì mỗi thừa số bằng tích chia cho thừa số kia.
Do đó từ 18(x – 16) = 18 suy ra x – 16 = 18 : 18 = 1.
Vậy x = 1 + 16 = 17

Bài 31 (Trang 17 SGK Đại số lớp 6 tập 1)
Tính nhanh
a) 135 + 360 + 65 + 40;
b) 463 + 318 + 137 + 22;
c) 20 + 21 + 22 + …+ 29 + 30.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 31:
a) 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65) + (360 + 40) = 200 + 400 = 600.
b) 463 + 318 + 137 + 22 = (463 + 137) + (318 + 22) = 600 + 340 =940.
c) Nhận thấy 20 + 30 = 50 = 21 + 29 = 22+ 28 = 23 + 27 = 24 + 26.
Do đó 20 + 21 + 22 + …+ 29 + 30
= (20+ 30) + (21 + 29) + (22 + 28) + (23 + 27) + (24 + 26) + 25
= 5 . 50 + 25 = 275.
Lưu ý. Cũng có thể áp dụng cách cộng của Gau-xơ trình bày ở trang 19, SGK.



Bài 32 (Trang 17 SGK Đại số lớp 6 tập 1)
Có thể tính nhanh tổng 97 + 19 bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép cộng:
97 + 19 = 97 + (3 + 16) = (97 + 3) + 16 = 100 + 16 = 116.
Hãy tính nhanh các tổng sau bằng cách làm tương tự như trên:
a) 996 + 45 ;

b) 37 + 198.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 32:
a) 996 + 45 = 996 + (4 + 41) = (996 + 4) + 41 = 1041;
b) 37 + 198 = (35 + 2) + 198 = 35 + (2 + 198) = 235.

Bài 33 (Trang 17 SGK Đại số lớp 6 tập 1)
ho dãy số sau: 1, 1, 2, 3, 5, 8
Trong dãy số trên, mỗi số (kể từ số thứ ba) bằng tổng của hai số liền trước. Hãy viết
tiếp bốn số nữa của dãy số.
Bài giải bài 33:
Số thứ bảy là: 5 + 8 = 13; Số thứ tám là: 8 + 13 = 21.
Số thứ chín là: 13 + 21 = 34; Số thứ mười là: 21 + 34 = 55.

Bài 34 (Trang 17 SGK Đại số lớp 6 tập 1)
34. Sử dụng máy tình bỏ túi


Các bài tập về máy tính bỏ túi trong cuốn sách này được trình bày theo cách sử dụng
máy tính bỏ túi SHARP tk-340; nhiều loại máy tính bỏ túi khác cũng sử dụng tương tự.
a) Giới thiệu một số nút (phím) trong máy tính bỏ túi (h.13);

– Nút mở máy:


– Nút tắt máy:

– Các nút số từ 0 đến 9:

– Nút dấu cộng:

– Nút dấu “=” cho phép hiện ra kết quả trên màn hiện số:

– Nút xóa ( xóa số vừa đưa vào bị nhầm):
b) Cộng hai hay nhiều số:


c) Dùng máy tính bỏ túi tính các tổng:
1364 + 4578;
3124 + 1469;

6453 + 1469;

5421 + 1469;

1534 + 217 + 217 + 217.

Bài giải:
Học sinh tự giải (Quá dễ :P)
Đáp án và hướng dẫn các bạn lớp 6 giải bài 35,36 trang 19; bài 37,38,39,40
trang 20 SGK Toán 6 tập 1: Phép cộng và phép nhân (hết)
→ Bài 26,27,28 trang 16 SGK Toán lớp 6 tập 1: Phép cộng và phép nhân
→ Bài 29,30,31,32,33,34 trang 17 SGK Toán lớp 6 tập 1: Phép cộng và phép nhân tiếp
Bài 35 (SGK trang 19 Toán lớp 6 tập 1)

Tìm các tích bằng nhau mà không cần tính kết quả của mỗi tích:
15 . 2 . 6;

4 . 4 . 9;

Đáp án và giải bài 35:

5 . 3 . 12;

8 . 18;

15 . 3 . 4;

8 . 2 . 9.


Hãy nhận xét những tích trong đó tích của hai thừa số trong tích này lại bằng một thừa
số trong tích khác. Chẳng hạn, trong tích 15 . 2 . 6 có 15 = 5 . 3 trong tích 5 . 3 . 12 và
ngược lại, trong tích 5 . 3 . 12 lại có thừa số 12 = 2 . 6 trong tích 15 . 2 . 6.
⇒ Đáp số: 15 . 2 . 6 = 5 . 3 . 12 = 15 . 3 . 4 (Đều bằng 15.12);

4 . 4 . 9 = 8 . 18 =

8 . 2 . 9 (Đều bằng 16.9 hoặc 8.18).

Bài 36 (SGK trang 19 Toán lớp 6 tập 1)
Có thể tính nhầm tích 45 . 6 bằng cách:
– Áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân:
45 . 6 = 45 . (2 . 3) = (45 . 2) . 3 = 90 . 3 = 270.
– Áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

45 . 6 = (40 + 5) . 6 = 40 . 6 + 5 . 6 = 240 + 30 = 270.
a) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất kết hợp của phép nhân:
15 . 4;

25 . 12;

125 . 16.

b) Hãy tính nhẩm bằng cách áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép
cộng:
25 . 12;

34 . 11;

47 . 101.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 36
a) 15 . 4 = 15 . 2 . 2 = 30 . 2 = 60;
25 . 12 = 25 . 4 . 3 = 100 . 3 = 300
125 . 16 = 125 . 8 . 2 = 1000 . 2 = 2000


b) 25 . 12 = 25(10 + 2) = 250 + 50 = 300;
34 . 11 = 34(10 + 1) = 340 + 34 = 374;
47 . 101 = 47(100 + 1) = 4700 + 47 = 4747.

Bài 37 (SGK trang 20 Toán lớp 6 tập 1)
Áp dụng tính chất a(b – c) = ab – ac để tính nhẩm:
Ví dụ: 13 . 99 = 13 . (100 – 1) = 1300 – 13 = 1287.
Hãy tính: 16 . 19;


46 . 99;

35 . 98.

Đáp án và hướng dẫn giải bài 37
16 . 19 = 16(20 – 1) = 320 – 16 = 304;
46 . 99 = 46(100 – 1) = 4600 – 46 = 4554;
35 . 98 = 35(100 – 2) = 3500 – 70 = 3430.

Bài 38 (SGK trang 20 Toán lớp 6 tập 1)

Dùng máy tính bỏ túi để tính:
375 . 376;

624 . 625;

13 . 81 . 215.

Học sinh tự làm.

Bài 39 (SGK trang 20 Toán lớp 6 tập 1)


×