Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Kế toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần sông đà 909

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.8 KB, 82 trang )

Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

LỜI MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có nhiều biến động
phức tạp và đạt được không ít những thành tựu phát triển to lớn. Bên cạnh đó thì
đời sống xã hội của nhân dân cũng đã có những bước cải tiến rõ rệt, thể hiện ở
chỗ người dân Việt Nam không chỉ có cuộc sống no đủ mà họ ngày càng hướng
tới thỏa mãn những nhu cầu riêng của cá nhân mình, vì thế mà thị hiếu tiêu dùng
của họ ngày càng cao. Nền sản xuất xã hội phải luôn luôn nâng cao để phát
triển, cải tiến không ngừng, tạo ra nhiều sản phẩm mới với chất lượng cao nhất,
và mẫu mã phù hợp với thời đại mới. Mấy năm gần đây, tình trạng giá cả các
loại hàng hóa trong nước tăng rất mạnh, đa số các loại mặt hàng đều có mức giá
tăng đến gấp đôi dẫn đến việc người tiêu dùng gặp rất nhiều trở ngại và khó
khăn trong đời sống của mình. Nguyên nhân để dẫn đến việc giá cả tăng đột biến
là mức lạm phát tiền tệ quá cao. Chính vì vậy các doanh nghiệp sản xuất với vai
trò là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất luôn phấn đấu tìm mọi biện pháp để tiết
kiệm chi phí, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để giá cả các loại
hàng hóa phù hợp với mức tiêu dùng của người dân. Để thực hiện tốt mục tiêu
đó các doanh nghiệp sản xuất phải luôn chú ý tới công tác kế toán nói chung và
cụ thể là công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tiết kiệm chi
phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển, tích lũy của doanh nghiệp và góp phần cải thiện từng bước đời sống của
người lao động.
Trong những năm gần đây, ngành xây dựng đã có nhiều đóng góp với
việc tham gia thi công xây dựng các công trình nhà ở, các khu công nghiệp, các
công trình kỹ thuật, xây dựng hạ tầng cơ sở cho đất nước. Có thể nói xây dựng
cơ bản đã tạo ra nhiều công trình kiến trúc, trang bị tài sản cố định, góp phần
xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế.


Nhưng cùng với các loại hàng hóa khác, thì giá cả các loại nguyên vật liệu trong

Sinh viên: Trần Thị Mơ

1

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

xây dựng cũng đã có sự gia tăng rõ rệt, mà chi phí nguyên vật liệu lại chiếm tỷ
trọng rất lớn trong tổng chi phí thi công các công trình, chưa kể đến chi phí phải
trả cho công nhân trực tiếp cũng tăng, do vậy mà giá thành công trình xây dựng
sẽ ngày càng tăng cao cũng đồng nghĩa với việc sẽ khó khăn hơn cho các nhà
đầu tư cũng như các chủ thầu hoàn thiện công trình của mình. Mà sản phẩm xây
lắp hoàn thành cần đặt tiêu chuẩn chất lượng lên làm mục tiêu chính. Vì vậy mà
công tác Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cần có
được sự quan tâm hàng đầu, nó đã giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong
công tác kế toán nói chung. Căn cứ vào những chi phí bỏ ra và kết quả của quá
trình sản xuất, tình hình thực hiện định mức tiêu hao vật tư, lao động, tình hình thực
hiện giá thành, từ đó có biện pháp giám sát, kiểm tra khoản mục chi phí bất hợp lý,
thúc đẩy giám sát chi phí đến mức thấp nhất trên cơ sở hạ giá thành sản phẩm.

Sinh viên: Trần Thị Mơ

2


Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

1.3. Đối TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
“Kế toán chi phí sản xuất và xác định giá thành sản phẩm tại công ty cổ
phần Sông Đà 909”.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Nghiên cứu tại công ty cổ phần Sông Đà 909, Mỹ Đình- Từ
Liêm - Hà Nội
- Thời gian: + Thời gian thực tập từ 21/03/2011 đến 14/05/2011.
+ Số liệu nghiên cứu chủ yếu trong 1năm 2010.
- Nội dung: Nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến kế toán chi phí sản
xuất và xác định giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sông Đà 909.
Nhận thức được tầm quan trọng đó nên em đã chọn đề tài :”kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Sông Đà 909”.Chuyên đề
của em bao gồm những nội dung chính sau:
Chương 1 : Tổng quát về công ty cổ phân Sông Đà 909.
Chương 2 : Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty CP Sông Đà 909.
Chương 3 : Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty CP Sông Đà 909
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Tiến Bình và các cô chú
phòng kế toán Công ty CP Sông Đà 909 đã tận tình hướng dẫn để em có thể
hoàn thiện phần chuyên đề của mình.


Sinh viên: Trần Thị Mơ

3

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

CHƯƠNG 1
TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 909
1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển công ty cổ phần
Sông Đà 909.
Công ty cổ phần Sông Đà 909 tiền thân là Xí nghiệp Sông Đà 903 - Công ty
Sông Đà 9 Tổng công ty Sông Đà, được thành lập theo quyết định số: 15
CT/TCHC do Giám đốc Công ty Sông Đà 9 ký ngày 20/11/1998.
Sau gần 5 năm hoạt động Xí nghiệp Sông Đà 903 được chuyển đổi thành
công ty cổ phần theo Quyết định số 995/QĐ-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2003
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc chuyển Xí nghiệp Sông Đà 903 thuộc Công
ty Sông Đà 9 thành Công ty cổ phần Sông Đà 909 với số vốn điều lệ đăng ký
ban đầu là 3 tỷ đồng.
Ngày 19/8/2003, Công ty cổ phần Sông Đà 909 đã chính thức được đăng ký
kinh doanh theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103002768 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Tên tiếng Việt
Tên tiếng Anh
Tên viết tắt :
Biểu trưng :


:
:

CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 909
Song Da 909 Joint Stock Company
SONG DA 9. JSC

SÔNG ĐÀ 909
Trụ sở chính :
Tầng 9 - Tòa nhà Sông Đà, đường Phạm Hùng, xa
Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội
Điện thoại :
04 - 3768 4495
Fax
:
04 – 3768 4490
Ngày 17 tháng 10 năm 2005, Công ty đã được cấp giấy phép đăng ký kinh
doanh điều chỉnh, theo đó vốn điều lệ của công ty sẽ tăng từ 3 tỷ lên 5 tỷ đồng
Việt nam.
Sinh viên: Trần Thị Mơ

4

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập


Nghành nghề kinh doanh chủ yếu :
Căn cứ theo giấy phép đăng ký kinh doanh điều chỉnh, ngành nghề hoạt
động kinh doanh của Công ty bao gồm:


Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,
thủy điện, bưu điện, hạ tầng kỹ thuật; đường dây và trạm biến thế điện;



Lắp đặt đường ống công nghệ và áp lực, lắp đặt hệ thống điện lạnh,
trang trí nội thất, gia công lắp đặt khung nhôm các loại;



Nhận thầu thi công bằng phương pháp khoan mìn nổ;



Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng: gạch, ngói, đất, cát sỏi, xi
măng, tấm lợp, gỗ dùng trong xây dựng và tiêu dùng khác;



Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị công nghệ xây dựng;



Kinh doanh xuất nhập khẩu tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dung;




Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng đô thị và khu công
nghiệp;



Kinh doanh vận tải hàng hóa;



Đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà ở và văn phòng cho thuê;



Kinh doanh bất động sản;



Đầu tư xây dựng, vận hành khai thác và kinh doanh các nhà máy điện;



Sửa chữa ô tô, các loại máy xây dựng, gia công cơ khí, sản xuất kinh
doanh phụ tùng ô tô, máy xây dựng;



Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, thực phẩm;




Chuyển giao công nghệ, đầu tư, vận hành, đăng ký khai thác các hoạt
động trong lĩnh vực công nghệ thông tin;



Xuất nhập khẩu lao động, chuyên gia và kinh doanh lữ hành du lịch, du
học.

Công ty đã được Tổng Công ty Sông Đà giao tham gia thực hiện nhiều
nhiệm vụ quan trọng trên những công trình trọng điểm của đất nước như: Nhà
máy thủy điện Sơn La, Nậm Pàn, Sê San, Tuyên Quang, Mường Pồn, Đường Hồ
Chí Minh đoạn qua Thừa Thiên Huế, Đường cao tốc Nội Bài - Vĩnh Yên, Tuyến
cáp sợi quang đường Hồ Chí Minh và nhiều công trình khác.

Sinh viên: Trần Thị Mơ

5

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

Danh sách cổ đông sáng lập và tỉ lệ cổ phần nắm giư
Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103002768 của Sở

Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội ngày 17 tháng 10 năm 2005, Danh sách cổ đông
sáng lập của Công ty như sau:

Bảng 1: Danh sách cổ đông sáng lập và tỷ lệ nắm giữ
Tổng giá trị
(VNĐ)

Cổ đông

Địa chỉ

Tỷ lệ %/
vốn điều
lệ

Số cổ
phần

Trần Ngọc Huy

Xã Lamơ nông, Huyện
Chư pảh, tỉnh Gia Lai

1.000

100.000.000

2,00%

2


Phan Văn Hùng

Phòng 110 K11A,
Phường Bách Khoa,
Quận Hai Bà Trưng, Hà
Nội

6.000

600.000.000

12,00%

3

Nguyễn Văn Tuấn

Công ty CP Sông Đà 9

1.500

150.000.000

3,00%

4

Hoàng Kim Trung


Số nhà 22, Ngõ 1, khu
TT vật tư khối Chiến
Thắng, Phường Văn

450

45.000.000

Sinh viên: Trần Thị Mơ

6

0,90%

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

Mỗ, Hà Đông, TP Hà
Nội.
Tòa nhà Sông Đà
đường Phạm Hùng, xã
Công ty CP Sông Đà Mỹ Đình, huyện Từ
9 - Đại diện: Ông Liêm, Hà Nội. D5, ngõ 16.650
Nguyễn Đăng Lanh
2, phố Nguyễn Khuyến,
phường Văn Mỗ, Hà

Đông, TP Hà Nội.

5

6

270 Cổ đông khác
Tổng cộng

1.665.000.000

33,30%

19.550

1.955.000.000

39,10%

45.150

4.515.000.000

90.30%

Vốn điều lệ của Công ty cổ phần Sông Đà 909 tại thời điểm 15/11/2006
(thời điểm Công ty chốt danh sách cổ đông để tiến hành lưu ký chứng khoán tại
VCBS) là 5.000.000.000 VNĐ (Năm tỷ đồng). Trong đó 1.915.000.000 đồng
(38,3%) do Công ty cổ phần Sông Đà 9 nắm giữ; 600.600.000 đồng do ông Phan
Văn Hùng nắm giữ, phần còn lại 2,48 tỷ VNĐ thuộc về các cổ đông khác

(người lao động trong Sông Đà 909 và các cổ đông bên ngoài ). Cụ thể cơ cấu
Vốn điều lệ của Sông Đà 909 như sau:

Bảng 2: Cơ cấu Vốn điều lệ của Sông Đà 909 tại thời điểm 15/11/2006
STT

1

2

1

Cổ đông
Nhà nước:
(Công ty cổ phần
Sông Đà 9) gồm:
- Nguyễn Đăng Lanh
- Phan Văn Hùng
- Nguyễn Văn Tuấn
- Nguyễn Công
Thành
Công ty cổ phần Sông
Đà 9091

Tỷ lệ %

Địa chỉ

Số cổ
phần


Tổng giá trị
(VNĐ)

Tòa nhà Sông
Đà
đường
Phạm Hùng, xã
Mỹ
Đình,
huyện
Từ
Liêm, Hà Nội.

191.500

1.915.000.000

38,30%

26.030

260.300.000

5,21%

Tòa nhà Sông
Đà
đường
Phạm Hùng, xã

Mỹ
Đình,
huyện
Từ

Đây là số cổ phần mà Công ty mua lại của cán bộ công nhân viên đã đăng ký nhưng bỏ mua

Sinh viên: Trần Thị Mơ

7

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô
STT

Cổ đông

Báo cáo thực tập
Số cổ
phần

Địa chỉ

Tổng giá trị
(VNĐ)

Tỷ lệ %


Liêm, Hà Nội

3

Phan Văn Hùng

4

Võ Thị Hà Giang

5

Phòng
110
K11A, Phường
Bách
Khoa,
Quận Hai Bà
Trưng, Hà Nội
Số 24-Ngõ 84Phố Chùa Láng
- Đống Đa - Hà
Nội

60.060

600.600.000

12,01%

40.000


400.000.000

8,0%

Các cổ đông khác

182.410

1.824.100.000

36,48%

Tổng cộng

500.000

5.000.000.000

100%

(Nguồn: Công ty cổ phần Sông Đà 909)
Theo Quyết định số 251 TCT/HĐQT ngày 08 tháng 9 năm 2005 của Hội
đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà về việc Tăng vốn điều lệ và cử Người đại
diện phần vốn góp của Tổng công ty tại Công ty cổ phần Sông Đà 909. Tổng
công ty Sông Đà nắm giữ 38,3% vốn điều lệ, bằng 1.915.000.000 đồng, trong đó
có 250.000.000 đồng là giá trị thương hiệu Sông Đà và ủy quyền cho Công ty cổ
phần Sông Đà 9 quản lý phần vốn góp của Tổng Công ty tại Công ty cổ phần
Sông Đà 909.
Do cơ chế tài chính của Nhà nước chưa quy định về giá trị quyền sử dụng

thương hiệu và cũng chưa có cơ sở hướng dẫn hạch toán nên giá trị thương hiệu
Sông Đà chưa được bổ sung vốn chủ sơ hữu. Vì vậy, Công ty cổ phần Sông Đà
9 đã góp vốn bổ sung bằng tiền 250.000.000 đồng vào Công ty thay cho giá trị
thương hiệu Sông Đà trên theo ủy nhiệm chi ngày 10/11/2006 của Công ty cổ
phần Sông Đà 9, và Công ty cổ phần Sông Đà 909 đã nhận được theo giấy báo
có của ngân hàng sở giao dịch 1 Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt nam ngày
10/11/2006

Sinh viên: Trần Thị Mơ

8

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

1.2 Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công
ty cổ phần Sông Đà 909
. 1.2.1 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất
1.2.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh
nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn – chuyển dịch giá trị của các
yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ).
1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh là việc sắp xếp chi phí sản xuất kinh
doanh vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo những đặc trưng nhất định.

Phân loại chi phí sản xuất sẽ thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán kế toán
trong mỗi doanh nghiệp vì chi phí sản xuất có rất nhiều loại, nhiều khoản khác
nhau về nội dung, tính chất, công dụng…Xuất phát từ các mục đích và yêu cầu
khác nhau của quản lý, chi phí sản xuất được phân loại theo nhiều cách thức
khác nhau như sau :
* Phân loại theo yếu tố chi phí :
Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban
đầu đồng nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh
của chi phí thì chi phí được phân loại theo yếu tố. Thực chất chỉ có 3 yếu tố chi
phí là chi phí về sức lao động, chi phí về đối tượng lao động và chi phí về tư liệu
lao động. Tùy theo yêu cầu và trình độ quản lý của mỗi nước, mỗi thời kỳ mà
chi phí có thể phân loại chi tiết hơn. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn
bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau :
- Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu : bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật
liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ…sử dụng vào sản
xuất kinh doanh ( không bao gồm giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và
phế liệu thu hồi ).

Sinh viên: Trần Thị Mơ

9

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

- Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh

doanh trong kỳ ( trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi ).
- Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương : phản ánh tổng số
tiền lương và phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho toàn bộ người lao động.
- Yếu tố chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn :
phản ánh số quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn trích theo
tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho người lao
động tính vào chi phí.
- Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định : phản ánh tổng số khấu hao tài
sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định sử dụng cho hoạt động
sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài : phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua
ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh.
- Yếu tố chi phí khác bằng tiền : phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền
chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ.
* Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm :
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và đê thuận tiện
cho việc tính giá thành sản phẩm, chi phí được chia làm 5 khoản mục sau:
- Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp : phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên
vật liệu chính, phụ, nhiên liệu…tham gia trực tiếp vào việc sản xuất chế tạo sản
phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.
- Chi phí nhân công trực tiếp : gồm tiền lương, phụ cấp lương phải trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất hay thực hiện các dịch vụ và các khoản trích cho
các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ
với tiền lương công nhân trực tiếp phát sinh tính vào chi phí.
- Chi phí sản xuất chung : là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân
xưởng sản xuất ( trừ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí vật liệu ).

Sinh viên: Trần Thị Mơ


10

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

- Chi phí bán hàng : là những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ trong doanh nghiệp.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp : là những chi phí phát sinh liên quan đến
quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong phạm vi doanh nghiệp.
Ba khoản mục đầu tạo nên chỉ tiêu giá thành sản xuất ( còn gọi là giá
thành công xưởng ), còn toàn bộ 5 khoản mục trên cấu thành chỉ tiêu giá thành
toàn bộ ( còn gọi là giá thành tiêu thụ ) của sản phẩm, dịch vụ.
* Phân loại chi phí theo chức năng trong sản xuất kinh doanh :
Căn cứ vào chức năng hoạt động trong quá trình kinh doanh và chi phí
liên quan đến việc thực hiện các chức năng động mà toàn bộ chi phí được chia
làm 3 loại :
- Chi phí thực hiện chức năng sản xuất : gồm những chi phí phát sinh liên
quan đến việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ trong phạm vi
phân xưởng.
- Chi phí thực hiện chức năng tiêu thụ : gồm tất cả những chi phí phát sinh
liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ…
- Chi phí thực hiện chức năng quản lý : gồm các chi phí quản lý kinh
doanh, hành chính và những chi phí chung phát sinh liên quan đến hoạt động
của doanh nghiệp.
* Phân loại chi phí theo cách thức kết chuyển chi phí :
Theo cách thức này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành

chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
Chi phí sản phẩm là những chi phí gắn liền với các sản phẩm được sản
xuất ra hoặc được mua.
Chi phí thời kỳ là những chi phí làm giảm lợi tức trong một thời kỳ nào
đó, nó không phải là một phần giá trị sản phẩm được sản xuất hoặc được mua
nên được xem là các phí tổn cần được khấu trừ ra từ lợi tức của thời kỳ mà
chúng phát sinh.

Sinh viên: Trần Thị Mơ

11

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

* Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng, công việc, sản phẩm
hoàn thành :
Theo cách này chi phí được chia thành biến phí và định phí, để thuận lợi
cho việc lập kế hoạch và điều tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các
quyết định kinh doanh.
- Biến phí ( còn gọi là chi phí khả biến, chi phí thay đổi hay chi phí không
cố định ): là những chi phí thay đổi về tổng số, về tỷ lệ so với khối lượng công
việc hoàn thành, ví dụ như chi phí về nguyên liệu, nhân công trực tiếp…các chi
phí này nếu tính trên một đơn vị sản phẩm thì lại có tính cố định.
- Định phí ( còn gọi là chi phí bất biến, chi phí không thay đổi hay chi phí
cố định ): là những chi phí không đổi về tổng số so với khối lượng công việc

hoàn thành, ví dụ như chi phí về khấu hao tài sản cố định, chi phí thuê mặt bằng,
phương tiện kinh doanh… các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì
lại biến đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi.
Ngoài các cách phân loại chi phí nói trên còn có các cách phân loại chi
phí như sau :
- Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất: chia thành chi phí trực tiếp và
chi phí gián tiếp. Chi phí trực tiếp là những chi phí có quan hệ trực tiếp tới quá
trình sản xuất. Còn chi phí gián tiếp là những chi phí chung, không phân định
được cho từng đối tượng nên cần phân bổ.
- Phân theo khả năng kiểm soát: có chi phí kiểm soát được và chi phí
không kiểm soát được. Hai loại chi phí này là những chi phí tùy thuộc vào cấp
quản lý có đủ thẩm quyền ra quyết định về chi phí đó hay không. Thông thường
ở những cấp quản lý thấp do thẩm quyền có hạn nên mới có các chi phí không
kiểm soát được phát sinh.
Bên cạnh các cách phân loại nói trên trong quản ký kinh tế người ta còn
sử dụng một số thuật ngữ khác như chi phí khác biệt, chi phí cơ hội…
1.2.2 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
1.2.2.1Khái niệm
Sinh viên: Trần Thị Mơ

12

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

Gía thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao

động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm,
dịch vụ đã hoàn thành.
Như vậy giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp
hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất
ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí đã phát sinh trong kỳ kinh
doanh của doanh nghiệp. Những chi phí đưa vào giá thành sản phẩm phải phản
ánh được giá trị thực tế của các tư liệu sản xuất, tiêu thụ và các khoản chi tiêu
khác có liên quan.
1.2.2. 2Phân loại giá thành
Gía thành sản phẩm trong đơn vị được xem xét dưới nhiều góc độ, nhiều
phạm vi tính toán khác nhau chính vì vậy mà giá thành cũng được phân loại theo
các tiêu chí khác nhau, một mặt để đáp ứng nhu cầu của quản lý, hạch toán và kế
hoạch hóa giá thành, mặt khác để tính toán giá thành một cách hợp lý và chính xác.
Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu giá thành được chia thành 3 loại:
- Gía thành kế hoạch : là chỉ tiêu giá thành được xác định trước khi bước
vào sản xuất kinh doanh, dựa trên giá thành thực tế kỳ trước và các định mức,
các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch.
- Gía thành định mức : đây cũng là một loại giá thành được xác định trước
khi bắt đầu sản xuất sản phẩm. Nhưng nó lại được xây dựng trên cơ sở các định
mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch ( thường
là ngày đầu tháng ) nên giá thành định mức luôn thay đổi theo sự biến đổi của
các chi phí định mức đạt được trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Gía thành thực tế : là chỉ tiêu giá thành được xác định sau khi kết thúc
quá trình sản xuất sản phẩm, dựa trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình
sản xuất sản phẩm.
Xét theo phạm vi phát sinh chi phí, giá thành được chia thành 2 loại sau :

Sinh viên: Trần Thị Mơ

13


Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

- Gía thành sản xuất : là chỉ tiêu phản ánh tất cả các chi phí phát sinh liên
quan đến việc sản xuất sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất ( chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung ).
- Gía thành tiêu thụ (hay còn gọi là giá thành toàn bộ ) : là chỉ tiêu phản
ánh tất cả các khoản chi phí liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm (gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp).
Gía thành toàn bộ

Gía thành sản xuất
=

của sản phẩm

+
sản phẩm

Chi phí tiêu thụ
+
sản phẩm

Chi phí quản lý
doanh nghiệp


Tuy nhiên theo thực tế thì cách phân chia giá thành này hầu như không
được sử dụng nữa, do không còn phù hợp với tình tình kinh tế của đất nước cũng
như yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
1.2.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Hai yếu tố chi phí SX và giá thành SP có mối quan hệ mật thiết với nhau,
bổ sung cho nhau. Chi phí biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biều hiện mặt kết
quả của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp đều
bao gồm các hao phí về lao động và lao động vật hoá mà doanh nghiệp xây lắp
đã bỏ ra trong quá trình thi công. Cụ thể mối quan hệ giữa chi phí và giá thành
được thể hiện qua công thức sau :
Tổng giá thành
Chi phí dở dang
Chi phí phát sinh
=
+
sản phẩm
đầu kỳ
trong kỳ

-

Chi phí dở dang
cuối kỳ

Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất là cơ sở để kế toán tập hợp và
xác định được giá thành sản phẩm hoàn thành, ngược lại dựa vào chỉ tiêu giá
thành sản phẩm doanh nghiệp có thể có những tính toán để làm giảm chi phí sản
xuất, hạ giá thành sản phẩm trong những kỳ kinh doanh tiếp theo.
1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp

Khi phát sinh trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí
rồi mới được biểu hiện thành các khoản mục giá thành sản phẩm. Việc kế toán

Sinh viên: Trần Thị Mơ

14

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

chi phí sản xuất phải luôn được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì
mới có thể tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời. Và tùy theo
phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp mà nội dung,
cách thức kế toán chi phí sản xuất có những điểm khác biệt nhất định. Thông
thường có hai phương pháp kế toán chi phí sản xuất như sau :
1.2.4 Đặc điểm kế toán chi phí SX theo phương pháp kê khai thường xuyên
1.2.4.1. Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu…được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm.
Đối với những vật liệu được xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng
tập hợp chi phí riêng biệt như phân xưởng, bộ phận sản xuất… thì sẽ được hạch
toán trực tiếp cho đối tượng đó. Còn với những vật liệu xuất dùng có liên quan
đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không tổ chức hạch toán riêng thì phải phân
bổ chi phí cho từng đối tượng đó theo công thức sau :
Chi phí vật liệu phân bổ
cho từng đối tượng


Tỷ lệ ( hay hệ số )
phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ
=

*
của từng đối tượng

Tỷ lệ ( hay hệ số )
phân bổ

Tổng chi phí vật liệu cần phân bổ
=

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối
tượng

Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu phát sinh kế toán dùng tài
khoản 627 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp “. Tài khoản này cuối kỳ không có
số dư. TK 627 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí ( phân
xưởng, bộ phận sản xuất,…) và được hạch toán theo sơ đồ sau:

Sinh viên: Trần Thị Mơ

15

Lớp:CDKT5_K5



Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

Sơ đồ 1 : Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
( theo phương pháp kê khai thường xuyên )
TK 621
TK 151,152,
111,112,331,…

TK 152

Vật liệu dùng trực tiếp chế
tạo sản phẩm hay thực hiện
các dịch vụ

Vật liệu dùng không hết
nhập kho hay chuyển
kỳ sau

TK 154
Kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp

1.2.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền
lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp lương. Ngoài ra chi phí này còn bao
gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí

công đoàn do chủ lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ
lệ nhất định.
Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622 “
Chi phí nhân công trực tiếp “. Tài khoản này cuối kỳ không có số dư và được
chi tiết theo từng đối tượng kế toán chi phí và hạch toán theo sơ đồ sau :

Sinh viên: Trần Thị Mơ

16

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

Sơ đồ 2 : Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
( theo phương pháp kê khai thường xuyên )
TK 622
TK 334

TK 154

Tiền lương và phụ cấp
lương phải trả cho công
nhân trực tiếp sản xuất

Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp

sản xuất

TK 338
Các khoản trích cho các
quỹ BHXH, BHYT, KPCD
theo tỷ lệ với tiền lương của
công nhân sản xuất thực tế
phát sinh

1.2.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản
phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là
nhưng chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của
doanh nghiệp.
Để theo dõi chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627 “ Chi
phí sản xuất chung “. TK này cuối kỳ cũng không có số dư và được chi tiết
thành 2 tài khoản cấp hai sau :
TK 6271 “ Chi phí nhân viên phân xưởng “
TK 6272 “ Chi phí vật liệu “
TK 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất “
TK 6274 “ Chi phí khấu hao tài sản cố định “
TK 6277 “ Chi phí dịch vụ mua ngoài “
TK 6278 “ Chi phí bằng tiền khác “

Sinh viên: Trần Thị Mơ

17

Lớp:CDKT5_K5



Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

Ngoài ra tùy theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp trong từng
ngành cụ thể mà TK 627 có thể được mở chi tiết thêm một số tài khoản cấp hai
để phản ánh một số nội dung hoặc yếu tố chi phí cần chi tiết theo đặc thù của
doanh nghiệp hay của ngành.
Kế toán chi phí sản xuất chung được theo dõi theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 3 : Kế toán chi phí sản xuất chung
( theo phương pháp kê khai thường xuyên )
TK 627
TK
111,112,152,…

TK 334,338
Chi phí nhân viên quản lý
phân xưởng

Các khoản thu hồi ghi
giảm chi phí SXC

TK 152, 153
TK 154
Chi phí vật liệu, công cụ,
dụng cụ sx ( loại phân bổ 1 lần ) Phân bổ ( hoặc kết chuyển )
chi phí SXC vào giá thành
TK 214
Chi phí khấu hao TSCD

TK 1421, 242, 335

TK 632
Kết chuyển chi phí SXC
cố định vào giá vốn

Phân bổ hay trích trước chi phí
theo dự toán
TK 331,111,112,..
Các chi phí dịch vụ mua ngoài
và chi phí khác bằng tiền
phát sinh

Sinh viên: Trần Thị Mơ

18

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

1.2.4.4. Tổng hợp chi phí sản xuất
Để tổng hợp chi phí sản xuất kế toán dùng TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh
doanh dở dang “. TK này được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, từng nơi
phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, từng nhóm sản phẩm,…Cuối kỳ kinh
doanh, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng theo sơ
đồ sau :

Sơ đồ 4 : Tổng hợp chi phí sản xuất
( theo phương pháp kê khai thường xuyên )
TK 154
DDK:xxx
TK 621

TK 152,111,…
Chi phí NVLTT

Các khoản ghi giảm chi phí
sản phẩm

TK 622
TK 155, 152
Chi phí NCTT
Nhập kho
Tổng
giá thành
Sản xuất
thực tế

TK 627
Chi phí SXC

TK 157
Gửi bán
TK 632
Tiêu thụ thẳng

Sinh viên: Trần Thị Mơ


19

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

1.2.5 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ, kế toán cũng sử dụng các tài
khoản 621, TK 622, TK 627 để theo dõi các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ sản xuất.
Các chi phí này cuối kỳ sẽ được tổng hợp thông qua TK 631 “ Gía thành
sản xuất “ ( TK này cuối kỳ không có số dư ).
Đối với Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán theo dõi giá trị vật liệu
tăng giảm trong kỳ qua tài khoản 6111 “ Mua nguyên, vật liệu “ mà không sử
dụng TK 152 “ Nguyên liệu, vật liệu “. Nhưng đến cuối kỳ kế toán phải xác định
giá trị nguyên vật liệu chưa dùng và định khoản như sau :
Nợ TK 621 : giá trị vật liệu chưa dùng cuối kỳ
Có TK 151, 152 :
Đầu kỳ hạch toán tiếp theo, kế toán phải tập hợp số nguyên vật liệu chưa
xuất dùng trong kho vào TK 6111 như sau :
Nợ TK 6111 : Kết chuyển giá trị NVL chưa dùng đầu kỳ
Có TK 151, 152 :
Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ được hạch
toán theo sơ đồ sau :

Sinh viên: Trần Thị Mơ


20

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

Sơ đồ 5 : Tổng hợp chi phí sản xuất
( theo phương pháp kiểm kê định kỳ )
Kết chuyển giá trị sản phẩm,
Dịch vụ dở dang đầu kỳ
TK 631
TK 621

TK 154
Kết chuyển chi phí
NVLTT vào cuối kỳ

Gía trị sản phẩm, dịch vụ
dở dang cuối kỳ

TK 622
TK 632
Kết chuyển chi phí
NCTT vào cuối kỳ
TK 627


Tổng giá thành sản xuất của
sản phẩm, dịch vụ hoàn thành
nhập kho, gửi bán hay
tiêu thụ trực tiếp

Kết chuyển chi phí
SXC vào cuối kỳ

1.2.6 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp
Tính giá thành sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định hiệu quả
sản xuất kinh doanh cũng như việc trình bày và cung cấp thông tin trên sổ kế
toán và các báo cáo tài chính của đơn vị. Về cơ bản khi tính giá thành kế toán
phải đảm bảo một số nguyên tắc chủ yếu sau :
- Xác định đối tượng tính giá phù hợp : Đối tượng tính giá thành có thể là
từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hóa,… Đối tượng tính giá không ổn định mà có
thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy vào đặc điểm của từng loại sản phẩm, hàng hóa và
đặc điểm tổ chức sản xuất hay yêu cầu quản lý của đơn vị.

Sinh viên: Trần Thị Mơ

21

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

- Phân loại chi phí hợp lý : Để có thể tính chính xác được giá thành sản

phẩm thì kế toán phải thực hiện phân loại chi phí một cách hợp lý, khoa học.
Việc phân loại chi phí được tiến hành theo nhiều cách khác nhau, có thể phân
loại theo lĩnh vực hay chức năng của chi phí.
Tùy theo đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như yêu
cầu và trình độ của công tác quản lý, công tác kế toán của từng doanh nghiệp,
từng loại hình sản xuất cụ thể, kế toán có thể sử dụng một trong các phương
pháp tính giá thành sau :
1.2.6.1 Phương pháp giản đơn ( Phương pháp trực tiếp )
- Điều kiện áp dụng : sử dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất
giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất
ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác ( quặng, than gỗ,
…).
- Đối tượng tập hợp chi phí : sản phẩm, phân xưởng,…
- Đối tượng tính giá thành : thành phẩm.
- Kỳ tính giá thành : tháng, quý, năm,…
- Phương pháp tính :
Tổng giá thành
sản phẩm
hoàn thành

=

Gía trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ

Gía thực tế đơn vị
sản phẩm

=


+

Tổng chi phí sản xuất
phát sinh trong kỳ

Gía trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ

Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
Số lượng sản phẩm hoàn thành

1.2.6.2 Phương pháp hệ số
- Điều kiện áp dụng : Sử dụng tại những doanh nghiệp mà trong cùng một quá
trình sản xuất, cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động, kết
quả lại có nhiều loại sản phẩm.
- Loại hình sản xuất : Hóa chất, hóa dầu, nuôi ong, bò sữa,…

Sinh viên: Trần Thị Mơ

22

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

- Đối tượng tập hợp chi phí : Nhóm sản phẩm, phân xưởng,…
- Đối tượng tính giá thành : từng loại sản phẩm.

- Kỳ tính giá thành : tháng, quý, năm,…
- Phương pháp tính :
+ Xác định hệ số quy đổi ( hệ số tính giá thành cho mỗi loại sản phẩm).
+ Xác định tổng số thành phẩm quy đổi :
Q0 = ∑( qi.hi )
Trong đó : Q0 : Tổng số sản phẩm gốc quy đổi.
qi : Số lượng sản phẩm i.
hi : Hệ số quy đổi của sản phẩm i.
+ Xác định tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm ( Z ) từng khoản mục chi phí
bằng phương pháp giản đơn.
+ Xác định giá thành thực tế sản phẩm gốc và giá thành sản phẩm từng loại :
Z0

=

Zi = Z0.hi

Z
Q0

Trong đó : Z0 : Giá thành đơn vị sản phẩm gốc.
Z : Tổng giá thành sản phẩm.
Zi : Gía thành đơn vị sản phẩm i.
1.2.6.3 Phương pháp tỷ lệ
- Điệu kiện áp dụng : Sử dụng đối với những sản phẩm có cùng quy trình công
nghệ, cùng loại nhưng khác quy cách, phẩm cấp,…
- Loại hình sản xuất : ống nước, quần áo,…
- Đối tượng tập hợp chi phí : Nhóm sản phẩm, phân xưởng,…
- Đối tượng tính giá thành : Thành phẩm ( từng quy cách ).
- Kỳ tính giá thành : Tháng, quý, năm,…

- Phương pháp tính :
+ Xác định tổng giá thành thực tế nhóm sản phẩm – từng khoản mục chi phí
bằng phương pháp giản đơn ( Z ).

Sinh viên: Trần Thị Mơ

23

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập

+ Xác định tổng giá thành định mức nhóm sản phẩm – từng khoản mục chi phí
( Zđm ).
Zđm = ∑(qi.Ziđm)
Trong đó : Zđm : Tổng giá thành định mức nhóm sản phẩm.
qi : Số lượng thành phẩm thực tế của sản phẩm i.
Ziđm : Gía thành định mức đơn vị sản phẩm i.
+ Xác định tỷ lệ tính giá thành của từng khoản mục chi phí ( T )
T

=

Z
Zđm

( T : Tỷ lệ giữa chi phí thực tế so với chi phí kế hoạch )

+ Xác định tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm :
Zi = Ziđm.T
+ Xác định giá thành thực tế đơn vị sản phẩm từng loại.
1.2.6.4 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ
- Điều kiện áp dụng : dùng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình
công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất có cả sản phẩm chính và sản phậm phụ.
- Loại hình sản xuất : ví dụ như sản xuất đường có sản phẩm chính là đường và
sản phẩm phụ là mật đường,…
- Đối tượng tập hợp chi phí : Toàn bộ quy trình công nghệ.
- Đối tượng tính giá thành : Sản phẩm chính.
- Kỳ tính giá thành : Tháng, quý, năm,…
- Phương pháp tính :
+ Xác định tổng giá thành thực tế sản phẩm chính và phụ bằng phương pháp
giản đơn.
+ Xác định giá trị sản phẩm phụ là giá định mức, giá nguyên liệu ban đầu, giá
bán,…
* Nếu giá trị sản phẩm phụ lớn : phải tính giá trị sản phẩm phụ từng khoản mục
chi phí để loại trừ.

Sinh viên: Trần Thị Mơ

24

Lớp:CDKT5_K5


Trường Đại Học Thành Đô

Báo cáo thực tập


X/đ tỷ lệ giá trị sản phẩm phụ / giá thành sản phẩm chính và phụ ( T ):
T

=

Gía trị sản phẩm phụ
Gía thành sản phẩm chính và phụ

Xác định giá trị sản phẩm phụ - Khoản mục chi phí ( Pi ):
Pi = Ci .T
( Ci : Chi phí sản xuất sản phẩm chính và phụ )
* Nếu giá trị sản phẩm phụ nhỏ : thì tính toàn bộ giá trị sản phẩm phụ là chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp để loại trừ.
+ Xác định tổng giá thành sản phẩm chính ( Z ) :
Z = Dđk + C + Dck – G – P
Trong đó :
Z : Tổng giá thành sản phẩm chính.
Dđk, Dck : Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
C : Chi phí phát sinh trong kỳ.
G : Khoản giảm chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
P : Gía trị sản phẩm phụ.
+ Xác định giá thành đơn vị sản phẩm chính – từng khoản mục chi phí.
1.2.6.5 Phương pháp phân bước
- Điều kiện áp dụng : Sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn chế biến liên tiếp.
- Loại hình sản xuất : Dệt vải,…
- Đối tượng tập hợp chi phí : Từng giai đoạn sản xuất.
- Đối tượng tính giá thành : Thành phẩm hoặc bán thành phẩm ở tuàng giai đoạn
sản xuất.
- Kỳ tính giá thành : Tháng, quý, năm,…
- Phương pháp tính : có hai cách tính

Cách 1 : Không tính giá thành bán thành phẩm :

Sinh viên: Trần Thị Mơ

25

Lớp:CDKT5_K5


×