Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Thị trường du lịch Laos

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (909.03 KB, 15 trang )

1.1 Loại hình du lịch sinh thái
-Lào có 20 khu du lịch sinh thái,chiếm 14% diện tích cả nước như:hẻm núi Nam
Ou,cao nguyên Bolaven,Vang Vieng .Trong đó Vang Vieng là một điểm du lịch
quan trọng vừa gần thủ đô lại kết nối chặt chẽ với cố đô Luong Phrabang,hiện nay
đang thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
-Nhờ vẻ đẹp nguyên sơ và hội tụ nhiều yếu tố du lịch như sông,núi,hang động và
nhiều di tích chiến tranh. Du khách đến đây có thể nghỉ lại cả tuần để tận hưởng
cản quan tuyệt đẹp cũng như môi trường trong sạch nơi đây.
-Du khách có thể đi khám phá hang động với nhiều thạch nhũ có hình dạng phong
phú ,khí hậu mát mẻ nhờ ó dòng nước chảy quanh năm.Cùng với hệ thống hang
động, thác nước ở đây cũng là một điểm nhấn cho bức tranh núi rừng nơi đây.
-Du khách có thể tham gia các loại trò chơi, giải trí như: đu dây trên cây rồi thả
người xuống nước, nằm trôi sông trên phao hay đạp xe đạp vào tường ngóc ngách
của Vang Viêng. Ban dêm du khách có thể thuê những túp lề lợp rơm để tận hưởng
cuộc sống thôn dã, gần gũi với thiên nhiên.
-Ngày nay đến với nhân viên không chỉ nhờ vào cảnh quan đẹp mà nhờ vào chính
quyền và người dân địa phương đã biết làm du lịch và làm rất chuyên nghiệp.Vì
thế Vang Viêng đã trở thành một thị trấn nỗi tiếng nào trong top 10 điểm du lịch
cần phải tới tại Lào.
1.2 Loại hình du lịch tham quan


Cánh đồng chum
Xieng Khuang và bí ẩn của cánh đồng chum là lí do mà du khách khắp nơi trên
thế giới muốn một lần được đến đây để tham quan và khám phá. Cánh đồng chum
là khu vực văn hóa lịch sử nổi tiếng mà bất kỳ một ai khi đến Lào cũng đều muốn
ghé thăm. Nằm ở gần thành phố Khăm Muộn, trên cao nguyên Xiengkhuang, nơi
đây có hàng ngàn chum bằng đá nằm rãi rác dọc theo cả cánh đồng. Các nhà khảo
cổ tin rằng các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm, và xung quanh nó không
ít những câu chuyện huyền thoại bí ẩn mà chưa một lời giải thích nào làm thỏa
mãn những người tò mò. Các nhà nhân loại và khảo cổ học cho rằng có thể các


chum này đã được sử dụng để đựng di cốt hoặc chứa thực phẩm. . Các câu chuyện
huyền thoại của người Lào cho rằng có những người khổng lồ đã từng định cư ở


khu vực này. Theo một truyền thuyết khác, một vị vua cổ đại tên là Khun Cheung đã tiến hành cuộc chiến chống lại kẻ thù thành công. Ông đã cho tạo lập cánh đồng
chum để ủ lên men và chứa số lượng lớn rượu gạo lao lao để ăn mừng chiến thắng.
Một lý do nữa khiến cánh đồng chum trở nên nổi tiếng là nơi đây từng là chiến
trường khốc liệt nhất trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ của ba nước Đông
Dương mà vết tích sót lại đến bây giờ cũng khiến không ít người ngỡ ngàng.
Loại hình du lịch khám phá, thám hiểm

Hang động Tham Khoun Xe – một trong những hang động sông ngầm lớn nhất thế
giới


Tham Khoun Xe hay còn được gọi với tên Xe Bang Fai, là hang động sông rộng
lớn nằm cách xa tỉnh Khammouane miền Trung nước Lào. Hang bắt nguồn từ núi
Annam Trung Sun ở biên giới Việt – Lào, băng qua cao nguyên Nakhai và chảy ra
sông Mekong. Cao nguyên Nakhai hình thành từ những dãy lớp đá cát và carbon
lớn được hoà tan bởi dòng sông để tạo nên hang động Tham Khoun Xe như ngày
nay, với chiều dài kênh ngầm khoảng 7 km. Hang được phát hiện bởi một nhóm
nhà khám phá người Pháp vào năm 1905 và một lần nữa được khám phá thêm vào
năm 1995.Trước khi các nhà khám phá phát hiện, hang động sông này được người
dân địa phương Lào sử dụng để đánh bắt cá trên vùng hạ lưu và cửa hang, trong
khi một số khu vực tường đá nhỏ là nơi tuyệt vời để cư dân ở đây nuôi và thu
hoạch chim yến.


Hang Tham Khoun Xe rất bí ẩn và diệu kỳ, sẽ khó để bạn có thể phát hiện ngay từ
cái nhìn đầu tiên, đó là lý do người dân nơi đây tin rằng có những linh hồn sống

đang ở trong sông ngầm, nơi bảo vệ dân làng.Tương truyền kể rằng, có một hôm
người dân bỏ quên những dụng cụ âm nhạc bị hư của mình lại cửa hang và sáng
hôm sau, những thiết bị ấy đã được sửa và hoàn toàn có thể sử dụng. Những người
bảo vệ linh hồn sẽ cứu giúp người dân ở đây mỗi khi họ ngã từ vách đá, vì thế nơi
đây chưa có một ai chết.
Cũng chính vì thế mà dân địa phương coi thường mức độ an toàn cũng như không
cảnh báo du khách đội mũ bảo hiểm khi chèo thuyền trong hang. Tuy nhiên, thay
vào đó, hàng năm dân làng đều tổ chức thờ cúng những “đấng bảo vệ linh hồn” của
hang động ngay tại cửa hang để cầu sự an toàn cho người dân và du khách.
1.3 Du lịch lễ hội:
Nước Lào cũng giống như các nước khác trong khu vực Đông Nam Á cũng có
rất nhiều lễ hội như :Lễ hội đua thuyền ở Lào, Lễ hội cầu mưa Bun Bangfai, Lễ hội
té nước Bunpimay...
Trong đó lễ hội tế nước bunpimay là lễ hội quân trọng nhất vì đây được coi là
tết của người lào, quan trọng nhất trong năm.
Mỗi quốc gia trên thế giới đón năm mới theo phong tục và truyền thống riêng.
Ðể chào đón năm mới, mỗi nước lại có những lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc
văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Năm mới của nhân dân các bộ tộc Lào bắt
đầu từ ngày 13 đến ngày 15/4 dương lịch. Theo truyền thống cách đây hàng nghìn
năm, mỗi khi Tết đến xuân về, người Lào lại tổ chức lễ hội té nước. Trong lễ hội
này, người dân Lào và cả khách du lịch nước ngoài, không phân biệt giàu nghèo,
tôn giáo đều cùng hưởng niềm vui, niềm hạnh phúc của một ngày hội thực thụ.


Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, ấm no hạnh
phúc, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Ngày Tết, mọi người thường té
nước vào nhau để cầu may cho cả năm.
Tết Bunpimay thường diễn ra trong ba ngày. Ngày đầu tiên cũng là ngày cuối
cùng của năm cũ, người ta lau dọn sạch sẽ trong nhà ngoài ngõ, chuẩn bị nước
thơm và hoa. Vào buổi chiều, người dân trong làng tập trung ở chùa để làm lễ cúng

Phật, cầu nguyện, nghe các nhà sư giảng đạo. Ngày thứ hai không được tính đến vì
đó là giao thời giữa năm cũ và năm mới. Hội bắt đầu vào ngày cuối cùng với nhiều
hoạt động tưng bừng khắp nơi. Ngày cuối cũng là ngày kết thúc tuần trăng. Trong
ba ngày này người Lào được nghỉ, không làm việc và cũng không có các hoạt động
buôn bán.

Người ta lên chùa để cầu mong sức khoẻ và hạnh phúc cho cả năm. Sau đó,
người ta rước tượng Phật ra một gian riêng trong ba ngày và mở cửa để mọi người
có thể vào tắm Phật. Nước thơm sau khi tưới lên các tượng Phật sẽ được hứng lại
đem về nhà để sức vào người làm phước.
Tết Lào là một trong những sự kiện mang tính văn hóa tmang đậm tính dân
tộc thể hiện khá rõ nét được cách sống và văn hóa người Lào
Du lịch tôn giáo:
Nhắc tới du lịch Lào thì chúng ta biết lào là một nước có nhiều chùa, đền,
tháp...như:Chùa Phra Keo, Đền Wat Wisunarat , chùa Thạt Luổng... Trong đó ta
thấy chùa Thạt Luổng nổi tiếng vì đơn giản ngôi chùa nổi tiếng này là biểu tượng
quốc gia, được in trên tiền giấy và quốc huy của Lào. Hàng năm nơi này thu hút


được nhiều du khách đến thăm quan. Chùa Thạt Luổng được xây dựng từ năm
1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt theo mô hình một nậm rượu, trên phê tích của
một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ XIII, bên ngoài được dát vàng. Theo truyền thuyết,
trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu.
Kiến trúc chùa tháp mang đậm phong cách văn hóa và bản sắc Lào. Thạt Luổng
gồm tháp chính cao 45m, bao quanh là các tháp phụ, sơn son thếp vàng rực rỡ, uy
nghiêm.Thạt Luổng là kiến trúc trung tâm của chùa Thạt Luổng và là một trong
những tháp Phật lớn nhất ở Lào (chân rộng 90m x 90m và cao 45m). Trung tâm
của tháp là một khối lớn uy nghi, trang nhà vươn lên cao như một mũi tên. Đế của
khối trung tâm là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn
phía. Trên đài sen là bệ cao có hình vuông và có cấu trúc khá phức tạp. Chân bệ là

những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi
lớn hơi ngả ra ngoài làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên.
Mỗi tầng của ngôi đền có một kiểu kiến trúc khác nhau dựa trên học thuyết
Phật giáo. Tầng 1 có hình dạng vuông chính là bệ của ngôi đền. 4 cổng cầu nguyện
có mái vòm, mỗi hướng một cổng, có cầu thang ngắn dẫn lên tầng 2. Tầng 2 được
bao bọc bởi 120 cánh hoa sen. Tầng này có 30 chóp nhỏ biểu tượng cho các đức
tính cao quý của Đức Phật bắt đầu với sự độ lượng và kết thúc bằng sự thanh tịnh.
Những cánh cổng có mái vòm dẫn đến cửa tiếp theo. Tòa tháp trung tâm cao vút
với lõi đá được trát vữa bên ngoài đặt trên một bệ đá hình chén tròn để tưởng nhớ
đến tòa tháp Đức Phật ở Sanchi. Trên đỉnh tháp này bắt đầu một kiến trúc khác có
các cánh hoa sen bao bọc. Kiểu xoắn ốc bốn góc cạnh và có dáng cong giống như
một búp sen thon dài và tượng trưng cho sự phát triển của hoa sen từ hạt mầm nhỏ
nhắn ở đáy hồ đến khi thành đóa sen tươi thắm trên mặt hồ. Cũng giống như sự
phát triển của con người từ sự mê muội đến khi giác ngộ Phật giáo. Tháp được tô


điểm hoa chuối và lọng che bên trên. Toàn bộ cấu trúc còn lại được mạ vàng vào
năm 1995 để kỷ niệm nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tròn 20 tuổi.
3. Thực trạng du lịch Lào:
* Số lượng khách du lịch đến Lào tăng liên tục
Bảng 1: Số lượt khách du lịch quốc tế đến Lào từ năm 1990 đến 2014
Năm

Số lượng khách đến

Sự thay đổi (%)

1990
1991
1992

1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014

14,400
37,613
87,571
102,946
146,155
346,460
403,000

463,200
500,200
614,278
737,208
673,823
735,662
636,361
894,806
1,095,315
1,215,106
1,623,943
1,736,787
2,008,363
2,513,028
2,723,564
3,330,072
3,779,490
4,158,719

NA
161
133
18
42
137
16
15
8
23
20

-9
9
-14
41
22
11
34
7
16
25
8
22
13
10

Nguồn: Vụ phát triển du lịch Lào


- Nhìn chung, lượng khách du lịch quốc tế đến Lào tăng liên tục với tốc độ tăng
trưởng trung bình là 19% từ năm 1993 đến năm 2013. Tuy nhiên, như có thể thấy
từ bảng 1 số lượng du khách giảm nhẹ từ 737.208 người năm 2000 xuống còn
673.823 người vào năm 2001, và sụt giảm từ 735.662 người năm 2002 xuống còn
636.361 người năm 2003. Lí do chính dẫn đến sự sụt giảm đó là do cuộc khủng bố
vào ngày 11-9 năm 2001 tại Hoa Kì và sự lây lan của dịch SARS trong quí đầu
năm 2003 tại Châu Á. Qua đó ta có thể thấy an ninh chính trị và dịch bệnh có tác
động rất lớn đối với ngành du lịch Thế giới nói chung và du lịch nước Lào nói
riêng. Tuy nhiên, du lịch Lào đã nhanh chóng phục hồi trở lại từ năm 2004 đến
năm 2014. Năm 2012, lượng khách du lịch đến Lào chạm 3,3 triệu người, tăng
14% so với năm 2011. Năm 2013 tăng 13,49% so với năm 2012 (3,7 triệu - 3,3
triệu lượt người). Đến năm 2014 tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Lào đã đạt

4,158,719 người, tăng 10% so với năm 2013.

- Khách du lịch quốc tế của nước Lào đến từ nhiều châu lục và quốc gia trên
thế giới.
Bảng 2: Số lượt du khách đến Lào tính theo Châu lục (2011 – 2014)
2011
Châu lục
Tổng số

2012

2013

2014

Phần Số
Phần Số
Phần
Phần
Số lượng trăm
trăm lượng trăm
lượng trăm %
(%)
(%)
%
2,723,564 100% 3,330,072 100% 3,779,490 100% 4,158,719 100%

Số\
lượng


Châu Á Thái 2,464,651 90.49 3,061,115 91.92 3,473,111
Bình Dương
ASEAN 2,191,224 80.45 2,712,478 81.45 3,041,233
Non-ASEAN 269,094 10.34 348,637 10.47 431,878

91.9

3,854,441 92.69

80.47

3,224,080 77.53

11.43

630,361

15.16


Châu Âu
Châu Mĩ
Châu Phi và
Trung Đông

181,539
69,990
7,384

6.67

2.57
0.27

185,802
75,851
7,304

5.58
212,566
5.62
209,331 5.03
2.28
85,899
2.27
86,027 2.07
0.22
7,914
0.21
8,920
0.21
Nguồn: Vụ phát triển du lịch Lào

Theo bảng trên, năm 2013 lượng khách đến từ châu Á Thái Bình Dương
chiếm 91.89%; lượng khách từ châu Âu chiếm 5.62%; lượng khách từ châu Mĩ
chiếm 2.27%; từ Châu Phi và Trung Đông chiếm 0.21%. Vào năm 2014 số lượt
khách từ châu Á Thái Bình Dương tăng 0.79%, nhưng thị trường khách từ các
châu lục khác thì giảm: châu Âu giảm 0.59%, Mĩ giảm 0.2%, Châu Phi và Trung
Đông lượng khách không thay đổi.
Đa số lượng khách quốc tế đến Lào là khách đến từ các nước láng giềng
Đông Nam Á: trong năm 2014 (3.224.080 người) chiếm 77.53% tổng số lượt

khách du lịch quốc tế. Trong đó lượng khách du lịch từ Thái Lan đến Lào là lớn
nhất với hơn 2 triệu lượt người, sau đó là Việt Nam với hơn 1.1 triệu lượt người
vào năm 2014.
- So sánh với các nước Thái Lan và Việt Nam: Số lượng khách quốc tế đến
du lịch tại Lào thấp hơn so với số lượng khách đến Thái Lan và Việt Nam trong
cùng các năm.
Năm 2012, Thái Lan đã đón khoảng 22.4 triệu du khách nước ngoài, năm
2013 số du khách quốc tế tăng 19% lên 27 triệu. Với con số 27 triệu lượt khách đã
đưa Thái Lan lọt vào danh sách 10 nước đứng đầu về số lượng khách quốc tế.
Khách du lịch chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc với hơn 4.624 triệu lượt người
sau đó là Malaysia với hơn 2.644 triệu lượt người du lịch vào năm 2014. (Theo
thailandwebsites.com)
Năm 2012, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam là 6.847.678 lượt, năm
2013 số du khách tăng 10,6% lên 7.572.352 lượt. Đến năm 2014 đạt 7.874.312 lượt
khách tăng 4,0% nhưng thấp hơn so với năm 2013 do ảnh hưởng của tình hình biển


Đông. Khách đến từ châu Á chiếm số lượng lớn nhất, trong đó nhiều nhất là khách
Trung Quốc với 1.436 nghìn lượt người trong 10 tháng năm 2015, sau đó là khách
Hàn Quốc với 897,5 nghìn lượt người.
* Số lượng khách nội địa của du lịch Lào:
Số lượng khách du lịch nội địa năm 2013 là 2,027,642 lượt người, chiếm
34.9%; năm 2014 là 2,077,718, chiếm 33.3%. So với năm 2013 thì số lượt khách
nội địa của năm 2014 tăng 50,076 lượt, tăng 2.5% so với năm 2013.
Bảng 3: Khách du lịch nội địa năm 2013, 2014
Số lượt khách nội địa
Năm 2013
Năm 2014
Attapeu
14,032

16,811
Bokeo
24,237
25,463
Bolikhamxay
54,102
55,885
Champasak
254,971
318,760
Houaphanh
14,669
11,160
Khammouane
154,851
159,232
Luang Prabang
125,354
152,328
Luang Namtha
192,388
119,300
Oudomxay
74,143
85,190
Phongsaly
79,497
79,554
Saravanh
56,950

64,486
Savannakhet
459,673
426,246
Sekong
6,115
11,369
Vientiane Capital
303,980
300,878
Vientiane Province
126,976
136,088
Xaisomboun
N/A
20,144
Xaiyabuli
78,492
85,598
XiengKhouang
7,212
9,226
Tổng cộng
2,027,642
2,077,718
Nguồn: Vụ phát triển du lịch Lào
Tỉnh

Trong số lượt khách nội địa của Lào thì đa số khách đến các tỉnh như Savannakhet
và thủ đô của Lào Vientiane.

So với Việt Nam thì số lượng khách nội địa của Lào cao hơn:
Khách du lịch nội địa của Việt Nam năm 2013, 2014


Khách nội địa (nghìn lượt

2013
35.000

2014
38.500

người)
Tốc độ tăng trưởng (%)

7,7

10,0

Theo số liệu thống kê của tổng cục du lịch Việt Nam thì trong năm 2013, khách
nội địa của Việt Nam chỉ có 35.000 lượt khách với tốc độ tăng trưởng 7,7%; năm
2014 là 38.500 lượt khách với tốc độ tăng trưởng 10%. Con số này thấp hơn rất
nhiều so với lượng khách nội địa của Lào, cho thấy điều khác biệt là ở Việt Nam
khách đi đến các nước khác du lịch nhiều hơn là chọn đến các điểm du lịch trong
nước.
* Doanh thu:
Bảng 4: Doanh thu từ du lịch năm 1999 đến 2014
Năm

Doanh thu từ du lịch ( USD)


1999
97,265,324
2000
113,898,285
2001
103,786,323
2002
113,409,883
2003
87,302,412
2004
118,947,707
2005
146,770,074
2006
173,249,896
2007
233,304,695
2008
275,515,758
2009
267,700,224
2010
381,669,031
2011
406,184,338
2012
506,022,586
2013

595,909,127
2014
641,636,543
Nguồn: Vụ phát triển du lịch Lào
Doanh thu từ Du lịch của Lào tăng qua các năm và có thể thấy nguồn doanh
thu này tăng gấp 6 lần từ năm 1999 đến năm 2014 từ 97,265,324 USD năm 1999


đến 641,636,543 USD năm 2014. Tuy nhiên trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2004
lượng doanh thu tăng giảm không ổn định, do lượng khách du lịch trong giai đoạn
này có nhiều thay đổi do bị ảnh hưởng từ chính trị, dịch bệnh.
Bảng 5: Phần trăm đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP (%)

Nguồn: Hiệp hội du lịch và lữ hành
thế giới
Bảng 6: Phần trăm đóng góp của tổng Qua sơ đồ trên ta có thể thấy du lịch
Lào có đóng góp lớn vào tổng GDP nền kinh tế của cả nước. Trong đó phần trăm
đóng góp năm 2010 là cao nhất (hơn 5.2%), tuy nhiên từ năm 2010 đến 2015 thì có
sự tăng giảm liên tục. Từ năm 2010 đến 2012 phần trăm đóng góp của du lịch vào
GDP giảm còn dưới 5%, năm 2013 thì tăng lại nhưng đến năm 2015 giảm còn 5%.
Như vậy đóng góp của du lịch Lào vào tổng GDP nền kinh tế không ổn định.
- So sánh với các nước trong khu vực
Năm 2014:
+Doanh thu trực tiếp từ du lịch của Lào là 641 triệu USD đóng góp 4,9%
vào GDP quốc gia.


+Doanh thu trực tiếp từ du lịch của Thái Lan là 29,6 tỉ USD đóng góp
8.6% vào GDP quốc gia.
+Doanh thu trực tiếp từ du lịch của Việt Nam là 8,7 tỉ USD đóng góp

4,6% vào GDP quốc gia.
So sánh với hai nước trong khu vực là Việt Nam và Thái Lan ta thấy doanh
thu trực tiếp từ du lịch còn khá thấp.
4. giới thiệu một số cách làm du lịch hay ở Lào
Du lịch Lào không phát triển mạnh như các nước trong khu vực bởi vậy chính
quyền nơi đây đã và đang đầu tư đẩy mạnh để nâng tầm du lịch lên ngày càng cao,
đem lại dấu ấn mạnh trong lòng du khách.
Để được phát triển như hiện nay, Lào đã không ngừng thực hiện nhiều cách làm tốt
mà các nước láng giềng cần phải học hỏi. Hiện các ban ngành du lịch của Lào đang
tìm cách cải thiện khía cạnh này thông qua các hoạt động kết hợp với du lịch, nâng
cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch cũng như mở thêm các điểm du lịch mới.
- Đầu tiên phải nói đến là những thứ “Hàng độc” mà Lào đã bỏ công xây dựng, chỉ
duy nhất ở Lào mới có:
Đó là đường phố ở Vientiane, có lối lên xuống và lối đi riêng dành cho người
khuyết tật. Đường quốc lộ thường hẹp, chỉ hơn 10 m nhưng cứ cách vài chục cây
số lại có chỗ phình ra dành cho xe dừng nghỉ dọc đường. Chợ đêm H’Mông dưới
chân núi Phousi ở Vientiane toàn hàng thủ công mỹ nghệ của Lào, gần như không
có hàng Trung Quốc. Cố đô Luang Prabang rộng gần 17.000 km 2, dân số chưa tới
nửa triệu nhưng cấm xe trên 16 chỗ vào trung tâm.
- Lào đã không ngừng đẩy nhanh việc quảng bá, truyền thông thu hút khách du lịch,
tạo điều kiện nhanh gọn những chính sách visa thông thoáng.
Hiện nay, Lào đã miễn visa cho 40 nước, còn Campuchia miễn cho 19 nước,
Singapore miễn visa cho 158 nước, Philippines miễn cho 157 nước, Malaysia miễn
cho 155 nước, Thái Lan miễn cho 55 nước.
- Chính quyền và người dân địa phương đã biết làm du lịch và làm rất chuyên
nghiệp.
Để biến Vang Vieng từ một ngôi làng chẳng ai biết tới, thành một thị trấn nổi tiếng
nằm trong top 10 điểm du lịch cần phải tới tại Lào, chính quyền đã luôn khuyến
khích và tạo mọi điều kiện cho người dân phát triển du lịch, đó là lý do mà ngày
nay ở Vang Vieng, nhà nhà, người người đều làm du lịch.



Bên cạnh đó, chính quyền chỉ cấp phép hoạt động tạm thời, cụ thể là 6 tháng, cho
mọi loại hình kinh doanh, sau thời hạn trên, đơn vị hoặc cá nhân kinh doanh nào
tuân thủ tốt hợp đồng và mọi quy định, chính quyền sẽ cấp tiếp 6 tháng, nếu không
tuân thủ sẽ bị rút giấy phép, không được tiếp tục hoạt động.
Một trong những nhân tố đặc biệt giúp Vang Vieng thu hút khách du lịch là các địa
điểm du lịch tại thị trấn đều gắn với nhân dân, người dân có cổ phần ngay từ đầu
khi có dự án, bằng hình thức góp đất cá nhân, góp đất của bản hoặc góp lao động
vào khu du lịch. Khi đó chính quyền sẽ giao cho người dân tự quản lý khu vực đó.
- Từ lâu, Lào đã xác định việc gìn giữ và bảo tồn sự vẹn nguyên của các di tích cổ,
cũng như không gian vốn có của nó là việc “sống còn” của người dân địa phương.
Chính quyền tỉnh thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục cho người dân, giúp
họ hiểu được tầm quan trọng của việc gìn giữ các di sản, cũng như những lợi ích
mà người dân nhận được từ việc bảo vệ các di sản.
Cùng với sự hỗ trợ của UNESCO và một số quốc gia khác, tỉnh Luang Prabang đã
ban hành hai cuốn sách hướng dẫn quy định chi tiết những việc cần làm khi trùng
tu nhà cửa hoặc các công trình khác trong khu vực di sản. Mọi công trình khi trùng
tu đều phải tuân theo các chỉ dẫn trong hai cuốn sách này, từ việc chọn màu sơn,
họa tiết hoa văn trang trí, kích thước, màu sắc và chủng loại gạch ngói...



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×