Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn xã xuân trường, huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ LAN

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XUÂN TRƢỜNG, HUYỆN BẢO LẠC,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Khoa

: KT&PTNT

Khoá học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG THỊ LAN

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ XUÂN TRƢỜNG, HUYỆN BẢO LẠC,
TỈNH CAO BẰNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K43 - KTNN

Khoa

: KT&PTNT

Khoá học

: 2011 - 2015


Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Châu

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa
Kinh tế và phát triển nông thôn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, sau
khi hoàn tành khóa học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã
Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng với đề tài: “Nghiên cứu và đề
xuất một số giải pháp giảm nghèo trên địa bàn xã Xuân Trường, huyện
Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cơ
quan và nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
nơi đào tạo, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu tại trường.
Tôi xin cảm ơn cô giáo ThS. Nguyễn Thị Châu giảng viên khoa Kinh
Tế và Phát Triển Nông Thôn, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy, giúp đỡ
tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh Tế và Phát Triển
Nông Thôn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ. Đồng thời tôi xin cảm ơn
sự giúp đỡ của UBND xã Xuân Trường, các ban nghành cùng nhân dân trong
xã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Thái nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên

Nông Thị Lan



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ từ năm 1993 đến 2015 ..11
Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Xuân Trường năm 2014 .................28
Bảng 4.2: Kết quả sản xuất một số cây trồng chính của xã xuân trường giai đoạn
2012 - 2014 ..................................................................................................29
Bảng 4.3: Tình hình chăn nuôi của xã Xuân Trường ...........................................31
Bảng 4.4: Bảng cơ cấu Dân số và lao động của xã Xuân Trường năm 2014 ......33
Bảng 4.5: Tình hình nghèo tại xã Xuân Trường giai đoạn 2012 - 2014 ..............39
Bảng 4.6: Cơ cấu các nhóm hộ xã Xuân Trường năm 2014 ................................42
Bảng 4.7: Thông tin chung về nhóm hộ điều tra ..................................................43
Bảng 4.8: Tình hình lao động và nhân khẩu của nhóm hộ điều tra .....................45
Bảng 4.9: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra phân theo nhóm hộ .................46
Bảng 4.10: Tài sản của nhóm hộ điều tra .............................................................47
Bảng 4.11: Tình hình thu nhập từ trồng trọt của nhóm hộ điều tra .....................49
Bảng 4.12: Bảng kết quả chăn nuôi và thu nhập của nhóm hộ điều tra ...............49
Bảng 4.13: Tình hình thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi của nhóm hộ điều tra
trong năm 2014 ............................................................................................51
Bảng 4.14: Chi phí cho sản xuất và chi phí phục vụ đời sống hàng ngày của
nhóm hộ điều tra ..........................................................................................53
Bảng 4.15: Tổng hợp thu nhập và chi phí trong sản xuất và sinh hoạt của nhóm
hộ điều tra ....................................................................................................54
Bảng 4.16: Tổng hợp nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của nhóm hộ điều tra ...........56
Bảng 4.17: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra...............................................57


iii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Tỷ lệ hộ nghèo của xã Xuân Trường giai Đoạn 2012 - 2014 ..............40
Hình 4.2: Tỷ lệ trình độ học vấn của nhóm hộ nghèo ..........................................59


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

: Bảo hiểm xã hội



: Lao động

LĐTB&XH

: Lao động thương binh và xã hội

LHQ

: Liên hợp quốc

THCS

: Trung học cơ sở


KTXH

: Kinh tế xã hội

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


v

MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.......................................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa khoa học của khóa luận ............................................................. 3
1.4. Bố cục của khóa luận .............................................................................. 4
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................ 5
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................... 5
2.1.1. Một số quan niệm về nghèo ................................................................. 5
2.1.2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam. .................................................. 7
2.1.3. Nguyên nhân của đói nghèo................................................................. 8

2.1.4. Hộ nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Chương trình xóa
đói giảm nghèo quốc gia ............................................................................... 10
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 13
2.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay ......................... 13
2.2.2. Thực trạng nghèo tại Việt Nam ......................................................... 13
2.2.3. Một số địa phương làm tốt công tác giảm nghèo và xây dựng nông
thôn mới. ...................................................................................................... 13
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 21
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 21
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 21
3.1.2. Phạm vi, thời gian nghiên cứu ........................................................... 21
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 21
3.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................... 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................. 22


vi

3.4.1.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu ......................... 24
3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................ 25
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................... 26
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu .... 26
4.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội...................................................... 28
4.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu .............................................. 35
4.2. Phân tích thực trạng và nguyên nhân dẫn đến nghèo của các hộ dân trên
địa bàn nghiên cứu ....................................................................................... 38
4.2.1. Thực trạng nghèo của xã Xuân Trường giai đoạn 2012 - 2014 ......... 38
4.2.2. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra .............................................. 43

4.2.4. Nguyên nhân dẫn đến nghèo của nhóm hộ điều tra ........................... 55
4.3. Các trương trình và chính sách giảm nghèo đã và đang được thực hiện
tại địa phương............................................................................................... 61
PHẦN 5: CÁC GIẢI PHÁP ......................................................................... 65
5.1. Một số giải pháp giảm nghèo tại địa phương ....................................... 65
5.1.1. Quan điểm định hướng....................................................................... 65
5.1.2. Mục tiêu của công tác xóa đói giảm nghèo trong giai đoạn tới:........ 67
5.2. Một số giải pháp giảm nghèo chủ yếu đối với xã Xuân Trường, huyện
Bảo Lạc, Tỉnh Cao Bằng .............................................................................. 67
5.2.1. Giải pháp chung ................................................................................. 67
5.2.2. Giải pháp cụ thể ................................................................................. 72
5.3. Kết luận ................................................................................................. 74
5.4. Kiến nghị ............................................................................................... 75
5.4.1. Đối với nhà nước................................................................................ 75
5.4.2. Đối với chính quyền xã ...................................................................... 76
5.4.3. Đối với hộ nghèo đói ......................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Nghèo đói là vấn đề mang tính chất toàn cầu luôn tồn tại trong xã hội.
nghèo đói làm cho nền kinh tế chậm phát triển, giải quyết vấn đề nghèo đói là
động lực để phát triển kinh tế xã hội. Ngay cả những nước phát triển cao cũng
có tình trạng nghèo đói và phân biệt giàu nghèo.
Sau quá trình đổi mới cơ chế quản lý, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - an ninh - quốc

phòng. Nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh chóng, đời sống đại bộ phận
nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên trong quá trình chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường, ảnh hưởng của quá trình phát triển kinh tế xã hội chưa
đồng đều đến tất cả các vùng, các nhóm dân cư. Vì vậy, một số bộ phận dân
cư do các nguyên nhân khác nhau chưa bắt kịp với sự thay đổi, gặp những
khó khăn trong đời sống, sản xuất và trở thành người nghèo.
Xác định rõ tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ xã hộ và môi
trường, với chủ trương phát triển một nền kinh tế thị truờng theo định hướng
XHCN có sự điều tiết của Nhà Nước và đưa nước ta trở thành nước công nghiệp
vào năm 2020 thì đây vừa là một nhiệm vụ chiến lược của công cuộc phát triển
KT-XH, vừa là phương tiện để đạt được mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng văn minh". Muốn đạt được mục tiêu này thì trước hết phải xoá bỏ đói
nghèo và lạc hậu. Đây là một trách nhiệm hết sức nặng nề của Đảng và Nhà
Nước ta, bởi Nhà Nước không chỉ bảo đảm nhu cầu tối thiểu cho dân mà còn
xoà bỏ tận gốc các nguyên nhân gây ra đói nghèo trong dân cư. Để tập trung các
nguồn lực và triển khai đồng bộ, thống nhất và hiệu quả các giải pháp, chính
sách xoá đói giảm nghèo phải trở thành chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp
với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhằm hỗ trợ trực tiếp các


2

xã nghèo, hộ nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập,
ổn định đời sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, vì vậy mà Đại hội 8 của
Đảng đã xác định “Xoá đói giảm nghèo là một trong những chương trình phát
triển kinh tế xã hội vừa cấp bách trước mắt, vừa cơ bản lâu dài".
Việt Nam là một trong những nước nghèo trên thế giới, với gần 80% dân
cư sống ở khu vực nông nghiệp và 70% lực lượng lao động làm trong lĩnh vực
nông nghiệp. Do sự phát triển chậm của lực lượng sản xuất, sự lạc hậu về kinh tế
và trình độ phân công lao động xã hội kém, dẫn tới năng suất lao động xã hội và

mức tăng trưởng xã hội thấp. Tỉ lệ nghèo đói phân bố không đồng đều giữa các
vùng miền, bất kỳ nơi nào từ thành phố đến nông thôn, đồng bằng đến miền núi,
vùng xâu vùng xa vẫn tồn tại các hộ nghèo, người nghèo, xã nghèo. Chính vì vậy
quá trình xây dựng và đổi mới Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu xóa đói
giảm nghèo lên hàng đầu góp phần đem lại hiệu quả thiết thực cho người nghèo
ổn định thu nhập nâng cao chất lượng đời sống và tạo mọi điều kiện để đáp ứng
nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo, để cho người nghèo có cơ hộ tiếp cận
các dịch vụ xã hội, phát triển sản xuất và vươn lên thoát nghèo nhằm hướng đến
mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh".
Cao Bằng là một tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hộ còn nhiều hạn chế,
cuộc sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Xã Xuân Trường huyện Bảo
Lạc tỉnh Bằng là một xã phần đông sống bằng nghề nông nghiệp thu nhập chủ
yếu dựa vào nông nghiệp. Điều kiện sản kinh tế xã hội khó khăn nên ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Tỷ lệ hộ nghèo còn cao nên
công tác xóa đói giảm nghèo là một vấn đề cấp thiết và nan giải. Từ những
khó khăn và nhu cầu bức thiết của người dân, nhằm tăng cường công tác xóa
đói giảm nghèo và nâng cao cuộc sống của người dân trên địa bàn đó là lý do
tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp giảm nghèo trên
địa bàn xã Xuân trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng”.


3

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và những yếu tố chính ảnh
hưởng đến nghèo của các hộ nông dân và đưa ra các giải pháp giảm nghèo cải
thiện đời sống nhân dân trong xã.
- Mục tiêu cụ thể
+ Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.

+ Điều tra sơ bộ và phân tích thực trạng đói nghèo.
+ Những nguyên nhân dẫn tới nghèo tại địa bàn nghiên cứu.
+ Tìm hiểu các chương trình giảm nghèo đã và đang triển khai tại địa
phương và những bài học cụ thể rút ra từ các trương trình.
+ Đề xuất được các biện pháp giảm nghèo phù hợp và thật sự thiết thực
giúp các hộ gia đình nghèo tại địa phương, nhằm giảm tỉ lệ hộ nghèo và xây
dựng địa phương ngày càng phát triển.
1.3. Ý nghĩa khoa học của khóa luận
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là cơ hội để cho sinh viên thực hành những kiến
thức đã học, áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế, giúp sinh viên nâng
cao kiến thức và kinh nghiệp thực tế, các kỹ năng đặt câu hỏi, khai thác thông
tin, các phương pháp PRA, khả năng phân tích xử lý số liệu, khả năng nhận
định theo các nguyên lý phát triển nông thôn, sự tổng hợp và đưa ra những lý
luận từ những vấn đề thực tiễn…
Đề tài là nguồn tài liệu bổ sung cho kho thư viện phục vụ cho công tác
nghiên cứu học tập của các bạn sinh viên khóa sau.
- Ý nghĩa trong thực tiễn
Xóa đói giảm nghèo là mục tiêu hàng đầu của Đảng và nhà nước nói
chung cũng như của toàn thể nhân dân xã Xuân Trường nói riêng. Nghiên cứu


4

đề tài sẽ góp phần vào việc đánh giá thực trạng đói nghèo tại địa phương tìm
hiểu những nguyên nhân nghèo đói, hiệu quả của các chính sách, chương
trình xóa đói giảm nghèo và tác động của những chính sách này đến đời sống
sinh hoạt và sản xuất của người dân tại địa phương. Kết quả nghiên cứu đề tài
sẽ là cơ sở giúp chính quyền và các ban nghành đoàn thể của xã đưa ra những
biện pháp giảm nghèo và triển khai một cách có hiệu quả hơn.

1.4. Bố cục của khóa luận
Bố cục của khóa luận bao gồm những phần sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Phần 3: Phương pháp nghiên cứu
Phần 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phần 5: Kết luận và kiến nghị


5

PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số quan niệm về nghèo
Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng
với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các
nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời
gian. Tổ chức y tế thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một
người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình
quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia [11].
Tại hội nghị bàn về chống nghèo đói do ủy ban kinh tế xã hội khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok Thái Lan tháng
9/1993 đã đưa ra khái niệm về nghèo đói như sau: “Đói nghèo là tình trạng
một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản
của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã
hội và phong tục tập quán của từng vùng được xã hội thừa nhận”. Theo định
nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước khác nhau là khác nhau. Theo số
liệu của ngân hàng thế giới thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người
sống dưới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em.

Theo khái niệm trên không có chuẩn nghèo chung cho mọi quốc gia,
chuẩn nghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia
và nó thay đổi theo không gian và thời gian.
Chuẩn nghèo là thước đo để phân biệt ai nghèo ai không nghèo từ đó có
các biện pháp trợ giúp phù hợp và đúng đối tượng.
Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về
nghèo như sau: “người nghèo là những ai có thu nhập thấp hơn 1 USD mỗi


6

ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết
yếu để tồn tại”
 Nghèo tuyệt đối
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát
triển, Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra
khái niệm nghèo tuyệt đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như
sau: “Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.
Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn
trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt
quá sức tưởng tượng của giới trí thức chúng ta’’.
Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương
đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là
chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các ranh
giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác
định, từ 2 đô la cho khu vực Mỹ La tinh và Carribean đến 4 đô la cho những
nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp. (Chương
trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997).[10]
 Nghèo tương đối

Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa
dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem
như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho
những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc
của xã hội đó.
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ
thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo
tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ
thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất


7

(tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan
trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa - xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã
hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một
thách thức xã hội nghiêm trọng. [10]
2.1.2. Khái niệm về đói nghèo ở Việt Nam.
Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân
dân trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:
Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả
mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống
thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới
ngưỡng quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc
điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát
triển kinh tế xã hội cụ thể của từng địa phương hay từng quốc gia.
Ở Việt Nam thì nghèo được chia thành các mức khác nhau: nghèo tuyệt
đối, nghèo tương đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu.
- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện

nghèo không có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn,
mặc, ở, đi lại...
- Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện
nghèo có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa
phương đang xét.
- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có
những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một
số sinh hoạt hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
- Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới
mức tối thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay


8

nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường
xuyên phải vay nợ và thiếu khả năng trả nợ.
- Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình
chỉ thoả mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp
hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Ngoài ra còn có khái niệm xã nghèo và vùng nghèo.
- Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ của xã.
- Không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như:
điện sinh hoạt, đường giao thông, trường học, trạm y tế và nước sinh hoạt.
- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ người mù chữ cao.
- Khái niệm về vùng nghèo:
Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề
nhau hoặc một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông
không thuận tiện, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản
xuất đảm bảo cuộc sống và là vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.[10]

- Khái niệm nghèo đa chiều
Xuất phát từ quan niệm: Nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình
trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt trên không được thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của con người.
Vì vậy, nghèo đa chiều có thể được hiểu là tình trạng con người không
được đáp ứng một hoặc một số nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. [12]
Thay vì chỉ xét thu nhập, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trình Thủ
tướng đề án "nghèo đa chiều" để xác định hộ nghèo trên 5 khía cạnh y tế, giáo
dục, nhà ở, điều kiện sống và tiếp cận thông tin.
2.1.3. Nguyên nhân của đói nghèo
Ở Việt Nam nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:


9

- Nhóm nguyên nhân điều kiện tự nhiên: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai,
bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, đất đai cằn cỗi, địa hình phức tạp, giao thông khó
khăn đã và đang kìm hãm sản xuất, gây ra tình trạng đói nghèo cho cả một
vùng, khu vực.
- Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thức làm
ăn, thiếu vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc các tệ nạn xã
hội, lười lao động, ốm đau, rủi ro...
- Nhóm các nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách:
+ Thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
cho các khu vực khó khăn, chính sách khuyến khích sản xuất, vốn tín dụng, hướng
dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến lâm, chính sách trong giáo dục đào tạo, y
tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn
chế chưa đồng bộ. Chính sách nhiều rải rác chưa tập trung.
+ Các chính sách giảm nghèo hiện hành còn bất cập như được ban
hành trên cơ sở phân tích nguyên nhân đói nghèo, chưa thực sự dựa trên nhu

cầu của người cần hỗ trợ. Hầu hết giải pháp giảm nghèo được đề xuất và thiết
kế ở cấp quốc gia trong khi tất cả hoạt động giảm nghèo từ xây dựng, nâng
cấp hạ tầng cơ sở, phát triển sản xuất… đều thực hiện tại cấp cơ sở, thôn bản,
nên các chính sách ban hành khó tiếp cận và phù hợp với địa phương.
"Tính bao cấp trong nhiều chính sách giảm nghèo dường như tăng lên,
hỗ trợ nhiều bằng tiền mặt, hiện vật, hỗ trợ không kèm theo điều kiện ràng
buộc cụ thể dẫn đến tình trạng sử dụng các nguồn hỗ trợ không đúng mục tiêu
đề ra, tình trạng không muốn thoát nghèo của một số hộ và địa phương". [11]
Kết quả điều tra về xã hội học cho thấy:
- Thiếu vốn: 70-90% tổng số hộ được điều tra.
- Đông con: 50-60% tổng số hộ được điều tra.
- Rủi ro, ốm đau: 10-15% tổng số hộ được điều tra.
- Thiếu kinh nghiệm làm ăn: 40-50% tổng số hộ được điều tra.
- Neo đơn, thiếu lao động: 6-15% tổng số hộ được điều tra.


10

- Lười lao động, ăn chơi hoang phí: 5-6% tổng số hộ được điều tra.
- Mắc tệ nạn xã hội: 2-3% tổng số hộ được điều tra.
- 300.000 hộ thiếu đất sản xuất.[8]
2.1.4. Hộ nghèo và phương pháp xác định chuẩn nghèo của Chương trình
xóa đói giảm nghèo quốc gia
2.1.4.1. Hộ nghèo
Ngày 30/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng
cho giai đoạn 2011 - 2015.
Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000
đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống.

Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000
đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống.
Hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000
đồng đến 520.000 đồng/người/tháng.
Hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000
đồng đến 650.000 đồng/người/tháng. [5]
2.1.4.2. Chuẩn mực xác định nghèo ở Việt Nam qua các giai đoạn như sau:
Sẽ không có khái niện nghèo chung cho tất cả các nước, vì nó phụ
thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng từng quốc qia.
Phương pháp thông dụng để đánh giá mức độ đói nghèo là xác định
mức thu nhập có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của con người,
sau đó xác định xem ở trong nước, trong vùng có bao nhiêu người có mức thu
nhập đưới mức đó. Tuy nhiên, phương pháp lượng hóa nhu cầu tối thiểu ở
mỗi nước để biểu hiện đường danh giới đói nghèo cũng khác nhau.
Ở Việt Nam Bộ Lao Động Thương Binh Và Xã Hội (LĐTB&XH) là cơ
quan thường trực trong việc xóa đói giảm nghèo (XĐGN). Cơ quan này đã
đưa ra mức xác định khác nhau về nghèo đói tùy theo từng thời kỳ phát triển


11

của đất nước từ năm 1993 đến nay chuẩn nghèo đã được thay đổ qua 6 giai
đoạn, cụ thể cho những giai đoạn như sau:
Bảng 2.1: Chuẩn nghèo đói đƣợc xác định qua các thời kỳ
từ năm 1993 đến 2015
Hộ đói Hộ nghèo
Giai đoạn

1. Giai đoạn 1993 - 1994


Đơn vị tính

Hộ cận
nghèo

(Dƣới

(Dƣới

(Dƣới

mức)

mức)

mức)

Gạo

-

Khu vực nông thôn

Kg/người/tháng

8

15

-


Khu vực thành thị

Kg/người/tháng

13

20

-

2. Giai đoạn 1995 - 1997

Gạo

-

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Kg/người/tháng

13

15

-

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

Kg/người/tháng


13

20

-

Vùng thành thị

Kg/người/tháng

13

25

-

3. Giai đoạn 1997 - 2000

Tiền

-

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo

Đồng/người/tháng

45

55


-

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

Đồng/người/tháng

45

70

-

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

45

90

-

4. Giai đoạn 2001 - 2005

Tiền

-

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo


Đồng/người/tháng

-

80

-

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du

Đồng/người/tháng

-

10

-

Vùng thành thị

Đồng/người/tháng

-

150

-

5. Giai đoạn 2006 - 2010


Tiền

-

Khu vực nông thôn

Đồng/người/tháng

-

200

-

Khu vực thành thị

Đồng/người/tháng

-

260

-

6. Giai đoạn 2010-2015

Tiền

-


Khu vực nông thôn

Đồng/người/tháng

400

520

Khu vực thành thị

Đồng/người/tháng

500

650

(Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)


12

Với cách đánh giá chuẩn mực nghèo đói theo thu nhập như trên tuy đã
có tiến bộ và định mức thu nhập được quy thành giá trị, dễ so sánh nhưng vẫn
còn một số hạn chế là: Không phản ánh được chi tiêu, tổng hợp mức sống của
người nghèo (như tình trạng nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt, y tế, giáo dục và
mức hưởng thụ các dịch vụ cơ bản khác), không phản ánh được sự mất cân
đối giữa chuẩn mực so với cuộc sống thực của người nghèo.
Ở mỗi địa phương có thể quy định chuẩn nghèo khác nhau tùy thuộc vào
điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của địa phương mình tại thời điểm nhất định.

2.1.4.3. Quy trình tổng điều tra rà soát hộ nghèo
Bước 1: Tổ chức lực lượng và xây dựng phương án điều tra xác định hộ
nghèo, hộ cận nghèo.
Bước 2: Tập huấn ngiệp vụ điều tra xác định hộ ngèo, hộ cận nghèo các cấp.
Bước 3: Tuyên truyền thông tin triên các phương tiện truyền thông về
mục tiêu, ý nghĩa của việc điều tra xác định hộ nghèo và trách nhiệm tham
gia của các bên liên quan.
Bước 4: Lập danh sách các hộ gia đình cấp thôn.
Bước 5: Phân loại hộ gia đình cấp thôn.
Bước 6: Tổng hợp kết quả phân loại hộ gia đình các cấp xã/huyện/tỉnh.
Bước 7: Thống nhất số lượng và tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp
huyện, xã, của tỉnh.
Bước 8: Bình xét danh sách các hộ nghèo cận nghèo.
Bước 9: Lập danh sách hộ nghèo và hộ cận nghèo chính thức.
Bước 10: Tổng hợp thông tin về đặc điểm hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Bước 11: Báo cáo kết quả điều tra xác định hô nghèo, hộ cận nghèo.
Bước 12: Lập sổ hộ nghèo, hộ cận nghèo cấp xã.


13

2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Thực trạng nghèo trên thế giới và khu vực hiện nay
Theo chương trình phát triển LHQ (PUND) gần1/2 dân số thế giới sống
dưới mức sống tối thiểu, tức là dưới 2 dola/ngày. Theo thống kê, mỗi năm có
khoảng 448 triệu trẻ em sơ sinh chết vì không đủ trọng lượng. Ở các nước
phát triển số trẻ em chết trước 5 tuổi lến đến 1/10. Hiện nay thế giới có 42
triệu người sống chung với bệnh HIV, trong đó 39 triệu người thuộc các nước
phát triển. Riêng châu Phi, theo dự đoán của các nhà khoa học, đến năm 2020
một số quốc gia sẽ mất đi 1/4 dân số vì căn bệnh này. Hiện nay, trên thế giới

có đến 876 triệu người bị mù chữ, trong đó phụ nữ chiếm đến 2/3.
2.2.2. Thực trạng nghèo tại Việt Nam
Theo kết quả của tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trong cả nước
theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ Lao Động Thương Binh và
Xã Hội công bố ngày 30/5/2011, cả nước có 3.055.566 hộ nghèo và 1.612.381
hộ cận nghèo.
Từ năm 2011 đến năm 2014 cả nước tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,8% đến 2%.
Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5% /năm. Tuy nhiên bên
cạnh những con số khả quan đó thì cứ 3 hộ thoát nghèo thì lại có 1 hộ tái
nghèo hay phát sinh nghèo, số hộ nghèo là dân tộc thiểu số chiếm gần 50% số
hộ nghèo cả nước, thu nhập của các hộ nghèo dân tộc thiểu số thì chỉ bằng 1/6
mức thu nhập chung bình của dân số trên cả nước.
2.2.3. Một số địa phương làm tốt công tác giảm nghèo và xây dựng nông
thôn mới.
2.2.3.1. Huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang làm tốt công tác giảm nghèo
Là huyện động lực của tỉnh Hà Giang, Bắc Quang có nhiều lợi thế hơn
so với các địa phương khác để sớm thực hiện thành công công cuộc xóa đói
giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc. 5 năm trong nhiệm


14

kỳ 2010 - 2015, những kết quả đạt được của Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân các dân tộc huyện Bắc Quang càng góp phần khẳng định điều đó dưới sự
nỗ lực vươn lên của mỗi một người dân và của toàn thể hệ thống chính trị xã
hội. Kết thúc năm 2015, các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bắc
Quang lần thứ XX đề ra đều hoàn thành, nhiều chỉ tiêu ở mức cao. Nền kinh
tế tiếp tục phát triển toàn diện, chú trọng từ số lượng sang chất lượng và nâng
cao giá trị kinh tế. Sản xuất lương thực liên tục được mùa. Giá trị sản xuất
năm 2015 ước đạt trên 3.700 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2010, đạt

121% so với Nghị quyết. Công tác quy hoạch được quan tâm đã tạo tiền đề,
động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn đầu tư để xây dựng kết cấu hạ tầng. Do đó, diện mạo đô thị, nông thôn
ngày càng đổi mới. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt nhiều thành tựu quan
trọng. Quốc phòng - an ninh được tăng cường và giữ vững. Ước tính đến hết
năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 33 triệu đồng, gấp 1,9 lần so với
năm 2010. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 12,5% năm 2010 xuống còn 4,41% năm
2015. Các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đề ra đều
hoàn thành, nhiều chỉ tiêu vượt ở mức cao.
Trong kết quả đạt được 5 năm qua, những thành tựu trên lĩnh vực nông
nghiệp có thể coi là nổi bật và rõ nét hơn cả. Sản xuất nông lâm nghiệp phát
triển theo hướng sản xuất hàng hóa, đã hình thành một số vùng sản xuất
chuyên canh, tương đối tập trung. Các biện pháp thâm canh, đưa ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng, cơ cấu mùa vụ, phát triển cây vụ Đông được đẩy mạnh, hệ số sử dụng
đất và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác ngày càng nâng cao,
giá trị bình quân đã đạt 52,2 triệu đồng/ha, tăng 12,1 triệu đồng so với năm
2010. Đồng thời, từng bước gắn kết giữa sản xuất với chế biến, xây dựng
thương hiệu sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Hợp tác xã thanh long
ruột đỏ Đồng Yên là một trong những mô hình minh họa. Hợp tác xã được
thành lập cuối năm 2014 với 7 hộ xã viên. Trước đây, trên diện tích đất tương


15

đối bằng phẳng của gia đình, anh Đỗ Đức Tuân, một trong 7 thành viên Hợp
tác xã dùng để trồng các cây ăn quả như nhãn, xoài và trồng ngô. Tuy nhiên,
nhận thấy điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước không thuận lợi với các loại cây
này, anh Tuân đã mạnh dạn tìm hiểu, học hỏi và đưa giống thanh long ruột đỏ
về trồng thử nghiệm. Anh Tuân cho hay, sau 3 năm chuyển đổi cây trồng, cho

đến nay, cây thanh long ruột đỏ đã cho thấy hiệu quả hơn hẳn. Mỗi năm thu
nhập từ trồng thanh long giá trị kinh tế cao gấp 3 đến 4 lần so với cây ngô,
cây nhãn, cây xoài. Việc thành lập Hợp tác xã càng giúp gia đình anh cũng
như nhiều hộ gia đình khác thu nhập ổn định hơn từ việc xây dựng thương
hiệu sản phẩm và tạo sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.
Cùng với kết quả trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới
được triển khai tích cực, huy động nguồn lực và tạo được sự đồng thuận trong
Nhân dân. Tính đến hết 2015, huyện phấn đấu có 2 xã được công nhận đạt
chuẩn quốc gia về nông thôn mới. Các mô hình tổ chức lại sản xuất, tăng thu
nhập hình thành ngày càng nhiều từ Chương trình xây dựng nông thôn mới.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước được đầu tư hoàn thiện. Đề án thôn
tự chủ - tự quản từng bước được nhân rộng. Xây dựng nông thôn mới đã thay
đổi đáng kể diện mạo nông thôn miền núi, góp phần tích cực trong xóa đói
giảm nghèo, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, đảm bảo trật tự an toàn xã
hội, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh và phát huy
dân chủ ở cơ sở.
Kết quả phát triển trong nhiệm kỳ 2010 - 2015 đối với huyện Bắc
Quang, đó còn là công tác xây dựng Đảng tiếp tục được củng cố vững mạnh
toàn diện. Phương pháp công tác và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
được đổi mới. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh dần
đi vào nề nếp. Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh. Hoạt động của
MTTQ và các tổ chức đoàn thể tiếp tục được đổi mới về nội dung và phương
thức hoạt động. Sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc được phát huy, tạo
thành sức mạnh tổng hợp làm nên những thành công. Khi nhiệm kỳ 2010 -


16

2015 khép lại, đời sống của đại bộ phận người dân đã bớt khó khăn, khoảng
cách giữa các vùng miền dần được rút ngắn lại, bộ mặt đô thị, nông thôn thay

đổi theo hướng tích cực. Chào mừng Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội
Đảng bộ huyện Bắc Quang lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015 - 2020, những kết
quả của nhiệm kỳ vừa qua đang tạo nền tảng để Đảng bộ, chính quyền cơ sở
có thêm nghị lực, nhân dân các dân tộc trên địa bàn có thêm niềm tin về cuộc
sống ấm no, giàu đẹp, văn minh. [9]
2.2.3.2. Bộ đội biên phòng Ngọc Côn huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng
chung sức xây dựng nông thôn mới.
Đồn Biên phòng Ngọc Côn quản lý 24,7 km đường biên trên địa bàn 3
xã: Ngọc Côn, Đình Phong, Ngọc Khê huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Trong những năm qua, cùng với bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới, cán
bộ, chiến sỹ đơn vị tích cực tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới,
để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng nhân dân.

Đoàn viên thanh niên Đồn Biên phòng Ngọc Côn giúp dân làm đường bê tông.
Thực hiện Kế hoạch số 136/KH-BCB ngày 27/2/2013 của Bộ Chỉ huy
Bộ đội Biên phòng tỉnh về tổ chức phát động phong trào thi đua “Bộ đội Biên


17

phòng chung sức xây dựng nông thôn mới”, Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn Biên
phòng Ngọc Côn đã tập trung tuyên truyền, quán triệt chủ trương của Đảng,
Nhà nước về xây dựng nông thôn mới đến từng cán bộ, chiến sỹ, tạo đồng
thuận cao trong đơn vị đề ra các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực
hiện, chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hành động tham gia xây
dựng nông thôn mới với các nội dung, chỉ tiêu cụ thể, các mô hình giúp dân
thiết thực, kịp thời.
Lãnh đạo Đồn chỉ đạo cán bộ tăng cường xã phát huy vai trò, trách
nhiệm, tham mưu có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. Tiếp tục thực hiện chương trình “Mái ấm cho người nghèo nơi biên

giới” và các công trình dân sinh. Đẩy mạnh thực hiện các mô hình giúp dân
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng quy ước, hương ước làng, xóm
văn hóa, khơi dậy tính tích cực, sáng tạo của từng cán bộ, chiến sỹ thi đua lao
động, sản xuất, thực hành tiết kiệm để tạo các nguồn quỹ góp phần xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn Đồn phụ trách.
Trung tá Bùi Tiến Dũng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Ngọc Côn cho
biết: Từ khi thực hiện phong trào thi đua “Bộ đội Biên phòng chung sức xây
dựng nông thôn mới”, cán bộ, chiến sỹ đơn vị đã dấy lên phong trào thi đua
giúp dân bằng những việc làm thiết thực. Đồng chí Trần Văn Phát, Trạm
trưởng Trạm kiểm soát Biên phòng xã Đình Phong đã đề xuất với Ban Chỉ
huy Đồn về việc khảo sát nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho xóm Giảng
Gà, xã Đình Phong. Đề xuất đó đã được Đảng ủy, Ban Chỉ huy Đồn quan tâm
và chỉ đạo cho Trạm tiến hành khảo sát, báo cáo cách thức tổ chức thực hiện.
Lãnh đạo Trạm đã chủ động quan hệ với các ngành vận động hỗ trợ kinh phí.
Trong quá trình tìm kiếm nguồn vốn, Công ty TNHH Sơn Quang Vinh (nay là
Công ty cổ phần Thương mại kết nối niềm tin Hà Nội) tài trợ cho đơn vị 30
triệu đồng, UBND huyện Trùng Khánh duyệt chi thêm 20 triệu đồng để xây


×