Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI TẬP ÔN THI HSG HÓA 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.06 KB, 12 trang )

HÓA VÔ CƠ
Câu 1 :
Trong bình kín thể tích 1,12l ở nhiệt độ 4000c có chứa 14,224g I2 và 0,112g khí H2 . sau
một thời gian ở thời điểm t nồng độ HI là 0,04 mol/l và tốc độ phản ứng đo được là
2,6.10-5 mol/l phút . Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng nồng độ HI là 0,06 mol/l .
Tính hằng số tốc độ của phản ứng thuận và nghịch.
Câu 2:
a. Cho 1,0 mol PCl5 vào bình chân không thể tích V lít . Đưa nhiệt độ bình lên 5250K
cân bằng sau được thiết lập :
PCl5 (k) → PCl3 (k) + Cl2 (k)
Kp = 1,85
Áp suất trong bình tại trạng thái cân bằng là 2 atm . Tính số mol từng chất ở trạng thái
cân bằng
B Cho tiếp 1 mol khí He vào bình ở câu 1 và giữ cho thể tích , nhiệt độ bình không
đổi . Hỏi cân bằng có dịch chuyển không ? giải thích
b. Thay đổi thể tích bình ở câu bđể tại thời điểm cân bằng áp suất trong bình là 2atm
( Nhiệt độ không thay đổi ) . Tính số mol các chất ở trạng thái cân bằng.
Câu 3 :
Trong phòng thí nghiệm có kim loại Canxi, nước, MnO2, dd H2SO4 70% ( d = 1,61 g/ml)
và NaCl. Hỏi phải cần dùng những gì và với khối lượng là bao nhiêu để điều chế 254 g
Clorua vôi
Câu 4:
Đưa 1 bình cầu đựng 250 g nước Clo ra ngoài ánh sáng mặt trời thì có 0,112 lít khí ở đktc
được giải phóng. Tính nồng độ % của Clo trong dung dịch ban đầu cho rằng tất cả Clo tan
trong nước đều phản ứng với nước.
Câu 5:
Phèn sắt Amoni có CT : (NH4)aFe(SO4)b. nH2O. Hòa tan 1 gam mẫu phèn sắt vào 100cm3
nước rồi chia dung dịch thu được thành 2 phần bằng nhau. Thêm NaOH dư vào phần 1 và
đun sôi dung dịch, lượng NH3 thoát ra phản ứng vừa đủ với 10,37 cm3 dung dịch HCl
0,1M. Dùng Zn để khử hết ion Fe3+ ở phần 2 thành Fe2+ sau đó để oxi hóa ion Fe2+ thành
Fe3+ cần 20,74 cm3 dung dịch KMnO4 0,01M trong môi trường Axit. Xác định a, b, n?


Câu 6:
Muối KNO3 được trộn với C và S theo 1 tỉ lệ xác định được sử dụng làm thuốc nổ đen.
Dựa vào phương trình phản ứng hãy tính phần trăm theo khối lượng của các chất trong
thuốc nổ đen
Câu 7:
Hòa tan 9,875 g một muối Hđrocacbonat A vào nước và cho tác dụng với một lượng vừa
đủ dd H2SO4 rồi đem cô cạn thì thu được 8,25 g một muối sunfat khan
a. Xác định CT của muối A
b. Trong một bình kín dung tích 5,6 lít chứa CO2 ở O0C và 0,5 atm và mg muối A. Nung
bình tới 546 0C thì muối A bị phân hủy hết, áp suất trong bình là 1,86 atm. Tính m
Câu 8:
Cho 6,2 gam Phôt pho vào bình 300ml, cho tiếp 5gam khí A vào bình và đun nóng tới
3000C. để cố định được khí B tạo thành từ phản ứng này cần phải cho nó đi qua 40ml dd
HI 0,1M
a. Xác định khí A ( đơn chất) và khí B ( biết phần trăm khối lượng của P là 91,2 %)
b. Tính % thể tích của B trong hỗn hợp khí
1


c. Tính hằng số cân bằng Kp và Hiệu suất của B
Câu 9:
Một mẫu 10 gam Hiđrazin N2H4 được đặt trong bình chân không 2 lít, đun nóng bình tới
3000C cho tới khi Hiđrazin bị phân hủy hoàn toàn, áp suất trong bình lúc đó là 1387,38
kpa. Tính phần trăm khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp tạo thành
Câu 10:
Đốt cháy hoàn toàn 1,6 gam kim loại M thuộc phân nhóm chính nhóm II trong lượng dư
không khí ( Giả thiết chỉ có Oxi và Nitơ) được hỗn hợp chất rắn A ( không có Peoxit).
Hòa tan A vào nước được dd B và 448 ml khí ( đktc). Thổi khí CO2 vào dd B đến dư thu
được 6,48 gam muối . Xác định M và khối lượng các chất trong A
Câu 11:

Hòa tan 50gam hỗn hợp Al và Zn vào dd A chứa NaNO3 và NaOH thấy thoát ra hỗn hợp
khí B gồm H2 và NH3 có thể tích V ( đktc)
a. Viết PTPƯ xảy ra
b. Tìm khoảng xác định của V
Câu 12:
Cho 2,88 gam Mg vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,2 mol HCl và 0,015 mol Cu(NO3)2. Sau
phản ứng kết thúc thu được m1 gam hỗn hợp N2 và H2 còn m2 gam chất rắn không tan.
Dung dịch thu được chỉ chứa 1 chất tan duy nhất là MgCl2. Tính m1 và m2
Câu 13:
Một khoáng chất có chứa 20,93 % Al ; 1,55 % H còn lại là Oxi và Silic ( về khối lượng ).
Xác định CT của khoáng chất
Câu 14:
Cho 11,2 gam CaO tác dụng hết với nước dư thu được dd A
a. Thối khí CO2 vào dung dịch A thu được 2,5 gam kết tủa. Tính thể tích CO2 ( đktc) đã
tham gia phản ứng
b. Cho 28,1 gam hỗn hợp B gồm MgCO3 và BaCO3 ( trong đó MgCO3 chiếm a % về khối
lượng) tác dụng hết với dd HCl để lấy CO2 sục vào dd A ở trên thu được kết tủa D
- Hỏi a% có giá trị bao nhiêu thì kết tủa D có giá trị lớn nhất
- Tính số mol kết tủa thu được . Giả sử a = 100% và a = 0%
Câu 15:
Trộn phèn sắt Amoni: NH4Fe(SO4)2.12H2O, dd Al2(SO4)3 và H2SO4 người ta được 400 ml
dd A. Chia A thành 2 phần bằng nhau
Thêm BaCl2 dư vào phần I thu được 13,98 g kết tủa. Mặt khác thêm từ từ đến dư
Ba(OH)2 vào phần II đun nóng thì thu được khí duy nhất . Khối lượng kết tủa lớn nhất và
nhỏ nhất thu được tương ứng là 16,61 gam và 15,05 gam. Tính PH của dd A( bỏ qua sự
tương tác giữa các ion với nước )
Câu 16 :
Cho m1 gam hỗn hợp gồm Mg, Al vào m2 gam dung dịch HNO3 24%. Sau khi các kim
loại tan hết có 8,96 lít hỗn hợp khí X gồm: NO, N2O, N2 bay ra (đktc) và được dung dịch
A. Thêm một lượng O2 (vừa đủ) vào X, sau khi phản ứng được hỗn hợp khí Y. Dẫn Y từ

từ qua dung dịch NaOH dư có 4,48 lít hỗn hợp khí Z đi ra (đktc). Tỷ khối hơi của Z đối
với H2 bằng 20. Nếu cho dung dịch NaOH vào A để được lượng kết tủa lớn nhất thì thu
được 62,2 gam kết tủa.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra
2. Tính m1 , m2. Biết lượng HNO3 đã lấy dư 20% so với lượng cần thiết
2


3. Tính C% các chất trong dung dịch A.
Câu 17
Đốt cháy hoàn toàn a gam một hợp chất A của phôtpho cần a/17 mol oxi chỉ thu được
P2O5 và 13,5a/17 gam nước . Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 125 gam dung dịch NaOH
16% thu được dung dịch B
a. Xác định công thức hóa học của A . Biết MA < 65 đvc
b. Hãy cho biết a nhận giá trị trong khoảng giới hạn nào để trong B có hai muối
NaH2PO4 và Na2HPO4
c Hãy cho biết a bằng bao nhiêu gam để dung dịch B chứa 2 muối NaH2PO4 và
Na2HPO4
có nồng độ bằng nhau
Câu 18
Có 2 dung dịch: dung dịch A chứa 0,2 mol Na 2CO3 và 0,3 mol NaHCO3, dung dịch B
chứa 0,5 mol HCl. Tiến hành các thí nghiệm sau:TN1: Cho từ từ đến hết B vào A; TN2:
Cho từ từ đến hết A vào B; TN3: Trộn nhanh 2 dung dịch vào nhau. Tính thể tích khí bay
ra (đktc) ở mỗi thí nghiệm.
Câu 19
Hỗn hợp X gồm một kim loại R và muối cacbonat của nó ( có tỉ lệ mol lần lươt tương ứng
là 2: 1) . hòa tan hoàn toàn 68,4 gam hỗn hợp X trong dung dịch HNO 3 dư thấy thoát ra
hỗn hợp khí Y gồm NO ( sản phẩm khử duy nhất ) và CO 2 . Hỗn hợp khí Y làm mất màu
vừa đủ 420 ml dung dịch KMnO4 1,0 M trong H2SO4 loãng dư , khí còn lại ( sau khi qua
dung dịch KMnO4 ) cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện m gam kết tủa , đồng

thời khối lượng dung dịch giảm 16,8 gam
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn
b. Xác định công thức muối cacbonat của R và tính phần trăm theo khối lượng mỗi chất
trong X
Câu 20
Đốt cháy hoàn toàn 3gam một mẫu than chỉ chúa tạp chất S , khí thu được cho hấp thụ
hoàn toàn bởi 0,5 lit dung dịch NaOH 1,5 M được dung dịch A chứa 2 muối . Cho khí Clo
tác dụng với A sau khi phản ứng xong thu được dung dịch B . Cho dung dịch B tác dụng
với BaCl2 dư thu được a gam kết tủa gồm BaCO3 và BaSO4 , nếu hòa tan lượng kết tủa
này trong HCl dư còn lại 3,495 gam chất không tan
a. Tính phần trăm khối lượng của C và S trong mẫu than và giá trị của a
b. Tính nồng độ các ion trong dung dịch A
c. Tính thể tích khí clo ( Đktc) đã tham gia phản ứng
d. Tính lượng nhiệt tỏa ra ( kJ) khi đốt cháy 30 gam loại than trên biết nhiệt tạo thành
của : CO2 là 488,7 kJ/mol, SO2 là 289,9 kJ/mol
Câu 21
Nung hoàn toàn mA gam hỗn hợp A gồm KMnO4 và KClO3 ta thu được chất rắn A1 và
khí O2 .Biết KClO3 và KMnO4 phân hủy theo phương tình phản ứng:
2KClO3 → 2KCl + 3O2
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
Trong A1 có 0,894 gam KCl chiếm 8,132% khối lượng . Trộn oxi thu được ở trên với
không khí theo tỉ lệ thể tích VO2 : VKK = 1:3 trong bình kin ta thu được hỗn hợp khí A2 .
Cho vào bình 0,528 gam Cacbon rồi đốt chay hết cacbon thu được hỗn hợp khí A3 gồm 3
khí trong đó CO2 chiếm 22,92% thể tích ( oxi chiếm 1/5 thể tích không khí )
3


a. tớnh mA
b. Tớnh % khi lng cỏc cht trong hn hp A
Cõu 22

Hn hp 3 kim loi Fe, Al, Cu nng 17,4 gam. Nu ho tan hn hp bng axit H 2SO4 loóng
d thỡ thoỏt ra 8,96 dm3 H2 ( kc). Cũn nu ho tan hn hp bng axit H2SO4 c núng,
d thỡ thoỏt ra 12,32 dm3 SO2 ( ktc). Tớnh khi lng mi kim loi ban u.
Cõu 23:
Hn hp 3 kim loi Al, Fe, Cu. Ho tan a gam hn hp bng axit sunfuric c núng
va thỡ thoỏt ra 15,68 dm 3 SO2 (kc) v nhn c dung dch X. Chia ụi X, 1
na em cụ cn nhn c 45,1 gam mui khan, cũn 1 na thờm NaOH d ri lc
kt ta nung trong khụng khớ n lng khụng i cõn nng 12 gam. Tỡm a v khi
lng mi kim loi.
Cõu 24:
Hn hp gm FeCl3, MgCl2, CuCl2 hũa tan trong nc c dung dch X.
Cho X tỏc dng vi Na2S d tỏch ra mt lng kt ta m1. Nu cho mt lng d H2S
tỏc dng vi X tỏch ra mt lng kt ta m2. Thc nghim cho bit m1 = 2,51m2.
Nu gi nguyờn lng cỏc cht MgCl2, CuCl2 trong X v thay FeCl3 bng FeCl2 cựng
lng ri hũa tan trong nc thỡ c dung dch Y.
Cho Y tỏc dng vi Na2S d tỏch ra mt lng kt ta m3. Nu cho mt lng d H2S
tỏc dng vi Y tỏch ra mt lng kt ta m4. Thc nghim cho bit m3 = 3,36m4.
Xỏc nh % khi lng mi mui trong hn hp ban u.
Cõu 25:
Mt hn hp bt kim loi cú kh nng gm Mg, Al, Sn. Hũa tan ht 0,75 gam hn hp
bng dung dch HCl d thy thoỏt ra 784 ml H2 (o ktc). Nu t chỏy hon ton 0,75
gam hn hp trong oxi d thỡ thu c 1,31 gam oxit. Xỏc nh % khi lng mi kim
loi trong hn hp.
Cõu 26:
Cho V lít khí CO qua ống sứ đựng 5,8 gam oxit sắt FexOy nóng đỏ một thời gian thì thu đợc hỗn hợp khí A và chất rắn B. Cho B tác dụng hết với axit HNO3 loãng thu đợc dung
dịch C và 0,784 lít khí NO. Cô cạn dung dịch C thì thu đợc 18,15 gam một muối sắt (III)
khan. Nếu hòa tan B bằng axit HCl d thì thấy thoát ra 0,672 lít khí. (Các khí đo ở điều
kiện tiêu chuẩn).
a) Xác định công thức của oxít sắt
b) Tính % theo khối lợng các chất trong B.

Cõu 27:
Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một mẫu than có chứa tạp chất S. Khí thu đợc cho hấp thụ hoàn
toàn bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 1,5M đợc dung dịch A, chứa 2 muối và có xút d. Cho khí
Cl2 (d) sục vào dung dịch A, sau khi phản ứng xong thu đợc dung dịch B, cho dung dịch B
tác dụng với dung dịch BaCl2 d thu đợc a gam kết tủa, nếu hoà tan lợng kết tủa này vào
dung dịch HCl d còn lại 3,495 gam chất rắn.
a) Tính % khối lợng C; S trong mẫu than, tính a.
b) Tính nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch A, thể tích khí Cl 2 (đktc) đã tham gia
phản ứng.
Cõu 28:
Cho 23,52g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO 3 3,4M khuấy đều
4


thấy thoát ra một khí duy nhất hơi nặng hơn không khí, trong dung dịch còn d một kim
loại cha tan hết, đổ tiếp từ từ dung dịch H 2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho đến
khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu đợc dd A. Lấy 1/2 dd A, cho dd NaOH
cho đến d vào, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lợng không đổi thu đợc
chất rắn B nặng 15,6g.
a) Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Tính nồng độ các ion (trừ ion H+-, OH-) trong dung dịch A.
Cõu 30:
Hoà tan 8,862 gam hỗn hợp: Al, Mg trong 500ml dd HNO 3 loãng thu đợc dd A và 3,316
lít (đktc) hỗn hợp 2 khí không màu có khối lợng 5,18g trong đó có 1 khí bị hoá nâu trong
không khí.
a) Tính thành phần % theo khối lợng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b) Cô cạn dd A đợc bao nhiêu gam muối khan.
c) Tính nồng độ mol/lít của dd HNO3 tham gia phản ứng.
d) Hoà tan dd A vào dd NaOH d tính khối lợng kết tủa tạo thành.
Cõu 31:

Hn hp A cú khi lng 8,14 gam gm CuO, Al 2O3 v mt oxit ca st. Cho H2 d qua
A nung núng, sau khi phn ng xong thu c 1,44 gam H 2O. Ho tan hon ton A cn
dựng 170 ml dung dch H2SO4 loóng 1M, c dung dch B.
Cho B tỏc dng vi dung dch NaOH d, lc ly kt ta em nung trong khụng khớ n
khi lng khụng i, c 5,2 gam cht rn.
Xỏc nh cụng thc ca oxit st v tớnh khi lng tng oxit trong A.
Cõu 32:
Hai bình kín A và B đều có dung tích là 5,6 lít đợc nối với nhau bằng một ống có khóa K
dung tích ống không đáng kể. Lúc đầu khóa K đóng.
Bình A chứa H2, CO, HCl (khô); bình B chứa H 2, CO và NH3; số mol H2 trong A bằng
số mol CO trong B, số mol H2 trong B bằng số mol CO trong A. Khối lợng khí trong B lớn
hơn trong A là 1,125 gam. Nhiệt độ ở 2 bình đều bằng 27,3 oC; áp suất khí trong A là 1,32
atm, trong B là 2,2 atm.
Mở khóa K cho khí ở 2 bình khuếch tán lẫn vào nhau. Sau một thời gian, thành phần
khí trong 2 bình nh nhau. Đa nhiệt độ 2 bình đến 54,6oC; áp suất khí trong 2 bình đều
bằng 1,68 atm.
a) Tính phần trăm về thể tích của các khí trong A và B ở thời điểm ban đầu.
b) Tính thành phần % về khối lợng các khí trong bình ở thời điểm cuối.
Biết rằng ở nhiệt độ đã cho chất rắn tạo thành không bị phân hủy và chiếm thể tích
không đáng kể.
(Cho Ca = 40; O = 16; S = 32; C = 12; Cl = 35,5; N = 14; H = 1)
Đáp số: 30%; 20%; 50% và 4,59%; 64,22%; 31,19%
Cõu 33:
Hn hp A gm 3 cht rn Na2CO3, K2SO3 v FeS2. Cho 21,25 gam A tỏc dng ht vi
250 ml dung dch H2SO4 0,77M thy cú khớ X thoỏt ra. Thờm tip dung dch BaCl2
5


phản ứng vừa đủ và thu được 48,0525 gam chất rắn B, còn dung dịch nước lọc D. Làm
khô khí X rồi oxi hóa hoàn toàn bằng một lượng O2 vừa đủ có xúc tác thích hợp ở

450oC và 1atm thì thu được 16,3 lít khí Y. Tính % khối lượng mỗi chất trong A
Câu 34 :
Có một dung dịch A gồm H2SO4; FeSO4 và MSO4 (M là kim loại hoá trị II) và một dung
dịch B gồm NaOH 0,5M và BaCl2 dư.
Để trung hoà 200ml dung dịch A cần dùng 40ml dung dịch B.
Cho 200ml dung dịch A tác dụng với 300ml dung dịch B, ta thu được 21,07 gam kết tủa
C gồm 1 muối và 2 hiđroxit của 2 kim loại và dung dịch D. Để trung hoà dung dịch D cần
dùng 40ml dung dịch HCl 0,25M.
1. Hãy xác định kim loại M, biết rằng khối lượng nguyên tử của kim loại M lớn hơn khối
lượng nguyên tử của Na.
2. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A.
Câu 35 :
Cho 4,15 gam hỗn hợp gồm Fe và Al ở dạng bột vào 200ml dung dịch CuSO 4 0,525M.
Khuấy kỹ hỗn hợp để các phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng thu được
7,84 gam chất rắn (A) gồm 2 kim loại và dung dịch (B).
1.Để hoà tan hoàn toàn chất rắn (A), cần dùng ít nhất bao nhiêu ml dung dịch HNO 3 2M?
Biết rằng các phản ứng giải phóng khí NO duy nhất.
2.Thêm dung dịch hỗn hợp (C) gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,1M vào dung dịch (B).
Hãy tính thể tích dung dịch (C) cần cho vào (B) để làm kết tủa hoàn toàn các ion kim loại
có trong dung dịch (B) dưới dạng hiđroxit.
Sau phản ứng, lọc lấy kết tủa, rửa sạch và nung trong không khí ở nhiệt độ cao đến khối
lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m?
Câu 36 :
Cho 15,28 gam hỗn hợp A gồm Cu và Fe vào 1,1 lít dung dịch Fe 2(SO4)3. Phản ứng kết
thúc thu được dung dịch X và 1,92 gam chất rắn B. Cho B vào dung dịch H 2SO4 loãng
không thấy khí bay ra. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 200ml dung dịch KMnO 4
0,53M trong H2SO4.
Tính khối lượng của Fe và Cu trong 15,28 gam hỗn hợp A và nồng độ của dung dịch
Fe2(SO4)3.
Câu 37 :

Cho 3,58 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Fe và Cu vào 200ml dung dịch Cu(NO 3)2 0,5M,
đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A và chất rắn B. Nung B trong không khí ở
nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn được 6,4 gam chất rắn. Cho A tác dụng với dung
dịch amoniac dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi
được 2,62 gam chất rắn D.
1.Tính phần trăm về khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X.
2.Hoà tan hoàn toàn 3,58 gam hỗn hợp X vào 250ml dung dịch HNO 3 a mol/lít được dung
dịch E và khí NO bay lên. Dung dịch E tác dụng vừa hết với 0,88 gam bột Cu. Tính a?
Câu 38 :
Cho 1,58 gam hỗn hợp A ở dạng bột gồm Mg và Fe tác dụng với 125ml dung dịch CuCl 2.
Khuấy đều hỗn hợp, lọc rửa kết tủa, thu được dung dịch B và 1,92 gam chất rắn C. Thêm
vào B một lượng dư dung dịch NaOH loãng, lọc rửa kết tủa mới tạo thành. Nung kết tủa
đó trong không khí ở nhiệt độ cao, thu được 0,7 gam chất rắn D gồm 2 oxit kim loại. Tất
cả các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.
6


1.Viết các phương trình phản ứng và giải thích.
2.Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong A và nồng độ mol/lít của
dung dịch CuCl2.
Câu 39:.
Khi làm nguội 1026,4 gam dd bão hòa R2SO4.nH2O ( trong đó R là kim loại kiềm và n
nguyên, thỏa điều kiện 7< n < 12 ) từ 800C xuống 100C thì có 395,4 gam tinh thể
R2SO4.nH2O tách ra khỏi dd.Tìm công thức phân tử của Hiđrat nói trên. Biết độ tan của
R2SO4 ở 800C và 100C lần lượt là 28,3 gam và 9 gam.
Câu 40:
Hoà tan 26,64 gam chất X là tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại M (hoá trị x)
vào nước được dung dịch A.

Cho A tác dụng với dung dịch NH3 vừa đủ được kết tủa


B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi còn lại 4,08 gam chất rắn.Cho dung
dịch A tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ được 27,84 gam kết tủa.Tìm công thức X.
Đáp số: Al2(SO4)3.18H2O
Câu 41:
Khi hoà tan cùng một kim loại R vào dung dịch HNO3 đặc nóng và H2SO4 loãng thì thể
tích NO2 thu được gấp 3 thể tích H2 trong cùng điều kiện. Khối lượng muối sunfat thu
được bằng 62,81% muối nitrat. Tính khối lượng nguyên tử R.
Đáp số: R = 56 (Fe)
Câu 42:
Cho oxit MxOy của kim loại M có hoá trị không đổi. Biết rằng 3,06 gam MxOy nguyên
chất tan trong HNO3 dư thu được 5,22 gam muối. Hãy xác định công thức của oxit
trên.

Đáp số: BaO

Câu 43:
Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi. Chia hỗn hợp
thành 2 phần bằng nhau.


Hoà tan hết phần 1 trong dung dịch HCl, được 2,128 lít H2.



Hoà tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3, được 1,792 lít khí NO duy nhất.

Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
Đáp số: M (Al) và %Fe = 77,56% ; %Al = 22,44%
Câu 44:

Hoà tan 2,84 hỗn hợp 2 muối cacbonat của 2 kim loại A và B kế tiếp nhau trong phân
nhóm chính nhóm II bằng 120 ml dung dịch HCl 0,5M thu được 0,896 lít khí CO2 (đo ở
54,60C và 0,9 atm) và dung dịch X.
7


1. a) Tính khối lượng nguyên tử của A và B.

b)Tính khối lượng muối tạo thành

trong dung dịch X.
2. Tính % khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu.
Đáp số: 1. a) A = 24 (Mg) và B = 40 (Ca)
b) Khối lượng muối = 3,17g
2. % MgCO3 = 29,57% và % CaCO3 =
70,43%
Câu 45:
Chia hỗn hợp 2 kim loại A, B có hoá trị n và m làm thành 3 phần bằng nhau.


Phần 1: hoà hết trong axit HCl thu được 1,792 lít H2 (đktc).



Phần 2: cho tác dụng với dd NaOH dư thu được 1,344 lít khí (đktc) và còn lại chất

rắn không tan có khối lượng bằng


khối lượng mỗi phần.


Phần 3: nung trong oxi (dư) thu được 2,84g hỗn hợp oxit A2On và B2Om.

Tính tổng khối lượng mỗi phần và tên 2 kim loại A, B. Đáp số:

;A

(Al) và B (Mg)
Câu 46:
Cho 7,2 gam hỗn hợp A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong phân
nhóm chính nhóm II. Cho A hoà tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí B.
Cho toàn bộ B hấp thụ hết bởi 450 ml Ba(OH)2 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Xác
định hai muối cacbonat và tính % theo khối lượng của chúng trong
A.

Đáp số: - 2 muối: MgCO3 và

CaCO3
- %MgCO3 = 58,33% và
%CaCO3 = 41,67%
Câu 47:
Hoà tan hoàn toàn 20 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và RCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) bằng dung dịch
HCl. Lượng khí CO2 sinh ra cho hấp thụ hoàn toàn bởi 200ml dung dịch NaOH 2,5M
được dung dịch A. Thêm BaCl2 dư vào dung dịch A thu được 39,4g kết tủa.
1/Định kim loại R.
8


2/Tính % khối lượng các muối cacbonat trong hỗn hợp đầu.Đáp số: a) Fe ; b) %MgCO3
= 42% và %FeCO3 = 58%

Câu 48:
Cho 4,58g hỗn hợp A gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng dung dịch CuSO4 1M. Sau phản
ứng thu được dung dịch B và kết tủa C. nung C trong không khí đến khối lượng không
đổi được 6g chất rắnD. Thêm NaOH dư vào dung dịch B, lọc kết tủa rửa sạch rồi nung ở
nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được 5,2g chất rắn E.
a. Viết toàn bộ phản ứng xảy ra.
b. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn.
Đáp số: %Zn = 28,38% ; %Fe = 36,68% và %Cu =
34,94%
Câu 49:.
Cho 10,72g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với 500ml dung dịch AgNO3. Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch A và 35,84g chất rắn B.
Chứng minh chất rắn B không phải hoàn toàn là bạc.
Câu 50:.
Cho 0,774g hỗn hợp gồm Zn và Cu tác dụng với 500ml dung dịch AgNO3 0,04M. Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một chất rắn X nặng 2,288g.

Chứng tỏ rằng

chất X không phải hoàn toàn là Ag.
Câu 51:.
Khi hoà tan cùng một lượng kim loại R vào dung dịch HNO3 loãng và dung dịch H2SO4
loãng thì thu được khí NO và H2 có thể tích bằng nhau (đo ở cùng điều kiện). Biết khối
lượng muối nitrat thu được bằng 159,21% khối lượng muối sunfat. Xác định kim loại
R.

Đáp số: R là Fe

Câu 52:.

Cho 11,7g một kim loại hoá trị II tác dụng với 350ml dung dịch HCl 1M. Sau khi phản
ứng xong thấy kim loại vẫn còn dư. Cũng lượng kim loại này nếu tác dụng với 200ml
dung dịch HCl 2M. Sau khi phản ứng xong thấy axit vẫn còn dư. Xác định kim loại nói
trên.

Đáp số: Zn

Câu 53:.
9


Một hỗn hợp A gồm M2CO3, MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm).
Cho 43,71g A tác dụng hết với V ml (dư) dung dịch HCl 10,52% (d = 105g/ml) thu
được dung dịch B và 17,6g khí C. Chia B làm 2 phần bằng nhau.


Phần 1: phản ứng vừa đủ với 125ml dung dịch KOH 0,8M, cô cạn dung dịch thu
được m (gam) muối khan.



Phần 2: tác dụng hoàn toàn với AgNO3 dư thu được 68,88g kết tủa trắng.

1. a) Tính khối lượng nguyên tử của M.

b) Tính % về khối lượng các chất trong A.

2. Tính giá trị của V và m.
Đáp số: 1. a) Na ; b) %Na2CO3 = 72,75% , %NaHCO3= 19,22% và %NaCl = 8,03%
2. V = 297,4ml và m = 29,68g

Câu 54:.
Hoà tan hoàn toàn 0,5g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hoá trị II bằng dung dịch HCl
thu được 1,12 lít (đktc) khí hiđro. Xác định kim loại hoá trị II đã
cho.

Đáp số: Be

Câu 55:.
Hoà tan hoàn toàn 28,4g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của hai kim loại kiềm thổ bằng
dung dịch HCl dư được 10 lít khí (54,60C và 0,8604 atm) và dung dịch X.

a.Tính tổng

số gam các muối trong dung dịch X.
b.Xác định 2 kim loại trên nếu chúng thuộc hai chu kỳ liên tiếp. c.Tính % mỗi muối trong
hỗn hợp.
Đáp số: a) m = 31,7g ; b) Mg và Ca ; c) %MgCO3 = 29,5% và %CaCO3 = 70,5%
Câu 56:.
Muối A là muối cacbonat của kim loại R hóa trị n ( R chiếm 48,28% theo khối lượng ).
Nếu đem 58 gam A cho vào bình kín chứa sẵn lượng O 2 vừa đủ rồi nung nóng. Phản ứng
xong thu được 39,2 gam rắn B gồm Fe2O3 và Fe3O4.
a) Xác định CTPT của A.
b) Nếu hòa tan B vào HNO 3 đặc nóng, thu được khí NO 2 duy nhất. Trộn lượng NO 2 này
với 0,0175 mol khí O2 rồi sục vào lượng nước rất dư thì thu được 2 lít dung dịch X. Xác
định nồng độ mol của các chất trong dung dịch X.
Câu 57:
Hòa tan a gam một oxit sắt FexOy vào trong dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được
khí SO2 duy nhất.Mặt khác, nếu khử hoàn toàn a gam oxit sắt trên bằng khí CO, hòa tan
lượng sắt tạo thành trong dung dịch H 2SO4 đặc nóng (dư) thu được lượng SO2 gấp 9 lần
lượng SO2 ở thí nghiệm trên.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm trên.
b) Xác định định công thức hóa học của oxit sắt.
10


Câu 58:
Hòa tan một lượng oxit sắt FexOy vào dung dịch HNO3 loãng, dư thì thu được một dung
dịch A và khí NO duy nhất. Mặt khác nếu khử lượng oxit sắt trên bằng lượng CO dư rồi
lấy toàn bộ kim loại sinh ra hòa tan hoàn toàn trong dung dịch HNO 3 đặc, nóng thì thu
được dung dịch B và khí NO2 duy nhất. Biết thể tích khí NO2 sinh ra gấp 9 lần thể tích khí
NO sinh ra ( cùng nhiệt độ, áp suất).
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Xác định công thức hóa học của oxit sắt.
Câu 59:
Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 ( với số mol bằng nhau). Cho m1(g) A vào ống sứ
nung nóng rồi dẫn dòng khí CO đi qua ( CO pư hết ), thấy khí bay ra và trong ống còn lại
19,2 (g) rắn B (gồm Fe, FeO, Fe3O4) . Hấp thụ khí vào dung dịch Ba(OH) 2 dư thì thu được
m2 (g) kết tủa trắng. Hòa tan hết rắn B trong HNO 3 nóng thì thấy bay ra 2,24 lít khí NO
duy nhất ( đktc).
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính m1, m2 và số mol HNO3 đã phản ứng.
Câu 60:
Muối A tạo bởi kim loại M (hoá trị II) và phi kim X (hoá trị I). Hoà tan một lượng A
vào nước được dung dịch A’. Nếu thêm AgNO 3 dư vào A’ thì lượng kết tủa tách ra bằng
188% lượng A. Nếu thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A’ thì lượng kết tủa tách ra bằng
50% lượng A. Hỏi kim loại M và phi kim X là nguyên tố nào ? Công thức muối A.
Đáp số: M là Ca và X là Br ; CTHH của A là CaBr 2
Câu 61:
Trộn 100g dung dịch chứa một muối sunfat của kim loại kiềm nồng độ 13,2% với 100g
dung dịch NaHCO3 4,2%. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch A có khối lượng m

(dd A) < 200g. Cho 100g dung dịch BaCl2 20,8% vào dung dịch A, khi phản ứng xong
người ta thấy dung dịch vẫn còn dư muối sunfat. Nếu thêm tiếp vào đó 20g dung dịch
BaCl2 20,8% nữa thì dung dich lại dư BaCl2 và lúc này thu được dung dịch D.
a. Hãy xác định công thức muối sunfat kim loại kiềm ban đầu.
b. Tính nồng độ % của các chất tan trong dung dịch A và dung dịch D.
c. Dung dịch muối sunfat kim loại kiềm ban đầu có thể tác dụng được với những chất
nào dưới đây? Viết các PTPƯ: Na2CO3 ; Ba(HCO3)2 ; Al2O3 ; NaAlO2 ; Na ; Al ;
Ag ; Ag2O.
Câu 62:
Hoà tan hoàn toàn a gam kim loại M có hoá trị không đổi vào b gam dung dịch HCl
được dung dịch D. Thêm 240 gam dung dịch NaHCO3 7% vào dung dịch D thì vừa đủ tác
dụng hết với lượng HCl còn dư, thu được dung dịch E trong đó nồng độ phần trăm của
NaCl và muối clorua kim loại M tương ứng là 2,5% và 8,12%. Thêm tiếp lượng dư dung
dịch NaOH vào E, sau đó lọc lấy kết tủa, rồi nung đến khối lượng không đổi thì thu được
16 gam chất rắn. Viết PTPƯ.
11


Xác định kim loại M và nồng độ phàn trăm của dung dịch HCl đã dùng.
Câu 63:
Hoà tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp C gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R
vào axit HCl 7,3% vừa đủ, thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 (đktc). Nồng độ
MgCl2 trong dung dịch D bằng 6,028%.
a. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong C.
b. Cho dd NaOH dư vào dung dịch D, lọc lấy kết tủa rồi nung ngoài không khí đến
khi phản ứng hoàn toàn. Tính số gam chất rắn còn lại sau khi nung.

12




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×