Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

TÌM HIỂU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WALTER GROPIU1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 21 trang )

TÌM HIỂU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WALTER
GROPIUS
MỤC LỤC :
1.Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Bố cục của tiểu luận
Chương 1 Tiểu sử của tác giả Walter gropius.
1.1 Con đường đến với nghệ thuật của Walter gropius.
1.2 Các giai đoạn sáng tác
Chương 2 Phong cách thiết kế của Walter gropius.
2.1 Các tác phẩm của Walter gropius.
2.2 Sự ảnh hưởng của Walter gropius đối với nghành thiết kế đồ họa.
Kết luận
6. Tài liệu tham khảo
MỞ ĐẦU :
1. Lý do chọn đề tài .
Trong lịch sử mỹ thuật thế giới, Bauhaus là trường nghệ thuật tại Đức đầu
tiên kết hợp thủ công và mỹ thuật khoảng từ 1919-1933. Và không chỉ dừng
lại ở đó, những quan điểm về thiết kế tại trường Bauhaus phát triển thành
phong trào thiết kế Bauhaus đỉnh cao, vẫn còn ảnh hưởng rất nhiều đến cả
nền thiết kế hiện đại.Walter Gropius là người sáng lập ra trường đại học
Bauhaus Gropiuslúc đó 35 tuổi, đã xác định rõ sẽ quay lưng với truyền thống,
bất chấp quan niệm lạc hậu khi đó, ông luôn sẵn sàng để chịu trách nhiệm
trước xã hội. Ngày 20 Tháng 3, 1919, ông trình một lá đơn để thành lập một
học viện trong thành phố Weimar. Giấy phép Bauhaus cấp quốc gia ở Weimar


(National Bauhaus in Weimar) đã được duyệt vào ngày 12 Tháng tư. Trong
một khoảng thời gian ngắn, kiến trúc sư ấy đã viết một bản tuyên ngôn tóm


lược, và nó đã chính thức đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc biến động về
mỹ học trên toàn thế giớihay nói một cách khác, đó là một cuộc cách mạng về
mỹ học. là cây đại thụ trong làng nghệ thuật. Vì vậy em đã lựa đề tài “TÌM
HIỂU CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA WALTER GROPIUS” làm đề tài nghiên
cứu cho mình .
2. Mục đích nghiên cứu .
Mục đích nghiên cứu làm tìm cuộc và sự nghiệp của Walter gropius.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .
- Đối tượng : Cuộc đời và sự nghiệp
- Khách thể : Walter gropius và những tác phẩm của ông .
4. Phương nghiên cứu .
- Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp, diễn dịch và quy nạp, lịch
sử
5. Bố cục của tiểu luận


NỘI DUNG
Chương 1 Tiểu sử của tác giả Walter gropius.
1.1 Con đường đến với nghệ thuật của Walter gropius.
Walter Adolph Gropius (18 tháng 5, 1883 tại Berlin – 5 tháng
7, 1969 tại Boston) là một kiến trúc sư người Đức và là người sáng lập ra
trường phái Bauhaus nổi tiếng trong lịch sử


Walter Gropius sinh tại Berlin, là con thứ ba của một kiến trúc sư. Ông có
cùng tên với cha, còn mẹ ông là Manon Auguste Pauline Scharnweber (1855–
1933).Sau khi học tại các đại học kỹ thuật tại Berlin và München, năm 1907,
Gropius đến làm việc cho kiến trúc sư Peter Behrens. Năm 1911, với tư cách

là trợ thủ của Behrens, Gropius được nhận thiết kế công trình Nhà máy giày
Fargus. Đây là một công trình đã có mặt bằng hoàn tất, Gropius chỉ thiết kế
lại lớp vỏ bọc bên ngoài công trình. Chính từ lớp vỏ bọc này, một vẻ đẹp của
kiến trúc công nghiệp hiện đại ra đời và đã có ảnh hưởng lên kiến trúc hiện
đại hàng thập kỉ sau này.

Năm 1913, Gropius viết bài “Sự phát triển của nền kiến trúc công nghiệp hiện
đại” trên tờ Jahnrbuchs của Hiệp hội Công trình Đức (Deutsche Werkbund)
báo hiệu sự ra đời của một xu hướng kiến trúc trong thời đại mới. Theo ông,
những tính biểu tượng của các công trình to lớn như các silo công nghiệp ở


Bắc Mỹ có thể sánh với các kim tự tháp của Ai Cập cổ đại. Ông nhấn mạnh
việc kiến trúc châu Âu phải từ bỏ sự tán dương và trung thành với truyền
thống cổ điển (nostalgia).
Năm 1914, Gropius thiết kế gian công nghiệp tại triển lãm ý tưởng của
Werkbund, Köln, Đức. Công trình đánh dấu một bước mới của thẩm mỹ kiến
trúc công nghiệp của Gropius với hai khối kính trong suốt và cầu thang tròn
mềm mại bên trong tương phản với một mặt đứng đặc chắc, cộng với phần
sân thượng mái nhẹ phảng phất đường nét của Frank Lloyd Wright, đã đem
lại một vẻ đẹp thanh lịch và khỏe mạnh cho công trình.

Năm 1915, Gropius kết hôn với Alma Schindler sau khi người chồng trước
của bà, nhà soạn nhạc Gustav Mahler, chết. Họ có một người con gái tên là
Manon nhưng Manon chết trước 20 tuổi (1916-1935). Trong khi đó, cuộc hôn
nhân giữa Walter và Almar đã chấm dứt khi họ ly dị vào năm 1920.
Năm 1919, ông được Henry van de Veldes đề nghị nối tiếp chức vụ của mình
tại trường Đại học Nghệ thuật tạo hình Đại công quốc Sachsen
(Großherzoglich-Sächsischen Hochschule für Bildende Kunst) tại Weimar.
Gropius đã kết hợp với Trường Mỹ thuật và Thủ công (Grossherzogliche

Kunstgewerbeschule), vốn đóng cửa từ năm 1915, và đổi tên thành trường
Bauhaus Quốc gia tại Weimar (Staatliches Bauhaus in Weimar). Cộng sự của
ông có Bruno Taut, Johannes Itten, Wassily Kandinsky, Paul Klee… Trường
được chính thức thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1919 với một đường hướng
và tôn chỉ đào tạo hoàn toàn mới.


Một tháng sau đó Gropius công bố Tuyên ngôn Bauhaus với lời kêu gọi cải tổ
quá trình đào tạo nghệ thuật, đúng hơn là một phong cách mới. Ông tuyên bố
rằng nghệ thuật nên quay lại với cội nguồn của nó và điều kiện đầu tiên là
người thợ thủ công, nơi mà người ta có khả năng học tập cách làm việc với
các loại vật liệu.
Năm 1923 trường chuyển về Dessau, tại đây Gropius đã thiết kế một ngôi
trường mới: Trường Bauhaus ở Dessau. Đây là tác phẩm mang tính tuyên
ngôn cho trường phái Bauhaus thể hiện nguyên tắc kiến trúc mà Walter
Gropius và các đồng nghiệp đề xướng. Công trình có mặt bằng phi đối xứng
với sự kết hợp linh hoạt của các khối xưởng thiết kế, nhà học khu hiệu bộ và
ký túc xá sinh viên. Công trình thể hiện hoàn toàn 3 đặc điểm của Phong cách
Quốc tế (International Style).
Thời gian tại Hoa Kỳ
Do có quan điểm chính trị khác với chính quyền phát xít thời đó, Gropius rời
Đức để sang làm việc tại Anh vào năm 1934. Năm 1937 ông di cư sang
Cambridge, Massachusetts (Hoa Kỳ), nơi ông làm việc trong Trường thiết kế
(Graduate School of Design) thuộc Đại học Havard như là giáo sư về kiến
trúc. Một trong những học trò của Gropius tại Harvard là Sigfried Giedion
một lý thuyết gia nổi tiếng về kiến trúc.
Năm 1946 Gropius thành lập hãng thiết kế The Architects Collaborative (TAC)
là tập hợp của những kiến trúc sư trẻ tuổi mà đối với ông cũng là một tuyên
ngôn cho niềm tin của ông vào hợp tác tập thể (teamwork). Một công trình
của hãng này là Trung tâm Cao học (Graduate Center) của Đại học Harvard

tại Cambridge (1949/1950).
Những năm cuối đời
Trong những năm cuối đời Gropius lại làm việc nhiều tại Berlin, nơi mà ngoài
những công trình khác ông đã tạo dựng một khu nhà ở 9 tầng trong khu phố


Berlin-Hansaviertel năm 1957 trong khuôn khổ của chương trình Interbau.
Năm 1963 ông được trường Đại học Tự do Berlin (Freie Universität Berlin)
trao tặng học vị tiến sĩ danh dự (honoris causa).

1.2 Các giai đoạn sáng tác
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918), nước Đức sống thiếu thốn
và khổ sở trong cái bi kịch của lịch sử dành cho một quốc gia bại trận. Nghệ
thuật Đức cũng bị tổn thương, bởi những chật vật của cuộc sống đã khiến
giới nghệ sĩ Đức không còn sức cho sáng tạo.
Giữa suy tàn và u ám, kiến trúc sư Walter Gropius nhận ra những khuôn
vàng thước ngọc của kiến trúc thời trước không còn phù hợp nữa. Ông trút
bỏ những hoạ tiết rườm rà khỏi các bản thiết kế, rồi chối từ hẳn những định
ước xưa cũ vốn kiểu cách và đồng bóng. Và Gropius tìm lập một chốn nuôi
dưỡng sự sáng tạo của các hoạ sĩ, các nhà thiết kế, và các kiến trúc sư.
Ngày 12.4.1919, chính quyền thành phố Weimar, thuộc bang Thüringen,
miền trung nước Đức, cấp giấy phép cho Gropius lập học viện thiết kế
Bauhaus quốc gia, trên cơ sở sáp nhập hai trường nghệ thuật thủ công và mỹ
thuật tồn tại từ trước chiến tranh.
Gropius đặt tên trường là Bauhaus, dịch là ngôi nhà của các công trình
(building house), nhưng theo Weimar Bauhaus-Universität, nó là viết tắt của
"một sự háo hức với sự cởi mở, thử nghiệm, sáng tạo, liên kết chặt chẽ để
thực hành công nghiệp và đa quốc gia"
Hội đồng quản trị của trường Bauhaus ngoài Gropius còn có những tên tuổi
nổi tiếng như thiên tài vật lý Albert Einstein, kiến trúc sư Ludwig Mies van

der Rohe, và các danh hoạ, các nhà thiết kế nổi tiếng như Josef Albers, Lyonel
Feininger, Wassily Kandinsky, Paul Klee, Oskar Schlemmer…
Hầu hết sinh viên của trường Bauhaus sống thiếu thốn từ vật chất, kiến thức,
đến cả cơ hội thể nghiệm.
Để Bauhaus tồn tại, Gropius hướng thầy trò của trường đến lối thiết kế phục
vụ nhu cầu xã hội, mục đích cuối cùng là để tạo ra những sản phẩm bán được,
chứ không phải là những tác phẩm nghệ thuật để trưng bày.


Một Bauhaus vì cuộc sống có thể thấy được ngay khi bước vào cơ sở đầu tiên
của trường ở Weimar: căn tin được đặt ngay trung tâm của khuôn viên, còn
rau xanh được trồng thay cho cỏ và hoa.

Xây dựng từ những năm 1925 – 1926, các toà nhà của trường Bauhaus –
Dessau do kiến trúc sư Walter Gropius thiết kế đến nay vẫn được xem là
những công trình đậm chất hiện đại
Trong những năm đầu tiên của sự định hình, trường phái Bauhaus dừng lại
trong các thể nghiệm về cân đối giữa thẩm mỹ và công năng ở những dự án
nội thất hay ở việc chế tạo các vật dụng thường ngày như cái bàn, bộ ghế,
những món đồ gốm, những cuộn giấy dán tường…
Hầu hết sinh viên của Gropius đều nghèo và đói, theo cả nghĩa đen và nghĩa
bóng. Họ đói cả đời sống và tri thức, vật chất và thẩm mĩ. Họ thiếu thốn hầu
như mọi thứ, từ nguyên liệu lao động tới quần áo và chỗ ở. Nhà ăn của
trường, đã mở vào tháng 10 năm 1919, mở rộng thành một trong những nơi
quan trọng nhất của học viện, họ còn trồng thêm những vườn rau riêng. Mặc
cho hoàn cảnh nghèo khó, sinh viên và giáo viên trường đã phát huy lòng tin
mãnh liệt, cảm nhận về sự tồn tại bản thân như là một nhóm những con
người ưu tú, hoặc ít nhất là một nhóm những người là ngoại lệ của những
nguyên tắc.Bauhaus ở Weimar không có khoa kiến trúc. Trong những năm
đầu tiên của sự định hình, trường phái Bauhaus dừng lại trong các thể

nghiệm về cân đối giữa thẩm mỹ và công năng ở những dự án nội thất hay ở
việc chế tạo các vật dụng thường ngày như cái bàn, bộ ghế, những món đồ
gốm, những cuộn giấy dán tường… Năm 1925, chính quyền Weimar đóng cửa


trường Bauhaus vì những lý do chính trị, vì những nghi ngờ về việc chứa
chấp tư tưởng nổi loạn và truyền bá chủ nghĩa cộng sản.
Tháng 3 năm 1925, trường Bauhaus đựơc dời đến thành phố Dessau, thành
phố tiến bộ với nền công nghiệp phát triển mạnh. Chính tay Gropius đã thiết
kế các khu nhà của Bauhaus ở Dessau với khu nhà xưởng là nơi cho sinh viên
thực tập, ký túc xá cho sinh viên, và khu biệt thự cho giáo viên. Sau đó,
Gropius mở khoa kiến trúc ở Bauhaus vào tháng 10.1926.
Tại thành phố công nghiệp Dessau, nguồn nguyên liệu phong phú và chất
lượng tốt của nơi đây đã giúp các nhà thiết kế của Bauhaus hoàn thành gần
như toàn diện ý tưởng của họ. Bên trong ký túc xá, ý tưởng thực nghiệm kiến
trúc có mặt ở mọi ngóc ngách. Tại đây, rất nhiều kiểu dáng thiết kế được ứng
dụng vào trong công nghiệp lẫn các công trình dân dụng. Ưu tiên hàng đầu
của Bauhaus là tạo ra những mẫu đơn giản, gọn nhẹ và tiện lợi. Các mẫu
thiết kế đã ảnh hưởng sâu sắc đến kiến trúc hiện đại ngày nay. Rất nhiều sinh
viên từ các nước trên thế giới đã theo học tại Bauhaus.Trong công tác đào
tạo tại Bauhaus đã có những thay đổi,chuyển sang công tác thiết kế công
nghiệpvà ngành kiến trúc.Mục tiêu mà trường đặt ra là bên cạnh các việc đáp
ứng nhu cầu về sản xuất công nghiệp,còn phải tạo ra các mặt hàng sản xuất
hàng loạt.
Năm 1925 Bauhaus xuất bản cuốn sách đầu tiên dơ w.Gropius,Kandinsky và
Mondrian cùng hợp tác xây dựng.


Năm 1928 dưới những áp lực của những khó khăn ngày một tăng,Gropius
tiến cử Mayer vào chức hiệu trưởng của Bauhaus.

Lúc này về hình thức tổ chức và nội dung đã được thay đổi,ông yêu cầu tạo ra
các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa
Mayeer là người theo phái ủng hộ những ý kiến tập thể và từ chối và từ chối
bất kì kiểu lãng mạngngheej sỹ nào.
Ông nổ lực để khoa học hóa công việc giảng dạy và cho thiết lập them các bộ
môn tâm lý học,xã hội học và kinh tế học.Về kiến trúc Mayer yêu cầu trước
tiên phải “Phân tích” các yếu tố xã hội.Ông cho rằng các sản phẩm từ thiên
nhiên đều do công thức tạo thành.Công trình ban đầu không mang tính thẩm
mỹ mà mang tính xã hội và kinh tế.Với những đường lối lãnh đạo mới trong
việc kĩ thuật hóa và chính trị hóa,nghệ thuật đã bị đẫy lùi một cách chính


xác.Trong năm này Groppius và Breuer rời khỏi Bauhaus,về lý do chính trị
Gropius đã cùng với Albert và Kandingky tác động đến việc thải hồi Meyer.

Cùng với ông, các giảng viên và sinh viên của trường Bauhaus năm xưa tiếp
tục truyền bá xu hướng thiết kế kết hợp giữa thẩm mỹ, công năng và công
nghệ nhằm phục vụ cuộc sống, phục vụ cộng đồng. Không còn là tên của một
ngôi trường, Bauhaus trở thành một trường phái thiết kế được hưởng ứng
rộng rãi trên toàn thế giới. Nhiều sinh viên của trường Bauhaus là người Do
Thái sau này định cư tại Isreal đã xây dựng quần thể kiến trúc Bauhaus với
hơn 4.000 công trình tại Tel aviv. Kiến trúc Bauhaus “di tản” sang Hungary
cũng hình thành một quần thể nhà ở độc đáo tại Budapest từ năm 1933.
Những ngôi nhà Bauhaus sau năm 1933 xuất hiện cả ở Anh, Nga, Canada, và
đặc biệt là ở Mỹ. Ngày nay những cơ sở của trường Bauhaus ở Weimar và
Dessau được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Năm 2004, quần thể kiến
trúc Bauhaus ở Tel aviv cũng đã được trao danh hiệu này.
Ngày 7.7.2008, UNESCO công nhận sáu công trình nhà xã hội ở Berlin là di
sản thế giới, trong đó có khu Siemenstadt, nơi Gropius đã góp sức mình với
những công trình nhà ở đậm chất Bauhaus. Năm quần thể nhà xã hội còn lại

dù không được thiết kế bởi các kiến trúc sư xuất thân từ trường Bauhaus
nhưng vẫn có lối kiến trúc ảnh hưởng từ trường phái này. “Góp phần nâng


cao điều kiện ở và sống cho người có thu nhập thấp” và “đã có ảnh hưởng lớn
lao đến sự phát triển nhà ở trên toàn thế giới”, UNESCO đã nhận xét như vậy
đối với hồ sơ công nhận di sản thế giới của sáu công trình nhà xã hội Berlin,
nơi cung cấp đến 150.000 căn hộ cho người lao động.
Gần 80 năm sau ngày trường Bauhaus đóng cửa, những căn nhà trường phái
Bauhaus lại đang được xây dựng trở lại ở Dessau và Weimar. Sức mạnh của
Bauhaus vẫn được duy trì, đó là sức mạnh của một trường phái thiết kế đầy
tính nhân bản, vì cộng động hơn là vì cái tôi của người nghệ sĩ.

Chương 2 Phong cách thiết kế của Walter gropius.
2.1 Các tác phẩm của Walter gropius.
Trước khi thành lập truờng Bauhaus, cùng với kiến trúc sư Adolf Meyer,
Gropius đã có một số tác phẩm gây ấn tượng mạnh ở Châu Âu. Các tác phẩm
của ống như xường giày Fagus đã đưa ra một quan niệm mới về thẩm mỹ
cũng như nguyên tắc sáng tạo kiến trúc. Vật liệu mới như thép, kính được sử
dụng nhiều và cách tạo hình từ bỏ đối xứng, hình khối tổ hợp tự do dựa theo
yêu cầu chức năng, các chi tiết hướng tới khả năng sản xuất hàng loạt đã trở
thành nét đặc trưng trong sáng tác của Walter Gropius


Nghiên cứu của Gropius về thiết kế điển hình hóa, modul hóa
Trong giai đoạn đầu ở trường Bauhaus, Gropius chưa xây dựng nhiều, ông
chủ yếu nghiên cứu về nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội, thiết kế một số nhà ở
nhỏ và phương án dự thi.
Các nghiên cứu về xây dựng nhà ở xã hội của Walter Gropius tập trung chủ
yếu vào khía cạnh tiêu chuẩn hóa, modul hóa cấu kiện, khối để đáp ứng khả

năng xây dựng hàng loạt trong quá trình công nghiệp hóa xây dựng. Sau này
những ý tưởng đó được Gropius ứng dụng vào thực tế xây dựng khu nhà ở
Torten tại Dessau nhưng không thực sự thành công. Việc tiêu chuẩn hóa cao
độ một cách máy móc và sự yếu kém trong chất lượng hạ tầng kỹ thuật đã
khiến khu nhà trở nên đơn điệu và thiếu tiện nghi.


Nhà ở cho giáo sư trường Bauhaus. Thiết kế khoảng những năm 20.

Nhà máy giày Fagus, 1910 – 1911, Alfeld, Đức


- Trường Bauhaus, 1919?1925, Dessau, Đức


- Khu nhà ở Siemenstadt (1929), Berlin, Đức

- Nhà Gropius, 1937, Lincoln, Massachusetts




Khu chung cư Aluminum City Terrace, (1942-1944), New Kensington,
Pennsylvania




Trung tâm Cao học Harvard (1949–1950), Cambridge, Massachusetts




Đại học Baghdad (1957–1960)



Tòa nhà Liên bang John F. Kennedy (1963–1966)



Trường Trung học Attleboro(1948)



Pan Am Building (Metlife Building), (1958–1963), New York, New York,
cùng với Pietro Belluschi và Emery Roth & các con



Interbau Apartment blocks (1957), Hansaviertel Berlin, Đức, với TAC và
Wils Ebert



Trường Trung học Wayland (1961)

2.2 Sự ảnh hưởng của Walter gropius đối với nghành thiết kế đồ họa.
Walter Gropius đã nối nhịp giữa kỹ thuật và nghệ thuật.Trong những năm
đầu tiên của sự định hình, học thuyết Bauhaus dừng lại trong các thể nghiệm
về cân đối giữa thẩm mỹ và công năng. Walter Gropius và các cộng sự gắng

sức kết hợp các ngành mỹ thuật,mỹ nghệ,thủ công nghiệp và công nghiệp vài
những dự án nội thất hay ở việc sáng tạo những sản phẩm,vật dụng phục vụ
xã hội. Mục đích cuối cùng là để tạo ra những sản phẩm bán được, chứ không
phải là những tác phẩm nghệ thuật để trưng bày.


Thông qua việc kết hợp nghệ thuật với công nghệ,nhấn mạnh đến khả năng
sản xuất hàng loạt,trường Bauhaus đã tạo ra cách nhìn mới về thẩm mỹ đối
với kiến trúc và các ngành thiết kế ứng dụng.Phương thức tạo hình trong
sáng ,nhấn mạnh đến vẻ đẹp đơn giản của hình khối,màu sắc,chất liệu,tỷ lệ
chuẩn mực đã trở thành đặc điểm của nghệ thuật ở Bauhaus.
Chủ nghĩa Công năng nhấn mạnh tầm quan trọng về sự hoàn thiện tôt chức
công năng công trình,cho công năng là yếu tố cơ bản nhất của sản phẩm kiến
trúc.Công năng là yếu tố cơ bản chi phối giải pháp tổ chức không gian,hình
thức của một công trình kiến trúc.

Những đóng góp về lý luận sáng tạo và phương pháp giáo dục của trường
Bauhaus và kiến trúc sư Walter Gropius


Về lý luận, Walter Gropius và các công sự gắng sức kết hợp các ngành mỹ
thuật, mỹ nghệ, thủ công nghiệp và công nghiệp vào việc sáng tạo ra những
sản phẩm phục vụ xã hội.
Bằng chủ trương nâng nghệ thuật thủ công lên một tầm cao mới, Bauhaus
kiên trì xóa nhòa ranh giới giữa mỹ thuật kinh viện (Beaux-Arts) và nghệ
thuật ứng dụng. Điều này the hiện rõ trong phương pháp dào tạo của trường,
phuơng pháp dạy học theo hình thức "lớp học - xưởng thực hành". Toàn
trường có 8 xưởng chia theo những ngành nghệ thuật ứng dụng hoặc công
nghệ: Chế tác đồ gỗ nội thất, chế tác kim loại, in ấn - quảng cáo, nhiếp ảnh,
trình diễn, tranh tường, gốm và dệt, mỗi xưởng do một nghệ sỹ lớn cùng với

một nghệ nhân xuất sắc trong lĩnh vực đó đứng đầu.


Thông qua việc kết hợp nghê thuật với cồng nghệ, nhấn mạnh đến khả năng
sản xuất hàng loạt, trường Bauhaus đã tạo ra một cách nhìn mới về thẩm mỹ
đối với kiến trúc và các ngành thiết kế ứng dụng. Phương thức tạo hình trong
sáng, nhấn mạnh đến vẻ đẹp đơn giản của hình khối, màu sắc, chất liệu, tỷ lệ
chuẩn mực đã trở thành đặc điểm của các sản phẩm xuất phát từ Bauhaus.
Đặc biệt, dùng vật liệu công nghiệp mới và kết hợp, vận dụng chúng một cách
tân kỳ là điểm tiến bộ nhất trong phương pháp sáng tạo kiến trúc và tạo tác
đồ nội thất của thày trò trường Bauhaus. Tại đây, lần đầu tiên trên Ihế giới,
xuất hiện những bộ bàn ghế bằng ống thép không gỉ với mặt ghế câng bàng
vải cũng như xuất hiện những thử nghiệm đầu tiên về nhà ở xây dựng bằng
cấu kiện bê tông đúc sẵn (điều mà Mies Van Der Rohe dựng tại khu ở
Weisenhof).
Walter Gropius rất quan tâm đến tiêu chuẩn hoá, cồng nghiệp hoá trong kiến
trúc và coi trọng giá trị công năng của cồng trình xây dựng. Ông cùng các
đổng nghiệp trong trường Bauhaus đã đưa ra những quan điểm về kiến trúc
công năng rất mới mẻ so với đương thời và áp dụng chúng vào trong đào tạo
và thực nghiệm trên các công trinh thực tế. Trong lý luận của trường
Bauhaus nổi bật lên 4 điểm chủ đạo:
Công năng là thuộc tính chủ yếu của kiến trúc.
Nội dung phức tạp của kiến trúc phải được giải quyết trên cơ sở tổng hợp
công năng, kỹ thuật, nghệ thuật.Coi trọng điều tra nghiên cứu và phân tích kỹ
thuật.Gắn liền kiến trúc nhà ở với những vấn đề xã hội.
Đặc biệt nhằm theo đuổi công nghiệp hóa xây dựng, đề cao tính hợp lý của
công năng và cơ sở xác định các kích thước công trình, học phái Bauhaus
nhấn mạnh đến sự tìm tòi ở các mặt:
Nghiên cứu mối liên hệ giữa sinh lý, vật lý và kiến trúc trên các điều kiện vệ
sinh, kích thước con người để quyết định, quy định thống nhất về sử dụng

không gian, xác định khoảng cách nhà phân tích sự chiếu sáng, thông gió...
Tiến hành Modul hóa cấu kiện, cơ giới hóa thi công và thông dụng hóa các
thiết bị bên trong (chẳng hạn như Marcel Breuer đã nghiên cứu về các bộ đồ
gỗ trong gia đình, văn phòng mang tính hệ thống, các kiểu bếp lắp ghép
khối...).


Tuy vậy trong lý luận của học phái Bauhaus việc nhấn mạnh vai trò của kỹ
thuật trong nghệ thuật kiến trúc một cách quá đáng cũng như giáo điều
trong áp dụng các nguyên tắc như xác định kích thước một cách máy móc,
giảm nhẹ kết cấu đổ theo đuổi hiệu quả kinh tế một cách phiến diện... khiến
nhiều công trình có không gian quá chật hẹp hoặc khó xây dựng nên đã đem
đến hậu quả khác hẩn với mục tiêu ban đầu.

KẾT LUẬN
Walter Gropius là bậc thầy đầu tiên lập ra trường đại học Bauhaus , cũng
được coi như là người sáng ra trường phái nghệ thuật ấn tượng . Walter
Gropius nhận ra những khuôn vàng thước ngọc của kiến trúc thời trước
không còn phù hợp nữa. Ông trút bỏ những hoạ tiết rườm rà khỏi các bản
thiết kế, rồi chối từ hẳn những định ước xưa cũ vốn kiểu cách và đồng bóng.
Và Gropius tìm lập một chốn nuôi dưỡng sự sáng tạo của các hoạ sĩ, các nhà
thiết kế, và các kiến trúc sư, sự truyền đạt ý thức tâm linh, thì Mondrian thấy
hệ thống lưới bất đối xứng như là một phép ẩn dụ cho sự cân bằng của các
lực lượng đối lập.Đóng góp của Walter Gropius cho thời đại là vô cùng to lớn,
ông đã phá vỡ rào cản, định nghĩa khô khan của các chữ số, chữ cái, các con
dấu, đem cho chúng những ngôn ngữ tình cảm mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO





Droste, Magdalena Bauhaus, 1919–1933. Berlin: Taschen, 2002.
Naylor, Gillian The Bauhaus Reassessed. New York: Dutton, 1985.
Wilk, Christopher, ed. Modernism: Designing a New World, 1914–1939.
Exhibition catalogue.. London: V&A Publications, 2006.



×