Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

đánh giá phẫu diện đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.03 MB, 10 trang )

-1-

DỮ LIỆU VỀ ĐẤT:
- Hình thái phẫu diện
Màu sắc tầng đất
Độ dày tầng đất
Độ sâu xuất hiện tầng đất
Các đặc điểm khác
- Tính chất đất
Tính chất lý học
Tính chất hóa học
Tính chất khác

TÀI LIỆU ÁP DỤNG:
- Chú dẫn bản đồ đất Thế giới
FAO-UNESCO.1988, 1990, 2006
- Hướng dẫn phân chia đơn vị đất
phụ FAO.1991
- Hướng dẫn mô tả phẫu diện
FAO.1990, 2006
- Trình tự phân tích đất ISRIC.
1986, 1987, 1995
- Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất
thế giới WRB. 1998, 2006

TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN:
- Tầng chẩn đoán
- Đặc tính chẩn đoán
- Vật liệu chẩn đoán
- Tướng


PHÂN LOẠI ĐẤT

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Nhóm đất chính

Đơn vị đất

Đơn vị đất phụ

Hình 2.1. Phương pháp phân loại đất theo FAO-UNESCO-WRB
Nguồn: Hồ Quang Đức (2000) [2]


-2-

Nghiên cứu, bổ sung, thu thập, xây dựng
nguồn tài liệu cơ bản

Hiện trạng sử dụng đất
Đánh giá sơ bộ hiệu quả SDĐ

Cơ sở dữ liệu tài nguyên đất

Xác định các loại hình
sử dụng đất nông nghiệp

GIS
Yêu cầu sử dụng đất

Bản đồ đơn vị đất đai với đầy đủ
các tính chất:
- Đất (loại đất, độ dốc, tầng dày…)
- Khí hậu (mưa, nhiệt độ…)
- Tưới tiêu…

Cây quyết định cho từng loại
hình sử dụng đất nông nghiệp

Hiệu quả KT-XH-MT của loại
hình sử dụng đất nông nghiệp

ALES

Phân hạng mức độ thích
hợp của đất đai với từng
loại sử dụng đất nông
nghiệp

GIS
Đề xuất sử dụng đất
nông nghiệp
Thống kê số liệu, lập báo cáo
kết quả đánh giá đất đai

Hình 2.2. Tiến trình đánh giá đất đai theo FAO kết hợp ứng dụng GIS và ALES
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009) [1]



PHẪU DIỆN TN 04
Thông tin chung
Thời gian lấy mẫu: 24/10/2007
Người điều tra: Dương Thành Nam
Toạ độ địa lý: 21037’6,85” N 1050 43’9,05” E
Địa điểm: Thôn Bắc Máng xã Cù Vân Đại Từ, TN
Độ cao: 45 m

Hiện trạng sử dụng đất: Rừng trồng
Độ dốc: 15 - 180
Mẫu chất (đá mẹ): Phiến thạch sét
Tên đất: Đất xám feralit
(Ferralic Acrisols – ACf)

Mô tả phẫu diện
0 - 20 cm: Thịt pha sét và limon, khô, màu vàng
đỏ nhạt (5YR 6/4 khi ẩm) cấu trúc cục nhỏ không
rõ góc cạnh, khối lăng trụ, dính dẻo khi ướt, rắn
cứng khi khô, ít chặt, xốp, có nhiều rễ cây, ít sỏi
sạn (khoảng 5%), chuyển lớp từ từ về màu sắc;
20 - 65 cm: Thịt pha sét và limon, hơi khô, màu
vàng đỏ (5YR 5/6 khi ẩm) cấu trúc cục vừa, rõ
góc cạnh, dính dẻo khi ướt, rắn cứng khi khô,
không chặt, hơi xốp, có ít rễ cây, có lẫn ít sỏi sạn
(khoảng < 5%) và chuyển lớp rõ về màu sắc;
65 - 80 cm: Sét, ẩm, màu đỏ vàng (5YR 5/8 khi
ẩm) cấu trúc cục thô, tảng rõ góc cạnh, dính dẻo
khi ướt, rắn cứng khi khô, hơi dính dẻo, có nhiều

mảnh đá mẹ đang phong hoá (khoảng >20%).

Cảnh quan phẫu diện TN 04

Bảng 3.4. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 04


PHẪU DIỆN TN 13

Thông tin chung
Thời gian lấy mẫu: 26/10/2007
Người điều tra: Dương Thành Nam
Toạ độ địa lý: 21035’5,58”N 105056’6,33”E
Địa điểm: Tổ 4 TT Trại Cau-Đồng Hỷ-TN
Độ cao: 55 m

Hiện trạng sử dụng đất: Đồi vải > 10 năm
Độ dốc: 8 - 150
Mẫu chất (đá mẹ): Sa thạch tím
Tên đất: Đất xám feralit
(Ferralic Acrisols-ACf)

Mô tả phẫu diện
0 - 23 cm: Thịt pha cát, khô, màu xám nhạt (7,5YR 4/2 khi
ẩm), cấu trúc hạt rời rạc, không chặt, lẫn nhiều rễ cây, sỏi
sạn nhỏ (khoảng < 5%) và chuyển lớp từ từ về màu sắc;
23 - 35 cm: Thịt pha cát và sét, hơi ẩm, màu xám vàng
(7,5YR 3/2 khi ẩm), cấu trúc cục nhỏ, bở rời khi ẩm, lẫn ít
rễ cây, có đá lẫn (> 10%) và chuyển lớp rõ về màu sắc;
35 - 80 cm: Thịt pha cát và sét, ẩm, màu vàng đỏ nhạt

(7,5YR 4/6 khi ẩm), cấu trúc cục nhỏ không rõ góc cạnh,
bở rời khi ẩm, ít chặt, lẫn ít rễ cây, có đá vụn (< 5%) và
chuyển lớp rõ về màu sắc;
80 - 110 cm: Thịt mịn, ẩm, màu vàng đỏ (7,5YR 5/6 khi
ẩm), cấu trúc cục nhỏ, không chặt, khá xốp, lẫn ít rễ cây và
có đá vụn (> 10%).
Cảnh quan phẫu diện TN 13

Bảng 3.5. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 13


PHẪU DIỆN TN 50

Thông tin chung
Thời gian lấy mẫu: 21/10/2007
Người điều tra: Dương Thành Nam
Toạ độ địa lý: 21032’4,18”N 105051’5,27”E
Địa điểm: Xã Tân Kim, huyện Phú Bình
Độ cao: 32 m

Hiện trạng sử dụng đất: Rừng bạch đàn
Độ dốc: 100
Mẫu chất (đá mẹ): Sa thạch tím
Tên đất: Đất xám kết von, tầng đá sâu
Endolithi Ferric Acrisols

Mô tả phẫu diện
0 - 17 cm: Màu xám vàng (5YR 5/3), thịt pha
sét, ẩm, cấu trúc cục tảng, không chặt, lẫn nhiều
rễ cây, chuyển lớp từ từ về màu sắc.

18 - 40 cm: Màu vàng đỏ (5YR 6/4), thịt pha
sét, hơi ẩm, cấu trúc cục tảng, ít chặt, lẫn rễ cây
và ít đá vụn, chuyển lớp từ từ về màu sắc.
41 - 60 cm: Màu đỏ vàng (5YR 5/6), thịt pha
sét, ẩm, cấu trúc cục tảng, khá chặt, lẫn ít đá mẹ
đang phong hóa.
> 60 cm: Kết von dày đặc.
Cảnh quan phẫu diện

Bảng 3.6. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 50

PHẪU DIỆN TN 15


Thông tin chung
Thời gian lấy mẫu: 29/10/2007
Người điều tra: Dương Thành Nam
Toạ độ địa lý: 21040’7,23”N 106007’2,14”E
Địa điểm: Bắc Phong Xã Dân Tiến-Võ Nhai-TN
Độ cao: 92 m

Hiện trạng sử dụng đất: Lúa nương 2 vụ+màu
Độ dốc: 3 - 80
Mẫu chất (đá mẹ): Đá vôi
Tên đất: Đất đen trung tính ít chua
(Eutric Luvisols - LVe)

Mô tả phẫu diện
0 - 12 cm: Sét pha limon, khô, màu đen xám
(7,5Y 5/1 khi ẩm), cấu trúc cục, rõ góc cạnh, rất

chặt, lẫn nhiều rễ cây, đá vụn (> 10%) và
chuyển lớp rõ về màu sắc;
12 - 25 cm: Sét, hơi ẩm, màu đen xám (7,5Y
3/1 khi ẩm), cấu trúc thô, rõ góc cạnh, rất chặt,
lẫn nhiều đá vụn (>30%) và chuyển lớp từ từ về
màu sắc;
25 - 45 cm: Sét, hơi ẩm, màu xám đen (7,5Y
6/1 khi ẩm), cấu trúc tảng thô, rõ góc cạnh, rất
chặt và có nhiều đá vụn chưa phong hoá kích
thước 20-30cm chiếm khoảng > 50% thể tích.
Cảnh quan phẫu diện TN 15

Bảng 3.7. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 15


PHẪU DIỆN TN 03

Thông tin chung
Thời gian lấy mẫu: 22/10/2007
Hiện trạng sử dụng đất: rừng trồng
Người điều tra: Dương Thành Nam
Độ dốc: 10 - 150
Toạ độ địa lý: 21º41’2,45”N 105035’6,53”E
Mẫu chất (đá mẹ): Gabrô
Địa điểm: Thôn Tân lập-Phú lạc-Đại Từ-TN
Tên đất: Đất nâu đỏ đá sâu
Độ cao: 87 m
Endolithi Rhodic Ferralsols - FRr.l2
Mô tả phẫu diện
0 - 30 cm: Sét mịn, có màu nâu thẩm (5YR

5/4 khi ẩm), cấu trúc cục thô, tảng rõ góc
cạnh, hơi chặt, nhiều rễ cây, có ít đá lẫn
(<5%) và chuyển lớp từ từ về màu sắc;
30 - 80 cm: Sét, ẩm, có màu nâu đỏ (5YR 4/6
khi ẩm), cấu trúc cục lớn, tảng rõ góc cạnh, ít
chặt, ít rễ cây, có ít đá lẫn đang phong hoá
(<5%) và chuyển lớp từ từ về màu sắc;
80 - 110 cm: Sét, ẩm, có màu nâu đỏ (5YR
5/8 khi ẩm), cấu trúc cục thô, rõ góc cạnh, ít
chặt, hơi dính, ít rễ cây và có ít đá lẫn chưa
phong hoá (<5%).
Cảnh quan phẫu diện TN 03

Bảng 3.8. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 03

PHẪU DIỆN TN 17


Thông tin chung
Thời gian lấy mẫu: 30/10/2007
Hiện trạng sử dụng đất: Lúa 2 vụ
Người điều tra: Dương Thành Nam
Độ dốc: Ruộng bậc thang
0
0
Toạ độ địa lý: 21 36’2,14”N 105 56’1,81”E
Mẫu chất (đá mẹ): Sa phiến thạch
Địa điểm: Thôn Bờ suối Xã Nam Hoà-Đồng Hỷ Tên đất: Đất nhân tác chua, tâng đá sâu
Độ cao: 45 m
Endolithi Dystric Anthrosols - ATd-l2

Mô tả phẫu diện
0 - 17 cm: Thịt pha cát thô, ẩm, màu xám nâu (10YR
4/3 khi ẩm), cấu trúc cục nhỏ không rõ góc cạnh, bở rời
khi ẩm, ít chặt, khá xốp, có nhiều rễ lúa, ít kết von sắt
và chuyển lớp từ từ về màu sắc;
17 - 35 cm: Thịt, ẩm, màu xám vàng (10YR 6/3 khi ẩm)
cấu trúc cục nhỏ không rõ góc cạnh, ít chặt, có nhiều
vệt rỉ sắt non, glây yếu và chuyển lớp từ từ về màu sắc;
35 - 60 cm: Thịt, ướt, xám vàng đỏ loang lổ, cấu trúc
cục nhỏ, ít chặt, dính dẽo, có các vệt rỉ sắt màu đỏ thẩm,
glây yếu đến trung bình và chuyển lớp rõ về màu sắc;
60 - 110 cm: Thịt mịn, ướt, màu đỏ vàng loang lổ, cấu
trúc cục vừa, glây trung bình, có kết von sắt màu nâu đỏ
(>20%) và xuất hiện mạch nước ngầm.
Cảnh quan phẫu diện TN 17

Bảng 3.9. Một số tính chất lý, hoá học đất của phẫu diện TN 17


Hình 3.6. Sơ đồ đất vùng gò đồi Thái Nguyên theo phân loại định lượng FAO-UNESCO-WRB


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp,
Phân hạng đánh giá đất đai, Tập 2, NXB KHKT, Hà Nội.
Hồ Quang Đức (2000), Nghiên cứu ứng dụng hệ thống phân loại đất của FAOUNESCO để xác định ferralsols miền Bắc Việt Nam trong nhóm đất đỏ vàng (Feralít),
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, chuyên ngành Thổ nhưỡng học, Viện Khoa học và Kỹ

thuật Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×