Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Phân loại đất Chương 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.75 KB, 21 trang )

Chương XV
PHÂN LOẠI ĐẤT
1. Khái niệm, mục đích và yêu cầu của phân loại đất
Theo tổng hợp của Tôn Thất Chiểu và cộng sự (1998), phân loại đất là một nội dung
quan trọng của ngành khoa học đất. Trước khi ngành khoa học đất phát triển, con người
cũng đã biết phân loại đất tuy rằng hết sức sơ sài. Cha ông ta đã biết dựa trên màu sắc,
địa hình, mức độ dễ hay khó làm đất, đất nặng hay nhẹ... để gọi tên đất khác. Sự phân
loại như vậy của cha ông hoàn toàn có cơ sở mặc dầu chỉ phản ánh một mặt nhất định.
Ngày nay khi khoa học về thổ nhưỡng đã phát triển, các nhà khoa học có đầy đủ điều
kiện để phân loại đất một cách chính xác và toàn diện.
Vậy phân loại đất (Soil classification) là gì? Hiểu đơn giản phân loại đất là phân
chia đất ra các loại khác nhau.
Khoa học đất đã xác định, mỗi loại đất được hình thành trong điều kiện tự nhiên nhất
định bao gồm sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình... và có những tính chất khác nhau rõ rệt.
Nói cách khác, các loại đất khác nhau bởi quá trình hình thành và tính chất khác nhau. Tính
chất đất có liên quan mật thiết tới sự tồn tại và phát triển của cây trồng và các loài sinh vật
nói chung.
Mỗi cây trồng cũng như mỗi sinh vật khác sống trong đất đòi điều kiện đất khác
nhau. Ví dụ phần lớn cây trồng phát triển tốt trong môi trường phản ứng đất trung tính
nhưng cây chè lại yêu cầu đất chua mới cho năng suất và chất lượng cao hay cây cói chỉ
phát triển ở đất mặn mới đảm bảo yêu cầu chất lượng. Mỗi loại đất có độ phì nhiêu nhất
định, nghĩa là sự đáp ứng nhu cầu cây trồng về điều kiện sống của đất ở mỗi loại đất được
đánh giá rất khác nhau.
Vì vậy, mục đích chính của phân loại đất là để sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả
nhất trong sản suất nông-lâm-ngư nghiệp. Ðồng thời phân loại đất là cơ sở để áp dụng
những biện pháp cải tạo nâng cao độ màu mỡ của đất. Ngoài ra, trên cơ sở phân loại đất
ta tiến hành đánh giá và quy hoạch phân bổ sử dụng đất phục vụ công tác quản lý Nhà
nước về đất đai.
Ðể đáp ứng được các mục đích trên, Khoa học đất cần xác định được các cơ sở khoa
học làm căn cứ đúng đắn cho việc phân loại đất. Việc xác định tên đất một cách có hệ
thống và đảm bảo tính khoa học, chính xác nhưng dễ hiểu, dễ sử dụng, phù hợp với tập


quán của từng địa phương, từng cấp quản lý.
Trong ngót một trăm năm qua, khoa học đất phát triển rất nhanh chóng và rất đa
dạng. Trong đó phân loại đất có thêm nhiều phương pháp còn được gọi là trường phái
phân loại.
2. Vài nét về sự phát triển của phân loại đất trên thế giới
Tôn Thất Chiểu và cộng sự (1998) đã tạm chia lịch sử công tác nghiên cứu phân loại
đất trên thế giới ra 3 thời kỳ như sau:
• Trước Docuchaev (giữa thế kỷ XIX về trước)



Từ Docuchaev đến giữa thế kỷ XX
Từ giữa thế kỷ XX đến nay.


2.1. Trước Docuchaev
Nói chung, từ giữa thế kỷ XIX về trước, con người sử dụng đất đã biết phân loại một cách sơ
sài. Tuy nhiên ở các nước phát triển như Nga, Mỹ và các nước Tây Âu, một số nhà khoa học đã
có những bổ sung lý luận uyên bác cho nền khoa học với những công trình đáng chú ý. Ở Nga có
M. Afonin, M. Komov (tính chất đất và phân loại), ở Mỹ có E. Ruffin,
W. Hilgard (phân
loại và bản đồ), ở Tây Âu có A. Thaer (phân loại theo thành phần cơ giới)...
2.2. Từ Docuchaev đến giữa thế kỷ XX
V.V. Docuchaev (1846-1903) là người có cống hiến lớn lao cho nhân loại trong lĩnh vực
phân loại đất. Ông đã tổng kết được các lý luận về sự hình thành đất và nâng lên thành học thuyết
có giá trị bất hủ. Theo đó đất được hình thành dưới tác động đồng thời của 5 yếu tố tự nhiên, gồm
sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình và thời gian. Học thuyết của V.V. Docuchaev trở thành cơ sở để
phân loại đất. Vì thế ta gọi phân loại trên quan điểm học thuyết hình thành đất của Docuchaev là
phân loại đất phát sinh. Sau Docuchaev hàng loạt các nhà bác học Nga như K. Glinka, A.A
Zacharov, K. Gedroiz, Gierasimov và rất nhiều người khác đã nâng cao và chi tiết hoá các nội

dung phân loại phát sinh, thành lập bản đồ đất của nước Nga, của Liên Xô theo phát sinh.
Cùng thời kỳ, ở Mỹ có G. N. Coffey và đặc biệt C. F. Marbut (1920) là một trong những
người khởi xướng khái niệm mới. Theo đó đất là một thực thể riêng biệt. Cũng như con người,
người này khác người kia, mỗi đất có đặc tính khác biệt với đất khác. Tuy nhiên các đất có thể
chung nhau một hay nhiều đặc tính mà theo một chuẩn mực nhất định ta có thể nhóm lại thành
từng nhóm với nhau. Tiếp tục tổ hợp các nhóm ở mức tiêu chuẩn cao hơn. Bằng cách đó ta có
phân loại theo hình kim tự tháp đối với đất. Các nhà khoa học như
M. Balwin, C.
Kellogg, Smith... đã kế tục và phát triển thành phương pháp phân loại riêng cho nước Mỹ được
gọi là Soil Taxonomy.
Ở Tây Âu có nhiều nhà nghiên cứu đã tế tục và phát triển học thuyết của
V.V. Docuchaev, ví dụ Fally (1857, Knop (1871), Kubiena (1953)... Các nhà khoa học này đã cố
gắng kết hợp những kiến thức nông học và địa chất trong nghiên cứu phân loại đất.
Như vậy cho đến giữa thế kỷ XX trên thế giới đã tồn tại 3 khuynh hướng phân loại đất:
Phân loại đất phát sinh, phân loại đất Tây Âu (kết hợp nông học và địa chất) và phân loại đất của
Mỹ (kinh nghiệm sử dụng, tính chất và năng suất cây trồng).

2.3. Từ giữa thế kỷ XX đến nay
Nền khoa học đất Xô Viết vẫn tiếp tục đi lên mạnh mẽ. Tuy nhiên vào những năm
60-70 của thế kỷ XX một loạt cơ sở nghên cứu đất trên thế giới được hình thành và đã
đóng vai trò rất lớn trong sự phát triển của khoa học đất nói chung, phân loại đất nói
riêng.
Trước hết Trung tâm Soil Taxonomy do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) chủ trì bằng
sự tài trợ lớn đã xây dựng một hệ thống phân loại đất với các thuật ngữ riêng hoàn chỉnh,
có tên gọi là Soil Taxonomy (1975). Hệ thống này được xem là hệ thống phân loại định
lượng, tiên tiến.
Trung tâm FAO-UNESCO. FAO là cơ quan thực hiện, UNESCO là cơ quan tài trợ.
Các nhà khoa học đất hàng đầu trên thế giới cùng nhau nghiên cứu phân loại và xây dựng
bản đồ đất thế giới (bản đồ đất thế giới tỷ lệ 1/5.000.000 xuất bản 1961 nhưng thuyết
minh chú giải 1975 và hướng dẫn 1988). Cơ bản nguyên tắc phân loại của FAOUNESCO cũng tương tự như của Soil Taxonomy nhưng hệ thống phân vị có đơn giản

hơn và một số danh pháp vẫn giữ nguyên theo các nước có loại đất đó đã được nghiên
cứu nhiều, ví dụ đất potzon hay đất chernozem của nước Nga; đất renzin của Balan... Hệ
thống phân loại này được gọi là hệ thống phân loại FAO-UNESCO.
Từ năm1988 đến nay Liên hiệp quốc cũng như Hội Khoa học đất thế giới đã liên
tục có những nghiên cứu bổ sung cho hệ thống phân loại FAO-UNESCO. Ðáng chú ý


nhất là hai tài liệu: Cơ sở tham chiếu phân loại đất thế giới (IRB) và Cơ sở tham chiếu tài
nguyên đất thế giới (WRB). Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế giới (WRB) cung cấp
chiều sâu khoa học và cơ sở khoá giải sửa đổi năm 1988. Vì thế phương pháp phân loại
đất FAO-UNESCO hiện nay được gọi là phân loại FAO-UNESCO-WRB.
3. Phân loại đất theo phát sinh
3.1. Cơ sở của phương pháp
Phân loại đất theo phát sinh còn được gọi là trường phái phân loại phát sinh. Cơ sở
khoa học của phương pháp là học thuyết phát sinh đất. Học thuyết do nhà bác học Nga
V.V. Docuchaev (1846-1903) đưa ra năm 1883 trong công trình "Ðất chernozem ở Nga".
Trong đó Nhà bác học cho rằng, "Ðất là một vật thể có lịch sử tự nhiên hoàn toàn độc
lập; nó là sản phẩm hoạt động tổng hợp của: (1) mẫu chất và đá mẹ, (2) khí hậu, (3) thực
vật và động vật, (4) địa hình và (5) tuổi khu vực. Học thuyết hình thành đất của
Docuchaev được các nhà khoa học Nga và thế giới tiếp thu và hoàn thiện đồng thời bổ
sung thêm một yếu tố (6) là tác động của con người trong quá trình hình thành đất trồng
trọt. Sự tác động tổng hợp của những yếu tố đó sẽ quyết định quá trình hình thành đất
chính. Các vùng địa lý tự nhiên khác nhau, yếu tố hình thành đất không giống nhau sẽ
diễn ra các quá trình hình thành đất khác nhau. Kết quả hoạt động của các quá trình hình
thành đất được biểu hiện rõ trong cấu tạo phẫu diện đất. Mỗi tầng đất trong phẫu diện là
sản phẩm đặc trưng của một hay nhiều quá trình phát sinh nào đấy nên được gọi là "tầng
phát sinh". V.V. Docuchaev cũng là người đầu tiên đưa ra nguyên tắc phân chia phẫu
diện đất thành các tầng và đề nghị dùng các chữ cái viết hoa A, B, C, D để ký hiệu cho
các tầng.
3.2. Nội dung phương pháp

a. Nghiên cứu các yếu tố hình thành đất
Nội dung này bao gồm thu thập và nghiên cứu các tư liệu có liên quan tới các yếu tố
tự nhiên như học thuyết hình thành đất đã nêu.
b. Nghiên cứu xác định các quá trình hình thành đất.
Từ những kết quả nghiên cứu các yếu tố hình thành đất kết hợp với nghiên cứu
phẫu diện đất ngoài thực địa, với kết quả phân tích đất trong phòng thí nghiệm sẽ biết
được quá trình hình thành đất. Cần lưu ý, các quy trình nghiên cứu ngoài thực địa cũng
như trong phòng thí nghiệm phải được tuân thủ nghiêm ngặt, nếu không sẽ cho ta kết quả
không chính xác dẫn đến phân loại sai. Cũng nên biết rằng một số chỉ tiêu không được
định lượng chặt chẽ nên phương pháp này được xem là phương pháp bán định lượng.
c. Nghiên cứu xây dựng bảng phân loại đất
Ðất trong lãnh thổ nghiên cứu cần phải được chia ra các loại theo một hệ thống
phân cấp từ cao xuống thấp nhất. Hệ thống phân cấp như vậy trong Thổ nhưỡng học được
gọi là hệ thống phân vị. Hệ thống phân vị ở Liên xô (cũ) áp dụng gồm 8 cấp như sau:
Lớp (Clas) → Lớp phụ (Podclas) → Loại (Tip) → Loại phụ (Podtip) → Thuộc
(Rod) → Chủng (Vid) → Biến chủng (Raznơvid) → Bậc (Razriad).


Theo V.A. Kovda (1973), ở nước Nga và Liên xô (cũ) tồn tại 3 hướng phân loại.
Thứ nhất "địa lý - phát sinh" hay "yếu tố - phát sinh" mà đại diện là V.V. Docuchaev và
N.M. Sybisev (trên cơ sở yếu tố hình thành đất tổng hợp và địa lý cảnh quan) áp dụng
cho cấp phân vị cao nhất (lớp và lớp phụ). Hướng phân loại kế tiếp đó là "Phẫu diện- phát
sinh" đứng đầu là P.S. Kosovitz (1914), K.G. Glinka (1925), K. K. Gedroiz (1925)...;
trên cơ sở các quá trình hình thành đất, 10 loại (Tip) đất đã được phân chia và hướng thứ
3 "Phát sinh- tiến hoá" ("Phát sinh- lịch sử") do V.R. Volobujev (1964) và M.A.
Glazovxka (1960)... đề xướng; các nhà khoa học này đã đi sâu nghiên cứu trong phạm vi
của 2 hướng trước đó. Ví dụ, nghiên cứu phản ứng đất hay nghiên cứu địa hoá phục vụ
phân chia đất ở các cấp khác nhau.
Tuy nhiên, một trong những mục đích của các hướng khác nhau là để tìm ra một cấp
phân vị cơ bản nhất với những tiêu chuẩn (criterions) rõ ràng. Cuối cùng các nhà khoa

học thống nhất lấy "loại" làm cấp cơ sở.
• Loại (Tip): Các đất được tách ra từ một lớp phụ, bao gồm một nhóm các loại phụ đất
được hình thành và tiến hoá trong cùng điều kiện sinh vật, khí hậu, thuỷ văn và đặc
trưng bằng những biểu hiện của quá trình hình thành đất rõ ràng. Những đặc điểm
chung của các đất trong một loại đất là:
- Cùng phương thức thu nhận chất hữu cơ và nhiệt, cùng đặc điểm phân giải chất hữu
cơ.
- Cùng quá trình phong hoá đá, khoáng vật nguyên sinh, cùng kiểu hình thành
khoáng vật thứ sinh và phức chất hữu cơ- vô cơ.
- Cùng chế độ nước trong đất.
- Cùng một cách di chuyển vật chất trong đất.
- Cùng hướng sử dụng, cùng áp dụng những biện pháp để duy trì và nâng cao độ màu
mỡ của đất.
Thuật ngữ "loại" ở đây cũng quan trọng và tương đương với thuật ngữ "loài" trong
phân loại thực vật.
• Loại phụ (podtip): Các đất được phân ra trong phạm vi loại đất. Các loại phụ đất khác
nhau bởi mức độ phát triển của quá trình hình thành đất. Loại phụ chỉ giai đoạn phát
triển khác nhau về chất lượng đất.
• Thuộc (hay Họ)- (Rod): Các đất được tách ra trong một loại phụ trên cơ sở chúng
khác nhau về đá mẹ hay mẫu chất.
• Chủng (Vid): Các đất được phân ra trong một thuộc, chúng khác nhau do thành phần
cơ giới không giống nhau.
• Biến chủng (Raznơvid): Các đất được tách ra trong phạm vi một chủng
• Bậc (Razriad): Các đất được tách ra trong phạm vi một biến chủng
d. Cách đặt tên đất
Phân loại đất theo phát sinh giải thích sự hình thành, chiều hướng biến đổi và phát
triển, tính chất của các loại đất. Việc đặt tên đất gắn liền với yếu tố và quá trình hình
thành đất nên tương đối dễ dàng, dễ tiếp thu và đặc biệt, ít gặp khó khăn trong việc đề
xuất các phương hướng cải tạo đất.



Tuy nhiên, tồn tại lớn nhất của phân loại theo phát sinh là chưa thể hiện đầy đủ các
tính chất hiện tại của đất. Nhiều vùng đất rộng lớn dưới tác động của con người như bố trí
hệ thống cây trồng nông lâm nghiệp, bón phân cho cây trồng, xây dựng hệ thống thuỷ lợi,
phá rừng lấy đất canh tác... Các tính chất đất không còn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố
tự nhiên ban đầu mà phụ thuộc yếu tố nội tại, yếu tố địa phương do tác động sâu sắc của
con người.
4. Phân loại đất của Mỹ
Tương tự như các hệ thống trước đó, hệ thống phân loại đất toàn diện được gọi là
"Soil Taxonomy", quy định phân nhóm theo bậc các đất tự nhiên. Có 2 đặc trưng làm nên
tính "duy nhất" (unique) của Soil Taxonomy (Nyle C.Brady; Ray R. Well, 2002). Thứ
nhất, hệ thống dựa trên tính chất đất có thể đo đếm hay quan sát được. Ðiều này làm giảm
tính thuyết phục cuộc tranh luận về phân loại đất do các nhà khoa học theo học thuyết cơ
chế hình thành đất đưa ra.
Tính "duy nhất" thứ 2 của Soil Taxonomy là các danh pháp (nomenclature) được
sử dụng cần làm rõ nghĩa đối với đặc tính chủ yếu của đất được nói đến. Những danh
pháp này thực sự là ngôn ngữ Quốc tế, không phải tiếng của nước nào. Nghiên cứu để
đưa ra danh pháp sau khi đã đối chiếu những vấn đề cốt lõi của tiêu chuẩn chính (major
criteria) đối với hệ thống các tính chất đất.
4.1. Cơ sở của phương pháp
Soil Taxonomy dựa trên cơ sở những tính chất đất hiện có. Ðiều đó không có
nghĩa bỏ qua các quá trình phát sinh đất. Thực tế, một trong các mục đích của hệ thống là
phân chia các nhóm đất tương tự như trong phát sinh. Dù sao, tiêu chuẩn cụ thể được sử
dụng cho một vùng đất trong những nhóm này là tính chất đất có thể quan sát được.
Hầu hết các tính chất vật lý, hoá học và sinh học đều được sử dụng làm tiêu chuẩn
cho Soil Taxonomy. Ví dụ, trạng thái nhiệt và ẩm độ quanh năm, màu sắc, thành phần cơ
giới, kết cấu của đất. Các tính chất hoá học, khoáng vật học, như hàm lượng chất hữu cơ,
sét, oxit sắt, oxit nhôm, sét silicat, limon, pH, % độ bão hoà bazơ, độ sâu đất cũng là
những tiêu chuẩn quan trọng để phân loại. Trong khi nhiều tính chất có thể quan sát ở
ngoài đồng thì rất nhiều tính chất khác yêu cầu chính xác phải dùng kỹ thuật tinh xảo

trong phòng thí nghiệm phân tích mẫu đất. Sự chính xác này làm tăng tính khách quan
của hệ thống nhưng một số trường hợp đòi hỏi kinh phí rất lớn và kéo dài thời gian. Các
chỉ tiêu chính xác cũng được dùng để xác định các tầng chẩn đoán (diagnostic soil
horizons).
4.2. Nội dung của phương pháp
a. Nghiên cứu các yếu tố hình thành đất
Nội dung này bao gồm thu thập và nghiên cứu các tư liệu có liên quan tới các yếu tố
tự nhiên như học thuyết hình thành đất đã nêu. Trong đó, đặc biệt cần chú ý tới các yếu tố
địa lý, yếu tố khí hậu như: kinh độ, vĩ độ, đới khí hậu... Vì đây là những cơ sở để phân
chia đất ở cấp phân vị cao nhất.
b. Xác định tầng chẩn đoán
Trong phân loại của Soil Taxonomy có 2 nhóm tầng chẩn đoán: các tầng chẩn
đoán bề mặt và các tầng chẩn đoán phía dưới.


Tầng chẩn đoán nằm ở mặt đất được gọi là đất mặt (epipedon) (tiếng Hylạp epitrên, pedon- đất). Tầng bề mặt bao gồm phần trên của tầng đất đen do chất hữu cơ, phần
trên của tầng rửa trôi (eluvial) hoặc cả hai. Nó gồm cả một phần của tầng B nếu tầng này
có màu hơi đen do chất hữu cơ.
Bảng 15.1 trình bày các tầng chẩn đoán và tính chất được dùng để đối chiếu trong các
cấp phân vị cao.
Bảng 15.1 Các tầng chẩn đoán và những tính chất của chúng
Tầng chẩn đoán
Nguồn gốc danh pháp/ Tính chất chính
Các tầng chẩn đoán bề mặt= eppedon
Mollic (A)
Latin mollic, mềm/ dày, màu tối, BS cao, cấu trúc bền
Umbric (A)
Latin umbra, bóng tối, chuyển tối, tối/ Giống mollic, trừ BS thấp
Ochric (A)
Hylạp ochros, nhợt nhạt/ màu rất sáng, ít hữu cơ; có thể cứng

và chắc khi khô
Melanic (A)
Hylạp melas, đen; melan/ dày, màu đen, nhiều hữu cơ(> 6% OC)
thường gặp trong đất tro núi lửa
Histic (H)
Hylạp histos, tế bào/ rất giàu hữu cơ, ướt trong một thời gian của
năm
Anthropic (A)
Ðức anthropos, con người/ gần giống tầng mollic do tác động của
con người, giàu P dễ tiêu
Plaggen (A)
Ðức plaggen, rễ cỏ/ gần giống tầng rễ cỏ do con người tăng lượng
phân bón hàng năm
Các tầng chẩn đoán phía dưới
Argilic (Bt)
Latin arggila, sét/ Sét tích luỹ từ tầng trên xuống
Natric (Btn)
Latin sodium, natri/ Tầng sét giàu natri, cấu trúc cột hay lăng trụ
Spodic (Bh, Bs)
Hylạp spodos, tro gỗ/ Tầng tích luỹ chất hữu cơ, sắt và nhôm oxit
Cambic (Bw, Bg)
Latin cambixre, thay đổi/ Thay đổi hay biến đổi do vận chuyển vật
lý hoặc do phản ứng hoá học, nói chung không có tích tụ
Agic (A hay B)
Latin agre, canh tác/ Tích luỹ sét và chất hữu cơ ngay dưới lớp
canh tác do trồng trọt
Oxic (Bo)
Pháp oxide, ôxit/ Phong đá hoá mạnh hỗn hợp sắt và nhôm ôxit
và sét silicát loại hình 1:1
Duripan (Bqm)

/ Ôxit silic (SiO2) bị xi măng hoá mạnh
Fragipan (Bx)
/ Lớp giòn, thông thường TPCG thịt, chặt
Albic (E)
Latin albus, trắng / màu sáng, sét và sắt, nhôm ôxit rửa trôi mạnh
Calcic Bk)
Latin calx, đá vôi/ Tích luỹ CaCO3 hoặc CaCO3. MgCO3
Gipsic By)
Latin gypsum, thach cao/ Tích luỹ thạch cao
Salic (Bz)
Latin sal, muối/ Tích luỹ các muối
Kandic (Bt)
/ Tích luỹ sét hoạt đông kém
Petrocalcic (Ckm)
/ Tầng calcic bị xi măng hoá
Petrogypssic (Cym)
/ Tầng gypsic bị xi măng hoá
Placic (Csm)
/ Lớp mỏng bị xi măng hoá bởi chỉ sắt hoặc bởi cả
mangan hoặc chất hữu cơ
Sombric (Bh)
Latin somb, mầu tối/ Tích luỹ chất hữu cơ
Sulfuric (Cj)
Pháp sulfur, lưu huỳnh/ Rất chua do đốm jarosite
Vấn đề chế độ ẩm và chế độ nhiệt trong phân loại


Chế độ ẩm và chế độ nhiệt là những tiêu chuẩn được xem xét trước tiên để phân
loại ở cấp cao như bộ (order), bộ phụ (sub order), nhóm (great group).
Chế độ ẩm trong đất bao gồm:

• Uớt (aquic). Ðất bão hoà nước, thiếu oxy; xuất hiện glây và đốm rỉ.
• Ẩm (udic). Ðất ẩm gần quanh năm trong phần lớn các năm đáp ứng nhu cầu của cây.
Gặp
ở vùng khí hậu ẩm.
• Ẩm trung bình (ustic). Ðất ẩm trung bình giữa chế độ ẩm và chế độ khô. Nó chung
cây
có nước tương đối đủ quanh năm mặc dù đôi khi vẫn có hạn hán.
• Khô (aridic). Ðất khô ít nhất một nửa năm mùa sinh trưởng và đủ ẩm ít hơn 90 ngày.
Chế
độ nước này đặc trưng cho vùng khô hạn.
• Chế độ khô mùa hè, ẩm mùa đông (xeric). Chế độ ẩm này có ở vùng khí hậu Trung
cận
đông điển hình với mùa hè nóng và khô còn mùa đông lạnh và ẩm.
Ngoài ra, chế độ ẩm cũng rất cần thiết khi đề xuất sử dụng đất thích hợp bền
vững.
Chế độ nhiệt trong đất bao gồm:
• Băng vĩnh cửu (cryic). Hylạp kryos, rất lạnh. Chế độ nhiệt này có liên quan tới cấp
nhóm.
• Các chế độ: băng giá (frigit), ôn hoà (mesic) và nóng (thermic) được dùng để phân
chia ở
các cấp thấp trong Soil Taxonomy.
c. Hệ thống phân vị và danh pháp sử dụng.
Hệ thống phân loại đất ở đây giống như trong hệ thống phân loại thực vật (bảng
15.2) và từ cấp cao nhất phân dần xuống theo hình Kim tự tháp (hình 15.1). Kết quả bảng
phân loại đất của Mỹ (Nyle C.Brady; Ray R. Well, 2002) bao gồm 12 Bộ, 63 Bộ phụ, 319
Nhóm lớn, 2.484 Nhóm phụ, 8.000 Họ và 19.000 Biểu loại (hình 15.1)
Bộ
12
Hình 15.1. Sơ đồ phân loại đất của
Soil Taxonomy và số lượng gần

đúng các đơn vị đất trong mỗi cấp

Bộ

63

Nhóm lớn

319

phụ
Nhóm phụ

2.484

Họ

≈8.000

Biểu loại

≈19.000 (ở Mỹ)


Bảng 15.2 So sánh phân loại cây trồng và phân loại đất của Soil Taxonomy
(Lấy cây cỏ ba lá trắng -Trifolium repens)
Phân loại cây
Bộ
- Pterophyta
- Angiospermae

Lớp
- Dicotydelones
Lớp phụ
- Rosale
Bậc
- Leguminosae
Họ
- Trifolium
Loài
- T. repens
Giống

Bộ
Bộ phụ
Nhóm lớn
Nhóm phụ
Họ
Biểu loại
Phase

Phân loại đất
-alfisol
- udalf
- hapludlf
- oydaquic hapludalf
- thịt mịn, hỗn hợp, sét loại hình trung gian 2:1
- Miami
- thịt pha limon Miami

Bộ- Tập hợp những đất có hướng phát sinh gần giống nhau (yếu tố và quá trình hình

thành), có cùng kiểu cấu tạo phẫu diện.
Bộ phụ- Tập hợp các đất trong một bộ đồng nhất về phát sinh, khác nhau về điều
kiện độ ẩm và thực vật.
Nhóm lớn- Tập hợp các đất trong một bộ phụ, khác nhau bởi tầng chẩn đoán.
Nhóm phụ- Tập hợp các đất trong nhóm lớn. Ngoài nhóm lớn đặc trưng, những
nhóm lớn kém đặc trưng hơn có các tính chất trung gian giữa hai nhóm lớn ta xếp là
nhóm phụ (ví dụ aquic hapludlf).
Họ- Tập hợp các đất trong một nhóm phụ. Cấp phân vị này chưa được xác định rõ
ràng. Tuy nhiên cũng có thể phân từ nhóm phụ ra khi xem xét những điều kiện cho cây
trồng phát triển. Các họ khác nhau do có thành phần cơ giới, hàm lượng khoáng sét, pH,
nhiệt độ, độ dày tầng, tính thấm, tính liên kết khác nhau.
Biểu loại- Tập hợp các đất trong một họ, chúng là các đất riêng biệt khác nhau về
tính chất và cách sắp xếp các tầng phía dưới tầng canh tác.
Danh pháp sử dụng trong Soil Taxonomy
Tính "duy nhất" của Soil Taxonomy là các danh pháp đo đếm không thông thường
được sử dụng để phân biệt các lớp đất khác nhau. Mặc dù không quen thộc nhưng trước
hết, hệ thống danh pháp này rất chặt chẽ và cung cấp lượng lớn thông tin về bản chất của
đất.
Tên của các đơn vị phân loại là những tổ hợp (combinations) của các từ phần lớn là
tiếng Latin hoặc Hylạp và là "gốc rễ" của nhiều thứ tiếng hiện đại. Vì mỗi phần của tên
đất chỉ cụ thể đặc tính hoặc phát sinh đất nên toàn bộ tên đương nhiên diễn tả bản chất
chung của đất được phân loại. Ví dụ, đất thuộc bộ aridsol (tiếng Latin aridus là khô,
solum là đất) hình thành trong môi trường khô. Tương tự bộ inceptisol (inceptum- bắt
đầu, solum- đất) bao gồm những đất có giai đoạn bắt đầu phát triển. Như vậy, tên của các
bộ là tổ hợp của: (1) yếu tố hình thành đất, nói chung là đặc tính đất, (2) "đuôi" sol- đất.
Tên của các bộ phụ rõ ràng chỉ tên bộ chứa chúng. Ví dụ các đất bộ phụ aquoll bao
gồm các đất bão hoà nước (aqua- nước) của bộ mollisol. Tương tự trong tên của một
nhóm lớn bao hàm tên bộ phụ và tên bộ. Nhóm lớn argiaquolle do các bộ phụ aquolle
chứa các tầng sét hay sét trắng (Latin argila- sét trắng).



Danh pháp và quan hệ của nó đối với những cấp phân vị khác nhau trong hệ thống
phân loại có thể biểu diễn như sau:
mollisol bộ
aquoll bộ phụ
argiaquollnhóm lớn
Typic argiaquoll nhóm phụ điển hình
Cần chú ý rằng, 3 chữ cái oll có trong mỗi tên của cac cấp thấp hơn của bộ mollisol.
Như vậy trong tên của bộ phụ aquoll bao gồm phần tên nhóm lớn và nhóm phụ. Nếu ta biết
tên của nhóm phụ đất nào đương nhiên ta cũng có thể đưa ra tên của nhóm lớn, bộ phụ và bộ
của đất đó.
Các tên của họ đang tiếp tục được nghiên cứu, nhưng trên cơ sở xác định nhóm các
biểu loại đất như thành phần cơ giới, khoáng vật và nhiệt độ ở độ sâu 50 cm. Từ đó gắn "
mịn, hỗn hợp, trung bình, linh động" vào nhóm phụ argiaquoll điển hình thành các họ
trong nhóm phụ argiaquoll điển hình với thành phần cơ giới mịn, hỗn hợp sét, chế độ
nhiệt trung bình (8-150C), và sét linh động.
Các tên của các biểu loại có hàm ý tên địa phương vì mang tên địa phương nơi lần
đầu tiên đất được mô tả. Vì thế các tên như Fort Collina, Cecil, Miami, Norfolk và
Ontario được gắn vào để trở thành tên biểu loại đất. Kết quả ở Mỹ có khoảng 19.000 biểu
loại.
Nghiên cứu đất ngoài thực địa đôi khi ta phân biệt các biểu loại bằng thành phần cơ
giới tầng mặt, mức độ xói mòn, độ dốc hay những đặc tính khác. Những đơn vị thấp thực
tế đó ta gọi là pha đất (soil phase). Những tên đất như đất thịt Fort Collina, đất sét Cecil,
đất thịt pha sét Cecil... được dùng để phân chia các pha đất. Cần lưu ý rằng, pha đất chỉ
áp dụng cho tình hình địa phương không phải là cấp phân vị trong hệ thống phân loại Soil
Taxonomy.
Ðể thuận lợi và nhanh chóng xác định tên đất và sắp xếp trong hệ thống phân loại,
các nhà khoa học đã xây dựng một bộ khoá kiểu như bộ khoá trong phân loại thực vật
được gọi là Keys to Soil Taxonomy. Bộ khoá này sẽ có sự thay đổi, bổ sung mỗi khi có
một đơn vị phân loại đất mới ra đời. Ví dụ trước đây chỉ có 10 bộ gần đây người ta đã bổ

sung thêm thành tổng số 12 bộ trong Soil Taxonomy thì phải có các khoá cho 2 bộ mới
này.
Sau đây là tên của các bộ và tóm tắt những đặc điểm chính của chúng (bảng 15.3)
Bảng 15.3 Các tên bộ đất với xuất xứ và đặc điểm chủ yếu của chúng
Tên bộ

Yếu tố
hợp
thành

Alffisols
Andisoll
Aridissols
Entisols
Gelisols
Histosols
Inceptisols

alf
and
id
ent
el
ist
ept

Mollisols

oll


Xuất xứ

Không rõ
Jap. ando, đất đen
Lat. aridus, khô
Không rõ
Hyl. gelid, rất lạnh
Hyl. histos, mô tế
bào
Lat. inceptum, bắt
đầu

phát âm
(pronunciation)

Ðặc tính chủ yếu

Pedalfer
Andesite
Arid
Recent
Jelly
Histolog
y
Inceptio
n

Tầng argillic, natri, hoặc kandic, bão hoà cao hay trung bình
Từ nham thạch, chủ yếu là alophạn hoặc hỗn hợp Al- mùn
Ðất khô, tầng ochric, đôi khi tầng argillic hoặc tầng natric

Phẫu diện phát triển kém, thường tầng ochric
Băng vĩnh cửu, thường băng xếp lớp
Than bùn hoặc đầm lầy, > 20 % chất hữu cơ
Ðất mới hình thành với một vài tính chất chẩn đoán, tầng
ochric, umbrric, cambic
Tầng mollic, bão hoà cao, màu tối, một số có tầng argillic


Oxisols
Spodosols
Ultiosl
Vertisols

ox
od
ult
ert

Lat. mollis, mềm

Mollify

Fr. oxde, oxit
Hyl. spodos, tro gỗ
Lat. ultimus, sau
cùng
Lat. verto, đảo lộn

Oxide
Podzol

Ultimate
Invert

hoặc natric
Tầng oxit, không có tầng argillic, phong hoá mạnh
Tầng spodic thường với sự tích luỹ oxit Al, Fe và hữu cơ
Tầng kandic hoặc argillic, bão hoà thấp
Sét co mạnh, kẽ nứt sâu khi đất khô

5. Phân loại đất theo FAO- UNESCO
Muốn sản xuất khối lượng lương thực và thực phẩm khổng lồ cho nhân loại, Liên
hiệp quốc cần thiết quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất tốt nhất. Ðể thực hiện mục
tiêu đó Liên hiệp quốc phải có hệ thống phân loại đất thống nhất (có thể tương đối) cho
tất cả các nước thành viên. Năm 1961 hai tổ chức của Liên hiệp quốc là FAO và
UNESCO đã bắt đầu thực hiện dự án nghiên cứu phân loại và biên vẽ bản đồ đất toàn thế
giới tỷ lệ 1/5.000.000. Dự án đã tập hợp trên 300 nhà khoa học đất từ nhiều quốc gia và
lấy Trung tâm Khoa học đất Quốc tế ở Amsterdam-Hà Lan làm trụ sở chính. Sau gần 20
năm bản đồ đất toàn thế giới căn bản được hoàn thành với các chú giải kèm theo. Tuy
nhiên, từ đó đến nay việc nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện vẫn tiến hành đều đặn; các tài
liệu bổ sung, hướng dẫn về phương pháp cũng như kết quả nghiên cứu trên thế giới được
FAO phổ biến liên tục.
5.1. Cơ sở của phương pháp
Giống như phương pháp phân loại đất Soil Taxonomy, các tác giả của hệ thống
phân loại FAO- UNESCO cũng dựa vào tính chất hiện tại của đất có liên quan tới nguồn
gốc, điều kiện và quá trình hình thành để tiến hành phân loại. Như vậy có thể cho rằng
phương pháp của FAO- UNESCO cũng là phương pháp định lượng (định lượng tầng
chẩn đoán và tính chất chẩn đoán). Chỉ có tính chất hiện tại được định luợng hoá mới
đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu của cây trồng. Những đặc điển về yếu tố, quá
trình hình thành tác động đến đặc tính đất có thể xác định được mới đưa vào sử dụng
trong phân loại.

5.2. Nội dung của phương pháp
a. Nghiên cứu các yếu tố hình thành đất
Nội dung này bao gồm thu thập và nghiên cứu các tư liệu có liên quan tới các yếu tố
tự nhiên trong học thuyết hình thành đất, gồm: sinh vật, khí hậu, đá mẹ, địa hình, thời
gian và tác động của con người. Việc đánh giá các điều kiện tự nhiên theo một hệ thống
chỉ dẫn chặt chẽ của phương pháp để có thể xử lý trên máy điện toán.
b. Xác định tầng chẩn đoán và tính chất chẩn đoán
Tầng đất là lớp đất nằm song song với mặt đất có các đặc tính sinh ra do các quá
trình hình thành đất, được phân biệt với tầng nằm kề cận bởi đặc tính có thể đo đếm hay
quan sát khi nghiên cứu ngoài thực địa kết hợp với phân tích mẫu đất trong phòng thí
nghiệm.
Tầng chẩn đoán (diagnostic horizons) là tầng đất mà các tính chất đã được định
lượng hoá, dùng để xác định tên đơn vị đất (name of units).


Đặc tính chẩn đoán (diagnostic properties): một số tính chất được sử dụng để phân
chia các đơn vị phân loại đất từ nhóm chính (major group) không thể coi là tầng đất. Các
tính chất chẩn đoán nhất thiết phải được định lượng hoá.
Tương tự như trong Soil Taxonomy, các tầng chẩn đoán cũng phân thành 2 nhóm
tầng: tầng chẩn đoán bề mặt (Surface horizons) và tầng chẩn đoán phía dưới (Subsurface
horizons).
Bảng 15.4 trình bày một số tầng chẩn đoán và tính chất của chúng được dùng để đặt tên
đất.
Bảng 15.4. Các tầng chẩn đoán và những tính chất của chúng
Tầng chẩn đoán
Nguồn gốc danh pháp/ Tính chất chính
Các tầng chẩn đoán bề mặt= eppedon
Mollic (A)
Latin mollic, mềm/ Dày, màu tối, BS % cao, cấu trúc bền
Umbric (A)

Latin umbra, bóng tối,/ Giống mollic, trừ BS thấp
Ochric (A)
Hylạp ochros, nhợt nhạt/ Màu rất sáng, ít hữu cơ; có thể cứng
và chắc khi khô
Melanic (A)
Hylạp melas, đen; melan/ Dày, màu đen, nhiều hữu cơ(> 6% OC),
thường gặp trong đất tro núi lửa
Histic (H)
Hylạp histos, tế bào/ Rất giàu hữu cơ, ướt trong một thời gian của
năm
Anthropic (A)
Ðức anthropos, con người/ Gần giống mollic do tác động của con
người, giàu P dễ tiêu
Fimic (A)
Latin fimum, phân, bùn sệt/ tàng do bón phân liên tục
Các tầng chẩn đoán phía dưới
Argilic (Bt)
Latin argila, sét/ Sét tích luỹ từ tầng trên xuống
Natric (Btn)
Latin sodium, natri/ Tầng sét giàu natri, cấu trúc cột hay lăng trụ
Spodic (Bh, Bs) Hylạp spodos, tro gỗ/ Tầng tích luỹ chất hữu cơ, sắt và nhôm oxit
Ferralic (Bws)
Latin ferum, alumen, sắt, nhôm/ Hàm lượng secquioxit cao, độ
bão hoà thấp, ít nhất 8 % sét, dày ít nhất trên 30 cm
Agic (A hay B)
Latin agre, canh tác/ Tích luỹ sét và chất hữu cơ ngay dưới lớp
canh tác do trồng trọt
Oxic (Bo)
Pháp oxide, ôxit/ Phong đá hoá mạnh hỗn hợp sắt và nhôm ôxit
và sét silicát loại hình 1:1

Cambic (Bw,
Latin cambixre, thay đổi/ Thay đổi hay biến đổi do vận chuyển vật lý
Bg)
hoặc do phản ứng hoá học, nói chung không có tích tụ
Albic (E)
Latin albus, trắng / màu sáng, sét và sắt, nhôm ôxit rửa trôi mạnh
Calcic (Bk)
Latin calx, đá vôi/ Tích luỹ CaCO3 hoặc CaCO3. MgCO3
Gipsic (By)
Latin gypsum, thach cao/ Tích luỹ thạch cao
Salic (B)
Latin sal, muối/ Tích luỹ các muối
Sulfuric (Cj)
Pháp sulfur, lưu huỳnh/ Rất chua do đốm jarosite


Bảng 15.5. Một số tính chất chẩn đoán thường gặp
Tên tính chất
Thay đổi cơ giới đột ngột
Tính Andic
Tích vôi
Ferralic
Ferric
Fluvic
Gleyic và Stagnic
Plinthic
Salic
Sodic
Vertic


Một vài tiêu chuẩn (đặc điểm chủ yếu) của tính chất
Chứa lượng sét lớn ít nhất hơn 2 lần tầng trên
Sắt và nhôm di động ≥ 2 %, dung trọng < 0,9 g/ cm3...
Chứa ≥ 2 % Canxi cacbonat, hay sủi bọt với HCl 10 %
ECEC< 24 (meq/ 100 g séthay < 4 (meq/ 100 g đất)
Ðốm rỉ hay kết von mềm, màu đốm rỉ >7,5 YR
Vật liệu phù sa lắng đọng đều đặn, OC giảm không theo qui
luật và ≥ 0,2 % tại 125 cm.
rH thấp (≤ 19), phản ứng đỏ với αα'dipyridyn, bão hoà nước
ngầm hay nước mặt (Stagnic),...
Hỗn hợp giàu sắt nghèo mùn của sét với thạch anh, xuất hiện
đốm đỏ và bền nhưng không quá rắn dao cất được
Dung dịch chiết bão hoà có độ dẫn điện 15 mmho/cm hoặc 4
mmho/cm tầng đất 0- 30 cm nếu pH > 8,5
≥ 15 % Na+ trao đổi hoặc Mg+ + Na+ trao đổi ≥ 50 % của CEC
Nứt nẻ trong một thời kỳ bị khô do giàu sét

Mỗi tầng chẩn đoán cần đạt được một số tiêu chuẩn định lượng rõ ràng thì mới đặt
được tên. Ví dụ, tầng A.mollic cần có 6 tiêu chuẩn, tầng B argic cần có 7 tiêu chuẩn.
Tương tự các đặc tính chẩn đoán cũng cần đạt nhiều tiêu chuẩn. Sự khác biệt ở đây là để
gọi tên đặc tính chẩn đoán không nhất thiết phải sử dụng tất cả các tiêu chuẩn đạt được
mà nhiều trường hợp chỉ cần dùng một số trong đó. Ví dụ, đặc tính Andic chỉ cần 1, 2
hay cả 3 tiêu chuẩn; đặc tính Fluvic chỉ cần 1 trong 2 tiêu chuẩn đạt được.
c. Vật liệu chẩn đoán (diagnostic materials)
Vật liệu chẩn đoán có ý phản ánh mẫu chất nguyên thuỷ không còn biểu hiện quá
trình phát sinh đất để lại dấu hiệu đáng kể. Sau đây là một số trong nhiều vật liệu đất: các
vật liệu do hoạt động của con người như phân bón, chất thải,... cacbonat (Calcaric), hữu
cơ (organic), lưu huỳnh (sulfudic), phù sa (fluvic), vật liệu núi lửa (tephric).
d. Nghiên cứu danh pháp và hệ thống phân vị
Danh pháp được sử dụng

Khác với Soil Taxonomy, ngoài các danh pháp có nguồn gốc Latin, Hylạp, Ðức ra
thì một số danh pháp có nguồn gốc các thứ tiếng khác vẫn được sử dụng để chỉ những đất
đặc thù của đới khí hậu đồng thời mang tính hoà hợp cao như: đất Podzols, đất Solonetz,
đất Chernozem, đất Kastanozem theo tiếng Nga; đất Renzin theo tiếng Balan; đất
Andosols theo tiếng Nhật... Tuy nhiên, việc sử dụng danh pháp rộng rãi thể hiện thiếu
tính thống nhất và chặt chẽ trong hệ thống phân loại mặc dù các đất đó có diện tích đáng
kể và đã được nghiên cứu khá kỹ ở các nước này.
Hệ thống phân vị
So với Soil Taxonomy, hệ thống phân vị của FAO-UNESCO đơn giản hơn nhiều,
bao gồm 4 cấp, đó là: nhóm chính (major groups) → đơn vị (units) → đơn vị phụ (sub
units) → pha (phase).


Các nhóm chính và các đơn vị đất được phân chia trên cơ sở điều kiện địa lý và
bối cảnh tiến hoá.
Trong tài liệu năm 1988 FAO-UNESCO công bố có 28 nhóm đất chia ra 8 cột
(bảng 15.6) bao gồm 153 đơn vị đất
Trong hệ thống phân loại WRB (Cơ sở tham chiếu tài nguyên đất thế giới) đã bổ
sung thêm 3 nhóm đất mới: đất băng giá (Cryosols), đất cứng rắn (Duripans) và đất nâu
sẫm nhân tác (Umbrisols) đồng thời loại bỏ nhóm đất xám thảo nguyên (Greyzem) để
nhập vào nhóm đất nâu thẫm Phaeozem (Phaeozems) và đổi tên nhóm đất potzon nâu
(Podzols) thành tên nâu đen tầng mặt bạc trắng (Albeluvisols).
Bên cạnh đó WRB tuỳ vào trường hợp cụ thể về vị trí, mức độ, tính chất của tầng,
của đặc tính, hay của vật liêu mà thêm các tiếp đầu ngữ để phân ở các các cấp thấp hơn
như:
Bathi:
Rất sâu
Hypo:
Nhẹ (ít)
Cumuli:

Chồng xếp
Orthi:
Hoạt động
Endo:
Sâu
Para:
tương tự
Epi:
Nông
Proto:
Tiềm tàng
Hyper:
Nhiều
Thapto:
Chôn vùi
Như vậy hệ thống này có 30 nhóm đất và số đơn vị đất tăng lên đáng kể.
Bảng 15.6 Các cột nhóm đất và cơ sở phân chia các nhóm (28 nhom)

Tên nhóm đất
Tên FAOUNESCO

Fluvisols
Gleysols
Regosols
Leptosols
Arenosols
Andosols
Vertisols
Cambisols
CM


Calcisols
Gyptisol

Tiếng Việt tương đương

Cột I
- FL Ðất phù sa
- GL Ðất glây
- RG Ðất xương xẩu (tơi bở)
- LP Ðất tầng mỏng
Cột II
- AR Ðất cát
- AN Ðất đá bọt
- VR Ðất nứt nẻ
Cột III
Ðất mới biến đổi

Cột IV
- CL Ðất tích vôi
- GY Ðất tích thạch cao

Số đơn
vị trong
từng
nhóm

Cơ sở phân chia

7

8
6
7

Gồm các đất không
theo đới khí hậu

7
6
4

Các đất khác nhau
do đá mẹ

9

3
4

Ðất có sự biến đổi về
màu sắc, cấu trúc
hoặc độ chặt so với
đặc trưng ban đầu
ban đầu


Tên nhóm đất
Tên FAOTiếng Việt tương đương
UNESCO
Solonetz

- SN Ðất mặn kiềm
Solonchaks - SCo Ðất mặn trung tính
Cột V
Kastanozem - KS Ðất màu hạt dẻ
Chernozem - CH Ðất đen ôn đới
Phaeozem - PH Ðất nâu thẫm phaeozem
Greyzem
- GR Ðất xám thảo nguyên
Cột VI
Luvisols
- LX Ðất nâu đen
Planosols
- PL Ðất potzon giả
Podzoluvisols- PD Ðất potzon nâu
Podzols
-PZ Ðất potzon
Cột VII
Lixisols
- LX Ðất nâu xám vùng bán khô
hạn
Acrisols
- AR Ðất xám
Alisols
- AL Ðất tích nhôm
Nitisols
- NT Ðất nâu tím
Ferralsols - FR Ðất nâu đỏ
Plinthosols - PT Ðất loang lổ
Cột VIII
Histosols

-HS Ðất hữu cơ
Anthosols - AT Ðất nhân tác

Số đơn
vị trong
từng
nhóm
6

Cơ sở phân chia

7

Ðất vùng khí hậu
khô hạn hoặc bán

4
5
5
2

Các đất giàu hữu cơ,
độ bão hoà cao
thường gặp trên thảo
nguyên hay dưới
rừng ôn đới

8
5
5

6

Các đất có tích luỹ
secquioxyt và chất
hữu cơ dưới tầng
mặt

6
5
6
3
6
4
5
4

Các đất vùng nhiệt
đới và á nhiệt đới
phong hoá mạnh

Các đất giàu hữu cơ
và đất canh tác

Ðơn vị đất là đơn vị phân loại mức thứ 2 được xác định bởi một biểu hiện rõ ràng
của quá trình hình thành, biến hoá của đất và tên gọi theo danh pháp có nguồn gốc Latin,
Hylạp hay những thứ tiếng khác. Các danh pháp này là những thành tố để gọi tên đất. Ta
có rất nhiều thành tố. Sau đây nêu một số rất ít trong các thành tố đó làm ví dụ *:
• Albic:
Lat. albus, trắng, chỉ đất bị rửa trôi mạnh.
• Cambic: Lat. cambiare, biến đổi, chỉ đất có biến đổi: màu, cấu trúc hay độ chặt.

• Haplic: Hyl. haplos, đơn giản, điển hình, chỉ đất có tầng điển hình.







Thionic: Hyl. theion, sulfua, hàm ý sự có mặt của vật liệu sulfua.
Rhodic: Hyl. rhodon, đỏ, chỉ đất có màu đỏ.
Lithic:
Hyl. lithos, đá, chỉ đất rất mỏng.
Eutric:
Hyl. eu, tốt, phì nhiêu, chỉ đất có độ bão hoà cao.
.......
* Nhiều danh pháp chúng ta đã được làm quen trong phương pháp Soil Taxonomy.
Ðơn vị phụ đất là cấp phân vị thứ 3 trong hệ thống phân loại. Cấp này không thể
thể hiện được trên bản đồ thế giới tỷ lệ 1/5.000.000, vì thế được áp dụng cho từng quốc
gia. Tuy nhiên một số nguyên tắc chung cần kèm theo để đảm bảo tính thống nhất của
các đơn vị đất. Như vậy ta có các dạng phương thức thêm tiếp đầu ngữ khác nhau như
sau:
1) Ðơn vị phụ được lập trung gian giữa các nhóm chính ở mức thứ nhất, ví dụ:
Gleyi-Dystric Fluvisols (FLdg) là Dystric Fluvisols có biểu hiện đặc tính gleyic
trong phạm vi 100 cm.
Andi-Humic Ferralsols (FRha) là Humic Ferralsols có hỗn hợp vật liệu tro núi lửa
(andic).
2) Ðơn vị phụ đất được lập trung gian giữa các đơn vị đất ở mức thứ 2, ví dụ:
Stagni- Gleyic Luvisols (LVgj) là Gleyic Luvisols thể hiện tính khử (stagnic) do
đọng nước bề mặt.
Calci- Mollic Solonetz (SNmk) là Mollic Solonetz có tầng calcic trong phạm vi 125

cm.
3) Ðơn vị phụ đất mà tầng hoặc tính chất được đưa vào đơn vị đất (mức thứ 2) như là
một pha đất (phase), ví dụ:
Anthraqui- Stagnic Solonetz là Stagnic Solonetz có liên quan tới đọng nước do tưới
(Anthraqui).
Rudi- Calcaric Regosols (RGcr) là Calcaric Regosols có sỏi, đá hoặc cuội trong lớp
đất mặt hoặc trên mặt đất.
4) Ðơn vị phụ được lập bằng cách thêm đặc tính đã được sử dụng trong mức thứ nhất
và thứ 2, ví dụ:
Grumi- Eutric Vertisols (VReg) là Eutric Vertisols khi khô có kết cấu hạt lớn trong
phần trên 18 cm.
Alumi- Humic acrisols là Humic Acrisols bão hoà nhôm 50 % hay hơn ít nhất một
phần của tầng B argic trong phạm vi 125 cm.
5) Ðơn vị phụ được tạo bởi nhiều chi tiết của các đặc tính đã sử dụng khi xác định
đơn vị đất mức 2, ví dụ:
Hyper-Calcaric Cambisols (CMch) là Calcaric Cambisols có chứa vật liệu cacbonat
từ 40% trở lên.
Umbri - Humic Alisols (ALuu) là Humic Alisols có tầng A umbric


Pha đất (phase) giới hạn những yếu tố có liên quan đến bề mặt đất hoặc tính chất
dưới đất mặt (subsurface features). Chúng không nhất thiết liên quan tới sự hình thành
đất và nhìn chung giao nhau giới hạn của các đơn vị đất khác nhau. Những tính chất đó
có thể được hình thành do sử dụng đất. Ở đây có một số pha như: anthraquic (đất do tưới
nước đọng bề mặt), duripan (lớp cứng rắn do cát xi măng hoá), fragipan (lớp đất thịt phía
dưới gắn lại rất chắc có tỷ trọng lớn), gilgai (đất sét có tiểu địa hình đặc trưng, thường là
đất có hệ số giãn nở cao), lithic (được dùng khi trong phạm vi < 50 cm xuất hiện đá tươi),
placic (chỉ sự có mặt lớp sắt mỏng, màu từ đen đến đỏ bị xi măng hoá bởi sắt và mangan
hay hỗn hợp sắt- hữu cơ), salic, rudic (chỉ diện tích có sỏi, đá, cuội hay đá lộ thiên trong
lớp đất mặt), skeletic (lớp đất vật liệu thô với độ dày bé nhất là 25 cm và xuất hiện trong

phạm vi 50 cm).
Ðể gọi tên đất một cách dễ dàng ta sử dụng bộ khoá phân loại (keys to soil
classification) bằng cách: trước hết xây dựng hệ thống danh pháp gọi tên nhóm đất, tiếp
theo xây dựng hệ thống danh pháp gọi tên đơn vị đất rồi lựa chọn phương thức đặt tên
đơn vị phụ đất, cuối cùng tuỳ theo trường hợp cụ thể mà gắn thêm pha đất.
Như vậy cấu tạo tên một đất như sau: tên pha- tên đơn vị phụ- tên đơn vị- tên nhóm.
Ví dụ: Sali- Endo- Proto Thionic Fluvisols
Sali
- Pha đất
Endo
- Ðơn vị phụ
Proto
- Ðơn vị đất
Thionic Fluvisols
- Nhóm đất
6. Phân loại đất ở Việt Nam
6.1. Tình hình công tác nghiên cứu phân loại ở Việt Nam
Có thể nói cả 3 thời kỳ nghiên cứu phân loại đất trên thế giới đều có ảnh hưởng đến
Việt Nam, tuy có chậm hơn.
Như đã biết, ông cha ta từ xưa đã biết phân loại đất để sử dụng, cải tạo, quản lý và
nhất là áp dụng công tác đánh thuế nông nghiệp. Trong các tác phẩm của mình (Vân đài
loại ngữ, Phủ biên tập lục), Lê Quý Ðôn cho biết: Triều Nguyễn đã có những nghiên cứu
khá sâu sắc về đất, trong đó phân loại đất khá rõ ràng.
Trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở nước ta những cuộc điều tra nghiên
cứu đất theo từng vùng thu được kết quả to lớn phục vụ nông nghiệp và khai thác đất
mới. Những thành tựu đó có sự đóng góp của nhiều nhà khoa học Việt Nam như: Lê Quý
Ðôn, Nguyễn Công Trứ, Phạm Gia Tu, Hồ Ðắc Vị, của các nhà khoa học nước ngoài
như: Lâm Văn Vãng (Trung Quốc), E.M. Castagnol, Y. Henry (Pháp)...
Thời kỳ 1956- 1975. Ðây là thời kỳ phát triển đầy gian khó nhưng khoa học đất lại
được phát triển mạnh mẽ nhất là lĩnh vực nghiên cứu phân loại và xây dựng bản đồ.

Miền Bắc vừa xây dựng CNXH vừa chi viện cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
ở miền Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn đó, nghiên cứu phân loại đất được các nhà khoa
học đặt lên hàng đầu. Năm 1959 sơ đồ thổ nhưỡng miền Bắc Việt Nam theo phân loại
phát sinh ra đời (V. M. Fridland, Vũ Ngọc Tuyên, Tôn Thất Chiểu, Ðỗ Ánh, Lê Thành
Bá, Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn Nam, Phạm Tám, Nguyễn Ðình Toại...).
Tiếp đó là giai đoạn nghiên cứu hoàn chỉnh hệ thống phân loại và xây dựng bản đồ
đất tỷ lệ trung bình và lớn cho cho các tỉnh, các huyện và những nghiên cứu khác phục vụ
phát triển kinh tế xã hội. Ðội ngũ các nhà nghiên cứu lúc này lớn mạnh hơn rất nhiều cả về


số lượng cả về trình độ chuyên sâu (xin phép không kể tên vì quá nhiều). Bản đồ đất toàn
quốc tỷ lệ 1/1.000.000 được xuất bản năm 1976 nhưng thực chất đã được xây dựng trong
giai đoạn này.
Ở miền Nam, năm 1959 cũng đã tiến hành nghiên cứu phân loại đất và sơ đồ đất
miền Nam theo phân loại của Soil Taxonomy do F.R. Moorman chủ trì ra đời năm 1960.
Tuy không được đánh giá cao do nhiều nguyên nhân, song đây là lần đầu tiên hệ thống
phân loại của Soil Taxonomy được áp dụng ở Việt Nam. Bên cạnh đó các nghiên cứu
phân loại xây dựng bản đồ đất tỷ lệ lớn cũng đã được tiến hành ở một số vùng để khai
thác sử dụng. Ví dụ, các công trình của Thái Công Tụng, Trương Ðình Phú,...
Thời kỳ sau 1975 đến nay
Sau khi nước nhà thống nhất, công tác điều tra phân loại xây dựng bản đồ tập trung
phục vụ quy hoạch phát triển chung và khai thác vùng đất mới. Các bản đồ chủ yếu được
xây dựng với tỷ lệ trung bình và lớn đặc biệt dành cho các tỉnh thuộc phía Nam.
Những thông tin mới về phân loại đất của FAO- UNESCO kể cả của Soil Taxonomy
vào những năm 80 của thế kỷ trước được các nhà khoa học đón nhận. Hoặc trực tiếp hoặc
dưới sự giúp đỡ của chuyên gia Quốc tế, phương pháp phân loại của FAO- UNESCO đã
được nghiên cứu và sử dụng khá rộng rãi. Bản đồ đất toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 đã được
Hội Khoa học đất Việt Nam xuất bản năm 1996. Nhiều khu vực, nhiều tỉnh đã có bản đồ
đất theo phân loại FAO- UNESCO (Tây Nguyên, Ðồng bằng sông Cửu Long, Quảng
Ngãi..., các địa phương đồng bằng Bắc Bộ như Nam Ðịnh, Ninh Bình... Phương pháp

phân loại của Soil Taxonomy tuy gặp những khó khăn khách quan nhất định nhưng cũng
được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu tiến tới áp dụng rộng rãi trong tương lai.
6.2 Cơ sở phân loại đất Việt Nam
a. Tóm tắt hoàn cảnh hình thành đất
Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm trọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán
cầu thuộc vùng Ðông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía
Đông và Nam giáp Thái Bình Dương. Nước Việt Nam có hình chữ S kéo dài hơn 15 vĩ độ từ
8033-23023 VĐB và 102010 -109026 KÐÐ. Có hơn 3200 km đường bờ biển. Ðỉnh núi cao nhất
Việt Nam là Fanxipan: 3 143m, đỉnh núi cao nhất ở phía Nam là Ngọc Linh: 2598m. Ngoài bộ
phận đất liền, lãnh thổ Việt Nam còn có thềm lục địa rộng với nhiều đảo và quần đảo trên biển
Ðông.
Ðịa chất và địa hình
Có thể chia lãnh thổ Việt Nam thành 2 vùng lớn: đồng bằng và trung du miền núi.
Vùng núi có địa hình rất phức tạp, nhiều dãy núi cao, nhiều đứt gãy sâu, các cao
nguyên... tạo nên các điều kiện tự nhiên hết sức phong phú.
Trong vùng núi ta gặp đủ các loại đá mẹ khác nhau: granit, riolit, diolit, bazan, anderit,
phiến mica, gnai, cát kết các loại, đá vôi, đá hoa, quăczit...
Vùng đồng bằng: hai đồng bằng lớn ở Việt Nam là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long, địa hình trũng và thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng. Cấu tạo địa chất gồm
các trầm tích Ðệ tam ở dưới, trầm tích Ðệ tứ ở phía trên.
Vùng rìa đồng bằng tiếp giáp với biển thường chịu các tác động lớn của biển. Vùng đồng
bằng miền Trung bị chia cắt bởi những dãy núi đâm ra biển, các vật liệu tích đọng ở đây chủ yếu
là cát các loại ở vùng ven biển.
Khí hậu
Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 3 kiểu khí hậu phổ biến:
- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh mưa ít ở Bắc
Bộ.


- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều ở nửa cuối mùa hè và nửa đầu mùa đông ở

Trung Bộ (trừ Ninh Thuận và Tây Nguyên).
- Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng, mưa nhiều vào mùa hè, khô hạn về
mùa đông ở Nam Bộ, Tây Nguyên và Ninh Thuận.

Các miền khí hậu được chia ra các khu vực khí hậu gắn với 9 vùng sinh thái là:
Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, duyên hải Bắc và Trung Trung Bộ,
duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Thảm thực vật rùng Việt Nam
Thảm thực vật rừng Việt Nam cũng rất phong phú, ngoài những yếu tố thực vật
đặc hữu của Việt Nam như cây lim, săng lẻ, dừa, phong lan,... Việt Nam còn là nơi hội tụ
từ nhiều nguồn sinh vật di cư từ phía Bắc xuống, phía Tây (Ấn Ðộ) sang...
Theo Thái Văn Trừng (1971), thảm thực vật rừng Việt Nam được chia thành 14
kiểu quần hệ.
Sự tác động của con người
Nhiều vùng đất rộng lớn ở Việt Nam như đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, Trung Bộ
và nhiều vùng ở miền núi và trung du đã được sử dụng vào sản xuất nông lâm nghiệp.
Những vùng đất này chịu sự tác động sâu sắc của con người theo cả 2 hướng tích cực và
tiêu cực.
b. Những quá trình hình thành và biến đổi chính diễn ra trong đất
- Quá trình tích luỹ mùn và than bùn.
- Quá trình tích luỹ tương đối và tuyệt đối Fe, Al trong đất.
- Quá trình glây.
- Quá trình hoá mặn.
- Quá trình hoá chua, quá trình hoá phèn.
- Quá trình rửa trôi - xói mòn đất.
- Quá trình bồi đắp phù sa.
6.3. Một số bảng phân loại đất
a. Bảng phân loại đất Việt Nam năm 1976 (tỷ lệ 1/1.000.000)
I. Ðất cát biển
1. Ðất cồn cát trắng và vàng

2. Ðất cồn cát đỏ
3. Ðất cát biển
II. Ðất mặn
4. Ðất mặn sú, vẹt, đước
5. Ðất mặn
6. Ðất mặn kiềm
III. Ðất phèn (chua mặn)
7. Ðất phèn nhiều
8. Ðất phèn trung bình và ít
IV. Ðất lầy và than bùn
9. Ðất lầy
10. Ðất than bùn
V. Ðất phù sa
11. Ðất phù sa hệ thống sông Hồng
12. Ðất phù sa hệ thống sông Cửu Long


13. Ðất phù sa hệ thống sông khác
VI. Ðất xám bạc màu
14. Ðất xám bạc màu trên phù sa cổ
15. Ðất xám bạc màu glây trên phù sa cổ
16. Ðất xám bạc màu trên sản phẩm phá huỷ của đá cát và macma axit
VII. Ðất xám nâu vùng bán khô hạn
17. Ðất xám nâu vùng bán khô hạn
VIII. Ðất đen
18. Ðất đen
IX. Ðất đỏ vàng (đất feralit)
19. Ðất nâu tím trên đá macma bazơ và trung tính
20. Ðất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính
21. Ðất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính

22. Ðất đỏ nâu trên đá vôi
23. Ðất đỏ vàng trên đá phiến sét và biến chất
24. Ðất vàng đỏ trên đá macma axit
25. Ðất vàng nhạt trên đá cát
26. Ðất vàng nâu trên phù sa cổ
X. Ðất mùn vàng đỏ trên núi
27. Ðất mùn vàng đỏ trên núi
XI. Ðất mùn trên núi:
28. Ðất mùn trên núi
XII. Ðất potzon
29. Ðất potzon.
XIII. Ðất xói mòn trơ sỏi đá
30. Ðất xói mòn trơ sỏi đá
b. Bảng phân loại đất Việt Nam theo phương pháp định lượng của FAO-UNESCO
(bảng 15.7).
Bảng 15.7. Phân loại đất Việt Nam theo phương pháp FAO - UNESCO (năm 1996)
TT
I

Tên Việt Nam
Ðất cát biển
Ðất cồn cát trắng và vàng
Ðất cồn cát đỏ
Ðất cát biển
Ðất cát mới biến đổi
Ðất cát glây
Ðất mặn
6 Ðất mặn sú vet đước
7 Ðất mặn nhiều
8 Ðất mặn trung bình và ít

Ðất phèn
1
2
3
4
5

II

III

9 Ðất phèn tiềm tàng
10 Ðất phèn hoạt động


hiệu
C
Cc

C
Cb
Cg
M
Mm
Mn
M
S
Sp
Sj


Tên đất theo
FAO-UNESCO
Arenosols
Luvic Arenosols
Rhodic Arenosols
Haplic Arenosols
Cambic Arenosols
Gleyic Arenosols
Salic Fluvisols
Gleyic Salic Fluvisols
Hapli Salic Fluvisols
Molli Salic Fluvisol
Thionic Gleysols
Thionic Fluvisols
Thionic Gleysols
Orthi Thionic Fluvisols


hiệu
AR
ARl
ARr
ARh
ARb
ARg
FLS
FLSg
FLSh
FLSm
GLt

FLt
FLtp
FLto


TT
IV
11
12
13
14
15
V
16
17
18
VI
19
20
VII
21
22
VIII
23
24
IX
25
26
X
27

28
29
30
31
XI
32
33
XII
34
35
XIII
36
37
38
XIV
39
40
XV
41
42

Tên Việt Nam
Ðất phù sa
Ðất phù sa trung tính ít chua
Ðất phù sa chua
Ðất phù sa glây
Ðất phù sa mùn
Ðất phù sa có tầng đốm gỉ
Ðất glây
Ðất glây trung tính ít chua

Ðất glây chua
Ðất lầy
Ðất than bùn
Ðất than bùn
Ðất than bùn phèn tiềm tàng
Ðất mặn kiềm
Ðất mặn kiềm
Ðất mặn kiềm glây
Ðất mới biến đổi
Ðất mới biến đổi trung tính ít chua
Ðất mới biến đổi chua
Ðất đá bọt
Ðất đá bọt
Ðất đá bọt mùn
Ðất đen
Ðất đen có tầng kết von dày
Ðất đen glây
Ðất đen cacbonat
Ðất nâu thẫm trên bazan
Ðất đen tầng mỏng
Ðất nâu vùng bán khô hạn
Ðất nâu vùng bán khô hạn
Đất đỏ vùng bán khô hạn
Ðất tích vôi
Ðất vàng tích vôi
Ðất nẫu thẫm tích vôi
Ðất có tẩng sét loang lổ
Ðất có tầng sét loang lổ chua
Ðất có tầng sét loang lổ bị rửa trôi mạnh
Ðất có tầng sét loang lổ giàu mùn

Ðất Pôtzôn
Ðất potzon chua
Ðất potzon glây
Ðất xám
Ðết xám bạc màu
Ðất xám có tầng loang lổ


hiệu
P
P
Pc
Pg
Pu
Pb
GL
GL
GLc
GLu
T
T
Ts
MK
MK
MKg
CM
CM
CMc
RK
RK

RKh
R
Rf
Rg
Rv
Ru
Rq
XK
XK
XKd
V
V
Vu
L
Lc
La
Lu
O
Oc
Og
X
X
Xl

Tên đất theo
FAO-UNESCO
Fluvisols
Eutric Fluvisols
Dystric Fluvisols
Gleyic Fluvisols

Umbric Fluvisols
Cambic Fluvisols
Gleysols
Eutric Gleysols
Dystric Gleysols
Umbric Gleysols
Histosols
Fibric Histosols
Thionic Histosols
Solonetz
Haplic Solonetz
Gleyic Solonetz
Cambisols
Eutric Cambisols
Dystric Cambisols
Andosols
Haplic Andosols
Mollic Andosols
Luvisols
Ferric Luvisols
Gleyic Luvisols
Calcic Luvisols
Chromic Luvisols
Lithic Luvisols
Lixisols
Haplic Lixisols
Chromic Lixisols
Calcisols
Haplic Calcisols
Luvic Calcisols

Plinthosols
Dystric Plinthosols
Albic Plinthosols
Humic Plinthosols
Podzoluvisols
Dystric Podzoluvisols
Gleyic podzoluvisols
Acrisols
Haplic Acrisols
Plinthic Acrisols


hiệu
FL
FLe
FLd
FLg
FLu
FLb
GL
GLe
GLd
GLu
HS
HSf
HSt
SNn
SNh
SNg
CM

CMe
CMd
AN
ANh
ANm
LV
LVf
LVg
LVk
LVx
LVq
LX
LXh
LXx
CL
CLh
CLl
PT
PTd
PTa
PTu
PD
PDd
PDg
AC
ACh
ACp


TT

43
44
45
XVI
49
47
48
49
XVII
50
51
52
XVIII
53
XIX
54

Tên Việt Nam
Ðất xám glây
Ðất xám feralit
Ðất xám mùn trên núi
Ðất đỏ
Ðất nâu đỏ
Ðất nâu vàng
Ðất đỏ vàng có tầng sét loang lổ
Ðất mùn vàng đỏ trên núi
Ðất mùn alit núi cao
Ðất mùn alit núi cao
Ðất mùn alit núi cao glây
Ðất mùn thô than bùn núi cao

Ðất xói mòn mạnh trơ sỏi
Ðất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Ðất nhân tác
Ðất nhân tác


hiệu
Xg
Xf
Xh
F
Fd
Fx
Fl
Fh
A
A
Ag
AT
E
E
N
N

Tên đất theo
FAO-UNESCO
Gleyic Acrisols
Ferralic Acrisols
Humic Acrisols
Ferralsols

Rhodic Ferralsols
Xanthic Ferralsols
Plinthic Ferralsols
Humic Ferralsols
Alisols
Humic Alisols
Gleyic Alisols
Histric Alisols
Leptosols
Lithic Leptosols
Anthrosols
Anthrosols


hiệu
ACg
ACf
ACu
FR
FRr
FRx
FRp
FRu
AL
ALh
ALg
ALu
LP
LPq
AT

AT



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×