Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

THUYẾT TRÌNH TRÊN LỚP ĐỊA LÝ HÀNG HẢI SƯƠNG MÙ VÀ VÒI RỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1013.51 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
KHOA HÀNG HẢI
LỚP HH 07D
NHÓM 5

ĐỊA LÍ HÀNG HẢI
SƯƠNG MÙ & VÒI RỒNG


PHẦN 1:SƯƠNG MÙ
1.ĐỊNH NGHĨA:
Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành
các hạt nhỏ li ti (mây) gần mặt đất. Nó xảy ra khi hơi
ẩm bề mặt Trái Đất bốc hơi;khi bốc hơi, hơi ẩm
chuyển động lên cao, nó bị làm lạnh và ngưng tụ tạo
thành hiên tượng sương mù.Sương mù khác với mây
ở chỗ nó gần với bề mặt Trái Đất, còn mây thì không.
Người ta còn xếp sương mù vào họ mây thấp.


2.NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH
Sương mù hình thành do sự ngưng tụ của hơi nước
trong lớp khí quyển tiếp xúc với mặt đất có nhiệt độ
thấp hơn nhiệt độ điểm sương của không khí, kết quả là
hình thành những hạt nước nhỏ li ti bao phủ bề mặt đất
hay mặt biển.Nếu quá trình này xảy ra ở tầng cao của
khí quyển thì tạo thành mây.


3.PHÂN LOẠI
 Sương mù núi: Tạo thành


khi gió thổi không khí trên
các chỗ dốc, làm lạnh đoạn
nhiệt đó khi nó được nâng lên
và làm cho không khí ẩm
phải ngưng tụ.Loại hình này
thường tạo ra sương giá trên
các đỉnh núi.


 Sương mù hơi: Được tạo
ra do luồng không khí lạnh
đi trên nước ấm hơn. Hơi
nước nhanh chóng đi vào
khí quyển bằng cách bay
hơi và ngưng tụ xảy ra khi
đạt tới điểm sương, tạo ra
lớp hơi mỏng và yếu. Nó
phổ biến ở các khu vực
gần địa cực, xung quanh
các hồ sâu và rộng vào
cuối thu và mùa đông.


 Sương mù gió: Xảy ra khi
không khí ẩm chuyển động
qua bề mặt lạnh do gió và
bị lam lạnh. Dạng này phổ
biến trên biển khi không
khí vùng nhiệt đới gặp gỡ
với nước lạnh hơn của các

vĩ độ cao hơn.


 Sương mù ngưng đọng:
(hay sương mù mưa) tạo
thành do các giọt nước bị
ngưng đọng rơi xuống lớp
không khí khô hơn ở dưới
các đám mây, các giọt nước
bay hơi thành hơi nước.
Hơi nước bị làm lạnh và tại
điểm sương nó ngưng tụ và
tạo ra sương mù.


 Sương mù thung lũng: Là
kết quả của sự đảo lộn
nhiệt độ sinh ra bởi không
khí lạnh nặng hơn đi vào
các thung lũng, với không
khí ấm hơn đi qua các ngọn
núi ở phía trên.


 Sương mù bức xạ: Được
tạo thành bởi sự làm lạnh
của đất sau hoàng hôn bởi
bức xạ nhiệt trong đk yên
tĩnh với bầu trời quang
đãng.Lớp đất lạnh sẽ tạo ra

sự ngưng đọng trong không
khí gần đó bằng truyền dẫn
nhiệt.


 Sương mù băng: Là bất kì dạng sương mù nào
khi các giọt nước bị đóng băng thành các tinh
thể nước đá nhỏ trong không khí, loại hình này
yêu cầu nhiệt độ thấp hơn điểm đong băng nên
chỉ phổ biến ở Bắc cực và châu Nam cực.
 Sương mù khô: Là hiện tượng khí quyển bị
vẩn đục nhẹ do sự tồn tại của các hạt bụi, khói
gây nên.


4.ẢNH HƯỞNG CỦA SƯƠNG MÙ TỚI
NGÀNH HÀNG HẢI
• Các hạt nước trong không khí lám giảm độ trong suốt
của khí quyển, làm giảm tầm nhìn xa.Trong sương
mù, ban ngày tầm nhìn xa giảm đến dưới 1 km ban
đêm có thể giảm đến dưới 500m; thậm chí sương mù
dày đặc tầm nhìn xa có thể giảm xuống dưới 100m
nên tàu thuyền phải giảm tốc độ khai thác để đảm bảo
an toàn dẫn tới tăng thời gian, tăng chi phí phát sinh,

• Hiện tượng sương mù, sương muối có thể làm ảnh
hưởng tới các trang thiết bị trên tàu, hàng hóa.


PHẦN 2: VÒI RỒNG

1.NGUỒN GỐC & TÊN GỌI:
Đó là hiện tượng gió
xoáy rất mạnh, phạm vi
đường kính nhỏ, hút từ mặt
đất lên đám mây vũ tích, tạo
thành hình như cái phễu di
động, trông giống như cái
vòi, nhưng từ trên bầu trời
thò xuống.


3.NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH
Hình thành từ một dạng
mây giông tích điện.1
đám mây có thể kéo dài
trong vài giờ, xoáy tròn
trong vùng có đường
kính từ 10 đến 16 km,di
chuyển hàng trăm dặm
và sinh ra vô số ống hút
khổng lồ. Nguồn gốc của
chúng là vùng khí hậu
có luồng khí nóng đi lên
và luồng khí lạnh đi
xuống.


VIDEO HÌNH THÀNH VÒI RỒNG



4.ĐẶC ĐIỂM




Đường kính có thể thay đổi từ vài chục mét tới vài
km. Nhưng đa số vào khoảng 50m.
Nhìn từ xa vòi rồng có thể có màu đen hoặc màu
trắng, tùy thuộc vào thứ mà nó cuốn theo.


5.CƯỜNG ĐỘ




Độ mạnh của vòi rồng tăng từ F0 đến F5. Vòi rồng
yếu nhất (F0) có thể phá hủy ống khói và các biển
hiệu. Trong khi đó cấp mạnh nhất (F5) có thể thổi bay
những căn nhà khỏi móng.
Với cấp F4 & F5, tốc độ gió của vòi rồng có thể lên
tới 207 mph/333 km/h cho đến 261 mph/420 km/h.


6. HẬU QUẢ DO VÒI RỒNG GÂY RA




Những vòi rồng nhỏ phá hủy

các biển hiệu giao thông,
những nhà có kiến trúc không
vững. Những trận mạnh có thể
cuốn bay những chiếc ô tô,
những căn nhà kiên cố, phá
hủy những cây cầu…và cuốn
cả con người,con vật trên
đường đi.
Trên biển nếu gặp vòi rồng
phải tránh ra khỏi đường đi
của nó vì vòi rồng có thể làm
lật tàu thuyền nhỏ,cuốn theo
hàng hóa….


7.CÁCH PHÒNG TRÁNH




Trong thời gian diễn ra vòi rồng, mọi người phải lập tức tìm
1 nơi trú ẩn trong 1 tầng hầm hay nơi kin đáo của tòa nhà
như phòng họp, phòng tắm…
Tuyệt đối tránh chú ẩn trong xe hơi, nhà di động. Không nên
ở những nhà lớn có mái rộng như thính phòng hay siêu thị.
Nếu ở ngoài đường nên chui xuống 1 cái rãnh hay mương
sâu và che đầu cẩn thận.


VIDEO VÒI RỒNG




Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Danh sách nhóm 5
LÊ CHIÊU SINH
TRẦN VĂN THỤY
NGUYỄN TẤN THỌ
LÊ VĂN THỊNH
TRẦN MINH THIỆN
NGÔ ĐỨC THÔNG
NGUYỄN DUY TÂN
PHẠM ĐỨC THÔNG
NGUYỄN ĐÌNH THÁM
PHẠM VĂN SONG




×