Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tham gia quy trình sản xuất chuối xuất khẩu tại công ty TNHH huy long an trang trại bời lời tại xã đôn thuận – huyện trảng bàng – tỉnh tây ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.52 MB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO
THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP

Nhiệm vụ: Tham gia quy trình sản xuất chuối xuất khẩu tại công ty TNHH Huy

Long An trang trại Bời Lời tại xã Đôn Thuận – huyện Trảng Bàng – tỉnh Tây Ninh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Phát
Lớp: Bảo vệ thực vật K47
Giáo viên hướng dẫn: Lê Khắc Phúc
Công ty thực tập: CÔNG TY TNHH HUY LONG AN


MỤC LỤC

Lời nói đầu


Lời nói đầu
Sau khi hoàn thành khóa thực tế nghề 2 tháng ở công ty TNHH Huy Long An, tôi thực
hiện bài báo cáo này như là một bài thu hoạch và tổng hợp lại tất cả những kiến thức
cũng như những kinh nghiệm và bài học rút ra khi bản thân được trải nghiệm, học hỏi ở
công ty. Công ty là môi trường để giúp sinh viên áp dụng những kiến thức đã được dạy
trong trường lớp và cũng là điều kiện tốt để sinh viên học hỏi các kỹ năng mà nhà trường
chưa đào tạo được. Ngoài ra, đó cũng là môi trường giúp cho sinh viên bọc lộ các kỹ
năng của bản thân mà lâu nay trong nhà trường không được thể hiện (ví dụ như: khả năng
làm việc nhóm, cá nhân, khả năng là chủ một cuộc họp nội bộ, khả năng sáng tạo trong
công việc v.v…)


Nói về bản báo cáo, bảo báo cáo của tôi gồm các phần … trong đó tôi chú trọng đến
phần…
1.Giới thiệu về công ty:
Địa chỉ: công ty có nhiều trang trại như trại Đức Huệ ở Long An, trại Bời Lời ở Tây
Ninh,trại ở Trần Đề - Sóc Trăng,…
Cơ cấu tổ chức:


Các hoạt động: là công ty nuôi trồng tổng hợp, kinh doanh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy
sản, chăn nuôi bò, trồng các loại cây ăn quả có giá trị xuất khẩu cao như chuối, bưởi,
xoài, mít,… các mặt hàng của công ty chủ yếu để xuất khẩu sang các nước như Ấn Độ,
Singapo, Philippin, Úc,…và phục vụ một số ít nhu cầu trong nước.
2.Các hoạt động của sinh viên ở công ty:
Ở đây sinh viên được thực hiện tất cả các thao tác trên cây chuối.được rèn luyện các kỹ
năng cần có để hoàn thành tốt tất cả các công việc trong trang trại. Gồm các thao tác:
1.

Làm đất:

-Yêu cầu thao tác: cày đất càng sâu càng tốt nhưng mức tối thiểu là cày sâu khoảng
30cm, đất phải tơi xốp, có độ mịn tương đối. Gồm các công việc: cày đất, bửa và đập đất,
lên luống ( lên luống sao cho phù hợp với mật độ của mô hình: cây x cây 1,5m, đôi x đôi
5,5m)
-Mục đích: làm cho đất tơi xốp, tăng khả năng giữ nước, giữ chất dinh dưỡng, đồng thời
diệt cỏ dại và mầm mống sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển tốt.
2.

Vét mương:

-Yêu cầu thao tác: độ sâu từ 3-4m so với mặt đất, khoảng cách 2 bờ mương từ 2-3m.

- Mục đích: mương có tác dụng tạo nguồn nước để cung cấp cho cây khi có khô hạn
hoặc thiếu nguồn nước tưới.
3.

Trồng dặm:

-Yêu cầu thao tác: công tác trồng chuối con được thực hiện theo từng lô và có thời gian
trồng khác nhau giữa các lô.
-Mục đích:
4.

Xơ dừa:

-Yêu cầu thao tác: xơ dừa phải có độ tơi và xốp tương đối.
-Mục đích: tăng độ mùn và tăng khả năng giữ ẩm cho cây, có thể thay thế bằng rơm, lá
cây khô
5.

Tưới:


-Yêu cầu thao tác: có hệ thống tưới nước, các ống tưới được bố trí giữa các hàng chuối và
tưới luân phiên 30 phút đến 1 tiếng trên một diện tích nhất định. Đặc điểm của cây chuối
là cây ưa nước nhưng không bao giờ bị ngập úng nên trong việc tưới nước chỉ cần đảm
bảo cây chuối không bị thiếu nước, đất không bị khô hạn là được.
Muc đích: tăng độ ẩm cho đất, cung cấp nước cho cây để phục vụ các quá trình sinh lý,
sinh hóa trong cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển bình thường.

Hệ thống tưới trong vườn ươm
6.


Hệ thống tưới ngoài đồng

Bón phân:

-Yêu cầu thao tác: sử dụng phân lân và phân hữu cơ (ở đây sử dụng phân bò đã hoai mục)
để bón lót. Rải phân lên mặt đất sau đó cày, bừa, lấp đất để vùi phân xuống dưới. Trong
giai đoạn cây con thì bón phân đều đặn 1 lần/tuần, sau 2 tháng kể từ khi trồng cây con thì
bón phân 2 tuần 1 lần.
-Mục đích: cung cấp dinh dưỡng bổ sung cho đất, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
7.

Kiểm soát cỏ dại:

-Yêu cầu thao tác: trong giai đoạn cây con vấn đề cỏ dại đặc biệt quan trọng, trong giai
đoạn nàychỉ cho phép phun thuốc cháy lá vì chuối con rất mẫn cảm với thuốc. Khi phun,
thì tránh việc phun thuốc cháy là trên chuối con.
-Mục đích: ngăn chặn đối tượng cỏ dại tranh giành chất dinh dưỡng trong đất đối với
chuối con.
8.

Quan sát dịch hại: các dịch hại chủ yếu trên cây chuối:


1

Bệnh Panama (do nấm Fusarium oxysporum f.sp. Cubense). Cây chuối bị nhiễm
bệnh héo rũ Panama thường có hiện tượng vàng từ lá già lan dần lên các lá non, từ
bìa lá lan vào gân lá. Lá bị bệnh thường héo, cuống gãy và lá treo trên thân giả,
đôi khi cuống lá cũng bị gãy ở phần giữa phiến lá. Trên cây, các lá già bị héo khô

quanh thân giả, chỉ còn một số lá đọt còn xanh và mọc thẳng, các lá đọt này có
màu xanh nhạt hay hơi vàng hoặc bị méo mó, nhăn nheo, cuối cùng bị héo úa.

Cây chuối bị bệnh sẽ chết nhưng thân không đổ, các bẹ ngoài bị nứt dọc.Cắt ngang thân
giả sẽ thấy các bó mạch dẫn có màu nâu vàng.Cắt ngang củ chuối có các đốm màu vàng
hoặc đỏ nâu và bốc mùi hôi.
2

Bệnh Muco: rễ bị thối, có mùi hôi khó chịu, hiện tượng thối xảy ra theo chiều từ
trên đọt thối xuống gốc

3

Bệnh Mosaic: lá có hiện tượng xoăn, đọt chùn, lá có hình nổi lộm cộm như vỏ trái
dưa chuột.

4

Bệnh chùn đọt: đọt có hiện tượng chùn lại, cây còi cọt, sinh trưởng và phát triển
kém. Bệnh có môi giới truyền bệnh là rệp sáp.

5

Bệnh Sigatoka( do vi khuẩn Hycospha erellafyensis var difformis gây ra):Trong
thời kỳ đầu, triệu chứng bệnh thường xuất hiện ở mặt dưới của phiến lá thứ 3 và
thứ 4; hình thành 1 đốm sọc nhỏ màu nâu đỏ song song với gân lá, rộng khoảng 510mm, thường tập trung ở phía bên trái và ở chóp lá chuối.Về sau đốm mọc loang
ra, trở màu đen, đồng thời xuất hiện ở mặt trên của lá chuối. Đến thời kỳ giữa,
đốm sọc loang rộng thành hình bầu dục màu nâu, xung quanh có quầng màu vàng.
Đến thời kì cuối nó trở thành màu đen, sau cùng ngay giữa đốm biến thành màu
xám và lá chuối sớm bị héo chết. Bệnh làm lá héo chết gây ảnh hưởng đến quá

trình quang hợp của cây kéo theo ảnh hưởng đến các quá trình khác diễn ra trong
cây. Đây là dịch hại xuất hiện chủ yếu và phổ biến trên cây chuối.


Bệnh Sigatoka trên chuối
6

Các loại sâu xanh, sâu xám, sâu đục thân: gây hại trên bề mặt lá, thân, trên buồng
chuối,…Sâu xanh, sâu xám gây hại trên phần biểu bì bề mặt lá, làm mất phần diệp
lục của lá dẫn tới khả năng quang hợp của cây bị suy yếu ảnh hưởng đến nhiều
quá trình khác trong cây. Sâu đục thân gây hại trên thân và buồng chuối, làm ảnh
hưởng đến các mạch dẫn trong cây và khả năng chống đỡ của thân bị giảm đi dẫn
tới cây dễ bị đổ ngã.

Sâu xanh và vết bệnh trên lá
7

Tuyến trùng: ký sinh hút chất dinh dưỡng của cây ở rễ, làm cây còi cọt, sinh
trưởng và phát triểm kém.

8

Các dịch hại khác:

+ Cháy/nám lá: do phân bò khi gặp nước tưới sẽ bốc hơi nóng làm lá bị nám hoặc cháy.


Lá bị cháy nám do phân bò bốc hơi nóng
+ Rệp sáp:



Rệp sáp trên chuối
+Bọ trĩ:

Vết bệnh bọ trĩ để lại trên nãi chuối


9.

Phòng trừ bệnh:

-Yêu cầu thao tác: vệ sinh vườn,…Khi xịt buồng thì cần đặt đầu bơm cách buồng một
khoảng từ 25-30cm và phun đều quanh buồng chuối.
-Mục đích: xịt buồng có tác dụng ngăn ngừa ký sinh trùng và các hư hại do sâu bệnh gây
ra cho quả. Vệ sinh vườn có tác dụng hạn chế côn trùng và tác nhân gây bệnh.
10.

Cắt lá già/bệnh:

-Yêu cầu thao tác: thao tác cắt là già sẽ được làm định kỳ mỗi tuần một lần, trừ những
khoảng thời gian có bệnh hại thì sẽ đi cắt lá bệnh tăng cường.
-Mục đích: hạn chế tối đa tổn thương cho quả, loại bỏ các lá cọ xác vào buồng chuối, loại
bỏ các lá bệnh nghiêm trọng.
11.

Xắn chuối con:

-Yêu cầu thao tác: chọn cây chuối con có khoảng cách 15-20cm so với cây mẹ, lá hình
lưỡi mác, thân mập, không bị vết trầy sướt hay bị côn trùng hoặc động vật hại gây hại.
Dùng xẻng xắn các cây con còn lại, xắn phải đứt gốc các cây con không được chọn.

-Mục đích: chọn cây con thay thế cho cây mẹ trong thời gian tới sau khi thu hoạch trên
cây mẹ.
12.

Tiêm bắp:

-Yêu cầu thao tác: khi bắp nhú ra khoảng 2/3 hình dạng thật của bắp thì tiến hành tiêm
bắp (bắp ra 1 tuần). Mũi chích cách đỉnh bắp từ 15-20cm, chích hướng lên đỉnh bắp với
một góc 45° so với trục thẳng đứng của bắp.Lượng thuốc khi tiêm là 60cc đối với bắp
nhỏ và 90cc đối với bắp lớn.
-Muc đích: tiêm thuốc phòng ngừa bọ trĩ và nấm cho bắp, ảnh hưởng đến quá trình hình
thành trái và gây thiệt hại khi thu hoạch.


Sinh viên đang tiêm bắp
13.

Bảo vệ trái:

-Yêu cầu thao tác: trong thao tác này thì thao tác bao buồng là quan trọng nhất, bao
buồng 1 lần/tuần, dùng bao polyetylen được đục lỗ, sau đó đánh dấu bằng dây màu. Khi
bao buồng ta phải luồng bao ngoài buồng chuối sao đó tiến hành thắc nút ở đầu cuống
buồng, nút thắc phải ở trên cao thông thường làcách từ 25-30cm so với nãi đầu tiên.
-Mục đích: bao buồng có tác dụng hạn chế rệp, côn trùng và các tác nhân khác có thể gây
tổn thương cho trái chuối.

14.

Bẻ hoa:


-Yêu cầu thao tác: bẻ hoa tiến hành 2 lần/tuần, mỗi buồng bẻ hoa từ 1-2 lần, hoa được
ngắt sau khi nở và vẫn còn tươi. Khi ngắt hoa có hiện tượng chảy mũ ở đầu hoa thì phải
che phủ trái tránh mũ bám vào trái gây mất thẫm mỹ


-Mục đích: hạn chế phát sinh nấm và sự tấn công của côn trùng, hạn chế tình trạng vỏ trái
bị tổn thương

Sinh viên đang thực hiên thao tác bẻ hoa
15.

Tỉa /trái:

-Yêu cầu thao tác: thao tác tỉa trái được tiến hành song song với thao tác bẻ hoa, và bao
nãi. Các loại trái phải tỉa: trái sinh đôi, sinh ba, trái hàng 3 (trái thuộc hàng đơn và nằm
riêng lẽ không thuộc hàng cố định nào), 2 trái ngoài cũng của 3 nãi đầu tiên của buồng.
Song song là thao tác cắt bắp tiến hành 2 lần/tuần vào thứ 3 và thứ 6 và khi cắt bắp các
công nhân sẽ tiến hành đánh dấu và ghi lại ngày cắt bắp là ngày thứ 5 của tuần đó.
Mục đích: đảm bảo kích thước đồng đều giữa các trái và tăng tính thẫm mĩ của nãi chuối
ngay từ ngoài vườn ươm.
16.

Xịt buồng


-Yêu cầu thao tác: tiến hành phun thuốc sau khoảng thời gian chích bắp 2 tuần. Có 2 loại
thuốc dùng trong xịt buồng là Daconil 500SC: 15ml/20l nước (trị nấm) và Confidor:
30ml/20l nước (trừ bọ trĩ và rầy). Khi xịt buồng thì cần đặt đầu bơm cách buồng một
khoảng từ 25-30cm và phun đều quanh buồng chuối.
-Mục đích: ngăn ngừa ký sinh trùng (nấm và côn trùng) và các hư hại do sâu bệnh gây ra

cho quả.

Sinh viên đang thực hiện thao tác xịt buồng

17.

Bao trái:


-Yêu cầu thao tác: khi có hiện tượng các nãi trong buồng có tình trạng chèn ép thì tiến
hành bao trái, định kỳ là 1 lần/tuần thì tiến hành thao tác bao trái . Kích thước của bao
trái là: 25 x 50 hoặc 25 x 60, bao có chiều dài một đầu bịt kín một đầu hở và xung quanh
có các lỗ nhỏ thoát khí.
-Mục đích: để tránh trái bị trầy sướt, nám nắng mất thẫm mỹ và cũng một phần ngăn
ngừa sâu bệnh hai xâm nhập gây hại cho quả chuối.

Sinh viên thực hiện thao tác bao nãi (trái)
18.

Chằng dây:

-Yêu cầu thao tác: Khi cây ra bắp và có xu hướng nghiêng về hướng bất xác định thì tiến
hành thao tác chằng dây. Mỗi cây có 2 dây chằng được buộc cách đỉnh 3-4 bẹ lá từ trên


xuống đến gốc của 2 cây chuối ngược hướng đổ của cây chuối và tạo hình chữ V, chọn
gốc buộc dây chằng sao cho 2 cầy không được liền kề nhau mà phải cách 1 cây.
-Mục đích: ngăn ngừa tình trạng đổ ngã của cây chuối do gió hoặc các tác nhân khác gây
hại cho chuối, làm chuối đổ ngã.


Sinh viên thực hiên thao tác chằng dây
19.

Thu hoạch

-Yêu cầu thao tác: dùng dao rựa móc vào đầu của cuống buồng chuối trong khi vẫn nắm
giữ buồng chuối, cắt cuống đặt buồng chuối lên vai (có tấm lót đệm) và mang đến dây
chuyền chuyền chuối vào nhà đóng gói.
-Mục đích: vận chuyển chuối từ nơi thu hoạch đến nơi đóng gói và tránh tình trạng quả
chuối bị trầy sướt do vận chuyển (có tấm lót đệm và dây chuyền chuối).
20.

Xử lý sau thu hoạch:


Chuối được đưa vào nhà đóng gói để phục vụ việc đóng gói xuất khẩu hoặc vận chuyển
tiêu thụ trong nước. Gồm các công đoạn: xắn chuối, tỉa chuối, cân chuối, dán tem chèn
nãi, xếp chuối vào thùng, hút chân không, đóng thùng, đưa chuối vào kho lạnh.
-Xắn chuối (ra nãi): là thao tác cắt nãi chuối ra khỏi buồng. Khi thực hiện thao tác tay
không thuận nắm 2-3 trái chuối của 2 dãy nãi, tay thuận dung đục thực hiện thao tác
nhanh gọn và dứt khoát tránh tình trạng đụt hoặc tay là trầy sướt chuối. Sau khi ra nãi,
chuối được đưa vào bể 1 có dung tích 8m3 nước được hòa 20g clo + 50g phèn/1m3 nước

Sinh viên đang thực hiện thao tác ra nãi
-Tỉa nãi: là thao tác cắt, tỉa, gọt, lau chùi sao cho tính thẫm mỹ của chuối là cao nhất, đây
cũng là khâu kiểm tra độ đồng đều của chuối. Khi tỉa nãi tay không thuận nắm ở phía
dưới của nãi chuối, tay thuận dung dao cắt,tỉa, gọt…sao cho tính thẩm mĩ đạt mức cao
nhất. Chuối sau khi được cắt tỉa hoàn thiện sẽ được chuyển sang bể 2 có dung tích và
lượng clo, phèn hòa trong nước tương tự như bể 1. Và đây cũng là thao tác phân loại
chuối sao cho phù hợp, cụ thể: số trái trên nãi là 4,5,6,7,8,9,10,11 thì được liệt vào hàng

nãi, trên 12 trái trên mỗi nãi thì phân theo hàng nãi.


Sinh viên và công nhân đang thực hiện thao tác tỉa trái
-Cân nãi: là thao tác cân nãi chuối sao cho phù hợp với yêu cầu của đối tác, trong thao tác
này có công đoạn dúng cùi trong dung dịch 200g clo/20l nước để đảm bảo cùi chuối
không bị thối hay bị nấm gây hại trong quá trình đóng thùng vận chuyển.

Chuối được đưa lên bàn cân
-Dán tem và chèn nãi: là thao tác giúp cho nãi chuối tránh va chạm chèn ép giữa các quả
chuối trong quá trình vận chuyển.


Sinh viên đang chèn nãi và dán tem
-Xếp nãi vào thùng: là thao tác sắp xếp các nãi chuối trên khay vào thùng sao cho gọn
gàng và chuẩn xác nhất để hạn chế chuối có thể bị trầy sướt hoặc bầm dập trong quá trình
vận chuyển. Tùy thuộc vào số nãi mà có cách sắp xếp khác nhau sao cho phù hợp.


Sinh viên đang thực hiện thao tác xếp nãi vào thùng
-Hút chân không: là thao tác hút hết không khí trong bao chứa nãi đặt trong thùng, hút
chân không có tác dụng hạn chế điều kiện để nấm và vi khuẩn gây hại cho trái, đồng thời
cũng giúp cho các nãi chuối được dính chặt vào nhau tránh trường hợp bị bầm dập do va
đập trong quá trình vận chuyển.


Sinh viên đang hút chân không
-Đóng thùng: là thao tác bao bọc bên ngoài của chuối được vận chuyển đi xa. Đóng thùng
có tác dụng hạn chế được việc chuối bị bầm dập và thuận tiện cho việc vận chuyển cũng
như sắp xếp chuối lên xe vận chuyển.



Sinh viên đang đóng thùng
-Đưa chuối vào kho lạnh: là thao tác cuối cùng trong nhà đóng gói, chuối được đưa vào
kho lạnh có nhiệt độ từ 13-15C giúp chuối được bảo quản lâu hơn.
3. Thuận lợi, khó khan và bài học kinh nghiệm.
-Thuận lợi:
+ Công ty tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sinh viên có thể hoàn thành tốt khóa thực tế
nghề của mình.
+ Công ty bố trí chỗ ăn, ở, sinh hoạt rất phù hợp với sinh viên.


+ Công nhân và kĩ sư ở đây rất thân thiện và nhiệt tình trong việc giải đáp các thắc mắc
cũng như hướng dẫn chỉ bảo tận tình về nội dung và cách thực hiện các thao tác trên đối
tượng cây chuối.
-Khó khăn:
-Bài học kinh nghiệm:



×