Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hướng dẫn ôn tập môn phát triển cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA
MÔN: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

Mục đích
Tài liệu này nhằm hỗ trợ cho học viên hình thức giáo dục từ xa nắm vững nội dung ôn tập
và làm bài kiểm tra hết môn hiệu quả.
Tài liệu này cần được sử dụng cùng với tài liệu học tập của môn học và bài giảng của
giảng viên ôn tập tập trung theo chương trình đào tạo.
Nội dung hướng dẫn
Nội dung tài liệu này bao gồm các nội dung sau:
Phần 1: Các nội dung trọng tâm của môn học. Bao gồm các nội dung trọng tâm
của môn học được xác định dựa trên mục tiêu học tập, nghĩa là các kiến thức hoặc
kỹ năng cốt lõi mà người học cần có được khi hoàn thành môn học.
Phần 2: Cách thức ôn tập. Mô tả cách thức để hệ thống hóa kiến thức và luyện tập
kỹ năng để đạt được những nội dung trọng tâm.
Phần 3: Hướng dẫn làm bài kiểm tra. Mô tả hình thức kiểm tra và đề thi, hướng
dẫn cách làm bài và trình bày bài làm và lưu ý về những sai sót thường gặp, hoặc
những nỗ lực có thể được đánh giá cao trong bài làm.
Phần 4: Đề thi mẫu và đáp án. Cung cấp một đề thi mẫu và đáp án, có tính chất
minh hoạ nhằm giúp học viên hình dung yêu cầu kiểm tra và cách thức làm bài thi.

-1-


PHẦN 1. CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM
Chương 1: Giới thiệu phát triển cộng đồng
Lịch sử phát triển cộng đồng.
Khái niệm: Khái niệm phát triển, cộng đồng, phát triển cộng đồng.


Đặc điểm cộng đồng, yếu tố cấu thành cộng đồng.
Giá trị, mục đích, nội dung, tiến trình, nguyên tắc hành động
Chương 2: Tiến trình tổ chức cộng đồng
Khái niệm, mục tiêu của tiến trình tổ chức cộng đồng.
Chín bước trong tiến trình tổ chức cộng đồng.
Chương 3: Vai trò và kỹ năng của tác viên cộng đồng
Năm vai trò của tác viên: Xúc tác, nghiên cứu, biện hộ, huấn luyện, lập kế hoạch
Các chỉ dẫn dành cho tác viên cộng đồng
Phẩm chất của tác viên cộng đồng.
Mối quan hệ của tác viên với cộng đồng.
Chương 4: Sự tham gia của cộng đồng
Khái niệm về sự tham gia.
Các kiểu tham gia, tham gia là phương tiện hoặc mục đích, lợi ích của sự tham gia.
Mức độ tham gia, tham gia của người dân “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”
Chương 5: Phương pháp khảo sát nhanh có sự tham gia (PRA)
Nguồn gốc của PRA.
Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của PRA.
Ứng dụng PRA, thay đổi thái độ, hành vi.
Ba phương pháp PRA: theo không gian, theo thời gian, theo mối quan hệ.
Đặc điểm PRA, kỹ thuật cơ bản khi sử dụng PRA.
Ứng dụng một số kỹ thuật PRA.
Chương 6: Giới thiệu dự án phát triển cộng đồng
Khái niệm dự án phát triển, các bên liên quan, nguồn lực dự án.
Yếu tố cấu thành dự án, chu trình dự án, quản lý vấn đề liên quan yếu tố giới.
-2-


Chương 7: Khó khăn – thuận lợi trong phát triển cộng đồng
Khó khăn, trở ngại mức độ người dân, tác viên, cộng đồng, xã hội, phương thức

phát triển cộng đồng.
Thuận lợi từ yếu tố cá nhân, văn hóa-xã hội, quản lý, phương thức thực hành phát
triển cộng đồng, góp phần của tổ chức xã hội.

-3-


PHẦN 2. CÁCH THỨC ÔN TẬP
Chương 1: Giới thiệu phát triển cộng đồng
Lịch sử phát triển cộng đồng (PTCĐ): tham khảo tài liệu hướng dẫn học tập
(TLHDHT) trang13-15 về thời gian hình thành hoạt động PTCĐ tại các quốc gia và
tại Việt Nam
Khái niệm: Khái niệm phát triển, cộng đồng, phát triển cộng đồng.
o Khái niệm phát triển: Tìm hiểu chỉ số phát triển con người (Human
Development Index – HDI); và 8 mục tiêu thuộc Những Mục tiêu Phát triển
thiên niên kỷ (Millennium Development Goals – MDGs)
o Khái niệm cộng đồng: Nắm vững hai loại cộng đồng địa lý, và cộng đồng chức
năng. Khái niệm phát triển cộng đồng: Nắm vững các từ, cụm từ cốt lõi trong
các khái niệm PTCĐ của chính phủ Anh, của Liên Hiệp quốc, tác giả Murray G.
Ross, và tác giả Nguyễn Thị Oanh.
Đặc điểm cộng đồng, yếu tố cấu thành cộng đồng.
o Đọc TLHDHT, trang 19-20
o Liên hệ thực tế về đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường, con người, v.v.
tại các địa phương.
Giá trị, mục đích, nội dung, tiến trình, nguyên tắc hành động
o Đọc TLHDHT, trang 22-24 để nắm vững giá trị và mục đích PTCĐ
o Làm câu hỏi số 3, bài tập trang 30 TLHDHT để tìm hiểu tiến trình PTCĐ
o Đọc TLHDHT trang 25-28, tìm hiểu 10 nguyên tắc PTCĐ, liên hệ các nguyên
tắc với các giá trị PTCĐ
Chương 2: Tiến trình tổ chức cộng đồng

Khái niệm, mục tiêu của tiến trình tổ chức cộng đồng.
Tham khảo TLHDHT, trang 34-35 nắm vững khái niệm tổ chức cộng đồng và mục
tiêu tiến trình tổ chức cộng đồng
Chín bước trong tiến trình tổ chức cộng đồng.
o Nắm vững chín bước trong tiến trình tổ chức cộng đồng qua tham khảo trang
36-59, và làm bài tập từ câu 2 đến câu 7, trang 61-63 TLHDHT.
o Liên hệ mô hình tiến trình phát triển cộng đồng (trang 24, TLHDHT), với tiến
trình 9 bước tổ chức cộng đồng. Đưa ra nhận xét.
Chương 3: Vai trò và kỹ năng của tác viên cộng đồng
Năm vai trò của tác viên: Xúc tác, nghiên cứu, biện hộ, huấn luyện, lập kế hoạch
o Đọc TLHDHT, trang 66-68, hiểu rõ 5 vai trò của tác viên
o Liên hệ ứng dụng 5 vai trò của tác viên với 9 bước trong tiến trình tổ chức cộng
đồng (chương 2)
-4-


Các chỉ dẫn dành cho tác viên cộng đồng, phẩm chất của tác viên cộng đồng, mối
quan hệ của tác viên với cộng đồng.
o Làm bài tập, câu hỏi 4, 5 trang 73 TLHDHT
o Rà soát kiến thức qua việc tham khảo phần trả lời câu hỏi, trang 73-74,
TLHDHT
o Tìm hiểu vai trò của cán bộ nông thôn mới, nhận xét với việc thực hiện 5 vai
trò, và các phẩm chất, mối quan hệ của tác viên với người dân tại cộng đồng.
Chương 4: Sự tham gia của cộng đồng
Khái niệm về sự tham gia: Tham khảo TLHDHT, trang 78, so sánh các khái niệm,
và mô hình hóa nội dung trong các khái niệm.
Các kiểu tham gia, tham gia là phương tiện hoặc mục đích, lợi ích của sự tham gia.
o Xem và phân tích mô hình trang 80, TLHDHT.
o Đọc TLHDHT, trang 80, tìm hiểu thêm các ví dụ thực tế để minh họa cho tham
gia là phương tiện, tham gia là mục đích.

Mức độ tham gia, tham gia của người dân “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra”
o So sánh, nắm vững sự khác biệt trong các bậc thang tham gia. Tham khảo mô
hình bậc thang tham gia, trang 90, TLHDHT.
o Đọc TLHDHT, trang 173, bài báo “Vi là phải hành”, sắp xếp mức độ tham gia.
Chương 5: Phương pháp khảo sát nhanh có sự tham gia (PRA)
Nguồn gốc của PRA: Tham khảo TLHDHT, trang 98.
Khái niệm, mục đích, nguyên tắc của PRA.
o Nắm vững khái niệm, mục đích của phương pháp PRA.
o So sánh nguyên tắc của PRA với nguyên tắc thực hành phát triển cộng đồng,
Chương 1
Ứng dụng PRA, thay đổi thái độ, hành vi: Đọc TLHDHT, trang 101-103
Ba phương pháp PRA, đặc điểm PRA, kỹ thuật cơ bản khi sử dụng PRA: Đọc
TLHDHT, trang 104 – 107.
Ứng dụng một số kỹ thuật PRA.
o Tham khảo TLHDHT, trang 107- 114
o Tìm một tình huống về các vấn đề của một địa phương, và lập bảng xếp hạng ưu
tiên; hoặc vẽ sơ đồ Venn về mối quan hệ của các tổ chức tại một địa phương.

-5-


Chương 6: Giới thiệu dự án phát triển cộng đồng
Khái niệm dự án phát triển, các bên liên quan, nguồn lực dự án.
Đọc TLHDHT, trang 120-123, liên hệ các nguồn lực trong thực tế tại một địa bàn
dự án, hoặc một địa phương.
Yếu tố cấu thành dự án, chu trình dự án, quản lý vấn đề liên quan yếu tố giới.
o Xem phụ lục trang 168-172, phân tích dự án được nêu trong phụ lục.
o Nắm vững các yếu tố giới trong quản lý dự án phát triển cộng đồng.
Chương 7: Khó khăn – thuận lợi trong phát triển cộng đồng

Khó khăn, trở ngại mức độ người dân, tác viên, cộng đồng, xã hội, phương thức
phát triển cộng đồng
Thuận lợi từ yếu tố cá nhân, văn hóa-xã hội, quản lý, phương thức thực hành phát
triển cộng đồng, góp phần của tổ chức xã hội.
o Đọc TLHDHT, trang 155-159.
o Tham khảo phụ lục, trang 168 TLHDHT, lập bảng phân tích khó khăn, thuận lợi
khi áp dụng phát triển cộng đồng.

-6-


PHẦN 3. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
a/ Hình thức kiểm tra và kết cấu đề
Kiểm tra theo hình thức tự luận. Đề thi sẽ bao gồm tất cả nội dung đã học.
Có các loại đề như sau:
-

Đề gồm 4 câu hỏi, mỗi câu 2,5 điểm

-

Đề gồm 5 câu hỏi, mỗi câu 2 điểm

-

Đề gồm 10 câu hỏi, mỗi câu 1 điểm

b/ Hướng dẫn làm bài thi tự luận
Đọc một lượt tất cả câu hỏi, chọn câu dễ làm trước.
Đối với từng câu, phải đọc thật kỹ từng nội dung câu hỏi. Gạch chân những ý chính

để tránh lạc đề. Viết dài nhưng không vào trọng tâm, sẽ không được tính điểm.
Câu hỏi có yêu cầu minh họa hoặc ví dụ tại địa phương thì cần phải liên hệ thực tế,
tránh chép những ví dụ từ sách.
Tính thời gian để phân bổ cho các câu trả lời, tránh dồn thời gian quá nhiều vào
một câu, sẽ không kịp thời gian cho những câu khác.
Chép bài người khác sẽ không được tính điểm.

-7-


PHẦN 4. ĐỀ THI MẪU VÀ ĐÁP ÁN

ĐỀ THI
MÔN: PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG – HK./NH
LỚP: ………………

HỆ: TỪ XA

Thời gian làm bài: 90 phút
SV được sử dụng tài liệu.

Câu hỏi: (Mỗi câu 2 điểm)

1. Liên hệ 8 mục tiêu của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ, cho biết ba mục tiêu
nào liên quan nhiều nhất đến bình đẳng giới? Nêu ví dụ minh họa.
2. Trình bày một hoạt động liên quan đến nội dung giáo dục cộng đồng ; và một họat
động liên quan đến nội dung tổ chức cộng đồng. Cho biết người dân tham gia ở
mức độ nào, bậc thang thứ mấy, trong hai hoạt động này. (Tham khảo 9 bậc thang
tham gia trong sách PTCĐ)
3. Hãy cho biết 3 nguyên tắc thực hành phát triển cộng đồng được anh/chị áp dụng

vào công việc của mình. Minh họa.
4. Mục đích của sơ đồ Venn là gì? Vẽ một sơ đồ Venn thể hiện mối quan hệ tại cộng
đồng nơi các anh/chị sinh sống, trong đó có 9 tổ chức tại cộng đồng.
5. Tác viên áp dụng vai trò nào nhiều nhất để giúp cộng đồng khảo sát về tình hình
cộng đồng, và lập kế hoach hành động cộng đồng. Giải thích.
------------- HẾT -------------

-8-


ĐÁP ÁN
Trả lời

Điểm

Câu 1.
- Trình bày nội dung 3 mục tiêu thiên niên kỷ liên quan đến bình đẳng giới: Mục
tiêu 3, Mục tiêu 4, Mục tiêu 5
- Liên hệ thực tế, minh họa bằng số liệu

1
1

Câu 2
-

Trình bày nội dung giáo dục cộng đồng, là hoạt động nâng cao nhận thức cho
người dân trong cộng đồng. Thí dụ : tập huấn, truyền thông, chia sẻ kinh
nghiệm.


1

Xếp bậc thang tham gia của người dân tùy theo hoạt động. Bậc thang từ 0 đến 9.
Giải thích.
-

Trình bày một hoạt động liên quan đến nội dung tổ chức cộng đồng. Thí dụ :
tổ hợp tác, nhóm tiết kiệm tín dụng, câu lạc bộ đờn ca tài tử.

Xếp
Câu 3bậc thang tham gia của người dân tùy theo hoạt động. Bậc thang từ 0 đến 9.
Giải thích
- Trình bày chi tiết 3 nguyên tắc bất kỳ của 10 nguyên tắc thực hành phát triển
cộng đồng.
- Giải thích và cho ví dụ việc áp dụng các nguyên tắc trên vào công việc của
sinh viên.
Câu 4

1

1
1

-

Mục đích của sơ đồ Venn để thể hiện mối quan hệ giữa các tổ chức trong cộng
đồng. Giúp cộng đồng có thể thay đổi, cải thiện mối quan hệ với các tổ chức.

1


-

Vẽ một sơ đồ Venn thể hiện mối quan hệ tại cộng đồng, trong đó có 9 tổ chức
tại cộng đồng. Thí dụ: Trường học, trạm xá, quỹ tín dụng nhân dân, hợp tác xã,
Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Câu lạc bộ nông dân giỏi, Câu
lạc bộ không sinh con thứ ba.

1

-CâuGiải
5 thích mối quan hệ giữa các tổ chức trong sơ đồ.

-

Tác viên áp dụng vai trò nghiên cứu, và vai trò lập kế hoạch nhiều nhất để giúp 1
cộng đồng khảo sát về tình hình cộng đồng, và lậlập kế hoach hành động cộng
đồng.
Giải thích vai trò nghiên cứu
1

-

Giải thích vai trò lập kế hoạch

-

-9-




×