Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

khóa luận tốt nghiệp Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của ủy ban nhân dân huyện đan phượng, thành phố hà nội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.68 KB, 84 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta hiện nay, một trong những yêu cầu cấp thiết là phải đổi
mới tổ chức và phương thức hoạt động của Ủy ban nhân dân (UBND) cấp
huyện. Bởi, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong những năm qua
hoạt động của UBND cấp huyện đã được đổi mới đáng kể, mang lại hiệu
quả tích cực, đời sống của nhân dân được nâng cao, quyền làm chủ của
nhân dân trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, tư tưởng
được phát huy... Tuy nhiên, trong tổ chức và hoạt động UBND cấp huyện
vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém: Bộ máy chính quyền chậm được
sắp xếp lại cho tinh giản và nâng cao chất lượng, còn nhiều biểu hiện
quan liêu, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân. Công tác tuyển chọn, bồi
dưỡng, thay thế, trẻ hoá, chuẩn bị cán bộ kế cận còn lúng túng, chậm trễ.
Năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ chưa tương xứng với yêu cầu
của nhiệm vụ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng cách
mạng, tha hoá về phẩm chất đạo đức, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ
sở Đảng chưa cao. Còn nhiều mặt yếu kém, bất cập trong công tác lãnh
đạo, quản lý, tổ chức thực hiện và vận động quần chúng. Tình trạng tham
nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vừa vi phạm quyền làm chủ của
dân, vừa không giữ đúng kỷ cương, phép nước xảy ra ở nhiều nơi, có
những nơi nghiêm trọng. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ
thống chính quyền chưa được xác định rành mạch, tránh nhiệm không rõ;
nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện
của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp.…đang minh chứng sự kém hiệu
lực, hiệu quả của UBND cấp huyện.


2


Bên cạnh đó mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của UBND
huyện còn chịu ảnh hưởng của quá trình thay đổi nền hành chính truyền thống
sang nền hành chính phát triển. Đây là xu thế tất yếu của quá trình đổi mới ở
nước ta hiện nay. Điều này đã đặt ra yêu cầu tất yếu và cần thiết phải đổi mới
tổ chức và phương thức hoạt động của UBND cấp huyện, tức là phải xây
dựng bộ máy chính quyền gọn nhẹ, ít tầng nấc trung gian, hoạt động thông
suốt, sát nhân dân, tập trung vào chức năng quản lý nhà nước. Ngoài ra,
căn cứ vào sự chuyển đổi cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, căn cứ vào xu thế hội nhập kinh tế quốc
tế và toàn cầu hóa diễn ra trên toàn thế giới. Chính những căn cứ trên đã
đặt ra yêu cầu phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của UBND
cấp huyện ở nước ta.
Từ thực trạng chung đó, việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của cơ
quan hành chính nhà nước cấp huyện một cách rõ rằng, cụ thể, để đưa ra
những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức và hoạt động
của UBND cấp huyện là vấn đề cấp thiết trong điều kiện nước ta hiện nay. Vì
vậy, với phạm vi nhất định, việc nghiên cứu đề tài: "Đổi mới tổ chức và
phương thức hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, thành
phố Hà Nội hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp chuyên nghành Chính trị học
có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói việc nghiên cứu về tổ chức và phương thức hoạt động của
chính quyền địa phương nói chung và UBND cấp huyện nói riêng đã được
nhiều công trình khoa học nghiên cứu đề cập. Các công trình như: “Cải cách
tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương đáp ứng các yêu cầu của
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” của PGS.TS


3


Lê Minh Thông; “Hệ thống chính trị cơ sở đặc điểm, xu hướng và giải pháp”
củaTS. Vũ Hoàng Công; “Quan điểm và nguyên tắc đổi mới hệ thống chính
trị ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2020” của PGS. TS Trần Đình Hoan (chủ
biên); “Nội dung và phương thức hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước
trong thời kỳ quá độ” của GS. Đoàn Trọng Tuyến; “Một số vấn đề xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc Tây nguyên”
của GS. TS Lê Hữu Nghĩa… Các công trình nghiên cứu nêu trên đều đề cập
đến những khía cạnh, phạm vi khác nhau liên quan đến tổ chức và hoạt động
của UBND cấp huyện, tuy nhiên việc nghiên cứu tổ chức và phương thức
hoạt động của một UBND một cách cụ thể thì chưa được quan tâm đúng mức.
Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng tổ chức và phương thức hoạt động của
UBND huyện Đan Phượng trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính
(CCHC), đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế theo cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng và trong điều kiện xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là vấn đề có
ý nghĩa lý luận và thực tiễn qua đó có những phương hướng, giải pháp hữu
hiệu để đổi mới, nâng cao vai trò của UBND huyện Đan Phượng nói riêng và
các cơ quan chính quyền địa phương trên cả nước nói chung hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích
Trên cơ sở phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá đúng thực
trạng tổ chức, phương thức hoạt động của UBND huyện Đan Phượng, khoá
luận đề xuất một số quan điểm và giải pháp quan trọng nhằm đổi mới tổ
chức và phương thức hoạt động của UBND huyện Đan Phượng trong giai
đoạn hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ quan niệm, vai trò, đặc điểm tổ chức và phương thức hoạt
động của UBND cấp huyện nói chung.
- Phân tích những yêu cầu đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động
của UBND cấp huyện nói chung.



4

- Phân tích và đánh giá thực trạng tổ chức và phương thức hoạt động
của UBND huyện Đan Phượng.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp quan trọng nhằm đổi mới tổ
chức và phương thức hoạt động của UBND huyện Đan Phượng.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của UBND huyện Đan
Phượng có thể đề cập ở nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, trong phạm vi của
một khóa luận, tác giả chỉ đề cập vào một số nội dung cơ bản về tổ chức và
phương thức hoạt động của UBND huyện Đan Phượng (qua khảo sát thực tế
trong hai nhiệm kỳ 1999 - 2004 và 2004 - 2011).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về tổ chức và
phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước đồng thời khóa luận còn kết hợp
với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: phương pháp phân
tích, tổng hợp, logic, lịch sử, so sánh, nghiên cứu tài liệu, tổng kết thực tiễn.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của khóa luận gồm 3 chương 9 tiết.

Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN


5


1.1. Khái niệm, đặc điểm tổ chức và phương thức hoạt động của Ủy
ban nhân dân cấp huyện trong hệ thống chính quyền địa phương
1.1.1. Khái niệm Ủy ban nhân dân cấp huyện
Ở nước ta khái niệm chính quyền địa phương được sử dụng thông dụng
kể từ sau khi thành lập chính quyền nhân dân. Trong khái niệm này thường
bao hàm hai cơ quan là Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND (Ủy ban hành
chính (UBHC) trước Hiến pháp 1980). Khác với nhiều nước trên thế giới hiện
nay đang thực hiện mô hình chính quyền tự quản tại địa phương, bộ máy
chính quyền địa phương ở nước ta là một hệ thống thống nhất các cơ quan
nhà nước và được thành lập hầu như giống nhau ở tất cả các đơn vị hành
chính, không có các cơ quan tự quản.
HĐND và UBND đều có cùng chức năng chấp hành pháp luật tại địa
phương theo quy định của pháp luật. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương. Quy định này đã tạo ra sự nhận thức không thống nhất về HĐND
và UBND trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước ở trung ương. Theo
quy định của pháp luật, UBND các cấp luôn nằm trong mối quan hệ song
trùng trực thuộc, tức là vừa trực thuộc HĐND cùng cấp, vừa trực thuộc cơ
quan hành chính nhà nước cấp trên. Trong lúc ấy mối quan hệ giữa HĐND
với các cơ quan cấp trên lại không được xác định cụ thể.


6

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1992, căn cứ Điều 2 luật tổ chức HĐND và UBND năm 2004, có thể nói:
“UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính
Nhà nước ở địa phương. UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật,
các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng
cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội,

củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần đảm
bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ
trung ương tới cơ sở”. [15, tr.6-7].
Theo Điều 4, luật tổ chức HĐND và UBND năm 2004 HĐND và
UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính sau đây:
- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
- Huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, quận và thị xã (gọi chung là cấp
huyện);
- Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã).
Như vậy, chính quyền địa phương được chia thành ba cấp theo đơn vị
hành chính lãnh thổ và các cấp đó được chia thành hai loại: nông thôn và đô
thị. Việc phân chia như vậy là cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của các
cấp chính quyền địa phương và nhằm khai thác tốt những lợi thế, tiềm năng
của mỗi cấp chính quyền địa phương theo những đặc điểm riêng.
Từ những qui định chung trong luật tổ chức HĐND và UBND có thể
hiểu: UBND cấp huyện là cơ quan do HĐND cấp huyện bầu ra, cơ quan chấp
hành của HĐND cấp huyện, cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện, chịu
trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của HĐND cấp huyện.
Từ khái niệm UBND cấp huyện như trên, ta thấy chính chính quyền địa
phương tại mỗi cấp hành chính lãnh thổ bao gồm: HĐND và UBND. UBND
cấp huyện vừa là cơ quan chấp hành và hành chính, vừa là cơ quan nhà nước
cấp huyện. Điều đó phản ánh mối quan hệ giữa tính đại diện và thực thi quyền


7

lực nhà nước; giữa quyền uy và phục tùng trong quản lý hành chính nhà nước.
Đồng thời, cũng chỉ ra mối quan hệ giữa UBND cấp huyện với các cơ quan

khác là: UBND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện, các cơ quan chuyên môn của
UBND cấp tỉnh, HĐND và UBND cấp xã và những mối quan hệ với các cơ
quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị trên địa bàn huyện. Trong đó
UBND cấp huyện là khâu trung gian quan trọng trong sự liên kết đó. (UBND
cấp huyện là một cơ quan chính quyền trung gian giữa cấp tỉnh và cấp xã).
Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình UBND cấp huyện quản
lý địa phương theo Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước
cấp trên, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội
chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, vô trách nhiệm, hách
dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác trong cơ
quan, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và trong bộ máy chính
quyền ở địa phương.
1.1.2. Đặc điểm tổ chức và phương thức hoạt động của Ủy ban nhân dân
cấp huyện
Theo Mục II, Điều 46 luật tổ chức và hoạt động của UBND thì UBND cấp
huyện có những đặc điểm về tổ chức và phương thức hoạt động như sau: “UBND
huyện do HĐND cùng cấp bầu ra gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên.
Chủ tịch UBND là đại biểu HĐND. Các thành viên khác không nhất thiết
phải là đại biểu HĐND. Kết quả bầu các thành viên của UBND cấp huyện
phải được Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn. UBND cấp huyện có
từ 7 đến 9 thành viên. Số Phó Chủ tịch UBND huyện do Chính phủ quy
định”. [16, Tr.37].
UBND cấp huyện mỗi tháng họp ít nhất một lần, các quyết định của
UBND phải được quá nửa tổng số thành viên UBND biểu quyết tán thành.
HĐND và UBND các cấp nói chung và UBND cấp huyện nói riêng được tổ
chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Xét từ góc độ tổ chức


8


và phương thức hoạt động có thể thấy UBND cấp huyện có những đặc điểm
cơ bản sau đây:
- Sự thống nhất giữa tính chất quyền lực nhà nước và tính tự quản
trong việc thực hiện quyền lực nhà nước
Ở nước ta chính quyền địa phương được chia thành ba cấp theo đơn vị
hành chính lãnh thổ (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã). Và các cấp đó được chia
thành hai loại: nông thôn và đô thị. Việc phân chia như vậy là cơ sở cho việc
tổ chức và hoạt động của các cấp chính quyền địa phương và nhằm khai thác
tốt những lợi thế của mỗi cấp chính quyền địa phương theo những đặc điểm
vốn có. Bộ máy Nhà nước ta có cấu tạo là bộ máy nhà nước ở Trung ương và
bộ máy Nhà nước ở địa phương, và việc tổ chức và hoạt động của bộ máy
Nhà nước trong toàn hệ thống phải đảm bảo tính liên thông của quyền lực
Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương, thể hiện cơ chế quyền lực vừa
độc lập, vừa phụ thuộc, đảm bảo tính liên hệ và kiểm soát lẫn nhau. Thứ nhất
tính chất quyền lực nhà nước thể hiện trong việc tổ chức bộ máy nhà nước,
quan hệ quyền lực theo chiều ngang là sự phân công và phối hợp giữa các cơ
quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
thì trong quan hệ theo chiều dọc theo các đơn vị hành chính lãnh thổ thì
quyền lực nhà nước được xác định theo sự phân cấp, phân quyền giữa trung
ương và địa phương và giữa các cấp trong hệ thống chính quyền địa phương
nhằm đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước. Như vậy, rõ rằng UBND cấp huyện mang tính chất quyền
lực nhà nước. Bên cạnh đó nó còn thể hiện tính chất tự quản trong việc thực
hiện quyền lực nhà nước. Điều này thể hiện ở chỗ hoạt động của UBND cấp
huyện còn là thực hiện ý chí, nguyện vọng của cộng đồng dân cư phù hợp với
đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội và mức độ thực hành dân chủ của người
dân trên địa bàn huyện và chịu sự giám sát của nhân dân. Việc tự chủ của
UBND cấp huyện được thông qua việc quyết định, tổ chức và hoạt động thực



9

tiễn hàng ngày của địa phương đối với những vấn đề của riêng địa phương,
bằng các nguồn lực của địa phương. Do đó, có thể nói về phương diện tổ chức
và phương thức hoạt động UBND cấp huyện là cấp cơ quan quan trọng trong
việc đại diện cho quyền lực nhà nước thống nhất, đại diện cho lợi ích của
quốc gia, dân tộc song cũng đại diện cho ý chí nguyện vọng và phục vụ lợi
ích chính đáng của nhân dân trên địa bàn huyện.
- Tính chất phụ thuộc trong việc thực hiện quyền lực nhà nước
UBND cấp huyện là cơ quan do HĐND cấp huyện bầu ra, cơ quan chấp
hành của HĐND cấp huyện, cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện, chịu
trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước
cấp trên và nghị quyết của HĐND cấp huyện. Từ khái niệm UBND cấp huyện
trên cho ta thấy hoạt động của UBND cấp huyện là hoạt động chấp hành hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương và là một bộ phận
trong guồng máy hành chính nhà nước thống nhất do Chính phủ chỉ đạo,
điều hành. Điều đó phản ánh mối quan hệ giữa tính đại diện và thực thi quyền
lực nhà nước; giữa quyền uy và cụ thể là tính phục tùng trong việc thực hiện
chức năng quản lý hành chính nhà nước. Với đặc điểm này UBND cấp huyện
chịu sự lãnh đạo của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, phải phục tùng
các quyết định cũng như chịu sự điều hành của cơ quan hành chính nhà nước
cấp trên trong phạm vi và mức độ được phân cấp theo qui định của pháp
luật.
1.2. Khái lược về lịch sử tổ chức và phương thức hoạt động của Ủy
ban nhân dân cấp huyện ở nước ta qua các bản Hiến pháp
Trong mỗi thời kỳ, từ thời kỳ phong kiến đến thời kỳ sau cách mạng
tháng Tám năm 1945 cho tới thời kỳ sau khi tuyên bố thành lập Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, việc tổ chức và phương thức hoạt động của
UBND cấp huyện đều có sự khác nhau và đều thể hiện một sự phát triển rõ
rệt. Vị trí, vai trò của UBND nói chung, UBND cấp huyện nói riêng được
khẳng định từng bước trong quá trình xây dựng bộ máy nhà nước ta.



10

Cùng với quá trình xây dựng và củng cố chính quyền, vị trí, vai trò của
UBND cấp huyện với tư cách là cơ quan thực hiện quản lý hành chính ở địa
phương tiếp tục được khẳng định và có những bước phát triển cơ bản qua các
Hiến pháp 1946, 1959, 1980 và 1992.
Hiến pháp 1946 qui định về việc thành lập HĐND và UBHC ở các đơn
vị hành chính trong cả nước; chế độ bầu cử HĐND, nhiệm vụ, quyền hạn của
HĐND, việc bãi miễn đại biểu HĐND và quan hệ của HĐND và UBHC cùng
cấp, đặc biệt là chế độ chịu trách nhiệm của UBHC.
Theo Hiến pháp 1946, về phương diện hành chính, nước ta được chia
thành ba bộ: Bắc, Trung, Nam. Mỗi bộ được chia thành các tỉnh; mỗi tỉnh
được chia thành các huyện; mỗi huyện được chia thành các xã (Điều 57). Tuy
nhiên, phù hợp với điều kiện lịch sử lúc đó và có sự kế thừa lịch sử, Hiến
pháp 1946 qui định: ở tỉnh, thành phố, thị xã và xã có HĐND và UBHC; ở bộ
và huyện chỉ có UBHC (Điều 58). Như vậy, có thể thấy rằng, thời kỳ này,
UBND các cấp (được gọi là UBHC) được thành lập ở tất cả các bộ, tỉnh,
thành phố, thị xã, xã, nhưng ở bộ và huyện không có HĐND. Điều này cho
thấy tính đặc thù trong tổ chức và phương thức hoạt động của UBND cấp
huyện, đó là cùng là cấp huyện nhưng đối với thị xã thì có HĐND, còn ở
huyện thì không có HĐND mà chỉ có UBHC. Hay nói cách khác, việc thành
lập HĐND tùy thuộc vào điều kiện, yêu cầu quản lý đối với từng cấp.
Theo Hiến pháp 1946, HĐND tỉnh, thành phố, thị xã, xã do nhân trực
tiếp bầu ra theo lối phổ thông đầu phiếu. Ở cấp có HĐND thì UBHC do
HĐND cử ra. Còn đối với cấp không có HĐND thì UBHC bộ do HĐND các
tỉnh, thành phố bầu ra; UBHC huyện do HĐND các xã bầu ra. Như vậy, cùng
là UBHC cấp huyện nhưng trong thời kỳ này có sự khác biệt về cách thức cử
và bầu, đó là UBHC thị xã do HĐND thị xã cử ra, còn UBHC huyện do

HĐND các xã bầu ra.


11

Theo Hiến pháp 1959, chính quyền địa phương bao gồm ba cấp hành
chính: tỉnh, huyện, xã. Các đơn vị hành chính trên đều thành lập HĐND và
UBHC. Như vậy, so với Hiến pháp 1946, điểm mới của Hiến pháp 1959 là
cấp huyện có cả HĐND và UBHC; HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở
địa phương và UBHC các cấp là cơ quan chấp hành của HĐND địa phương,
là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. UBHC gồm có Chủ tịch, một
hoặc nhiều Phó Chủ tịch, Ủy viên Thư ký và các Ủy viên khác.
Theo Hiến pháp 1980, vị trí, vai trò của UBND cấp huyện vẫn được
xác định là cơ quan chấp hành của HĐND huyện, là cơ quan hành chính nhà
nước. UBND gồm có Chủ tịch, một hoặc nhiều Phó Chủ tịch, Ủy viên Thư ký
và các Ủy viên khác
Tiếp tục kế thừa những qui định về UBND cấp huyện trong các văn bản
pháp luật đã có, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm
2001) tiếp tục khẳng định UBND cấp huyện do HĐND cấp huyện bầu ra, là
cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương,
chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà
nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.
UBND cấp huyện trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có
quyền ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. Chủ
tịch UBND lãnh đạo, điều hành hoạt động của UBND. Khi quyết định những
vấn đề quan trọng của địa phương, UBND huyện phải thảo luận tập thể và
quyết định theo đa số.
UBND cấp huyện là cơ quan quản lý thẩm quyền chung ở địa phương,
thực hiện quản lý nhà nước trên các mặt cơ bản của đời sống xã hội. Trong
thực tế, ở phạm vi cấp huyện, có thể thấy những việc của người dân hầu như

phần nhiều được giải quyết tại UBND cấp huyện với những cơ quan có thẩm
quyền riêng là các phòng, ban thuộc UBND huyện, do đó, việc luôn đổi mới,
kiện toàn tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện là yếu tố cơ bản nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý hành chính của UBND cấp huyện ở nước ta


12

hiện nay. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện phải
được thực hiện đồng bộ trên các phương diện đổi mới cơ cấu tổ chức; mối
quan hệ giữa UBND cấp huyện với các cơ quan, tổ chức hữu quan; vấn đề
cán bộ, công chức; vấn đề thể chế pháp lý và cơ chế, phương thức hoạt động.
Chủ tịch UBND huyện có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ
những văn bản sai trái của cơ quan thuộc UBND cấp xã; đình chỉ thi hành
nghị quyết sai trái của HĐND cấp xã đồng thời đề nghị HĐND huyện bãi bỏ
những nghị quyết đó. Thực hiện chế độ thông báo tình hình mọi mặt của địa
phương cho Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến,
kiến nghị của các tổ chức này về xây dựng chính quyền và phát triển kinh tế
xã hội ở địa phương; phối hợp với các đoàn thể nhân dân động viên nhân dân
cùng nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh ở
địa phương.
Như vậy, qua những qui định của các hiến pháp về vị trí, chức năng,
nhiệm vụ của UBND cấp huyện cho thấy, cho dù về tên gọi có sự thay đổi
qua các thời kỳ (UBHC, UBND), nhưng về bản chất, UBND cấp huyện là cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, thực hiện quản lý hành chính đối
với các vấn đề trên địa bàn huyện về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an
ninh, quốc phòng...
Từ khái lược lịch sử tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện và
những qui định pháp luật hiện hành cho thấy, UBND cấp huyện là cơ quan
quản lý hành chính nhà nước có vai trò quan trọng nhất ở địa phương, là cấp

chuyển tải, thực tế hóa đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước
trong thực tế tại địa bàn cấp huyện, giải quyết số lượng lớn các công việc
hàng ngày trong quản lý nhà nước phù hợp với tình hình địa phương. Xét về
thứ bậc trong hệ thống các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa
phương, UBND cấp huyện là cấp quản lý hành chính trung gian để thực hiện
những chính sách, quyết định từ Trung ương tại cơ sở, trong nhân dân. Có thể


13

nói, so với chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện là cấp trực tiếp hơn, sát dân hơn
khi thực thi, triển khai các hoạt động quản lý nhà nước trên phạm vi địa bàn
quận, huyện.
Hiện nay, UBND là cơ quan do HĐND bầu, là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước
HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. UBND chịu trách nhiệm chấp
hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị
quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp
phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các
chính sách khác trên địa bàn. UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở
địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy
hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
1.3. Tính tất yếu khách quan của đổi mới tổ chức và phương thức
hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp huyện
Việc nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của UBND cấp huyện là
một yêu cầu khách quan và cấp bách trong điều kiện nước ta hiện nay, muốn
làm được như vậy thì một yêu cầu tất yếu đặt ra đó là phải đổi mới tổ chức và
phương thức hoạt động của UBND cấp huyện ở nước ta. Yêu cầu này xuất
phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn sau:
UBND cấp huyện là cơ quan do HĐND cấp huyện bầu ra, cơ quan chấp

hành của HĐND cấp huyện, cơ quan hành chính nhà nước ở cấp huyện, chịu
trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước
cấp trên và nghị quyết của HĐND cấp huyện. UBND thực hiện chức năng
quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống
nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương tới cơ sở.
Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đây là nhiệm vụ vừa mới mẻ, vừa khó khăn, nặng nề. Bản thân bộ máy
nhà nước, mà UBND cấp huyện là một bộ phận không đổi mới tổ chức và


14

hoạt động theo hướng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thì không thể hoàn
thành nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
Thực tiễn tổ chức và hoạt động của UBND cấp huyện cho thấy bên
cạnh những ưu điểm, những thành tựu đã đạt được trong quá trình thực hiện
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình vẫn còn những yếu kém cần phải
khắc phục kịp thời như bệnh quan liêu, mệnh lệnh, vi phạm dân chủ, quản lý
thiếu tập trung, thống nhất, thiếu trật tự kỷ cương, bộ máy cồng kềnh, làm
việc kém năng suất… những khuyết điểm, tồn tại đó đã làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hiệu lực, hiệu quả trong việc thực thi nhệm vụ, quyền hạn
của UBND cấp huyện.
Tình hình kinh tế, chính trị và tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ
trên thế giới thay đổi về cơ bản đòi hỏi chúng ta phải đổi mới về tổ chức và
phương thức hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và của UBND cấp
huyện nói riêng để có thể đáp ứng kịp với diễn biến của tình hình và tốc độ
phát triển của thời đại.
Là một cấp cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương trong
hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước, việc đổi mới tổ chức và phương
thức hoạt động của UBND cấp huyện không thể nằm ngoài những yêu cầu,

mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước, yêu cầu CCHC và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay.
Việc đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của UBND cấp huyện
là một tất yếu khách quan. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của
UBND cấp huyện phải tiết kiệm chi phí hành chính, đảm bảo tăng cường hiệu
lực, hiệu quả trong hoạt động của UBND cấp huyện. Phải đề cao trách nhiệm
của đội ngũ cán bộ, công chức UBND cấp huyện, nhiệm vụ, quyền hạn tương
xứng với nghĩa vụ, coi trọng đánh giá công bằng thông qua “chất lượng công
việc” và coi chất lượng công việc là một tiêu chuẩn quan trọng trong thang


15

bậc đánh giá. Tích cực trong việc cung ứng dịch vụ công với chất lượng theo
yêu cầu, phù hợp với thực tế xã hội đòi hỏi để đảm bảo cho UBND cấp huyện
thực hiện tốt vai trò là người cầm lái trong quản lý nhà nước ở địa phương.


16

Chương 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ GIAI ĐOẠN 1999 - 2011)
2.1. Khái quát chung về huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Đan Phượng là một huyện có lịch sử lâu đời ở Việt Nam. Vốn là đất
Phong Châu xưa, sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều
nguyễn chép: “Huyện Đan Phượng ở cách Phủ (Quốc Oai) 35 dặm về phía

đông; đông tây cách nhau 20 dặm, nam bắc cách nhau 25 dặm; phía đông đến
địa giới huyện Yên Sơn 8 dặm, phía nam đến địa giới huyện Từ Liêm tỉnh Hà
Nội 13 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Phúc Thọ, phủ Quảng Oai 12 dặm”.
Huyện được đặt từ thời Trần, đến thời Minh chiếm đóng thì huyện tên
là Đan Sơn thuộc Châu Từ Liêm, phủ Giao Châu. Năm 1888 sau khi vua
Đồng Khánh cắt Hà Nội cho Pháp. Huyện được nhập về phủ Hoài Đức tỉnh
Hà Đông.
Sau cách mạng tháng Tám (1945), cấp phủ bị bãi bỏ, nên từ tháng
8/1945 đến tháng 3/1947, huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Đông.
.Tháng 9/1991 đến tháng 7/2008 huyện Đan Phượng là một trong 14
đơn vị hành chính của tỉnh Hà Tây theo quyết định của Quốc hội tại kì họp
thứ 9 (khóa VIII) họp vào tháng 8/1991.
Từ ngày 01/8/2008 đến nay huyện Đan Phượng thuộc thành phố Hà
Nội theo Nghị quyết 15 - NQ/QH.
Từ ngày thành lập đến nay, gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của Tổ quốc
qua những chặng đường lịch sử từ đấu tranh chống thực dân Pháp, đế quốc
Mỹ, đến hoà bình lập lại và hiện nay trong thời kỳ đổi mới của đất nước,
UBND huyện Đan Phượng đã chỉ đạo các ngành chức năng, UBND các xã,
thị trấn trong huyện thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm
bảo an ninh, trật tự mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Nghị quyết
HĐND huyện đã đề ra trong từng thời kỳ, góp phần vào việc thực hiện thắng


17

lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố nói riêng và cả
nước nói chung. Đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan thuộc UBND huyện
ngày càng được tuyển chọn chặt chẽ, đảm bảo về chất lượng và số lượng;
được đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nhằm tham mưu giúp việc kịp
thời, chính xác cho HĐND, UBND huyện.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên.
Đan Phượng (theo Hán ngữ có nghĩa là “chim phượng đỏ”) là một huyện nằm
trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng có vẻ đẹp trù phú với những ruộng lúa,
nương dâu xanh biếc, khí hậu ôn hòa, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp. Bên cạnh đó, với vị trí địa lý phía Bắc giáp huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc), phía
nam giáp huyện Hoài Đức, phía Tây giáp huyện Phúc Thọ, phía Đông giáp huyện Từ
Liêm, Đan Phượng có rất nhiều lợi thế để giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Với diện tích tự nhiên 76,8 km2 Đan Phượng có diện tích tự nhiên nhỏ
nhất so với các huyện trong thành phố. Tuy nhiên, với lợi thế của một huyện
ven đô “nhất cận thị, nhị cận giang” Đan Phượng đã không ngừng tận dụng,
phát huy tối đa tiền năng, thế mạnh này cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, toàn huyện Đan phượng có 16 đơn vị hành chính với 15 xã
và 1 thị trấn. Dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy và ủy ban nhân dân huyện, các xã
và thị trấn đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình góp phần vào sự tăng trưởng
của các huyện, nhiều cụm công nghiệp đã và đang được xây dựng, tạo thêm
nhiều công ăn việc làm cho nhân dân trong huyện.
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội.
Có thể nói sau gần 10 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, bộ
mặt đô thị nơi đây đã có sự thay đổi ngày càng rõ nét, đời sống vật chất tinh
thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Bộ máy của Đảng bộ,
Đảng uỷ, HĐND, UBND, các đoàn thể quần chúng được củng cố vững mạnh.
Về kinh tế: Đan Phượng là huyện có diện tích tự nhiên nhỏ nhất so với
các huyện trong tỉnh. Nhưng với lợi thế của một huyện ven đô “nhất cận thị,
nhị cận giang”, những năm qua, Đan Phượng không ngừng tận dụng, phát huy
tối đa những tiềm năng, thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội. Tốc độ


18

tăng trưởng kinh tế khá cao (13,3%/năm, mức tăng bình quân của tỉnh là

9,8%/năm), cơ cấu kinh tế chuyển dịch ngày càng hợp lý và toàn diện, đời
sống của người dân được cải thiện rõ rệt.
Huyện Đan Phượng là một vùng đất nông nghiệp với lợi thế là khí hậu
ôn hoà, ruộng vườn phì nhiêu, có truyền thống sản xuất nông nghiệp với trình
độ thâm canh cao. Những năm gần đây, huyện đã có xu hướng giảm diện tích
đất lúa chuyển sang phát triển trang trại, vườn trại, vườn ruộng, dành quỹ đất
cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Mặc
dù diện tích đất có giảm nhưng năng suất và sản lượng luôn ổn định, giá trị
sản xuất trên một đơn vị diện tích không ngừng tăng lên. Hiện nay, đây là một
trong những địa phương cung cấp rau, quả cho thị trường Hà Nội và các thị
trường lân cận, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân.
Đan Phượng cũng đã xây dựng được các vùng sản xuất cây con tập
trung như vùng sản xuất lúa chất lượng cao Đan Phương, Song Phượng; vùng
sản xuất rau Phương Đình, Song Phượng, Đan Phượng; vùng trồng ngô ngọt
Song Phượng, Trung Châu; vùng trồng dưa chuột Phương Đình; vùng trồng
cây ăn quả Thượng Mỗ, Phương Đình…
Huyện Đan Phượng cũng là vùng đất bãi và có diện tích đồng cỏ lớn
nên thích hợp cho ngành chăn nuôi. Mô hình chăn nuôi ruộng - vườn - trại
ngày càng phát triển trên địa bàn, cho thu nhập từ 50 -100 triệu đồng/ha, thậm
chí có vùng lên đến 300 triệu đồng/ha.
Đan Phượng cũng là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp,
thương mại và dịch vụ, với tốc độ phát triển gần 30%/năm, tập trung vào các
ngành chế biến lâm sản, thực phẩm, đồ uống, dệt may và sản xuất vật liệu xây
dựng. Để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển công nghiệp, Đan Phượng đã và
đang tích cực triển khai xây dựng các cụm, điểm công nghiệp: Cụm công
nghiệp Tân Lập, cụm công nghiệp thị trấn Phùng, điểm công nghiệp Đan
Phượng, Phương Đình, Liên Hà, Liên Trung, Tân Hội…


19


Huyện lị Phùng cách trung tâm Hà Nội 22 km trên quốc lộ 32, gần sông
Đáy, là vị trí thuận lợi cho Đan Phượng trong việc giao lưu, trao đổi hàng hoá
với các vùng miền lân cận.
Về văn hóa - xã hội: Đan Phượng cũng là vùng đất có nhiều thành
tựu trong các hoạt động văn hoá - xã hội. Chất lượng giáo dục toàn diện,
đại trà và mũi nhọn được nâng lên. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng
đồng được quan tâm đúng mức. Đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
ngày càng được cải thiện. Toàn huyện có 13 điểm bưu điện - văn hóa.
Nhiều nhà văn hóa thôn, cụm dân cư được thành lập, duy trì hoạt động
hiệu quả của các tủ sách, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nâng cao kiến thức
của nhân dân. Huyện có 7 làng, khu phố, cơ quan, đơn vị văn hóa, hơn
70% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.
Nét đặc sắc nhất trong văn hoá của vùng đất Đan Phượng là Chèo Tàu.
Đây là một loại hình nghệ thuật truyền thống của Hà Tây cũ, có nguồn gốc từ
lâu đời và phát triển rực rỡ ở thế kỷ XVII và XVIII. Hình thức diễn xướng
của hát Chèo Tàu rất độc đáo, chỉ có phụ nữ tham gia biểu diễn (nếu là đàn
ông phải cải trang thành nữ) vừa hát vừa biểu diễn các động tác bơi chèo trên
mô hình thuyền rồng. Trước đây, hội hát Chèo Tàu 30 năm mới được mở một
lần để tưởng nhớ tướng công Văn Dĩ Thành, người có công đánh giặc vào
thời vua Trùng Quang. Ngày nay, từ 5 - 7 năm, hội hát được mở một lần vào
ngày 15 đến 20 tháng giêng âm lịch tại Lăng Văn Sơn, làng Thượng Hội, xã
Tân Hội.
Đan Phượng là quê hương của nhà thơ Quang Dũng, tác giả bài Tây
Tiến, cùng nhiều danh nhân khác như: Nguyễn Danh Dự, Tạ Đăng Huấn,
Phạm Phi Kiến, Thi Sách, Tô Hiến Thành, Nguyễn Hữu Phúc. Từ đời Lê về
trước, huyện có 30 người đỗ đại khoa.
Di tích danh thắng tiêu biểu của huyện là đình Ích Vịnh, đền Nhã Lang,
chùa Liên Trung, đền Yên Sở....



20

2.2. Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội
2.2.1. Số lượng, cơ cấu, chất lượng thành viên UBND
huyện Đan Phượng
- Số lượng, chất lượng thành viên UBND huyện
Nhiệm kỳ 1999 - 2004: Thực hiện Luật tổ chức HĐND và UBND năm
1994, và Nghị định 174/CP ngày 29/9/1994 của Chính phủ về cơ cấu thành
viên và Phó chủ tịch UBND các cấp; kỳ họp thứ nhất HĐND huyện tháng
12/1999 đã bầu 9 thành viên UBND huyện gồm Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch, 6
Ủy viên UBND phụ trách công tác: Tổ chức chính quyền, Văn phòng UBND,
Thanh tra, Địa chính, Công an, Quân sự.
Do thực hiện luân chuyển cán bộ, trong nhiệm kỳ, HĐNH đã bầu bổ
xung 1 Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch và 2 Ủy viên UBND huyện. Thành viên
UBND huyện hiện có Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch và 5 Ủy viên UBND (khuyết
Ủy viên Ủy ban phụ trách Văn phòng HĐND và UBND). [ 21, tr.1].
Trình độ đào tạo:
+ Về chuyên môn: trình độ Đại học có 8/8 người, tăng 3 so với đầu
nhiệm kỳ.
+ Về trình độ chính trị: Trình độ Cao cấp có 3/8 người, tăng 3; trình độ
Trung cấp có 5/8 người, tăng 1 so với đầu nhiệm kỳ.
Quy chế làm việc của UBND huyện ngày 8/3/2000 đã quy định nhiệm
vụ cụ thể của mỗi thành viên UBND và quy định quan hệ công tác với các cơ
quan đoàn thể đơn vị.
Hàng năm, UBND huyện đã nghiêm túc kiểm điểm hoạt động của tập
thể và mỗi thành viên, đánh giá những ưu điêm và tồn tại trong quản lý điều
hành thực hiện các Nghị quyết của Huyện ủy, của HĐND huyện, nhiệm vụ
cấp trên giao và pháp luật của Nhà nước.

Sang tới nhiệm kỳ: 2004 - 2011: Thực hiện Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003, Nghị định số 107/2004 NĐ-CP của Chính phủ, kỳ họp thứ
nhất HĐND huyện tháng 5 /2004 đã bầu cử thành viên UBND huyện bao gồm


21

Chủ tịch, 2 Phó chủ tịch, 4 Ủy viên UBND phụ trách công tác Công an, Quân
sự, Thanh tra, Tài nguyên Môi trường, sau bổ xung thêm ủy viên UBND phụ
trách công tác Tài chính - Kế hoạch và Văn phòng HĐND và UBND. [22, tr.1].
Do thực hiện chính sách cán bộ, sự chỉ đạo của UBND thành phố và
nhu cầu công tác của địa phương, trong nhiệm kỳ đã bầu bổ xung 1 Chủ tịch,
2 Phó chủ tịch, 2 Ủy viên UBND huyện.
Số lượng thành viên UBND huyện trong nhiệm kỳ có 9 người gồm 1
Chủ tịch, 3 Phó chủ tịch và 5 Ủy viên UBND, tăng 1 Phó chủ tịch và giảm 1
Ủy viên UBND so với cuối nhiệm kỳ trước.
Về chất lượng:
+ Trình độ chuyên môn: Đại học 9/9 người = 100%, cùng tỷ lệ so với
nhiệm kỳ trước.
+ Trình độ chính trị: Trình độ Cử nhân, cao cấp: 7 người = 77,8%, tăng
22,2% so với nhiệm kỳ trước; trình độ Trung cấp: 2 người = 22,2%, giảm
22,2% so với nhiệm kỳ trước.
- Cơ cấu thành viên UBND huyện hiện nay:
UBND huyện Đan Phượng do HĐND bầu ra và hoạt động theo nguyên
tắc tập trung dân chủ. Mọi người trong cơ quan đều có quyền tham gia biểu
quyết, xây dựng ý kiến tại các hội nghị, giúp lãnh đạo cơ quan có cái nhìn
tổng thể, bao quát hơn khi đưa ra các quyết định của mình.
Theo Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003,
UBND huyện Đan Phượng do HĐND huyện bầu tại kỳ họp thứ Nhất khoá
XVIII (nhiệm kỳ 2011-2016) UBND huyện Đan Phượng gồm có 8 thành

viên, trong đó có Chủ tịch UBND huyện, 02 Phó Chủ tịch UBND huyện và
05 Uỷ viên UBND huyện.
- Chủ tịch UBND huyện: do HĐND huyện bầu theo giới thiệu của
Chủ tịch HĐND trong số các đại biểu HĐND. Phó Chủ tịch và các thành viên
khác của UBND huyện do HĐND huyện bầu theo sự giới thiệu của Chủ tịch
UBND theo danh sách đề cử chức vụ từng người. Việc bầu cử Chủ tịch và các
thành viên khác của UBND huyện được tiến hành bằng bỏ phiếu kín. Những


22

người giữ các chức vụ trên thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình ngay sau
khi được HĐND huyện bầu.
Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và nghiêm
túc các nhiệm vụ và quyền hạn mà Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003
đã quy định. Chủ tịch UBND huyện lãnh đạo công tác của tập thể UBND
huyện, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, Chủ tịch
UBND các xã, thị trấn; chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình, và cùng tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động
của UBND trước HĐND huyện và UBND thành phố Hà Nội; trực tiếp chỉ
đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, các vấn đề có tính chiến lược
trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của UBND huyện, phụ
trách các lĩnh vực sau:
+ Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, ngắn hạn;
công tác quy hoạch, tài chính, tín dụng, địa giới hành chính, tài nguyên
môi trường;
+ Công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
quốc phòng, quân sự địa phương, chỉ đạo chung công tác tiếp dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo của công dân;
+ Công tác cải cách hành chính, công tác tổ chức bộ máy, cán bộ,

quy chế lề lối làm việc, chương trình công tác của UBND huyện; những
vấn đề chung về công tác thi đua khen thưởng;
+ Công tác đối nội, đối ngoại của huyện;
+ Những giải pháp quan trọng có tính đột phá trong từng thời gian mà
Chủ tịch UBND huyện thấy cần trực tiếp chỉ đạo điều hành.
- Các Phó Chủ tịch UBND huyện
Các Phó Chủ tịch UBND huyện là người giúp Chủ tịch, được Chủ tịch
phân công phụ trách thực hiện những công việc cụ thể, thay mặt Chủ tịch giải
quyết những vấn đề được giao. Trong quá trình hoạt động, Phó Chủ tịch giải
quyết công việc với danh nghĩa và quyền hạn của Chủ tịch. Hiện nay, UBND
huyện có 02 Phó Chủ tịch UBND huyện gồm:


23

- 01 Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì điều phối hoạt động của
UBND huyện khi Chủ tịch UBND huyện vắng mặt, phụ trách các lĩnh vực:
Xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, quản lý đất đai, tài nguyên môi
trường, tài chính, tín dụng, nông nghiệp - phát triển nông thôn, thuỷ lợi,
thuỷ sản, công nghiệp, khoa học công nghệ, thương mại, dịch vụ, cụm,
điểm công nghiệp, phụ trách công tác giải phóng mặt bằng, chương trình
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
- 01 Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực văn hoá - xã hội,
bao gồm các lĩnh vực: Giáo dục - đào tạo, y tế, dân số, gia đình và trẻ em, lao
động việc làm, đào tạo dạy nghề, chính sách xã hội, bảo hiểm xã hội, xoá đói
giảm nghèo, văn hoá, thông tin, thể thao, du lịch, phát thanh, truyền hình, tôn
giáo, dân tộc và các vấn đề xã hội khác.
- Các Uỷ viên
Các Uỷ viên UBND huyện được Chủ tịch UBND huyện phân công phụ
trách quản lý những ngành, lĩnh vực chuyên môn nhất định; chịu trách nhiệm

cá nhân về ngành, lĩnh vực được phân công trước Chủ tịch UBND và cùng
tập thể UBND huyện chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND huyện
trước cơ quan nhà nước hữu quan theo quy định của pháp luật. UBND huyện
Đan Phượng có 5 Ủy viên gồm:
- 01 Uỷ viên UBND huyện là Chánh Văn phòng HĐND và UBND
huyện, chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức việc tham mưu tổng hợp, phục vụ
hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND; giúp UBND
và chủ tịch UBND huyện trong chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của
bộ máy hành chính nhà nước, giúp chủ tịch UBND huyện tổ chức việc điều
hòa, phối hợp hoạt động của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện,
HĐND và UBND cấp xã để thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của
UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ
thuật cho hoạt động của HĐND và UBND huyện;


24

- 01 Uỷ viên UBND huyện là Trưởng Công an huyện chịu trách nhiệm
chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội, quản lý giáo dục tội phạm;
- 01 Uỷ viên UBND huyện là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự
huyện, chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện các mặt công tác
quốc phòng, quân sự địa phương, xây dựng và củng cố nền quốc phòng
toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên địa bàn huyện;
- 01 Uỷ viên UBND huyện là Chánh thanh tra huyện chịu trách nhiệm
chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng trên địa bàn huyện;
- 01 Uỷ viên UBND huyện là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường
huyện, chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tham mưu, giúp

UBND huyện quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên
khoáng sản, môi trường.
2.2.2. Số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của
UBND huyện Đan Phượng
- Số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức của UBND huyện Đan
Phượng
UBND huyện Đan Phượng với vai trò là trung tâm đầu não, trung tâm
kinh tế, văn hoá, chính trị của toàn huyện, được bố trí đội ngũ cán bộ công
chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tương đối cao.
Hiện tại UBND có 126 cán bộ, công chức, trong đó có 39 cán bộ là
Lãnh đạo UBND huyện và các phòng chuyên môn, cụ thể:
Bảng 2.1: Thống kê số lượng cán bộ, công chức tại UBND huyện Đan Phượng,
thành phố Hà Nội
TT
1.
2.
3.

Tên đơn vị
Văn phòng HĐND và UBND huyện
Phòng Nội vụ
Thanh tra

Số lượng
27
7
7


25


4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

Phòng Tài chính - kế hoạch
11
Phòng Kinh tế
13
Phòng Quản lý đô thị
9
Phòng Tài nguyên và Môi trường
8
Phòng Văn hoá và Thông tin
5
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
7
Phòng Giáo dục và Đào tạo
14
Phòng Tư pháp
4
Phòng Y tế
4

Thanh tra Xây dựng
10
Nguồn: Tổng hợp báo cáo số lượng, chất lượng cán bộ công chức

UBND huyện Đan Phượng tính đến ngày 01/3/2012. [24, tr.3].
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của UBND huyện
Đan Phượng
Bảng 2.2: Thống kê trình độ chuyên môn, trình độ chính trị của cán bộ, công
chức tại UBND huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
STT Cơ quan

1.

2.
3.
4.

5.
6.

chuyên
môn
Văn
phòng
HĐND

UBND
huyện
Phòng
Nội vụ


Số
Trình độ chuyên môn
Trình độ LLCT
lượng Cao Đại CĐ Còn Cử Cao Trung
học học -T
lại nhân cấp
cấp
H
27

0

15

5

7

1

5

7

Số
Lượng
lãnh
đạo
8

(7 nam
+ 1 nữ)

7

0

7

0

0

0

0

2

2
(1 nam
+ 1 nữ)

13

0

12

1


0

1

1

4

5 (nam)

11

0

8

3

0

0

1

2

3
(2 nam
+ 1 nữ)


8

0

7

1

0

0

0

2

3 (nam)

9

1

7

1

0

0


0

2

3 (nam)

Thanh tra
Phòng
Tài chính
- kế
hoạch
Phòng
Kinh tế
Phòng
Quản lý


×