Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập nhóm MácLenin: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và vận dụng cặp phạm trù này trong hoạt động thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.53 KB, 10 trang )

1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên
nhân kết quả.
1. Định nghĩa phạm trù nguyên nhân, kết quả.
2. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân, kết
quả.
II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù
nguyên nhân, kết quả vào vấn đề an toàn thực phẩm ở nước ta hiện
nay.
1. Thực trạng thực phẩm, tình hình an toàn thực phẩm và các nguyên
nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta
hiện nay.
2.Kết quả của tình trạng thực phẩm không an toàn gây ra.
3.Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả qua vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng mất vệ sinh an
toàn thực phẩm.
KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo

1


2

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề an toàn thực phẩm đang trở thành một tiêu điểm nóng


được cả xã hội quan tâm vì nó tác động trực tiếp tới sức khỏe của người tiêu
dùng. Bên cạnh những sản phẩm có chất lượng, thì ngày càng nhiều các cơ sở
chế biến, sản xuất thực phẩm không rõ đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm. Hàng hóa nhập khẩu không rõ nguồn gốc ngày càng nhiều. Thực
phẩm không đảm bảo chất lượng, hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng
xuất hiện nhiều trên thị trường. Ý thức an toàn vệ sinh thực phẩm của những
người sản xuất, chế biến thực phẩm đang xuống cấp cũng là do có nguyên
nhân của nó, và việc thực phẩm không an toàn để lại kết quả không được tốt
trong xã hội. Qua đó ta thấy, trong quá trình vận động của thế giới vật chất
nói chung, mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối liên hệ có tính
khách quan. Từ những lý do trên, em xin chọn đề tài: “Nội dung và ý nghĩa
phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và vận
dụng cặp phạm trù này trong hoạt động thực tiễn” mà hoạt động thực tiễn
là vấn đề an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay.

NỘI DUNG
I. Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân
kết quả.
1. Định nghĩa phạm trù nguyên nhân, kết quả.
Phạm trù nguyên nhân dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt
trong một sự vật, hiện tượng, hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau, từ đó
tạo ra sự biến đổi nhất định.
Phạm trù kết quả dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động
giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật,
hiện tượng.

2


3

2. Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả.
Mối liên hệ nhân quả là mối quan hệ có tính khách quan, tấ yếu nên
trong nhận thức và thực tiễn không thể phủ nhận quan hệ nhân – quả. Trong
thế giới hiện thực không thể tồn tại những sự vật, hiện tượng hay quá trình
biến đổi không có nguyên nhân và ngược lại, không có nguyên nhân nào
không dẫn tới những kết quả nhất định.
Mối liên hệ nhân quả phức tạp, đa dạng nên phải phân biệt chính xác các
loại nguyên nhân để có phương pháp giải quyết đúng đắn, phù hợp với mỗi
trường hợp cụ thể trong nhận thức và thực tiễn.
Một nguyên nhân có thể dẫn tới nhiều kết quả và ngược lại, một kết quả
có thể do nhiều nguyên nhân nên trong nhận thức và thực tiễn cần phải có
cách nhìn mang tính toàn diện và lịch sử - cụ thể trong phân tích, giải quyết
và vận dụng quan hệ nhân quả.
II. Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù
nguyên nhân, kết quả vào vấn đề an toàn thực phẩm ở nước ta hiện
nay.
1. Thực trạng thực phẩm, tình hình an toàn thực phẩm và các nguyên
nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện
nay.
a. Thực trạng thực phẩm ở nước ta hiện nay.
Ta có thể thấy rõ thực trạng thực phẩm ở nước ta hiện nay đang xuống
cấp rất nhiều. Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém
chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường. Ở những thành phố lớn thì chủ
yếu là hàng rau củ quả và thức ăn sống (thịt lợn, thịt gà…) là không đảm bảo.
Còn ở nông thôn thì chủ yếu là những hàng tạp hóa không rõ nguồn gốc, xuất
xứ. Trong khi đó, thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn lại xuất hiện hòa lẫn cũng
với thực phẩm không đảm bảo an toàn, làm cho người tiêu dùng khó lựa chọn
được thực phẩm sạch.

3



4

b. Tình hình an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay.
Hiện nay, những người trồng rau vẫn hay sử dụng bừa bãi các hóa chất
bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài
danh mục được phép sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh cho rau củ quả.
Rồi thì tiêm thuốc kích thích cho quả mau chín, ủ đỗ, lạc…bằng các hóa chất
tẳng trưởng độc hại để tránh sâu mọt cho đồ khô. Ngoài ra, nhiều người trồng
rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới rau làm tăng
hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau củ quả. Đó chính
là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là nguyên nhân gây ra nhiều
bệnh nguy hiểm.
Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, gà, vịt… người chăn nuôi
cũng sử dụng các loại cám tăng trọng không rõ nguồn gốc để kích thích tăng
trưởng, thậm chí nhiều người kinh doanh còn sử dụng các loại chất tẩy để tẩy
rửa thịt ôi thối che mắt khách hàng.
Hơn thế nữa, trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta chuyển sang
cơ chế thị trường. Các thực phẩm sản xuất, chế biến trong nước và nước ngoài
nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại. Việc sử dụng các chất phụ
gia trong sản xuất trở nên phổ biến. Các loại phẩm màu, đường hóa học đang
bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn
sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai… Nhiều loại thịt bán trên thị trường không
qua kiểm duyệt thú y. Tình hình sản xuất thức ăn, đồ uống giả, không đảm
bảo chất lượng và không theo đúng thành phần nguyên liệu cũng như quy
trình công nghệ đã đăng ký với cơ quan quản lý. Nhãn hàng và quảng cáo
không đúng sự thật vẫn xảy ra.
c. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm

ở nước ta hiện nay như:
-Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực
4


5
+Thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản
sống ở nước bị nhiễm bẩn. Chính do cách chăm sóc của con người không
đúng như quy trình chăn nuôi mà Bộ Y tế đề ra và một phần do ảnh hưởng
thừ môi trường nên dẫn đến tình trạng bệnh tật ở gia súc, gia cầm, thủy sản
hay xảy ra.
+Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ
sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời
gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước
thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh. Chính là
ở những sai lầm khi sử dụng các chất kích thích của người sản xuất mà cây
trồng bị nhiễm quá nhiều chất độc hại, làm cho thực phẩm không được đảm
bảo an toàn, gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng.
-Do quá trình chế biến không đúng
+Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương
thực, rau, quả không theo đúng quy định.
+Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực
phẩm. Chất phụ gia thường không mấy khi có tác dụng tốt, hơn nữa lại dùng
không đúng để chế biến thực phẩm nên để lại không ít những hậu quả làm ảnh
hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
+Rửa thực phẩm, dụng cụ để thực phẩm bằng nước nhiễm bẩn. Có thể
nói đây chính là nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng mất vệ sinh ở thực
phẩm hiện nay.
-Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng
+Dùng dụng cụ không đảm bảo, nhựa tái sinh bị nhiễm chất độc hại để

đựng thực phẩm cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất vệ sinh ở
thực phẩm.
+Dùng các chất bảo quản không đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Trường
hợp này thường xảy ra đối với hàng tạp hóa khô. Người sản xuất thường dùng
các chất bảo quản độc hại để bảo quản thực phẩm tránh bị mốc, nhanh hỏng
5


6
nhờ đó có thể để được lâu, và dĩ nhiên tác hại của nó để lại là làm cho thực
phẩm nhiễm khuẩn độc hại.
+Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm
cho vi khuẩn vẫn phát triển.
Ngoài những nguyên nhân trên, ta thấy yếu tố môi trường, nhu cầu xã
hội, ý thức người sản xuất cũng góp phần rất lớn trong việc làm mất cân bằng
an toàn thực phẩm. Môi trường bị nhiễm khuẩn, ô nhiễm là yếu tố tác động
trực tiếp tới thực phẩm, dù thực phẩm có được chăm sóc kỹ lưỡng, đảm bảo
an toàn nhưng do môi trường nhiễm bẩn thì ít nhiều thực phẩm đó cũng chịu
ảnh hưởng không tốt. Bên cạnh đó do nhu cầu xã hội rất cần thực phẩm để tồn
tại trên thế giới này mà thực phẩm thì không phải là vô hạn, trong khi đó nhu
cầu người tiêu dùng ngày càng cao, người sản xuất khó đáp ứng đủ nếu như
sản xuất đúng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế thì thời gian thực phẩm xuất hiện
trên thị trường sẽ lâu hơn. Cũng chính từ nhu cầu của xã hội mà người sản
xuất đã vứt bỏ cái ý là “thực phẩm an toàn” họ chỉ cần biết làm sao để rau củ
quả, hay lợn, gà,… họ nuôi trồng nhanh lớn để có thể cung cấp cho thị trường
vì vậy mà liên tục sử dụng các hóa chất, chất kích thích tăng trưởng để chăm
bón cho cây, cho động vật ăn, dẫn đến tình trạng chất độc hại đọng lại trong
thực phẩm ngày càng tăng cao.
2.Kết quả của tình trạng thực phẩm không an toàn gây ra.
a. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người nói chung.

Trước mắt, thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho
sự phát triển bình thường của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người để học tập,
làm việc và lao động sản xuất, vì vậy khi thực phẩm không an toàn sẽ gây
bệnh cho người tiêu dùng. Thực phẩm không an toàn không những có tác
động xấu tới sức khỏe mỗi con người mà còn gây ảnh hưởng đến nòi giống
dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo an toàn trước mắt có thể bị
ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy như buồn nôn, chóng
6


7
mặt, tiêu chảy… nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các độc
tố có hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian dài mới phát bệnh
(như ung thư) hoặc có thể gây ra các dị tật. dị dạng cho thế hệ mai sau. Những
ảnh hưởng cụ thể tới sức khỏe phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh khác
nhau. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các
bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng
và bệnh tật nhiều hơn.
b. Ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, xã hội.
Khi ăn phải những thực phẩm bị nhiễm độc, con người có thể trải qua
những cơn đau tức thời, tạo nên những cảm giác khó chịu đối với cơ thể và
thậm chí làm cho cơ thể kiệt quệ, những trường hợp nặng có thể dẫn tới tử
vong. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề sức khỏe của chính
người bệnh, mà còn kéo theo cả những thiệt hại khác như những trang trải về
viện phí, giảm khả năng lao động và chưa kể đến cả việc ảnh hưởng tới tâm lý
những người thân phải lo lắng, suy tư về sức khỏe của người bệnh.
Đối với nước ta là một nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là
loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã
hội rất quạn trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh
trên thị trường cả trong nước và quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc

tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng
tránh ô nhiễm mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự
nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia,
gây ảnh hưởng tới người tiêu dùng. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm đóng vai
trò quan trọng trong nhiều ngành kinh tế quốc dân, đặc biệt đối với một nước
nông nghiệp như Việt Nam. Chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm là chìa
khóa tiếp thị sản phẩm thành công nhất của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ mang lại uy tín cùng với
lợi nhuận lớn trong sản xuất kinh doanh cho ngành sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp chế biến thực phẩm. Thực phẩm an toàn vệ sinh đóng vai trò là
7


8
một loại hàng hóa chiến lược góp tăng nguồn thu từ xuất khẩu thực phẩm có
tính cạnh tranh và thu hút thị trường.
3.Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả qua vấn đề an toàn vệ sinh
thực phẩm, từ đó đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng mất vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Qua vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ta có thể thấy rõ được mối quan
hệ giữa nguyên nhân và kết quả, đó là mối quan vệ vừa mang tính khách
quan, tất yếu vừa phức tạp, đa dạng. Nguyên nhân là do thực phẩm không
đảm bảo an toàn, khi người tiêu dùng sử dụng phải sản phẩm không đảm bảo
an toàn dẫn đến tình trạng bị nhiễm các bệnh ngoài ý muốn, ảnh hưởng tới
sức khỏe. Bên cạnh đó do thực phẩm không đảm bảo an toàn dẫn tới kết quả
sức cạnh tranh hàng hóa thực phẩm, tiêu dùng của nước ta trên trường quốc tế
bị giảm sút, làm ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế quốc dân.
Thực phẩm không đảm bảo an toàn dẫn đến nhiều kết quả không được
tốt. Để khắc phục tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm chúng ta cần có
một vài giải pháp khắc phục sau:

- Các ngành chức năng phải phối hợp chặt chẽ với nhau, tăng cường hơn
nữa công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm những vi phạm trong sản
xuất, chế biến và tiêu thụ thực phẩm để công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh
an toàn thực phẩm từng bước được kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả.
-Tổ chức tốt công tác truyền thông về an toàn thực phẩm cho người dân
cũng như người sản xuất kinh doanh các mặt hàng thực phẩm.
-Xây dựng khuôn khổ luật pháp nhằm tiến tới việc xã hội hóa trong công
tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
-Ngoài ra, một yếu tố không kém phần quan trọng là ý thức của người
tiêu dùng trong chọn lựa thực phẩm. Bên cạnh việc cần thường xuyên theo
dõi thông tin trên báo, đài, ti vi để nắm tình hình, thì việc chủ động lựa chọn
thực phẩm sạch và kiên quyết không sử dụng thực phẩm không an toàn là
hình thức trừng phạt cao nhất đối với nhà sản xuất, chế biến, đồng thời sẽ góp
8


9
phần rất lớn trong công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nói
chung.

KẾT LUẬN
Đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm luôn đóng vai trò quan
trọng trong việc giữ gìn, nâng cao sức khỏe của con người; góp phần vào
việc phòng ngừa, khống chế các nguy cơ gây hại cho sức khỏe và phòng các
bệnh nguy hiểm như: ưng thư, huyết áp, tiểu đường,...vì vậy đòi hỏi các nhà
sản xuất kinh doanh và người chế biến thực phẩm cần phải có lương tâm và
trách nhiệm, có nhận thức đúng đắn về các nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực
phẩm để làm ra và cung ứng những sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, góp
phần xây dựng sự an toàn cho xã hội và an ninh con người.


9


10

Danh mục tài liệu tham khảo
1. />2. />3. />4. Giáo trình: “Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin”, Nxb
Chính trị quốc gia.

10



×