Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Phân tích luận điểm của hồ chí minh “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” liên hệ thực tiễn với việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.58 KB, 18 trang )

Đề tài: Phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: “Tất cả các dân tộc
trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do”. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam hiện
nay.
Bài làm:
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trải qua 4000 năm lịch sử dựng và giữ nước, đất nước Việt Nam đã
khẳng định được chủ quyền, khẳng định được nền tự do dân chủ của dân
tộc mình, ngay từ thời xa xưa, Lạc Long Quân và Âu Cơ đã dẫn con xác
định chủ quyền của mình.
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Tác phẩm “Nam quốc sơn hà”
Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890 tại làng Hoàng Trù,
xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người được sinh ra và lớn
lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân, trong
hoàn cảnh đất nuwocs vè thế giới có nhiều biến động. Vào đầu thế kỉ XX,
cả dân tộc Việt Nam bị rơi vào ách thống trị của bọn đế quốc và phong
kiến. Dân tộc không có độc lập, nhân dân không có tự do, cuộc sống vo
cùng lầm than. Người thanh niên yêu nước, Nguyễn Tất Thành, với tấm
long yêu nước thương dân và trí tuệ hơn người cùng với nhãn quan chính
trị sắc sảo đã nhận thấy không thể cứu vãn dân tộc theo lối cũ, như phong
trào Cần Vương_đại biểu cho hệ tư tưởng giai cấp của phong kiến, phong
trào nông dân Yên Thế mà thực chất cũng theo khuynh hướng tư tưởng
phong kiến phong kiến, cũng không thê đi theo co đường của Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, nguyễn Thái Học_đại biểu cho khuynh hướng tư
sản dân tộc.
Với quyết tâm đi tìm con đường cứu nước, cứu dân, sau gần mười
năm qua nhiều châu lục, tìm hiểu ở cả chính quốc và các nước thuộc địa,


tích cực trong các phong trào dân tộc, chủ tịch hồ Chí Minh đã di đén với


chue nghĩa Mác_Lê nin. Và hình thành tư tưởng của riêng mình. Chủ
nghĩa Mác_Lê nin chính là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản
chất tư tưởng Hồ Chí minh. Người đã nắm vững linh hồn của chủ nghĩa
Mác_Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của việt Nam một các có
chọn lọc, không rập khuôn máy móc, không sao chép giáo điều. Sơ lược
quan điểm của Mác, Ăng ghen, Lênin về vấn đề dân tộc, ta có thể thấy:
Dân tộc là vấn đề rộng lớn, bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế,
lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc
và bộ tộc. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, dân tộc là sản
phẩm của quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Mác-Ăngghen đã đặt
nền móng tư tưởng cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học.
Hình thức cộng đồng tiền dân tộc như thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản dẫn đến sự ra đời của các dân tộc tư bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa tư bản bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các nước đế
quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch các dân
tộc nhỏ từ đó xuất hiện vấn đề dân tộc thuộc địa. Mác và Ăngghen nêu lên
quan điểm cơ bản có tính chất phương pháp luận để nhận thức và giải
quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của dân tộc, những quan hệ cơ bản của
dân tộc, thái độ của giai cấp công nhân và Đảng của nó về vấn đề dân tộc.
Lênin đã phát triển quan điểm này thành hệ thống lý luận toàn diện và
sâu sắc về vấn đề dân tộc, làm cơ sở cho cương lĩnh, đường lối, chính
sách của các Đảng Cộng sản vềvấn đề dân tộc. Trong đó đáng chú ý là
các vấn đề: Sự thức tỉnh ý thức dt, phong trào đấu tranh chống ap bức dt
sẽ dẫn đến hình thành các quốc gia dt độc lập. Với việc tăng cường và
phát triển các mối quan hệ giữa các dt sẽ dẫn tới việc phá hủy hàng rào
ngăn cách giữa các dt, thiết lập sự thống nhất quốc tế của CNTB, của
đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội. . .

Cả cuộc đời của Hồ Chí Minh đã dành trọn cho nhân dân, cho đất
nước, cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng nhân loại
cần lao, thoát khỏi mọi áp bức, bất công, vươn tới cuộc sống ấm no, tự do
và hạnh phúc. Cũng chính vì vậy mà vần đề dân tộc và giải quyết vấn đề
dân tộc trong cách mạng Việt Nam đã được Người quan tâm, nung nấu
suốt cả đời. Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là vấn đề dân tộc
thuộc địa. Khi các nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa để mở rộng thị
trường, chúng thực hiện sự áp bức về chính trị, bóc lột về kinh tế, nô dịch


về văn hoá đối với các nước bị xâm chiếm- thì vấn đề dân tộc trở thành
vấn đề dân tộc thuộc địa. Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu
tranh giải phóng dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước
ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực
hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
Vấn
đề dân tộc mà Hồ Chí Minh đề cập đến trong tư tưởng của mình được thể
hiện tập trung chủ yếu ở các nội dung về quyền dân tộc, quan hệ giữa dân
tộc và giai cấp, và quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia, dân tộc trên
thế giới.
Về quyền dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng tất cả các dân tộc trên
thế giới đều bình đẳng; tức độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả
xâm phạm của tất cả các dân tộc. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tận
mắt chứng kiến sự chà đạp của ngoại bang lên tự do độc lập của đất nước,
được kết tinh, hun đúc từ tinh thần nồng nàn yêu nước của người dân
nước Việt, Hồ Chí Minh cho rằng: đối với một người dân mất nước, cái
quí nhất trên đời là độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân. Trên đường
tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những tư tưởng bất
hủ trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và
dân quyền 1791 của cách mạng Pháp. Từ những tinh hoa của dân tộc và

thế giới, Người đã khái quát nên chân lý bất di bất dịch, lẽ phải không ai
có thể chối cãi được: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Đây là một tư tưởng vĩ đại, chẳng những mang tính quốc tế, tính thời đại
rộng lớn mà còn mang tính nhân văn sâu sắc.
Thấm nhuần tư tưởng của người về vấn đề dân tộc, ta càng phải phát huy
chủ nghĩa dân tộc chân chính, tinh thần tích cực chủ động, sáng tạo và tự
lực tự cường của mọi người dân Việt Nam để góp phần xây dựng và bảo
vệ tổ quốc, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Người Việt Nam vốn có truyền
thống yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, ý chí tự chủ kiên cường,
sáng tạo, bất khuất, không chịu làm nô lệ, không cam phận nghèo hèn.
Những phẩm chất tốt đẹp ấy đã được phát huy cao độ trong hai cuộc
kháng chiến thần thánh của dân tộc, đưa đến thắng lợi vĩ đại Điện Biên và
Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng MN thống nhất đất nước, đưa cả
nước quá độ lên CNXH. Ngày nay, truyền thống quí báu ấy, chủ nghĩa
dân tộc chân chính cần được tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ, biến nó thành


một nguồn nội lực đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn thách thức, vững
bước tiến lên cùng bè bạn khắp năm châu.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do
Ta có thể nhận thấy, vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh trong
thời đại cách mạng vô sản đầu thế kỷ XX có mấy luận điểm cơ bản sau:
1)Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các
dân tộc.
Giải quyết vấn đề dân tộc ở Việt Nam - một nước thuộc địa nửa phong
kiến, trước hết phải tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh

đuổi quân xâm lược, đánh đổ bọn tay sai, giành độc lập cho dân tộc, tự do
cho nhân dân, hoà bình và thống nhất đất nước. Độc lập, tự do, hoà bình
và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của người dân mất
nước. Bởi, mất nước là mất tất cả. Sống trong cảnh nước mất, nhà tan,
mọi quyền lực nằm trong tay quân xâm lược và bọn tay sai thì quyền sống
của con người cũng bị đe doạ chứ nói gì đến quyền bình đẳng, tự do, dân
chủ của mọi người. Nếu có, đó chỉ là thứ tự do cướp bóc, bắt bớ, giết hại
và tù đày của quân xâm lược và bọn tay sai. Chính vì vậy mà “Không
có gì quý hơn độc lập tự do”, một trong những tư tưởng lớn của Hồ Chí
Minh trong cách mạng Việt Nam đã trở thành chân lý của dân tộc Việt
Nam

của
cả nhân
loại
có lương tri. Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân – tư tưởng đó của
Hồ Chí Minh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng đó được quán triệt trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam
và nó được thể hiện nổi bật trong các thời điểm có tính bước ngoặt lịch
sử.
+ ) Tất cả các dân tộc trên thế giới phải được độc lập hoàn toàn và
thật sự. Độc lập trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao,
toàn vẹn lãnh thổ. Mọi vấn đề của chủ quyền quốc gia do dân tộc đó tự
quyết định. Theo Hồ Chí Minh độc lập tự do là khát vọng lớn nhất của


các dân tộc thuộc địa và theo nguyên tắc: Nước Việt Nam là của người
Việt Nam, do dân tộc Việt Nam quyết định, nhân dân Việt Nam không
chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài. Trong nền độc lập đó mọi
người dân đều ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu không độc lập chẳng có

nghĩa gì. Hồ Chí Minh nói: “chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập,
dân chỉ thấy giá trị của độc lập khi ăn đủ no, mặc đủ ấm”. Tư tưởng này
thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để cách mạng của Hồ Chí Minh.
Độc lập tự do là quyền tự nhiên của dân tộc, thiêng liêng và vô cùng quý
giá. Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776 và
Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp 1791, Người đã khái quát
chân lý: “Tất cả các dân tộc trên thế giới sinh ra đều có
quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do”. Trong hành trình tìm đường cứu nước cho dân tộc khi còn ở
Pháp Nguyễn Ái Quốc đấu tranh để đòi các quyền cho nhân dân An Nam:
_Một là, đòi quyền bình đẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ
Đông Dương như đối với châu Âu, xoá bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh,
thay thế bằng chế độ đạo luật.
_Hai là, đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, tự do ngôn
luận, tự do báo chí, hội họp, tự do cư trú ... Ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái
Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi đến hội nghị
Véc-xây bản yêu sách của nhân dân An-nam đòi quyền bình đẳng cho dân
tộc Việt Nam. Bản yêu sách không được chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc rút
ra bài học: Muốn bình đẳng thực sự phải đấu tranh giành độc lập dân tộclàm cách mạng, muốn giải phóng dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính
mình, vào lực lượng của bản thân mình. Điều này thể hiện ở mục tiêu của
cách mạng Việt Nam là: Đánh đổ Đế quốc Pháp và
phong kiến, làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập. Sau Cách mạng Tháng
8 thành công, Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập và khẳng định:
“Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành
một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh
thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do độc lập ấy”.
+ ) Hoà bình chân chính trong nền độc lập dân tộc để nhân dân xây
dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc cũng là quyền cơ bản của dân tộc. Hoà
bình không thể tách rời độc lập dân tộc, và muốn có hoà bình thật sự thì
phải có độc lập thật sự. Hồ Chí Minh đã nêu: “Nhân dân chúng tôi thành



thật mong muốn hoà bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết
chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng nhất: toàn
vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước” . Chân lý có giá trị
cho mọi thời đại: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Độc lập dân tộc
phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
2)Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu
tranh giành
độc lập.
Do kinh tế lạc hậu, sự phân hoá giai cấp chưa triệt để, vì thế “cuộc đấu
tranh giai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây”, điều này có ý
nghĩa đối với các dt phương đông: có sự tương đồng lớn, dù là ai, cũng
đều là nô lệ mất nước. Chủ nghĩa dt bản xứ là chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa dt chân chính, động lực to lớn để phát triển đất nước. Khác với chủ
nghĩa xô vanh, chủ nghĩa dt hẹp hũi của các nước tư bản. Do kinh tế chưa
phát triển, nên sự phân hóa giai cấp ở Đông Dương chưa triệt để, sự dấu
tranh gc không giống như ở Phương Tây. NAQ kiến nghị quốc tế cộng
sản "phát động chủ nghĩa dt bản xứ nhân danh quốc tế cộng sản ...Khi chủ
nghĩa dt của họ thắng lợi...nhất định chủ nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành
chủ nghĩa quốc tế".
3)Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác_Lênin khi Hồ Chí Minh bàn đến vấn
đề dân tộc và cách mạng giảiphóng dân tộc thì độc lập dân tộc phải gắn
với CNXH, mối quan hệ dân tộc và giai cấp được đặt ra. Vấn đề dân tộc
bao giờ cũng được nhận thức và giải quyết theo lập trường của một giai
cấp nhất định. Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác_Lênin, chỉ trên lập
trường của giai cấp vô sản, cách mạng vô sản mới giải quyết đúng đắn
vấn đề dân tộc. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Mác-Ăngghen đã đề

cập mối quan hệ dân tộc và giai cấp: cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, ở giai đoạn đầu của nó là
mang tính chất dân tộc. Mác kêu gọi “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết
phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải
tự mình trở thành giai cấp dân tộc,... không phải theo cái nghĩa như giai
cấp tư sản hiểu”. Cũng theo Mác –Ăngghen, chỉ có giai cấp vô sản
mới thống nhất được lợi ích dân tộc- lợi ích của mình với các lợi ích của


nhân dânlao động và của cả dân tộc. Chỉ có xoá bỏ áp bức, bóc lột giai
cấp thì mới xoá bỏ áp bức dân tộc, đem lại độc lập thật sự cho dân tộc
mình và cho dân tộc khác. Tuy nhiên, Mác và Ăng ghen không đi
sâunghiên cứu vấn đề dân tộc vì ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã đượcgiải
quyết trong cách mạng tư sản, đối với Mác, vấn đề dân tộc chỉ là thứ yếu
so với vấnđề giai cấp.
Thời đại Lênin, khi chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống thế giới,
cách mạng giải phóng dân tộc trở thành bộ phận của cách mạng vô sản,
Lênin mới phát triển vấn đề dân tộc thành học thuyết về cách mạng thuộc
địa. Lênin cho rằng, cách mạng vô sản ở chính quốc không thể giành
thắng lợi nếu không liên minh với cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp
bức ở thuộc địa. Khẩu hiệu của Mác được bổ sung: “vô sản toàn thế
giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại.” Lênin đã thực sự “đặt tiền đề
cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa.”
Hồ Chí Minh, từ chủ nghĩa yêu nước đến với , đã nhận thức được mối
quan hệ chặt chẽ giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, lựa chọn cách mạng giải phóng dân tộc theo con
đường cách mạng vô sản. Hồ Chí Minh nêu, các nước thuộc địa phương
Đông không phải làm ngay cách mạng vô sản, mà trước hết giành độc lập
dân tộc. Có độc lập dân tộc rồi mới bàn đến cách mạng XHCN. Từ thực
tiễn của đấu tranh cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã phê phán quan điểm

của các đảng cộng sản Tây Âu không đánh giá đúng vai trò, vị trí, tương
lai của cách mạng thuộc địa, và Nguyễn Ái Quốc đi đến luận điểm: “Các
dân tộc thuộc địa phải dựa vào sức mình là chính, đồng thời biết tranh thủ
sự đoàn kết, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới để
phải đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, từ cách mạng giải phóng dân tộc
tiến lên làm cách mạng XHCN.” Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp dân
tộc với giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với CNXH thể hiện
một số điểm sau:
+ Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh thấy
rõ mối quan hệ giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với sự nghiệp giải
phóng giai cấp của giai cấp vô sản. “Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể
là sự nghiệp của CNCS và của cách mạng thế giới”. Năm 1930, trong
chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, Hồ Chí Minh xác định con đường


của cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dân
quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
Năm 1960, Hồ Chí Minh xác định “chỉ có CNXH, CNCS mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách
nô lệ”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về sự gắn bó giữa độc lập dân tộc và
CNXH vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân
tộc trong thời đại cách mạng vô sản, vừa phản ánh mối quan hệ khăng
khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với các mục tiêu giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Do đó “giành được độc lập
rồi phải tiến lên CNXH, vì mục tiêu của CNXH là “làm sao cho dân giàu,
nước mạnh”, “là mọi người được ăn no, mặc ấm, sung sướng”
+ Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. Hồ Chí
Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập dân tộc mình mà còn đấu tranh cho
tất cả các dân tộc bị
với quy mô và trình độ hiện đại, đảm bảo ngày càng tốt hơn về vật chất và

tinh thần của nhân dân. Từ một nước Nga cùng kiệt nàn và lạc hậu,
sau một thời gian xây dựngvừa trở thành một cường quốc của thế giới, đạt
được bước tiến lớn trong nghiên cứu khoa học, chinh phục vũ trụ, có tiềm
lực quân sự và quốcphòng chống hùng mạnh… tạo điều kiện cho phong
trào giải phóng dân tộc phát triển. Hàng trăm nước vừa giành được độc
lập dân tộc lũy phần quyết định vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế
giới và hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong hơn 70 năm qua dưới sự lãnh
đạo của Đảng vừa khẳng định tính đúng đắn của sự lựa chọn đó.
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải
do đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo
Nguyễn Ái Quốc khẳng định, muốn giải phóng dân tộc thành công “trước
hết phải có đảng cách mệnh... đảng có vững cách mệnh mới thành công”...
“Cách mệnh phải làm cho dân giác ngộ”, “Phải giảng giải lý luận và chủ
nghĩa cho dân hiểu”, “sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung phải
có đảng cách mệnh”. Cách mạng giải phóng dân tộc phải có đảng của giai
cấp công nhân lãnh đạo theo nguyên tắc đảng kiểu mới của Lênin. Chỉ
có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo
mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người. Bác cho rằng các tổ chức cách mạng theo kiểu


cũ không thể đưa cách mạng đến thành công vì nó thiếu một đường lối
chính trị đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học. Các lãnh tụ yêu
nước tiền bối tuy đã ý thức được tầm quan trọng của chính đảng cách
mạng và một đường lối chính trị đúng đắn, song họ chưa làm được. Tháng
2/1930,
Nguyễn
Ái
Quốc

đã
sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chính đảng của phong trào cách mạng
nước ta.
3. Lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
Cách mạng giải phóng dân tộc là “việc chung của cả dân chúng chứ
không phải việc một hai người”, phải đoàn kết toàn dân “dân tộc cách
mệnh chưa phân giai cấp, nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí
chống lại cường quyền”. Trong lực lượng đó “công - nông là chủ cách
mạng” ... “công - nông là gốc của cách mạng”, “còn học trò, nhà buôn
nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức song không cực khổ bằng công
nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông thôi”.
Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc là đánh đổ Đế quốc Pháp và
đại địa
chủ phong kiến giành độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh cho rằng cần vận
động tập hợp rộngrãi các tầng lớp nhân dân Việt Nam đang bị mất
nước. Thành lập mặt trận dân tộc thốngnhất, để huy động sức mạnh của
đại đoàn kết toàn dân. Công nông là gốc, liên minh vớicác giai tầng khác
phải chú ý đến lợi ích của giai cấp công- nông và của dân tộc. TrongSách
lược vắn tắt, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đảng phải tập hợp đại bộ giai cấp
công nhân,tập hợp đại bộ phận nông dân và phải dựa vào hạng dân cày
nghèo, lãnh đạo nông dânlàm cách mạng ruộng đất; lôi kéo tiểu tư sản, trí
thức, trung nông... đi về phe vô sản giaicấp; đối với bọn phú nông, trung
tiểu địa chủ và tư bản An-nam mà chưa rõ mặt phảncách mạng thì phải lợi
dụng, chí ít là làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặtphản
cách mạng (như Đảng Lập hiến) thì phải đánh đổ”.
Chủ trương tập hợp lực lượng của Hồ Chí Minh phản ánh tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc của Người. Năm 1942, Người chủ trương già, trẻ, gái,
trai, dân, lính đều tham gia đánh giặc. Năm 1944, Người viết: “cuộc
kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân, vũ trang toàn dân”…
Kháng chiến chống Mỹ: “cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi



người Việt Nam yêu nước”. “31 triệu đồng bào ta…là 31 triệu chiến sĩ
anh dũng diệt Mỹ, cứu nước, quyết giành thắng lợi cuối cùng”. Đây là tư
tưởng có ý nghĩa chiến lược về tập hợp sức mạnh của khối đại đoàn kết
toàn dân của Hồ Chí Minh. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già,
người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam
thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc.Ai có súng dùng
súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng,
gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”.
Xuất phát từ tương quan lực lượng lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, Hồ
Chí
Minh phát động chiến tranh nhân dân. “Không dùng toàn lực của nhân
dân về đủ mọi mặt để ứng phó, không thể nào thắng được”. Quân sự là
chính, kết hợp đấu tranh ngoại giao, thêm bạn bớt thù, phân hoá, cô lập kẻ
thù. Đấu tranh kinh tế chống lại sự phá hoại của địch. Đấu tranh văn
hoá, tư tưởng cũng quan trọng. Song Hồ Chí Minh vẫn nhấn mạnh:
“Trong khi liên lạc giai cấp, phải cẩn thận, không khi nào nhượng một
chút lợi ích gì của công- nông mà đi vào thảo hiệp”.
4-Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành chủ động,
sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước ở chính quốc và phải được
thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần
chúng với lực lượng vũ trang trong nhân dân.
Trong phong trào cộng sản quốc tế đã từng tồn tại quan điểm cho rằng
cách mạng thuộc địa phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc thắng
lợi. Luận cương về phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và
nửa thuộc địa nêu ở đại hội VI quốc tế cộng sản 1928: "chỉ có thể
thực hiện hoàn toàn công cuộc giải phóng dân tộc các thuộc địa khi giai
cấp vô sản giành được thắng lợi ở các nước tư bản tiên tiến". Ý kiến này
đã giảm tính chủ động, sáng tạo của cách mạng thuộc địa. Ngay từ đại hội

V quốc tế cộng sản (1924), Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: vận mệnh của giai
cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh giai cấp VS ở các nước đi xâm
lược thuộc địa phải gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở
các nước thuộc địa..." Dựa vào quan điểm của Mác, "sự nghiệp giải phóng
của giai cấp công nhân phải là sự của bản thân giai cấp công nhân".
Nguyễn Ái Quốc đi đến kết luận: "công cuộc giải phóng anh, em chỉ có
thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em." Nguyễn Ái


Quốc nhận thức thuộc địa là khâu yếu của chủ nghĩa đế quốc và nhờ đánh
giá đúng sức mạnh của chủ nghĩa và tinh thần dân tộc, ngày từ năm
1924, Người đã nói: Cách mạng thuộc địa không những không phục thuộc
vào cachhs mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng
lợi trước"..."họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở Phương Tây
trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn". Đây là cống hiến sáng tạo của
HCM vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Cách mạng vô
sản đã chứng minh luận điểm của Hồ Chí Minh là đúng.
.
 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc trong công
cuộc đổi mới hiện nay
Với kết quả nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, Đại hội của Đảng đã
nói rõ hơn nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí minh để định hướng cho
toàn Đảng, toàn dân học tập trong giai đoạn mới.
Vào đầu những năm của thế kỉ 21, đất nước ta có những cơ hội và thách
thức không nhỏ. Tình hình thế giới đang diẽn biến phức tạp, nhanh chóng,
khó lường. Để thực hiện nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong thời kì phát
triển mới, cần thhaams nhuần sâu sắc, vận dụng những vấn đề nóng bỏng
mà thực tiễn đang đặt ra; nghiên cứu, tuyên tuyền, giáo dục tư tưởng Hồ
Chí Minh là một nhiệm vụ mấu chốt của công tác tư tưởng Đảng, cần
được Đảng thực hiện chặt chẽ, có chất lượng và hiệu quả.

Dựa trên tư tưởng và nhiệm vụ thiết yếu đó, ngày 27/03/2003, Ban bí thư
đẫ ra chỉ thị số 23 CT/TƯ về đẩy mạnh nghiên cứu, tuyên truyền, giáo
dục tư tưởng Hồ Chí minh trong giai đoạn mới, và nhân kỉ niệm 113 năm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí minh, đã phát động phong trào học tập và làm
việc theo tấm gương Bác Hồ vĩ đại. Đây là một sinh hoạt chính trị rộng
lớn, rất quan trọng, cần được tổ chức chặt chẽ, khoa học, có hệ thống, và
sau này phải trở thành nền nếp thường xuyên trong hoạt động của Đảng
và trong đời sống xã hội ta.
Chỉ thị của Ban bí thư đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đón
nhận và thực hiện với tinh thần tin tưởng, phấn khởi, hào hứng. Hơn một


năm qua, các cấp các ngành các địa phương, đơn vị đã quán triệt nghiêm
túc chỉ thị 23 CT/TW , tổ chức đợt giáo dục, tuyên truyền sâu rộng, có hệ
thốngtuw tưởng Hồ Chí minh trong Đảng và toàn xã hội. Hoạt động
nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục, học tập tư tưởng Hồ Chí minh đã
được tổ chức với nhiều hìh thức phong phú, đa dạng, sang tạo và rộng
khắp 64 tỉnh, thành trong cả nước, trong mọi tổ chức, đoàn thể, trong mọi
lứa tuổi, mọi đối tượngtham giâ. Trong nhều công trình, đề tài khoa học,
hang chục cuốn sách và tài liệu nghhieen cứu, tuyên truyền tư tưởng Hồ
Chí minh đã được nghiên cứu , thực hiện và phổ biến rộng rãi. Hang tram
nghìn lớp học được tổ chức, thu hút hàng chục triệu người tham gia
nghiên cứu 10 chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh. Trên các phương tiện
thông tin đại chúng, trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, nhiều tác phẩm văn
học, báo chí, tuyên truyền về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức, tác
phong Hồ Chí Minh đã được ggiowsi thiệu đến trong ước và nước ngoài.
Đây là lần đầu Đảng ta phát động nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư
tưởng Hồ Chí minh với quy mô rộng lớn và được chỉ đạo nghiêm túc, chặt
chẽ, khoa học. Dặc biệt là, cùng với việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo
dục tư tưởng Hồ Chí minh trog các tổ chức, đoàn thể, và học tạp qua

trường lớp, sách vở, trên các phương tiện thôn tin đại chúng. Ban tư
tưởng_Văn hóa teung ương đã chỉ đọ hướng dẫ và tổ chức các cuộc thi
báo cáo viên giỏi về tư tưởng Hồ Chí minh từ cấp cơ sở đến toàn quốc;
làm cho hoạt động nghiên cứu, giáo dục tư tưởng Hồ Chí minh them sinh
đôgj, hấp dẫn, hiệu quả ấn tượng và lan tỏa. Các hội thi từ cơ sở đã yhu
hút sự quan tâm của hàng vạn báo cáo viên ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi,
là cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức, nông dân, bộ đội, công an, học
sinh, sinh viên… Đỉnh cao của cuộc thi là cuộc thi chung khảo được tổ
chức rát trang trọng, hoành tráng, ânns tuwongj, cảm động, đầy ý nghĩa
tại Bảo tang Hồ Chí Minh, Thủ đô hà nội vào đúng dịp kỉ niệm sinh nhật
laanf thứ 114 của Bác Hồ.
Sau hơn 1 năm thực hiện chỉ thị 23 CT/TW của Ban bí thư, hoạt động
nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí minh trong toàn
Đảng, toàn quân, toàn dân đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan
trọng, tạo điều kiện cho việc tiếp tục nghiên cứu tuyên truyền, giáo dục và
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng sâu sắc hơn. Hoạt dộng


nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục và vận dụng tư tưởng Hồ Chí minh đã
trở thành sinh hoạt chính trị rộng lớn, góp phần nâng cao nhận thức tư
tưởng, lý luận của cán bộ đảng viên và nhân dân. Qua nghiên cứu, học tập
tư tưởng hồ Chí Minh, nững băn khoăn, vướng mắc, hoài nghhi dao động
trong nhận thức về mục iêu lý tưởng và nền tảng tư tưởng của Đảng, về
chủ nghĩa xã hội cà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội nước ta, về bản sắc
dân tộc và hội nhập quốc tế…vv… của một bộ phận cán bộ, đảng viên và
nhân dân đã được giải đáp sang tỏ hơn.
Trên cơ sở nâng cao nhận thức lí luận đợt sinh hoạt chính trị lần này
đã góp phần nâng cao, củng cố niềm tin và sự kiên định đối với nền tảng
tư tưởng của Đảng talaf chủ nghĩa Mác_Lê nin, tư tưởng Hồ Chí minh; tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tương lai; tiền đồ của dân tộc, tin

tưởng vào sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã
tỏa sángtrong trái tim, khối óc mỗi người Việt Nam, hướng về cội nguồn
dân tộc, trân trọng, tự hào, giữ gìn các giá trị văn hóa, đạo đức truyền
thống mà Bác Hồ là biểu tượng và mẫu mực của sự kếtinh giá trị phương
Đông và giá trị nhân loại. Học tập, nghiên cứu tư tưởng hồ Chí Minh là
dịp để mỗi người Việt Nam tự nhìn nhận lại chính mình, theo tinh thần
Bác hồ đã dặn:
1-Khởi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dt,
nguồn động lực mạnh mẽ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Hội nghị TW 6 (khóa7) đã xác định rõ nguồn lực và phát huy nguồn
lực để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó nguồn lực con người cả
về thể chất và tinh thần là quan trọng nhất. Cần khơi dậy truyền thống yêu
nước của con người VN biến thành động lực để chiến thắng kẻ thù, hôm
nay xây dựng và phát triển kt.
2-Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh nhận thức và giải quyết vấn đề
dân tộc trên quan điểm giai cấp.
Khẳng định rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, của Đảng cộng
sản, kết hợp vấn đề dân tộc và giai cấp đưa cách mạng dân tộc từ giải
phóng dân tộc lên CNXH. Đại đoàn kết dân tộc rộng rãi trên nền tảng liên
minh công-nông và tầng lớp trí thức do Đảng lãnh đạo. Trong đấu tranh
giành chính quyền phải sử dụng bạo lực của quần chúng cách mạng chống
bạo lực phản cách mạng. Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH.


3-Chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối
quan hệ giữa các dân tộc anh em trong cộng đồng các dân tộc VN.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của đảng nêu: vấn đề dt và đại đoàn
kết dt luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách mạng. Lịch sử ghi
nhận công lao của các dân tộc miền núi đóng góp to lớn vào thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống xâm lươc. Hồ Chí Minh nói: đồng bào miền núi

đã có nhiều công trạng vẻ vang và oanh liệt. Trong công tác đền ơn, đáp
nghĩa HCM chỉ thị, các cấp bộ Đảng phải thi hành đúng chính sách dân
tộc, thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ giữa các dt sao cho đạt
mục tiêu: nhân dân no ấm hơn, mạnh khỏe hơn. Văn hóa sẽ cao hơn. Giao
thông thuận tiện hơn. Bản làng vui tươi hơn. Quốc phòng vững vàng hơn.
Với tư tưởng đó, ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng đang đứng
trước những cơ hội và thách thức to lớn đòi hỏi chúng ta phải chủ động
đón lấy và sáng suốt vượt qua. Để làm được điều đó chúng ta cần nghiên
cứu, vận dụng tư tưởng của Người về mối quan hệ giữa dân tộc với giai
cấp, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm tạo ra
những nguồn lực mới, đưa sự nghiệp đổi mới vững bước tiến lên, giành
những thắng lợi mới.
III.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ

Vấn đề dân tộc mà Hồ Chí Minh đề cập đến trong tư tưởng của mình
được thể hiện tập trung chủ yếu ở các nội dung về quyền dân tộc, quan
hệ giữa dân tộc và giai cấp, và quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia,
dân tộc trên thế giới.
Về quyền dân tộc, Hồ Chí Minh cho rằng tất cả các dân tộc trên thế giới
đều bình đẳng; tức độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm
phạm của tất cả các dân tộc. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tận
mắt chứng kiến sự chà đạp của ngoại bang lên tự do độc lập của đất
nước, được kết tinh, hun đúc từ tinh thần nồng nàn yêu nước của người
dân nước Việt, Hồ Chí Minh cho rằng: đối với một người dân mất nước,
cái quí nhất trên đời là độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân. Trên
đường tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những tư



tưởng bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn
nhân quyền và dân quyền 1791 của cách mạng Pháp. Từ những tinh hoa
của dân tộc và thế giới, Người đã khái quát nên chân lý bất di bất dịch,
lẽ phải không ai có thể chối cãi được: Tất cả các dân tộc trên thế giới
đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung
sướng và quyền tự do. Đây là một tư tưởng vĩ đại, chẳng những mang
tính quốc tế, tính thời đại rộng lớn mà còn mang tính nhân văn sâu sắc.
Độc lập dân tộc, theo Hồ Chí Minh, phải là độc lập thật sự và độc lập
hoàn toàn. Tức là, dân tộc đó phải có đầy đủ chủ quyền (về chính trị,
kinh tế, an ninh, v.v.) và toàn vẹn lãnh thổ, chứ không phải là chiếc bánh
vẽ mà người khác (bọn thực dân, đế quốc) bố thí. Độc lập thật sự, độc
lập hoàn toàn, theo Người, phải được hiểu một cách đơn giản: nước Việt
Nam là của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Việt
Nam phải do người Việt Nam tự giải quyết. Và giá trị đích thực của độc
lập dân tộc phải được thể hiện bằng quyền tự do hạnh phúc của nhân
dân, mà theo Người, độc lập dân tộc là đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành. Tư tưởng độc lập dân tộc, khát vọng độc
lập dân tộc của Người được thể hiện ở tinh thần “thà hy sinh tất cả”, “dù
phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn” và vượt lên tất cả là tinh thần “không
có gì quí hơn độc lập tự do.”
Hồ Chí Minh luôn giương cao ngọn cờ đấu tranh vì độc lập dân tộc,
song người cũng là hiện thân của khát vọng hoà bình. Đó là tư tưởng
độc lập dân tộc trong hoà bình chân chính của Người. Tinh thần “chúng
ta muốn hoà bình” đã dẫn dắt nhân dân ta chiến đấu và chiến thắng mọi
thế lực xâm lược ngoại bang.
Có thể nói, tinh thần “không có gì quí hơn độc lập tự do” là tư tưởng
và lẽ sống của Hồ Chí Minh. Nó là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng
không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của các dân tộc bị áp bức trên
thế giới. Vì lẽ đó, Người không chỉ được tôn vinh là “Anh hùng giải

phóng dân tộc” của Việt Nam mà còn là “Người khởi xướng cuộc đấu
tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ 20”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thể hiện sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội,
và chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Là một chiến sỹ quốc tế chân chính, xuất phát từ quan điểm độc lập


tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc, Hồ
Chí Minh không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc mình mà còn đấu
tranh cho độc lập dân tộc của tất cả các dân tộc bị áp bức. Ở Người, chủ
nghĩa yêu nước chân chính luôn gắn liền với chủ nghĩa quốc tế cao cả,
trong sáng. Người nói: “ Chúng ta phải tranh đấu cho tự do độc lập của
các dân tộc khác như là tranh đấu cho dân tộc ta vậy.” Chủ trương “
giúp bạn là tự giúp mình”, Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần dân tộc
tự quyết song không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của mình. Với Người,
phải thông qua thắng lợi của Cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào
thắng lợi chung của Cách mạng thế giới. Về quan hệ quốc tế, Người
tuyên bố với thế giới: “ Căn cứ trên quyền lợi chung, Chính phủ Việt
Nam Dân chủ cộng hòasắn sàng đặt quan hệ ngoại giao với chính phủ
nước nào trọng quyền bình đẳng, chủ quyền lãnh thổ và chủ quyền quốc
gia của nước Việt Nam, để cùng nhau bảo vệ hoà bình và xây đắp dân
chủ thế giới.”
Tựu trung, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc vừa mang tính
khoa học đúng đắn, vừa có tính chất cách mạng, mang đậm tính nhân
văn sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp,
chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, độc lập dân tộc
cho mình đồng thời độc lập cho tất cả các dân tộc.
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước cũng đang đứng trước những cơ hội

và thách thức to lớn đòi hỏi chúng ta phải chủ động đón lấy và sáng suốt
vượt qua. Để làm được điều đó chúng ta cần nghiên cứu, vận dụng tư
tưởng của Người về mối quan hệ giữa dân tộc với giai cấp, dân tộc và
quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm tạo ra những nguồn
lực mới, đưa sự nghiệp đổi mới vững bước tiến lên , giành những thắng
lợi mới. Trước hết, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều phải đặc biệt
coi trọng và giữ vững độc lập dân tộc. Lịch sử đấu tranh dựng nước và
giữa nước của ông cha ta từ ngàn xưa cũng như sự nghiệp giải phóng
dân tộc do Đảng cộng sảnViệt Nam đứng đầu là Hồ Chí Minh khới
xướng từ 1930 đến nay được ghi lại bằng máu và nước mắt. Thế mới
thấy được ý nghĩa của độc lập dân tộc, mới thấu hiểu được tư tưởng bất
hủ “Không có gì quí hơn độc lập tự do” của Hồ Chí Minh. Trong xu thế
toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, không một quốc gia


nào có thể phát triển mà không gắn với những mối quan hệ đa dạng và
đa phương với các quốc gia khác trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam
cũng nằm trong xu thế ấy. Ngoài những lợi ích hiển nhiên, hơn bao giờ
hết, nước ta đang đứng trước rất nhiều nguy cơ có ảnh hưởng trực tiếp
đến độc lập dân tộc. Đó là những nguy cơ lệ thuộc vào nước ngoài về
kinh tế, chính trị, nguy cơ phai nhạt bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu
một nền văn hoá lai căng phi bẳn sắc. Bên cạnh những nguy cơ mang
tính hệ quả của toàn cầu hoá và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
chúng ta còn phải đối mặt với âm mưu diễn biến hoà bình. Các thế lực
thù địch trong và ngoài nước đang núp dưới những chiêu bài tự do, dân
chủ, nhân quyền, dân tộc tôn giáo để chống phá sự nghiệp cách mạng
nước ta ( Sự biến Tây Nguyên 2/2001 và 4/2004). Trước những nguy cơ
ấy, Đảng và Nhà nước ta phải không ngừng khơi dậy sức mạnh của chủ
nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây
dựng và bảo vệ đất nước. Phát huy tối đa các nguồn nội lực, bao gồm

con người, trí tuệ, truyền thống, đất đai, tài nguyên,v.v để xây dựng và
phát triển kinh tế, đưa đất nước từng bước bắt kịp các nước phát triển.
Đất nước phát triển, nền kinh tế hùng mạnh sẽ góp phần trực tiếp tạo sức
mạnh cho nhân dân ta giữ vững độc lập dân tộc. Độc lập dân tộc phải
được xem là cái bất biến trong sự thiên biến vạn hoá của nền kinh tế thế
giới đang phát triển với xu thế toàn cầu hoá; bản sắc văn hoá Việt Nam
cũng phải được xem là cái bất biến trong sự đa dạng các nền văn hoá thế
giới, tiếp thu nhứng hay, cái đẹp, cái tiên tiến mà vẫn không mất đi cái
gốc, cái chất Việt Nam trong mỗi con người. Đó cũng là cách để giữ
vững độc lập dân tộc theo đúng nghĩa của nó.
Thấm nhuần tư tưởng của người về vấn đề dân tộc, ta càng phải phát
huy chủ nghĩa dân tộc chân chính, tinh thần tích cực chủ động, sáng tạo
và tự lực tự cường của mọi người dân Việt Nam để góp phần xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Người Việt Nam vốn có
truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết cộng đồng, ý chí tự chủ kiên
cường, sáng tạo, bất khuất, không chịu làm nô lệ, không cam phận
nghèo hèn. Những phẩm chất tốt đẹp ấy đã được phát huy cao độ trong
hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đưa đến thắng lợi vĩ đại
Điện Biên và Đại thắng mùa xuân 1975, giải phóng MN thống nhất đất
nước, đưa cả nước quá độ lên CNXH. Ngày nay, truyền thống quí báu


ấy, chủ nghĩa dân tộc chân chính cần được tiếp tục khơi dậy mạnh mẽ,
biến nó thành một nguồn nội lực đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn
thách thức, vững bước tiến lên cùng bè bạn khắp năm châu.



×