Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tiểu luận về giai cấp công nhân việt nam đầu thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.95 KB, 11 trang )

MỤC LỤC

1


1.Hoàn cảnh lịch sử
Đầu thế kỉ 20, thực dân Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược Việt
Nam, đặt ách đô hộ và thi hành các chính sách phản động phản diện.
- Về chính trị, thực dân Pháp thi hành chính sách cai trị trực tiếp mọi
quyền hành đều nằm trong tay bọn tư bản Pháp. Chúng dùng chính
sách: chia để trị, thủ tiêu mọi quyền tự do, dân chủ; thẳng tay đàn áp
và khủng bố khốc liệt các tư tưởng, hoạt động yêu nước làm cho dân
tộc Việt Nam lâm vào cảnh ngột ngạt về chính trị.
- Về kinh tế, chúng tiến hành tiến hành chương trình khai thác thuộc
địa đại quy mô nhằm khai thác tài nguyên, bóc lột nhân công, cướp
ruộng đất của nhân dân, biến Việt Nam và Đông Dương thành thị
trường độc quyền của Pháp.
- Về văn hóa, xã hội, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân lập
nhiều nhà tù hơn trường học. Đầu độc thanh niên bằng rượu, thuốc
phiện; mị dân, tuyên truyền xuyên tạc lịch sử văn hóa Việt Nam .
Tuyên truyền văn hóa thực dân vong bản nhằm thủ tiêu tinh thần yêu
nước và nền văn hóa của dân tộc ta. Việt Nam từ xã hội phong kiến
độc lập đã trở thành xã hội thuộc địa, nửa phong kiến. Dân tộc Việt
Nam bị mất tự do, kinh tế không phát triển, đời sống vô cùng cực
khổ.
Dưới ách thống trị của thực dân Pháp tình hình giai cấp – xã hội Việt
Nam đã có những biến đổi sâu sắc.
- Ngoài hai giai cấp cũ là giai cấp địa chủ phong kiến và nông dân, xã
hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp mới: giai cấp công nhân, giai cấp
tiểu tư sản và giai cấp tư sản.
- Bộ phận phản động của giai cấp địa chủ phong kiến làm tay sai cho


thực dân Pháp.
- Giai cấp nông dân bị bần cùng hóa vì chính sách bóc lột tàn bạo của
đế quốc, phong kiến, họ khao khát độc lập và ruộng đất, là lực lượng
2


chủ lực của phong trào giải phóng dân tộc.
- Giai cấp công nhân: Mới ra đời, số lượng ít nhưng nhanh chóng
trưởng thành. Do những ưu thế đặc biệt nên sẽ là lực lượng lãnh đạo
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Giai cấp tiểu tư sản: Mới xuất hiện, ngày càng đông đảo, bị đế quốc
phong kiến bóc lột chèn ép. Họ rất nhạy cảm, có tinh thần dân tộc,
yêu nước.
- Tư sản mại bản gắn liền với lợi ích tư sản Pháp, tham gia vào đời
sống chính trị, kinh tế của thực dân Pháp.
- Tư sản dân tộc: mâu thuẫn với tư bản Pháp và địa chủ phong kiến,
có tinh thần dân tộc dân chủ, nhưng thế lực kinh tế yếu ớt, phụ thuộc,
do đó có khuynh hướng chính trị cải lương.
Với những biến đổi xã hội của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX thì ngay trong lòng xã hội đã xuất hiện hai mâu thuẫn cơ bản
phải giải quyết đó là:
- Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc, tay sai
- Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam (nông dân) với địa chủ phong
kiến.
Hai mâu thuẫn này có quan hệ mật thiết và quy định lẫn
nhau. Hai mâu thuẫn cơ bản này xuất hiện trong lòng xã hội Việt
Nam , nếu giải quyết đúng đắn hai mâu thuẫn này sẽ tạo điều
kiện cho cách mạng Việt Nam phát triển.
2.Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam
Với chính sách khai thác thuộc địa của chủ nghĩa thực dân Pháp

ở Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam đã ra đời từ đầu thế kỷ này,
trước cả sự ra đời của giai cấp tư sản Việt Nam và là giai cấp trực tiếp
đối kháng với tư bản thực dân Pháp. Sinh ra và lớn lên ở một nước
thuộc địa nửa phong kiến, dưới sự thống trị của đế quốc Pháp, một
thứ chủ nghĩa tư bản thực lợi không quan tâm mấy đến phát triển
công nghiệp ở nước thuộc địa, nên giai cấp công nhân Việt Nam phát
3


triển chậm.
Mặc dù số lượng ít, trình độ nghề nghiệp thấp, còn mang nhiều
tàn dư của tâm lý và tập quán nông dân, song giai cấp công nhân Việt
Nam đã nhanh chóng vươn lên đảm đương vai trò lãnh đạo cách
mạng ở nước ta do những điều kiện sau đây:
- Giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra trong lòng một dân tộc có
truyền thống đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm. Ở giai cấp
công nhân, nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột
của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc
kết hợp làm một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và
tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp
bội.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong không khí sôi sục
của một loạt phong trào yêu nước và các cuộc khởi nghĩa chống
thực dân Pháp liên tục nổ ra từ khi chủ nghĩa đế quốc Pháp đặt chân
lên đất nước ta: phong trào Cần Vương và cuộc khởi nghĩa của Phan
Đình Phùng, của Hoàng Hoa Thám, các cuộc vận động yêu nước của
Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học,…… đã có tác
dụng to lớn đối với việc cổ vũ tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất và
quyết tâm đập tan xiềng xích nô lệ của toàn thể nhân dân ta. Nhưng
tất cả các phong trào ấy đều thất bại và sự nghiệp giải phóng dân

tộc đều lâm vào tình trạng bế tắc về đường lối.
- Không chỉ có phong trào yêu nước ở trong nước mà còn các
phong trào quốc tế. Tấm gương cách mạng Nga và phong trào
cách mạng ở nhiều nước khác đã cổ vũ giai cấp công nhân non trẻ
Việt Nam đứng lên nhận lấy sứ mệnh lãnh đạo cách mạng nước ta
và đồng thời cũng là chất xúc tác khích lệ nhân dân ta lựa chọn,
tiếp nhận con đường cách mạng của chủ nghĩa Mác- Lênin và đi
theo con đường cách mạng của giai cấp công nhân. Từ đó giai cấp
công nhân Việt Nam là giai cấp duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt
4


Nam.
.
3.Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam
a. Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm chung với
giai cấp công nhân thế giới
Dù giai cấp công nhân có bao gồm những công nhân làm
nhưng công việc khác nhau như thế nào đi nữa, thì theo C. Mác
và Ph. Ăngghen, họ vẫn chỉ là hai tiêu chí cơ bản để xác định
phân biệt với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác.
- Một là, về phương thức lao động, phưong thức sản xuất, đó là
người lao động trong nền sản xuất công nghiệp. Có thể họ là
người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản
xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá
ngày càng cao. Đã là công nhân hiện đại thì phải gắn với nền
đại công nghiệp, bởi vì nó là sản phẩm của nền đại công nghiệp.
Giai cấp công nhân hiện đại là hạt nhân, bộ phận cơ bản của
mọi tầng lớp công nhân.
- Hai là, về vị trí trong quan hệ sản xuất của giai cấp công nhân:

+ Giai cấp công nhân là những người vô sản hiện đại, không
có tư liệu sản xuất, nên buộc phải làm thuê, bán sức lao động
cho nhà tư bản và bị toàn thể giai cấp tư sản bóc lột. Tức là giá
trị thặng dư mà giai cấp công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm
đoạt.
+ Sau cách mạng vô sản thành công, giai cấp công nhân trở
thành giai cấp cầm quyền. Nó không còn ở vào địa vị bị áp bức,
bị bóc lột nữa, mà trở thành giai cấp thống trị, lãnh đạo cuộc
đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội
chủ nghĩa. Giai cấp công nhân cùng với toàn thể nhân dân lao
động làm chủ tư liệu sản xuất chủ yếu đã công hữu hoá. Như
vậy họ không còn là những người vô sản như trước và sản phẩm

5


thặng dư do họ tạo ra làm nguồn gốc cho sự giàu có và phát
triển của xã hội xã hội chủ nghĩa.
b.Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng:
- Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời chậm và chiếm tỷ lệ
thấp trong thành phần dân cư, nhưng do kế thừa truyền thống
đấu tranh anh dũng kiên cường của dân tộc mà giai cấp công
nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.
- Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất
nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp tư
sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi dân tộc kết hợp làm
một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính
triệt để cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp
bội.
- Giai cấp công nhân Việt nam ra đời trước giai cấp tư sản

Việt Nam, lại có đảng lãnh đạo nên luôn giữ được sự đoàn kết
thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình.
- Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân,
có mối liên hệ máu thịt với nhân dân. Đó là điều kiện hết sức
thuận lợi để thực hiện sự lien minh giai cấp, trước hết là đối với
giai cấp nông dân. Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa
hiện đại hóa nông thôn, sẽ có nhiều nhiều người nông dân vào
làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở thành công nhân ở ngay
chính trên quê hương mình…..
- Về hạn chế: Số lượng công nhân nước ta còn ít, trình độ văn
hóa, tay nghề, khoa học kỹ thuật còn thấp, cách thức làm việc có
nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh mún. Do vậy, để đảm đương
được sứ mệnh lịch sử của mình, một trong những điều kiện
quan trọng là giai cấp công nhân Việt Nam phải liên minh được
với giai cấp nông dân. Tầng lớp trí thức và tầng lớp nhân dân
lao động khác.
6


4.Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam
a.Sứ mệnh lịch sử
Ở nước ta, giai cấp công nhân trước hết phải làm cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sứ mệnh của giai cấp công
nhân là phải lãnh đạo cuộc cách mạng đó thông qua đội quân
tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam, đấu tranh
giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân
dân. Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công
nhân từng bước lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội, không có người bóc lột người, giải
phóng nhân dân lao động khổi mọi sự áp bức, bóc lột, bất

công
b.Những quan điểm cho thấy giai cấp công nhân Việt Nam đủ
điều kiện để thực hiện sứ mệnh đó
- Giai cấp công nhân là bộ phận quan trọng nhất, cách mạng
nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hoá ngày càng
cao. Đây là giai cấp tiên tiến nhất, là lực lượng quyết định sự
phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, là người duy nhất có
khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng một phương thức sản xuất
mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là giai cấp
tiêu biểu cho xu hướng phát triển của lịch sử trong thời đại ngày
nay.
- Mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng giai cấp công nhân Việt
Nam không có tư liệu sản xuất nên buộc bán sức lao động của
mình để sống. Họ bị bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra
trong thời gian lao động. Một khi sức lao động đã trở thành
hàng hoá, thì người chủ của nó (người vô sản) phải chịu đựng
mọi thử thách, mọi may rủi của cạnh tranh; số phận của nó phụ
thuộc vào quan hệ cung - cầu hàng hoá sức lao động trên thị
7


trường làm thuê và phụ thuộc vào kết quả lao động của chính
họ. Họ bị áp bức, bóc lột và ngày càng bị bần cùng hoá cả đời
sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Xét về mặt bản chất, giai
cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để
nhất chống chế độ lại áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa.
Những điều kiện sinh hoạt khách quan của họ quy định rằng, họ
chỉ có thể giải phóng mình bằng cách giải phóng toàn thể nhân
loại khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ
không mất gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.

- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp
công nhân Việt Nam trở thành giai cấp cách mạng triệt để mà
còn tạo cho họ khả năng thực hiện được sứ mệnh lịch sử đó. Đó
là khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu tranh chống lại
giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới. Đó là khả năng đoàn kết
với các giai cấp lao động. Đó là khả năng đoàn kết toàn thể giai
cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế
chống chủ nghĩa đế quốc.
- Giai cấp công nhân Việt Nam có tính kỉ luật cao: trong
môi trường làm việc công nghiệp mang tính chất dây chuyền và
nhịp độ khẩn trương đòi hỏi công nhân Việt Nam phải tuân thủ
chặt chẽ lỉ luật lao động. Tính kỉ luật cao của giai cấp công
nhân Việt Nam còn được tăng cường khi nó trở thành lực
lượng chính trị lớn mạnh, có tổ chức, được giác ngộ bởi 1 lí
luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được chính đảng của
nó, ĐẢng Cộng sản Việt Nam.
- Giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra trong 1 dân tộc có
truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm, trong điều
kiện bị kẻ thù xâm lược, khiến cho ý chí và động cơ cách
mạng của giai cấp công nhân Việt Nam được nâng lên gấp
bội. Ngay từ khi ra đời, giai cấp công nhân Việt Nam đã anh
dũng, kiên cường đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Phong trào
8


công nhân từng bước trưởng thành, phát triển từ tự phát đến tự
giác và không ngừng lớn mạnh. Điều kiện cơ bản và quan trọng
nhất để giai cấp công nhân lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
cách mạng Việt Nam có chủ nghĩa Mác-Leenin soi đường. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đánh giá:” Chỉ có giai cấp công nhân là

dũng cảm nhất, luôn luôn gan góc, đương đầu với bọn đế
quốc thực dân. Với lí luận cách mạng tiên phong và kinh
nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân
Việt Nam đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng và tin cậy
nhất của nhân dân”.Giai cấp công nhân luôn đi đầu trong các
cuộc cách mạng và làm cách mạng cho đến khi thắng lợi.
c. Những quan điểm cho thấy giai cấp công nhân là giai cấp
duy nhất có thể thực hiện sứ mệnh đó
Trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ còn có các giai cấp khác
như: nông dân, trí thức,….tuy nhiên các giai cấp này đều không
đủ điều kiện để lãnh đạo cách mạng Việt Nam
- Đặc điểm của giai cấp nông dân ViệtNam:
+ Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt , chăn
nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp….
+ Giai cấp nông dân có nhiều ưu điểm như: Lao động rất cần
cù, chịu khó, tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người,
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu. Là
lực lượng chiếm số đông trong xã hội, và gắn bó lâu đời với cội
nguồn của dân tộc nên có nhiều công lao đóng góp trong sự
nghiệp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Trong xã hội cũ, nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên
họ có tinh thần phản kháng chống áp bức, bóc lột và bất công.
+ Về hạn chế: Giai cấp nông dân là những người tư hữu nhỏ,
tuy nhiên tư hữu của nông dân không đồng nhất với tư hữu của
9


giai cấp bóc lột. Do phương thức sản xuất phân tán nên nông
dân không có sự liên kết chặt chẽ cả về kinh tế, tư tưởng và tổ

chức. Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng độc lập mà tư
tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị
xã hội. Nên nông dân không thể tự mình giải phóng mình. Muốn
được giải phóng, nông dân phải tham gia vào khối liên minh và
chịu sự lãnh đạo của giai cấp nông dân.
- Đặc điểm của tầng lớp trí thức:
+ Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt của một bộ phận lao
động trí óc, phức tạp và sáng tạo. Sản phẩm lao động trực tiếp
của họ là những tri thức khoa học, những giá trị về tinh thần,
được tạo ra trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo, phát minh,
giảng dạy, quản lý có tác dụng định hướng cho nhận thức và
hành động thực tiễn trên mọi lĩnh vực.
+ Trí thức là những người có trình độ học vấn cao, am hiểu
sâu trong lĩnh vực công việc của mình. Các sản phẩm do trí thức
tao ra được áp dụng vào mọi mặt của dời sống xã hội, nhất là
trong sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng và hiểu quả. Ngày
nay, cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã và
đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì Trí thức ngày
càng có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH và
hội nhập khu vực, quốc tế. Trong các chế độ xã hội cũ, phần lớn
trí thức là những người lao động, họ cũng bị áp bức, bóc lột, bất
công nên họ cũng có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột,
đòi hòa bình độc lập dân tộc và tự chủ.
+ Về hạn chế: Trí thức không có phương thức sản xuất riêng
và địa vị kinh tế, xã hội độc lập nên trí thức cũng không có hệ tư
tưởng độc lập. Mặc dù vậy, trí thức luôn giúp giai cấp thống trị
khái quát về lý luận để hình thành hệ tư tưởng của giai cấp
thống trị xã hội. Trí thức tuy có tinh thần đấu tranh chống áp
bức, bóc lột nhưng lại thiếu kiên quyết, triệt để. Vì vậy, Trí thức
10



muốn được giải phóng phải chịu sự lãnh đạo của giai cấp công
nhân và tham gia vào khối liên minh
5.Kết luận
Như vậy, từ khi bắt đầu ra đời vào đầu thế kỉ 20, giai cấp công
nhân Việt Nam đã dần dần phát triển, lớn mạnh và đã cho thấy
được vai trò lãnh đạo của mình trong cuộc cách mạng của dân tộc
chống lại quân xâm lược. Lịch sử đã chứng minh tính đúng đắn
của việc xác định giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp duy nhất
có thể lãnh đạo cuộc cách mạng của dân tộc ta. Giai cấp công nhân
Việt Nam sớm được giác ngộ cách mạng và thành lập Đảng tiên
phong cho công cuộc giải phóng dân tộc. Đó là giai cấp có ddue tư
cách đại biểu cho quyền lợi của dân tộc, của nhân dân, có đủ uy tín
và năng lực để lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ đi đến
thành công.

11



×