Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI BÔNG CHỐNG CHỊU THUỐC TRỪ CỎ GLYPHOSATE GHB614

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 24 trang )

Công ty TNHH Bayer
Việt Nam

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO TÓM TẮT ĐÁNH GIÁ RỦI RO CỦA THỰC VẬT BIẾN
ĐỔI GEN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CỦA CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI

BÔNG CHỐNG CHỊU THUỐC TRỪ CỎ GLYPHOSATE GHB614

CÔNG TY TNHH BAYER VIỆT NAM
THÁNG 4, 2015

Toàn bộ dữ liệu trong hồ sơ đăng ký này được bảo vệ bản quyền và không được sử dụng, sao
chép hay đưa cho bên thứ ba nếu không có được sự đồng ý của các tác giả


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tổ chức cá nhân đăng ký:
-

Công ty TNHH Bayer Việt Nam
Người đại diện của tổ chức: Ông David John Champion – Tổng Giám đốc
Đầu mối liên lạc của tổ chức: TS. Đặng Ngọc Chi – Giám đốc đăng ký hạt giống
Địa chỉ: Lô 118/4 Khu công nghiệp Amata, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: (+84-8) 3845 0828
Fax: (+84-8) 3997 9206


Email:

2. Tên thực vật biến đổi gen
-

Tên thông thường:
Bông
Tên khoa học :
Gossypium hirsutum
Tên thương mại:
GlyTol
Tên sự kiện chuyển gen:
GHB614
Tính trạng liên quan đến gen được chuyển: Chống chịu thuốc trừ cỏ glyphosate
Mã nhận diện duy nhất (nếu có): BCS-GHØØ2-5


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

PHẦN II. THÔNG TIN VỀ CÂY CHỦ NHẬN GEN
1. Tên cây chủ nhận gen:
(a) Tên khoa học: Gossypium hirsutum
(b) Tên thông thường: Cây bông
(c) Vị trí phân loại:
Tộc:
Gossypieae
Họ:
Malvaceae
Chi:

Gossypium
Loài:
hirsutum
2. Thông tin liên quan đến sinh vật nhận
Lịch sử canh tác và phát triển
Bông, tên khoa học là Gossypium hirsutum, được trồng nhiều thiên niên kỷ nay ở nhiều nơi
trên thế giới. Khoảng 90% lượng bông thế giới là G. hirsutum. Bông chủ yếu được sử dụng
rộng rãi nhờ sợi của nó. Xơ sợi được tạo ra trên vỏ hạt vòng quanh thành sợi chắc mảnh. Chỉ
có ở Mỹ và một vài nước khác phát triển các sản phẩm thương mại từ hạt bông. Hạt bông thô
có thể được sử dụng làm thức ăn cho đại gia súc ở dạng các khô hạt bông, vỏ hạt hoặc hạt có
thể được chế biến để thu dầu, một thành phần chính được sử dụng làm thực phẩm. Linters (xơ
ngắn) còn lại trên vỏ sau khi loại bỏ sợi dài có thể sử dụng cho cả mục đích thực phẩm/thức
ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác.
Bông thuộc vào chi Gossypium, nằm trong họ Malvaceae hoặc Mallow. Các thành viên khác
của họ này bao gồm mướp tây, thục quỳ, hoa hồng sharon, hay thậm chí là các cây trồng như
cỏ trà lại là những cây xếp vào nhóm cỏ có anh hưởng xấu tới bông. Chỉ có chi Gossypium và
một vài chủng phân lập khác thuộc các chi khác, được xác định đặc tính thông qua sợi (lông),
hạt lông (seed hair) hay cấu trúc tạo lông, phát triển ra ngoài biểu bì của vỏ hạt. Có 50 loài
phân bố trong chi Gossypium, nhưng chỉ 4 trong số chúng được sử dụng để sản xuất xơ vải
thương mại (Fryxell, 1992).
Nhóm Gossypieae có 2 đặc điểm đặc trưng: sự tạo thành phôi (phức tạp hơn so với các nhóm
khác trong họ Malvaceae) và sự có mặt của các mạch hỗ khác biệt trong nhiều phần của cây
nhưng đặc biệt trong lá mầm. Các mạch hỗ được biết là các tuyến chứa gossypol và khác biệt
về đặc điểm sinh thái và thành phần hoá học. Đây là những đặc điểm đặc trưng cho nhóm này
(Fryxell, 1979).
Bông có nguồn gốc từ cây gỗ lâu niên, sau đó được thuần hoá và chuyển thành cây trồng thu
hoạch hàng năm và thường không mang các đặc điểm của cây thuộc nhóm cỏ dại. Bông được
trồng từ hạt. Nếu vắng mặt các côn trùng hỗ trợ thụ phấn, bông có thể tự thụ phấn, nhưng khi
các tác nhân thụ phấn có mặt, việc thụ phấn chéo sẽ diễn ra đáng kể (Oosterhuis và Jernstedt,
1999). Việc trồng bông bị hạn chế về mặt địa lý hơn bất kỳ cây trồng nào khác ở Châu Âu



Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

bởi nó chỉ có thể phát triển được trong các vùng có dưới 180 ngày lạnh giá trong 1 năm (180
frost-free days per year). Bông cần lượng nước mưa trung bình ít nhất là 50 cm/năm, nhưng
mưa lớn và thời tiết có độ ẩm lớn trong giai đoạn cuối quá trình phát triển dễ làm giảm năng
suất cũng như tăng nguy cơ tấn công của sâu bệnh.Tại thời điểm thu hoạch, thời tiết cần khô
ráo, mưa sẽ làm biến mầu sợi và ảnh hưởng tới chất lượng xơ vải.
Bông được trồng và thu hoạch ở Mỹ một cách cơ giới hoá. Các kỹ thuật trồng, bao gồm tưới
tiêu và luân canh cây trồng, thuốc trừ cỏ được sử dụng để kiểm soát cỏ dại. Việc kiểm soát cỏ
dại có ảnh hưởng lớn tới năng suất trồng bông, do đó hầu hết các vùng trồng bông ở Mỹ đều
sử dụng thuốc trừ cỏ. Người trồng bông có thể sử dụng thuốc trừ cỏ với phổ tác dụng rộng tới
nhiều loại cỏ dại, nhưng không ảnh hưởng tới cây bông, có tính kinh tế và không ảnh hưởng
tới môi trường. Nhiều loại thuốc trừ cỏ có phổ tác dụng rộng, nhưng có thể tiêu diệt bông
ngay cả với lượng khuyến cáo cho việc kiểm soát cỏ.
Các đặc điểm tính trạng cung cấp thông tin liên quan đến tính bền của các giống mới được
phân phối trong thương mại hóa. Việc chọn lọc các giống mới ban đầu dựa vào các dữ liệu
của cây trồng bố mẹ. Các nhà chọn tạo giống đánh giá các giống bông mới chọn tạo qua
nhiều chỉ tiêu tại các thời kỳ sinh trưởng khác nhau trong toàn bộ quá trình phát triển giống.
Ở giai đoạn sớm của quá trình sinh trưởng, các nhà tạo giống đánh giá số cây tồn tại và độ
khỏe của cây giống. Khi cây bước vào thời kỳ chín, khả năng kháng sâu và bệnh được tiếp
tục đánh giá. Hạt bông khi thu hoạch được phân tích các chỉ tiêu như năng suất, sợi bông dài
và khỏe. Trong một số trường hợp, cây trồng được cải tạo để nâng cao một số thành phần đăc
biệt, và các nhà chọn tạo giống cây trồng thường chú ý để phân tích các thành phần đó.
Thông tin về sự an toàn của cây nhận gen
Bông không được coi là cây trồng gây hại, gây dị ứng và gây bệnh cho con người, tuy
nhiên nó tạo ra các chất kháng dinh dưỡng như gossypol và axit béo cyclopropenoid (CPFA).
Quá trình chế biến hạt bông có thể bao gồm các công đoạn: tách sợi, tách vỏ, nghiền, ép tấm,

chiết, tẩy màu, tẩy mùi để thu dầu béo thực phẩm. Sản phẩm phụ của quy trình chế biến có
thể sử dụng làm thực phẩm cho con người như xơ ngắn, hay thức ăn chăn nuôi như vỏ hay
khô dầu bông (Freyssinet, 2007; OECD,2009).
Dầu hạt bông được sản xuất đầu tiên ở Hoa Kỳ. Dầu thô có chứa khoảng 2% các vật liệu nonglyceride nhưng được loại bỏ gần như hoàn toàn trong quá trình chế biến. Trong các vật liệu
này có phytoalexin, axit béo cyclopropenoid (CPFA), phospholipid, các sterol, resins,
carbohydrate và các sắc tố liên quan. Thành phần đáng chú ý nhất của terpenoid phytoalexin
là gossypol. Quá trình chế biến dầu loại trừ hầu hết thành phần gossypol, quá trình khử mùi
sẽ loại bỏ hầu hết các CPFA.
Khô dầu hạt bông, vỏ, xơ ngắn bông là các sản phẩm phụ của ngành công nghiệp dầu hạt
bông. Trong những sản phẩm này, khô dầu hạt bông là nhiều nhất và được sản xuất bằng
công nghệ ép dầu và sử dụng hóa chất tách chiết. Để có thể sử dụng làm thương phẩm với các


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

sản phẩm có hàm lượng gossypol thấp, giới hạn của thành phần gossypol là dưới 0,04% hay
(400 ppm). Xơ ngắn bông hầu hết chỉ chứa cellulose tinh chất. Xơ ngắn bông có chất lượng
cao nhất được tinh sạch trong các xử lý hóa học trong tiêu hóa, tẩy rửa, giặt và làm khô. Vỏ
có hàm lượng lớn các chất xơ không tiêu hóa được.
Gossypol
Bông có chứa một lượng tương đối các chất terpenoid phytoalexin. Các Phytoalexin là các
chất kháng sinh, trong bông thì các chất này được tích trữ trong các tuyến sắc tố. Các chất
này đóng vai trò quan trọng trong việc chống chịu với một số loại bệnh có thể gây hại trên
cây bông. Chất terpenoid phytoalexin thông dụng trong cây bông gồm có gossypol,
hemigossypol, desoxyhemigossypol, 2,7-dihydroxy cadalene, hemigossypolone và heliocides
H1 và H2. Gossypol là chất đáng chú ý nhất trong các chất terpenoid phytoalexin và được
phân lập đầu tiên từ các tuyến sắc tố của hạt bông. Chất này nhìn chung là độc tốc cho các
loài không phải động vật nhai lại và mang chức năng bất dục đực. Gossypol có thể thấy ở
dạng tự do hoặc kết hơp. Nghiên cứu cho rằng khoảng 18mg gossypol tự do (tương đương

với 0,1% gossypol tự do) là hàm lượng cao nhất mà bò sữa có thể được cho ăn hàng ngày.
Các nhà khoa học cũng đã tìm ra rằng gossypol là chất có thể chống virus và chống lại ung
thư.
Các axit béo Cyclopropenoid
Bông chứa một số axit béo cyclopropenoid (CPFA) có trong dầu. Các loại có thể đo đạt được
gồm có axit malvalic, sterculic và dihydrosterculic. Các CPFA nâng điểm hòa tan (melting
point) của các chất béo trong động vật được cho ăn bằng hạt bông và khô dầu hạt bông. Cơ
chế của các hoạt động này xuất hiện ức chế của việc làm không no các axit béo no bão hòa.
Trong gà, lòng đỏ trứng mất màu và giảm khả năng nở là hai ảnh hưởng bất lợi, và do đó, các
ngành công nghiệp rất hạn chế việc sử dụng khô dầu hạt bông trong chế độ dinh dưỡng cho
gia cầm. Các CPFA cũng có sự liên kết với các tỷ lệ cao của ung thư gan ở cá hồi cho ăn hạt
bông, mặc dù đã biết rằng aflatoxi, một độc tố mycotoxin bị nhiễm trong hạt bông, cũng gây
ra ung thư đối với cá hồi cầu vồng (rainbow trout).
Các thành phần khác
Lá cây bông mang một số chất flavonoid, các tannin và anthocyanin. Một số lá bông được thu
hoạch cùng với quả bông và bị loại bỏ trong quá trình tỉa hạt (ginning). Trong một số điều
kiện ngoại lệ, như điều kiện hạn, các phần loại bỏ sau khi tỉa hạt hay gốc cây bông được sử
dụng làm thức ăn chăn nuôi cho đại gia súc. Tuy nhiên, vì hạn chế trong việc sử dụng,
flavonoid, tannin và anthocyanin không được cho là các chất chống dinh dưỡng chính hay
các chất độc tự nhiên (OECD, 2009).
Lịch sử sử dụng cây chủ làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Bông, Gossypium spp. được trồng để thu sợi từ hàng ngàn năm nay. Việc trồng và sản xuất
vải sợi được phát triển độc lập ở giữa 2 bán cầu Nam và Bắc. Một trong những ghi chép lâu
đời nhất về công nghiệp dệt may thì cách đây 5000 năm công nghiệp vải sợi từ bông đã có ở
thung lũng sông Indus, nay thuộc Pakistan. Khảo cổ ở Peru và Mexico đã phát hiện ra nhiều

mẫu vải bông có tới 4000 -7000 năm tuổi. Vải bông cũng được tìm thấy trong nhiều nền văn
minh Ai Cập cổ hay trong các dấu tích của người da đỏ Indian khu vực Tây Nam nước Mỹ từ
hàng trăm năm trước công nguyên.
Hạt bông, sản phẩm nông nghiệp thô trước đây phần lớn được loại bỏ, nay được chuyển
thành thực phẩm cho con người, động vật, phân bón cho thực vật, sợi cho sản xuất tấm lót nội
thất, cellulose cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau từ thuốc nổ tới bo mạch chip máy vi
tính. Ngoài ra bông là thực phẩm của tự nhiên và cây trồng tạo sợi. Mặc dù sợi bông là sản
phẩm có giá trị nhất trong lĩnh vực bông vải nhưng cũng phải chú ý rằng cây trồng này cũng
là nguồn cung cấp dầu thực vật quan trọng. Điều này có nghĩa, bông cũng là cây trồng sử
dụng cho mục đích thực phẩm. Bông được sản xuất chính ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn độ,
Pakistan và Uzbekistan, với tổng sản lượng chiếm gần 75% sản lượng toàn thế giới.
Chỉ có quả nang của bông là được dùng để thu sợi hoặc làm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi.
Phần còn lại của cây được sử dụng làm phân bón ngay tại ruộng trồng sau quá trình phân huỷ
(OECD, 2009).
Hạt bông là nguồn cung cấp dầu béo và protein rất tốt bởi hàm lượng cao các thành phần này
trong hạt cũng như chất lượng axit béo và axit amin của nó. Bốn sản phẩm chính từ quá trình
chế biến hạt bông là dầu béo, khô dầu, vỏ và xơ ngắn bông. Tỷ lệ các sản phẩm trong công
nghiệp chế biến hạt bông ở Mỹ trong vòng 5 năm gồm có: 16,14% dầu, 25,15% vỏ ; 46,0%
khô dầu bông; 8,51% xơ ngắn và 4,21% chất thải (Jones và King, 1993).
Ngày nay bông tại các nước công nghiệp phát triển được thu hái một cách cơ giới hoá. Sau
khi tách bông, nang quả bông thường được ép cơ học, vận chuyển vào dây chuyền chế biến
được gọi là quy trình tỉa bông. Trong quá trình tỉa nang quả bông, sợi cho công nghiệp dệt
may được tách riêng từ hạt. Hạt đã được tách bông sẽ được gọi là hạt xơ (fuzzy seed) (hay có
thể gọi là hạt tách sợi dài), sẽ được sử dụng để chế biến hoặc dùng trực tiếp làm thức ăn gia
súc. Dầu bông là nguồn dầu thực vật quan trọng, đây là một trong các loại dầu béo chứa
nhiều axit chưa bão hoà nhất, cùng với dầu cải, ngô, bông , hoa rum đỏ, hướng dương, dầu
bông cũng có chất lượng cao bởi hàm lượng vitamin E và độ bền của nó khi được sử dụng
làm dầu rán.
Xơ xơ ngắn hạt bông (cottonseed linter fiber), bao gồm trên 99% là chất xơ cũng được dùng
làm thực phẩm sau khi được xử lý hoá học để phân giải, làm trắng, rửa và sấy khô. Sản phẩm

này ở dạng bột trắng, không mùi, màu và bền hoá học do vậy không phản ứng với các thành
phần khác gây biến mùi, màu cho thực phẩm. Do vậy nó có thể được dùng trong nhiều thực
phẩm như bánh, dressing, đồ ăn nhanh hoặc thịt chế biến
Khô dầu hạt bông


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Phương pháp chế biến dầu béo ảnh hưởng tới tính hữu dụng của khô dầu bông (cottonseed
meal). So với các phương pháp chế biến khác, việc ép vít tải giảm hàm lượng gossypol tự do,
giảm Nitơ hoà tan nhưng lại có được hàm lượng dầu lớn và tiêu tốn năng lượng. Sử dụng cho
nuôi gà, hàm lượng dầu cao có thể ảnh hưởng tới sự mất màu của trứng trong quá trình bảo
quản (do sự có mặt của axit béo cyclopropenoid); đối với gia súc, hàm lượng dầu cao tạo
nhiều năng lượng cho vật nuôi. Phương pháp chiết bằng dung môi trực tiếp sẽ tạo ra khô dầu
bông có hàm lượng gossypol tự do và nitơ hoà tan cao. Nếu dựa trên quan điểm về chất lượng
protein thì khô dầu bông sản xuất theo phương pháp này rất tốt cho động vật có dạ dày đơn
(động vật nhai lại).
Phương pháp chế biến sử dụng dung môi tách chiết có ép sơ bộ tạo ra sản phẩm khô dầu bông
có đặc điểm trung gian giữa 2 phương pháp tách dầu là ép và sử dụng hóa chất. Nó có hàm
lượng gossyol tự do thấp, độ hoà tan nito cao hơn mức trung bình, hàm lượng chất béo thấp.
Loại khô dầu bông này được sử dụng cho gà đẻ trứng (Ensminger et al., 1994). Hạt bông
được chế biến thành các khô dầu bông có chứa hàm luợng protein khác nhau 36%; 41%; 44%
và 48-50%. Khô dầu bông có chứa 36% protein thu được từ phương pháp ép bằng trục vít,
trong khi đó phương pháp chiết dung môi trực tiếp hoặc chiết dung môi trên hạt bông đã
được ép sơ bộ tạo ra khô dầu bông có hàm lượng protein cao hơn 44% (Ensminger và cộng
sự, 1994).
Ngoài mục đích sử dụng để cung cấp protein cho các sản phẩm thực phẩm/thức ăn chăn nuôi,
khô dầu bông còn là nguồn cung cấp protein kỹ thuật và nó được sử dụng làm chất kết dính.
Protein này được ép đùn tạo vật liệu sợi để sử dụng cho công nghiệp dệt may.

Các sản phẩm protein từ hạt bông
Trước đây, sản phẩm protein từ hạt bông được sử dụng chủ yếu cho mục đích phân bón hoặc
làm thức ăn chăn nuôi. Từ đầu những năm 60, người ta bắt đầu mới phát triển các sản phẩm
protein từ hạt bông để làm thực phẩm cho người. Sản phẩm đầu tiên được thương mại hoá là
bột hạt bông sử dụng để bổ sung vào bánh mì hay môi trường nuôi cấy vi sinh vật (trong các
nghiên cứu). Ở Nam Mỹ, thực phẩm ăn dặm chứa hàm lượng protein cao có tên là
Incaparinha được sản xuất để sử dụng cho trẻ thiếu dinh dưỡng. Đây là hỗn hợp giữa bột ngô
và hạt bông với tỷ lệ 60:40 (Bressani, 1997).
Xơ ngắn hạt bông (Cottonseed linters)
Ba loại xơ ngắn bông chính được thu hồi trong quá trình tách sợi: công đoạn cắt thứ nhất:
0,15-0,38 kg / 10 kg hạt; công đoạn cắt thứ 2, 0,90-1,05 kg / 10 kg hạt; và thu từ công đoạn
nghiền, 0,35-1,00 kg / 10 kg hạt. Sản phẩm từ công đoạn cắt thứ nhất được sử dụng để tạo ra
các sản phẩm sử dụng cho phẫu thuật, giấy, bao gói; sản phẩm từ công đoạn cắt thứ 2 sử dụng
để sản xuất sợi tái sinh, phim ảnh, thuốc nổ, chất dẻo, giấy, và sản phẩm thu từ công đoạn
nghiền sử dụng trong công nghiệp tạo cellulose hoá học và các sản phẩm nệm lót (Cherry và
Leffler, 1984).


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Xơ ngắn bông - Linter, chứa 90-95% cellulose, không chứa lignin, có hàm lượng sáp thấp,
pectin, axit hữu cơ, các chất tro vô cơ (Jones và King, 1993). Sau quá trình chế biến ở pH
kiềm, và nhiệt độ cao, xơ ngắn từ hạt bông có thể được sử dụng như là một sản phẩm có hàm
lượng chất xơ cao. Chất xơ này dùng cho thực phẩm có chứa trên 99% hàm lượng sơ tổng
(Freyssinet, 2007).
Vỏ hạt
Vỏ là phần bên ngoài hạt có tác dụng bảo vệ hạt, phần này phải được tách ra để lộ phần bên
trong hạt cho quá trình tách chiết dầu. Sự có mặt vỏ hạt trong khô hạt làm giảm hiệu suất thu
hồi dầu do có thể hấp phụ một lượng dầu tự do. Khoảng 1% của vỏ hạt tính theo khối lương

là dầu và 3% là protein. Vỏ có chứa hàm lượng chất xơ cao, đặc biệt là cellulose và lignin
(NCPA, 2000; Jones và King, 1993). Vỏ hạt bông được sử dụng làm thức ăn thô cho chăn
nuôi, hay có thể dùng làm nhiên liệu, vật liệu cách nhiệt, làm ẩm đất, sử dụng trong dầu
khoan, bổ sung vào chất dẻo chứa phenol để tăng độ bền, cung cấp cellulose cho các loại xơ
tái sinh và cũng là nguồn tạo xylose và furfural (Cherry và Leffler, 1984).
Lecithin – Photpho lipit
Trong các loại dầu từ hạt nói chung, trừ bông thì hạt bông có hàm lượng photpho lipit là cao
nhất. Phân đoạn chứa lượng photpho lipit thu từ quá trình tinh chế dầu béo được xử lý để loại
các lipit trung tính và các protein tạp, sau đó được phân đoạn tiếp thành photpho lipit và
glycolipit. Do sự có mặt của gossypol liên kết với photpho lipit trong quá trình tách dầu,
photpho lipit từ hạt bông chỉ được sử dụng cho các mục đích công nghiệp. Photpho lipit bông
có nhiều ưu điểm hơn so với photpho lipit từ các loại hạt khác bởi hầu hết các axit béo có mặt
đều chỉ có dưới 2 liên kết đôi do vậy chúng ít bị oxy hoá và bị ôi hơn. (Cherry và Leffler,
1984). Từ giống bông không tạo gossypol (glandless cotton), có thể có được sản phẩm
photpho lipit từ hạt bông dùng cho thực phẩm (Cherry và Leffler, 1984).


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

PHẦN III. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN SINH VẬT CHO GEN
1. Tên của sinh vật cho gen
Tên khoa học: Zea mays
Tên thông thường: Ngô, bắp
Vị trí phân loại:
Tộc:

Maydeae

Họ:


Poaceae

Chi:

Zea

Loài:

mays

Loài phụ:

mays

2. Thông tin liên quan đến sinh vật cho gen.
Sự kiện chuyển gen bông GHB614 mang một tính trạng đơn lẻ chống chịu thuốc trừ cỏ do
gen 5-enol-pyruvylshikimate-3-phosphate synthase bị biến đổi, 2mepsps, có nguồn gốc từ ngô
được chèn vào hệ gen cây bông.
Ngô có một lịch sử sử dụng an toàn cho việc trồng trọt cũng như sử dụng làm thực phẩm và
thức ăn chăn nuôi. Ngô là loại cây ngũ cốc đứng thứ ba trên thế giới sau lúa mỳ và gạo. Ngô
được trồng thương mại rộng rãi tại trên 25 quốc gia. Ngô công nghiệp được trồng từ khoảng
8000 năm trước tại Mexico và Trung Mỹ và khoảng 500 năm ở Châu Âu. Từ những năm
1995 – 1997, 66% ngô sản xuất trên thế giới được dùng làm thức ăn chăn nuôi và 17% cho
con người tiêu thụ. Ở các nước đang phát triển, 30% ngô được sản xuất làm thực phẩm và
khoảng 57% làm thức ăn chăn nuôi, trong khi đó ở Châu Âu, Bắc Mỹ và các quốc gia thu
nhập đầu người cao, 4% ngô được sử dụng cho con người tiêu thụ và 76% là cho thức ăn
chăn nuôi.
Ngô có lịch sử sử dụng an toàn làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Một lượng không đáng
kể của các chất chống dinh dưỡng và gây dị ứng có mặt trong hạt ngô được loại bỏ qua quy

trình chế biến thông thường trong công nghiệp.
Ngô tự nhiên đã mang các chống dinh dưỡng và chất gây dị ứng. Axit phytic có mặt trong
ngô tồn tại ở dạng liên kết với phôtpho vào khoảng 60-70% (phytate). Do tồn tại chủ yếu ở
dạng phytate, nên lượng cung cấp phốtpho sẵn có tự nhiên trong ngô chỉ có dưới 15% cho
động vật không nhai lại. Thông thường người ta thường đưa thêm phytase vào khẩu phần
dinh dưỡng cho lợn và gia cầm để nâng cao việc sử dụng phốtpho. Thành phần axit phytic
trong hạt ngô thay đổi từ 0,45 – 1% trọng lượng khô.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Raffinose là một oligosaccharide không tiêu hoá được. Raffinose được xếp vào một chất
kháng dinh dưỡng do việc tạo ra khí và làm cho đầy hơi khi sử dụng thành phần này.
Raffinose không phải là chất gây độc nhưng có thể gây ra sự khó chịu. Có thể loại trừ thành
phần này ra khỏi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bằng cách ngâm, nấu, xử lý với enzyme,
dung môi hay tia hồng ngoại. Tỷ lệ của raffinose trong ngô là 0,21 – 0,31%; hàm lượng tiêu
thụ mỗi ngày 15g được cho là an toàn.
Ngô mang hàm lượng thấp các chất ức chế trypsin và chymotrypsin, không chất nào có ý
nghĩa về mặt dinh dưỡng.
Ngô thông thường không phải là một loại thực phẩm gây dị ứng, dù trong vài trường hợp,
một số phản ứng dị ứng đã được ghi nhận. Các báo cáo về ảnh hưởng dị ứng của ngô gồm có
dị ứng trên da, hệ tiêu hoá, và các vấn đề về hệ hô hấp (OECD, 2002).
Ngô có một lịch sử sử dụng an toàn cho việc trồng trọt cũng như sử dụng làm thực phẩm và
thức ăn chăn nuôi. Ngô là loại cây ngũ cốc đứng thứ ba trên thế giới sau lúa mỳ và gạo. Ngô
được trồng thương mại rộng rãi tại trên 25 quốc gia. Ngô công nghiệp được trồng từ khoảng
8000 năm trước tại Mexico và Trung Mỹ và khoảng 500 năm ở Châu Âu. Từ những năm
1995 – 1997, 66% ngô sản xuất trên thế giới được dùng làm thức ăn chăn nuôi và 17% cho
con người tiêu thụ. Ở các nước đang phát triển, 30% ngô được sản xuất làm thực phẩm và
khoảng 57% làm thức ăn chăn nuôi, trong khi đó ở Châu Âu, Bắc Mỹ và các quốc gia thu

nhập đầu người cao, 4% ngô được sử dụng cho con người tiêu thụ và 76% là cho thức ăn
chăn nuôi.
Ngô mất khả năng tồn tại ngoài tự nhiên do quá trình thuần hoá lâu dài và cần có sự can thiệp
của con người để phát tán hạt cho nó. Mặc dù ngô từ các vụ trước có thể chống chịu qua mùa
đông và nảy mầm vào năm tiếp theo, nhưng nó không thể sống được như cỏ dại. Ngô không
có khả năng tái sinh ngoài điều kiện trồng trọt đã được thuần hoá. Cây ngô không phải là loài
xâm lấn trong tự nhiên. Trái ngược với cỏ dại, ngô có nhụy hoa cái (bắp) với bắp được bao
bọc bởi các lá bi. Chính vì vậy mà việc phát tán hạt đơn lẻ không xảy ra một cách tự nhiên
(OECD, 2003).


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

PHẦN IV. THÔNG TIN VỀ THỰC VẬT BIẾN ĐỔI GEN
Mô tả quá trình tạo ra thực vật biến đổi gen
Quá trình chuyển gen
Đoạn ADN từ plasmid pTEM2 được chuyển vào hệ gen của bông GHB614 bằng vi khuẩn
Agrobacterium. Với phương pháp chuyển gen này, đoạn ADN nằm giữa bờ phải và bờ trái
của T-DNA từ plasmid pTEM2 được chuyển lên hệ gen của cây trồng. Các vùng bờ phải và
trái của A. tumefaciens, như mô tả trong bảng 2 cũng được chèn vào hệ gen bông sự kiện
Glytol GHB614. Mặc dù một số gen sử dụng trong quá trình chuyển gen có xuất xứ từ A.
tumefaciens, vốn được biết là vi sinh vật gây bệnh cho cây, tạo ra khối u cho cây được loại bỏ
và không hợp nhất vào hệ gen cây nhận (Deblaere và cộng sự, 1985).
Gen 2mepsps được sử dụng trong một số cây trồng nông nghiệp để tạo ra khả năng kháng
thuốc trừ cỏ glyphosate cho cây trồng.
Các thông tin chi tiết về quá trình chuyển gen, sự nhận diện các vật liệu di truyền đưa vào cây
chủ, phân tích các dữ liệu xác đinh đặc tính của đoạn chèn được mô tả trong các phần
IV.A.2a, IV.A.2.b, và IV.A.2.d, dưới đây .
Phương pháp chuyển gen

Mẫu mô Gossypium hirsutum từ bông Coker312 được chuyển gen với vector pTEM2 (Habex,
2011) thông qua phương pháp chuyển gen sử dụng Agrobacterium tumefaciens. Tế bào mô
bông được tiếp xúc với canh trường chủng A. tumefaciens C58C1Rif đã được làm mất độc
tính (Van Larebeke và cộng sự, 1974) có chứa vector pTEM2. Sau quá trình cùng nuôi cấy,
các tế bào mô bông được tái sinh thành cây trên môi trường có sử dụng 500 mg/l claforan để
tiêu diệt Agrobacterium còn lại, sau đó tiếp tục được chọn lọc với glyphosate. Các chồi cây
tạo ra được chuyển vào nhà kính, sau đó được đánh giá khả năng kháng thuốc trừ cỏ
glyphosate, được tiếp tục trồng tới khi ra hoa và tạo hạt.
Nêu những tính trạng và đặc điểm mới của thực vật biến đổi gen so với loài thực vật
thông thường tương ứng.
Tính trạng được đưa vào cây bông là tính chống chịu với thuốc trừ cỏ glyphosate.
Bông GHB614 chứa gen cải biến 2mepsps được hợp nhất ổn định vào hệ gen cây trồng, gen
này mã hoá cho enzyme cải biến 5-enolpyruvylshikimate 3-phosphate synthase (2mEPSPS).
Glyphosate là loại thuốc trừ cỏ rộng rãi có tác động ức chế các enzyme tự nhiên 5enolpyruvylshikimate 3-phosphate synthase (EPSPS), tham gia vào quá trình chuyển hoá axit
shikimic để sinh tổng hợp axit amin vòng thơm trong cây trồng và vi sinh vật (OECD, 1999).
Tuy nhiên, enzyme 2mEPSPS nhờ sự biến đổi có chủ đích trong trình tự, nó không bị ức chế
bởi glyphosate và sự biểu hiện của nó đủ tạo ra hoạt tính đảm bảo sự kháng lại thuốc trừ cỏ
glyphosate cho bông GHB614.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Sự thay đổi kiểu hình tương ứng với sự chuyển gen đó là bông GHB614 phát triển tốt khi sử
dụng thuốc trừ cỏ glyphosate. Tính trạng này không ảnh hưởng tới môi trường vô sinh cũng
như hữu sinh xung quanh. Thông qua các nghiên cứu khảo nghiệm trên ruộng của bông
GHB614, việc chuyển vào đoạn chèn chứa gen 2mepsps không có các ảnh hưởng đa kiểu
hình gây ra sự khác biệt nào được quan sát được. Bông mang sự kiện GHB614 không khác
biệt so với các dòng bố mẹ hay các bông thông thường khác về các đặc điểm dinh dưỡng,
nông học và khả năng sinh sản.

Lịch sử cấp phép làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
Bông GHB614 đã được cấp chứng nhận an toàn cho việc sự dụng làm thực phẩm và thức ăn
chăn nuôi cũng như an toàn cho môi trường trong 10 quốc gia
Các quốc gia đã cấp chứng nhận an toàn cho sự kiện GHB614
Thực
phẩm

Quốc gia
Australia – New Zealand
Brazil
Canada
Trung Quốc
Colombia
Liên minh Châu Âu
Nhật Bản
Mexico
Hàn Quốc
Hoa Kỳ

x
x
x
x
x
x
x
x

Thức ăn
chăn nuôi

x
x
x
x
x

x
x

Năm cấp
2009
2010
2008
2010
2012
2011
2010
2008
2010
2009

Đơn vị cấp chứng nhận
FSANZ
CTNBio, CNBS
CFIA, CaH
MOA
INVIMA, ICA
EFSA
MHLW, MAFF
SdS

MFDS (KFDA); RDA
FDA, USDA

Viết tắt:
FDA: Bộ lương thực và thuốc Hoa Kỳ
USDA: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
MFDS: Bộ An toàn thực phẩm và thuốc, Hàn Quốc
(Tên gọi trước đây là KFDA: Korea Food and Drug
Administration)
RDA: Bộ Nông nghiệp nông thôn Hàn Quốc
MHLW: Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản
MAFF: Bộ nông nghiệp, lâm nghiệp và nghề cá
INVIMA: Institute Nacional de Vigilancia de Medicamentos
y Alimentos

FSANZ: Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm
MOA: Bộ nông nghiệp
CFIA: Cơ quan kiểm tra thực phẩm Canada
CaH: Bộ Y tế Canada
EFSA: Cơ quan an toàn thực phẩm liên minh châu Âu
SdS: Secretaria de Salud
CTNBio: Hội đồng công nghệ quốc gia về an toàn sinh học
(Comissão Técnica Nacional de Biossegurança)
CNBS Hội đồng bộ trưởng
ICA: Instituto Colombiano Agropecuario


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật


PHẦN V. ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG CỦA THỰC VẬT BIẾN ĐỔI
GEN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI
Ngoài tính trạng kháng glyphosate được đưa vào có chủ đích, có thể thấy không có bất kỳ
thay đổi nào khác hoặc có thay đổi xuất hiện một cách không chủ đích về thành phần của
bông GHB614 so với đối chứng không chuyển gen Coker 312. Các dữ liệu về axit béo,
proximate, axit amin, vitamin E, chất chống dinh dưỡng đều tương đương nhau giữa bông
chuyển gen và đối chứng không chuyển gen Coker 312.
So sánh về mặt dinh dưỡng giữa bông chuyển gen GHB614 và đối chứng không
chuyển gen Coker 312.
Mục đích sử dụng cơ bản của bông là cho dệt may. Tuy nhiên các sản phẩm phụ thu của bông
từ công nghiệp sơ sợi có thể được sử dụng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi. Thành
phần dinh dưỡng của hạt, xơ ngắn và các sản phẩm chế biến khác được phân tích và cho thấy
sự tương đương về thành phần với các sản phẩm tương ứng thu từ bông đối chứng không
chuyển gen Coker312 (Currier, 2007). Sự tương đương về mặt dinh dưỡng cho thực phẩm và
thức ăn chăn nuôi của bông GHB614 được đánh giá và được kết luận là bông GHB614 không
có các tác động bất lợi tới con người và vật nuôi khi được sử dụng đúng mục đích bởi nhiều
cơ quan chức năng ở một số quốc gia trên thế giới như Châu Âu, Hoa Kỳ, Úc, New-Zealand,
Nhật Bản …
Các sản phẩm phụ của quá trình chế biến hạt bông (vỏ và khô dầu bông) có thể được sử dụng
làm thực ăn chăn nuôi. Bông chứa một số thành phần chống dinh dưỡng, hầu hết là tập trung
trong khô dầu bông. Các thành phần này gồm gossypol và axit béo cyclopropenoid, đều dễ bị
biến tính bởi nhiệt độ. Khô dầu bông thường trải quá quá trình xử lý nhiệt để loại nước và dễ
cho việc tách dầu. Việc xử lý này sẽ vô hoạt protein và loại bỏ ảnh hưởng của gossypol. Các
thành phần kháng dinh dưỡng thông thường của bông được xác định nhiều nhất trong sản
phẩm khô dầu bông có sấy và hàm lượng các thành phần này đều thấp hơn ngưỡng cho phép.
Tỷ lệ đóng góp của bông chuyển gen GHB614 vào thức ăn chăn nuôi cũng được đánh giá.
Hàm lượng cao nhất của protein 2mEPSPS là 9,6 μg / g thức ăn được xác định cho bò và lợn.
Tuy nhiên, tính toán này dựa trên trường hợp 100% thức ăn chăn nuôi được chế biến từ bông
GHB614 (Oberdörfer, 2010c).
Phân tích thành phần trong nguyên liệu thô đã được tiến hành (Oberdörfer, 2010a )

theo hướng dẫn của OECD đối với các thành phần dinh dưỡng chính trong bông (OECD,
2009). Kết luận về sự tương đương về thành phần và dinh dưỡng giữa bông chuyển gen và
đối chứng không chuyển gen cũng như với bông thương mại đã được đưa ra. Không có ảnh
hưởng nào của gen được chèn vào tới giá trịnh dinh dưỡng của hạt bông, dầu, khô và vỏ hạt
bông. Việc thêm gen mới vào hệ gen của bông không làm thay đổi thành phần và chất lượng
dinh dưỡng. Trên phương diện dinh dưỡng, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ bông GHB614
giống với thực phẩm và thức ăn chăn nuôi từ bất kỳ loại bông thông thường nào.
Các thông tin chi tiết hơn, xem phần V.1 trong báo cáo đánh giá rủi ro.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Đánh giá khả năng gây độc và gây dị ứng do sản phẩm của gen chuyển gây ra
Sự tương đương cơ bản đã được chứng minh cho bông chuyển gen GHB614. Hạt từ bông
chuyển gen chỉ có sự khác biệt về thành phần protein mới là 5- enolpyruvylshikimate-3phosphate synthase (2mEPSPS) so với đối chứng không chuyển gen. Đây là protein không
mẫn cảm với glyphosate, và có hoạt tính enzyme đủ để tạo ra tính kháng thuốc trừ cỏ (Van
der Klis et al., 2006). Enzyme tổng hợp EPSP (EC.2.5.1.19) có mặt phổ biến trong tự nhiên
và với hơn 30 năm nghiên cứu, cấu trúc và chức năng của nó đã được xem xét và hiểu rõ gần
như hoàn chỉnh. Đây là enzyme thứ 6 và là enzyme gần cuối cùng trong con đường chuyển
hoá shikimate sinh tổng hợp ra các sản phẩm mạch vòng được tìm thấy trong vi sinh vật và
cây trồng (Herrmann, 1995; Steinrücken và Amrhein, 1980). Phản ứng được xúc tác bởi
enzyme này là phản ứng chuyển hợp phần enolpyruvyl của phosphoenol pyruvate (PEP) tới
5-hydroxyl of shikimate-3-phosphate (S3P), tạo ra sản phẩm 5-enolpyruvyl-3-shikimate
phosphate (EPSP). Trong cây trồng thông thường, EPSPS bị ức chế chọn lọc bởi glyphosate
làm thiếu các amino thơm, kết quả là làm chết cây. Gen 2mepsps được chèn vào đã được giải
trình tự hoàn toàn và mã hoá cho protein 47kDa gồm 445 axit amin.. Gen biến đổi tạo ra
protein có 99,5 % giống so với protein từ ngô. Protein biến đổi này tương đồng cao so với các
enzyme EPSPS khác được tìm thấy trong các loại cây trồng đã được sử dụng làm thực phẩm
một cách an toàn lâu đời (gạo, lúa mì, nho, và cà chua). Không có báo cáo nào về độc tính và

tính di ứng của protein enzyme EPSPS. Sự có mặt protein 2mEPSPS trong chuỗi thực phẩm
và thức ăn chăn nuôi không phải là mới và cũng không có nguy cơ xảy ra rủi ro
Protein EPSPS có vai trò sinh hoá đặc biệt và được biết đến rất rõ trong cây trồng. Các đặc
điểm hoá sinh của enzyme 2mEPSPS đã được xác định chi tiết trong sự so sánh với protein tự
nhiên wtEPSPS. Trừ tính kháng lại glyphosate, sự khác biệt về 2 axit amin không tạo ra
những khác biệt về đặc điểm sinh hoá. Các ảnh hưởng tới trao đổi chất của 2mEPSPS trong
cây trồng giống như các protein EPSPS nội sinh khác trừ tính chống chịu với glyphosate.
Protein 2mEPSPS cũng có mặt trong sự kiện ngô kháng glyphosate GA21 (mã nhận diện
MON-ØØØ21-9) đã được cấp chứng nhận an toàn cho canh tác và sử dụng làm thực
phẩm/thức ăn chăn nuôi ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.
Kết luận về khả năng gây độc của thành phần mới: Bayer CropScience cho rằng có đủ bằng
chứng để khẳng định protein 2mEPSPS an toàn cho con người và vật nuôi.
Cách thức đánh giá tính an toàn của một protein mới là so sánh các đặc điểm của nó với các
chất gây dị ứng thông thường trong thực phẩm. Một cách khác khác là so sánh sự tương đồng
về trình tự với trình tự các chất gây dị ứng đã biết. Bởi hầu hết các chất gây dị ứng đều bền
trong môi trường axit dạ dày và các protease phân giải trong hệ tiêu hoá, đồng thời bền với
điều kiện chế biến (như nhiệt độ cao), do vậy độ bền của protein 2mEPSPS dưới các điều
kiện trên cũng được đánh giá.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Các kết quả trên khẳng định sự an toàn của protein 2mEPSPS đối với con người và động
vật bởi với sự phân giải nhanh chóng, như vậy, cơ hội protein này trở thành chất gây độc
và gây dị ứng là không có.
Quá trình chế biến sử dụng nhiệt, chẳng hạn nấu, xử lý hơi áp suất cao, xử lý dung
môi, kiềm sẽ phân giải protein 2mEPSPS protein. Trong khô dầu bông không sấy, protein
2mEPSPS vẫn tồn tại, nhưng trong sản phẩm khô sấy, dầu thô hay dầu tinh chế, nó không thể
phát hiện được, hay ngay cả với sợi bông dài và xơ ngắn cũng không thể phát hiện được

protein này (Currier, 2007 ). DNA thường không có mặt trong dầu thực phẩm hay trong xơ
ngắn bông sau khi đã trải qua quá trình chế biến kỹ càng. BSC tiến hành các nghiên cứu và
khẳng định sự tương đương về thành phần của bông chuyển gen với đối chứng không chuyển
gen của nó Coker312. Thêm vào đó, các dữ liệu từ hạt bông đã chế biến như hạt tách sợi dài,
tơ, vỏ hạt, khô dầu bông sấy hoặc không sấy và từ dầu thô cũng như dầu tinh từ bông chuyển
gen GHB614 và đối chứng không chuyển gen được đánh giá và chỉ ra sự tương đồng có ý
nghĩa .


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

PHẦN VI. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO CỦA THỰC VẬT
BIẾN ĐỔI GEN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ VẬT NUÔI
Bayer CropScience đã tiến hành đánh giá an toàn của thực vật biến đổi gen và thực phẩm,
thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ bông GHB614. Các nghiên cứu và báo cáo cho đến nay
không xác định được bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào với bông chuyển gen mang sự kiện
GHB614
Kết luận về đánh giá rủi ro đối với bông mang sự kiện GHB614 là an toàn và có thành
phần tương đương với đối chứng truyền thống và các giống bông thương mại.
Kế hoạch giám sát đề xuất để đưa việc giám sát chung các ảnh hưởng bất lợi có thể
có, lập tức hay chậm trễ, trực tiếp hay gián tiếp của bông chuyển gen GHB614 đến sức khoẻ
của con người và môi trường.

PHẦN VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Không có rủi ro nào liên quan đến bông chuyển gen GHB614 được tìm thấy sau khi
phân tích và đánh giá.
Đối chứng truyền thống được sử dụng trong phân tích so sánh. Việc thay đổi di truyền
có chủ đích là tăng lợi ích về mặt nông học, không làm thay đổi các thành phần dinh dưỡng
hay giá trị của chúng. Không có quan ngại có chủ đích nào liên quan đến sức khoẻ của con

người. Thực phẩm và thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ GHB614 sẽ không thay thế hay làm
thay đổi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi truyền thống. GHB614 không mang những đặc
điểm đặc biệt nào làm tăng chế độ dinh dưỡng khi so sánh với bông truyền thống. Không có
bằng chứng nào cho thấy ảnh hưởng về lâu dài đối với dinh dưỡng và sức khoẻ với những sản
phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ GHB614.


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

TÀI LIỆU THAM KHẢO
AGBIOS. 2006. AGBIOS Database Product Description. MON-ØØØ21-9 (GA21). 6 pages.
M-278133-01-1.
Bolivar F; Rodriguez R L; Greene P J; Betlach M C; Heyneker H L; Boyer H W; Crosa
J H; Falkow S, 1977. Construction and characterization of new cloning vehicles II. A
multipurpose cloning system. Gene, M-147993-01-2
Bradshaw et al., 1998. N-Terminal processing: the methionine aminopeptidase and Naacetyl transferase families. Anon. 5 pages. M-292271-01-1.
Berger L.A., Vaissière B.E., Moffett J.O., Merritt, S.J. 1988. Bombus spp. (Hymenoptera:
Apidae) as pollinators of male-sterile Upland cotton on the Texas High Plains.
Environ. Entomol. 17. 789-794.
Bressani, R., 1997. High protein quality vegeBảng mixtures for human feeding. Insituto de
Nutricion de Centro America y Panama (INCAP). 1-10. M-207987-01-1
Chaboute M E; Chaubet N; Philipps G; Ehling M; Gigot C, 1987. Genomic organization
and nucleotide sequences of two histone H3 and two histone H4 genes of Arabidopsis
thaliana, Institut de Biologie Molèculaire et Cellulaire du C.N.R.S., Strasbourg,
France, 13 pages, M-215867-01-2
Chaubet N; Clement B; Gigot C, 1992. Genes encoding a histone H3.3-like variant in
Arabidopsis contain intervening sequences, Universite Louis Pasteur, FRA;Institute
de Biologie Moleculaire des Plantes, 6 pages, M-229098-01-1
Cherry, J. P.; Leffler, H. R. Seed (Chapter 13). ARS-USDA, Pennsylvania, USA; M208069-01-1Cornelissen M; Vandewiele M, 1989. Nuclear transcriptional activity of

the tobacco plasmid psbA promoter, Nucleic Acids Research, , 11 pages, M-14799401-2.
Currier T C, 2006a. Analyses of raw agricultural commodity (fuzzy seed) of cotton
GHB614 for 2mEPSPS protein, USA, 2005, Bayer CropScience LP, RTP, NC, USA,
81 pages, M-279865-02-1
Currier T C, 2007. Content of 2mEPSPS protein in processed fractions of transgenic cotton
event GHB614, Bayer CropScience LP, RTP, NC, USA, 54 pages, M-283703-01-1
Currier T, 2010. Structural stability analysis of event GHB614 (GlyTol) cotton grown in
Catalonia and Andalusia, Spain 2008, Bayer CropScience LP, RTP, NC, USA, 25
pages, M-362884-01-1
Currier T C; Hendrickx K, 2006. Structural and functional equivalence of 2mEPSPS
protein produced in Escherichia coli and GHB614 cotton, Bayer CropScience LP,
RTP, NC, USA, 43 pages, M-280283-03-1


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

De Beuckeleer M, 2003b. Description of the amino acid sequence of the double mutated
maize 5- enol pyruvylshikimate-3-phosphate synthase (2m EPSPS), Bayer
CropScience N.V., BioScience, Gent, Belgium, 5 pages, M-234186-01-1
De Beuckeleer M, 2003a. Description of the base pair sequence of the double mutated maize
5-enol pyruvylshikimate-3-phosphate synthase gene (2m EPSPS), Bayer CropScience
N.V., BioScience, Gent, Belgium, 5 pages, M-234184-01-2
Deblaere R; Bytebier B; De Greve H; Deboeck F; Schell J; van Montagu M; Leemans J,
1985. Efficient octopine Ti plasmid-derived vectors for Agrobacterium-mediated gene
transfer to plants, Vrije Universiteit Brussel;Laboratorium voor Genetische Virologie,
7 pages, M-147995-01-1
Devos Y; Cougnon M; Vergucht S; Bulcke R; Haesaert G; Steurbaut W; Reheul D,
2008. Environmental impact of herbicide regimes used with genetically modified
herbicide-resistant maize, Department of Plant Production, Faculty of Bioscience

Engineering, Ghent University, Ghent, Belgium, 19 pages, M-349683-01-1
Ensminger A.H., Ensminger M.E. Kondale J.E., Robson J.R.K. 1994. Foods and
Nuitrition Encylcopedia. 2nd ed. Ann Harbor, MI. M-208031-01-1.
Moens S. , Bioinformatic analysis of cotton transformation event GHB614, Bayer
CropScience N.V., BioScience, Gent, Belgium, M-408809-03-1
Mackie, S. J. W.; Dusek, D. L., 2009. Production of toasted meal of GlyTol transgenic
cottonseed and two nontransgenic cottonseed varieties, USA, 2009, Bayer
CropScience LP, RTP, NC, USA, 11 pages, M-359796-01-1
FAO/WHO, 2003. FAOStat Food Supply - Crops Primary equivalent - Data for 2003 World cottonseed oil consumption - FAO 2004. M-267361-01-1
FEDIOL, 2008 EU-27 consumption of vegeBảng oils and fats. M-366266-01-1
Fling M E; Kopf J; Richards C, 1985. Nucleotide sequence of the transposon Tn7 gene
encoding an aminoglycoside-modifying enzyme, 3"(9)-O-nucleotidyltransferease,
Wellcome Research Laboratories, RTP, NC, USA;, 12 pages, M-231609-01-1
Freyssinet M, 2007. Cotton crop biology and general information, Bayer CropScience S.A.,
Lyon, France, 50 pages, M-215504-03-2
Freyssinet M and Trolinder-Wrigh L, 2006. Agronomic Performance of Glyphosate
tolerant cotton based upon transformation event GHB614 2004 and 2005 USA
production seasons. Bayer CropScience S.A., Lyon, France, 49 pages. M-275140-021
Forlani G, Parisi B, Nielsen E. 1994. 5-enol-pyruvyl-shikimate-3-phosphate synthase from
Zea mays cultured cells. Plant Physiol. 105: 1107-1114. M-268551-01-1


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Franz JE, Mao MK, Sikorski JA. 1997. Glyphosate’s molecular mode of action. In
Glyphosate: a unique global herbicide. American Chemical Society, Washington DC:
521-615. M 270056-02-1
Fryxell P.A. 1979. The natural history of the cotton tribe (Malvaceae, tribe
Gossypieae),Texas A&M University Press. College Station and London. M-20806201-1

Fryxell PA. 1992. A revised taxonomic interpretation of Gossypium L. (Malvaceae).
Rheedea 2: 108-165. M-420817-01-1.
Habex V, 2006. Structural stability analysis of Gossypium hirsutum transformation event
GHB614. Bayer CropScience N.V., BioScience, Gent, Belgium, 20 pages. M-27939601-1
Habex V, 2007. Full DNA sequence of event insert and integration site of Gossypium
hirsutum transformation event GHB614, Bayer CropScience N.V., BioScience, Gent,
Belgium, 43 pages, M-278542- 02-1
Habex V; Lecleir M, 2011. Detailed insert characterization of Gossypium hirsutum
transformation event GHB614, Bayer CropScience N.V., BioScience, Gent, Belgium,
55 pages, M-279390-04-1
Hajdukiewicz P; Svab Z; Maliga P, 1994. The small, versatile pPZP family of
Agrobacterium binary vectors for plant transformation, The State University of New
Jersey, Piscataway, NJ, USA, 6 pages, M-289172-01-1
Herouet-Guicheney C; Rouquié D; Freyssinet M; Currier T; Martone A; Zhou J; Bates
E E M; Ferullo J M; Hendrickx K; Rouan D, 2009. Safety evaluation of the double
mutant 5-enol pyruvylshikimate-3- phosphate synthase (2mEPSPS) from maize that
confers tolerance to glyphosate herbicide in transgenic plants, Bayer CropScience
S.A., Sophia Antipolis, France, 11 pages, M-349666-01-1
Herrmann K M, 1995. The shikimate pathway: Early steps in the biosynthesis of aromatic
compounds, Purdue University, West Lafayette, IN, USA, 13 pages, M-269843-01-1
Itoh Y., Watson J.M., Haas D., Leisinger T. 1984. Genetic and molecular characterization of the
Pseudomonas plasmid pVS1. Plasmid, 11, 206.
Jones L.A and King C.C. 1993. Cottonseed oil. National Cottonseed Products Association. Inc.
and The Cotton Foundation. Memphis, Tennesse. M-22804401-1
Kishore GM, Shah DM. 1988. Amino acid biosynthesis inhibitors as herbicides. Annual Review
of Biochemistry. 57: 627-663. M270071-01-1


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật


Kowite W J, 2006. Production of RAC (Fuzzy Seed) samples of Glytol Cotton and the
nontransgenic counterpart, USA, 2005. Bayer CropScience LP, RTP, NC, USA, 49
pages, M-279965-01-1
Kowite W J, 2006. Composition of processed commodities (FRAC) of transgenic GlyTol
cotton and the non-transgenic counterpart, USA, 2006, Bayer CropScience LP, RTP,
NC, USA, 18 pages, M-280739-01-1
Kowite W J, 2007. Production of RAC (Fuzzy Seed) Samples of Glytol Cotton and the
nontransgenic counterpart, USA, 2006. Bayer CropScience LP, RTP, NC, USA, 56
pages. M-286070-01-1
Lebrun M; Leroux B; Sailland A, 1997a. Chimeric gene for the transformation of plants,
United States Patent, USA, 5 pages, M-269973-01-1
Lebrun M; Sailland A; Freyssinet G, 1997b. 5-enol pyruvylshikimate-e-phosphate
synthase mutee, gene codant pour cette proteine et plantes transformees contenant ce
gene, PCT;, 27 pages, M-216526-01-1
Lebrun M., Sailland A; Freyssinet G; Degryse E, 2003. Mutated 5-enolpyruvylshikimate3- phosphate synthase, gene coding for said protein and transformed plants containing
said gene, United States Patent, USA, 15 pages, M-230426-01-2
Leemans J., Langenakens J., De Greve H., Deblaere R., Van Montagu M., Schell J.
1982. Broad-host-range cloning vectors derived from the W_plasmid Sa. Gene
19:361-364.
Lundquist R. 1995. Current Uses of Traditional Co-Products. Wooster, OH: September 2426, Proceedings of the 2nd National Alternative Feeds Symposium. 95-104. M183999-01-1
Moens S, . Bioinformatic analysis of cotton transformation event GHB614, Bayer
CropScience N.V., BioScience, Gent, Belgium, M-408809-03-1
Oberdoerfer R, 2010a. Nutritional impact assessment report on glyphosate tolerant cotton
transformation Event GHB614, Bayer CropScience AG, Frankfurt am Main,
Germany, 97 pages, M-289161-04-1
Oberdoerfer R, 2010b. General information for the nutritional impact assessment of GM
cotton traits, Bayer CropScience AG, Frankfurt am Main, Germany, 39 pages, M328532-03-1
Oberdoerfer R, 2010c. Nutritional impact assessment report for glyphosate tolerant cotton
(transformation event GHB614) for EU cultivation authorisation, Bayer CropScience

AG, Frankfurt am Main, Germany, 42 pages, M-352318-02-1


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Oosterhuis and Jernstedt, 1999. Morphology and anatomy of the cotton plant. Origin,
history technology and production. M-291007-01-1
OECD, 1999. Series on harmonization of regulatory oversight in Biotechnology no.10 –
Consensus document on the general information concerning the gene and their
enzymes that confer tolerance to glyphosate herbicide, Organisation for Economic
Co-Operation and Development, Paris, France, 26 pages, M-406417-01-1
OECD, 2008. Series on harmonization of regulatory oversight in Biotechnology no. 45.
Consensus document on the biology of cotton (Gossypium Spp), OECD
Environmental Directorate, Paris, France, 64 pages, M-327025-01-1
OECD, 2009. Consensus document on compositional considerations for new varieties of
cotton (Gossypium hirsutum and Gossypium barbadense): key food and feed
nutrients and anti-nutrition; OECD Environmental Directorate, Paris, France, M263195-02-1
Oka A; Sugisaki H; Takanami M, 1980. Nucleotide sequence of the kanamycin resistance
transposon Tn903, Kyoto University, Chemical Research, Japan, 10 pages, M148000-01-2
Ranjan R, 2011. GlyTol cotton - Transformation event GHB614 - In silico safety assessment
of insert and junction Open Reading Frame (ORF) putative sequences, Bayer
CropScience L.P., RTP, NC, USA, 316 pages, M-413044-01-1
Rascle J B, 2011a. 2mEPSPS protein - Amino acid sequence homology search with known
allergens, Bayer S.A.S., Bayer CropScience, Sophia Antipolis, France, 12 pages, M273851-07-1
Rascle J B, 2011b. 2mEPSPS protein - Amino acid sequence homology search with known
toxins, Bayer S.A.S., Bayer CropScience, Sophia Antipolis, France, 2599 pages, M411642-04-1 Rattemeyer-Matschurat V, 2009. Analysis of substantial equivalence
of transgenic and nontransgenic cotton - By means of t-test for differences Glyphosate tolerant cotton (event GHB614) vs non- transgenic counterpart (coker
312), Bayer CropScience AG, Frankfurt am Main, Germany, 116 pages, M- 35065202-1
Richter S; Lamppa G K, 1999. Stromal processing peptidase binds transit peptides and

Initiates their ATP-dependent Turnover in Chloroplasts, University of Chicago,
Chicago, IL, USA, 11 pages, M-290713-01-1
Rouquie D, 2006. 2mEPSPS protein - Acute toxicity by oral gavage in mice, Bayer
CropScience S.A., Sophia Antipolis, France, 64 pages, M-276952-01-1
Rouquie D, 2007. 2mEPSPS protein - Heat stability study, Bayer CropScience S.A., Sophia
Antipolis, France, 50 pages, M-293053-02-1


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Rouquie D, 2011a. 2mEPSPS protein: In vitro digestibility study in human simulated gastric
fluid, Bayer S.A.S., Bayer CropScience, Sophia Antipolis, France, 60 pages, M406126-01-1
Rouquie D, 2011b. 2mEPSPS protein - In vitro digestibility study in simulated intestinal
fluid, Bayer CropScience S.A., Sophia Antipolis, France, 56 pages, M-275371-02-1
Steinruecken H C; Amrhein N, 1980. The herbicide glyphosate is a potent inhibitor of 5enolpyruvylshikimic acid-3-phosphate synthase, Ruhr-Universitaet, Bochum,
Germany, 6 pages, M-269932-01-1
Thomas, K. P. 2004. A multi-laboratory evaluation of a common in vitro pepsin digestion
assay protocol used in assessing the safety of novel proteins. M-229898-01-1.
Thompson D M, 2009a. Analyses of raw agricultural commodity (fuzzy seed) of GlyTol
cotton (event GHB614) for modified 5-enolpyruvyl-shikimate-3-phosphate synthase
(2mEPSPS) protein, Catalonia, 2007, Bayer CropScience LP, RTP, NC, USA, 57
pages, M-351747-01
Thompson D M, 2009b. Analyses of raw agricultural commodity (fuzzy seed) of GlyTol
cotton (event GHB614) for modified 5-enolpyruvyl-shikimate-3-phosphate synthase
(2mEPSPS) protein, Andalusia 2007, Bayer CropScience LP, RTP, NC, USA, 76
pages, M-354197-01-1
USDA-NASS. 2006. Agricultural Chemical Usage 2005 Field Crops Summary. United States
Department of Agriculture. Foreign Agricultural Service. Ag Ch 1 (06). May 2006. 167
Pages – M-279011-01-1


Van Larebeke, N.; Engler, G.; Holsters, M.; van den Elsacker, S.; Zaenen, J.;
Schilperoort, R. A.; Schell, J., 1974. Large plasmid in Agrobacterium
tumefaciens essential for crown gall-inducing ability. Rijksuniversiteit
Gent;Laboratorium voor Genetica, M-147632-01-1
Van der Klis R J; De Pestel K, 2006. 2mEPSPS protein contents in leaf, stem, root, square,
apex and pollen tissues during the life cycle of the glyphosate tolerant cotton event
GHB614, Bayer CropScience N.V., BioScience, Gent, Belgium, 48 pages, M-28025401-1
van der Klis R J; Hendrickx K; Herouet-Guicheney C; Rouan D, 2006. The double
mutant 5- enolpyruvylshikimate-3-phospate synthase gene product: 2mEPSPS
description and characterization, Bayer CropScience N.V., BioScience, Gent,
Belgium, 59 pages, M-277049-01-1
Vandermarliere and Ferullo, 2007, Expression of the 2mepsps RNA and of potential
cryptic RNAs in the glyphosate tolerant cotton event GHB614, M-291868-01-1


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Vandermarliere N, 2008. Structural stability analysis of cotton transformation event
GHB614 grown in different environments, Bayer CropScience N.V., Gent, Belgium,
22 pages, M-327040-01
Vandermarliere N, 2010. Determination of additional flanking sequences and the
corresponding preinsertion locus of Gossypium hirsutum transformation event
GHB614, Bayer CropScience N.V., BioScience, Gent, Belgium, 37 pages, M-31288303 -1
Vandermarliere N; Ferullo J M, 2007. Expression of the 2mepsps RNA and of potential
cryptic RNAs in the glyphosate tolerant cotton event GHB614, Bayer CropScience
N.V., BioScience, Gent, Belgium, 44 pages, M-291868-01
Verhaeghe S and Habex V, 2007. Structural stability analysis of Gossypium hirsutum
transformation event GHB614 grown in different environments. Bayer CropScience

N.V., BioScience, Gent, Belgium, 21 pages. M-293045-01-1
Villagran-Cabrera A, 2008a. Production of raw agricultural commodity (fuzzy seed)
samples, agronomic performance, soil microbial activity and invertebrate fauna and
biosafety studies of transgenic cotton plants containing glyphosate tolerant, their nontransgenic counterparts and commercial cotton varieties - Catalonia, Spain 2007,
Agricultura y Ensayo S.L., Seville, Spain, 113 pages, M-309867-01-1
Villagran-Cabrera A, 2008b. Production of raw agricultural commodity (fuzzy seed)
samples, agronomic performance, soil microbial activity and invertebrate fauna and
biosafety studies of transgenic cotton plants containing glyphosate tolerant, their nontransgenic counterparts and commercial cotton varieties - Andalusia, Spain 2007,
Agricultura y Ensayo S.L., Seville, Spain, 78 pages, M-309876-01-1
Villagran-Cabrera A, 2009a. Production of raw agricultural commodity (fuzzy seed)
samples, agronomic performance and Biosafety Studies of GM Cotton Glyphosate
Tolerant (GHB614) and its Non-transgenic Counterpart and Commercial Cotton
Varieties, Agricultura y Ensayo S.L., Seville, Spain, 89 pages, M- 346394-01-1
Villagran-Cabrera A, 2009b. Production of raw agricultural commodity (fuzzy seed)
samples, agronomic performance and invertebrate fauna and biosafety studies of GM
cotton glyphosate tolerant (GHB614) and its non-transgenic counterpart and
commercial cotton varieties. Andalusia, Spain 2008, Agricultura y Ensayo S.L.,
Seville, Spain, 151 pages, M-346386-01
Zambryski P, 1988. Basic processess underlying Agrobacterium-mediated DNA transfer to
plant cells, University of California, USA;Division of Molecular Plant Biology,
Berkeley, 30 pages, M-234499-01 -2


Tóm tắt báo cáo đánh giá rủi ro bông mang sự kiện
GHB614 tới sức khỏe con người và động vật

Zhou J; Cunny H; Herouet-Guicheney, 2006. Safety assessment of the double mutant 5enol- Pyruvylshikimate-3-phosphate synthase (2mepsps) protein, Bayer CropScience
S.A., Sophia Antipolis, France, 43 pages, M-278169-01 -1
Zhu J; Oger P M; Schrammeijer B; Hooykaas P J J; Farrand S K; Winans S C, 2000.
The bases of crown gall tumorigenesis, University of Illinois at Urbana-Champaign,

Urbana, IL, USA; Cornell University, Ithaca, NY; Institute of Molecular Plant
Sciences, Leiden, Netherland, 11 pages, M-290743-01-1



×