Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò 108 câu hỏi và đáp án về nội quy, quy định an toàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.55 KB, 20 trang )

Phần I. Nội quy, quy định, an toàn
Câu 1.
Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người là phá hoại nhịp điệu có
quy luật của hoạt động sống và hoạt động phối hợp giữa các chức năng sống,
A. đặc biệt là phá hoại hệ hô hấp và tuần hoàn mà hậu quả có thể làm chết
người.
B. mà hậu quả làm chết người.
C. hậu quả có thể làm chết người.
D. đặc biệt là phá hoại hệ hô hấp và hệ thần kinh, có thể làm chết người.
Câu 2.
Dòng điện phá hoại nhịp điệu hoạt động sống bình thường cũng xảy ra
ngay cả khi các tế bào của cơ quan tương ứng ............ sự kích thích từ dòng
điện bên ngoài mà là chịu tác dụng của hiện tượng phản xạ dẫn tới tình trạng
bị xốc hoặc choáng.
A. không trực tiếp nhận được
B. trực tiếp nhận được
C. nhận được
D. không nhận được
Câu 3.
Tác hại của dòng điện đối với cơ thể người phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Giá trị dòng điện, loại dòng điện, điện áp tiếp xúc, đường dẫn của dòng
điện đi qua cơ thể con người, tần số dòng điện, thời gian tiếp xúc với dòng
điện giật, trạng thái cơ thể và đặc điểm tâm sinh lý người bị nạn, điện trở
người bị nạn.
B. Giá trị dòng điện, tần số dòng điện, thời gian tiếp xúc với dòng điện giật,
trạng thái cơ thể và đặc điểm tâm sinh lý người bị nạn, điện trở người bị nạn.
C. Giá trị dòng điện, loại dòng điện, dòng điện đi qua cơ thể con người, tần
số dòng điện, thời gian tiếp xúc với dòng điện giật, điện trở người bị nạn.
D. Giá trị dòng điện, loại dòng điện, điện áp tiếp xúc, thời gian tiếp xúc với
dòng điện giật, trạng thái cơ thể, điện trở người bị nạn.
Câu 4.


Cường độ dòng điện xoay chiều với tần số công nghiệp 50Hz ÷ 60Hz
khi chạm phải sẽ làm tê liệt hô hấp có giá trị lớn hơn.
A. 50 mA
B. 80 mA
C. 70 mA
D. 100 mA
Câu 5.
Cường độ dòng điện xoay chiều với tần số công nghiệp 50Hz ÷ 60Hz khi
chạm phải sẽ làm tê liệt hô hấp và làm tim ngừng đập có giá trị lớn hơn.
A. 300 mA
B. 50 mA
C. 80 mA
D. 25 mA
Câu 6.
Dòng điện bắt đầu gây nguy hiểm khi chạm phải có giá trị lớn hơn khoảng:
A. 20 ÷ 25 mA với dòng điện xoay chiều, 50 ÷ 80 mA với dòng điện một chiều
B. 20 ÷ 25 mA với dòng điện một chiều, 50 ÷ 80 mA với dòng điện xoay chiều
C. 20 ÷ 30 mA với dòng điện xoay chiều, 50 ÷ 70 mA với dòng điện một chiều
D. 20 ÷ 25 mA với dòng điện một chiều, 50 ÷ 80 mA với dòng điện xoay chiều
Câu 7.
Khi bị điện giật, dòng điện gây tác hại lớn nhất khi đi từ
1/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


A. đầu qua tay.
B. tay qua tay.
C. tay phải qua chân.
D. đầu qua chân.
Câu 8.
Khi bị điện giật phân lượng dòng điện qua tim theo đường từ đầu qua

tay có giá trị lớn nhất là
A. 7,0 %
B. 6,8%.
C. 6,5%.
D. 7,2%.
Câu 9.
Khi bị điện giật mức độ nguy hiểm tăng lên khi tần số của dòng điện
xoay chiều
A. giảm xuống
B. tăng lên
C. ổn định
D. không ổn định
Câu 10.
Khi bị điện giật mức độ nguy hiểm sẽ
A. tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện qua người
B. tỉ lệ nghịch với thời gian dòng điện qua người
C. không phụ thuộc vào thời gian dòng điện qua người
D. phụ thuộc vào vào thời gian dòng điện qua người
Câu 11.
Điện trở của người phụ thuộc vào
A. Chiều dày lớp sừng của da, độ ẩm của da, trạng thái và điều kiện tiếp xúc,
tham số của mạch điện, các yếu tố sinh lý và môi trường xung quanh.
B. Chiều dày lớp sừng của da, trạng thái và điều kiện tiếp xúc, tham số
của mạch điện, các yếu tố sinh lý và tâm lý.
C. Chiều dày lớp sừng của da, điều kiện tiếp xúc, tham số của mạch điện,
các yếu tố sinh lý và môi trường xung quanh.
D. Chiều dày lớp sừng của da, độ ẩm của da, tham số của mạch điện, môi
trường xung quanh.
Câu 12.
Các biện pháp chủ yếu để phòng tránh tai nạn điện giật:

A. Sử dụng thiết bị điện phù hợp với các yêu cầu của quy phạm, sử dụng
khoá liên động, làm rào chắn bảo vệ, nhất thiết phải có trang bị bảo vệ,
bảng báo hiệu chỉ dẫn, có tiếp đất bảo vệ, có thiết bị ngắt khi có rò điện.
B. Sử dụng thiết bị điện phù hợp, sử dụng khoá liên động, làm rào chắn
bảo vệ, nhất thiết phải có trang bị bảo vệ, bảng báo hiệu chỉ dẫn, có
thiết bị ngắt khi có rò điện.
C. Sử dụng thiết bị điện phù hợp với các yêu cầu của quy phạm, nhất thiết
phải có trang bị bảo vệ, bảng báo hiệu chỉ dẫn, có tiếp đất bảo vệ, có
thiết bị ngắt khi có rò điện.
D. Sử dụng thiết bị điện phù hợp với các yêu cầu của quy phạm, sử dụng
khoá liên động, bảng báo hiệu chỉ dẫn, có thiết bị ngắt khi có rò điện.
Câu 13.
Việc cấp cứu người khi bị tai nạn điện giật phải được thực hiện
A. nhanh chóng, linh hoạt tuỳ từng trường hợp, thực hiện đúng phương
pháp, đúng kỹ thuật mới đem lại kết quả và đảm bảo an toàn cho người
cứu nạn.
2/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


B. nhanh chóng, thực hiện đúng phương pháp, đúng kỹ thuật mới đem lại
kết quả và đảm bảo an toàn cho người cứu nạn.
C. nhanh chóng, thực hiện đúng phương pháp, đúng kỹ thuật mới đem lại
kết quả an toàn cho người cứu nạn.
D. nhanh chóng, linh hoạt tuỳ từng trường hợp cụ thể mới đem lại kết quả
và đảm bảo an toàn cho người.
Câu 14.
Để cấp cứu người bị điện giật cần thực hiện các nội dung công việc sau.
A. Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, làm hô hấp nhân tạo
B. Nhanh chóng tách nạn nhân, làm hô hấp nhân tạo.
C. Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, làm hô hấp nhân tạo.

D. Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Câu 15.
Để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, các biện pháp thường dùng là
A. Dùng vật cách điện tách, kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cắt cầu dao
cấp điện nơi gần nhất, làm đoản mạch nguồn điện về phía nguồn trước chỗ
người bị nạn.
B. Dùng vật tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cắt cầu dao cấp điện nơi gần
nhất, làm đoản mạch nguồn điện về phía nguồn sau chỗ người bị nạn.
C. Dùng vật kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cắt cầu dao cấp điện nơi gần
nhất, làm đoản mạch nguồn điện về phía nguồn trước chỗ người bị nạn.
D. Dùng vật cách điện đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cắt cầu dao cấp điện
nơi gần nhất, làm đoản mạch nguồn điện về phía người bị nạn.
Câu 16.
Các phương pháp hô hấp nhân tạo bao gồm
A. nằm sấp, phương pháp nằm ngửa, phương pháp thổi ngạt, phương
pháp thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực
B. nằm sấp, phương pháp nằm nghiêng, phương pháp thổi ngạt, phương
pháp thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài lồng ngực
C. nằm sấp, phương pháp nằm ngửa, phương pháp thổi ngạt, phương
pháp thổi ngạt kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực
D. nằm sấp, phương pháp nằm ngửa, phương pháp thổi ngạt, phương pháp
thổi ngạt kết hợp ép tim.
Câu 17.
Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp nằm sấp được thực hiện như sau:
A. Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay đặt dưới đầu, đầu đặt nghiêng, tay
còn lại để duỗi thẳng, người cấp cứu quỳ trên lưng nạn nhân và theo
hơi thở của mình, hai tay ấn mạnh vào các hoành cách mô theo hướng
tim. Khi tim đập được thì hô hấp cũng dần dần hồi phục
B. Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay đặt trên đầu, tay còn lại để duỗi
thẳng, người cấp cứu quỳ trên lưng nạn nhân và theo hơi thở của mình,

hai tay ấn mạnh vào các hoành mô theo hướng tim. Khi tim đập được
thì hô hấp cũng dần dần hồi phục
C. Đặt người bị nạn nằm sấp, đầu đặt nghiêng, tay còn lại để duỗi thẳng,
người cấp cứu quỳ trên lưng nạn nhân và theo hơi thở của mình, hai
3/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


tay ấn mạnh vào các hoành mô theo hướng tim. Khi tim đập được thì
hô hấp cũng dần dần hồi phục
D. Đặt người bị nạn nằm sấp, một tay đặt dưới đầu, đầu đặt nghiêng, tay
còn lại để duỗi thẳng, người cấp cứu quỳ trên lưng nạn nhân và theo
hơi thở của mình, hai tay ấn mạnh theo hướng tim. Khi tim đập được
thì hô hấp cũng dần dần hồi phục
Câu 18.
Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp nằm sấp có đặc trưng như sau:
A. lượng không khí vào phổi ít, các chất dịch trong miệng, nước miếng
không tràn vào khí quản gây cản trở hô hấp.
B. lượng không khí vào phổi nhiều, các chất dịch trong miệng, nước
miếng không tràn vào khí quản gây cản trở hô hấp
C. lượng không khí vào phổi ít, các chất dịch không tràn vào khí quản
gây cản trở hô hấp
D. lượng không khí vào phổi ít, các chất dịch trong miệng, nước miếng
tràn vào khí quản gây cản trở hô hấp
Câu 19.
Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp nằm sấp được thực hiện khi
A. Không có người phụ giúp.
B. Có người phụ giúp
C. Có 1 người phụ giúp
D. Có 2 người phụ giúp
Câu 20.

Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp nằm ngửa có đặc trưng như sau:
A. Nước miếng và dịch vị từ trong miệng chảy vào cuống họng làm cản trở
hô hấp. Khi nạn nhân bắt đầu tự hô hấp được phải bọc cho nạn nhân đủ
ấm và không cho cử động vì lúc này tim hãy còn yếu, có thể bị ngất lại.
B. Nước miếng chảy vào cuống họng làm cản trở hô hấp. Khi nạn nhân
bắt đầu tự hô hấp được phải bọc cho nạn nhân đủ ấm và không cho cử
động vì lúc này tim hãy còn yếu, có thể bị ngất lại.
C. Nước miếng và dịch vị từ trong miệng chảy ra cuống họng làm cản trở
hô hấp. Khi nạn nhân bắt đầu tự hô hấp được phải bọc cho nạn nhân và
không cho cử động vì lúc này tim hãy còn yếu.
D. Nước miếng và dịch vị từ trong miệng chảy vào cuống họng làm cản
trở hô hấp. Khi nạn nhân bắt đầu thở được phải bọc cho nạn nhân đủ ấm
Câu 21.
Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp nằm ngửa được thực hiện khi
A. Có người phụ giúp.
B. Không có người phụ giúp
C. Có 1 người phụ giúp
D. Có 2 người phụ giúp
Câu 22.
Trước khi tiến hành hô hấp nhân tạo bằng phương pháp thổi ngạt
người cấp cứu cần phải thực hiện các công việc sau
A. Cạy răng, làm sạch đờm, rãi, hay dị vật trong khoang miệng.
B. Cạy răng, làm sạch đờm, rãi, hay dị vật sau khoang miệng.
C. làm sạch đờm, cạy răng hay dị vật trong khoang miệng.
D. Cạy răng hoặc dị vật trong khoang miệng, làm sạch đờm.
Câu 23.
4/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


Hô hấp nhân tạo bằng phương pháp thổi ngạt kết hợp ép tim ngoài

lồng ngực được thực như sau: Quỳ hai gối bên cạnh nạn nhân, hai bàn tay
chồng đè lên nhau và đè vào ........ dưới xương ức, ấn mạnh bằng cả sức cơ thể,
sau mỗi lần ấn xuống lại nới nhẹ tay để lồng ngực trở lại như cũ. Cứ ấn tim 5 ÷ 6
lần thì hà hơi thổi ngạt một lần.
A.

1
3

B.

2
3

C.

3
4

D.

1
4

Câu 24.
Thổi ngạt kết hợp với ấn tim cần chú ý
A. nạn nhân bị tổn thương cột sống thì không nên làm động tác ép tim
B. nạn nhân bị tổn thương cột sống thì nên làm động tác ép tim
C. nạn nhân bị tổn thương nhẹ cột sống thì nên làm động tác ép tim
D. nạn nhân không bị tổn thương cột sống thì không nên làm động tác ép tim.

Câu 25.
Tai nạn điện giật có thể xảy ra do các nguyên nhân nào sau đây?
A. Tiếp xúc trực tiếp với lưới điện hạ thế; lại gần lưới điện cao áp; đứng
trong vùng chạm đất của lưới điện; chạm vào vỏ thiết bị điện đang bị
rò điện do hỏng cách điện, bị điện cảm ứng; thao tác đóng, cắt điện
nhầm hoặc sai quy trình kỹ thuật.
B. Tiếp xúc trực tiếp với lưới điện hạ thế; chạm vào vỏ thiết bị điện đang
bị rò điện do hỏng cách điện, bị điện cảm ứng; thao tác đóng, cắt điện
nhầm hoặc sai quy trình kỹ thuật.
C. Tiếp xúc trực tiếp với lưới điện hạ thế; lại gần lưới điện cao áp; chạm
vào vỏ thiết bị điện đang bị rò điện do hỏng cách điện; do thao tác
đóng, cắt điện nhầm hoặc sai quy trình kỹ thuật.
D. Tiếp xúc trực tiếp với lưới điện hạ thế; lại gần lưới điện cao áp; thao
tác cắt điện nhầm hoặc sai quy trình kỹ thuật.
Câu 26.
Điện giật có thể gây các tác hại cho người như sau:
A. Gây bỏng một phần hoặc toàn bộ cơ thể, làm biến dạng cơ thể hoặc
làm đứt rời một phần cơ thể người, làm điện phân các tế bào trong cơ
thể người, trường hợp nặng gây phá hoại thần kinh trung ương, tổn
thương hệ hô hấp, tim ngừng đập, tắt thở gây tử vong.
B. Gây bỏng một phần cơ thể, làm biến dạng cơ thể, làm điện phân các tế
bào trong cơ thể người, trường hợp nặng gây phá hoại thần kinh trung
ương, tổn thương hệ hô hấp, trụy tim mạch dẫn tới ngừng đập, tắt thở.
C. Gây bỏng một phần hoặc toàn bộ cơ thể, làm biến dạng cơ thể, làm điện
phân các tế bào trong cơ thể người, tổn thương hệ hô hấp, trụy tim mạch
dẫn tới ngừng đập, tắt thở và tử vong.
D. Gây bỏng một phần, làm biến dạng cơ thể hoặc làm đứt rời một phần cơ
thể người, phá hoại thần kinh trung ương, tổn thương hệ hô hấp, tim
ngừng đập, tắt thở và tử vong.
Câu 27.

Số lượng các biện pháp an toàn cơ bản khi sử dụng điện có thể áp
dụng trong thực tế sản xuất là
5/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


A. 12 biện pháp

B. 15 biện pháp. C. 17 biện pháp

D. 10 biện pháp

Câu 28.
Biện pháp .......... là biện pháp duy trì khoảng cách an toàn theo quy
định giữa người với điểm gần nhất của thiết bị mang điện. Khoảng cách này
phải đảm bảo sao cho mọi hoạt động của người thực hiện công việc không va
chạm và không vi phạm khoảng cách an toàn với thiết bị điện.
A. giữ khoảng cách an toàn
B. đặt rào chắn.
C. treo biển báo phòng ngừa
D. cách ly
Câu 29.
Biện pháp ……… là biện pháp đảm bảo an toàn cho người thực hiện
công việc ở thiết bị điện trong khoảng cách không an toàn.
A. cắt điện B. đặt rào chắn. C. treo biển báo phòng ngừa D. cách ly
Câu 30.
Biện pháp ……… là biện pháp an toàn nhằm ngăn chặn sự vi phạm
khoảng cách an toàn của người thực hiện công việc với phần đang mang điện
của thiết bị điện.
A. đặt rào chắn
B. cách ly

C. treo biển báo phòng ngừa
D. treo cao
Câu 31.
Biện pháp ……… là biện pháp an toàn nhằm cảnh báo cho mọi người
biết được sự nguy hiểm về điện tại đó cũng như biết được các sự việc cần
phải ngăn chặn qua nội dung biển báo.
A. treo biển báo phòng ngừa
B. đặt biển báo cách ly
C. đặt rào chắn cách ly
D. treo biển cấm đóng điện
Câu 32.
Biện pháp ……… là biện pháp an toàn nhằm ngăn ngừa sự vi phạm
khoảng cách an toàn điện đối với người và các hoạt động kháC.
A. treo cao
B. cách ly
C. đặt rào chắn
D. treo biển báo phòng ngừa
Câu 33.
Biện pháp ……… là biện pháp kỹ thuật nhằm tăng khả năng chống
rò điện, chạm chập của thiết bị.
A. tăng cường cách điện
B. cách ly
C. đặt rào chắn
D. đặt các thiết bị bảo vệ
Câu 34.
Biện pháp ……… là biện pháp kỹ thuật nhằm phòng ngừa các sự cố
điện, loại nguồn điện ra khỏi thiết bị hoặc khu vực bị sự cố điện.
A. đặt các thiết bị bảo vệ điện
B. đặt cách thiết bị cách ly
C. đặt rào chắn

D. đặt các biển cấm đóng điện
Câu 35.
Biện pháp ……… là biện pháp kỹ thuật không có người điều khiển
hoặc có người điều khiển từ xa để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người điều
khiển thiết bị.
A. điều khiển từ động
B. đặt rào chắn
6/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


C. tăng cường cách điện
D. đặt rào chắn cách ly
Câu 36.
Biện pháp ……… là biện pháp cách ly hoàn toàn nơi làm việc với nơi
có điện.
A. cách ly
B. tăng cường cách điện
C. đặt rào chắn
D. đặt biển báo cách ly
Câu 37.
Trong mỏ hầm lò luật an toàn quy định mạng điện dưới 6 kV
A. Không được dùng dây trần hoặc dây bọc cách điện thông thường để
truyền tải điện năng, mạng điện cố định thường sử dụng cáp bọc thép,
còn mạng điện di động thường sử dụng cáp mềm
B. Không được dùng dây trần để truyền tải điện năng, mạng điện cố định thường
sử dụng cáp bọc thép, còn mạng điện di động thường sử dụng cáp mềm
C. Không được dùng dây bọc cách điện thông thường để truyền tải điện
năng, mạng điện cố định thường sử dụng cáp bọc thép, còn mạng điện
di động thường sử dụng cáp mềm
D. Không được dùng dây trần hoặc dây bọc cách điện thông thường để

truyền tải điện năng, mạng điện cố định thường sử dụng dây trần, còn
mạng điện di động thường sử dụng cáp mềm
Câu 38.
Trong mỏ hầm lò để ngăn ngừa cháy lan truyền, luật an toàn quy định
A. Cấm đặt cáp điện lực theo giếng nghiêng, lò thượng, lò hạ có luồng
gió sạch, trừ các lò nghiêng trang bị băng truyền. Yêu cầu này cũng bắt
buộc đối với các giếng đứng sử dụng vì chống bằng gỗ.
B. Cấm đặt cáp điện lực theo giếng nghiêng, lò bằng, lò hạ có luồng gió
sạch, trừ các lò nghiêng trang bị băng truyền. Yêu cầu này không bắt
buộc đối với các giếng đứng sử dụng vì chống bằng gỗ.
C. Cấm đặt cáp điện lực theo giếng đứng, lò thượng, lò hạ, trừ các lò
nghiêng trang bị băng truyền. Yêu cầu này cũng bắt buộc đối với các
giếng đứng sử dụng vì chống bằng gỗ.
D. Cấm đặt cáp điện lực theo giếng nghiêng, lò thượng, lò hạ có luồng
gió bẩn, trừ các lò nghiêng trang bị băng truyền. Yêu cầu này không
bắt buộc đối với các giếng đứng sử dụng vì chống bằng gỗ..
Câu 39.
Trong mỏ hầm lò cáp điện thuộc nhóm 1 phải thoả mãn các yêu cầu sau:
A. Được bọc thép đủ độ bền để giữ cho cách điện và lõi khỏi hư hỏng do
tác động cơ học, cách điện của cáp không bị hỏng do ẩm ướt, do axít
và không tự phân huỷ, không phát sinh áp lực thuỷ tĩnh, kết cấu ổn
định chịu rung.
B. Được bọc thép đủ bền để giữ cho cách điện khỏi hư hỏng, cách điện
của cáp không bị hỏng do ẩm ướt, do axít và không tự phân huỷ,
không phát sinh áp lực thuỷ tĩnh, kết cấu ổn định không chịu rung.
C. Được bọc thép đủ độ bền để giữ cho cách điện và lõi khỏi hư hỏng do
tác động cơ học, cách điện của cáp không bị hỏng do axít và tự phân
huỷ, không phát sinh áp lực thuỷ tĩnh, kết cấu ổn định chịu rung.
7/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)



D. Được bọc thép đủ độ bền để giữ cho cách điện và lõi khỏi hư hỏng do
tác động cơ học, cách điện của cáp không bị hỏng, không tự phân huỷ,
phát sinh áp lực thuỷ tĩnh, kết cấu ổn định chịu rung.
Câu 40.
Trong mỏ hầm lò cáp điện mềm phải thoả mãn các yêu cầu sau:
A. Vỏ có độ bền kéo đứt và tính chống mòn cao, hỗn hợp cao su làm cáp có
độ co giãn cao, độ mềm cao, có sử dụng lõi cao su định hình, có độ bền
về điện cao, cao su ngoài được chế tạo bằng loại cao su không cháy, có
lõi tiếp đất và các lõi phụ để điều khiển từ xa, có màn chắn cá thể xung
quanh mỗi lõi điện lực.
B. Vỏ có độ bền kéo đứt và tính chống mòn cao, hỗn hợp cao su làm cáp có
độ mềm cao, có sử dụng lõi cao su định hình, có độ bền về điện cao, cao
su ngoài được chế tạo bằng loại cao su cháy, lõi tiếp đất và các lõi phụ để
điều khiển từ xa, có màn chắn cá thể xung quanh mỗi lõi điện lực..
C. Vỏ có độ bền kéo đứt và tính chống mòn cao, hỗn hợp cao su làm cáp
có độ co giãn cao, có sử dụng lõi cao su định hình, được chế tạo bằng
loại cao su không cháy, có lõi tiếp đất và các lõi phụ để điều khiển từ
xa, có màn chắn cá thể xung quanh mỗi lõi điện lực..
D. Vỏ có độ bền kéo đứt và tính chống mòn cao, hỗn hợp cao su làm cáp
có độ co giãn cao, độ mềm cao, cao su ngoài được chế tạo bằng loại
cao su không cháy, có lõi tiếp đất và các lõi phụ, có màn chắn cá thể
xung quanh mỗi lõi điện lực..
Câu 41.
Lõi cao su định hình có trong cáp mềm
A. dùng làm đệm để giảm áp lực tác dụng lên lõi điện lực khi chịu tác động cơ học.
B. dùng làm đệm để giảm áp lực tác dụng lên lõi điện lực khi chịu tác
động cơ học từ bên ngoài
C. dùng làm đệm để giảm áp lực tác dụng lên lõi điện lực khi chịu tác
động cơ học từ bên trong.

D. dùng làm đệm để giảm áp lực tác dụng lên lõi tiếp địa khi chịu tác động cơ học.
Câu 42.
Hỗn hợp cao su làm cáp mềm trong mỏ hầm lò có độ bền về điện
không nhỏ hơn
A. 20 ÷ 30 kV/mm
B. 10 ÷ 20 kV/mm
C. 40 ÷ 50 kV/mm.
D. 50 ÷ 60 kV/mm
Câu 43.
Các màn chắn dẫn điện được tiếp đất bọc xung quanh mỗi lõi điện lực
được dùng để
A. để đảm bảo khả năng cắt tự động nguồn điện ra khỏi cáp khi cáp bị hư
hỏng xảy ra rò điện trong cáp.
B. để đảm bảo khả năng cắt tự động nguồn điện ra khỏi cáp khi cáp bị hư
hỏng, xảy ra ngắn mạch.
C. để đảm bảo khả năng cắt tự động nguồn điện ra khỏi cáp khi cáp bị hư
hỏng, xảy ra quá tải.
8/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


D. để đảm bảo khả năng cắt tự động nguồn điện ra khỏi cáp khi cáp bị hư
hỏng, xảy ra chạm chập.
Câu 44.
Vật liệu để chế tạo màn chắn dẫn điện được dùng thường là
A. vải đồng hoặc cao su bán dẫn.
B. vải đồng hoặc cao su non.
C. phấn chì hoặc cao su bán dẫn.
D. phấn chì hoặc vải đồng
Câu 45.
Để tránh hoả hoạn trong mỏ lớp cao su ngoài của cáp mềm được chế

tạo bằng loại
A. cao su không cháy thành ngọn lửa, phát sinh khói.
B. cao su không cháy không phát sinh ngọn lửa.
C. cao su không cháy, không phát sinh khói.
D. cao su thường cháy không phát sinh ngọn lửa.
Câu 46.
Tuỳ theo phạm vi sử dụng mà cáp bọc thép trong mỏ được phân thành 2
nhóm: Cáp bọc thép để đặt trong giếng đứng và giếng nghiêng dốc hơn ........ và
cáp bọc thép để đặt trong lò bằng và giếng nghiêng có góc dốc nhỏ hơn ...........
A. 450/450
B. 600/450.
C. 300/300.
D. 300/450.
Câu 47.
Cáp mềm dùng trong mỏ hầm lò ngoài các lõi dây mạch lực cần có
A. lõi tiếp đất hoặc các lõi phụ
B. lõi phụ để điều khiển tự động
C. lõi tiếp đất và các lõi phụ
D. lõi tiếp đất và các lõi phụ để điều khiển tại chỗ
Câu 48.
Theo qui định an toàn cần phải kiểm tra
A. tất cả các thiết bị điện mỏ trước khi đưa vào lò
B. một số các thiết bị điện mỏ trước khi đưa vào lò
C. tất cả các thiết bị điện phòng nổ trước khi đưa vào lò
D. tất cả các thiết bị điện phòng nổ an toàn tia lửa trước khi đưa vào lò
Câu 49.
Người vận hành chỉ được sử dụng thiết bị khi:
A. được đào tạo đúng nghề, sát hạch đạt yêu cầu và được giao nhiệm vụ
B. được đào tạo đúng nghề và đáp ứng được một số yêu cầu vận hành
C. được đào tạo đúng nghề và được giao nhiệm vụ

D. được đào tạo chưa đúng nghề nhưng đáp ứng được yêu cầu công tác vận
hành và được giao nhiệm vụ.
Câu 50.
Vào đầu mỗi ca sản xuất người vận hành phải kiểm tra
A. tất cả các máy và thiết bị điện, máy biến áp và trang bị điện khác, các
vỏ thiết bị an toàn nổ, cáp điện, tiếp đất
B. tất cả các máy biến áp và trang bị điện khác, các vỏ thiết bị an toàn nổ, cáp
điện, tiếp đất
C. tất cả các máy và thiết bị điện, máy biến áp và trang bị điện khác, các
vỏ thiết bị, cáp điện, tiếp đất
9/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


D. tất cả các máy và thiết bị điện, trang bị điện, các vỏ thiết bị an toàn nổ,
cáp điện, tiếp đất và sửa chữa ngay.
Câu 51.
Việc kiểm tra thiết bị điện vào đầu mỗi ca sản xuất được thực hiện bởi
A. người vận hành máy hoặc thợ cơ điện thường trực
B. người vận hành máy và thợ cơ điện thường trực
C. người vận hành máy hoặc thợ thường trực sửa chữa
D. người vận hành máy và tổ trưởng cơ điện
Câu 52.
Việc kiểm tra đo điện trở tiếp đất định kỹ theo quy định của toàn bộ hệ
thống điện trong mỏ hầm lò được thực hiện
A. 3 tháng 1 lần
B. 6 tháng 1 lần
C. 1 tháng 1 lần
D. theo định kỳ do đơn vị qui định.
Câu 53.
Kết quả xem xét bên ngoài thiết bị điện và hệ thống tiếp địa được ghi

vào sổ theo dõi
A. tình trạng thiết bị điện và tiếp đất
B. tình trạng sửa chữa thiết bị điện và tiếp đất
C. định kỳ thiết bị điện và tiếp đất
D. tình trạng tiếp đất.
Câu 54.
Khi thực hiện công việc sửa chữa tại nơi có nguy hiểm về khí nổ, bụi
nổ, cần phải kiểm tra nồng độ
A. mêtan tại nơi sẽ tiến hành công việc
B. mêtan xung quanh nơi sẽ tiến hành công việc
C. bụi nổ tại nơi sẽ tiến hành công việc
D. bụi nổ xung quanh nơi sẽ tiến hành công việc
Câu 55.
Khi thực hiện công việc sửa chữa lắp đặt thiết bị điện nhất thiết phải
có biện pháp
A. an toàn cụ thể và có ít nhất hai người
B. an toàn cụ thể và có ít nhất ba người
C. kỹ thuật cụ thể và có ít nhất hai người
D. kỹ thuật cụ thể và có ít nhất ba người
Câu 56.
Trên từng cầu dao tự động, tủ phân phối, khởi động từ cần phải có
bảng ghi tên của phụ tải hoặc tuyến dây cung cấp điện
A. và giá trị đặt dòng điện bảo vệ của rơle dòng điện cực đại.
B. và giá trị đặt dòng điện bảo vệ của rơle điện áp.
C. hoặc giá trị đặt dòng điện bảo vệ của rơle dòng điện cực đại
D. hoặc giá trị đặt dòng điện bảo vệ của rơle điện áp.
Câu 57.
Nghiêm cấm mở nắp đậy thiết bị điện phòng nổ khi
A. đang có điện trong khu vực mỏ có nguy hiểm về khí nổ hoặc bụi nổ
B. đã cắt điện trong khu vực mỏ không nguy hiểm về khí nổ và bụi nổ

10/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


C. chưa có điện trong khu vực mỏ có nguy hiểm về khí nổ và bụi nổ
D. đang cắt điện trong khu vực mỏ có nguy hiểm về khí nổ hoặc bụi nổ
Câu 58.
Nghiêm cấm tháo các biển báo hiệu khỏi thiết bị khi
A. không được phép hoặc không có trách nhiệm tháo
B. chưa được phép và không có trách nhiệm tháo
C. được phép hoặc không có trách nhiệm tháo
D. chưa được phép hoặc không có trách nhiệm
Câu 59.
Nghiêm cấm vận hành các thiết bị khi bị hỏng một trong các bộ phận sau:
A. khoá liên động, trang bị bảo vệ, trang bị phòng nổ, hệ thống điều khiển,
tiếp đất bảo vệ, cụm rơle bảo vệ rò điện.
B. khoá liên động, trang bị bảo vệ, trang bị phòng nổ, giá đỡ thiết bị điện,
cụm rơle bảo vệ rò điện
C. khoá liên động, trang bị phòng nổ, hệ thống điều khiển, cụm rơle bảo
vệ rò điện
D. khoá liên động, trang bị phòng nổ, hệ thống điều khiển, giá đỡ thiết bị
điện, cụm rơle bảo vệ rò điện
Câu 60.
Thiết bị điện có mạch an toàn tia lửa phải đảm bảo khi mạch phát ra
tia lửa do nguyên nhân bất kì nào cũng không làm bốc cháy hỗn hợp không
khí và khí có thành phần
A. mê tan từ 8% ÷ 8,6%; hidro từ 19% ÷ 22%
B. mê tan từ 8% ÷ 9,6%; hidro từ 19,6% ÷ 22%
C. mê tan từ 8,6% ÷ 9%; hidro từ 19% ÷ 22,6%
D. mê tan từ 8,6% ÷ 9,6%; hidro từ 19% ÷ 22%
Câu 61.

Các linh kiện trong mạch an toàn tia lửa phải chịu nhiệt độ không
vượt quá các giá trị tiêu chuẩn của
A. nhà chế tạo
B. tập đoàn
C. nhà nước
D. nơi công tác
Câu 62.
Mạch điện an toàn tia lửa và các mạch liên quan tới chúng phải cách ly với
A. mạch động lực, mạch tín hiệu, mạch chiếu sáng điện áp xoay chiều
B. mạch động lực, mạch tín hiệu, mạch chiếu sáng điện áp một chiều
C. mạch điều khiển, mạch tín hiệu, mạch chiếu sáng điện áp xoay chiều
D. mạch động lực, mạch bảo vệ, mạch chiếu sáng điện áp xoay chiều
Câu 63.
Việc lắp ráp các linh kiện trong mạch an toàn tia lửa phải bảo đảm có
độ bền cao
A. về điện B. về nhiệt
C. về cơ học
D. cả ba đáp án trên
Câu 64.
Độ bền cách điện của vách ngăn phải thoả mãn các yêu cầu thử
nghiệm
A. theo quy định B. về điện áp
C. về dòng điện D. về cách điện
11/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


Câu 65.
Trong thiết bị điện mỏ hầm lò khi lắp ráp bằng ốc vít phải áp dụng các
biện pháp
A. loại trừ việc tự nới lỏng

B. loại trừ khe hở
C. chống va đập
D. loại trừ khả năng biến dạng
Câu 66.
Cuộn sơ cấp của máy biến áp cấp điện cho các mạch an toàn tia lửa
phải được bảo vệ
A. quá dòng
B. quá tải nhỏ ngắn hạn
C. quá nhiệt
D. thiếu điện áp
Câu 67.
Ở lưới điện 3 pha trung tính cách ly phần tử bảo vệ quá dòng đặt ở
A. 2 pha đối với máy biến áp 3 pha, 1 pha đối với máy biến áp 1 pha
B. 3 pha đối với máy biến áp 3 pha, 1 pha đối với máy biến áp 1 pha
C. 2 pha đối với máy biến áp 3 pha, 2 pha đối với máy biến áp 1 pha
D. 3 pha đối với máy biến áp 3 pha, 2 pha đối với máy biến áp 1 pha
Câu 68.
Biến áp cấp điện cho mạch an toàn tia lửa phải được chế tạo
A. rất bền vững chịu được quá tải khi có sự cố ngắn mạch ở phía thứ cấp
B. rất bền vững chịu được quá tải khi có sự cố ngắn mạch ở phía sơ cấp
C. bền vững chịu được quá tải khi có sự cố quá tải ở phía thứ cấp
D. rất bền vững chịu được quá tải khi có sự cố quá tải ở phía sơ cấp
Câu 69.
Cấu tạo thiết bị điện có cả mạch an toàn tia lửa và mạch không an
toàn tia lửa phải
A. có ký hiệu quy định "mạch an toàn tia lửa" gắn trên nắp hộp đấu hoặc vỏ
che các phần tử chứa mạch an toàn tia lửa trong thiết bị.
B. có ký hiệu quy định "mạch không an toàn tia lửa" gắn trên nắp hộp đấu
hoặc vỏ che các phần tử chứa mạch không an toàn tia lửa trong thiết bị.
C. có ký hiệu quy định "mạch an toàn tia lửa" gắn trên nắp hộp đấu hoặc vỏ

che các phần tử chứa mạch không an toàn tia lửa trong thiết bị.
D. có ký hiệu quy định "mạch không an toàn tia lửa" gắn trên nắp hộp đấu
hoặc vỏ che các phần tử chứa mạch an toàn tia lửa trong thiết bị.
Câu 70.
Phải gắn ký hiệu quy định "mạch an toàn tia lửa" trên nắp hộp đấu
hoặc vỏ che các phần tử chứa mạch an toàn tia lửa trong thiết bị điện có cấu
tạo bao gồm
A. mạch an toàn tia lửa và mạch không an toàn tia lửa.
B. mạch an toàn tia lửa
C. mạch không an toàn tia lửa
D. mạch an toàn tia lửa hoặc mạch không an toàn tia lửa
Câu 71.
Quy định an toàn bắt buộc trong khởi động từ phòng nổ an toàn tia
lửa mạch động lực, mạch tín hiệu, mạch chiếu sáng điện áp xoay chiều phải
cách ly với mạch điện
12/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


A. an toàn tia lửa và các mạch liên quan
B. không an toàn tia lửa và các mạch bảo vệ
C. an toàn tia lửa và các mạch điều khiển
D. an toàn tia lửa hoặc các mạch liên quan
Câu 72.
Vào đầu ca sản xuất tất cả các máy và thiết bị điện, máy biến áp và
trang bị điện khác, các vỏ an toàn nổ, cáp điện, tiếp đất phải được kiểm tra
A. do công nhân vận hành các máy hoặc thợ điện thường trực khu vực
(phân xưởng) tiến hành
B. do cơ điện trưởng mỏ tiến hành
C. do công nhân vận hành các máy và thợ điện thường trực khu vực (phân
xưởng) tiến hành.

D. do cơ điện trưởng tiến hành
Câu 73.
(B)Tất cả các máy và thiết bị điện, máy biến áp và trang bị điện khác,
các vỏ an toàn nổ, cáp điện, tiếp đất phải được kiểm tra
A. theo tuần, do cơ điện trưởng khu vực hoặc người được uỷ quyền tiến hành
B. theo tuần, do cơ điện trưởng mỏ hoặc người được uỷ quyền tiến hành
C. theo quí, do cơ điện trưởng khu vực hoặc người được uỷ quyền tiến hành
D. theo quí, do cơ điện trưởng hoặc người được uỷ quyền tiến hành
Câu 74.
Hàng quí tất cả các máy và thiết bị điện, máy biến áp và trang bị điện
khác, các vỏ an toàn nổ, cáp điện, tiếp đất phải được kiểm tra định kỳ do cơ
điện trưởng
A. mỏ hoặc người được cơ điện trưởng mỏ chỉ định tiến hành
B. mỏ hoặc người được uỷ quyền tiến hành
C. khu vực hoặc người được uỷ quyền tiến hành
D. hoặc người được cơ điện trưởng mỏ chỉ định tiến hành
Câu 75.
Công tác kiểm tra thiết bị điện theo ca phải được người vận hành máy
hoặc thợ cơ điện thường trực thực hiện ở
A. đầu mỗi ca sản xuất
B. giữa ca sản xuất
C. cuối ca sản xuất
D. đầu ca sản xuất, giữa ca sản xuất và cuối ca sản xuất
Câu 76.
Công tác kiểm tra thiết bị điện hàng ca
A. không phải mở nắp thiết bị nếu không hư hỏng
B. phải mở nắp thiết bị nếu không hư hỏng
C. không phải mở nắp thiết bị kể cả có hư hỏng
D. phải mở tất nắp cả các thiết bị
Câu 77.

Công tác kiểm tra sửa chữa có mở nắp thiết bị để khắc phục hư hỏng
khi thực hiện
A. phải treo biển “Cấm đóng điện - có người làm việc”
13/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


B. phải treo biển “Có người đang làm việc”
C. phải treo biển “Có người đang sửa chữa”
D. phải treo biển “Cấm đóng điện ”
Câu 78.
Công tác kiểm tra không mở nắp thiết bị cần thực hiện các nội dung sau:
A. Xem xét chỗ đặt thiết bị điện, lau sạch bụi than, phôi và các vật liệu
khác trên mặt ngoài của máy và thiết bị điện, kiểm tra ký hiệu sử dụng
trên các vỏ an toàn nổ, kiểm tra tình trạng thành vỏ, kiểm tra sự tồn tại
của các bu lông kẹp chặt và mức độ vặn chặt của chúng.
B. Xem xét chỗ đặt thiết bị điện, lau sạch bụi than và các vật liệu khác
trên mặt ngoài của máy và thiết bị điện, kiểm tra tình trạng thành vỏ,
kiểm tra sự tồn tại của các bu lông.
C. Xem xét chỗ đặt thiết bị điện, lau sạch bụi than, phôi và các vật liệu khác
trên mặt ngoài của máy và thiết bị điện, kiểm tra tình trạng thành vỏ, kiểm
tra sự tồn tại của các bu lông kẹp chặt và mức độ vặn chặt của chúng.
D. Xem xét chỗ đặt thiết bị điện, lau sạch phôi, kiểm tra ký hiệu sử dụng
trên các vỏ an toàn nổ, sự tồn tại của các bu lông kẹp chặt và mức độ
vặn chặt của chúng.
Câu 79.
Khi kiểm tra thiết bị điện sử dụng trong mỏ hầm lò thì phải kiểm tra khe
hở bằng bộ căn lá có chiều dầy ........... và lớn hơn.
A. 0,05 mm
B. 0,01 mm
C. 0,03 mm

D. 0,07 mm
Câu 80.
Công tác kiểm tra khe hở thiết bị điện phải thực hiện không ít
hơn ........... và phân bố đều trên toàn bộ chu vi.
A. 4 điểm
B. 5 điểm
C. 6 điểm
D. 8 điểm
Câu 81.
Sau khi kiểm tra, để kết luận giá trị khe hở thiết bị điện phòng nổ phải
căn cứ vào bề dầy lá căn
A. mỏng nhất không lọt vào khe hở của thiết bị
B. mỏng nhất lọt vào khe hở của thiết bị
C. dày nhất không lọt vào khe hở của thiết bị
D. dày nhất lọt vào khe hở của thiết bị
Câu 82.
Nội dung công tác kiểm tra thiết bị điện theo quí phải xem xét
A. bề mặt bảo vệ nổ của các mặt bích, đệm bịt kín đàn hồi, mở tất cả các mặt
bích của cơ cấu đầu vào, các tấm đệm kín của cáp, độ chắc chắn của các
phễu cáp và cọc đấu dây, tình trạng các bu lông và êcu, tình trạng lắp ráp
của các phần bên trong, tình trạng cách điện của dây nối và mạch điện, tình
trạng liên động cơ khí giữa nắp và tay dao cách ly, bảo vệ cực đại
B. bề mặt bảo vệ nổ của các mặt bích, mở tất cả các mặt bích của cơ cấu đầu
vào, các tấm đệm kín của cáp, độ chắc chắn của các phễu cáp và cọc đấu
dây, tình trạng các bu lông và êcu, tình trạng cách điện của dây nối và
mạch điện, liên động cơ khí giữa nắp và tay dao cách ly, bảo vệ cực đại
14/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


C. bề mặt bảo vệ nổ của các mặt bích, đệm bịt kín đàn hồi, các tấm đệm kín

của cáp, độ chắc chắn của các phễu cáp và cọc đấu dây, tình trạng các bu
lông và êcu, tình trạng lắp ráp của các phần bên trong, sự hoàn hảo của
liên động cơ khí giữa nắp và tay dao, bảo vệ cực đại
D. bề mặt bảo vệ nổ của các mặt bích, đệm bịt kín đàn hồi, mở tất cả các
mặt bích của cơ cấu đầu vào, tình trạng các bu lông, tình trạng lắp ráp của
các phần bên trong, tình trạng cách điện của dây nối, tình trạng liên động
cơ khí giữa nắp và tay dao cách ly
Câu 83.
Thiết bị chịu áp lực luôn luôn có xu hướng
A. cân bằng áp suất, kèm theo sự giải phóng năng lượng khi điều kiện cho phép
B. cân bằng áp suất, kèm theo sự tiêu tán năng lượng khi điều kiện cho phép
C. cân bằng áp suất, kèm theo sự giải phóng năng lượng khi điều kiện không cho phép
D. dịch chuyển áp suất, kèm theo sự giải phóng năng lượng khi điều kiện
cho phép
Câu 84.
Sự giải phóng năng lượng để cân bằng áp suất diễn ra dưới dạng:
A. các vụ nổ
B. các vụ cháy
C. các vụ nổ kèm theo cháy
D. không xảy ra nổ, cháy
Câu 85.
Đối với các bình chứa chịu áp lực ở thể lỏng, được phép chứa đầy
A. 90 % thể tích bình
B. 85 % thể tích bình
C. 95 % thể tích bình
D. 98 % thể tích bình
Câu 86.
Nếu bình chịu áp lực chứa đầy chất lỏng thì khi tăng nhiệt độ, áp suất
trong bình sẽ
A. tăng lên rất nhanh, dễ gây nổ

B. tăng lên gây nổ
C. tăng lên rất nhanh, dễ gây vỡ bình
D. không tăng nhanh, không gây nổ
Câu 87.
Những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị chịu áp lực:
A. Nguy cơ nổ, nguy cơ bỏng
B. Nguy cơ nổ, nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy
C. Nguy cơ nổ, nguy cơ bỏng, nguy cơ gây sát thương
D. Nguy cơ bỏng, nguy cơ cháy
Câu 88.
Thiết bị chịu áp lực làm việc với môi chất có nhiệt độ cao đều gây ra
nguy cơ bỏng nhiệt do
A. các môi chất, sản phẩm có nhiệt độ cao
B. các môi chất có nhiệt độ cao
C. sản phẩm có nhiệt độ cao
D. các môi chất, sản phẩm có tính ăn mòn.
Câu 89.
15/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


Hiện tượng bỏng ở các thiết bị chịu áp lực thường gây chấn thương
rất nặng do áp suất của
A. môi chất thường rất lớn.
B. môi chất thay đổi mạnh.
C. môi trường thường rất lớn.
D. môi trường chất lỏng thường rất lớn.
Câu 90.
Nguyên nhân gây sự cố của thiết bị chịu áp lực bao gồm:
A. Nguyên nhân kỹ thuật, nguyên nhân tổ chức.
B. Nguyên nhân kỹ thuật, nguyên nhân tổ chức, quản lý

C. Nguyên nhân kỹ thuật an toàn, nguyên nhân tổ chức, nguyên nhân điều
hành.
D. Nguyên nhân an toàn, nguyên nhân tổ chức, quản lý.
Câu 91.
Nguyên nhân về tổ chức gây ra sự cố của thiết bị chịu áp lực là do
A. người quản lý thiếu quan tâm đến vấn đề an toàn trong quá trình sử
dụng, quản lý lỏng lẻo. Trình độ kiểm soát vận hành của công nhân yếu.
B. người quản lý thiếu quan tâm đến vấn đề an toàn trong quá trình sử dụng,
quản lý lỏng lẻo. Trình độ vận hành của công nhân yếu, thao tác sai.
C. người quản lý thiếu quan tâm đến vấn đề an toàn trong quá trình sử
dụng, quản lý lỏng lẻo. Trình độ vận hành của công nhân yếu, thao tác
sai, nhầm lẫn.
D. người quản lý quan tâm đến vấn đề an toàn trong quá trình sử dụng,
quản lý lỏng lẻo. Trình độ vận hành của công nhân yếu, thao tác sai,
nhầm lẫn.
Câu 92.
Các biện pháp phòng ngừa những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của
thiết bị chịu áp lực bao gồm
A. biện pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức.
B. biện pháp kỹ thuật và biện pháp tổ chức, biện pháp quản lý.
C. biện pháp kỹ thuật và biện pháp thi công.
D. biện pháp kỹ thuật và biện pháp an toàn.
Câu 93.
Các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa những yếu tố nguy hiểm đặc
trưng của thiết bị chịu áp lực bao gồm
A. Tất cả các vật liệu chế tạo đều phải có văn bản hợp lệ về đặc tính cơ bản
của chúng, phải thử nghiệm trước khi sử dụng, được kiểm nghiệm khi
thiết bị mới chế tạo mới lắp đặt hoặc sau khi sửa chữa lớn, khám nghiệm
định kỳ, khám nghiệm bất thường, sửa chữa phòng ngừa kịp thời
B. Tất cả các vật liệu chế tạo đều phải có văn bản hợp lệ về đặc tính cơ bản

của chúng, được kiểm nghiệm khi thiết bị mới lắp đặt hoặc sau khi sửa
chữa lớn, khám nghiệm định kỳ, khám nghiệm bất thường, sửa chữa
phòng ngừa kịp thời
C. Tất cả các vật liệu chế tạo đều phải hợp lệ về đặc tính cơ bản của chúng,
thử nghiệm trước khi sử dụng, được kiểm nghiệm khi lắp đặt hoặc sau
16/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


khi sửa chữa lớn, khám nghiệm định kỳ, khám nghiệm bất thường, sửa
chữa phòng ngừa kịp thời
D. Tất cả các vật liệu chế tạo đều phải có văn bản hợp lệ về đặc tính cơ bản
của chúng, phải thử nghiệm trước khi sử dụng, khám nghiệm định kỳ,
bất thường, sửa chữa phòng ngừa kịp thời
Câu 94.
Các biện pháp tổ chức để phòng ngừa những yếu tố nguy hiểm đặc
trưng của thiết bị chịu áp lực bao gồm
A. Quản lý thiết bị theo các quy định trong tài liệu tiêu chuẩn và trong quy
phạm, xây dựng đầy đủ các quy trình vận hành kiểm tra và sửa chữa, đào
tạo đúng và đủ về chuyên môn về kỹ thuật an toàn, huấn luyện thành
thạo các thao động tác khi vận hành và cách xử lý khi có sự cố xẩy ra.
B. Quản lý thiết bị theo các quy định trong tài liệu tiêu chuẩn, trong quy
phạm, đào tạo chuyên môn về kỹ thuật an toàn, huấn luyện thành thạo
các thao động tác khi vận hành và cách xử lý khi có sự cố xẩy ra
C. Quản lý thiết bị theo các quy định trong tài liệu quy phạm, xây dựng các
quy trình vận hành kiểm tra và sửa chữa, huấn luyện thành thạo các
thao động tác khi vận hành và cách xử lý khi có sự cố xẩy ra
D. Quản lý thiết bị theo các quy định trong tài liệu, trong quy phạm, xây
dựng các quy trình vận hành kiểm tra và sửa chữa, đào tạo đúng, đủ về
chuyên môn về kỹ thuật an toàn, huấn luyện thành thạo các thao động
tác khi có sự cố

Câu 95.
Các nguyên nhân gây ra cháy vì điện do ngắn mạch tạo ra tia lửa điện,
A. quá tải lâu dài sinh nhiệt, điện trở tiếp xúc lớn phát nhiệt sinh tia lửa điện,
vật dễ cháy tiếp xúc hoặc ở gần thiết bị có nhiệt độ cao
B. hồ quang điện, quá tải lâu dài sinh nhiệt, điện trở tiếp xúc lớn phát nhiệt
sinh tia lửa điện
C. điện trở tiếp xúc lớn phát nhiệt sinh tia lửa điện, vật dễ cháy tiếp xúc
hoặc ở gần thiết bị có nhiệt độ cao
D. quá tải lớn sinh nhiệt, điện trở tiếp xúc lớn phát nhiệt sinh tia lửa điện,
vật dễ cháy
Câu 96.
Một trong các biện pháp phòng cháy vì điện là
A. tại các trạm máy, thiết bị lớn phải có thiết kế PCCC được phê duyệt.
B. tại các trạm, máy, thiết bị lớn phải có thiết kế PCCN được phê duyệt.
C. tại các trạm máy, thiết bị phải có thiết kế PCCC được phê duyệt.
D. tại các trạm máy, thiết bị lớn phải có thiết kế PCCN được phê duyệt.
Câu 97.
Một trong các biện pháp phòng cháy vì điện là thực hiện vận hành
A. mạng cung cấp điện, thiết bị điện theo đúng quy trình và nội quy an toàn
B. mạng cung cấp, thiết bị điện theo đúng quy trình và nội quy an toàn
C. thiết bị điện theo đúng quy trình, nội quy an toàn
D. mạng cung cấp điện, thiết bị điện theo đúng quy trình và nội quy an
toàn, nội quy vận hành
17/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


Câu 98.
Một trong các biện pháp phòng cháy vì điện là
A. Thực hiện kiểm tra thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện các mạng
cung cấp điện, sau khi lắp đặt và sửa chữa, trước khi đưa vào vận

hành, theo định kỳ dựa trên cơ sở quy phạm và nội quy an toàn.
B. Thực hiện kiểm tra, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện trước khi đưa
vào vận hành và định kỳ thực hiện công việc này theo quy phạm và nội
quy an toàn.
C. Thực hiện kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị điện, mạng cung cấp điện sau
lắp đặt, sửa chữa, trước khi đưa vào vận hành và thực hiện công việc
này theo nội quy an toàn.
D. Thực hiện kiểm tra thí nghiệm và hiệu chỉnh các thiết bị điện các mạng
cung cấp điện, sau khi lắp đặt và sửa chữa, trước khi đưa vào vận
hành, theo định kỳ, trên cơ sở quy phạm.
Câu 99.
Một trong các biện pháp phòng cháy vì điện là
A. thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng trang thiết bị điện đảm bảo các
thông số kỹ thuật trong giới hạn cho phép
B. thường xuyên kiểm tra thiết bị đảm bảo các thông số kỹ thuật trong
giới hạn cho phép
C. thường xuyên bảo dưỡng trang thiết bị điện đảm bảo các thông số kỹ thuật
D. định kỳ kiểm tra trang thiết bị điện đảm bảo các thông số kỹ thuật
Câu 100.
Một trong các biện pháp phòng cháy vì điện là
A. lắp đặt các thiết bị bảo vệ cho thiết bị điện, mạng cung cấp điện, các thiết bị
bảo vệ phải được tính chọn, chỉnh định để làm việc chính xác, tin cậy, ổn định.
B. lắp đặt các thiết bị bảo vệ cho thiết bị, các thiết bị này phải được tính
chọn, chỉnh định để làm việc chính xác.
C. lắp đặt các thiết bị bảo vệ cho thiết bị điện, các thiết bị này phải được
tính chọn, chỉnh định để làm việc ổn định.
D. lắp đặt các thiết bị bảo vệ cho thiết bị điện, các thiết bị này phải được
tính chọn, chỉnh định để làm việc kinh tế.
Câu 101.
Một trong các biện pháp phòng cháy vì điện là

A. sử dụng trang thiết bị, vật tư có chất lượng cao, được tính chọn phù
hợp với các thông số kỹ thuật yêu cầu, không sử dụng thiết bị vật tư có
chất lượng kém, khả năng phòng cháy kém, không có khả năng bảo vệ
loại trừ sự cố
B. sử dụng vật tư có chất lượng cao, được tính chọn phù hợp với các thông số
kỹ thuật yêu cầu, vật tư có chất lượng kém, khả năng bảo vệ loại trừ sự cố
đoản mạch kém.
C. sử dụng trang thiết bị, hạn chế sử dụng thiết bị, vật tư có chất lượng kém,
khả năng phòng cháy kém, khả năng bảo vệ loại trừ sự cố đoản mạch kém.
D. sử dụng vật tư, được tính chọn phù hợp với các thông số kỹ thuật, không
sử dụng thiết bị vật tư có chất lượng kém, khả năng phòng cháy kém.
18/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)


Câu 102.
Một trong các biện pháp phòng cháy vì điện là
A. sử dụng các thiết bị cảnh báo cháy tự động và tự động cắt điện, triệt
tiêu ngay từ đầu đám cháy còn nhỏ, phòng ngừa cháy lan rộng.
B. sử dụng các thiết bị tự động xử lý các tình huống cắt điện, phòng ngừa
cháy lan rộng.
C. sử dụng các thiết bị cảnh báo cháy tự động và tự động xử lý các tình
huống cắt điện, triệt tiêu ngay từ đầu đám cháy còn nhỏ.
D. sử dụng các thiết bị cảnh báo cháy tự động, triệt tiêu ngay từ đầu đám
cháy còn nhỏ.
Câu 103.
Một trong các biện pháp phòng cháy khi sử dụng thiết bị điện trong
mỏ có khí nổ là thông gió tốt để giảm hàm lượng khí mê tan
A. trong không khí tới mức an toàn.
B. trong không khí
C. tăng khí ôxy trong không khí tới mức an toàn.

D. tăng hàm lượng khí ôxy tới mức an toàn.
Câu 104.
Một trong các biện pháp phòng cháy khi sử dụng thiết bị điện trong
mỏ có khí nổ là cắt nguồn điện vào các thiết bị điện ở những nơi mà
A. hàm lượng khí mêtan tăng quá giới hạn cho phép
B. hàm lượng khí mêtan tăng đến giới hạn cho phép
C. hàm lượng khí ôxy giảm dưới giá trị giới hạn cho phép
D. hàm lượng khí ôxy tăng đến giới hạn cho phép
Câu 105.
Một trong các biện pháp phòng cháy khi sử dụng thiết bị điện trong
mỏ có khí nổ là dùng các dụng cụ để kiểm tra tình trạng thông gió và phát
hiện hàm lượng mê tan tăng lên,
A. hoặc dùng các dụng cụ đo có khả năng báo hiệu và tự động cắt điện khi
xuất hiện nguy cơ cháy bầu không khí mỏ.
B. các dụng cụ đó có khả năng tự động cắt điện khi xuất hiện nguy cơ cháy.
C. các dụng cụ đó cắt điện khi xuất hiện cháy bầu không khí mỏ.
D. các dụng cụ đó có khả năng báo hiệu, tự động cắt điện khi xuất hiện
nguy cơ cháy.
Câu 106.
Một trong các biện pháp phòng cháy khi sử dụng thiết bị điện trong
mỏ có khí nổ là sử dụng các thiết bị điện an toàn tia lửa,
A. có các thông số của mạch khi phát sinh dòng điện và năng lượng không
làm cháy được khí mỏ.
B. trong đó các thông số đủ khả năng sinh năng lượng không làm cháy
được khí mỏ.
C. các thông số của mạch đủ khả năng sinh ra năng lượng làm cháy khí mỏ.
D. trong đó các thông số của mạch có khả năng sinh ra những dòng điện
và năng lượng làm cháy khí mỏ.
Câu 107.
19/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)



Một trong các biện pháp phòng cháy khi sử dụng thiết bị điện trong
mỏ có khí nổ là sử dụng các thiết bị điện
A. chống chịu nổ, chịu được áp suất nổ cực đại sinh ra bên trong vỏ chống
chịu nổ và không để lọt tia lửa ra ngoài.
B. chống nổ, chịu được áp suất nổ cực đại sinh ra bên ngoài vỏ chống chịu
nổ, và có thể để lọt tia lửa ra ngoài.
C. chịu được áp suất nổ sinh ra bên trong vỏ mà không để lọt tia lửa ra ngoài.
D. chống được áp suất nổ sinh ra bên ngoài vỏ chống chịu nổ và không để
lọt tia lửa ra ngoài.
Câu 108.
Một trong các biện pháp phòng cháy khi sử dụng thiết bị điện trong mỏ
có khí nổ là
A. sử dụng cơ cấu bảo đảm cắt ngay mạng điện trước khi xuất hiện tia lửa
hoặc trước khi những bộ phận mang điện bị nung nóng tiếp xúc với bầu
không khí nổ.
B. sử dụng cơ cấu bảo đảm cắt mạch mạng điện trước khi xuất hiện tia lửa.
C. sử dụng cơ cấu bảo đảm cắt mạch trước khi những bộ phận mang điện
bị nung nóng.
D. sử dụng cơ cấu bảo đảm cắt mạng điện sau khi tiếp xúc với bầu không
khí nổ.

20/20 - Kỹ thuật Cơ điện mỏ hầm lò (đề gốc)



×