Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

thống kê kinh doanh đh thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.07 KB, 29 trang )

BIÊN BẢN HỌP NHÓM
LẦN 1

Thời gian 16h00- ngày 7/4/2016
Địa điểm: Nhà V- Đại học Thương Mại
Thành viên tham dự: đầy đủ
Nội dung: Lập đề cương cho đề tài thảo luận và phân công nhiệm vụ cho từng
thành viên.

Nhóm trưởng

Thư kí

( kí tên)

( kí tên)


BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2

Thời gian: 16h00 nhà V ngày 14/4/2016
Địa điểm: Canteen Đại học Thương Mại
Thành viên: Các thành viên tham gia đầy đủ và đúng giờ
Có ý thức tham gia và xây dựng bài thảo luận nhóm
Nội dung: Tổng hợp số liệu
Làm phần liên hệ và hoàn chỉnh bài thảo luận

Nhóm trưởng

Thư kí


( kí tên)

( kí tên)


BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC BÀI THẢO LUẬN NHÓM 3

Stt Họ tên

1

Nguyễn Thị Hải

2

Nguyễn Thị Hà

3

Nguyễn Ngọc


4

Đào Thị Thu Hà

5

Nguyễn Thị Thu



6

Nguyễn Thị
Hằng

7

Nguyễn Thị
Vinh Hạnh

8

Trần Thị Hằng

9

Nguyễn Thị
Minh Hằng
Nhóm trưởng
( kí tên)

Mã SV

Nhiệm vụ

Đánh
giá

Nhóm trưởng

Thống kê số lượng,
chất lượng lao động
trong doanh nghiệp
Thống kê thời gian,
năng suất lao động
trong doanh nghiệp
Vai trò nhiệm vụ của
thống kê lao động
trong doanh nghiệp
Thuyết trình
Làm slide
Liên hệ: NSLĐ bình
quân và doanh thu
Giới thiệu và đánh
giá về công ty
Vinamilk
Các chỉ tiêu thống kê
Thu nhập của người
lao động trong doanh
nghiệp
Nhận xét chung Im Ix
It và lao động
Thuyết trình
Tổng thu nhập
Thư kí
Thư kí
( kí tên)

Kí tên



PHẦN 1: TỔNG QUAN LÍ THUYẾT
Lời nói đầu
Ngày nay trong quá trình công nghiệp hóa, lao động là một phần không thể thiếu
đối với mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn phát triển thì phải tập trung
đào tạo chất lượng nguồn lao động. Lao động ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Hàng tháng đa số các doanh nghiệp đều có những thống kê về các chỉ số đo chất
lượng, số lượng lao động của mình qua đó đánh giá tình hình phát triển chung của
doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này cũng một phần quyết định thu nhập của người lao
động trong doanh nghiệp.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm 3 cùng đi sâu nghiên cứu đề tài: “Mối quan hệ
giữa các chỉ tiêu thống kê lao động và thu nhập của người lao động trong doanh
nghiệp. Ý nghĩa mối quan hệ đó”.

1.1. Vai trò, nhiệm
1.1.1. Vai trò

vụ của thống kê lao động trong doanh nghiệp

Lao động trong doanh nghiệp là toàn bộ lao động có đủ điều kiện tiêu chuẩn để
được đăng ký vào sổ lao động của doanh nghiệp bao gồm những lao động do
doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương. Trong doanh nghiệp lao động
có vai trò vô cùng quan trọng:




Lao động là điều kiện cần thiết để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Bởi quá trình sản xuất muốn tiến hành được cần phải có 3 yếu tố:

sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Lao động là chủ thể quyết định mọi hoạt động kinh doanh, quyết định sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cải
tiến công cụ, hợp tác cùng nhau để không ngừng nâng cao năng suất lao động, qua
đó trình độ kỹ thuật của người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hóa
lao động ngày càng nâng cao.
1.1.2. Nhiệm vụ







Nghiên cứu số lượng, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp: Phân tích sự biến động
về số lượng lao động, sự thay đổi về cơ cấu lao động thông qua các chỉ tiêu thống
kê. Qua đó phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp về mặt
số lượng và chất lượng lao động.
Nghiên cứu sự biến động năng suất lao động và các nhân tố ảnh hưởng đồng thời
đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Nghiên cứu thu nhập, các nguồn thu nhập của người lao động. Qua đó xem xét mối
quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân.
1.2. Các chỉ tiêu thống kê lao động trong doanh nghiệp
1.2.1. Thống kê số lượng lao động trong doanh nghiệp
1.2.1.1 Chỉ tiêu số lượng lao động hiện có
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô số lượng lao động của doanh nghiệp hiện có tại một
thời điểm nhất định (thường là cuối kỳ)
Số lượng lao động hiện có cuối kỳ báo cáo được xác định theo công thức:
Số lượng lao động hiện có cuối kỳ = Số lượng lao động có đầu kỳ + Số lượng lao
động tăng trong kỳ - Số lượng lao động giảm trong kỳ

1.2.1.2 Chỉ tiêu số lượng lao động bình quân trong kỳ
Là chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng bình quân trong
một thời kỳ nhất định.
a. Nếu theo dõi thống kê số lượng lao động từng ngày: số lượng lao động bình

quân được xác định theo công thức:

Trong đó: : số lượng lao động bình quân trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
Ti: số lượng lao động có từng ngày trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
n: số ngày theo lịch trong kỳ (tháng, quý hoặc năm
Chỉ tiêu này cho biết số lượng lao động bình quân hàng ngày của doanh nghiệp
trong một tháng (quý hoặc năm).


Lưu ý: Khi tính chỉ tiêu lao động này thì số lao động hiện có của các ngày lễ,
ngày chủ nhật qui ước lấy số lao động hiện có của ngày trước ngày lễ, ngày chủ
nhật
.Ví dụ như số lượng lao động hiện có tại doanh nghiệp ngày thứ bảy là: 500
người thì đó cũng chính là số lượng lao động của ngày chủ nhật tại doanh
nghiệp.
b. Trường hợp không thể thống kê số lượng lao động cụ thể từng ngày: mà chỉ

thống kê được số lượng lao động trong danh sách có ở từng khoảng thời gian
(có thể từ 5 - 7 ngày), số lượng lao động bình quân tính theo công thức:

Trong đó: + : số lượng lao động bình quân trong kỳ nghiên cứu (tháng, quý hoặc
năm)
+ Ti: số lượng lao động có trong danh sách ở từng thời điểm
+ : khoảng thời gian tương ứng có số lượng lao động Ti.
: tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu.

c, Số lượng lao động bình quân, tính theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ:
Để đơn giản trong việc tính theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ :

Trong đó: số lao động có ngày đầu tháng (quý, năm)
số lao động có ngày giữa tháng (quý, năm)
số lao động có ngày cuối tháng (quý, năm)
d, số lượng lao đông ít biến động, không quan sát được cụ thể thời gian


e, Trường hợp có số liệu lao động hiện có ở ngày đầu của các tháng thì, số
lượng lao động bình quân quý, năm tính theo công thức sau:

Trong đó: Ti (i = 1,2, . . . ,n) số lượng lao động có ở tại các ngày đầu tháng.
1.2.2. Thống kê chất lượng lao động trong doanh nghiệp
a, Kết cấu lao động theo tiêu thức chất lượng
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh số lượng lao động đạt tiêu thức chất
lượng i với tổng số lao động của doanh nghiệp tham gia vào tính kết cấu
Tiêu thức chất lượng i của lao động có thể là trình độ văn hóa, trình độ chuyên
môn, bậc thợ, thâm niên nghề,. . . Tùy theo tính chất nghiên cứu và tình hình đặc
điểm của lao động tại doanh nghiệp mà ta lựa chọn tiêu thức cho phù hợp.
Công thức:

Trong đó: d: kết cấu lao động theo tiêu thức chất lượng i
Ti: số lượng lao động đạt tiêu thức chất lượng i
tổng số lao động tham gia tính kết cấu
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng từng loại lao động trong doanh nghiệp, nhằm
mục đích so sánh giữa chất lượng lao động thực tế với chất lượng theo yêu cầu của
công việc, để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung hay bỏ bớt nhằm đáp ứng được yêu
cầu về chất lượng lao động của sản phẩm và công việc.
b, Thâm niên nghề bình quân

Thâm niên nghề bình quân phản ánh trình độ thành thạo công việc, cũng như phản
ánh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động tăng lên, nhưng đồng thời
tuổi đời của người lao động cũng tăng lên, vì vậy chỉ tiêu này chỉ có thể theo dõi ở
39 một giới hạn nhất định. Thâm niên nghề bình quân có thể tính cho từng người,
từng tổ, đội, phân xưởng, bộ phận hay tính chung cho toàn doanh nghiệp
Thâm niên nghề bình quân được xác định theo công thức:


Trong đó: : thâm niên nghề bình quân
Ni: mức thâm niên công tác thứ i của lao động (i = 1, 2, 3,. . . n)
tổng số lao động tham gia tính thâm niên nghề
c, Hệ số đảm nhiệm công việc của công nhân
Công thức:

công việc (Hđc) =

Trong đó:

Hệ số đảm nhiệm công việc của công nhân phản ánh khả năng đảm nhiệm công
việc của công nhân, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ trình độ của công nhân trong xí
nghiệp càng cao và ngược lại
Nếu Hđc > 1: bộ phận lao động dư khả năng đảm nhiệm công việc được giao.
Nếu Hđc < 1: bộ phận lao động đang cố gắng thực hiện yêu cầu của công việc lớn
hơn khả năng của mình, tình hình sử dụng và bố trí lao động của doanh nghiệp
chưa đồng bộ với yêu cầu của công vệc, chất lượng của sản phẩm sẽ giảm và tổn
thất trong sản xuất kinh doanh sẽ tăng.
1.2.3 Chỉ tiêu thống kê về thời gian lao động trong doanh nghiệp
1.2.3.1. Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế (LVTT) theo chế độ
Độ dài bình quân ngày LVTT theo chế độ =
Chỉ tiêu này phản ánh số giờ làm việc theo chế độ hiện hành trong 1 ngày làm việc.

1.2.3.2. Độ dài bình quân ngày LVTT
Độ dài bình quân ngày LVTT =


Chỉ tiêu này phản ánh số giờ LVTT trong một ngày làm việc.
1.2.3.3. Hệ số làm thêm giờ
Hệ số làm thêm giờ =
Hệ số làm thêm giờ phản ánh tình hình tăng thời gian LVTT trong một ca.
1.2.3.4. Số ngày công LVTT bình quân trong chế độ của 01 công nhân trong kỳ
Số ngày công LVTT bình quân trong chế độ của 01 công nhân trong kỳ =
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày làm việc theo chế độ hiện hành trong một kỳ làm
việc (trong tháng, trong quý, trong năm)
1.2.3.5. Số ngày công LVTT bình quân trong của 01 công nhân trong kỳ
Số ngày công LVTT bình quân của 01 công nhân trong kỳ =
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày làm việc thực tế trong một kỳ làm việc (cả ngày qui
định và ngày làm thêm)
1.2.3.6. Hệ số làm thêm ca
Hệ số làm thêm ca =
Hệ số làm thêm ca phản ánh tình hình tăng (giảm) thời gian LVTT trong kỳ. Hệ số
càng lớn, điều này chứng tỏ ngày làm thêm trong kỳ tang
1.2.4 Chỉ tiêu thống kê về năng xuất lao động (NSLĐ)
- NSLĐ là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của quá trình
sản xuất kinh doanh, gồm các chỉ tiêu
1.2.4.1 . Năng suất lao động giờ
NSLĐ giờ =
Chỉ tiêu NSLĐ giờ phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong một giờ làm việc.
1.2.4.2. Năng suất lao động ngày
NSLĐ ngày =



Hay: NSLĐ ngày = NSLĐ giờ x Số giờ công LVTT bình quân 1
Chỉ tiêu năng suất lao động ngày phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong một
ngày làm việc.
1.2.4.3. Năng suất lao động tháng (quý, năm)
NSLĐ tháng (quý, năm) =
Hay: NSLĐ tháng (quý, năm) = NSLĐ ngày x Số ngày LVTT bình quân 1 công
nhân trong kỳ
Mà năng suất lao động ngày theo công thức:
NSLD ngày = NSLĐ giờ x Số giờ công làm việc thực tế bình quân 1 ngày
→ Năng suất lao động tháng (quý, năm) được xác định theo công thức
NSLĐ tháng ( quý, năm ) = NSLĐ giờ x Số giờ LVTT bình quân trong 1 ngày x
Số ngày LVTT bình quân 01 công nhân trong kỳ
Chỉ tiêu NSLĐ tháng (quý, năm) phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong một
thời kỳ nhất định, đây là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ và chính xác nhất nên thống kê
thường sử dụng chỉ tiêu này để phân tích tình hình biến động của năng suất lao
động toàn doanh nghiệp.
1.3. Thu nhập và các nguồn thu nhập của người lao động
1.3.1. Khái niệm
Thu nhập là tất cả các khoản tiền lương mà doanh nghiệp đã trả cho người lao
động theo số lượng và chất lượng lao động của họ và các khoản phụ cấp mang tính
chất thường xuyên được tính vào quỹ lương.
1.3.2. Các nguồn thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp
Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nước ta được hình thành từ
nhiều nguồn, đó là:
- Thu nhập từ lương: là khoản thu nhập mà người lao động được hưởng từ kết quả
lao động của họ trong kỳ.


- Thu nhập từ các khoản phụ cấp có tính chất lương.
- Thu nhập nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội trả thay lương do ốm đau, thai sản, tai

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, kế hoạch hoá gia đình, …
- Thu nhập nhận từ quỹ của doanh nghiệp.
- Thu nhập do làm thuê, làm công cho bên ngoài.
- Thu nhập khác.
1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiền lương của lao động trong doanh
nghiệp
1.3.3.1.Chỉ tiêu tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp là số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho
người lao động căn cứ vào kết quả lao động của họ theo các hình thức, các chế độ
tiền lương và chế độ phụ cấp tiền lương hiện hành trong một thời kỳ nhất định.
Tổng quỹ tiền lương bao gồm:
- Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán.
- Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại,. . .
- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong định mức.
- Tiền lương trả cho người lao động ngừng sản xuất do những nguyên nhân khách
quan như: đi học, đi họp, hội nghị, nghỉ phép,. . .
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên.
Tổng quỹ lương được xác định theo công thức:
F = f x T (3.53)
Trong đó:
+ F: tổng quỹ lương.
+ f : tiền lương bình quân 1 lao động trong kỳ.


+ T: số lượng lao động bình quân.
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
a.

Căn cứ theo hình thức và chế độ trả lương:


Chia làm 2 loại:
- Quỹ lương trả theo sản phẩm: bao gồm lương sản phẩm không hạn chế, lương
sản phẩm lũy tiến, lương sản phẩm có thưởng,. . . lương trả theo sản phẩm là hình
thức trả lương tiên tiến nhất hiện nay.
- Quỹ lương trả theo thời gian: gồm 2 chế độ lương thời gian giản đơn và lương
thời gian có thưởng.
b. Căn cứ theo loại lao động:
Chia làm 2 loại:
- Quỹ lương của nhân viên gián tiếp: là các khoản tiền lương trả cho cán bộ quản
lý sản xuất, thường trả theo thời gian lao động.
- Quỹ lương của lao động trực tiếp sản xuất: là các khoản tiền trả cho lao động
trực tiếp sản xuất và thợ học nghề được doanh nghiệp trả lương, thông thường
hình thức lương này trả theo lương sản phẩm hay lương khoán
. c. Căn cứ theo độ dài thời gian làm việc khác nhau trong kỳ nghiên cứu:
Chia làm 3 loại:
- Tổng quỹ lương giờ: là tiền lương trả cho tổng số giờ thực tế làm việc (trong chế
độ và giờ làm thêm), và tiền thưởng (nếu có), gắn liền với tiền lương giờ, ví dụ
như thưởng tăng NSLĐ, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng nâng cao chất
lượng sản phẩm sản xuất,. . . - Tổng quỹ lương ngày: là tiền lương trả cho tổng số
ngày thực tế làm việc (trong chế độ và làm thêm), và các khoản phụ cấp lương
ngày, ví dụ như tiền trả cho thời gian ngừng việc trong nội bộ ca không phải lỗi do
người lao động, tiền trả cho sản phẩm hỏng trong định mức.
- Tổng quỹ lương tháng (quý, năm): là tiền lương trả cho người lao động trực tiếp
sản xuất của doanh nghiệp trong tháng (quý, năm), bao gồm tiền lương ngày và
các khoản phụ cấp khác trong tháng như tiền trả cho người lao động: trong thời


gian nghỉ phép năm, hay trong trường hợp ngừng việc cả ngày không phải lỗi do
người lao động, tiền trả các khoản phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ,. . .
1.3.3.2. Chỉ tiêu tiền lương bình quân

Tiền lương bình quân là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh thu nhập của người lao động
trong quá trình sản xuất kinh doanh, gồm các chỉ tiêu:
a.

Tiền lương bình quân giờ:

b.Tiền lương bình quân ngày:
c. Tiền lương bình quân tháng (quý, năm)
1.3.4. Phân tích tình hình sử dụng tổng quỹ lương của công nhân sản xuất
1.3.4.1. Kiểm tra tình hình sử dụng tổng quỹ lương
Để đánh giá tình hình biến động của tổng quỹ lương giữa 2 kỳ, hay đánh giá mức
độ hoàn thành kế hoạch tổng quỹ lương, có thể sử dụng 2 phương pháp sau:
a.
b.

Kiểm tra theo phương pháp giản đơn
Kiểm tra theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất

1.3.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương tăng hoặc giảm ảnh hưởng bởi hai nhân tố tiền lương bình quân
1 lao động và số lượng lao động bình quân.
1.4 Phân tích thống kê mối quan hệ giữa chỉ tiêu thu nhập của người lao động
với một số chỉ tiêu khác.
1.4.1 Mối quan hệ của Ix với I và IT
Thực chất là xem xét mối tương quan của tốc độ phát triển tổng thu nhập với tốc
độ phát triển mức thu nhập bình quân và tốc độ phát triển số lượng lao động như thế nào
được coi là hợp lý.
Mối tương quan được coi là hợp lý khi:



Ix > I > IT
Có nghĩa là tốc độ phát triển số lượng lao động phải chậm hơn tốc độ phát triển thu
nhập bình quân, tốc độ phát triển thu nhập bình quân chậm hơn tốc độ phát triển của
tổng thu nhập.
1.4.2 Mối quan hệ của Ix với Ix’ và IM
Cụ thể là xem xét mối quan hệ tương quan của tốc độ phát triển mức thu nhập vưới
tốc độ phát triển tỉ suất thu nhập và tốc độ phát triển mức tiêu thụ hàng hóa như thế nào
được có là hợp lý.
Mối quan hệ được coi là hợp lý khi:
IM > Ix > Ix’
Có nghĩa là tốc độ phát triển tỉ suất thu nhập phải châm hơn tốc độ phát triển tổng
thu nhập, tốc độ phát triển tổng thu nhập phải chậm hơn tốc độ phát triển mức tiêu thị
hàng hóa.
1.4.3 Mối quan hệ của Iw với I và Ix’
Mối quan hệ :

Iw > I > Ix’

Có nghĩa là tốc độ phát triển của năng suất lao động cao nhất sau đó đến tốc độ
phát triển mức thu nhập bình quân, và cuối cùng là tốc độ phát triển tỉ suất thu nhập.
Mối quan hệ như trên được coi là tốt đối với doanh nghiệp, chấp nhận được đối với
người lao động khi Iw tăng nhưng I và Ix’ cũng phải tăng song tăng chậm hơn Iw, người
lao động không chấp nhận khi Iw tăng nhưng I và Ix’ không thay đổi hoặc giảm xuống.
1.4.4. Mối quan hệ của:


I X (A/ B) =

XA
XB


I X (A/ B) =

hoặc

XB
XA

Trong đó:
I X (A/B)

: Chỉ số thu nhập bình quân một lao động trong nền thương mại thị trường

XA: Thu nhập bình quân một lao động ở thị trường A( hoặc dn A)
XB: Thu nhập bình quân một lao động ở thị trường B( hoặc dn B)
I X (A/B)

>1 : Mức độ hấp dẫn người lao động về thị trường A vì ở đó có mức thu

nhập bình quân cao hơn ở thị trường B
I X (A/B)

<1 : Mức độ hấp dẫn người lao động về thị trường B vì ở đó có mức thu

nhập bình quân cao hơn ở thị trường A
Các mối quan hệ trên là những đòn bẩy hữu hiệu để sử dụng lao động thương mại
trong nền kinh tế thị trường. Giải quyết các mối quan hệ đó hợp lý sẽ kích thích người
lao động làm việc, doanh nghiệp thương mại tồn tại và phát triển.

PHẦN 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT

NAM - VINAMILK
2.1. Giới thiệu công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk
Thành lập ngày 20 tháng 8 năm 1976, đến nay Vinamilk đã trở thành công ty hàng
đầu Việt Nam về chế biến và cung cấp các sản phẩm về sữa, được xếp trong Top
10 thương hiệu mạnh Việt Nam. Vinamilk không những chiếm lĩnh hơn 50 % thị
phần sữa trong nước mà còn xuất khẩu các sản phẩm của mình ra nhiều nước trên
thế giới như: Mỹ, Pháp, Canada…


Hoạt động hơn 10 năm trong cơ chế bao cấp, cũng như nhiều DN khác chỉ sản xuất
theo kế hoạch, nhưng khi bước vào kinh tế thị trường, Vinamilk đã nhanh chóng
nắm bắt cơ hội, không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa
sản phẩm để chuẩn bị cho một hành trình mới. Từ 3 nhà máy chuyên sản xuất sữa
là Thống Nhất, Trường Thọ, Dielac, Vinamilk đã không ngừng xây dựng hệ thống
phân phối tạo tiền đề cho sự phát triển. Với định hướng phát triển đúng, các nhà
máy sữa: Hà Nội, liên doanh Bình Định, Cần Thơ, Sài Gòn, Nghệ An lần lượt ra
đời, chế biến, phân phối sữa và sản phẩm từ sữa phủ kín thị trường trong nước.
Không ngừng mở rộng sản xuất, xây dựng thêm nhiều nhà máy trên khắp cả nước
(hiện nay thêm 5 nhà máy đang tiếp tục được xây dựng), Vinamilk đạt doanh thu
hơn 6.000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhà nước mỗi năm trên 500 tỉ đồng.
Cty Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa và sản phẩm từ sữa như: sữa đặc, sữa
bột cho trẻ em và người lớn, bột dinh dưỡng, sữa tươi, sữa chua uống, sữa đậu
nành, kem, phô-mai, nước ép trái cây, bánh biscuits, nước tinh khiết, cà phê, trà…
Sản phẩm đều phải đạt chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế. Vinamilk cũng đã thiết
lập được hệ thống phân phối sâu và rộng, xem đó là xương sống cho chiến lược
kinh doanh dài hạn.
Hiện nay, Cty có trên 180 nhà phân phối, hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ rộng khắp
toàn quốc. Giá cả cạnh tranh cũng là thế mạnh của Vinamilk bởi các sản phẩm
cùng loại trên thị trường đều có giá cao hơn của Vinamilk. Vì thế, trong bối cảnh
có trên 40 DN đang hoạt động, hàng trăm nhãn hiệu sữa các loại, trong đó có nhiều

tập đoàn đa quốc gia, cạnh tranh quyết liệt, Vinamilk vẫn đứng vững và khẳng
định vị trí dẫn đầu trên thị trường sữa Việt Nam.
Trong kế hoạch phát triển, Vinamilk đã đặt mục tiêu phát triển vùng nguyên liệu
sữa tươi thay thế dần nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng cách hỗ trợ nông dân,
bao tiêu sản phẩm, không ngừng phát triển đại lý thu mua sữa. Nếu năm 2001, Cty
có 70 đại lý trung chuyển sữa tươi thì đến nay đã có 82 đại lý trên cả nước, với
lượng sữa thu mua khoảng 230 tấn/ngày. Các đại lý trung chuyển này được tổ chức
có hệ thống, rộng khắp và phân bố hợp lý giúp nông dân giao sữa một cách thuận
tiện, trong thời gian nhanh nhất. Cty Vinamilk cũng đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng
60 bồn sữa và xưởng sơ chế có thiết bị bảo quản sữa tươi. Lực lượng cán bộ kỹ
thuật của Vinamilk thường xuyên đến các nông trại, hộ gia đình kiểm tra, tư vấn
hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa cho năng suất và chất lượng cao. Số tiền thưởng và


giúp đỡ những hộ gia đình nghèo nuôi bò sữa lên đến hàng tỷ đồng. Nhờ các biện
pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi hợp lý, Vinamilk đã giải quyết việc
làm cho hàng vạn lao động nông thôn, giúp nông dân gắn bó với Cty và với nghề
nuôi bò sữa, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao đời sống; nâng
tổng số đàn bò sữa từ 31.000 con lên 105.000 con. Cam kết Chất lượng quốc tế,
chất lượng Vinamilk đã khẳng định mục tiêu chinh phục mọi người không phân
biệt biên giới quốc gia của thương hiệu Vinamilk. Chủ động hội nhập, Vinamilk đã
chuẩn bị sẵn sàng từ nhân lực đến cơ sở vật chất, khả năng kinh doanh để bước vào
thị trường các nước WTO một cách vững vàng với một dấu ấn mang Thương hiệu
Việt Nam.
2.2. Phân tích tổng hợp thu nhập và tình hình sử dụng lao động:
Qua quá trình thu thập số liệu, nhóm có bảng:
BẢNG : Tài liệu thống kê của doanh nghiệp
Chỉ tiêu

Năm 2010


Năm 2015

1. Tổng doanh thu (triệu
đồng)

16081000

37913000

2.Số nhân viên bình quân
trong kỳ ( người)

4685

7000

3. Tổng thu nhập của
người lao động( triệu
đồng)

21082.5

45500


Ta tiến hành phân tích:
Dựa bảng số liệu thu thập được nhóm tính toán và đưa ra được kết quả sau:

Chỉ tiêu

1. Tổng doanh thu
2. Số nhân viên bình
quân trong kỳ
3. Tổng thu nhập của
người lao động
4. Thu nhập bình
quân trong kỳ của
người lao động
5. NSLĐ bình quân
6. Tỷ suất thu nhập


Đơn vị và ký Kỳ Gốc
hiệu
(năm 2010)

Kỳ báo cáo
( năm 2015)

Chỉ số - I ( %)

ΣM ( Tr.đ)

16081000

37913000

235.76

ΣT (người)


4685

7000

149.413

ΣX

21082.5

45500

215.82

6.5

144.44

5416.1423

157.79

0.12

91.54

(Tr.đ/người) 4.5
= ΣM / ΣT
( Tr.đ/người) 3432.44

X'=ΣX / ΣM
(%)
0.1311

Nhận xét chung:

Từ kết quả trên ta thấy rằng:
 �M>�T tức là tổng doanh thu tăng nhanh hơn tổng số nhân viên bình quan

trong kỳ làm cho năng suất lao động bình quân tăng 57.79 % so với kỳ
gốc.
 �X>�T tức là tổng thu nhập của người lao động tăng nhanh hơn tổng số nhân

viên bình quân trong kỳ làm cho thu nhập bình quân của người lao động
tăng 44.44 % so với kỳ gốc.
 �M>�x tức là tổng doanh thu tăng nhanh hơn tổng thu nhập của người lao

động làm cho tỷ suất thu nhập giảm 8.46% so với kỳ gốc.


 IM > Ix > Ix’ tức là là tốc độ phát triển tỉ suất thu nhập chậm hơn tốc độ

phát triển tổng thu nhập, tốc độ phát triển tổng thu nhập phải chậm hơn tốc
độ phát triển mức tiêu thị hàng hóa.
 Iw > I�̅ > Ix’tức là tốc độ phát triển của năng suất lao động cao nhất sau đó

đến tốc độ phát triển mức thu nhập bình quân, và cuối cùng là tốc độ phát
triển tỉ suất thu nhập.
Mối quan hệ như trên được coi là tốt đối với doanh nghiệp, chấp nhận
được đối với người lao động khi năng suất tăng nhưng thu nhâp bình quân

và tỷ suất thu nhập cũng phải tăng song tăng chậm hơn năng suất lao động.
Khi đi xem xét cụ thể từng chỉ tiêu ta có:
2.2.1. Phân tích năng suất lao động bình quân chung của công ty cổ phần sữa

Vinamilk.
Với điều kiện rằng công ty được chia thành 3 khu vực sản xuất: khu vực
miền bắc, khu vực miền nam, khu vực miền trung
Có bảng thống kê sau:

Ta có HTCS:


I W = I W ' × Is
W1
W1 W01
=
×
(1)
W0
W01 W0
W1 =

37913000 ∑ M1
=
= 5416,143
7000
∑ T1

W0 =


16081000 ∑ M 0
=
= 3432, 444
4685
∑ T1

W01 =

∑ W0 T1
23844982
=
= 3406, 426
∑ T1
7000

5416,143
5416,143 3406, 426
=
×
3432, 444 3406, 426 3432, 444
. ⇔ 1, 578 = 1, 59 × 0, 9924
Hay157,8% = 159% × 99, 24%
(1) ⇔

⇔ (W1 − W0 ) = (W1 − W01 ) + (W01 − W0 )
⇔ 1983, 699 = 2009, 717 + −26, 018
⇔ (W1 − W0 ) ∑ T1 = (W1 − W01 ) ∑ T1 + (W01 − W0 ) ∑ T1
⇔ 13885893 = 14068019 − 182126

Nhận xét: Năng suất lao động bình quân chung tăng lên 57,8% hay

1983,699 triệu đồng làm tổng mức tiêu thụ hàng hóa tăng 13885893 triệu
đồng .Đó là do hai nhân tố:
-

Do bản thân năng suất lao động hàng hóa của từng chi nhánh công ty
thay đổi làm năng suất bình quân chung tăng 59% hay 2009,717 triêu
đồng làm tổng mức tiêu thụ hàng hóa tăng 14068019 triệu đồng

-

Do kết cấu số nhân viên bình quân của từng chi nhánh thay đổi làm năng
suất lao động bình quân giảm 0,76% hay giảm 26,018 triệu đồng làm
tổng mức tiêu thụ hàng hóa giảm 182126triệu đồng.

 Như vậy năng suất lao động bình quân chung tăng lên là do bản thân

năng suất lao động bình quân của từng chi nhánh tăng lên.Đây là yếu tố
tốt.


Phân tích biến động tổng doanh thu:

2.2.2.

Dùng HTCS:
I∑ M = IW × I∑T
⇔ 235, 76% = 157, 79% × 149, 413%

Số tuyệt đối:


( ∑M − ∑M ) = ( W − W ) ×∑T + ( ∑T − ∑T ) × W
1

0

1

0

1

1

0

0

⇔ 37913000 − 16081000 = (5416,143 − 3432, 4) × 7000 + ( 7000 − 4685 ) × 3432, 4
⇔ 21832000 = 13886201 + 7946006

Nhận xét:
Tổng mức doanh thu kỳ BC so với kỳ gốc tăng 35,76% hay tăng 21832000 triệu
đồng do 2 yếu tố:
Do bản thân NSLĐ kỳ BC tăng 57,79 % làm tổng doanh thu tăng 13886201
triệu đồng.
− Do tổng số lao động kỳ BC tăng 49,413% làm tổng doanh thu tăng 7946006
triệu đồng.
 Như vậy tổng mức doanh thu kỳ báo cáo tăng là do cả hai yêu tố trên đều
tăng.



2.2.3.

Về lao động
Ta có chỉ số lượng hao phí lao động để sản xuất 1 đơn vị hàng hóa:

Lượng hao phí lao động để sản xuất 1 đơn vị hàng hóa < 100% điều đó chứng tỏ
tình hình sử dụng lao động của công ty trong 5 năm qua là rất tốt, trong 5 năm
công ty đã tiết kiệm được gần 4045 nhân viên, số nhân viên mà đáng lẽ ra công ty
phải bỏ thêm chi phí thuê thêm để đạt được mức doanh thu như kỳ báo cáo.


2.2.4. Thu nhập bình quân của người lao động:

Phân tích sự biến động của thu nhập bình quân của 1 nhân viên toàn công ty dựa
vào bảng số liệu:

Các chi nhánh

Kỳ gốc ( năm 2010)

Kỳ báo cáo ( năm 2015)

Xo
6605
6022,5

Khu vực miền Bắc
Khu vực miền
Trung

Khu vực miền Nam 8460
Chung
21082,
5
 = ( triệu/người)

To
1500
1385

4,4
4,35

12600
9100

2000
1500

6,3
6,1

8800
6525

1800
4685

4,7
4,5


23800
45500

3500
7000

6,8
6,5

16450
31775

Ta sử dụng hệ thống chỉ số:

1,444 = 1,432 1,009
Hay 144,4% = 143,2 % 100,9%
Số tuyệt đối:
(= +
(6,5 – 4,5) = ( 6,5 – 4,54) + ( 4,54 – 4,5)
2 = 1,96 + 0,04 ( triệu đồng/ người)
Ảnh hưởng đến tổng thu nhập:
(x= x + x


14000 = 13720 + 280 ( triệu đồng)
Nhận xét: ta thấy thu nhập bình quân 1 nhân viên toàn công ty kỳ báo cáo so với
kỳ gốc tăng 44,4% tương ứng là 2 triệu đồng/người, làm cho tổng thu nhập của
người lao động trong công ty tăng 14000 triệu đồng, do 2 nhân tố:
Thu nhập bình quân của nhân viên các chi nhánh từng khu vực miền thay

đổi làm cho thu nhập bình quân 1 nhân viên toàn công ty tăng 43,2 %
tương ứng 1,96 triệu đồng/người làm cho tổng thu nhập của người lao
động trong công ty này tăng 13720 triệu đồng.
- Kết cấu số nhân viên từng khu vực miền thay đổi làm cho thu nhập bình
quân 1 nhân viên toàn công ty tăng 0.9% tương ứng 0,04 triệu
đồng/người, làm cho tổng thu nhập của người lao động trong công ty
tăng 280 triệu đồng.
Thu nhập bình quân 1 nhân viên toàn công ty tăng chủ yếu là do thu nhập bình
quân của nhân viên từng khu vực miền.
-



2.2.5. Tổng thu nhập người lao động:


Phân tích sự biến động của tổng thu nhập dựa vào thu nhập bình quân người
lao động và tổng số nhân viên bình quân.
IX =

∑X
∑X

I

x

1

x1


0

x0

45500
21082.5

=
=

215.82 %

6.5
4.5

∑T

X I

∑T
∑T

1

X
X

0


7000
4685

= 144.44 % X 149.413%
x

x

∑T

∑T

∑T

x

( X1 - X0 ) = ( 1 - o) X
1 + (
1 0 ) X
o
(45500 - 21082.5) = (6.5 – 4.5) X 7000 + (7000 – 4685 ) X 4.5 ( triệu)
24417.5
= 14000 + 10417.5 ( triệu)


Nhận xét: Tổng thu nhập của người lao động năm 2015 so với năm 2010 tăng
115.82 % tương ứng tăng 24417.5 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
Do thu nhập bình quân của người lao động tăng 44.44 % tương ứng tăng
2 triệu đồng làm cho tổng thu nhập tăng 14000 triệu. Tức là doanh nghiệp
đã dành 14.000 triệu để trả cho việc tăng năng suất lao động của công

nhân.
Do số nhân viên bình quân tăng 49.413 % tương ứng tăng 2315 người
làm cho tổng thu nhập tăng 10417.5 triệu đồng. Tức là doanh nghiệp đã
dành 10417.5 triệu đồng để trả cho số lao động tăng thêm.
Như vậy, tổng thu nhập người lao động tăng chủ yếu là do thu nhập bình
quân 1 lao động tăng.
Phân tích sự biến động của tổng thu nhập dựa vào tỷ suất thu nhập và tổng
doanh thu.
-




IX = IX’ X IM

∑X
∑X
45500
21082.5

1
0

=
=

215.82 %

X 1'
X o'


∑M
∑M

X

0.120
0.1311

0

37913000
16081000

X

= 91.54 % X 235.76 %




1


0

∑M

1


∑M

1

∑M


( X1 - X0 ) = ( X1 – X ) X
+ (
0) X X0
(45500 - 21082.5) = ( 0.12.% - 0.1311 %) X 37913000
+ (37913000 – 16081000) X 0.1311 % ( triệu)
24417.5
= - 4208.343 + 28621.752 ( triệu )
Nhận xét: Tổng thu nhập năm 2015 so với năm 2010 tăng 115.82 % tương
ứng tăng 24417.5 triệu đồng là do ảnh hưởng của 2 nhân tố:
- Do tỷ suất thu nhập giảm 8.46 % tương ứng giảm 0.0111 % nên làm tổng
thu nhập người lao động giảm 4208.343 triệu đồng.
- Do tổng doanh thu tăng 113.76 % tương ứng tăng 21832000 triệu đồng
làm cho tổng thu nhập người lao động tăng 28621.752 triệu.
Như vậy, tổng thu nhập người lao động năm 2015so với năm 2010 tăng chủ
yếu là do tổng doanh thu năm 2015 tăng so với 2010.


PHẦN 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Nhận xét chung


Đánh giá tình hình tài chính của công ty


Thống kê tình hình tài chính 5 năm gần nhất của Vinamilk cho thấy, tăng trưởng
doanh thu bình quân 22% và tăng trưởng lợi nhuận bình quân 16%.
Trong 10 năm (2004-2014), doanh thu của công ty tăng 8,3 lần từ 4.227 tỷ đồng
lên 34.977 tỷ đồng;vốn điều lệ cũng tăng 6,4 lần, từ 1.569 tỷ đồng lên hơn 10.000
tỷ đồng. Từ năm 2010 đến năm 2015 doanh thu tăng gần 2,4 lần. Năng suất lao
động bình quân tăng gần 1,6 lần.
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt
Nam.
Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu
“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là
một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm
2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất
lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng
trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ
năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng
công suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân
phối rộng lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để công ty đưa sản phẩm đến
số lượng lớn người tiêu dùng.
Sau 12 năm cổ phần hóa, Vinamilk đã vươn lên trở thành công ty sữa lớn nhất Việt
Nam và nắm giữ gần 50% thị phần với một danh mục sản phẩm đa dạng đáp ứng
nhu cầu khách hàng ở mọi lứa tuổi. Hiện Vinamilk nắm giữ 53% thị phần ngành
hàng sữa nước, 84% thị phần sữa chua và 80% thị phần sữa đặc. Hệ thống phân
phối của Vinamilk đã trải rộng khắp Việt Nam, với 212.000 điểm bán lẻ, 100 cửa
hàng giới thiệu sản phẩm của chính công ty và 650 siêu thị trên toàn quốc.


×